Luận án Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần Thơ

Đề tài “Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần

Thơ” được thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2017 tại thành phố Cần

Thơ với mục tiêu chung là xác lập ngưỡng bình thường của nồng độ glucose,

HbA1c (glycohemoglobin) và insulin trong máu chó, xác định tần suất lưu

hành, đánh giá mức độ biến chứng và đánh giá hiệu quả kiểm soát đường

huyết bệnh tiểu đường trên đàn chó được nuôi dưỡng tại Thành phố Cần Thơ.

Xác định hàm lượng đường huyết, glycohemoglobin và insulin trên 480

con chó khỏe mạnh được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ để thiết lập

ngưỡng bình thường của các chỉ số này. Phân tích Nồng độ HbA1c và hoạt lực

insulin trên 20 chó tiểu đường tiền lâm sàng và 20 chó tiểu đường lâm sàng để

thiết lập ngưỡng HbA1c trên chó tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá

trị trung bình của glucose trong máu ngoại vi là 84,29 mg/dL với khoảng đối

chiếu 62-108 mg/dL. Giá trị trung bình hàm lượng glucose trong huyết thanh

95,85 mg/dL với khoảng đối chiếu 70-121 mg/dL. Giá trị trung bình của

HbA1c trên chó khỏe là 4,36 % và khoảng đối chiếu 2,7-6%. Giá trị trung bình

của hoạt lực insulin trên chó khỏe mạnh là 12,56 µIU/mL và khoảng đối chiếu

là 5-20 µIU/mL. Giá trị trung bình của hàm lượng glucose, của nồng độ

HbA1c và hoạt lực insulin trên chó khỏe không phụ thuộc vào nhóm trọng

lượng, nhóm giống, giới tính và nhóm tuổi với P>0,05. Giá trị trung bình

HbA1c trên chó tiểu đường tiền lâm sàng là 5,36%, dao động trong khoảng

5,2-6,3%; trên chó tiểu đường lâm sàng có giá trị trung bình là 7,15%, dao

động trong khoảng 6,4-10%; Nồng độ HbA1c khác nhau rất có ý nghĩa thống

kê (P<0,01) giữa="" nhóm="" chó="" khỏe="" mạnh,="" nhóm="" chó="" tiểu="" đường="" tiền="" lâm="" sàng="">

nhóm chó tiểu đường lâm sàng. HbA1c ≥6,4% là ngưỡng xác định chó mắc

bệnh tiểu đường. Điều tra 5.520 chó được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ

(TPCT). Trong đó, 2.070 con chó được điều tra tại hộ dân nuôi chó và 3.450

con chó được chủ mang đến khám và chữa trị tại 4 phòng mạch Thú y trên địa

bàn TPCT. Kết quả cho thấy, chó được nuôi dưỡng tại TPCT mắc bệnh tiểu

đường với tỷ lệ là 5,54%. Bệnh tiểu đường trên chó phụ thuộc hoàn toàn vào

nhóm giống, nhóm tuổi, nhóm trọng lượng, giới tính, phương thức nuôi, và thể

trạng cơ thể. Nhóm giống chó ngoại, giới tính cái mắc tiểu đường cao lần lượt

6,47%; 6,63%. Chó >7 năm tuổi, nhóm chó nhỏ vóc (TL<9kg), chó="" nuôi="">

chó béo phì mắc bệnh tiểu đường cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 11,64%; 6,49%;

7,97%; 7,54%. Chó tiểu đường tiền lâm sàng với tỷ lệ 70,92% cao hơn chó

tiểu đường lâm sàng (6,16%). Chó tiểu đường thiếu insulin chiếm tỷ lệ

58,43%, cao hơn chó tiểu đường kháng insulin (41,57%).

pdf 163 trang dienloan 7180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần Thơ

