Khảo sát tần số tim và tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta ở bệnh nhân suy tim mạn người cao tuổi

Mở đầu: Ngày nay, suy tim vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Tần số tim (TST) là yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm suy tim. Trong thực hành lâm sàng, TST và sự sử dụng

thuốc ức chế bêta (UCB) nhằm đạt TST mục tiêu vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Mục tiêu: Khảo sát tần số tim và tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta ở bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi tại thời điểm

xuất viện ở khoa Nội Tim mạch, Tim mạch Cấp cứu và Can thiệp bệnh viện Thống Nhất từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017.

Kết quả: Có 137 bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi tham gia nghiên cứu trong 8 tháng tiến hành đề tài.TST

trung bình lúc xuất viện ở bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi là 79,39±11,66 lần/phút. Tỉ lệ bệnh nhân có TST <60, 60-70,="" 71-89,="" ≥90="" lần/phút="" lần="" lượt="" là="" 3,6%,="" 16,8%,="" 62,1%="" và="" 17,5%.="" tỉ="" lệ="" sử="" dụng="" thuốc="" ucb="" trên="" bệnh="" nhân="" suy="" tim="" mạn="" cao="" tuổi="" là="" 31,4%.="" 100%="" bệnh="" nhân="" trong="" nghiên="" cứu="" không="" đạt="" đến="" liều="">

Kết luận: TST ở bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi trong nghiên cứu còn cao, tỉ lệ sử dụng và liều thuốc ức

chế bêta còn thấp so với các nước phát triển.

pdf 5 trang dienloan 9600
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tần số tim và tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta ở bệnh nhân suy tim mạn người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tần số tim và tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta ở bệnh nhân suy tim mạn người cao tuổi

