Làng nghề truyền thống - Nền tảng để xây dựng phát triển các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, riêng vùng châu thổ Bắc Bộ có tới
108 nghề. Nhiều làng còn gắn tên mình với tên nghề, hay gắn địa danh của một vùng với
nghề, những làng nghề này ít nhiều đó nổi danh từ lâu, có quá khứ từ trăm ngàn năm, tên
làng đó đi vào lịch sử, ca dao, tục ngữ. trở thành di sản văn hóa dân gian như các làng
nghề: làng chạm gỗ La Xuyên, làng sơn Hạ Thái, làng gốm Bát Tràng, làng mây tre đan Phú
Vinh, làng tranh Đồng Hồ, làng sơn quang Cát Đằng, làng lụa Hà Đông, làng thêu Quất
Động. Như vậy, làng chính là nơi bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và cơ sở
văn hóa của MTƯD chính là những nét văn hóa truyền thống đó. Có thể nói cơ sở văn hóa
của MTƯD là những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, mà nơi bảo lưu, gìn giữ chúng là
những làng quê Việt Nam. Vì thế, lịch sử hình thành MTƯD ở nước ta không thể tách rời với
quá trình hình thành các làng nghề
Tóm tắt nội dung tài liệu: Làng nghề truyền thống - Nền tảng để xây dựng phát triển các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
15Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG - NỀN TẢNG ĐỂ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG (MTƯD) TRADITIONAL VILLAGE - FOUNDATION FOR BUILDING AND DEVELOPING APPLICABLE ART WORKS Nguyễn Lan Hương* Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 310/2019 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 3/04/2020 Ngày bài báo được duyệt đăng: 27/04/2020 Tóm tắt: Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, riêng vùng châu thổ Bắc Bộ có tới 108 nghề. Nhiều làng còn gắn tên mình với tên nghề, hay gắn địa danh của một vùng với nghề, những làng nghề này ít nhiều đó nổi danh từ lâu, có quá khứ từ trăm ngàn năm, tên làng đó đi vào lịch sử, ca dao, tục ngữ... trở thành di sản văn hóa dân gian như các làng nghề: làng chạm gỗ La Xuyên, làng sơn Hạ Thái, làng gốm Bát Tràng, làng mây tre đan Phú Vinh, làng tranh Đồng Hồ, làng sơn quang Cát Đằng, làng lụa Hà Đông, làng thêu Quất Động... Như vậy, làng chính là nơi bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và cơ sở văn hóa của MTƯD chính là những nét văn hóa truyền thống đó. Có thể nói cơ sở văn hóa của MTƯD là những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, mà nơi bảo lưu, gìn giữ chúng là những làng quê Việt Nam. Vì thế, lịch sử hình thành MTƯD ở nước ta không thể tách rời với quá trình hình thành các làng nghề. Từ khóa: Làng nghề, truyền thống, nền tảng, mỹ thuật ứng dụng Abstract: In the early decades of the twentieth century, the northern delta alone had 108 jobs. Many villages also associate their names with the trade names, or place names of a region with jobs, these villages are more or less famous for a long time, with a history of hundreds of thousands of years, that village name goes down in history, folk songs, proverbs... become folklore heritage such as craft villages: La Xuyen wood carving village, Ha Thai painting village, Bat Trang pottery village, Phu Vinh rattan and bamboo village, Dong Ho painting village, Cat Dang optical painting village., Ha Dong silk village, Quat Dong embroidery village... Thus, the village is the place to preserve the traditional cultural values of the nation and the cultural foundations of applied art are those traditional cultural features. It can be said that the cultural foundations of applied art are traditional cultural traits of the nation, where the preserved and preserved places are Vietnamese villages. Therefore, the history of forming fi ne arts in our country cannot be separated from the process of forming craft villages. Keywords: Craft villages, traditions, foundations, applied art * Trường Đại học Mở Hà Nội Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 66 (4/2020) 115-24 16 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 1. Đặt vấn đề Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc, xã hội Việt Nam luôn gắn liền với đời sống nông thôn. Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn Việt Nam cùng với hoạt động nông nghiệp và các nghề phụ. Làng là một hạt nhân của văn hoá, là nơi cụm cư những người ở khu vực nào đó di chuyển đến hoặc ở nhiều nơi cụm lại với nhau theo nghề nông, nghề thủ công. Qua quá trình ấy hình thành nếp sống, thói quen thành văn hoá Làng. Trong quá trình hàng ngàn năm lao động cần cù, bên cạnh nghề trồng lúa nước là cơ sở kinh tế chính, cha ông ta còn tạo ra nhiều nghề thủ công tinh xảo. Tên vùng châu thổ Bắc Bộ, bên cạnh số đông các làng thuần nông, còn có nhiều làng nghề thủ công, tại đó dân cư sống chủ yếu bằng một nghề hoặc nhiều nghề, có khi chỉ bằng một công đoạn của nghề và tạo ra nhưng sản phẩm độc đáo, mang tính đặc trưng của nghề, của làng nghề, của vùng nghề, trong đó có các làng thủ công mỹ nghệ. 2. Làng nghề truyền thống 2.1. Khái niệm làng nghề Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống hoặc làng nghề cổ truyền thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà tại đây hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó, nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng. Làng nghề truyền thống sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng có tính mỹ nghệ, từ đó trở thành sản phẩm hàng hóa có quan hệ thông thương với thị trường trong nước và tiến tới mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng nghề”. theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “Làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm mây tre, làm sơn, làm tranh... Trong đó nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phú nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị, tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”. 2.2. Đặc điểm của làng nghề Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất - kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân. Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động trong các làng 17Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ - kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm. Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ. hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương, cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm... song không nhiều. Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đình từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Sau hòa bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn. Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước... Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh). Từ những con rồng chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các họa tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các bức thêu... tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc. Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa phương. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu. Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển 18 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân. 2.3. Phân loại làng nghề Làng nghề là một trong những nét đặc sắc của quá trình phát triển tiền tư bản phương Đông ở Việt Nam, các nghề nổi tiếng và lâu đời nhất như nghề đúc đồng, dệt vải, làm giấy, làm gốm, chạm gỗ... đều xuất phát và tồn tại ở các làng. Ở Việt Nam, nghề và làng nghề thủ công đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong di sản văn hóa dân tộc. Để duy trì các hoạt động nghề nghiệp, mỗi làng nghề do đặc trưng nghề nghiệp đều có cách thức tổ chức và phân công lao động khác nhau. Tri thức nghề không chỉ thể hiện trong khuôn khổ một nghề truyền thống mà còn thể hiện qua sự phối hợp đồng bộ và hài hòa giữa nhiều nghề khi cùng làm nên một sản phẩm là những công trình kiến trúc, như: cung điện, đình chùa, lăng tẩm... Có thể phân loại thành các nhóm ngành nghề chủ yếu: - Nghề chế tác kim loại (chạm bạc Đồng Xâm, chế tác kim hoàn Định Công, vàng bạc Châu Khê...) - Nghề mộc, chạm khắc gỗ (Chàng Sơn, điêu khắc gỗ Dư Dụ, La Xuyên, chạm gỗ Phù Khê, chạm khắc gỗ Đông Giao...) - Nghề khảm trai (Chuyên Mỹ, Chuôn Ngọ...) - Nghề gốm (Phù Lãng, Thổ Hà, Cậy, Bát Tràng, Chăm Bầu Trúc...) - Nghề Đúc Đồng (Phú Lộc, Đồng Qũy, Trà Đông, Đại Bái...) - Nghề rèn sắt (Đức Thắng, Vân Chàng, Bảo Ngũ, Bản Phya Chang...) - Nghề đan lát; nghề thêu, dệt; nghề làm giấy; đồ mã và nghề làm tranh dân gian... Một số làng nghề và sản phẩm nghề truyền thống của Việt Nam Hình 1. Sản phẩm chạm bạc, đồng thủ công của làng Đồng Xâm Hình 2. Những sản phẩm bạc được làm tỷ mỷ làng đậu bạc Định Công 19Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Hình 3. Sản phẩm làng nghề truyền thống Chàng Sơn 3. Xây dựng phát triển các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng 3.1. Thực trạng đào tạo MTƯD hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế toàn cầu, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ thông tin cùng những phát minh khoa học trên thế giới đã tác động sâu rộng và làm thay đổi mạnh mẽ nhiều phương diện và mở ra hàng loạt vấn đề cần được giải quyết. Đó cũng là những cơ hội cho các ngành học nắm bắt thời cơ và bắt nhịp xu hướng phát triển trên thế giới và khu vực. Đào tạo Mỹ thuật nói chung và mỹ thuật ứng dụng nói riêng là yêu cầu đặt ra từ thực tiễn cũng như từ phương diện lý luận chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng hiện nay. “Mỹ thuật ứng dụng” hay “Mỹ thuật công nghiệp” bắt nguồn từ thuật ngữ “Design” được sử dụng ở Việt Nam từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX, khi mỹ thuật nước nhà tiếp cận với nền Design của Cộng hòa dân chủ Đức và Liên Xô cũ [6]. Mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực thuộc phạm vi Nghệ thuật - Kinh tế - Kỹ thuật [6]. “Thiết kế Design không phải là thiết kế kỹ thuật đơn thuần, nhằm mục đích hoàn thiện hoặc vận hành thuần túy hệ thống kỹ thuật và cũng không phải là công tác thiết kế mỹ thuật biểu thị niềm hưng phấn của họa sĩ, nó là việc làm mà thông qua đó sản xuất được nối liền với thị trường” [6]. Hiện nay, theo nhu cầu của xã hội nhiều trường tập trung đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng như Thiết kế Kiến trúc (architech design), Thiết kế Nội thất (interior design), Thiết kế Đồ họa (graphic design) thông tin truyền thông, Thiết kế Thời trang (fashion design) và Thiết kế tạo dáng sản phẩm (product design). Trước những năm 1985, đào tạo Mỹ thuật ứng dụng chủ yếu là bản thiết kế vẽ tay các sản phẩm (mang tính chất thủ công) và gần như không quan tâm đến thị trường tiêu thụ, thị hiếu người dùng, địa chỉ nhận sản xuất... Sau năm 1986, khi Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh tế đã tạo cơ hội cho Mỹ thuật ứng dụng có cơ hội phát triển. Nhưng phải từ thập kỷ 90 trở đi, các cơ sở đào tạo Mỹ thuật ứng dụng bắt đầu bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (3.0), sử dụng công nghệ thông tin, máy vi tính kết nối mạng internet. Hiện nay có gần 40 cơ sở đào tạo công lập và dân lập trong cả nước về Mỹ thuật ứng dụng [2]. 