Luận án Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần Thơ
i 
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG 
Luận án đính kèm theo đây, với tên đề tài: “Bệnh tiểu đường trên chó tại các 
quận huyện thành phố Cần Thơ” do Nghiên cứu sinh Trần Thị Thảo thực hiện 
và báo cáo đã được hội đồng chấm luận án thông qua. 
 Ủy viên Thư ký 
Phản biện 1 Phản biện 2 
Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng 
ii 
LỜI CẢM TẠ 
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần 
Thơ, khoa Sau đại học, ban Chủ nhiệm khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng 
dụng, bộ môn Thú Y, các Quý thầy, cô đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo 
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực 
hiện Luận án. 
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến thầy hướng 
dẫn PGS.TS. Trần Ngọc Bích đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo 
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, chăm bồi kiến thức và 
hoàn thành luận án. Xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Hưng, 
Thầy Nguyễn Dương Bảo, PGS.TS. Huỳnh Kim Diệu luôn động viên, chia sẽ 
những tài liệu vô cùng bổ ích cũng như cho tôi những lời khuyên, những kinh 
nghiệm hết sức quí báu về mặt chuyên môn. 
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành các Quý thầy, cô trong hội đồng 
chấm Luận án đã đóng góp cho tôi những ý kiến vô cùng quý giá để tôi có thể 
hoàn thiện hơn bản Luận án của mình. 
Xin chân thành cám ơn đến Ban lãnh đạo cũng như nhân viên của các 
phòng mạch thú y và các hộ dân nuôi chó tại thành phố Cần Thơ đã hợp tác, 
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. 
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến các bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công 
tác tại bộ môn Thú Y, cũng như bệnh xá Thú Y, trường Đại học Cần thơ đã 
động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành 
Luận án. 
Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cám ơn tới gia đình, người thân 
yêu của tôi đã luôn ủng hộ, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống để tôi có 
thể an tâm và có thêm nghị lực hoàn thành Luận án. 
Xin chân thành cám ơn! 
 Tác giả luận án 
 Trần Thị Thảo 
iii 
TÓM TẮT 
Đề tài “Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần 
Thơ” được thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2017 tại thành phố Cần 
Thơ với mục tiêu chung là xác lập ngưỡng bình thường của nồng độ glucose, 
HbA1c (glycohemoglobin) và insulin trong máu chó, xác định tần suất lưu 
hành, đánh giá mức độ biến chứng và đánh giá hiệu quả kiểm soát đường 
huyết bệnh tiểu đường trên đàn chó được nuôi dưỡng tại Thành phố Cần Thơ. 
Xác định hàm lượng đường huyết, glycohemoglobin và insulin trên 480 
con chó khỏe mạnh được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ để thiết lập 
ngưỡng bình thường của các chỉ số này. Phân tích Nồng độ HbA1c và hoạt lực 
insulin trên 20 chó tiểu đường tiền lâm sàng và 20 chó tiểu đường lâm sàng để 
thiết lập ngưỡng HbA1c trên chó tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá 
trị trung bình của glucose trong máu ngoại vi là 84,29 mg/dL với khoảng đối 
chiếu 62-108 mg/dL. Giá trị trung bình hàm lượng glucose trong huyết thanh 
95,85 mg/dL với khoảng đối chiếu 70-121 mg/dL. Giá trị trung bình của 
HbA1c trên chó khỏe là 4,36 % và khoảng đối chiếu 2,7-6%. Giá trị trung bình 
