Luận án Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và một số acid amin thiết yếu lên sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà H’mông
Gà là đối tượng không thể tách rời ngành chăn nuôi tại Việt Nam, trong đó
gà nuôi thả vườn luôn giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của hộ nghèo
(Đặng Thị Hạnh, 1999) [65] vì chi phí đầu tư cho hệ thống chăn nuôi này tương
đối thấp (Okitoi et al., 2007) [173]. Trong các giống gà nuôi thả vườn của Việt
Nam, gà H’mông thuộc nhóm gà có da, thịt và xương đen (Vũ Quang Ninh, 2001
[233]; Đào Lệ Hằng, 2001 [64]; Ngô Kim Cúc và ctv., 2002 [157]; Dương Thị
Anh Đào và ctv., 2011 [64]) và thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao và ngọt nhờ hàm
lượng axit amin cao (Lương Thị Hồng và ctv., 2007 [129]). Gà H’mông được
nuôi ở ĐBSCL từ năm 2007 trên 6.000 con tại tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long (Hồ
Lâm, 2011) [90], chủ yếu bằng phương thức chăn thả hoặc bán chăn thả. Hơn nữa
thịt gà H’mông được đánh giá là ngon và ngọt (Trần Trọng Trung, 2011 [226];
Hồ Lâm, 2011 [90]).
Năng lượng trao đổi và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng chính đến sinh
trưởng và phát triển của gà. Đồng thời việc bổ sung protein vào khẩu phần mang
hiệu quả là nhờ sự cân đối các axit amin. Cơ thể chỉ tổng hợp protein từ mẫu axit
amin cân đối, bổ sung axit amin giới hạn để tạo sự cân đối (Lê Đức Ngoan và ctv,
2004) [119]. Trong khi, axit amin là đơn vị nhỏ nhất tổng hợp nên protein (Fuller,
2004) [75], nên nó là thành phần ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà. Ngày nay,
bảng axit amin lý tưởng theo lysine được sử dụng rộng rãi trong công thức khẩu
phần của gà (Baker, 1997 [16]; Mack et al., 1999 [131]; Baker et al., 2002 [18]).
Khi giảm protein thô và bổ sung axit amin vào khẩu phần đã hỗ trợ tốt cho tiêu
thụ thức ăn và tăng trưởng của gà thịt (Yamazaki et al., 1998 [244]; Aletor et al.,
2000 [7]). Hơn nữa, năng lượng trao đổi và axit amin khác nhau đã ảnh hưởng
đến sinh trưởng và chất lượng thịt (Araújo et al., 2005 [11]; Corzo et al., 2005
[42]). Do đó năng lượng trao đổi và axit amin liên quan không chỉ đến từng giai
đoạn phát triển và sản xuất của gà mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và một số acid amin thiết yếu lên sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà H’mông
1 Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của luận án Gà là đối tượng không thể tách rời ngành chăn nuôi tại Việt Nam, trong đó gà nuôi thả vườn luôn giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của hộ nghèo (Đặng Thị Hạnh, 1999) [65] vì chi phí đầu tư cho hệ thống chăn nuôi này tương đối thấp (Okitoi et al., 2007) [173]. Trong các giống gà nuôi thả vườn của Việt Nam, gà H’mông thuộc nhóm gà có da, thịt và xương đen (Vũ Quang Ninh, 2001 [233]; Đào Lệ Hằng, 2001 [64]; Ngô Kim Cúc và ctv., 2002 [157]; Dương Thị Anh Đào và ctv., 2011 [64]) và thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao và ngọt nhờ hàm lượng axit amin cao (Lương Thị Hồng và ctv., 2007 [129]). Gà H’mông được nuôi ở ĐBSCL từ năm 2007 trên 6.000 con tại tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long (Hồ Lâm, 2011) [90], chủ yếu bằng phương thức chăn thả hoặc bán chăn thả. Hơn nữa thịt gà H’mông được đánh giá là ngon và ngọt (Trần Trọng Trung, 2011 [226]; Hồ Lâm, 2011 [90]). Năng lượng trao đổi và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng chính đến sinh trưởng và phát triển của gà. Đồng thời việc bổ sung protein vào khẩu phần mang hiệu quả là nhờ sự cân đối các axit amin. Cơ thể chỉ tổng hợp protein từ mẫu axit amin cân đối, bổ sung axit amin giới hạn để tạo sự cân đối (Lê Đức Ngoan và ctv, 2004) [119]. Trong khi, axit amin là đơn vị nhỏ nhất tổng hợp nên protein (Fuller, 2004) [75], nên nó là thành phần ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà. Ngày nay, bảng axit amin lý tưởng theo lysine được sử dụng rộng rãi trong công