Kiến thức thái độ của cha mẹ về thuốc chủng rotavirus cho trẻ dưới 1 tuổi ở huyện thủ thừa tỉnh Long An

Thành công của hoạt động tiêm chủng đã

mang lại hiệu quả to lớn về sức khỏe, sự phát

triển thể chất của trẻ, giảm chi phí xã hội cho y

tế(7). Năm 2011 trên thế giới, với những cố gắng

được tập trung cao nhất để chủng ngừa cho 107

triệu trẻ em các loại vắc xin chống lại các bệnh

đe dọa tính mạng và ngăn ngừa khoảng 2 đến 3

triệu ca tử vong, cùng với vô số các ca bệnh và

khuyết tật mỗi năm(6). Năm 2010, tỉ lệ tiêm

chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt

Nam đạt trên 90%(7). Mặc dù đạt được nhiều

thành quả nhưng chương trình chủng ngừa trẻ

em vẫn còn đứng trước nhiều thử thách. Hiện

nay ở Việt Nam, trừ các loại vắc xin được cung

cấp miễn phí còn có một số vắc xin người sử

dụng phải tự trả chi phí. Một trong số các loại

vắc xin này là vắc xin ngừa tiêu chảy do

rotavirus gây ra. Tuy nhiên, hiện tại không phải

các loại vắc xin mới đều có một giá cả phải

chăng và thông tin về vắc xin cũng chưa được

phổ biến rộng rãi, điều này làm ảnh hưởng

nhiều đến kiến thức và thái độ chấp nhận thuốc

chủng của người dân

pdf 6 trang dienloan 7080
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức thái độ của cha mẹ về thuốc chủng rotavirus cho trẻ dưới 1 tuổi ở huyện thủ thừa tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức thái độ của cha mẹ về thuốc chủng rotavirus cho trẻ dưới 1 tuổi ở huyện thủ thừa tỉnh Long An

