Khảo sát một số tác dụng dược lý thực nghiệm của viên xương khớp su tong (chế phẩm phối hợp thiên niên kiện, cốt toái bổ, Bạch chỉ)

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện để khảo sát một số tác dụng dược lý của viên xương

khớp Su Tong trên thực nghiệm. Qua đó đánh giá hiệu quả và tính an toàn của thuốc, tiến tới mục đích thử

nghiệm trên lâm sàng, nhằm bổ sung vào danh mục các thuốc thuộc nhóm cơ xương khớp - một chế phẩm

nguồn gốc thảo dược.

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm có so sánh, lựa chọn ngẫu nhiên, được thực hiện tại Trung

tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM, từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2012 gồm: Khảo sát độc tính cấp và độc tính bán trường diễn, khảo sát tác dụng kháng viêm cấp trên chuột bị gây viêm bằng carragenin, khảo sát tác dụng kháng viêm mạn trên chuột bị gây viêm khớp bằng Freund’s Complete Adjuvant (FCA), khảo sát tác dụng giảm đau cấp trên chuột bị gây đau xoắn bụng bằng acid acetic, khảo sát tác dụng hạ acid uric máu trên chuột bị gây tăng acid uric cấp và mạn bằng kali oxonat.

Đối tượng nghiên cứu: 400 chuột nhắt trắng đực, chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng 25 ± 2 g,

được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang.

Chỉ tiêu đánh giá: Nồng độ men ALT, AST, hàm lượng triglycerid, protein, creatinin, urea, số lượng hồng

cầu, Hb, Hct, bạch cầu, tiểu cầu, khảo sát đại thể tim, gan, thận chuột, mức độ sưng phù chân chuột, mức độ giảm viêm chân chuột, số lần xoắn bụng do đau, nồng độ acid uric máu.

Kết quả: Viên Xương khớp Su Tong khi cho chuột uống ở liều gấp 11 lần liều sử dụng trên người không có

biểu hiện độc tính cấp. Viên Xương khớp Su Tong ở liều uống 3 viên/kg thể trọng chuột thử nghiệm (gấp hai lần liều sử dụng hàng ngày trên người, tính theo hệ số quy đổi) không có biểu hiện bất thường về độc tính bán trường diễn sau thời gian uống liên tục hàng ngày trong 2 tháng. Viên Xương khớp Su Tong ở liều uống 1-2 viên/kg thể trọng chuột thử nghiệm (tương đương liều sử dụng hàng ngày trên người, tính theo hệ số quy đổi) có tác dụng kháng viêm cấp và mạn, có tác dụng giảm đau và tác dụng hạ acid uric máu.

Kết luận: Những kết quả thu được cho thấy rằng viên xương khớp Su Tong liều 1-2 viên/kg thể trọng có tác

dụng kháng viêm cấp, mạn, có tác dụng giảm đau và hạ acid uric máu, đồng thời khá an toàn khi uống liên tục 2

tháng.

pdf 9 trang dienloan 2460
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát một số tác dụng dược lý thực nghiệm của viên xương khớp su tong (chế phẩm phối hợp thiên niên kiện, cốt toái bổ, Bạch chỉ)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát một số tác dụng dược lý thực nghiệm của viên xương khớp su tong (chế phẩm phối hợp thiên niên kiện, cốt toái bổ, Bạch chỉ)