thức khẩu phần của gà (Baker, 1997 [16]; Mack et al., 1999 [131]; Baker et al., 2002 [18]). Khi giảm protein thô và bổ sung axit amin vào khẩu phần đã hỗ trợ tốt cho tiêu thụ thức ăn và tăng trưởng của gà thịt (Yamazaki et al., 1998 [244]; Aletor et al., 2000 [7]). Hơn nữa, năng lượng trao đổi và axit amin khác nhau đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng thịt (Araújo et al., 2005 [11]; Corzo et al., 2005 [42]). Do đó năng lượng trao đổi và axit amin liên quan không chỉ đến từng giai đoạn phát triển và sản xuất của gà mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Chi phí thức ăn nuôi gà chiếm 60 - 90 % tổng chi phí sản xuất (Gunaratne et al., 1992) [78], nên lợi nhuận thu được phụ thuộc lớn vào chi phí thức ăn. Hơn nữa, các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi đã nhập khẩu trên 3,7 triệu tấn nguyên liệu/năm (Mai Hương, 2013) [133]. Do đó để tăng lợi nhuận cho người nuôi thì nên tận dụng thức ăn có sẵn của địa phương và kết hợp với chăn thả. 2 Ngoài ra, nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và axit amin trong khẩu phần lên sức sản xuất và chất lượng thịt gà H’mông chưa có. Hơn nữa, kết quả thực hiện đề tài này sẽ tạo thêm những lựa chọn mới về giống và phương thức nuôi gà thả vườn tại ĐBSCL. 1.2 Mục tiêu của luận án Xây dựng khẩu phần ăn thích hợp dựa trên nhu cầu năng lượng trao đổi và lysine và xác định phương thức nuôi thích hợp trong từng mùa cho gà H’mông nuôi ở ĐBSCL. Mục tiêu cụ thể: Xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và lysine lên sức sản xuất thịt của gà H’mông qua từng giai đoạn sinh trưởng. Xác định ảnh hưởng của các khẩu phần lên sức sản xuất và chất lượng thịt gà H’mông. Xác định ảnh hưởng của phương thức và mùa vụ nuôi lên sức sản xuất và chất lượng thịt gà H’mông. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu gà H’mông được nuôi thịt tại tỉnh Trà Vinh với phạm vi gồm: - Nghiên cứu ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và lysine lên sức sản xuất của gà H’mông nuôi thịt từ 0 đến 14 tuần tuổi; - Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần khác nhau lên sức sản xuất và chất lượng thân thịt của gà H’mông từ 0 đến 14 tuần tuổi; - Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức nuôi và mùa vụ lên sức sản xuất và chất lượng thân thịt của gà H’mông từ 5 đến 9 tuần tuổi. 1.4 Những đóng góp mới của luận án 1. Mức năng lượng trao đổi và lysine tốt nhất trong khẩu phần để nuôi gà H’mông thịt giai đoạn 0-4; 5-9; 10-14 lần lượt là 3.000 và 1,1%; 3.000 và 1,0%; 3.100 kcal/kg thức ăn và 0,85%. 2. Xác định được ảnh hưởng của phương thức và mùa vụ nuôi gà H’mông cho sức sản xuất và chất lượng thịt tại ĐBSCL. 3 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Vị trí địa lý, khí hậu và đất đai của tỉnh Trà Vinh Trà Vinh là tỉnh nằm trong khu vực Tây Nam bộ của Việt Nam, phía Đông giáp biển đông, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre (Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh, 2013) [39]. Trà Vinh thuộc nữa Bán cầu Bắc, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 (Wikipedia, 2013a) [242]. Diện tích tự nhiên là 2.341 km2, được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, có 65 km bờ biển. Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình 26-270C, độ ẩm trung bình 83-85%, lượng mưa trung bình 1.500 mm, ít bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Diện tích đất nông nghiệp là 185 ngàn ha, đất ở nông thôn là 3.845 ha, đất chưa sử dụng là 900 ha. Đất cát giồng toàn tỉnh chiếm 6,62% (Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh, 2013) [39]. Hình 2.1: Bản đồ địa lý hành chính của tỉnh Trà Vinh Như vậy, với diện tích đất giồng cát chiếm 6,62% và đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nên việc phát triển gà thả vườn theo phương thức chăn thả hoặc bán chăn thả trên địa bàn tỉnh là hoàn toàn có thể. 2.2 Tình hình chăn nuôi gà thả vườn ở ĐBSCL Nuôi gà chăn thả phát triển