Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối trong điều trị rung nhĩ tại viện tim tp Hồ Chí Minh

Mở đầu: Thuốc kháng đông được chỉ định bắt buộc cho bệnh nhân rung nhĩ (RN) nguy cơ đột quỵ cao.

Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ bệnh nhân RN được chỉ định thuốc chống huyết khối (CHK) ở nhóm do bệnh van

tim (BVT) và không do BVT; mối liên quan giữa việc chỉ định thuốc CHK với thang điểm CHA2DS2-VASC ở

nhóm không do BVT và mối liên quan giữa việc chỉ định thuốc CHK với thang điểm HAS-BLED ở nhóm do BVT và không do BVT.

Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, tiến cứu trên bệnh nhân RN nhập viện tại khoa Nội

Tim Mạch, Viện Tim TP HCM từ 01/10/2014 đến 31/05/2015. Sử dụng thang điểm CHA2DS2-VASc và HASBLED để phân tầng nguy cơ đột quỵ cho nhóm bệnh nhân RN không do BVT và xuất huyết cho bệnh nhân ở cả hai nhóm.

Kết quả: Cỡ mẫu có 252 bệnh nhân (127 RN do BVT và 125 RN không do BVT). 99,6% bệnh nhân được sử

dụng thuốc CHK (nhóm do BVT : 100%, không do BVT : 99,2%). Có sự liên quan giữa việc chỉ định thuốc CHK nói chung và kháng đông nói riêng với phân tầng nguy cơ đột quỵ bằng thang điểm CHA2DS2-VASC. Chưa thấy có sự khác biệt về việc chỉ định thuốc CHK giữa ba phân nhóm nguy cơ xuất huyết theo thang điểm HAS-BLED ở cả hai nhóm.

Kết luận: Bác sĩ tại Viện Tim TP HCM có chú trọng sử dụng điểm CHA2DS2-VASC để phân tầng nguy cơ

đột quỵ và tuân theo khuyến cáo khi kê toa thuốc CHK ở bệnh nhân RN.

pdf 5 trang dienloan 2840
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối trong điều trị rung nhĩ tại viện tim tp Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối trong điều trị rung nhĩ tại viện tim tp Hồ Chí Minh

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối trong điều trị rung nhĩ tại viện tim tp Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 197
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG HUYẾT KHỐI 
TRONG ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ TẠI VIỆN TIM TP HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Văn Trí 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Thuốc kháng đông được chỉ định bắt buộc cho bệnh nhân rung nhĩ (RN) nguy cơ đột quỵ cao. 
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ bệnh nhân RN được chỉ định thuốc chống huyết khối (CHK) ở nhóm do bệnh van 
tim (BVT) và không do BVT; mối liên quan giữa việc chỉ định thuốc CHK với thang điểm CHA2DS2-VASC ở 
nhóm không do BVT và mối liên quan giữa việc chỉ định thuốc CHK với thang điểm HAS-BLED ở nhóm do BVT 
và không do BVT. 
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, tiến cứu trên bệnh nhân RN nhập viện tại khoa Nội 
Tim Mạch, Viện Tim TP HCM từ 01/10/2014 đến 31/05/2015. Sử dụng thang điểm CHA2DS2-VASc và HAS-
BLED để phân tầng nguy cơ đột quỵ cho nhóm bệnh nhân RN không do BVT và xuất huyết cho bệnh nhân ở cả 
hai nhóm. 
Kết quả: Cỡ mẫu có 252 bệnh nhân (127 RN do BVT và 125 RN không do BVT). 99,6% bệnh nhân được sử 
dụng thuốc CHK (nhóm do BVT : 100%, không do BVT : 99,2%). Có sự liên quan giữa việc chỉ định thuốc CHK 
nói chung và kháng đông nói riêng với phân tầng nguy cơ đột quỵ bằng thang điểm CHA2DS2-VASC. Chưa thấy 
có sự khác biệt về việc chỉ định thuốc CHK giữa ba phân nhóm nguy cơ xuất huyết theo thang điểm HAS-BLED 
ở cả hai nhóm. 