Khảo sát một số tác dụng dược lý thực nghiệm của viên xương khớp su tong (chế phẩm phối hợp thiên niên kiện, cốt toái bổ, Bạch chỉ)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 136
KHẢO SÁT MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ THỰC NGHIỆM 
CỦA VIÊN XƯƠNG KHỚP SU TONG (CHẾ PHẨM PHỐI HỢP 
THIÊN NIÊN KIỆN, CỐT TOÁI BỔ, BẠCH CHỈ) 
Nguyễn Thị Thu Hương*, Trần Mỹ Tiên*, Nguyễn Lê Việt Hùng** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện để khảo sát một số tác dụng dược lý của viên xương 
khớp Su Tong trên thực nghiệm. Qua đó đánh giá hiệu quả và tính an toàn của thuốc, tiến tới mục đích thử 
nghiệm trên lâm sàng, nhằm bổ sung vào danh mục các thuốc thuộc nhóm cơ xương khớp - một chế phẩm 
nguồn gốc thảo dược. 
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm có so sánh, lựa chọn ngẫu nhiên, được thực hiện tại Trung 
tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM, từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2012 gồm: Khảo sát độc tính cấp và độc tính bán 
trường diễn, khảo sát tác dụng kháng viêm cấp trên chuột bị gây viêm bằng carragenin, khảo sát tác dụng kháng 
viêm mạn trên chuột bị gây viêm khớp bằng Freund’s Complete Adjuvant (FCA), khảo sát tác dụng giảm đau cấp 
trên chuột bị gây đau xoắn bụng bằng acid acetic, khảo sát tác dụng hạ acid uric máu trên chuột bị gây tăng acid 
uric cấp và mạn bằng kali oxonat. 
Đối tượng nghiên cứu: 400 chuột nhắt trắng đực, chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng 25 ± 2 g, 
được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang. 
Chỉ tiêu đánh giá: Nồng độ men ALT, AST, hàm lượng triglycerid, protein, creatinin, urea, số lượng hồng 
cầu, Hb, Hct, bạch cầu, tiểu cầu, khảo sát đại thể tim, gan, thận chuột, mức độ sưng phù chân chuột, mức độ giảm 
viêm chân chuột, số lần xoắn bụng do đau, nồng độ acid uric máu. 
Kết quả: Viên Xương khớp Su Tong khi cho chuột uống ở liều gấp 11 lần liều sử dụng trên người không có 
biểu hiện độc tính cấp. Viên Xương khớp Su Tong ở liều uống 3 viên/kg thể trọng chuột thử nghiệm (gấp hai lần 
liều sử dụng hàng ngày trên người, tính theo hệ số quy đổi) không có biểu hiện bất thường về độc tính bán trường 
diễn sau thời gian uống liên tục hàng ngày trong 2 tháng. Viên Xương khớp Su Tong ở liều uống 1-2 viên/kg thể 
trọng chuột thử nghiệm (tương đương liều sử dụng hàng ngày trên người, tính theo hệ số quy đổi) có tác dụng 
kháng viêm cấp và mạn, có tác dụng giảm đau và tác dụng hạ acid uric máu. 
Kết luận: Những kết quả thu được cho thấy rằng viên xương khớp Su Tong liều 1-2 viên/kg thể trọng có tác 
dụng kháng viêm cấp, mạn, có tác dụng giảm đau và hạ acid uric máu, đồng thời khá an toàn khi uống liên tục 2 
tháng. 
Từ khóa: Độc tính cấp và bán trường diễn, tác dụng kháng viêm-giảm đau, tác dụng hạ acid uric máu, viên 
xương khớp Su Tong. 
* Trung Tâm Sâm và Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh-Viện Dược liệu 
** Khoa Y học Cổ Truyền – Đại học Y Dược Tp. HCM 
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương ĐT: 38292646 Email: huongsam@hotmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 137
ABSTRACT 
SOME EXPERIMENTAL PHARMACOLOGICAL EFFECTS OF ANTI-OSTEOARTHRITIS CAPSULES 
SU TONG COMBINED FROM HOMALOMENA, DRYNARIA FORTUNEI, ANGELICA DAHURICA 
Nguyen Thi Thu Huong, Tran My Tien, Nguyen Le Viet Hung 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 136 - 144 
Aims: An in vitro study was carried out on some pharmacological effects of Su Tong capsules, an anti-
osteoarthritis herbal drug product, including its safety and efficacy in order to obtain a pre-clinical profile for 
further clinical study and introduce a new herbal preparation to the medicinal list for musculoskeletal treatment. 
Study design and setting: A random comparative experimental study had been performed at The Research 
Center of Ginseng and Medicinal Materials, Ho Chi Minh City, from Aug. 2011 to May 2012 including acute 
and subchronic oral toxicity tests, Carrageenan-induced acute inflammation, Freund's Complete Adjuvant 
(FCA)-induced chronic arthritis on mice paws, acetic acid-induced acute abdominal writhing pain on mice, 
potassium oxonate-induced acute and chronic hyperuricemic model in mice. 