khắp mọi vùng nông thôn và đàn gà thả vườn chiếm 65-70% tổng đàn gà cả nước (Lê Hồng Mận, 2002) [120]. Giống gà thả vườn được nuôi bằng 3 phương thức như nuôi thả hoàn toàn, nuôi bán chăn thả và nuôi nhốt hoàn toàn (Dương Thanh Liêm, 2003) [62]. Kết quả phân tích của Nguyễn Quốc Nghi và ctv. (2011) [162] cho thấy nuôi gà thả vườn bán công 4 nghiệp ở ĐBSCL mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi và cần mở rộng qui mô sản xuất để tăng thu nhập cho nông hộ. Giống gà thả vườn được nuôi phổ biến ở ĐBSCL bao gồm gà Tàu Vàng, gà Nòi, gà Ác, gà Tre, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, trong đó giống gà Nòi được người dân nuôi nhiều nhất (Nguyễn Văn Quyên, 2008c) [170]. Những hộ nuôi bán chăn thả với qui mô nhỏ đã chọn mua con giống tại địa phương, còn hộ nuôi với qui mô lớn thì chọn con giống tại các Trung tâm sản xuất con giống (Nguyễn Quốc Nghi và ctv., 2011) [162]. Một trong các giống gà bản địa được chọn nuôi theo phương thức thả vườn ở các địa phương miền Bắc là gà H'mông. Gà H’mông chứa gen quý và thịt có giá trị dinh dưỡng cao và ngọt nhờ hàm lượng axit amin cao (Lương Thị Hồng và ctv., 2007) [129]. Năm 2000, Chu Khôi (2010) [36] cho biết kinh phí của dự án "Bảo tồn các giống vật nuôi có vốn gen quý hiếm tại Việt Nam", TS. Võ Văn Sự đã chủ trì đề tài và Viện Chăn nuôi đã nuôi thích nghi thành công giống gà H’mông tại Hà Nội. Năm 2003 Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã giao Viện Chăn nuôi thực hiện dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi vịt Bầu Quỳ và gà H’mông”, sau đó giống gà H’mông được liệt vào danh sách nuôi giữ giống gốc. Xã Cò Nòi (huyện Hát Lót - Sơn La) đã nhận từ Viện Chăn nuôi 1.000 con giống gà H‘mông, đưa vào chăn nuôi theo hướng hàng hoá. Công ty Giống vật nuôi quý hiếm Hà Khánh (thôn Thái Thông, xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang) đang liên kết với nông dân ở Nha Trang, chăn nuôi bao tiêu sản phẩm giống gà H’mông, với quy mô đàn hiện tại 70.000 con. Công ty TNHH Lạc Hoà (xã Tiến Xuân, Lương Sơn, Hoà Bình) hiện liên kết với 20 hộ nông dân nuôi gà H'mông, quy mô đàn 30 ngàn con. Mỗi hộ nông dân chăn nuôi gia công cho Công ty 1.000 - 2.000 con. Tại ĐBSCL, gà H’mông được nuôi từ năm 2010 tại tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, gà dễ nuôi và tỉ lệ hao hụt thấp (Trần Trọng Trung, 2011) [226] và sau đó lan dần sang nhiều tỉnh khác. Như vậy, gà H’mông hiện nay được nuôi rộng rãi từ Bắc vào Nam. Thức ăn được sử dụng nuôi gà thả vườn tại ĐBSCL có 3 nguồn như thức ăn nguyên liệu của địa phương, thức ăn công nghiệp và thức ăn có sẵn trong vườn. Thức ăn có sẵn trong vườn gồm các loại hạt, các loại cỏ tươi, các loại sâu bọ và côn trùng (Nguyễn Hữu Tỉnh, 1999) [160]. Tấm gạo được nông hộ sử dụng để nuôi gà Nòi con và lúa nguyên hạt được dùng để nuôi gà giò, gà trưởng thành và gà sinh sản (Nguyễn Văn Quyên, 2008c) [170]. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Võ 5 Anh Khoa và Nguyễn Minh Thông (2012) [66] cho thấy hầu hết thức ăn công nghiệp đang có ngoài thị trường đều đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho gà Tàu Vàng giai đoạn úm, tỉ lệ nuôi sống của gà 1-4 tuần tuổi với các loại thức ăn công nghiệp không khác biệt và đạt tỉ lệ 97,92%. Tỉ lệ nhiễm bệnh trên gà nuôi thả hoàn toàn là 75%, cao hơn gà nuôi bán chăn thả 69,23% và nuôi nhốt hoàn toàn 36,57%. Nguyên nhân gà nuôi thả hoàn toàn mắc bệnh cao là do gà được thả để tự kiếm thức ăn nên nguy cơ nhiễm mầm bệnh từ môi trường bên ngoài cao (Hồ Thị Việt Thu, 2012) [91]. Một trong những loại bệnh nguy hiểm là bệnh Newcastle, bệnh này được lưu hành từ lâu và suốt từ Bắc đến Nam (Nguyễn Vĩnh Phước và ctv., 1978) [172]. Một số nghiên cứu ở ĐBSCL cũng cho thấy tỉ lệ mắc bệnh Newcastle ở những đàn gà không được tiêm phòng là rất cao: 58% ở An Giang (Mai Hoàng Việt, 1998) [132] và 47,4% ở Đồng Tháp (Dương Nghĩa Quốc, 2007) [60]. Gà được nuôi thả vườn chiếm khoảng 70% trong