Kết luận: Bác sĩ tại Viện Tim TP HCM có chú trọng sử dụng điểm CHA2DS2-VASC để phân tầng nguy cơ 
đột quỵ và tuân theo khuyến cáo khi kê toa thuốc CHK ở bệnh nhân RN. 
Từ khóa: rung nhĩ, thuốc chống huyết khối, thuốc kháng đông, điểm CHA2DS2-VASC, điểm HAS-BLED. 
ABSTRACT 
EVALUATION OF ANTITHROMBOTIC THERAPY IN PATIENTS WITH ATRIAL FIBRILLATION AT 
THE HEART INSTITUTE, HO CHI MINH CITY 
Nguyen Chi Thanh, Nguyen Van Tri 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 197 - 201 
Background: Anticoagulants are required for patients with atrial fibrillation (AF) at high risk of stroke. 
Objectives: Survey the proportion of non-valvular AF patients and valvular AF patients were prescribed 
antithrombotic drugs; the relationship between the use of antithrombotic drugs and CHA2DS2-VASc score in non-
valvular AF patients; the relationship between the use of antithrombotic drugs and HAS-BLED score in both non-
valvular AF patients and valvular AF patients. 
Method: Cross-sectional study in patients with AF at the Heart Institute, Ho Chi Minh city, from October 
2014 to May 2015. Using the CHA2DS2-VASc score and HAS-BLED score to stratify the risk of stroke for non-
valvular AF patients and the risk of hemorrhage for both non-valvular AF patients and valvular AF patients. 
Results: 252 patients met selection criteria, including 127 patients with valvular AF and 125 patients with 
non-valvular AF. 99.6% of patients was prescribed antithrombotic drugs (valvular AF patients: 100%, non-
* Đại học Y Dược Tp HCM 
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Văn Trí ĐT: 0913718893; Email: tridrnguyenvan@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa I 198
valvular AF patients: 99.2%). The relationship was determined between the use of antithrombotic drugs 
(including anticoagulants) and CHA2DS2-VASc score in non-valvular AF patients. The relationship has not 
determined between the use of antithrombotic drugs and HAS-BLED score in both non-valvular AF patients and 
valvular AF patients yet. 
Conclusions: Physicians working at the Heart Institute HCM city have focused to use the CHA2DS2-VASc 
score to stratify the risk of stroke and prescribe the antithrombotic drugs for patients with AF. 
Key word: atrial fibrillation, antithrombotic drugs, anticoagulants, CHA2DS2-VASc score, HAS-BLED score 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp 
tim thường gặp nhất và có nguy cơ gây đột quỵ 
thiếu máu não cao gấp 5 lần so với bệnh nhân 
không rung nhĩ(3,5). Theo ACC/AHA/HRS 2014, 
thuốc kháng đông được chỉ định bắt buộc ở 
nhóm bệnh nhân rung nhĩ do bệnh van tim và ở 
nhóm bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van 
tim có nguy cơ đột quỵ cao (phân tầng nguy cơ 
đột quỵ bằng thang điểm CHA2DS2-VASC)(1). 
Đồng thời, thang điểm HAS-BLED cũng được 
khuyến cáo dùng để phân tầng nguy cơ xuất 
huyết khi sử dụng những thuốc chống huyết 
khối trong dự phòng đột quỵ(2). Trên thực tế, việc 
sử dụng thuốc kháng đông dự phòng đột quỵ 
trên bệnh nhân rung nhĩ khi có chỉ định bắt buộc 
vẫn chiếm tỉ lệ thấp và các bác sĩ vẫn có khuynh 
hướng chỉ định thuốc ức chế kết tập tiểu cầu 
thay thế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
dưới đây nhằm ba mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là 
khảo sát tỉ lệ bệnh nhân rung nhĩ được chỉ định 
thuốc chống huyết khối ở cả hai nhóm do bệnh 
van tim và không do bệnh van tim. Mục tiêu thứ 
hai là khảo sát mối liên quan giữa việc chỉ định 
thuốc chống huyết khối và thang điểm 
CHA2DS2-VASC ở nhóm không do bệnh van tim. 