Kiến thức thái độ của cha mẹ về thuốc chủng rotavirus cho trẻ dưới 1 tuổi ở huyện thủ thừa tỉnh Long An
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 263
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ CỦA CHA MẸ  
VỀ THUỐC CHỦNG ROTAVIRUS CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI  
Ở HUYỆN THỦ THỪA TỈNH LONG AN 
Võ Kim Ngân*, Faye Hummel**, Cao Minh Nga*** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, các loại vắc xin người sử dụng phải tự trả chi phí hiện tại giá còn khá cao và 
thông tin chưa được phổ biến rộng rãi điều này ảnh hưởng nhiều đến kiến thức và thái độ của người dân 
trong cộng đồng. 
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức thái độ của cha mẹ về vắc xin rotavirus cho trẻ dưới 1 tuổi, các yếu tố liên 
quan ảnh hưởng đến kiến thức thái độ của cha mẹ. 
Phương pháp ‐ đối tượng nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Mẫu nghiên cứu gồm 450 là mẹ hoặc cha có 
con dưới 1 tuổi đang sinh sống ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. 
Kết quả: Có 6,4% cha mẹ có kiến thức đúng về vắc xin rotavirus, 72,9% cha mẹ có thái độ đúng về vắc 
xin rotavirus. Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa kiến thức về vắc xin rotavirus với nghề 
nghiệp, hoàn cảnh kinh tế của cha mẹ. Giữa thái độ về vắc xin rotavirus với trình độ học vấn, nghề nghiệp, 
hoàn cảnh kinh tế của cha mẹ. Kiến thức và thái độ về vắc xin rotavirus. 
Kết luận: Tỷ lệ kiến thức đúng về vắc xin rotavirus rất thấp trong khi bệnh tiêu chảy do rotavirus cần 
được xem  là ưu tiên ở các nước đang phát triển. Cần tuyên truyền rộng rãi mức độ nguy hiểm của bệnh 
trong cộng đồng, cân nhắc giữa lợi ích của việc chủng ngừa và chi phí gánh nặng của bệnh để có chính sách 
hỗ trợ chương trình tự sản xuất vắc xin hay hỗ trợ kinh phí thuốc từ bảo hiểm y tế. 
Từ khóa: kiến thức, thái độ, vắc xin rotavirus. 
ABSTRACT 
KNOWLEDGE ATTITUDES OF PARENTS ABOUT ROTAVIRUS VACCINE  
FOR CHILDREN UNDER 1 YEAR OLD AT THU THUA DISTRICT LONG AN PROVINCE 
Vo Kim Ngan, Faye Hummel, Cao Minh Nga  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 263 ‐ 268 
Background: Now in Vietnam, the vaccines that user have to pay cost price is quite high. The information is 
not widely available so affect to knowledge and attitudes of people in the community. 
Objectives: To survey knowledge and attitudes of parents about rotavirus vaccine for children under 1 year 
old, to identify related factors have affected knowledge and attitudes of parents? 
Method:  Cross‐sectional  descriptive  correlational  surveys.  The  sample  included  450  parents  who  are 
mothers or fathers have children under 1 year oldwho living in Thu Thua district, Long An province. 
Results:  There were  6.4%  of  parents who  have  correct  knowledge  about  rotavirus  vaccine,  the  correct 
attitude of parents about rotavirus vaccine accounted for 72.9%. There were differences that there were statistical 
*Khoa ĐD‐KTYH, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch  