ngành chăn nuôi gà và nó đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của đất nước. Hơn nữa, gà thả vườn của Việt Nam có nguồn gen đa dạng và thịt gà thả vườn đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng và phù hợp với ẩm thực của người Việt. Trong khi chi phí thức ăn chiếm 60-90% tổng chi phí sản xuất gà thả vườn (Gunaratne et al., 1992) [78]. Vì vậy để nâng cao hiệu quả nuôi gà thả vườn tại ĐBSCL cần phải giảm chi phí thức ăn bằng nhiều cách khác nhau như: (1) Tận dụng thức ăn có sẵn trong vườn như côn trùng, các loại hạt và cây cỏ. Đồng thời thả gà với mật độ thích hợp để đảm bảo nguồn thức ăn có sẵn trong vườn có thể tái sinh. Tăng cường trồng cây ăn trái để tạo bóng mát cho gà và trồng thêm rau và cỏ làm thức ăn xanh. Hơn nữa, tạo hệ thực vật phong phú sẽ tạo điều kiện tốt cho côn trùng và các động vật khác phát triển. (2) Bổ sung axit amin tổng hợp vào khẩu phần từ các nguồn thức ăn có sẵn của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng protein thô của khẩu phần, qua đó nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn của gà và giảm chi phí. 2.3 Đặc điểm và khả năng sản xuất của gà H’mông Gà H’mông thuộc giống gà thả vườn nội địa, có nguồn gốc ở vùng núi phía Bắc, được nuôi theo phương thức truyền thống và chiếm tỉ lệ 13-14% trong cơ cấu đàn gà tại các huyện vùng núi của tỉnh Hà Giang (Trần Thanh Vân và ctv., 2006) [222]. Gà thuộc nhóm gà da, thịt và xương đen (Vũ Quang Ninh, 2001 [233]; Đào Lệ Hằng, 2001 [64]; Dương Thị Anh Đào và ctv., 2011 [63]). Hơn nữa, thịt gà H’mông có giá trị dinh dưỡng cao và ngọt nhờ hàm lượng axit amin 6 cao (Lương Thị Hồng và ctv., 2007) [129]. Bên cạnh đó, gà H’mông còn chứa gen quý của giống gà bản địa và hiện nay được Viện Chăn nuôi nuôi giữ quỹ gen và sản xuất giống đưa xuống vùng đồng bằng nuôi tập trung để cung cấp thực phẩm cho con người. Gà H’mông mới nở có 4 màu lông chính là đen tuyền, tro, vàng rơm và trắng (Dương Thị Anh Đào và ctv., 2011) [63]. Lúc trưởng thành gà có màu sắc đa dạng, trong đó màu lông xám chiếm tỉ lệ 34,1%, màu đen 16,6% và màu vàng rơm 3,4%, khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi là 942 g/con và lúc 24 tuần đạt 1.820 g/con trống và 1.400 g/con mái (Trần Thanh Vân và ctv., 2006) [222]. Theo Dương Thị Anh Đào và ctv. (2011) [63] cho biết gà trưởng thành khi nuôi trên 12 tháng thì con trống có tầm vóc cao to, dáng hùng dũng, nhanh nhẹn và khối lượng có thể đạt trên 3 kg, còn gà mái có tầm vóc trung bình, khối lượng đạt 2,5-2,6 kg; 100% gà có mào cờ, màu đen hoặc đỏ thẫm; chân đen chiếm trên 90%, chân vàng chiếm 5-10%; chân có 4 ngón chiếm 98%, một số ít có 5 ngón, chân có lông chiếm 5-10%; bộ lông dầy, mượt, màu sắc lông đa dạng, đuôi dài và vểnh. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể là 3,3 kg, tỉ lệ nuôi sống trên 92%, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của Việt Nam và tuổi đẻ trứng đầu tiên khoảng 135-140 ngày (Dương Thị Anh Đào và ctv., 2011) [63]. Gà H'mông lông đen nuôi nhốt 3 tuần đầu sau đó nuôi thả cho thấy gà thích nghi với điều kiện nuôi bán chăn thả tại nông hộ, sau 12 tuần tuổi tỉ lệ nuôi sống đạt 85,84%, đặc tính sinh dục thứ cấp hoạt động sớm, khối lượng cơ thể đạt 1.206 g và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 3,54 kg (Trần Thanh Vân, 2005) [221]. Gà H’mông rất háu ăn, bản tính chăm chỉ và chịu khó bới tìm thức ăn; khi ngủ gà rụt cổ, đầu chúi xuống, bụng ép xuống nền và 2 cánh khép; hiếu động và nhạy cảm, đặc biệt nhạy cảm với tín hiệu âm thanh và màu sắc, gà hung dữ và hiếu chiến (Dương Thị Anh Đào và ctv., 2011 [63]; Đào Lệ Hằng, 2001 [64]). Hành vi tranh giành con mái, ghẹ mái, cường độ hoạt động sinh dục và đẻ trứng diễn ra vào các thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng biểu hiện đòi ấp của gà H’mông không cao (Dương Thị Anh Đào và ctv., 2011) [63]. Gà H’mông được nuôi ở miền Nam từ những năm 2007 để lấy thịt cung cấp cho con người. Đây là giống gà thích