Mục tiêu thứ ba là khảo sát mối liên quan giữa 
việc chỉ định thuốc chống huyết khối và thang 
điểm HAS-BLED ở cả hai nhóm do bệnh van tim 
và không do bệnh van tim. 
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu. Đối tượng là 
tất cả bệnh nhân được chẩn đoán rung nhĩ tại 
khoa Nội Tim Mạch, Viện Tim TP Hồ Chí Minh 
nhập viện từ ngày 01/10/2014 đến ngày 
31/05/2015. Tiêu chuẩn loại trừ gồm những bệnh 
nhân được chỉ định thuốc kháng đông do một 
nguyên nhân khác, bệnh nhân không đồng ý 
tham gia nghiên cứu. 
Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định thông 
qua nghiên cứu hoa tiêu ở giai đoạn 1 (từ 
01/10/2015 đến 24/11/2015, 80 bệnh nhân rung 
nhĩ được thu thập. Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân 
được chỉ định thuốc kháng đông ở nhóm bệnh 
nhân rung nhĩ do bệnh van tim và không do 
bệnh van tim lần lượt là 100% và 95,2%). Sau đó, 
áp dụng công thức sau để tính cỡ mẫu trong giai 
đoạn 2 (từ 25/11/2015 đến 31/05/2015) : 
Chú thích: n : cỡ mẫu, p: tỉ lệ bệnh nhân rung 
nhĩ được chỉ định thuốc kháng đông, α: sai lầm 
loại 1 (5%), d : sai số cho phép (0,05). 
Từ công thức trên, trong giai đoạn 2, nhóm 
rung nhĩ do bệnh van tim được lấy với cỡ mẫu 
thuận tiện; nhóm rung nhĩ không do bệnh van 
tim cần cỡ mẫu tối thiểu là 71 bệnh nhân. 
Sau khi thu thập, bệnh nhân được phân 
thành nhóm rung nhĩ do bệnh van tim và nhóm 
rung nhĩ không do bệnh van tim. Rung nhĩ 
không do bệnh van tim được định nghĩa theo 
hướng dẫn 2014 của Trường Môn Tim, Hiệp hội 
Tim và Hội Nhịp tim Hoa Kỳ: Rung nhĩ ở bệnh 
nhân không có hẹp van hai lá hậu thấp, không có 
van tim nhân tạo cơ học hoặc sinh học và không 
từng được phẫu thuật sửa van hai lá(1). 
Để thực hiện mục tiêu thứ nhất, ở các bệnh 
nhân được chẩn đoán xác định rung nhĩ, chúng 
tôi ghi nhận từ toa thuốc xuất viện xem bệnh 
nhân có được chỉ định thuốc chống huyết khối 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 199
hay không. Từ đó, xác định tỉ lệ bệnh nhân rung 
nhĩ được điều trị thuốc chống huyết khối, trong 
đó có bao nhiêu chỉ dùng kháng đông (kháng 
vitamin K hoặc kháng đông uống thế hệ mới), 
bao nhiêu chỉ dùng ức chế kết tập tiểu cầu, bao 
nhiêu có kết hợp cả hai. Tỉ lệ này khác nhau như 
thế nào ở các nhóm rung nhĩ do bệnh van tim và 
không do bệnh van tim. 
Để thực hiện mục tiêu thứ hai, ở các bệnh 
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim, chúng tôi 
tiến hành hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng và 
xem hồ sơ bệnh án ghi nhận các yếu tố trong 
thang điểm CHA2DS2-VASC, tính tổng điểm 
CHA2DS2-VASC để phân thành 3 phân nhóm: 
nguy cơ đột quỵ thấp, trung bình và cao tương 
ứng với điểm CHA2DS2-VASc lần lượt bằng 0, 1 
và ≥ 2. Ở mỗi phân nhóm nguy cơ đột quỵ, xác 
định tỉ lệ bệnh nhân được điều trị chỉ dùng 
thuốc kháng đông (kháng vitamin K hoặc kháng 
đông uống thế hệ mới), bao nhiêu chỉ dùng ức 
chế kết tập tiểu cầu, bao nhiêu có kết hợp cả hai. 