20 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Phần lớn các cơ sở đào tạo Mỹ thuật ứng dụng đều có những điểm tương đồng trong việc thiết kế chương trình đào tạo đặc biệc về tin học gồm tin học cơ bản và tin học chuyên ngành (các phần mềm Photoshop, CorelPainter, Autocad, IIIustrator, 2D, 3Dmax) với thời lượng môn học từ 45 tiết đến 90 tiết cho chương trình đào tạo 5 năm “Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư (4.0) mở ra nhiều cơ hội nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo... tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đẩy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến” [8]. Trong khi đó, công nghệ thông tin thay đổi đã phát sinh nhu cầu về nguồn nhân lực mỹ thuật đa phương tiện để phục vụ cho các công ty quảng cáo, Đài phát thanh, truyền hình, các tòa soạn, nhà xuất bản, công ty sản xuất phim, video, trò chơi, phần mềm, website... Mỗi một cuộc cách mạng công nghệ đều đem đến thay đổi về kỹ thuật, sản phẩm công nghệ phục vụ thị trường khác nhau. Điều này đòi hỏi các nhà thiết kế phải hiểu và có khả năng ứng dụng trong việc thiết kế sản phẩm. Trên thực tế, nhiều họa sĩ sử dụng các phần mềm kỹ thuật số như là một công cụ cần thiết để làm việc, khi sản phẩm thiết kế trên thị trường thay đổi như thiết kế game, app - ứng dụng (trên máy tính và điện thoại), sản phẩm mỹ thuật 3D... đã có sự phân cấp năng lực và thị trường từ nhân lực thiết kế. Do vậy, việc tự nâng cao chuyên môn, cập nhật các sản phẩm công nghệ và kỹ thuật mới để có thể thực hiện được các hợp đồng thiết kế theo nhu cầu xã hội hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu tự thân của các họa sĩ. 3.2. Xây dựng phát triển các tác phẩm MTƯD MTƯD là một trong những ngành nghề quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước, góp phần trang bị một cách cơ bản, toàn diện một số kỹ năng cho con người. Vai trò MTƯD là: - Thiết kế kiểu dáng sản phẩm. - Thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế hàng hóa. - Tạo dựng nền văn hóa thẩm mỹ và nhận thức xã hội. - Tạo dựng bản sắc thương hiệu dân tộc. Từ 1985 về trước đào tạo MTƯD chủ yếu là sáng tác thiết kế vẽ tay, sáng tác ra các sản phẩm nhưng không quan tâm nhiều đến địa chỉ nhận sản xuất và ứng dụng. Sau năm 1986, nền kinh tế mở cửa, đây cũng là lúc chuyển đổi mô hình kinh tế, và tạo cơ hội cho MTƯD có cơ hội phát triển. Từ thập kỷ 90 trở đi, các cơ sở đào tạo MTƯD bắt đầu bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (3.0), sử dụng công nghệ thông tin, máy vi tính kết nối mạng internet. Bối cảnh đất nước đang đổi mới hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải chứng tỏ tài năng, tâm huyết của người nghệ sỹ, nghệ nhân, của nhà khoa học - cả dân tộc đang đòi hỏi những sản phẩm thiết kế MTƯD thể hiện đầy đủ cả trình độ tư tưởng, ý thức thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật... Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại cũng góp phần thúc đẩy tương hỗ cho sự sáng tạo MTƯD. 21Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Việc định hướng đào tạo nguồn nhân lực MTƯD phải xuất phát từ những phân tích khoa học về xu thế phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ nói chung cũng như về sự phát triển của MTƯD nói riêng. Hoạt động của MTƯD nói chung là một quá trình thể hiện sự kết hợp thống nhất và hài hòa các kiến thức kinh tế - xã hội - khoa học - kỹ thuật - văn hóa - nghệ thuật và tổ chức - quản lý. Người làm MTƯD phải hình dung được những ảnh hưởng về kinh tế - chính trị - xã hội, văn hóa và công nghệ chi phối vào sản phẩm của mình. Ngoài các cộng tác viên quen thuộc như các kỹ sư, các chuyên gia công nghệ, các nhà kinh tế, quản lý, các nghệ sĩ tạo hình, ngày nay MTƯD còn có quan hệ chặt chẽ với các chuyên gia xã hội học, tâm lý xã hội, văn hóa, tin học, bảo vệ môi trường v.v. Sản phẩm MTƯD được tạo nên và tồn tại trong thời gian dài. Thiết kế là yếu tố quyết định kiểu dáng của sản phẩm. Không những thế nó còn có tầm quan trọng trong chính sách thương mại, đóng vai trò quyết định sự lớn mạnh của công ty. Vì vậy sự khác biệt duy nhất của sản phẩm trong cạnh tranh được nhờ vào hoạt động của MTƯD. Người làm MTƯD phải biết phân tích, dự đoán xu thế phát triển để tổng hợp và đưa ra các giải pháp đáp ứng yêu cầu phát triển. Điều đó đòi hỏi trình độ kiến thức của những người làm MTƯD phải đi trước một bước, phải đón trước sự phát triển của xã hội một cách chủ động. Như vậy, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực MTƯD là đào tạo con người có kiến thức và kỹ năng cao, có đạo đức, có kỷ luật, có trách nhiệm, có tư duy năng động, khả năng làm việc độc lập, có tinh thần hợp tác và khả năng tổ chức lao động, có thói quen tự học, tự nâng cao trình độ để có thể đáp ứng yêu cầu luôn luôn mới và có khả năng vươn lên những trình độ học vấn cao hơn khi cần thiết. Để đạt được mục tiêu trên, các cơ sở đào tạo MTƯD phải được tổ chức theo mô hình mới, đa dạng hóa các loại hình đào tạo và chương trình học tập, bảo đảm cơ hội học tập mở rộng cho mọi người, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và với bất cứ hình thức nào trên cơ sở sử dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ thông tin. Làm được điều đó thì nhận thức và thị hiếu thẩm mỹ của người học được trang bị một cách cơ bản, và ngày càng hướng tới mục tiêu đào tạo toàn diện. Khác với mô hình nhà trường truyền thống, ngày nay nhà trường phải là nơi học tập của nhiều lứa tuổi khác nhau với nhiều ngành nghề, trình độ và thời gian khác nhau. Khi công nghệ thông tin tạo điều kiện hình thành một cách rộng rãi các hệ thống cung cấp thông tin - tri thức thì tính độc quyền của nhà trường sẽ không còn và thay vào đó là một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo, các hình thức đào tạo, các phương pháp đào tạo v.v. nhằm một mục đích chung cao cả là nâng cao tri thức chung và tri thức chuyên ngành cho người học. Học tập đi đôi với thực hành là cách thực tế nhất từ trước đến nay nền giáo dục nước ta hướng đến. Trong đào tạo MTƯD, việc học và hành này càng trở nên quan trọng. Các cơ sở đào tạo luôn hướng đến việc mở các xưởng thực hành để sinh viên có thể thực tập ngay sau những giờ học lý thuyết. Trong quá trình tiếp thu lý thuyết tại xưởng, sinh viên có điều kiện để thấy người thầy thị phạm, thao tác trên máy móc, thiết bị. Đây là những bài học từ 22 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion thực tế sinh động, giúp cho người học dễ nắm bắt kiến thức hơn là những bài giảng lý thuyết khô khan trên các giảng đường. Dạy và học hiện nay mang tính truyền bá kiến thức đại trà, do đó mô hình học tại xưởng hướng đến đào tạo từng con người về kỹ năng hành nghề. Trong quá trình học tại xưởng, các kỹ năng của sinh viên sẽ được bộc lộ và được tôi luyện. Được chứng kiến cách làm việc của các chuyên gia giúp cho sinh viên có những hứng thú trong công việc. Bởi lẽ, một hành vi sáng tạo nhiều khi gây nên niềm cảm hứng cho một hành vi sáng tạo khác. Học tập gắn với thực tiễn, kết hợp tại các làng nghề truyền thống sản xuất sẽ mang lại lợi ích thiết thực. Những kiến thức mà sinh viên thu được xuất phát từ thực tế cuộc sống. Đó là những bài học sống động, bổ ích mà họ mang theo trong hành trang của mình sau khi tốt nghiệp. 