**University of Northern Colorado (UNC), Denver, Colorado, USA. 
*** BM Vi sinh – khoa Y, Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ThS. Võ Kim Ngân  ĐT: 0908 614742  Email: vokimngan76@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 264
significant  (p  <  0.05)  between  knowledge  of  rotavirus  vaccine with  profession,  income  of  parents.Attitude  of 
rotavirus vaccine with education, profession, income of parents.Knowledge and attitude about rotavirus vaccine. 
Conclusion:  Rate  of  correct  knowledge  about  rotavirus  vaccine was  very  low while  rotavirus  diarrhea 
should be considered a prioritized disease in developing countries. It is necessary to propagate of disease severity 
in  the  community  and  consider  between  the  benefits  of vaccination  and  the  cost  burden  of disease  for policy 
support program to produce vaccines or support about drugs funding from health insurance. 
Key – words: knowledge, attitude, vaccine, rotavirus 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thành  công  của  hoạt  động  tiêm  chủng  đã 
mang  lại hiệu quả  to  lớn về  sức khỏe,  sự phát 
triển thể chất của trẻ, giảm chi phí xã hội cho y 
tế(7). Năm 2011 trên thế giới, với những cố gắng 
được tập trung cao nhất để chủng ngừa cho 107 
triệu  trẻ em các  loại vắc xin chống  lại các bệnh 
đe dọa tính mạng và ngăn ngừa khoảng 2 đến 3 
triệu ca tử vong, cùng với vô số các ca bệnh và 
khuyết  tật  mỗi  năm(6).  Năm  2010,  tỉ  lệ  tiêm 
chủng  đầy  đủ  cho  trẻ  em  dưới  1  tuổi  tại Việt 
Nam  đạt  trên  90%(7). Mặc  dù  đạt  được  nhiều 
thành quả nhưng chương  trình chủng ngừa  trẻ 
em vẫn  còn  đứng  trước nhiều  thử  thách. Hiện 
nay ở Việt Nam, trừ các loại vắc xin được cung 
cấp miễn phí  còn  có một  số  vắc  xin  người  sử 
dụng phải  tự  trả chi phí. Một  trong số các  loại 
vắc  xin  này  là  vắc  xin  ngừa  tiêu  chảy  do 
rotavirus gây ra. Tuy nhiên, hiện tại không phải 
các  loại  vắc  xin mới  đều  có một  giá  cả  phải 
chăng và  thông  tin về vắc xin cũng chưa được 
phổ  biến  rộng  rãi,  điều  này  làm  ảnh  hưởng 
nhiều đến kiến thức và thái độ chấp nhận thuốc 
chủng của người dân. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Khảo sát kiến  thức  thái độ của cha mẹ về 
vắc xin rotavirus cho trẻ dưới 1 tuổi, các yếu tố 
liên quan ảnh hưởng đến kiến thức thái độ của 
cha mẹ. 
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang. 
Đối tượng nghiên cứu 
Cha mẹ là những người mẹ hoặc cha có con 
dưới 1 tuổi đang sinh sống ở huyện Thủ Thừa, 
tỉnh Long An. 
Cỡ mẫu nghiên cứu 
Để xác định tỷ lệ cha mẹ có kiến thức đúng 
và  thái độ chấp nhận vắc xin rotavirus chúng 
tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu: 
n = Z2(1‐/2).p(1 ‐ p)/d2 
Trong đó: (  = 0,05) do đó Z0,975 = 1,96, P = 
75%  (dựa  theo  nghiên  cứu  của  các  tác  giả 
trước), d = 0,05  (sai số 5%), nên n = 288,12 để 
tăng độ chính xác chọn hệ số thiết kế là 1,5. Do 
vậy cỡ mẫu nghiên cứu là n = 432,18  làm tròn 
thành 450 người. 
Kỹ thuật chọn mẫu 
Theo phương pháp ngẫu nhiên. 
Phương pháp thu thập số liệu 
Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn 