của hoạt lực insulin trên chó khỏe mạnh là 12,56 µIU/mL và khoảng đối chiếu 
là 5-20 µIU/mL. Giá trị trung bình của hàm lượng glucose, của nồng độ 
HbA1c và hoạt lực insulin trên chó khỏe không phụ thuộc vào nhóm trọng 
lượng, nhóm giống, giới tính và nhóm tuổi với P>0,05. Giá trị trung bình 
HbA1c trên chó tiểu đường tiền lâm sàng là 5,36%, dao động trong khoảng 
5,2-6,3%; trên chó tiểu đường lâm sàng có giá trị trung bình là 7,15%, dao 
động trong khoảng 6,4-10%; Nồng độ HbA1c khác nhau rất có ý nghĩa thống 
kê (P<0,01) giữa nhóm chó khỏe mạnh, nhóm chó tiểu đường tiền lâm sàng và 
nhóm chó tiểu đường lâm sàng. HbA1c ≥6,4% là ngưỡng xác định chó mắc 
bệnh tiểu đường. Điều tra 5.520 chó được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ 
(TPCT). Trong đó, 2.070 con chó được điều tra tại hộ dân nuôi chó và 3.450 
con chó được chủ mang đến khám và chữa trị tại 4 phòng mạch Thú y trên địa 
bàn TPCT. Kết quả cho thấy, chó được nuôi dưỡng tại TPCT mắc bệnh tiểu 
đường với tỷ lệ là 5,54%. Bệnh tiểu đường trên chó phụ thuộc hoàn toàn vào 
nhóm giống, nhóm tuổi, nhóm trọng lượng, giới tính, phương thức nuôi, và thể 
trạng cơ thể. Nhóm giống chó ngoại, giới tính cái mắc tiểu đường cao lần lượt 
6,47%; 6,63%. Chó >7 năm tuổi, nhóm chó nhỏ vóc (TL<9kg), chó nuôi nhốt, 
chó béo phì mắc bệnh tiểu đường cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 11,64%; 6,49%; 
7,97%; 7,54%. Chó tiểu đường tiền lâm sàng với tỷ lệ 70,92% cao hơn chó 
tiểu đường lâm sàng (6,16%). Chó tiểu đường thiếu insulin chiếm tỷ lệ 
58,43%, cao hơn chó tiểu đường kháng insulin (41,57%). Tất cả 89 chó tiểu 
đường thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin được chỉ định đo huyết áp 
iv 
bằng máy đo huyết áp cơ (Sakura - Nhật Bản); soi đáy mắt bằng đèn soi đáy 
mắt Riester – Đức; Xét nghiệm sinh lý, sinh hóa nước tiểu bằng giấy thử 
URS10 (Tập đoàn ACON Laboratories Inc, Mỹ), soi tươi cặn nước tiểu; Xét 
nghiệm sinh lý sinh hóa máu để theo dõi những chỉ tiêu liên quan đến chức 
năng thận và chức năng gan. Kết quả cho thấy, chó tiểu đường thiếu insulin và 
kháng insulin xuất hiện biến chứng tăng huyết áp với tỷ lệ 40,45%, đục thủy 
tinh thể 44,94%, nhiễm keton 38,20%, bệnh thận 35,96%, bệnh gan 42,7%. 
Phần lớn chó tiểu đường bị thận có urê, creatinine cao trong máu, trong nước 
tiểu của của chúng xuất hiện hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, trụ hạt và trụ 
sáp. Gần như 100% chó tiểu đường bị bệnh gan có hoạt lực AST và ALT cao 
trong máu. Trong tổng số 60 chó tiểu đường tiền lâm sàng được chia làm 2 
nhóm, mỗi nhóm 30 con. Nhóm 1 cho uống Metformin 500mg với liều khởi 
điểm là 5mg/kgP, nhóm 2 cho uống Diamicron 30mg (Gliclazide) với liều 
khởi điểm 3mg/1kgP. Tổng số 20 con chó tiểu đường lâm sàng được tiêm 
insulin (Mixtard 30) với liều khởi điểm 0,3 UI/kgP, 2 lần/ngày mỗi lần cách 
nhau 6-8 giờ. Theo dõi triệu chứng lâm sàng và kiểm tra đường huyết mỗi 
ngày để có thể kịp thời hiệu chỉnh liều thuốc sử dụng trên từng cá thể. Thời 
gian theo dõi điều trị là 90 ngày. Kết quả thể hiện, trong 20 trường hợp điều trị 
bằng insulin có 65% kiểm soát ĐH tốt, 25% ĐH tạm ổn, 10% kiểm soát ĐH 
kém. Trên chó điều trị bằng Metformin 500mg có 83,33% kiểm soát ĐH tốt, 
16,66% đường huyết tạm ổn. Trên chó điều trị bằng Diamicron có 90% kiểm 
soát tốt, 10% đường huyết tạm ổn. 