nghi lâu đời tại vùng núi cao, nhưng được Viện Chăn nuôi Quốc gia đánh giá là có khả năng thích nghi tốt tại vùng Đồng bằng phía Bắc và phát triển được ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và axit amin 7 lên khả năng sinh trưởng và sản xuất của gà H’mông và việc đánh giá khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt gà H’mông với các phương thức nuôi và mùa vụ tại vùng ĐBSCL còn hạn chế. Hơn nữa, năng lượng trao đổi và hàm lượng một số axit amin thiết yếu trong khẩu phần đã được đánh giá là ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thân thịt của giống gà công nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm làm rõ hơn sự ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và một số axit amin thiết yếu khác nhau trong khẩu phần lên khả năng sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà H’mông. 2.4 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và axit amin khẩu phần lên sinh trưởng và chất lượng thịt gà 2.4.1 Ảnh hưởng của năng lượng khẩu phần lên tiêu thụ thức ăn của gà Năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể gà bao gồm năng lượng phục vụ cho các hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, hoạt động sinh sản, bài tiết và quá trình trao đổi chất. Cơ thể gà cần năng lượng từ protein, lipid và carbohydrate trong thức ăn để duy trì sự sống và tích lũy lại trong cơ thể, trong đó carbohydrate cung cấp năng lượng chiếm tỉ lệ 40-60% (Võ Bá Thọ, 1996) [231]. Khi xây dựng khẩu phần cho gà thì mức năng lượng trong khẩu phần là yếu tố được quan tâm đầu tiên, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiêu thụ thức ăn. Hơn nữa, cũng phải chú ý đến tỉ lệ giữa năng lượng và protein hoặc tỉ lệ giữa năng lượng và axit amin. Theo Dương Thanh Liêm (2003) [62] cho biết việc tổ hợp khẩu p ... usted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 122.80 122.80 30.70 2.88 0.059 Error 15 159.75 159.75 10.65 Total 19 282.55 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên tăng khối lượng cơ thể của gà H’mông tuần 8 Analysis of Variance for tăng KLCT tuần 8, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 298.70 298.70 74.68 2.48 0.089 Error 15 452.25 452.25 30.15 Total 19 750.95 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên tăng khối lượng cơ thể của gà H’mông tuần 9 Analysis of Variance for tăng KLCT tuần 9, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 125.200 125.200 31.300 5.61 0.006 Error 15 83.750 83.750 5.583 Total 19 208.950 Khối lượng cuối Analysis of Variance for KLC2, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 2287.30 2287.30 571.83 15.34 0.000 Error 15 559.25 559.25 37.28 Total 19 2846.55 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên tăng khối lượng cơ thể của gà H’mông tuần 5-9 Analysis of Variance for tăng KLCT tuần 5-9, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 2293.80 2293.80 573.45 20.06 0.000 Error 15 428.75 428.75 28.58 Total 19 2722.55 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên tiêu thụ thức ăn của gà H’mông tuần 5-9 Analysis of Variance for tiêu thụ TA tuần 5-9, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P 126 NT 4 31551.7 31551.7 7887.9 21.94 0.000 Error 15 5393.2 5393.2 359.5 Total 19 36945.0 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên hệ số chuyển hóa thức ăn của gà H’mông tuần 5-9 Analysis of Variance for FCR tuần 5-9, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.0046997 0.0046997 0.0011749 1.72 0.198 Error 15 0.0102498 0.0102498 0.0006833 Total 19 0.0149495 Giai đoạn 10-14 tuần tuổi Khối lượng đầu Analysis of Variance for KLĐ3, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 7.20 7.20 1.80 0.07 0.991 Error 15 396.00 396.00 26.40 Total 19 403.20 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên tăng khối lượng cơ thể của gà H’mông tuần 10 Analysis of Variance for tăng KLCT tuần 10, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 51.500 51.500 