Subjects: Swiss albino male mice, 5 to 6-week old, 25 ± 2 g body weight, provided by Institute of Vaccine and 
Medical Biologicals, Nha Trang city. 
Observed parameters: Complete blood count (RBC, WBC, platelets, hematocrit, hemoglobin), blood 
biochemical tests (liver transaminase AST/ALT, triglyceride, protein, creatinine, blood urea nitrogen) and macro-
pathological images of mice heart, liver, kidney, inflammatory levels of mice’s paw, number of abdominal writhing 
pain and uremia level. 
Results: Su Tong capsule did not show any signs of acute toxicity in mice at doses of 11-time higher than the 
human doses. At oral doses of 3 capsules/kg mouse body weight (double high than human daily dose, in 
conversion coefficient) none of any abnormal changes happened in subchronic oral toxicity tests. At doses of 1-2 
capsules/kg mouse body weight, the product had shown an anti-inflammatory and analgesic effect. Su Tong 
capsules decreased the experimental acute hyper uremia levels significantly in comparison with control groups. In 
potassium oxonate-induced chronic hyperuremic model, the hypouremic effects of Su Tong capsules after 7 to 14 
days treatment were more effective than those of acute hyperuremic model. 
Conclusion: A Su Tong capsule is safe after 2-month administration at daily oral dose of 1-2 capsules/kg 
mice body weight. Su Tong capsule might be useful in combination with treatment of hyperuremia and alleviating 
inflammation and pain in musculoskeletal diseases. 
Keywords: Acute oral toxicity, subchronic oral toxicity, anti-inflammatory effects, analgesic effects, 
hypouremic effects, Su Tong capsules. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các bệnh lý xương khớp là một bệnh lý 
thường gặp, chiếm tỷ lệ cao nhất cả ở các nước 
phát triển và đang phát triển, tuy ít gây tử 
vong song nó để lại di chứng nặng nề cho 
người bệnh, gây đau đớn kéo dài và tàn phế 
cho bệnh nhân, nhất là đối với người trung 
niên và cao tuổi. Nhóm bệnh lý này gắn liền 
với nghỉ việc, giảm năng suất lao động và hạn 
chế hoạt động hàng ngày. Tại Việt Nam, có 
đến 30% người trên tuổi 35 bị thoái hóa khớp. 
Tỷ lệ này là 60% người trên tuổi 65 và 85% 
người trên tuổi 80. Các bệnh khớp không chỉ 
gây ra gánh nặng về kinh tế - tinh thần cho 
bản thân người bệnh, mà cho cả gia đình, xã 
hội. Điều trị bệnh lý xương khớp dài ngày 
thường gây ra một số biến chứng như viêm 
loét dạ dày tá tràng, suy gan, thậnViên 
xương khớp Su Tong là một thực phẩm chức 
năng với thành phần hoàn toàn từ thảo dược 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 138
gồm Thiên niên kiện (40%), Cốt toái bổ (30%), 
Bạch chỉ (30%) được bào chế dạng viên nang, 
được Bộ Y tế cho lưu hành một vài năm gần 
đây. Sản phẩm qua thời gian sử dụng cho thấy 
có tác dụng tăng cường sức khỏe, mạnh gân 
xương, giảm acid uric máu, kháng viêm, giảm 
đau hỗ trợ trong điều trị các trường hợp 
phong thấp, đau nhức xương khớp, người bị 
bệnh gout, tê mỏi chân tay, trường hợp viêm 
khớp, viêm khớp dạng thấp. 
Để có cơ sở nghiên cứu trên lâm sàng đánh 
giá tác dụng của thuốc, trong khuôn khổ nghiên 
cứu ban đầu này, chúng tôi khảo sát hiệu quả 
kháng viêm, giảm đau, hạ acid uric của viên 
xương khớp Su Tong trên chuột nhắt trắng bị 
gây viêm, đau, tăng acid uric, đồng thời khảo 
sát độc tính cấp và độc tính bán trường diễn 
của thuốc. 
PHƯƠNG TIỆN -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
Phương tiện nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu 
Viên xương khớp Su Tong được cung cấp 
bởi Công ty TNHH Giai Cảnh, đóng gói hộp 30 
viên nang, cùng lô sản xuất: 67/2011, ngày sản 
xuất 31/10/2011 và hạn dùng 31/10/2014. Thành 
phần chính trong mỗi viên: 500 mg cao khô gồm 
Thiên niên kiện (40%), Cốt toái bổ (30%) và Bạch 
chỉ (30%). Viên nang được tháo bỏ vỏ nang, cân 
trọng lượng bột viên của 10 viên và xác định 
khối lượng trung bình của 01 viên là 500 mg. 
Động vật thử nghiệm 
Chuột nhắt trắng đực (chủng Swiss albino, 5-6 
tuần tuổi, trọng lượng trung bình 25 g ± 2 g) 
được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y 
tế Nha Trang, nuôi trong điều kiện ổn định về 
chế độ dinh dưỡng. 
Hóa chất 
Carragenin, Freund’s Complete Adjuvant và 
kali oxonat (Sigma-Aldrich, USA), acid acetic 