Phân tích sự liên quan giữa việc chỉ định thuốc 
chống huyết khối nói chung và thuốc kháng 
đông nói riêng với thang điểm CHA2DS2-VASC. 
Để thực hiện mục tiêu thứ ba, ở lần lượt 2 
nhóm rung nhĩ do bệnh van tim và rung nhĩ 
không do bệnh van tim, chúng tôi tiến hành hỏi 
bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng và xem hồ sơ 
bệnh án ghi nhận các yếu tố trong thang điểm 
HAS-BLED, tính tổng điểm HAS-BLED để phân 
thành 3 phân nhóm: nguy cơ xuất huyết thấp, 
trung bình và cao tương ứng với điểm HAS-
BLED lần lượt bằng 0, 1-2 và ≥ 3. Ở mỗi phân 
nhóm nguy cơ xuất huyết, xác định tỉ lệ bệnh 
nhân được điều trị chỉ dùng thuốc kháng đông 
(kháng vitamin K hoặc kháng đông uống thế hệ 
mới), bao nhiêu chỉ dùng ức chế kết tập tiểu cầu, 
bao nhiêu có kết hợp cả hai. Phân tích sự liên 
quan giữa việc sử dụng thuốc chống huyết khối 
nói chung và thuốc kháng đông nói riêng với 
thang điểm HAS-BLED. 
Các biến liên tục được biểu diễn dưới dạng 
trung bình ± độ lệch chuẩn. Xử lý thống kê được 
thực hiện với phần mềm SPSS 20.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Có 252 bệnh nhân được tuyển vào nghiên 
cứu, gồm 127 bệnh nhân rung nhĩ do bệnh van 
tim và 125 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh 
van tim. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và 
của từng nhóm bệnh nhân được nêu trên bảng 1. 
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân được tuyển vào nghiên 
cứu. 
 Mẫu chung 
(n = 252) 
Bệnh van 
tim 
(n = 127) 
Không bệnh 
van tim 
(n = 125) 
Tuổi (năm) 
 Trung bình ± độ 
lệch chuẩn 
 Nhỏ nhất – lớn nhất 
63,4 ± 14,9 
22 - 103 
57,5 ± 13 
22 – 90 
72 ± 14,2 
28 – 103 
Giới nữ 153(60,7%) 88 (69,3%) 65 (52%) 
Tăng huyết áp 94 (37,3%) 24 (18,9%) 70 (56%) 
Đái tháo đường 44 (17,5%) 15 (11,8%) 29 (23,2%) 
Suy tim 113(44,8%) 38 (29,9%) 75 (60%) 
Bệnh mạch vành 63 (25%) 10 (7,9%) 53 (42,4%) 
Bệnh thận mạn 86 (34,1%) 29 (22,8%) 57 (45,6%) 
Tiền sử đột quị 18 (7,1%) 7 (5,5%) 11 (8,8%) 
Tiền sử xuất huyết 10 (4%) 4 (3,1%) 6 (4,8%) 
Có 99,6% bệnh nhân rung nhĩ được sử dụng 
thuốc chống huyết khối. Trong đó, tỉ lệ ở nhóm 
do bệnh van tim và không do bệnh van tim lần 
lượt là 100% và 99,2% (1 bệnh nhân bị ung thư 
đại tràng xuất huyết ở nhóm rung nhĩ không do 
bệnh van tim không được chỉ định thuốc chống 
huyết khối). Bảng 2 cho biết tỉ lệ của từng nhóm 
thuốc chống huyết khối được chỉ định trong 
mẫu nghiên cứu và của từng nhóm bệnh nhân. 
Trong tất cả các bệnh án, thuốc chống đông uống 
được dùng là kháng vitamin K (warfarin hoặc 
acenocoumarol), không có bệnh nhân nào được 
cho dùng các thuốc chống đông uống mới như 
dabigatran hay rivaroxaban. Thuốc ức chế kết 
tập tiểu cầu được dùng là aspirin hoặc thuốc ức 
chế P2Y12 (clopidogrel, ticagrelor). 