3.3. Một số giải pháp phát triển MTƯD được xây dựng từ nền tảng làng nghề gốm, nghề mây tre đan Có thể nói, hiện nay để sản phẩm các làng nghề truyền thống bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội, thì MTƯD được nhận định là cứu cánh của các làng nghề trong cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm; tuy nhiên, việc đưa ưu điểm của mỹ thuật ứng dụng vào sản phẩm làng nghề rất gian nan [9]. Khu vực làng nghề hiện có rất nhiều sản phẩm độc đáo, cung cấp một lượng lớn hàng hóa cho xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy vậy, sản phẩm của làng nghề hiện mới chỉ chiếm được thị trường giá rẻ, nên thu nhập của người dân làng nghề rất thấp. Bên cạnh đó, còn một số khó khăn cho phát triển nghề như không dự trữ nguyên liệu, phụ thuộc vào thương lái, chi phí đầu vào tăng cao. Công tác đào tạo cũng không thể thực hiện với quy mô lớn, bài bản; không có điều kiện mời các chuyên gia hay những người có thể hướng dẫn tổ chức sản xuất, kỹ năng làm thương mại. Cũng chính bởi thu nhập thấp, việc tìm kiếm thị trường của các làng nghề rất hạn chế. Điều cần quan tâm nhất hiện nay vẫn là nâng giá trị của sản phẩm làng nghề. Muốn vậy, phải tập trung vào cải thiện thiết kế sản phẩm, trong đó yếu tố công nghệ và thẩm mỹ giữ vai trò chủ chốt. Về yếu tố thẩm mỹ, mỹ thuật ứng dụng sẽ tác động tới hình thức của sản phẩm khi giúp khai thác được vẻ đẹp nguyên liệu, thậm chí là tạo ra sự độc đáo từ nguyên liệu rất đơn giản và tính toán sao cho hình dáng sản phẩm đẹp, tiện dụng, kết cấu kỹ thuật cũng bền chắc hơn. Đặc biệt, các họa sĩ MTƯD sẽ giúp sản phẩm làng nghề bắt kịp xu hướng màu sắc của thế giới theo từng năm, thậm chí từng mùa và có thể tạo ra những hoa văn mới để đưa vào sản phẩm, thể hiện rất rõ trong sản phẩm gốm, thêu...[9]. Có thể nói, mỹ thuật ứng dụng có khả năng tạo ra bước cải tiến lớn cho sản phẩm làng nghề. Tuy vậy, việc đưa mỹ thuật ứng dụng vào sản phẩm rất khó khăn. Khả năng thuê họa sỹ, nhà chuyên môn để đưa thẩm mỹ vào nghề thủ công không phải quá khó khăn, thiếu tài chính chỉ là một phần, chủ yếu do nhận thức. Rất nhiều chủ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thương mại hiện vẫn kinh doanh theo lối “dìm giá” để được hưởng lợi nhuận cao nhất có thể, như vậy sẽ không bao giờ có được sản phẩm đẹp. Tại các làng nghề hiện nay, rất hiếm doanh nghiệp táo bạo kinh doanh mặt hàng đặc biệt, độc đáo. Chính vì vậy, làng nghề không có cơ hội tạo ra những sản phẩm đẹp cho thị trường [9]. 23Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Thông qua Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc hay nhiều cuộc thi về thiết kế mẫu mã thủ công mỹ nghệ, có thể thấy khả năng của nghệ nhân ở làng nghề rất lớn. Mỗi năm, các nghệ nhân có thể tạo hàng nghìn mẫu mới, đẹp nhưng rất khó bán do không có khả năng tiếp cận những người có nhu cầu [9]. Sản phẩm MTƯD được xây dựng từ nền tảng làng nghề gốm, nghề mây tre đan Hình 4. Sản phẩm MTƯD của tác giả bải viết được thực hiện tại làng gốm Phù Lãng Sản phẩm được trưng bày tại Triển lãm MTƯD toàn quốc năm 2019 Hình 5. Sản phẩm MTƯD của ThS Bùi Văn Long, Khoa Tạo dáng công nghiệp, được thực hiện tại làng gốm Phù Lãng năm 2019. Sản phẩm được trưng bày tại Triển lãm MTƯD toàn quốc năm 2019 Hình 6. Bài thiết kế MTƯD của sinh viên Khoa Tạo dáng công nghiệp, được thực hiện từ ý tưởng mây tre làng nghề Phú Vinh Sản phẩm được giải Khuyến khích giải thưởng SV nội thất năm 2019 Hình 7. Bộ sản phẩm MTƯD của sinh viên Khoa Tạo dáng công nghiệp, được thực hiện tại làng gốm Phù Lãng Sản phẩm được trưng bày tại Triển lãm Nghiêng 3, Khoa TDCN năm 2019. 