(Merck, Germany), các bộ kit định lượng sinh 
hóa (Human Co., Germany). 
Thuốc đối chiếu 
Celebrex® (viên nang chứa celexcocib 200 
mg, Pfizer), aspirin pH8 (viên bao phim, chứa 
acid acetylsalicylic 500 mg, Mekophar), 
allopurinol (viên nén chứa allopurinol 300 mg, 
Domesco). 
Thiết bị 
Thiết bị đo thể tích chân chuột 
(Plethysmometer của UgoBasile, Italy), máy 
phân tích sinh hóa bán tự động Screen Master 
3000 và một số dụng cụ thí nghiệm. 
Phương pháp 
Chọn liều thử nghiệm (7) 
Dựa vào liều dự kiến sử dụng trên người 
uống 3 lần/ngày, 2 viên/lần, tổng cộng 6 viên 
cho 50 kg thể trọng/ngày. Quy đổi trên chuột 
nhắt trắng là 705,6 mg/kg. Chọn liều 500 
mg/kg (tương đương với 1 viên/kg: liều thử 1); 
1000 mg/kg (tương đương với 2 viên/kg: liều 
thử 2) và liều 1500 mg/kg (tương đương với 3 
viên/kg: liều thử 3). 
Thử nghiệm độc tính cấp.(2,7) 
Chuột nhắt chia thành các lô tương tự, 
những chuột ở cùng một lô sẽ nhận cùng một 
liều chất khảo sát. Sự đánh giá dựa vào phản 
ứng toàn ứng hay bất ứng (sống hay chết) 
nhận thấy ở mỗi chuột trong nhóm sau 72 giờ. 
Chuột được tiếp tục theo dõi sau 14 ngày uống 
để ghi nhận những triệu chứng bất thường 
(nếu có). Xác định liều thấp nhất có tác dụng 
mà không làm chết chuột và liều làm chết 
100% chuột. Tính LD50 theo công thức Karber - 
Behrens. Trường hợp tất cả các liều thử đều 
không có con vật nào chết, thì liều lớn nhất đã 
thử được ký hiệu là Dmax. 
Thử nghiệm độc tính bán trường diễn (1,7) 
Chia ngẫu nhiên chuột nhắt trắng thành 2 lô, 
mỗi lô 12 con: 
- Lô bình thường: Uống nước cất, thể tích 0,1 
ml/10g thể trọng. 
- Lô thử: Uống viên xương khớp Su Tong, 
thể tích 0,1 ml/10g thể trọng ở liều 3 viên/kg. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 139
Thời gian dùng thuốc: 60 ngày liên tục. 
Các chỉ tiêu theo dõi: Thể trọng (g), số lượng 
hồng cầu (triệu/mm3), số lượng bạch cầu 
(ngàn/mm3), hemoglobin (g/L), hematocrit (%), 
AST (U/L), ALT (U/L), ure, creatinin (mg/dL), 
triglycerid, protein, giải phẫu đại thể tim, gan, 
thận. 
Phương pháp thử nghiệm tác dụng kháng viêm 
cấp bằng carragenin gây phù (6, 7, 8) 
Chia ngẫu nhiên chuột nhắt thử nghiệm làm 
3 lô, mỗi lô 15 con chuột. 
Chuột nhắt được cho uống nước cất (lô 
chứng) hoặc thuốc thử nghiệm (lô thử, lô thuốc 
đối chiếu) 30 phút trước khi tiêm carragenin 1% 
(50 l) vào gang bàn chân phải của chuột. Chân 
trái không tiêm được sử dụng làm lô đối chứng. 
Thuốc thử nghiệm (viên xương khớp Su Tong, 
liều uống: 1 - 2 viên/kg thể trọng chuột) được 
tiếp tục cho uống mỗi ngày liên tục trong 3 ngày 
sau khi tiêm carragenin và 1 giờ trước khi đo thể 
tích chân chuột. Celebrex® (viên nang chứa 
celexcocib 200 mg, Pfizer) liều uống 25 mg/kg 
được sử dụng làm thuốc đối chiếu. 
Đánh giá mức độ viêm bằng cách đo thể tích 
chân chuột bằng thiết bị đo thể tích chân chuột 
vào các thời điểm sau tiêm carragenin 3 giờ, 24 
giờ, 48 giờ và 72 giờ. Tiến hành đo 2 lần và lấy trị 
số trung bình. Độ sưng phù chân chuột biểu thị 
mức độ viêm, được tính theo công thức: 
Mức độ giảm viêm chân chuột ở các lô thử nghiệm so với lô chứng được tính theo công thức: 
% ức chế = [(X – Y)/X] x 100 
X: Mức độ viêm chân chuột lô chứng, 
Y: Mức độ viêm chân chuột lô đối chiếu hay lô thử nghiệm. 
Phương pháp thử nghiệm tác dụng kháng viêm 
mạn bằng Freund’s Complete Adjuvant (FCA) 
gây viêm khớp (3) 
Chia ngẫu nhiên chuột nhắt thử nghiệm làm 
3 lô, mỗi lô 12 con chuột. 
Tiêm dưới da vào vị trí quanh khớp bàn 
chân phải 50 l FCA. Ngày 8, tiêm dưới da 
gang bàn chân phải nhắc lại (lần II) 50 l FCA. 
Chân trái không tiêm được dùng làm lô đối 
chứng. 
Tất cả các lô chuột thử (viên xương khớp 
Su Tong, liều uống: 1-2 viên/kg thể trọng 
chuột) hoặc thuốc đối chiếu (điều trị) và 
chứng (không điều trị) được bắt đầu cho uống 
vào ngày thứ 1 và điều trị liên tiếp hàng ngày 
cho đến ngày thứ 24. Celebrex® (viên nang 
chứa celexcocib 200 mg, Pfizer) liều uống 25 
mg/kg làm thuốc đối chiếu. Để đánh giá mức 
độ viêm, đo thể tích chân chuột bằng thiết bị 
đo thể tích chân chuột vào các thời điểm: ngày 
2, 4, 9, 14 và 24 sau tiêm FCA (lần 1). Tính toán 
kết quả tương tự như trên. 
Phương pháp thử nghiệm tác dụng giảm đau 
cấp bằng acid acetic gây đau xoắn bụng(4,7). 
Chia ngẫu nhiên chuột nhắt thử nghiệm làm 