Khảo sát tần số tim và tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta ở bệnh nhân suy tim mạn người cao tuổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 124
KHẢO SÁT TẦN SỐ TIM VÀ TỈ LỆ SỬ DỤNG THUỐC 
ỨC CHẾ BÊTA Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN NGƯỜI CAO TUỔI 
Nguyễn Vũ Phương*, Võ Thành Nhân**, Nguyễn Minh Đức** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Ngày nay, suy tim vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở người cao tuổi. 
Tần số tim (TST) là yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm suy tim. Trong thực hành lâm sàng, TST và sự sử dụng 
thuốc ức chế bêta (UCB) nhằm đạt TST mục tiêu vẫn chưa được quan tâm đúng mức. 
Mục tiêu: Khảo sát tần số tim và tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta ở bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi tại thời điểm 
xuất viện ở khoa Nội Tim mạch, Tim mạch Cấp cứu và Can thiệp bệnh viện Thống Nhất từ tháng 10/2016 đến 
tháng 5/2017. 
Kết quả: Có 137 bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi tham gia nghiên cứu trong 8 tháng tiến hành đề tài.TST 
trung bình lúc xuất viện ở bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi là 79,39±11,66 lần/phút. Tỉ lệ bệnh nhân có TST <60, 
60-70, 71-89, ≥90 lần/phút lần lượt là 3,6%, 16,8%, 62,1% và 17,5%. Tỉ lệ sử dụng thuốc UCB trên bệnh nhân 
suy tim mạn cao tuổi là 31,4%. 100% bệnh nhân trong nghiên cứu không đạt đến liều đích. 
Kết luận: TST ở bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi trong nghiên cứu còn cao, tỉ lệ sử dụng và liều thuốc ức 
chế bêta còn thấp so với các nước phát triển. 
Từ khóa: tần số tim, suy tim, thuốc ức chế bêta 
ABSTRACT 
TO SURVEY HEART RATE AND THE PERCENTAGE OF USING BETA BLOCKER IN TREATMENT 
OF CHRONIC HEART FAILURE ELDERLY 
Nguyen Vu Phuong, Vo Thanh Nhan, Nguyen Minh Duc 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 124 - 128 
Background: Nowadays, heart failure is still one of public health issues, especially in the elderly. Heart rate 
is an independent risk factor for cardiovascular disease, including heart failure. In clinical practice, increasing 
heart rate and the usage of beta blocker in treatment of those patients has not been used adequately. 
Objectives: To survey heart rate and the percentage of using beta blocker in treatment of chronic heart 
failure elderly. 
Methods: A cross-sectional study was carried out from October 2016 to May 2017 to investigate patients 
with chronic heart failure elderly at the time of discharge at the Cardiovascular Department and Interventional 
Cardiology, Thong Nhat Hospital. 
Results: 137 patients participated in our study in 8 months. The average heart rate at the time of discharge of 
patients with chronic heart failure 79.39 ± 11.66 pulse/minute. The percentage of heart rate groups <60, 61 – 70, 
71 – 89, and ≥90 pulse/minute were 3.6%, 16.8%, 62.1%, and 17.5%, respectively. The beta blocker usage rate 
among these patients is 50.9%, none of which achieved optimal dose. 
Conclusions: Heart rate of patients with heart failure at the time ofdischarge was high. The use and dosing 
* Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, ** Bộ môn Lão khoa – Đại học Y Dược TP.HCM 
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Vũ Phương ĐT: 0902970034 Email: vuphuongtbvl1986@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 125
of beta blocker was lower than those in developed countries. 
Key words: heart rate, heart failure, beta blocker 
MỞ ĐẦU 
Suy tim (ST) là một bệnh thường gặp ở 
người cao tuổi (NCT), với tỉ lệ mới mắc và tử 
vong cao, chiếm ít nhất 20% số bệnh nhân (BN) 
nhập viện ở người trên 65 tuổi. Tại Mỹ, hiện có 
khoảng 6 triệu người được chẩn đoán ST, hằng 
năm có thêm khoảng 550000 trường hợp mới 
mắc và hơn 1 triệu người nhập viện vì ST. Ở 
người trưởng thành, tỉ lệ hiện mắc của ST vào 
khoảng 2,1% và tỉ lệ này là 7,8 % trong dân số 
trên 65 tuổi(4). Vai trò của thuốc UCB trong điều 
trị ST đã được chứng minh qua nhiều công trình 