Từ khóa: Chó tiểu đường, HbA1c, Insulin, Thành phố Cần Thơ 
v 
ABSTRACT 
A study “Canine diabetes in Can Tho city” was carried out from 10/2013 
to 3/2017 in Can Tho city.The goal of study were setting the normal threshold 
of Glucose, glycohemoglobin (HbA1c) and insulin in dogs blood, determine 
endemicity, evaluate complication levels, and evaluate efficacy of treatment 
regime against diabetes in dogs were surveyed in Can Tho city. 
The section of this study was to determine levels of blood glucose, 
glycohemoglobin and insulin on 480 healthy dogs in Can Tho city to set the 
normal threshold of index. The analysis was conducted to measure the level of 
HbA1c and insulin in 20 preclinical diabetes and 20 clinical one to set the 
threshold of HbA1c in diabetes dogs. The results showed that the capillary 
blood glucose concentration was in the range of 62-108 mg/dL with an 
average of 84.29 mg/dL. The mean serum glucose concentration was 95.85 
mg/dL with the range of 70-121 mg/dL. The mean HbA1c value on healthy 
dogs was 4.36% and the range were 2.7-6%. The mean of insulin activity in 
healthy dogs was 12.56 μIU/mL and the range of insulin was 5-20 μI/mL. 
Mean values of glucose, HbA1c and insulin activity in healthy dogs were 
independent of sex, age, breed and bodyweight groups (P>0.05). Average 
level of HbA1c in preclincal diabetes was 5.36% (5.2 – 6.3%); in clinical one 
7.15% (6.4 – 10%). There was a significant difference in HbA1c in diabetic 
dogs and healthy dogs (P<0.01). Threshold of HbA1c in diabetic dogs was 
HbA1c ≥6.4%. A survey on 5,520 dogs in Can Tho city was carried out in this 
study. A total of 2,070 and 3,450 dogs were surveyed at household and at 4 
Veterinary Clinics in Can Tho city. The results showed that prevalence of 
diabetes in dogs was 5.54% in Can Tho city. Diabetes in dogs was dependent 
of sex, age, breed, bodyweight, feed method and body condition groups. 
Exotic group dogs and Female dogs exhibited were high diabetic ratio 6.47% 
and 6.63%, respectively. Dogs with age >7-year-old , small dogs (weight <9), 
captive dogs and obesity of dogs were the highest diabetic ratio such as 
11.64%; 6.49%; 7.97% and 7.54%, respectively. Ratio of preclinical diabetic 
dogs (70.92%) was higher clinical one (29.08%). Insulin deficiency diabetes 
(IDD) in dogs (58.43%) was higher Insulin resistance diabetes (IRD) 
(41.57%). A total of 89 diabetic dogs that IDD and IRD was designated for 
measuring blood pressure (Sakura, Japan); retinopathy examination by 
laryngoscope (Riester, Germany); testing biophysical and biochemical 
parameters by URS10 kit (ACON Laboratories Inc, USA); tested sediment of 
urine; biophysical and biochemical parameters in blood for evaluating 
physical function of liver and kidneys. The results indicated that diabetic dogs 
vi 
that IDD and IRD appeared 40.45% hypertension; 44.94% cataract; 38.20% 
ketosis; 35.96% renal disease and 42.7% hepatitis. Most of the in the renal 
disease in diabetic dogs showed urea, high creatinine in blood. 100% hepatitic 
dogs showed a higher level of AST and ALT enzyme in the blood. Total of 60 
preclinical diabetic dogs were divided into two groups for treatment. In Group 
1, 30 dogs were orally administered Metformin 500mg with an initial dose of 
5mg/kgP; in Group 2, 30 dogs were treated with Diamicron 30mg (Gliclazide) 