Có sự liên quan giữa việc chỉ định thuốc 
chống huyết khối và phân tầng nguy cơ đột quỵ 
bằng thang điểm CHA2DS2-VASC ở nhóm bệnh 
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim (bảng 3). 
Đồng thời, có mối liên quan giữa việc chỉ định 
thuốc kháng đông và thang điểm CHA2DS2-
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa I 200
VASc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo 
phép kiểm Fisher's (p = 0,014). Tỉ lệ dùng kháng 
đông là 96,4% ở nhóm bắt buộc dùng kháng 
đông (điểm CHA2DS2-VASC ≥ 2), 100% ở nhóm 
nên dùng kháng đông (điểm CHA2DS2-VASC = 
1) và 0% ở nhóm không có chỉ định dùng kháng 
đông (điểm CHA2DS2-VASC = 0). 
Bảng 2: Tỉ lệ nhóm thuốc chống huyết khối được chỉ định. 
Loại thuốc 
chống huyết 
khối 
Mẫu 
chung 
(n = 252) 
Bệnh van 
tim 
(n = 127) 
Không bệnh 
van tim 
(n = 125) 
p 
Không 1 (0,4%) - 1 (0,8%) 0,4960 
Chỉ ƯCKTTC 5 (2%) - 5 (4%) 0,0290 
Chỉ KVK 
201 
(79,8%) 
117 
(92,1%) 
84 (67,2%) 0,0001 
ƯCKTTC + 
KVK 
45(17,9%) 10 (7,9%) 35 (28%) 0,0001 
Ghi chú: KVK = kháng vitamin K; ƯCKTTC = ức chế kết 
tập tiểu cầu. 
Bảng 3: Liên quan giữa việc chỉ định thuốc chống 
huyết khối và điểm CHA2DS2-VASC ở nhóm bệnh 
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim 
Loại thuốc 
chống huyết 
khối 
Nguy cơ đột quỵ theo thang điểm 
CHA2DS2-VASC 
Thấp (0 
điểm) 
(n = 2) 
Trung bình (1 
điểm) 
(n = 13) 
Cao (≥ 2 
điểm) 
(n = 110) 
Không - - 1 (0,9%) 
Chỉ ƯCKTTC 2 (100%) - 3 (2,7%) 
Chỉ KVK - 13 (100%) 71 (64,6%) 
ƯCKTTC + 
KVK 
- - 35 (31,8%) 
 p = 0,0001 
Ghi chú: KVK = kháng vitamin K; ƯCKTTC = ức chế kết 
tập tiểu cầu. 
Chưa nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê giữa việc chỉ định thuốc chống huyết 
khối ở ba nhóm phân tầng nguy cơ xuất huyết 
theo thang điểm HAS-BLED ở nhóm rung nhĩ 
do bệnh van tim (bảng 4). Trong đó, tất cả bệnh 
nhân rung nhĩ do bệnh van tim đều được chỉ 
định thuốc kháng vitamin K dù ở nguy cơ xuất 
huyết nào. 
Ở nhóm rung nhĩ không do bệnh van tim, sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa việc chỉ định 
thuốc chống huyết khối và điểm HAS-BLED chỉ 
thấy ở nhóm chỉ dùng kháng vitamin K và nhóm 
dùng kết hợp ức chế kết tập tiểu cầu với kháng 
vitamin K (bảng 5). Đồng thời, chưa nhận thấy 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc chỉ định 
dùng thuốc kháng vitamin K giữa ba nhóm phân 
tầng nguy cơ xuất huyết theo thang điểm HAS-
BLED ở nhóm này (bảng 6). 