sẵn dựa theo các nghiên cứu trước. 
Xử lý và phân tích số liệu 
Nhập  liệu  bằng  phần mềm  Epidata  3.1  và 
phân tích bằng phần mềm stada 12. 
KẾT QUẢ 
Kết quả sau khi khảo sát 450 cha mẹ có con 
dưới  1  tuổi  ở  huyện  Thủ  Thừa  tỉnh  Long An, 
chúng  tôi  thấy rằng đa số người mẹ chiếm  tỷ  lệ 
93,3%. Có tuổi từ 30 trở xuống  là 71,3%, 80% cư 
trú ở xã. Cha mẹ có trình độ từ cấp 3 trở lên chiếm 
77,6% trong đó có 46,9% cha mẹ là CBCNV có tổ 
chức.  Đa  số  cha mẹ  không  có  tôn  giáo  chiếm 
71,1%, có kinh  tế ở mức  trung bình chiếm 72%, 
cha mẹ có từ 1 đến 2 con chiếm tỷ lệ 94,4%. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 265
Bảng 1. Kiến thức của cha mẹ về vắc xin rotavirus 
Kiến thức Đúng 
n (%) 
Chưa đúng
n (%) 
Nghe nói về bệnh tiêu chảy 438 (97,3) 12 (2,7) 
Về nguyên nhân gây tiêu chảy 318 (70,7) 132 (29,3) 
Nghe nói về bệnh tiêu chảy 
rotavirus 107 (23,8) 343 (76,2) 
Về sự nguy hiểm do rotavirus gây 
ra 105 (23,3) 345 (76,7) 
Về biện pháp phòng ngừa 
rotavirus 25 (5,6) 425 (94,4) 
Về thời gian dùng thuốc ngừa 
rotavirus 32 (7,1) 418 (92,9) 
Về hiệu quả nếu chủng ngừa 
trước 1.5 tháng 32 (7,1) 418 (92,9) 
Về hiệu quả nếu chủng ngừa sau 
8 tháng 37 (8,2) 413 (91,8) 
KIẾN THỨC ĐÚNG 29 (6,4) 421 (93,6) 
Cha mẹ có kiến thức đúng khi nghe nói về 
bệnh tiêu chảy chiếm tỷ  lệ cao nhất 97,3%. Tỷ 
lệ  cha mẹ  có  kiến  thức  về  biện  pháp  phòng 
ngừa  rotavirus  thấp  nhất  chỉ  có  5,6 %.  Tỷ  lệ 
cha mẹ  có kiến  thức về vắc xin  rotavirus  còn 
thấp chỉ có 6,4%. 
Bảng 2.Thái độ của cha mẹ về vắc xin rotavirus 
Thái độ Đúng 
n (%) 
Chưa 
đúng 
n (%) 
Sợ con bị nhiễm vi rút 432 (96,0) 18 (4,0) 
Về sự tốn kém khi bệnh (thời gian, 
tiền bạc) 443 (98,4) 7 (1,6) 
Về sự nguy hiểm của bệnh 449 (99,8) 1 (0,2) 
Về sự tin tưởng thuốc chủng ngừa 431 (95,8) 19 (4,2) 
Chủng ngừa khi giá thành cao 333 (74,0) 117 (26,0)
Cần phải chủng ngừa dù giá thành 
có cao 318 (70,7) 132 (29,3)
Muốn tìm hiểu về thuốc chủng ngừa 448 (99,6) 2 (0,4) 
THÁI ĐỘ ĐÚNG 328 (72,9) 122 (27,1)
Thái  độ  đúng  về  sự  nguy  hiểm  của  bệnh 
chiếm tỷ lệ cao nhất 99,8%. Tuy nhiên chỉ có 333 
cha mẹ chấp nhận chủng ngừa khi giá thành còn 
cao chiếm 74%. Thái độ đúng của cha mẹ về vắc 
xin rotavirus chiếm tỷ lệ khá cao 72,9%. 
Bảng 3. Mối liên quan giữa kiến thức về vắc xin rotavirus và đặc điểm dân số nghiên cứu 
Đặc điểm dân số nghiên cứu Kiến thức P PR(KTC 95%) Đúng n (%) Chưa đúng n (%) 
Nghề nghiệp 
CBCNV có tổ chức 19 (9,0) 192 (91,0) 
Các nghề khác 10 (4,2) 229 (95,8) 0,038 0,46 (0,22-1,0) 
Hoàn cảnh kinh tế 
Trung bình 11 (3,4) 313 (96,6) 
Khá trở lên 18 (14,3) 108 (85,7) <0,001 4,21 (2,05-8,66) 
Có  sự  khác  nhau  có  ý  nghĩa  thống  kê 
(p<0,05)  giữa  kiến  thức  đúng  về  vắc  xin 
rotavirus với nghề nghiệp và hoàn  cảnh kinh 
tế của cha mẹ. 
Bảng 4. Mối liên quan giữa thái độ về vắc xin rotavirus và đặc điểm dân số nghiên cứu 
Đặc điểm dân số nghiên cứu Thái độ P PR (KTC 95%) Đúng n (%) Chưa đúng n (%) 
Trình độ học vấn ≤ cấp 2 61 (60,4) 40 (39,6) ≥ cấp 3 267 (76,5) 82 (23,5) 0,001 1,27 (1,07-1,50) 
Nghề nghiệp CBCNV có tổ chức 165 (78,2) 46 (21,8) 