with an initial dose of 3mg/1kgP. Total of 20 clinical diabetic dogs were 
injected Mixtard 30 twice per day with 6-8 hour interval with an initial dose of 
0.3 UI/kgP. Treated dogs were daily monitored for their clinical signs and 
blood sugar in order to provide appropriate treatment modification. Treatment 
regime lasted for 90 days. The results indicated that 20 cases treated with 
insulin showed that 65% for good outcome and 25% moderate outcome and 
10% bad outcome. The cases treated with 500mg Metformin, efficacy was 
83.3%, 16.6% for good outcome and moderate outcome, respectively. With 
dogs treated with Diamicron, efficacy was 90% with good outcome and 10% 
of the moderate outcome, respectively. 
Keyword: Diabetic dogs, HbA1c, Insulin, Cantho city. 
vii 
TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả 
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa 
từng dùng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp 
đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong 
luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. 
 Cán bộ hướng dẫn Tác giả luận án 
 PGs.Ts. Trần Ngọc Bích Trần Thị Thảo 
viii 
MỤC LỤC 
MỤC TRANG 
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ............................................................................... i 
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................... ii 
TÓM TẮT ................................................................................................................... iii 
ABSTRACT ................................................................................................................. v 
TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ................................................................................. vii 
MỤC LỤC................................................................................................................. viii 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... xvi 
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3 
2.1 Khái niệm bệnh tiểu đường .................................................................................... 3 
2.2 Lịch sử bệnh tiểu đường trên chó ........................................................................... 3 
2.3 Sinh lý bệnh tiểu đường ......................................................................................... 4 
2.3.1 Sự hấp thu và chuyển hóa glucose ...................................................................... 4 
2.3.2 Sinh lý tụy nội tiết ............................................................................................... 5 
2.3.3 Tác dụng của insulin ........................................................................................... 9 
2.3.4 Rối loạn tiết insulin ........................................................................................... 11 
2.4 Dịch tễ bệnh tiểu đường trên chó ......................................................................... 11 
2.5 Chẩn đoán bệnh tiểu đường trên chó ................................................................... 13 
2.5.1 Dấu hiệu lâm sàng ............................................................................................. 13 
2.5.2 Xét nghiệm ........................................................................................................ 14 