Bảng 4: Liên quan giữa sử dụng thuốc chống huyết 
khối và điểm HAS-BLED ở nhóm bệnh nhân rung 
nhĩ do bệnh van tim 
Loại thuốc 
chống huyết 
khối 
Nguy cơ xuất huyết theo thang 
điểm HAS-BLED 
p 
Thấp (0 
điểm) 
(n = 52) 
Trung bình 
(1-2 điểm) 
(n = 67) 
Cao (≥ 3 
điểm) 
(n = 8) 
Không - - - 
0,1130 
Chỉ ƯCKKTC - - - 
Chỉ KVK 50 (96,2%) 61 (91%) 6 (75%) 
ƯCKTTC + 
KVK 
2 (3,8%) 6 (9%) 2 (25%) 
Ghi chú: KVK = kháng vitamin K; ƯCKTTC = ức chế kết 
tập tiểu cầu. 
Bảng 5: Liên quan giữa việc chỉ định thuốc chống 
huyết khối và điểm HAS-BLED ở nhóm bệnh nhân 
rung nhĩ không do bệnh van tim 
Loại thuốc 
chống huyết 
khối 
Nguy cơ xuất huyết theo thang điểm HAS-
BLED 
Thấp (0 
điểm) 
(n = 20) 
Trung bình 
(1-2 điểm) 
(n = 71) 
Cao (≥ 3 
điểm) 
(n = 34) 
p 
Không - 1 (1,4%) - 
Chỉ ƯCKKTC 2 (10%) 1 (1,4%) 2 (5,9%) 0,8400 
Chỉ KVK 18 (90%) 49 (69%) 17 (50%) 0,0090 
ƯCKTTC + 
KVK 
- 20 (28,2%) 15(44,1%) 0,0020 
Ghi chú: KVK = kháng vitamin K; ƯCKTTC = ức chế kết 
tập tiểu cầu. 
Bảng 6: Liên quan giữa sử dụng thuốc kháng vitamin 
K và điểm HAS-BLED ở nhóm bệnh nhân rung nhĩ 
không do bệnh van tim 
Thuốc 
kháng 
vitamin K 
Nguy cơ xuất huyết theo thang điểm HAS-
BLED 
Thấp 
(0 điểm) 
(n = 20) 
Trung bình 
(1-2 điểm) 
(n = 71) 
Cao 
(≥ 3 điểm) 
(n = 34) 
p 
Không 2 (10%) 2 (2,8%) 2 (5,9%) 0,456
0 Có 18 (90%) 69 (97,2%) 32(94,1%) 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 201
BÀN LUẬN 
Vì nguy cơ đột quỵ cao nên việc chỉ định thuốc 
kháng đông là bắt buộc ở nhóm bệnh nhân rung nhĩ 
do bệnh van tim(1,2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
trên bệnh nhân rung nhĩ tại Viện Tim TP HCM, tỉ lệ 
được kê toa thuốc chống huyết khối là 100%. Trong 
đó, tất cả bệnh nhân đều được chỉ định thuốc kháng 
vitamin K. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi có 
đến 61,6% bệnh nhân không thay van nhân tạo 
trong nhóm rung nhĩ do bệnh van tim. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân 
thuộc nhóm rung nhĩ không do bệnh van tim có 
nguy cơ đột quỵ cao (điểm CHA2DS2-VASC ≥ 2) được 
chỉ định thuốc kháng đông là 96,4% - cao hơn hẳn 
nghiên cứu của Đặng Thị Thùy Quyên được thực 
hiện tại bệnh viện Thống Nhất là 29,5%(3). Điều này 
có lẽ do bệnh viện Thống Nhất là bệnh viện đa khoa, 
mẫu được lấy từ nhiều khoa không phải chuyên 
khoa tim mạch. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi 
tại Viện Tim TP HCM được thực hiện muộn hơn so 
với nghiên cứu tại bệnh viện Thống Nhất nên các 
bác sĩ có thời gian để cập nhật khuyến cáo mới. 
Sự liên quan giữa việc dùng thuốc chống huyết 
khối (trong đó có thuốc kháng đông) và phân tầng 
nguy cơ đột quỵ bằng thang điểm CHA2DS2-VASC ở 
nhóm bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim 
góp phần cho thấy các bác sĩ điều trị tại Viện Tim TP 
HCM thật sự chú trọng việc sử dụng thang điểm 
CHA2DS2-VASC để phân tầng nguy cơ đột quỵ và 
tuân theo khuyến cáo khi kê toa thuốc chống huyết 
khối ở bệnh nhân rung nhĩ. 