Các nghề khác 163 (68,2) 76 (31,8) 0,017 0,87 (0,78- 0,98) 
Hoàn cảnh kinh tế Trung bình 224 (69,1) 100 (30,9) 
Khá trở lên 104 (82,5) 22 (17,5) 0,004 1,19 (1,07-1,33) 
Bảng 5. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ về vắc xin rotavirus 
Kiến thức Thái độ P PR (KTC 95%) Đúng n (%) Chưa đúng n (%) 
Đúng 27 (93,1) 2 (6,9) 0,011 1,30 (1,16- 1,46) 
Chưa đúng 301 (71,5) 120 (28,5) 
Có  sự  khác  nhau  có  ý  nghĩa  thống  kê 
(p<0,05) giữa  thái độ đúng về vắc xin rotavirus 
với trình độ học vấn, nghề nghiệp và hoàn cảnh 
kinh tế của cha mẹ. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 266
Có  sự  khác  nhau  có  ý  nghĩa  thống  kê 
(p<0,05)  giữa  kiến  thức  và  thái  độ  về  vắc  xin 
rotavirus của cha mẹ. 
BÀN LUẬN 
Bảng 6. So sánh các nguyên nhân gây tiêu chảy với 
các tác giả khác 
Các nguyên nhân gây tiêu 
chảy 
Huỳnh Giao 
(2009) Chúng tôi 
- Vi rút 45 (9,6) 149 (33,1) 
- Vi trùng 81 (17,3) 308 (68,4) 
- Ký sinh trùng 144 (32) 
- Vệ sinh kém 228 (48,8) 441 (98) 
- Thức ăn 403 (89,6) 
Người dân luôn cho rằng vệ sinh kém, trẻ ở 
dơ, hay vi khuẩn là nguyên nhân chính gây tiêu 
chảy. Chỉ có 33,1% cha mẹ kể được nguyên nhân 
tiêu  chảy  là  do  vi  rút  nhưng  kèm  theo  các 
nguyên nhân khác như vi trùng, vệ sinh kém 
Mặc dù kiến thức đúng về nguyên nhân gây tiêu 
chảy  chung  chiếm 70,7%, nhưng  chúng  tôi ghi 
nhận rằng không có cha mẹ nào kể nguyên nhân 
tiêu chảy do siêu vi đơn thuần.Trong nghiên cứu 
của  tác giả Huỳnh Giao các người mẹ kể được 
nguyên nhân gây tiêu chảy do siêu vi đơn thuần 
chiếm 9,6%. Chúng  tôi cũng nghĩ giống  tác giả 
Huỳnh Giao  có  thể  do  từ  chuyên môn  không 
quen  thuộc với người dân, khi  triển khai  công 
tác  tuyên  truyền giáo dục  sức khỏe nên  chú ý 
nhiều đến vấn đề này(1). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 23,8% 
cha mẹ có nghe nói về tiêu chảy do rotavirus gây 
ra. Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Morin, có 
29%  người mẹ  đã  nghe  nói  về  rotavirus(3). Và 
cũng thấp hơn nhiều trong nghiên cứu của Petal 
(2007)  khi  thực  hiện  nghiên  cứu  ở  thành  phố 
Kansas  79%  người  mẹ  biết  bệnh  rotavirus, 
nhưng thời điểm nghiên cứu ngay lúc dịch bệnh 
rotavirus  lên cao, đặc biệt cũng cùng  thời điểm 
Petal nghiên  cứu  ở Sunnyvale  thì người dân  ở 
đây  hoàn  toàn  không  biết  về  bệnh  rotavirus(4). 
Trong một nghiên cứu của Simpson báo cáo kiến 
thức về bệnh vi  rút  rotavirus  ở  các nước  đang 
phát  triển  gồm  Ấn  Độ,  Thái  Lan,  Indonesia, 
Nicaragua, Ukraine. Kết quả cho thấy rằng trong 
các  nước  ngoại  trừ  Nicaragua,  nhận  thức  về 
rotavirus  là  rất  thấp. Người  được  phỏng  vấn 
hầu  như  không  biết  những  thông  tin  về  bệnh 
tiêu chảy rotavirus cũng như các vắc xin phòng 
ngừa rotavirus(5). 
Khi được hỏi về biện pháp hữu hiệu phòng 
ngừa  nhiễm  rotavirus  đa  số  cho  rằng  có  thể 
phòng ngừa rotavirus bằng các biện pháp khác 
như nuôi con bằng sữa mẹ, ăn uống hợp vệ sinh, 
rửa  tay, xử  lý phân đúng hay kết hợp các biện 
pháp với nhau. Chỉ có 5,6% cha mẹ trả lời được 
chủng ngừa vắc xin đơn thuần. 