12.875 1.30 0.313 Error 15 148.250 148.250 9.883 Total 19 199.750 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên tăng khối lượng cơ thể của gà H’mông tuần 11 Analysis of Variance for tăng KLCT tuần 11, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 41.200 41.200 10.300 3.70 0.027 Error 15 41.750 41.750 2.783 Total 19 82.950 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên tăng khối lượng cơ thể của gà H’mông tuần 12 Analysis of Variance for tăng KLCT tuần 12, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 139.700 139.700 34.925 6.59 0.003 Error 15 79.500 79.500 5.300 Total 19 219.200 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên tăng khối lượng cơ thể của gà H’mông tuần 13 Analysis of Variance for tăng KLCT tuần 13, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 93.700 93.700 23.425 2.95 0.056 Error 15 119.250 119.250 7.950 Total 19 212.950 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên tăng khối lượng cơ thể của gà H’mông tuần 14 Analysis of Variance for tăng KLCT tuần 14, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 67.800 67.800 16.950 3.30 0.040 Error 15 77.000 77.000 5.133 Total 19 144.800 127 Khối lượng cuối Analysis of Variance for KLC3, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1320.5 1320.5 330.1 3.14 0.046 Error 15 1579.3 1579.3 105.3 Total 19 2899.8 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên tăng khối lượng cơ thể của gà H’mông tuần 10-14 Analysis of Variance for tăng KLCT tuần 10-14, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1482.70 1482.70 370.68 5.81 0.005 Error 15 956.25 956.25 63.75 Total 19 2438.95 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên tiêu thụ thức ăn của gà H’mông tuần 10-14 Analysis of Variance for tiêu thụ TA tuần 10-14, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 20561.5 20561.5 5140.4 7.31 0.002 Error 15 10546.5 10546.5 703.1 Total 19 31108.0 Ảnh hưởng của nguyên liệu thức ăn lên hệ số chuyển hóa thức ăn của gà H’mông tuần 10-14 Analysis of Variance for FCR tuần 10-14, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.0012825 0.0012825 0.0003206 1.78 0.185 Error 15 0.0026954 0.0026954 0.0001797 Total 19 0.0039779 Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu thức ăn lên tỉ lệ thân thịt, thịt ức và thịt đùi của gà H’mông lúc 14 tuần tuổi Khối lượng sống Analysis of Variance for khối lượng sống, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 2635 2635 659 0.04 0.997 Error 35 602287 602287 17208 Total 39 604922 Khối lượng thân thịt Analysis of Variance for KL thân thịt, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1307 1307 327 0.03 0.998 Error 35 328369 328369 9382 Total 39 329676 Tỉ lệ thân thịt Analysis of Variance for tỉ lệ thân thịt, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 7.274 7.274 1.819 1.30 0.290 Error 35 49.044 49.044 1.401 Total 39 56.318 Khối lượng thịt ức Analysis of Variance for KL thịt ức, using Adjusted SS for Tests 128 Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 103.6 103.6 25.9 0.21 0.932 Error 35 4333.5 4333.5 123.8 Total 39 4437.1 Tỉ lệ thịt ức Analysis of Variance for tỉ lệ thịt ức, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1.1171 1.1171 0.2793 1.37 0.264 Error 35 7.1357 7.1357 0.2039 Total 39 8.2528 Khối lượng thịt đùi Analysis of Variance for KL thịt đùi, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 213.2 213.2 53.3 0.11 0.979 Error 35 17415.1 17415.1 497.6 Total 39 17628.4 Tỉ lệ thịt đùi Analysis of Variance for tỉ lệ thịt đùi, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 3.3142 3.3142 0.8285 2.26 0.082 Error 35 12.8304 12.8304 0.3666 Total 39 16.1446 pH Analysis of Variance for pH, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.51131 0.51131 0.12783 39.91 0.000 Error 35 0.11209 0.11209 0.00320 Total 39 0.62340 Độ rỉ dịch sau bảo quản Analysis of Variance for độ rỉ dịch, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1.07652 