3 lô, mỗi lô 10 con chuột. 
Chuột nhắt được cho uống nước cất (lô 
chứng) hoặc viên xương khớp Su Tong (liều 
uống: 1-2 viên/kg thể trọng chuột) hàng ngày 
trong 7 ngày và 60 phút trước khi tiêm phúc mô 
acid acetic 0,6% vào ngày 7. Sau 10 phút, ghi 
nhận số lần xoắn bụng do đau của súc vật thử 
trong từng thời gian 5 phút và kéo dài trong 30 
phút gồm 6 giai đoạn: 0-5 phút, 6-10 phút, 11-15 
phút, 16-20 phút, 21-25 phút, 26-30 phút. Thuốc 
đối chiếu Aspirin pH8 (viên bao phim, chứa acid 
acetylsalicylic 500 mg, Mekophar) được uống 
liều duy nhất 200 mg/kg, 60 phút trước khi tiêm 
phúc mô acid acetic. 
Phương pháp thử nghiệm tác dụng hạ acid 
% V = x 100 
Số đo thể tích chân trái 
Số đo thể tích chân phải – số đo thể tích chân trái 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 140
uric máu bằng kali oxonat gây tăng acid 
uric cấp.(5) 
Chia ngẫu nhiên chuột nhắt thử nghiệm làm 
4 lô, mỗi lô 12 con chuột. 
- Lô bình thường (chứng sinh lý): Uống nước 
cất 4 ngày. Ngày 5 tiêm phúc mô NaCl 0, 9%, 
uống nước cất. 
- Lô chứng bệnh lý: Uống nước cất 4 ngày. 
Ngày 5 tiêm phúc mô kali oxonat 300 mg/kg, 1 
giờ sau uống nước cất. 
- Lô thử: Uống viên xương khớp Su Tong 
(liều uống: 1-2 viên/kg thể trọng chuột) hàng 
ngày liên tiếp trong 4 ngày. Ngày 5 tiêm phúc 
mô kali oxonat 300 mg/kg, 1 giờ sau uống viên 
xương khớp Su Tong. 
- Lô đối chiếu: Uống nước cất 4 ngày. Ngày 5 
tiêm phúc mô kali oxonat 300 mg/kg, 1 giờ sau 
uống Allopurinol (viên nén chứa allopurinol 300 
mg, Domesco) liều 10 mg/kg. 
Vào ngày thứ 5, 2 giờ sau khi tiêm kali 
oxonat tiến hành lấy máu đuôi chuột để định 
lượng hàm lượng acid uric trong huyết tương. 
Acid uric được định lượng theo kit định lượng 
acid uric (Acid Uric Liquidcolor kit, Human Co.) 
thực hiện trên máy phân tích sinh hóa bán tự 
động Screen Master 3000. 
Phương pháp thử nghiệm tác dụng hạ acid 
uric máu bằng kali oxonat gây tăng acid 
uric mạn(5). 
Chia ngẫu nhiên chuột nhắt thử nghiệm làm 
4 lô, mỗi lô 12 con chuột. 
- Lô bình thường (chứng sinh lý): Uống nước 
cất trong 7 - 14 ngày. 
- Lô chứng bệnh lý: Tiêm phúc mô kali 
oxonat cách ngày, bắt đầu từ liều 3 ... tudent-Newman-Keuls test 
(phần mềm Jandel Scientific SigmaStat-98). Kết 
quả thử nghiệm đạt ý nghĩa thống kê với độ tin 
cậy 95% khi P < 0,05 so với lô chứng tương ứng. 
KẾT QUẢ-BÀN LUẬN 
Kết quả khảo sát độc tính cấp 
Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, liều tối đa 
có thể cho uống viên xương khớp Su Tong trên 
chuột nhắt trắng là 33g bột viên/kg thể trọng 
chuột (tương đương với 66 viên/kg thể trọng 
chuột) có phân suất tử vong là 0% và không thể 
xác định được LD50. Sau 14 ngày tiếp tục theo dõi 
không ghi nhận các triệu chứng bất thường. Cho 
thấy viên xương khớp Su Tong khi cho chuột 
uống ở liều gấp 11 lần liều sử dụng trên người 
không có biểu hiện độc tính cấp. Từ liều Dmax = 
66 viên/kg thể trọng chuột chúng tôi chọn liều 1 
viên/kg; 2 viên/kg và 3 viên/kg thể trọng chuột 
để tiến hành khảo sát độc tính bán trường diễn 
và một số tác dụng dược lý. 
Kết quả khảo sát độc tính bán trường diễn 
Sau 2 tháng thử nghiệm, thể trọng, số lượng 
hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, men 
gan AST, ALT, triglycerid, protein, ure, creatinin 
không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê giữa 
lô uống viên Xương khớp Su Tong với lô chứng 
uống nước cất (p > 0,05). Riêng chỉ số hematocrit 
sau 2 tháng tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô 
chứng (Bảng 1). Giải phẫu đại thể tim, gan, thận 
ở các lô đều bình thường. Như vậy, viên xương 
khớp Su Tong ở liều uống 3 viên/kg thể trọng 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 141
chuột (khoảng 12 viên/người 50 kg/ngày) sau 2 
tháng không có biểu hiện bất thường, thể hiện 
tính an toàn khi sử dụng dài ngày. 
Bảng 1: Kết quả khảo sát độc tính bán trường diễn của viên xương khớp Su Tong. 
Chỉ tiêu khảo sát Trước thử nghiệm Sau 1 tháng Sau 2 tháng 
Hồng cầu 
(triệu tế bào/µl) 
Chứng 5,10 ± 0,19 5,61 ± 0,32 7,65 ± 0,40 a 
Viên Kim sư 5,17 ± 0,14 5,08 ± 0,20 8,46 ± 0,20 a 
Hemoglobin 
(g/dl) 
Chứng 7,88 ± 0,78 11,02 ± 0,59 a 13,08 ± 0,49 a 
Viên Kim sư 7,40 ± 0,10 11,65 ± 0,36 a 13,05 ± 0,22 a 
Hematocrit 
(%) 
Chứng 27,90 ± 0,76 30,0 ± 1,24 36,20 ± 1,97 a 