nghiên cứu lớn trên thế giới Về sinh lý bệnh, 
thuốc tác động lên những yếu tố gây ra ST như 
giảm bề dày thành thất trái, giảm hoạt động hệ 
giao cảm và cải thiện việc tái cấu trúc cơ tim. Về 
mục tiêu điều trị, thuốc giảm được các biến cố 
tim mạch, giảm tần suất nhập viện và tỉ lệ tử 
vong. Vì vậy, thuốc UCB đã được đưa vào các 
khuyến cáo điều trị ST với khuyến cáo mức độ 
I(7). Bên cạnh, thuốc UCB còn giảm được TST, 
một yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh tim mạch 
bao gồm ST. Ở Việt Nam, thuốc UCB được dùng 
tương đối phổ biến trong điều trị ST mạn. Tuy 
nhiên, những nghiên cứu về sử dụng thuốc UCB 
và kiểm soát TST ở bệnh nhân ST mạn cao tuổi ít 
được thực hiện. Do đó, chúng tôi thực hiện 
nghiên cứu “Khảo sát tần số tim và tỉ lệ sử dụng 
thuốc ức chế bêta ở bệnh nhân suy tim mạn 
người cao tuổi”. 
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả 
Đối tượng nghiên cứu 
Những BNST mạn cao tuổi đã được chẩn 
đoán và điều trị tại khoa Nội Tim mạch, khoa 
Tim mạch Cấp cứu và Can thiệp bệnh viện 
Thống Nhất từ tháng 10/2016 đến tháng 05/2017. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
BNST mạn ≥ 60 tuổi, được chẩn đoán ST theo 
tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Tim mạch châu 
Âu hoặc được chẩn đoán ST trước đó. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
BN được chẩn đoán suy nút xoang, block A-
V độ II-III. BN có đặt máy tạo nhịp. 
BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Phương pháp thu thập số liệu 
Sau nhập viện, BN sẽ được thăm hỏi bệnh sử 
và khám lâm sàng, tiến hành phỏng vấn bằng 
bảng câu hỏi. BN được theo dõi diễn tiến trong 
quá trình điều trị, sau khi đánh giá tình trạng 
bệnh ổn định, bác sĩ trực tiếp điều trị cho xuất 
viện, chúng tôi sẽ tiến hành đo điện tâm đồ để 
xác định TST. Trước khi đo, chúng tôi giải thích 
và dặn BN nằm nghỉ tại giường trong 5 phút, sau 
đó chúng tôi tiến hành đo điện tim. Điện tim 12 
chuyển đạo sau khi đo xong sẽ được dùng để 
tính TST dựa vào khoảng trung bình 5 đoạn P-P 
của 5 chuyển đạo liên tiếp. Ghi nhận toa thuốc 
lúc BN xuất viện. 
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 
Các số liệu được lấy thông qua việc hỏi bệnh 
sử, tiền căn, hồ sơ sức khỏe, khám lâm sàng và 
hồ sơ bệnh án theo mẫu phiếu thu thập số liệu. 
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm 
thống kê SPSS 16.0. 
KẾT QUẢ 
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu 
 Giá trị 
Thời gian nằm viện (ngày) 11,8±5,82 (4-36) 
Tuổi 79,5±8,6 (60-100) 
Tỉ lệ Nam/Nữ 0,96 
Yếu tố nguy cơ tim mạch (%) 
Tăng huyết áp 75,2 
Đái tháo đường 34,3 
Rối loạn lipid máu 33,5 
Thừa cân-béo phì 26,3 
Hút thuốc lá 14,6 
Tiền sử bệnh tim mạch (%) 
Suy tim 92,7 
Nhồi máu cơ tim 16,1 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 126
 Giá trị 
PCI 13,9 
Đột quỵ 12,4 
Các bệnh kèm theo khác (%) 
Bệnh thận mạn 24,1 
COPD/Hen 9,5 
Thiếu máu 75,9 
Phân độ NYHA (%) 
NYHA II 16,1 
NYHA III 73 
NYHA IV 10,9 
Phân suất tống máu (%) 
PSTM <40% 33,4 
40%≤PSTM<50% 20,9 
PSTM≥50% 45,7 
NYHA: New York Heart Association/Hội Tim New York 
PCI: Percutaneous coronary intervention/Can thiệp mạch 
vành qua da 
Đặc điểm dân số nghiên cứu 
Từ tháng 10/2016 đến tháng 05/2017, có 137 
BN tham gia vào nghiên cứu. Chúng tôi đưa ra 
các kết quả phân tích trên nhóm dân số nghiên 
cứu có đặc điểm như sau (Bảng 1): 
Tần số tim ở bệnh nhân suy tim 
TST lúc xuất viện ở bệnh BNST mạn cao tuổi 
là 79,39±11,66l ần/phút, BN có TST thấp nhất là 
54 lần/phút, cao nhất là 112 lần/phút. Có 20,4% 
đạt TST <70 lần/phút. 
Biểu đồ 1: Tần số tim phân bố theo nhóm 
Tỉ lệ và sự sử dụng thuốc UCB ở BNST mạn 
cao tuổi 
Tại thời điểm xuất viện có 43 BN được sử 
dụng thuốc UCB, chiếm tỉ lệ 31,4%. Trong đó có 
3 loại thuốc UCB được sử dụng là nebivolol, 
bisoprolol, metoprolol với tỉ lệ lần lượt là 43,9%, 
41,5% và 14,6%. Không có BN được sử dụng đến 
liều đích của khuyến cáo 
Bảng 2: Liều dùng thuốc UCB so với liều chuẩn 
Liều dùng UCB 6,25* 12,5* 25* 50* 100* 