Việt Nam hiện nay chưa có một nghiên cứu 
nào  về  biện  pháp  phòng  ngừa  tiêu  chảy  do 
rotavirus.  Trong  nghiên  cứu  của  Simpson  thì 
hầu như các người dân thể hiện thông tin không 
chính xác về bệnh này, và cũng sai lầm rằng cải 
thiện  vệ  sinh  và  sử  dụng  nước  sạch  là  đủ  để 
ngăn ngừa rotavirus (5). 
Bảng 7: So sánh tỷ lệ kiến thức đúng về thời gian 
dùng vắc xin với các tác giả khác 
Huỳnh Giao (2009) Chúng tôi 
Vắc xin TCMR Vắc xin phối hợp Vắc xin rotavirus 
33,3 6,5 7,1 
Hiện  tại  cũng  chưa  có nghiên  cứu nào về 
thời  gian  chủng  ngừa  rotavirus. Chúng  ta  có 
thể so sánh với kiến  thức đúng về  lịch chủng 
ngừa trong TCMR và lịch chủng phối hợp của 
tác giả Huỳnh Giao. Tỷ  lệ của chúng  tôi  thấp 
hơn  nhiều  so  với  lịch  chủng  TCMR  33,3%, 
nhưng  tương  đương  với  kiến  thức  về  lịch 
chủng phối hợp 7,1%. Điều này cũng có thể do 
chương  trình TCMR đã hoạt động nhiều năm 
nên  người  dân  đã  quen  thuộc.  Hơn  nữa 
chương trình TCMR là miễn phí trong khi vắc 
xin rotavirus là loại thuốc dịch vụ chỉ có ở các 
cơ  sở dịch vụ  tư nhân và  các  trung  tâm  tiêm 
chủng,  hiện  tại  giá  thành  còn  khá  cao  (2  lần 
uống gần 1,5 triệu) so với thu nhập của người 
dân  đặt biệt  là người dân  ở vùng nông  thôn, 
nên thông tin về thuốc chưa được rộng rãi. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 267
Bảng 8: So sánh tỷ lệ chấp nhận dùng vắc xin ngừa 
rotavirus với các tác giả khác: 
 Huỳnh Giao (2009) 
Morin 
(2012) Chúng tôi
Chấp nhận dùng khi 
giá thành còn khá cao 52,3% 74% 74% 
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 333 
cha mẹ chấp nhận chủng ngừa cho con khi giá 
thành còn cao chiếm tỷ lệ 74%. Và 70,67% nhấn 
mạnh rằng cần phải chủng ngừa cho trẻ dù giá 
thành có cao. Tỷ lệ 74% cha mẹ chấp nhận chủng 
ngừa  của  chúng  tôi  cao  hơn  tỷ  lệ  của  tác  giả 
Huỳnh Giao 52,3% và bằng tỷ lệ của Morin. 
Trong số 117 cha mẹ không chấp nhận dùng 
thuốc rotavirus với nhiều  lý do: hầu như  tất cả 
đều  cho  rằng giá  thuốc  cao,  76,1%  sợ  tai  biến, 
23,9%  thì  cho  rằng  không  cần  thiết,  98,9%  thì 
không  rõ  thông  tin. Trong kết quả nghiên  cứu 
của Kempe(2), khảo sát ý kiến của bác sĩ chuyên 
khoa nhi trong việc sử dụng vắc xin rotavirus thì 
có 50% rất muốn giới thiệu cho các bậc cha mẹ, 
34% cho rằng sẽ giới thiệu nhưng không mạnh. 
Kết quả cho thấy giá thành thuốc còn khá cao và 
không  rõ  thông  tin  là  lý  do  phổ  biến  cha mẹ 
không  chấp nhận dùng  thuốc vì  lý do vắc  xin 
chưa được chi trả đầy đủ bằng bảo hiểm. 
Có  sự  khác  nhau  có  ý  nghĩa  thống  kê 
(p<0,05) giữa kiến thức về vắc xin rotavirus với 
nghề  nghiệp,  hoàn  cảnh  kinh  tế  của  cha mẹ. 
Trong  đó,  cha mẹ  là  nông dân,  buôn  bán,  nội 
trợthì có tỷ lệ kiến thức đúng thấp hơn so với 
cha mẹ  là CBCNV có  tổ chức. Cha mẹ có hoàn 
cảnh kinh tế khá trở lên có tỷ lệ kiến thức đúng 
cao  hơn  so  với  cha mẹ  có  hoàn  cảnh  kinh  tế 
trung bình. 
Có  sự  khác  nhau  có  ý  nghĩa  thống  kê 
(p<0,05)  giữa  thái  độ  về  vắc  xin  rotavirus  với 
trình  độ  học  vấn,  nghề  nghiệp  và  hoàn  cảnh 