Viên Kim sư 28,65 ± 0,67 29,05 ± 1,20 42,45 ± 0,58 ab 
Tiểu cầu 
(103 tế bào/µl) 
Chứng 533,90 ± 41,42 556,50 ± 37,99 557,20 ± 36,60 
Viên Kim sư 535,0 ± 30,67 563,0 ± 40,99 554,0 ± 20,93 
Bạch cầu 
(tế bào/µl) 
Chứng 5050 ± 456,1 5850 ± 563,0 5500 ± 372,7 
Viên Kim sư 5500 ± 258,2 6250 ± 416,7 5900 ± 446,0 
GOT 
(IU/l) 
Chứng 48,6 ± 5,2 44,9 ± 2,2 40,8 ± 3,1 
Viên Kim sư 45,1 ± 0,9 50,6 ± 5,0 50,7 ± 3,4 
GPT 
(IU/l) 
Chứng 45,9 ± 3,4 46,8 ± 3,5 41,9 ± 3,0 
Viên Kim sư 45,8 ± 1,6 46,6 ± 4,9 48,2 ± 3,2 
Protein toàn phần (g/l)
Chứng 4,94 ± 0,14 5,26 ± 0,13 5,35 ± 0,23 
Viên Kim sư 4,55 ± 0,16 5,31 ± 0,23 a 5,66 ± 0,09 a 
Triglycerid (mg/dl) 
Chứng 113,8 ± 10,3 115,3 ± 8,2 119,5 ± 7,2 
Viên Kim sư 106,9 ± 17,5 126,7 ± 9,6 129,5 ± 8,8 
Creatinin 
(mg/dl) 
Chứng 0,50 ± 0,03 0,67 ± 0,05 a 0,52 ± 0,02 
Viên Kim sư 0,50 ± 0,04 0,72 ± 0,04 a 0,59 ± 0,06 
Urea 
(mg/dl) 
Chứng 52,46 ± 3,32 62,60 ± 4,63 a 52,95 ± 3,47 
Viên Kim sư 51,34 ± 1,47 63,01 ± 5,05 a 53,27 ± 2,28 
Thể trọng 
(g) 
Chứng 22,90 ± 0,31 33,50 ± 1,0 a 34,60 ± 1,14 a 
Viên Kim sư 23,60 ± 0,25 33,93 ± 0,70 a 34,71 ± 0,98 a 
a: P < 0,05 so với trước thử nghiệm; b: P < 0,05 so với lô chứng. 
Kết quả khảo sát tác dụng kháng viêm cấp của viên xương khớp Su Tong 
Bảng 2: Mức độ viêm chân chuột ở các lô thử nghiệm trong thực nghiệm carragenin. 
Lô TN 
N = 15 
Mức độ viêm chân chuột (%) 
Sau 3 giờ Sau 24 giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ 
Chứng 96,26 ± 5,43 79,27 ± 5,46 47,26 ± 3,09 36,64 ± 3,30 
Viên Su Tong 
1 viên/kg 70,92 ± 3,13* 55,97 ± 3,67* 34,38 ± 2,32* 21,11 ± 2,10* 
2 viên/kg 66,35 ± 1,78* 40,54 ± 1,69* 29,83 ± 2,0* 17,60 ± 1,82* 
Celebrex 25 mg/kg 71,67 ± 2,33* 41,82 ± 2,32* 29,47 ± 2,08* 22,36 ± 2,01* 
* P < 0,05 so với lô chứng 
Carragenin (viscarin) là chất 
sulfopolygalactocid, chiết xuất từ Chondrus 
crispus, có tác dụng gây viêm cấp. Mức độ viêm 
tối đa ở trong khoảng thời gian 3 - 4 giờ. Kết quả 
thực nghiệm cho thấy sau 3 giờ độ phù chân 
chuột tăng đạt 96,3 % và giảm dần sau 24 giờ, 48 
giờ và 72 giờ sau khi tiêm. 
Bảng 3: Mức độ giảm viêm chân chuột ở các lô thử 
nghiệm so với lô chứng trong thực nghiệm 
carragenin. 
Lô TN 
N = 15 
Mức độ giảm viêm chân chuột (%) 
Sau 3 
giờ 
Sau 24 
giờ 
Sau 48 
giờ 
Sau 72 
giờ 
Viên Su 
Tong 
1 viên/kg 26,32 29,39 27,26 42,38 
2 viên/kg 31,07 48,86 36,88 51,96 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 142
Celebrex 25 mg/kg 25,54 47,24 37,63 38,97 
Sau 3 giờ gây viêm bằng carragenin, viên 
Xương khớp Su Tong ở cả hai liều uống 1 viên 
và 2 viên/kg thể trọng chuột đều thể hiện tác 
dụng kháng viêm cấp đạt ý nghĩa thống kê so 
với lô chứng uống nước cất. Sau 24 giờ, 48 giờ và 
72 giờ gây viêm bằng carragenin, viên xương 
khớp Su Tong ở cả hai liều uống 1 viên và 2 
viên/kg thể trọng chuột vẫn duy trì tác dụng 
kháng viêm đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng 
(Bảng 2). 
Mức độ giảm viêm ở lô uống viên Xương 
khớp Su Tong là 26,32 % (liều 1 viên) và 31,07 % 
(liều 2 viên). Tác dụng của lô uống viên Xương 
khớp Su Tong liều 1 viên/kg tương đương với 
thuốc đối chiếu Celebrex (25 mg/kg) với mức độ 
giảm viêm là 25,54 %. Mức độ giảm viêm ở lô 
uống viên xương khớp Su Tong ở liều uống 2 
viên/kg thể trọng chuột ở thời điểm 24 giờ và 48 
giờ tương đương với thuốc đối chiếu Celebrex 
(25 mg/kg). Mức độ giảm viêm ở lô uống viên 
xương khớp Su Tong ở cả hai liều uống 1 viên và 
2 viên/kg thể trọng chuột ở thời điểm 72 giờ 
mạnh hơn thuốc đối chiếu Celebrex (Bảng 3). 
Kết quả khảo sát tác dụng kháng viêm mạn 
của viên xương khớp Su Tong 
Dung dịch bổ thể Freund (Freund's complete 
adjuvant, FCA) thường được sử dụng để gây 
viêm khớp thực nghiệm mạn trên chuột với 
những biểu hiện lâm sàng và mô học tương tự 
như bệnh viêm khớp ở người. Kết quả thực 
nghiệm cho thấy sau 2 ngày tiêm FCA mức độ 
viêm chân chuột tăng đạt 98,2 % và giảm dần 
sau 4 ngày (81,1 %). Vào ngày 9 (24 giờ sau khi 
tiêm FCA nhắc lại lần 2), độ viêm chân chuột 
tăng tối đa đạt 166,2 % và vẫn duy trì mức độ 
viêm > 100 % ở thời điểm đo vào ngày 14 (127,94 
%) và ngày 24 (120,75 %). 
Kết quả thực nghiệm cho thấy sau 2 ngày 
tiêm FCA và cho uống viên xương khớp Su Tong 
ở liều uống 1-2 viên/kg thể trọng chuột đều làm 