Bisoprolol 
Nebivolol 
Metoprolol 
- 
- 
66,7 
33,3 
15,8 
33,3 
66,7 
73,7 
- 
- 
10,5 
- 
- 
- 
- 
(*): Phần trăm so với liều chuẩn 
TST ở bệnh nhân sử dụng thuốc UCB 
Biểu đồ 2: TST ở bệnh nhân sử dụng thuốc UCB 
BÀN LUẬN 
TST trong dân số nghiên cứu 
TST trung bình trong nghiên cứu của chúng 
tôi thấp hơn nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị 
Thanh Phương(3). Sự khác biệt có thể do trong 
nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên BN cao 
tuổi, còn nghiên cứu của Huỳnh Thị Thanh 
Phương bao gồm cả BN trẻ tuổi. Theo tác giả 
Ahmed, nhịp tim có thể giảm đi khi già do tác 
dụng sinh lý của sự lão hóa. Thứ hai, có thể do 
thời gian trung bình để kiểm soát TST nội viện 
trong nghiên cứu của chúng tôi dài hơn nghiên 
cứu của tác giả Huỳnh Thị Thanh Phương. TST 
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn tác giả 
Buyng-Su Yoo là do TST trong nghiên cứu này đo 
lúc bệnh nhân nhập viện(10). BNST nhập viện 
thường có TST cao hơn hơn lúc xuất viện do trong 
tình trạng không ổn định. So với nghiên cứu của 
các tác giả Nobuyuki, Edelmann, Oshima thì TST 
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn(1, 7, 9). Sự 
khác biệt có thể do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, 
nghiên cứu của tác giả Nobuyuki, Edelmann thực 
hiện trên bệnh nhân ngoại trú, còn nghiên cứu 
của chúng tôi thực hiên trên bệnh nhân nhập 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 127
viện. Thứ hai, có thể là do tỉ lệ sử dụng thuốc UCB 
trong nghiên cứu của chúng tôi còn thấp (31,4%), 
còn trong nghiên cứu của các tác giả Nobuyuki, 
Edelmann, Oshima lần lượt là 49%, 60% và 79,3%. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 20,4% BN có 
TST <70 lần/phút. Theo các hướng dẫn về điều trị 
ST của Hội tim châu Âu, khuyến cáo mục tiêu TST 
< 70 lần/phút, và đây là ngưỡng mà các bác sĩ cần 
phải quan tâm điều chỉnh. 
Tỉ lệ và sự sử dụng thuốc UCB 
Tỉ lệ sử dụng thuốc UCB rất khác nhau giữa 
các nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi 
có 31,4% bệnh nhân được kê toa thuốc UCB lúc 
xuất viện, thấp hơn của tác giả Huỳnh Thị Thanh 
Phương (36,2%)(3), Byung-Su Yoo (69,2%)(10), 
Nobuyuki (49%)(9), Edelmann (60%)(1), Oshima 
(79,3%)(7) và cao hơn nhiều so với nghiên cứu của 
tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy (4,8%)(6). Sự khác 
biệt này là do BN trong nghiên cứu của chúng 
tôi là NCT còn trong nghiên cứu của Huỳnh Thị 
Thanh Phương bao gồm cả BN trẻ tuổi. Theo 
Dahlstrom và cộng sự tuổi là một trong những 
yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc 
UCB. Mặc dù vậy đã có nghiên cứu chứng minh 
hiệu quả của thuốc UCB trên BNST cao tuổi. 
Nghiên cứu SENIORS đã chứng minh thuốc 
UCB giúp giảm biến cố tử vong do mọi nguyên 
nhân và nhập viện do nguyên nhân tim mạch 
trên BNST cao tuổi. Ngoài ra, những nguyên 
nhân thường gặp khác có thể kể đến là bệnh 
đồng mắc, quan điểm của thầy thuốc lâm sàng. 
Bên cạnh đó, do BN mới xuất viện, tình trạng 
lâm sàng chưa thật ổn định nên việc sử dụng 
thuốc UCB trên những BN này trông đợi vào tái 
khám sau khi xuất viện, khi tình trạng lâm sàng 
thật ổn định. 
Liều lượng thuốc của các loại thuốc UCB 
Do BN mới xuất viện, tình trạng lâm sàng 
chưa thật ổn định nên đa phần bác sĩ chỉ dùng 
liều 12,5%-25% so với liều chuẩn. Mặc dù các thử 
nghiệm lâm sàng và các hướng dẫn điều trị 
khuyến cáo sử dụng đến liều đích hoặc liều tối 
đa BN dung nạp được. Tuy nhiên trên thực tế tỉ 
lệ BN đạt liều mục tiêu thuốc UCB còn thấp. 
Liều chuẩn của carvedilol, bisoprolol và 
metoprolol trong nghiên cứu ESC-HF Pilot lần 
lượt là 37,3%, 20,7% và 21,4%. Nghiên cứu của 
Gheorghiade và cộng sự trên những bệnh nhân 
ngoại trú có 20,5% được điều trị với liều chuẩn ở 
thời điểm bắt đầu nghiên cứu và qua sau 24 
tháng theo dõi tỷ lệ này là 30,3%(2). Trong nghiên 
cứu của tác giả Russell và cộng sự, trên 172 bệnh 
nhân nhịp xoang có 145 bệnh nhân (83%) được 
sử dụng thuốc UCB. Trong số này, 39% BN đạt 
được liều đích, 57% BN dung nạp được 50% liều 