2.6 Phân loại bệnh tiểu đường trên chó ...................................................................... 18 
2.6.1. Tiểu đường thiếu insulin (Insulin deficiency diabetes - IDD) ......................... 18 
2.6.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 18 
2.6.1.3. Cơ chế ........................................................................................................... 19 
2.6.2 Tiểu đường kháng insulin (Insulin resistance diabetes-IRD)............................ 20 
2.6.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 20 
2.6.2.3. Cơ chế ........................................................................................................... 22 
2.7 Những biến chứng của tiểu đường trên chó ......................................................... 24 
ix 
2.7.1 Nhiễm keton ...................................................................................................... 24 
2.7.2 Đục thủy tinh thể ............................................................................................... 27 
2.7.3 Bệnh lý thận tiểu đường .................................................................................... 28 
2.8 Thuốc điều trị ............................................................................... ... ], [C] 
 [B] [C] Total 
 1 8 28 36 
 18.00 18.00 
 5.556 5.556 
 2 298 278 576 
 288.00 288.00 
 0.347 0.347 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 11.806, DF = 1, P-Value = 0.001 
Chi-Square Test: [B], [D] 
 [B] [D] Total 
 1 8 8 16 
 8.00 8.00 
 0.000 0.000 
 2 298 298 596 
 298.00 298.00 
 0.000 0.000 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 0.000, DF = 1, P-Value = 1.000 
Chi-Square Test: [B], [E] 
 [B] [E] Total 
 1 8 15 23 
 11.50 11.50 
 1.065 1.065 
 2 298 291 589 
 294.50 294.50 
 0.042 0.042 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 2.214, DF = 1, P-Value = 0.137 
Chi-Square Test: [B], [F] 
 [B] [F] Total 
 1 8 54 62 
 31.00 31.00 
 17.065 17.065 
 2 298 252 550 
 275.00 275.00 
 1.924 1.924 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 37.976, DF = 1, P-Value = 0.000 
Chi-Square Test: [B], [G] 
 [B] [G] Total 
 1 8 163 171 
 85.50 85.50 
 70.249 70.249 
 2 298 143 441 
 220.50 220.50 
 27.239 27.239 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 194.976, DF = 1, P-Value = 0.000 
Chi-Square Test: [C], [D] 
 [C] [D] Total 
 1 28 8 36 
 18.00 18.00 
 5.556 5.556 
 2 278 298 576 
 288.00 288.00 
 0.347 0.347 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 11.806, DF = 1, P-Value = 0.001 
136 
Chi-Square Test: [C], [E] 
 [C] [E] Total 
 1 28 15 43 
 21.50 21.50 
 1.965 1.965 
 2 278 291 569 
 284.50 284.50 
 0.149 0.149 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 4.227, DF = 1, P-Value = 0.040 
Chi-Square Test: [C], [F] 
 [C] [F] Total 
 1 28 54 82 
 41.00 41.00 
 4.122 4.122 
 2 278 252 530 
 265.00 265.00 
 0.638 0.638 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 9.519, DF = 1, P-Value = 0.002 
Chi-Square Test: [C], [G] 
 [C] [G] Total 
 1 28 163 191 
 95.50 95.50 
 47.709 47.709 
 2 278 143 421 
 210.50 210.50 
 21.645 21.645 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 138.709, DF = 1, P-Value = 0.000 
Chi-Square Test: [D], [E] 
 [D] [E] Total 
 1 8 15 23 
 11.50 11.50 
 1.065 1.065 
 2 298 291 589 
 294.50 294.50 
 0.042 0.042 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 2.214, DF = 1, P-Value = 0.137 