kinh  tế  của  cha mẹ. Cha mẹ  trình  độ học  vấn 
trên hay bằng cấp 3 có thái độ đúng cao hơn cha 
mẹ  có  trình  độ  học  vấn dưới  hay  bằng  cấp  2. 
Cha mẹ là nông dân, buôn bán, nội trợ có tỷ lệ 
thái độ đúng thấp hơn so với cha mẹ là CBCNV 
có tổ chức. Cha mẹ có hoàn cảnh kinh tế khá trở 
lên  có  thái  độ  đúng  cao  hơn  cha mẹ  có  hoàn 
cảnh kinh tế trung bình. 
Có  sự  khác  nhau  có  ý  nghĩa  thống  kê 
(p<0,05) giữa kiến  thức với  thái độ về vắc xin 
rotavirus. Cha mẹ  có kiến  thức  đúng  có  tỷ  lệ 
thái  độ  đúng  cao  hơn  cha  mẹ  có  kiến  thức 
chưa đúng. 
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 
Cần  bồi dưỡng  cho  đội  ngũ  cán  bộ  y  tế  ở 
tuyến xã đầy đủ những thông tin về các loại vắc 
xin mới. 
Thường  xuyên  truyền  tải  các  thông  tin  về 
thuốc  chủng  ngừa  trên  đài  phát  thanh  tại  xã, 
trên  ti  vi,  chú  ý  chọn  lựa  phương  tiện  truyền 
thông phù hợp nhất cho  từng vùng dân cư để 
tất cả các người dân đều nhận được thông tin. 
Cán bộ y tế cần thực hiện tốt vai trò tư vấn 
giữa lợi ích của việc chủng ngừa và chi phí gánh 
nặng của bệnh tật cần được ưu tiên  trong cộng 
đồng  để người dân nhận  ra và  có  sự  chọn  lựa 
đúng lúc. 
Cần phân tích rõ giữa lợi ích của việc chủng 
ngừa và chi phí gánh nặng cần phải ưu tiên của 
bệnh để có chính sách hỗ trợ tự sản xuất và cung 
cấp  vắc  xin  hay  hỗ  trợ  kinh  phí  thuốc  từ  bảo 
hiểm y tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Huỳnh Giao (2009), Kiến thức thái dộ của các bà mẹ có con 
dưới 1 tuổi về tiêm chủng mở rộng, thuốc chủng phối hợp, 
thuốc  chủng  Rotavirus,  Human  Papiloma  Virus  tại  Bệnh 
viện Nhi Đồng 2 và Quận Tân Phú TP.HCM năm 2009, Luận 
văn thạc sĩ y học, Đại học y dược TP.HCM. 
2. Kempe  A,  Daley  MF,  Parashar  UD,  et  al  (2007),  ʺWill 
pediatricians adopt  the new  rotavirus vaccine?ʺ. Pediatrics, 
119 (1), 1‐10. 
3. Morin  A,  Lemaitre  T,  Farrands  A,  et  al  (2012),  ʺMaternal 
knowledge,  attitudes  and  beliefs  regarding  gastroenteritis 
and  rotavirus  vaccine  before  implementing  vaccination 
program:  which  key  messages  in  light  of  a  new 
immunization program?ʺ. Vaccine, 30 (41), 5921‐7. 
4. Patel MM, Janssen AP, Tardif RR, et al (2007), ʺA qualitative 
assessment  of  factors  influencing  acceptance  of  a  new 
rotavirus  vaccine  among  health  care  providers  and 
consumersʺ. BMC Pediatr, 7, 32. 
5. Simpson E, Wittet S, Bonilla J, et al (2007), ʺUse of formative 
research in developing a knowledge translation approach to 
rotavirus  vaccine  introduction  in  developing  countriesʺ. 
BMC Public Health, 7, 281. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 268
6. UNICEF  (2011),  Immunization.  The  big  picture, 
Accessed on 24 May 2012. 
7. Viện vệ  sinh dịch  tễ  trung  ương  (2010), Tiếp  tục giữ vững 
các  thành  quả  của  tiêm  chủng  mở  rộng, 
‐vn/chuong‐trinh‐tiem‐chung‐mo‐
rong‐quoc‐gia, 26 May 2012. 
Ngày nhận bài báo: 07/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thai_do_cua_cha_me_ve_thuoc_chung_rotavirus_cho_tr.pdf