giảm độ viêm chân chuột, thể hiện tác dụng 
kháng viêm cấp tương tự như trong thực 
nghiệm carragenin. Sau khi tiêm FCA nhắc lại 
lần 2 và ở thời điểm khảo sát vào ngày 9 (với độ 
viêm chân chuột tối đa) các lô uống viên xương 
khớp Su Tong liều 2 viên/kg thể trọng và lô uống 
thuốc đối chiếu Celebrex (liều 25 mg/kg thể 
trọng chuột) thể hiện tác dụng kháng viêm đạt ý 
nghĩa thống kê so với lô chứng uống nước cất. 
Sau 14 ngày và 24 ngày gây viêm mạn bằng 
FCA, viên xương khớp Su Tong ở liều uống 2 
viên/kg thể trọng chuột vẫn duy trì tác dụng 
kháng viêm đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng 
ở các thời điểm đo. Mức độ giảm viêm ở lô uống 
viên xương khớp Su Tong ở liều uống 2 viên/kg 
thể trọng chuột ở các thời điểm đo yếu hơn so 
với thuốc đối chiếu Celebrex (Bảng 4). 
Viên Xương khớp Su Tong ở liều uống 1 
viên/kg thể trọng chuột chưa thể hiện tác dụng 
kháng viêm đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng 
ở các thời điểm đo vào các ngày 4, ngày 9 và 
ngày 14 sau khi tiêm FCA. Tuy nhiên, viên 
xương khớp Su Tong ở liều uống 1 viên/kg thể 
trọng chuột thể hiện tác dụng kháng viêm mạn 
đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng ở thời điểm 
đo vào ngày 24 sau khi tiêm FCA. 
Quan sát đại thể chân chuột bị tiêm FCA và 
uống nước cất cho thấy có những biểu hiện lâm 
sàng tương tự như bệnh viêm khớp ở người 
như: sự sưng phù, bị ửng đỏ quanh vùng khớp 
cổ chân lan rộng xuống gang bàn chân. Các lô 
uống viên xương khớp Su Tong và lô uống thuốc 
đối chiếu Celebrex đều có sự sưng phù và ửng 
đỏ chỉ khu trú ở vùng gang bàn chân (vị trí tiêm 
FCA lần 2). 
Bảng 4: Mức độ giảm viêm chân chuột ở các lô thử 
nghiệm so với lô chứng trong thực nghiệm gây viêm 
khớp bằng FCA. 
Lô TN 
N = 12 
Mức độ giảm viêm chân chuột (%) 
Ngày 2 Ngày 4 Ngày 9 Ngày 14 Ngày 24 
Viên 
Su 
Tong 
1 viên/kg 22,16 9,19 8,64 4,24 23,22 
2 viên/kg 23,09 10,79 16,93 17,39 28,17 
Celebrex 25 46,81 19,29 27,92 17,75 34,19 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 143
mg/kg 
Kết quả khảo sát tác dụng giảm đau của 
viên xương khớp Su Tong 
Tác dụng giảm đau của Viên SU TONG
0
10
20
30
40
50
60
T
ổn
g 
số
 lầ
n 
xo
ắn
 b
ụ
n
g 
tr
on
g 
30
 p
h
ú
t
Lô chứng
Viên SU TONG
Aspirin
Biểu đồ 1: Tổng số lần xoắn bụng được ghi nhận 
trong 30 phút của các lô thử nghiệm trong thực 
nghiệm gây đau xoắn bụng bằng acid acetic (* P < 
0,05 so với lô chứng). 
Khi tiêm acid acetic vào màng bụng chuột 
sẽ gây độc tế bào, phản ứng viêm xảy ra và 
trong dịch ngoại bào có sự hiện diện các chất 
gây đau như kinin, prostaglandin và các chất 
chuyển hóa acid, histamin (7). Viên xương khớp 
Su Tong ở liều uống 2 viên/kg thể trọng chuột 
uống trong 7 ngày làm giảm số lần xoắn bụng 
gây bởi acid acetic trên chuột nhắt trắng đạt ý 
nghĩa thống kê so với lô chứng, gợi ý chế 
phẩm có thể có tác dụng ức chế các chất trung 
gian hóa học gây đau. 
Kết quả khảo sát tác dụng hạ acid uric 
máu cấp 
Lô tiêm kali oxonat và uống thuốc đối chiếu 
Allopurinol liều duy nhất 10 mg/kg thể trọng 
chuột có hàm lượng acid uric máu giảm đạt ý 
nghĩa thống kê so với lô chứng tiêm kali oxonat 
uống nước cất và so với lô chứng bình thường. 
Lô tiêm kali oxonat và được cho uống hàng ngày 
trong 5 ngày (điều trị dự phòng) viên xương 
khớp Su Tong ở liều uống 1 viên/kg và 2 viên/kg 
thể trọng chuột đều làm giảm hàm lượng acid 
uric máu đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng 
bệnh lý tiêm kali oxonat và được cho uống nước 
cất (Bảng 5). Tác động của viên xương khớp Su 
Tong ở liều uống 1 viên/kg và 2 viên/kg thể 
trọng chuột trong thực nghiệm tăng acid uric 
máu cấp thấp hơn thuốc đối chiếu Allopurinol. 
Bảng 5: Hàm lượng acid uric máu ở các lô thử 
nghiệm trong thực nghiệm gây tăng acid uric cấp 
bằng kali oxonat ở chuột nhắt trắng. 
Lô N =12 
Liều TN 
Hàm lượng 
acid uric 
(g/dl) 
% so với 
lô chứng 
bình thường 
Chứng bình thường - 1,48 ± 0,04 - 
Chứng bệnh lý - 2,36± 0,12# Tăng 59,46 
Viên Su Tong 
1 viên/kg 1,73 ± 0,12* Tăng 16,89 
2 viên/kg 1,65 ± 0,08* Tăng 11,48 
Allopurinol 10 mg/kg 1,19 ± 0,10* Giảm 19,59 
# P< 0,001: So với lô bình thường, * P< 0,05: So với lô 
chứng bệnh lý. 
Kết quả khảo sát tác dụng hạ acid uric 
máu mạn 
Lô tiêm kali oxonat và được cho uống hàng 