1.07652 0.26913 3.91 0.010 Error 35 2.40712 2.40712 0.06877 Total 39 3.48364 Tỉ lệ mất nước sau nầu Analysis of Variance for tỉ lệ mất nước, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 7.8367 7.8367 1.9592 4.21 0.007 Error 35 16.3039 16.3039 0.4658 Total 39 24.1406 Thành phần hóa học Vật chất khô Analysis of Variance for vật chất khô, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 2.7146 2.7146 0.6786 0.88 0.488 129 Error 35 27.0894 27.0894 0.7740 Total 39 29.8040 Protein thô Analysis of Variance for protein thô, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1.7431 1.7431 0.4358 0.62 0.650 Error 35 24.5494 24.5494 0.7014 Total 39 26.2925 Béo thô Analysis of Variance for béo thô, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.02796 0.02796 0.00699 0.38 0.818 Error 35 0.63571 0.63571 0.01816 Total 39 0.66366 Khoáng thô Analysis of Variance for khoáng thô, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.07431 0.07431 0.01858 0.40 0.804 Error 35 1.60757 1.60757 0.04593 Total 39 1.68188 Thí nghiệm 3: Khối lượng đầu giai đoạn 5-9 tuần tuổi Analysis of Variance for KLĐ1, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 828.38 828.38 828.38 24.66 0.000 NT2 2 67.58 67.58 33.79 1.01 0.385 NT1*NT2 2 3.25 3.25 1.62 0.05 0.953 Error 18 604.75 604.75 33.60 Total 23 1503.96 Khối lượng cuối giai đoạn 5-9 tuần Analysis of Variance for KLC1, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 640.7 640.7 640.7 4.38 0.051 NT2 2 4572.8 4572.8 2286.4 15.63 0.000 NT1*NT2 2 9.1 9.1 4.5 0.03 0.969 Error 18 2633.5 2633.5 146.3 Total 23 7856.0 Ảnh hưởng của phương thức nuôi và mùa vụ lên tăng KLCT giai đoạn 5-9 tuần Analysis of Variance for TT5-9, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 12.04 12.04 12.04 0.13 0.727 NT2 2 4680.33 4680.33 2340.17 24.39 0.000 NT1*NT2 2 14.33 14.33 7.17 0.07 0.928 Error 18 1727.25 1727.25 95.96 Total 23 6433.96 Khối lượng đầu giai đoạn 10-14 tuần tuổi Analysis of Variance for KLĐ2, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 150.00 150.00 150.00 10.44 0.005 NT2 2 5.25 5.25 2.62 0.18 0.834 NT1*NT2 2 12.25 12.25 6.12 0.43 0.659 130 Error 18 258.50 258.50 14.36 Total 23 426.00 Khối lượng cuối giai đoạn 10-14 tuần tuổi Analysis of Variance for KLC2, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 2360.2 2360.2 2360.2 20.23 0.000 NT2 2 6297.2 6297.2 3148.6 26.98 0.000 NT1*NT2 2 80.6 80.6 40.3 0.35 0.713 Error 18 2100.5 2100.5 116.7 Total 23 10838.5 Ảnh hưởng của phương thức nuôi và mùa vụ lên tăng KLCT giai đoạn 10-14 tuần Analysis of Variance for TT10-14, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 3700.2 3700.2 3700.2 30.98 0.000 NT2 2 6589.7 6589.7 3294.9 27.59 0.000 NT1*NT2 2 80.6 80.6 40.3 0.34 0.718 Error 18 2150.0 2150.0 119.4 Total 23 12520.5 Ảnh hưởng của phương thức nuôi và mùa vụ lên tiêu thụ TA giai đoạn 5-9 tuần Analysis of Variance for TA5-9, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 104 104 104 0.08 0.778 NT2 2 64753 64753 32376 25.36 0.000 NT1*NT2 2 365 365 183 0.14 0.868 Error 18 22980 22980 1277 Total 23 88202 Ảnh hưởng của phương thức nuôi và mùa vụ lên tiêu thụ TA giai đoạn 10-14 tuần Analysis of Variance for TA10-14, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 34428 34428 34428 17.62 0.001 NT2 2 103100 103100 51550 26.38 0.000 NT1*NT2 2 348 348 174 0.09 0.915 Error 18 35172 35172 1954 Total 23 173049 Ảnh hưởng của phương thức nuôi và mùa vụ lên FCR giai đoạn 5-9 tuần Analysis of Variance for FCR1, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 0.003212 0.003212 0.003212 2.79 0.112 NT2 2 0.005937 0.005937 0.002968 2.58 0.104 NT1*NT2 2 0.000375 0.000375 0.000187 0.16 0.851 Error 18 0.020735 0.020735 0.001152 Total 23 0.030258 Ảnh hưởng của phương thức nuôi và mùa vụ FCR giai đoạn 10-14 tuần Analysis of Variance for FCR2, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 0.020272 0.020272 0.020272 7.92 0.011 NT2 2 0.000154 0.000154 