Kết quả của nghiên cứu này chưa nhận thấy có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc chỉ định 
dùng thuốc chống huyết khối giữa ba nhóm phân 
tầng nguy cơ xuất huyết theo thang điểm HAS-
BLED ở cả hai nhóm rung nhĩ do bệnh van tim (p = 
0,113) và không do bệnh van tim (p = 0,456). Điều 
này dường như phù hợp với khuyến cáo là điểm 
HAS-BLED cao không phải là chống chỉ định của 
thuốc kháng đông mà là để các bác sĩ giải quyết các 
các yếu tố nguy cơ trong thang điểm HAS-BLED, lựa 
chọn một thuốc kháng đông ít có nguy cơ xuất huyết 
hơn, xem xét liều lượng thuốc thấp hơn, thời gian 
giữa các lần tái khám tái khám gần hơn. Nghiên cứu 
của Friberg (2012) đã chỉ ra rằng ở mọi mức độ phân 
tầng nguy cơ xuất huyết theo HAS-BLED thì việc sử 
dụng kháng đông đúng chỉ định sẽ làm giảm tỉ lệ tử 
vong và tỉ lệ đột quỵ. 
KẾT LUẬN 
 Việc kê toa thuốc chống huyết khối cho bệnh 
nhân rung nhĩ tại Viện Tim TP HCM là phù hợp 
trong đa số các trường hợp. Có 99,6% bệnh nhân 
rung nhĩ được sử dụng thuốc chống huyết khối (ở 
nhóm do bệnh van tim: 100%, nhóm không do bệnh 
van tim: 99,2%). Có sự liên quan giữa việc chỉ định 
thuốc chống huyết khối nói chung và kháng đông 
nói riêng với phân tầng nguy cơ đột quỵ bằng thang 
điểm CHA2DS2-VASC, với p lần lượt là (p = 0,0001) và 
(p = 0,004). Chưa thấy có sự khác biệt về việc chỉ định 
dùng thuốc chống huyết khối giữa ba nhóm phân 
tầng nguy cơ xuất huyết theo thang điểm HAS-
BLED ở cả 2 nhóm rung nhĩ do bệnh van tim (p = 
0,113) và không do bệnh van tim (p = 0,456). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Camm AJ, Lip GYH, De Caterina R, et al (2012). 2012 focused 
update of the ESC guidelines for the management of atrial 
fibrillation. An update of the 2010 ESC guidelines for the 
management of atrial fibrillation. Eur Heart J, 33: 2719-2747. 
2. Đặng Thị Thuỳ Quyên Quyên (2014). Tỉ lệ điều trị thuốc chống 
huyết khối theo thang điểm CHADS2/CHA2DS2-VASc trên 
người cao tuổi rung nhĩ không do bệnh lý van tim. Luận văn tốt 
nghiệp chuyên khoa II chuyên ngành Lão Khoa. Đại học Y Dược 
Tp. Hồ Chí Minh. 
3. Hội Tim Mạch Học Việt Nam (2011). Khuyến cáo 2010 về các 
bệnh lý tim mạch & chuyển hóa, 224-225. Nhà xuất bản Y học, 
Tp Hồ Chí Minh. 
4. January CT, Wann LS, Alpert JS, et al (2014). 2014 
ACC/AHA/HRS guideline for the management of patients with 
atrial fibrillation: A report of the American College of 
Cardiology/American Heart Association Task Force on practice 
guidelines and Heart Rhythm Society. Journal of the American 
College of Cardiology, 64: 2246-2280. 
5. Wolf PA, Abbott RD, Kannel WB (1991). Atrial fibrillation as an 
independent risk factor for stroke: The Framingham Study. 
Stroke; 22:983-988. 
Ngày nhận bài báo: 20/11/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2015 
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_thuc_trang_su_dung_thuoc_chong_huyet_khoi_trong_die.pdf