Chi-Square Test: [D], [F] 
 [D] [F] Total 
 1 8 54 62 
 31.00 31.00 
 17.065 17.065 
 2 298 252 550 
 275.00 275.00 
 1.924 1.924 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 37.976, DF = 1, P-Value = 0.000 
137 
Chi-Square Test: [D], [G] 
 [D] [G] Total 
 1 8 163 171 
 85.50 85.50 
 70.249 70.249 
 2 298 143 441 
 220.50 220.50 
 27.239 27.239 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 194.976, DF = 1, P-Value = 0.000 
Chi-Square Test: [E], [F] 
 [E] [F] Total 
 1 15 54 69 
 34.50 34.50 
 11.022 11.022 
 2 291 252 543 
 271.50 271.50 
 1.401 1.401 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 24.845, DF = 1, P-Value = 0.000 
Chi-Square Test: [E], [G] 
 [E] [G] Total 
 1 15 163 178 
 89.00 89.00 
 61.528 61.528 
 2 291 143 434 
 217.00 217.00 
 25.235 25.235 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 173.526, DF = 1, P-Value = 0.000 
Chi-Square Test: [F], [G] 
 [F] [G] Total 
 1 54 163 217 
 108.50 108.50 
 27.376 27.376 
 2 252 143 395 
 197.50 197.50 
 15.039 15.039 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 84.830, DF = 1, P-Value = 0.000 
Chi-Square Test: CẬN LS, LÂM SÀNG 
 CẬN LS LÂM SÀNG Total 
 1 217 89 306 
 153.00 153.00 
 26.771 26.771 
 2 89 217 306 
 153.00 153.00 
 26.771 26.771 
Total 306 306 612 
Chi-Sq = 107.085, DF = 1, P-Value = 0.000 
Chi-Square Test: IDD, IRD 
 IDD IRD Total 
 1 52 37 89 
 44.50 44.50 
 1.264 1.264 
 2 37 52 89 
 44.50 44.50 
 1.264 1.264 
Total 89 89 178 
Chi-Sq = 5.056, DF = 1, P-Value = 0.025 
138 
Chi-Square Test: THA, ĐTTT, KETON, THAN, GAN 
 THA ĐTTT KT THAN GAN Total 
 1 36 40 34 32 38 180 
 36.00 36.00 36.00 36.00 36.00 
 0.000 0.444 0.111 0.444 0.111 
 2 53 49 55 57 51 265 
 53.00 53.00 53.00 53.00 53.00 
 0.000 0.302 0.075 0.302 0.075 
Total 89 89 89 89 89 445 
Chi-Sq = 1.866, DF = 4, P-Value = 0.760 
Chi-Square Test: THA, ĐTTT 
 THA ĐTTT Total 
 1 36 40 76 
 38.00 38.00 
 0.105 0.105 
 2 53 49 102 
 51.00 51.00 
 0.078 0.078 
Total 89 89 178 
Chi-Sq = 0.367, DF = 1, P-Value = 0.544 
Chi-Square Test: THA, KET ON 
 THA KETON Total 
 1 36 34 70 
 35.00 35.00 
 0.029 0.029 
 2 53 55 108 
 54.00 54.00 
 0.019 0.019 
Total 89 89 178 
Chi-Sq = 0.094, DF = 1, P-Value = 0.759 
Chi-Square Test: THA, THAN 
 THA THAN Total 
 1 36 32 68 
 34.00 34.00 
 0.118 0.118 
 2 53 57 110 
 55.00 55.00 
 0.073 0.073 
Total 89 89 178 
Chi-Sq = 0.381, DF = 1, P-Value = 0.537 
Chi-Square Test: THA, GAN 
 THA GAN Total 
 1 36 38 74 
 37.00 37.00 
 0.027 0.027 
 2 53 51 104 
 52.00 52.00 
 0.019 0.019 
Total 89 89 178 
Chi-Sq = 0.093, DF = 1, P-Value = 0.761 
Chi-Square Test: ĐTTT, KTEON 
 ĐTTT KETON Total 
 1 40 34 74 
 37.00 37.00 
 0.243 0.243 
 2 49 55 104 
 52.00 52.00 
 0.173 0.173 
Total 89 89 178 
Chi-Sq = 0.833, DF = 1, P-Value = 0.362 
139 
Chi-Square Test: ĐTTT, THAN 
 ĐTTT THAN Total 
 1 40 32 72 
 36.00 36.00 
 0.444 0.444 
 2 49 57 106 
 53.00 53.00 
 0.302 0.302 
Total 89 89 178 
Chi-Sq = 1.493, DF = 1, P-Value = 0.222 
Chi-Square Test: ĐTTT, GAN 
 ĐTTT GAN Total 
 1 40 38 78 
 39.00 39.00 
 0.026 0.026 
 2 49 51 100 
 50.00 50.00 
 0.020 0.020 
Total 89 89 178 
Chi-Sq = 0.091, DF = 1, P-Value = 0.763 
Chi-Square Test: KETON, THAN 
 KETON THAN Total 
 1 34 32 66 
 33.00 33.00 
 0.030 0.030 
 2 55 57 112 
 56.00 56.00 
 0.018 0.018 
Total 89 89 178 
Chi-Sq = 0.096, DF = 1, P-Value = 0.756 