24 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 4. Kết luận Cùng với tiến bộ khoa học - công nghệ sản phẩm vật chất ngày càng nhiều, thì văn minh tinh thần, giá trị truyền thống, đạo đức có thể sẽ ngày càng giảm dần, điều này rất ảnh hưởng đến các nhà thiết kế trẻ khi chạy theo công nghệ phát triển ý tưởng sáng tạo nhanh nhưng sản phẩm của họ không còn đảm bảo được các yếu tố: hữu dụng, thẩm mỹ cao, tính dân tộc. Như vậy, những sản phẩm đó không thỏa mãn các điều kiện hữu dụng toàn diện về giá trị cao về mặt sử dụng, tính nghệ thuật hấp dẫn - đây là xu thế thời đại, vì chỉ những sản phẩm nào bộc lộ được rõ nét bản sắc dân tộc, ghi được dấu ấn tài năng và phong cách độc đáo của người thiết kế và có tính hội nhập cao mới được thị trường hiện đại toàn cầu chấp nhận. “Nếu không bắt kịp nhịp phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức như: tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp, gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng tới kinh tế đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước chậm phát triển” [8]. Những sản phẩm chất lượng cao, mang tính đặc trưng riêng, phục vụ hội họa cũng là một cách thức dù không hẳn giúp làng nghề phát triển đại trà trở lại. Ưu điểm của cách thức này là không cần phải phát triển ồ ạt, sản xuất ít, ít gây ô nhiễm môi trường nhưng mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, dù phát triển theo kiểu đại trà hay theo hướng sản xuất ít mà hiệu quả kinh tế cao thì không thể phát triển tự phát, mà cần có sự kết hợp một cách lâu dài, bài bản hơn và có sự tham gia tích cực hơn của cơ quan quản lý nhà nước, đoàn hội để người làm nghề, dù đầu tư theo xu hướng nào cũng yên tâm hơn [10]./. Tài liệu tham khảo: [1]. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong đào tạo văn hoá nghệ thuật (2002), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. [2]. Hoàng Minh Phúc, Hợp tác đào tạo và sử dụng nhân lực giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng - Một nhu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay, Hội thảo Khoa học, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, 2017, tr.76-82 [3]. Lâm Tô Lộc (2001), Truyền thống nghệ thuật và sự phát triển của nó về văn hoá, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. [4]. Lịch sử Việt Nam, tập I (1971), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [5]. Nguyễn Lan Hương, Vai trò của Mỹ thuật ứng dụng trong đời sống và trong đào tạo, Tạp chí khoa học và Đào tạo ĐH Công nghệ Sài Gòn, Số 01, 2018, tr.25-29. [6]. Nguyễn Ngọc Dũng (1984), “Ba mươi năm đào tạo họa sĩ Mỹ thuật Công nghiệp”, Tạp chí Mỹ thuật Công nghiệp, số 2/15, tr. 9-13. [7]. Nguyễn Ngọc Dũng, Bàn về thuật ngữ Design, Tlđd, tr.12. [8]. Từ Mạnh Lương, Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực Văn hóa Nghệ thuật, Hội thảo khoa học, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2018. [9]. Việt Nga (20190, “Mỹ thuật ứng dụng: Cải thiện mẫu mã sản phẩm làng nghề”, báo Công thương. [10]. “Đánh thức” làng nghề truyền thống nhờ mỹ thuật (2019), báo Công an nhân dân, Hà Nội. Địa chỉ tác giả: Khoa Tạo dáng công nghiệp, Trường Đại học Mở Hà Nội Email: huongnguyentdcn@hou.edu.vn
File đính kèm:
- lang_nghe_truyen_thong_nen_tang_de_xay_dung_phat_trien_cac_t.pdf