0.000077 0.03 0.970 NT1*NT2 2 0.002079 0.002079 0.001039 0.41 0.672 Error 18 0.046068 0.046068 0.002559 Total 23 0.068572 Khối lượng sống Analysis of Variance for KLS, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 29 29 29 0.00 0.972 NT2 2 8629 8629 4314 0.19 0.826 NT1*NT2 2 233 233 116 0.01 0.995 131 Error 42 942871 942871 22449 Total 47 951760 Khối lượng thân thịt Analysis of Variance for KLTT, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 10 10 10 0.00 0.975 NT2 2 2541 2541 1271 0.12 0.887 NT1*NT2 2 754 754 377 0.04 0.965 Error 42 443465 443465 10559 Total 47 446770 Tỉ lệ thân thịt Analysis of Variance for TLTT, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 0.152 0.152 0.152 0.10 0.756 NT2 2 7.009 7.009 3.505 2.25 0.118 NT1*NT2 2 3.570 3.570 1.785 1.15 0.328 Error 42 65.420 65.420 1.558 Total 47 76.150 Khối lượng thịt ức Analysis of Variance for KLTU, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 44.1 44.1 44.1 0.37 0.548 NT2 2 26.5 26.5 13.3 0.11 0.895 NT1*NT2 2 7.5 7.5 3.8 0.03 0.969 Error 42 5035.7 5035.7 119.9 Total 47 5113.9 Tỉ lệ thịt ức Analysis of Variance for TLTU, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 0.7190 0.7190 0.7190 1.81 0.186 NT2 2 0.1424 0.1424 0.0712 0.18 0.837 NT1*NT2 2 0.0063 0.0063 0.0031 0.01 0.992 Error 42 16.7083 16.7083 0.3978 Total 47 17.5759 Khối lượng thịt đùi Analysis of Variance for KLTĐ, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 9.2 9.2 9.2 0.02 0.899 NT2 2 31.8 31.8 15.9 0.03 0.972 NT1*NT2 2 106.6 106.6 53.3 0.09 0.910 Error 42 23662.4 23662.4 563.4 Total 47 23810.0 Tỉ lệ thịt đùi Analysis of Variance for TLTĐ, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 0.0920 0.0920 0.0920 0.14 0.712 NT2 2 4.1985 4.1985 2.0993 3.16 0.053 NT1*NT2 2 0.8685 0.8685 0.4343 0.65 0.525 Error 42 27.9135 27.9135 0.6646 Total 47 33.0726 pH Analysis of Variance for pH, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 0.00301 0.00301 0.00301 0.16 0.690 NT2 2 0.30752 0.30752 0.15376 8.26 0.001 132 NT1*NT2 2 0.05472 0.05472 0.02736 1.47 0.242 Error 42 0.78172 0.78172 0.01861 Total 47 1.14697 Độ rỉ dịch Analysis of Variance for RD, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 0.2187 0.2187 0.2187 1.91 0.175 NT2 2 2.6078 2.6078 1.3039 11.37 0.000 NT1*NT2 2 0.0314 0.0314 0.0157 0.14 0.872 Error 42 4.8146 4.8146 0.1146 Total 47 7.6725 Mất nước sau nấu Analysis of Variance for MN, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 0.0300 0.0300 0.0300 0.06 0.811 NT2 2 32.1481 32.1481 16.0740 31.15 0.000 NT1*NT2 2 0.2786 0.2786 0.1393 0.27 0.765 Error 42 21.6753 21.6753 0.5161 Total 47 54.1320 Vật chất khô Analysis of Variance for DM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 3.5208 3.5208 3.5208 3.66 0.063 NT2 2 11.3617 11.3617 5.6808 5.91 0.005 NT1*NT2 2 0.1354 0.1354 0.0677 0.07 0.932 Error 42 40.3954 40.3954 0.9618 Total 47 55.4134 Protein thô Analysis of Variance for CP, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 1.156 1.156 1.156 1.11 0.298 NT2 2 0.875 0.875 0.437 0.42 0.660 NT1*NT2 2 0.050 0.050 0.025 0.02 0.976 Error 42 43.803 43.803 1.043 Total 47 45.884 Chất béo Analysis of Variance for EE, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 0.00607 0.00607 0.00607 0.44 0.510 NT2 2 0.08153 0.08153 0.04077 2.96 0.063 NT1*NT2 2 0.00384 0.00384 0.00192 0.14 0.870 Error 42 0.57845 0.57845 0.01377 Total 47 0.66989 Khoáng tổng số Analysis of Variance for ASH, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT1 1 0.01880 0.01880 0.01880 1.72 0.196 NT2 2 0.01771 0.01771 0.00886 0.81 0.451 NT1*NT2 2 0.00595 0.00595 0.00298 0.27 0.763 Error 42 0.45826 0.45826 0.01091 Total 47 0.50072
File đính kèm:
- luan_an_anh_huong_cua_cac_muc_nang_luong_trao_doi_va_mot_so.pdf
- bia luan an.pdf
- Bia tom tat luan an-tieng viet.pdf
- tom tat luan an-tieng anh.pdf
- tom tat luan an-tieng viet.pdf
- trang thong tin luan an - tieng anh.doc
- trang thong tin luan an-tieng viet.doc