ngày trong 14 ngày viên xương khớp Su Tong ở 
liều uống 1 viên/kg và 2 viên/kg thể trọng chuột 
đều làm giảm hàm lượng acid uric máu đạt ý 
nghĩa thống kê so với lô chứng tiêm kali oxonat 
và được cho uống nước cất ở các thời điểm khảo 
sát vào ngày 7 và 14. Tương tự, Allopurinol thể 
hiện tác động làm giảm hàm lượng acid uric 
máu điển hình, đạt ý nghĩa thống kê so với lô 
chứng tiêm kali oxonat và được uống nước cất ở 
các thời điểm khảo sát (Bảng 6). 
Bảng 6: Hàm lượng acid uric máu ở các lô thử nghiệm trong thực nghiệm gây tăng acid uric mạn bằng kali 
oxonat ở chuột nhắt trắng. 
Lô 
N =12 
Liều TN 
Hàm lượng acid uric (g/dl) 
Ngày 1 Ngày 7 Ngày 14 
Chứng bình thường - 1,18 ± 0,06 1,40 ± 0,07 1,38 ± 0,07 
Chứng bệnh lý - 2,04 ± 0,07# 2,15 ± 0,12# 2,17 ± 0,11# 
Viên Su Tong 
1 viên/kg 1,57 ± 0,09* 1,88 ± 0,08* 1,83 ± 0,07* 
2 viên/kg 1,33 ± 0,09* 1,63 ± 0,06* 1,76 ± 0,11* 
Allopurinol 10 mg/kg 1,21 ± 0,09* 1,41 ± 0,09* 1,61 ± 0,06* 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 144
# P< 0,001: So với lô bình thường, * P< 0,05: So với lô chứng bệnh lý. 
Tuy tác động hạ acid uric máu của viên 
xương khớp Su Tong ở liều uống 1 viên/kg và 2 
viên/kg thể trọng chuột yếu hơn thuốc đối chiếu 
Allopurinol, nhưng có ưu điểm là hạn chế được 
các tác dụng phụ (gây nhiễm độc gan, giảm bạch 
cầu hạt) và tương tác thuốc với một số kháng 
sinh trong điều trị bằng Allopurinol. Allopurinol 
có thể làm bùng phát bệnh viêm khớp gout 
trong khi mức acid uric đang bước đầu được 
điều chỉnh và tránh không chỉ định Allopurinol 
khi bệnh cảnh viêm đang phát triển vì thuốc có 
thể làm nặng và kéo dài cơn viêm khớp gout cấp. 
Do đó, viên xương khớp Su Tong có thể được sử 
dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh gout. 
KẾT LUẬN 
Viên xương khớp Su Tong khi cho chuột 
uống ở liều gấp 11 lần liều sử dụng trên người 
không có biểu hiện độc tính cấp. Viên Xương 
khớp Su Tong ở liều uống 3 viên/kg thể trọng 
chuột thử nghiệm (gấp hai lần liều sử dụng 
hàng ngày trên người, tính theo hệ số quy đổi) 
không có biểu hiện bất thường về độc tính bán 
trường diễn sau thời gian uống liên tục hàng 
ngày trong 2 tháng. Viên xương khớp Su Tong 
ở liều uống 1-2 viên/kg thể trọng chuột thử 
nghiệm (tương đương liều sử dụng hàng ngày 
trên người) có tác dụng kháng viêm cấp và 
mạn, có tác dụng giảm đau và tác dụng hạ 
acid uric máu. 
Đề tài này được thực hiện với sự tài trợ kinh 
phí của công ty TNHH Giai Cảnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (1996). Quyết định 371/BYT-QĐ của Bộ Y tế ngày 
12/3/1996 về việc ban hành "Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu 
lực thuốc cổ truyền". 
2. Đỗ Trung Đàm (1996). Phương pháp xác xác định độc tính 
cấp của thuốc. NXB Y học Hà Nội, tr. 7 - 24. 
3. Khaled A. Khaled, Hatem A. Sarhan, Mohamed Abbas 
Ibrahim, Azza H. Ali, Youssef W. Naguib, 
(2010).“Prednisolone-Loaded PLGA Microspheres. In 
Vitro Characterization and In Vivo Application in 
Adjuvant-Induced Arthritis in Mice”. AAPS 
Pharm.Sci.Tech, 11(2), pp. 859 – 869. 
4. Koster R., Anderson M., Beer E.J.,(1959). Acetic acid for 
analgesic screening. Fed Proc., 18, pp.412 - 417. 
5. Lê Thị Minh Dung, Nguyễn Thị Thu Hương 
(2012).“Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu của cao 
chiết từ lá Đại bi (Blumea balsamifera L. (DC), 
Asteraceae)”. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 16, Phụ 
bản của số 1, tr. 169 - 174. 
6. Lino C.S, Gomes P.B., Lucetti D.L., et al. (2005). 
Evaluation of antinociceptive and antiinflammatory 
activities of the essential oil (EO) of Ocimum micranthum 
Willd. from Northeastem Brazil . Phytother. Res., 19, pp. 
708 - 712. 
7. Viện Dược liệu (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng 
dược lý của thuốc từ thảo dược. NXB Khoa học kỹ thuật Hà 
Nội, tr. 139 - 143, 313 - 320, 355 - 368, 385 - 386, 377 -387. 
8. Winter CA, Risley EA., Nuss GW, (1962). Carrageenin-
induced oedema in hind paw of the rat as a assay for 
antiiflammatory drugs. Proc. Soc. Exp. Biol. Med., 111, pp. 
543 - 547. 
Ngày nhận bài báo: 28/09/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/10/2013, 
18/10/2013 
Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_mot_so_tac_dung_duoc_ly_thuc_nghiem_cua_vien_xuong.pdf