đích(8). Tác giả Moreno và cộng sự nghiên cứu 
trên BN ngoại trú cho thấy có 76% BN đạt liều 
đích với thuốc UCB và chủ yếu là carvedilol(5). 
Hầu hết nghiên cứu về liều lượng các thuốc 
UCB thực hiện ở các nước phương Tây nên việc 
áp dụng cho bệnh nhân châu Á sẽ khó khăn do 
khác biệt đáng kể về chủng tộc trong việc đáp ứng 
với thuốc UCB. Do đó, theo khuyến cáo của Bộ Y 
Tế Nhật Bản liều thuốc UCB tối đa chỉ bằng một 
nửa liều của các nước phương Tây. Theo đó, liều 
khuyến cáo của carvedilol là 10mg uống 2 lần một 
ngày, bisoprolol là 5mg uống ngày một lần. 
TST ở nhóm được sử dụng thuốc UCB 
TST mục tiêu lúc xuất viện ở nhóm được sử 
dụng thuốc UCB trong nghiên cứu của chúng tôi 
còn thấp, tỉ lệ bệnh nhân có TST ≥70 lần/phút còn 
cao (93%). Điều này có thể giải thích bởi liều sử 
dụng thuốc UCB còn thấp, thời gian nằm viện 
ngắn không đủ để bác sĩ theo dõi tác dụng và 
chỉnh liều thuốc UCB thích hợp. Tuy nhiên, theo 
nhiều nghiên cứu thì tỉ lệ BN có TST ≥70 
lần/phút ở nhóm sử dụng thuốc UCB vẫn còn 
cao. Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Thanh 
Phương thì có tới 73,6% bệnh nhân được sử 
dụng thuốc UCB có TST ≥70 lần/phút(4). Còn theo 
nghiên cứu của tác giả Moreno và cộng sự cho 
thấy mặc dù đã sử dụng đến liều đích thuốc 
UCB nhưng vẫn còn 36,5% BN có TST ≥70 
lần/phút(5). Theo tác giả Franke và cộng sự thì 
vẫn còn 69,3% bệnh nhân có TST ≥ 70 lần/phút 
mặc dù được sử dụng thuốc UCB với liều từ 50% 
liều chuẩn trở lên. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 128
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 137 BNST mạn cao tuổi tại 
khoa Nội Tim mạch, Tim mạch Cấp cứu và Can 
thiệp bệnh viện Thống Nhất, chúng tôi nhận 
thấy. TST trung bình 79,39±11,66 lần/phút, có 
20,4% BN có TST < 70 lần/phút. BN sử dụng 
thuốc UCB chiếm tỉ lệ 31,4% và không có BN nào 
sử dụng đến liều đích khuyến cáo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Edelmann F, et al (2016), "Tolerability and Feasibility of Beta-
Blocker Titration in HFpEF Versus HFrEF: Insights From the 
CIBIS-ELD Trial", JACC Heart Fail, 4(2), 140-149. 
2. Gheorghiade M, et al (2012), "Medication dosing in outpatients 
with heart failure after implementation of a practice-based 
performance improvement intervention: findings from 
IMPROVE HF", Congest Heart Fail, 18 (1), 9-17. 
3. Huỳnh Thị Thanh Phương (2014), "Khảo sát tần số tim và sự sử 
dụng thuốc ức chế beta trong điều trị suy tim", Luận văn thạc sĩ 
y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 
4. LaRue SJ, Joseph SM, Ewald GA (2014), "Heart Failure and 
Cardiomyopathy", The Washington Manual of Medical 
Therapeutics – 34th, 171-193. 
5. Moreno IB, Carlo CHD, Pereira B, Antônio C (2013), “Optimized 
treatment and heart rate reduction in chronic heart failure”, Arq 
Bras Cardiol, 101(5), 442-447. 
6. Nguyễn Thị Bích Thủy (2016), "Đánh giá thực trạng chẩn đoán 
và điều trị suy tim mạn tính tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh 
An Giang", Luận án chuyên khoa cấp II, Học Viện Quân Y. 
7. Oshima K, et al (2013), "Discharge heart rate and future events 
among Japanese patients with acute heart failure receiving beta-
blocker therapy", WJCD, 3 (1A), 159-167. 
8. Russell S, Oliver M, Rose H, Davies J, et al (2011), "93 Optimal 
medical therapy in heart failure: is there space for additional 
heart rate control?", Heart, 97 (Suppl 1), A54. 
9. Shiba N, Nochioka K, Miura M, Kohno H, Shimokawa H (2011), 
"Trend of westernization of etiology and clinical characteristics 
of heart failure patients in Japan--first report from the CHART-2 
study", Circ J, 75 (4), 823-833. 
10. Yoo BS, Oh J, et al (2014), "Survey of Guideline Adherence for 
Treatment of Systolic Heart Failure in Real World (SUGAR): A 
Multi-Center, Retrospective, Observational Study", PLoS One, 
9(1), e86596. 
Ngày nhận bài báo: 18/11/2017 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017 
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_tan_so_tim_va_ti_le_su_dung_thuoc_uc_che_beta_o_ben.pdf