Chi-Square Test: KETON, GAN 
 KETON GAN Total 
 1 34 38 72 
 36.00 36.00 
 0.111 0.111 
 2 55 51 106 
 53.00 53.00 
 0.075 0.075 
Total 89 89 178 
Chi-Sq = 0.373, DF = 1, P-Value = 0.541 
Chi-Square Test: THAN, GAN 
 THAN GAN Total 
 1 32 38 70 
 35.00 35.00 
 0.257 0.257 
 2 57 51 108 
 54.00 54.00 
 0.167 0.167 
Total 89 89 178 
Chi-Sq = 0.848, DF = 1, P-Value = 0.357 
Chi-Square Test: THA-IDD, THA-IRD 
 THA-IDD THA-IRD Total 
 1 24 12 36 
 21.03 14.97 
 0.418 0.588 
 2 28 25 53 
 30.97 22.03 
 0.284 0.399 
Total 52 37 89 
Chi-Sq = 1.690, DF = 1, P-Value = 0.194 
140 
Chi-Square Test: ĐTTT- IDD, ĐTTT-IRD 
 ĐTTT- IDD ĐTTT-IRD Total 
 1 29 11 40 
 23.37 16.63 
 1.356 1.906 
 2 23 26 49 
 28.63 20.37 
 1.107 1.556 
Total 52 37 89 
Chi-Sq = 5.924, DF = 1, P-Value = 0.015 
Chi-Square Test: KE-IDD, KE-IRD 
 KE-IDD KE-IRD Total 
 1 27 16 43 
 25.12 17.88 
 0.140 0.197 
 2 25 21 46 
 26.88 19.12 
 0.131 0.184 
Total 52 37 89 
Chi-Sq = 0.652, DF = 1, P-Value = 0.419 
Chi-Square Test: THẬN-IDD, THẬN-IRD 
 THẬN-IDD THẬN-IRD Total 
 1 20 12 32 
 18.70 13.30 
 0.091 0.128 
 2 32 25 57 
 33.30 23.70 
 0.051 0.072 
Total 52 37 89 
Chi-Sq = 0.341, DF = 1, P-Value = 0.559 
Chi-Square Test: GAN- IDD, GAN- IDD 
 GAN- IDD GAN- IDD Total 
 1 25 25 50 
 25.00 25.00 
 0.000 0.000 
 2 27 27 54 
 27.00 27.00 
 0.000 0.000 
Total 52 52 104 
Chi-Sq = 0.000, DF = 1, P-Value = 1.000 
Chi-Square Test: Điều trị TĐ thiếu insulin (IDD) và kháng insulin (IRD) 
 IDD IRD Total 
 1 8 5 13 
 7.80 5.20 
 0.005 0.008 
 2 4 3 7 
 4.20 2.80 
 0.010 0.014 
Total 12 8 20 
Chi-Sq = 0.037, DF = 1, P-Value = 0.848 
141 
PHỤ LỤC II 
PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ BỆNH ÁN 
 PHIẾU ĐIỀU TRA 
I. HÀNH CHÍNH 
Tên chủ vật nuôi: Địa chỉ:. 
 Điện thoại: 
Tên chó: Giống:Giới tính Tuổi: 
Trọng lượng: 
Thời gian biểu hiện bệnh: 
II. THÔNG TIN CHUNG 
Hoàn cảnh gia đình: Thành thị Nông thôn giàu khá trung bình Khác 
Phương thức nuôi: thả nhốt Bán thả nhốt nhốt 
Cách cho ăn: thức ăn gia đình hỗn hợp thức ăn bổ sung 
Số lần ăn trong ngày: sáng trưa chiều tối liên tục 
Thức ăn ngọt: 
Ăn : ăn nhiều ăn ít bỏ ăn 
Uống: uống nhiều uống ít bình thường 
Trạng thái dinh dưỡng: BT béo phì gầy ốm sụt cân.. Kg/.. ngày 
Nước tiểu: nhiều ít BT * Động thái tiểu: Nhắt bí không 
 Màu sắc: vàng vàng đậm đỏ bình thường đục khác 
Vận động: thường xuyên đi thể dục với chủ nằm ngủ ở nhà thời gian vận động 
III. LÂM SÀNG: 
Dáng đi: siêu vẹo đi bàn bt 
Mắt: đục giác mạc loét giác mạc đục thủy tinh thể bình thường khác 
Mũi: khô cháy nũi trong chảy mũi đục viêm 
Da: mất nước BT * Lông khô mượt * Niêm mạc: nhợt nhạt bình 
thường đỏ 
Các bệnh về da lông: 
Hô hấp: 
Tim mạch: * Huyết áp 
Tiêu hóa: nôn ói *Tình trạng phânsố lần đi phân *Vùng bụng: 
khác 
Thần kinh: 
SỐ PHIẾU: 
Ngày..tháng.năm 201 
142 
IV. CẬN LÂM SÀNG 
1. Xét nghiệm nước tiểu 
Chỉ tiêu Sinh lý Kết quả 
Tỷ trọng 1,013-1,025 
pH 5,5-7 
Glucose Không 
Protein 0-25 mg/dl 
Albumin 2,7-4,4 g/L 
Hồng cầu 0-5 tế bào 
Bạch Cầu 0-5 tế bào 
Keton Không 
2. Xét nghiệm cặn nước tiểu 
Chỉ tiêu Sinh lý Kết quả 
Tế bào Rất ít 
Trụ niệu 1-2 trụ trong 
Tinh thể Rất ít 
3. Xét nghiệm máu 
Chỉ tiêu Sinh lý Kết quả 
Hồng cầu 5,5-8,5 (106/mm3) 
Bạch cầu 6-17 (103/mm3) 
Tiểu cầu 170-400 (109/L) 
Glucose 62-108 mg/dl 
HbA1c 
Insulin 5-20 µU/ml 
Urê 3,1 mmol/L 
Creatinine 44,2-138,4 mmol/L 
Proein 55,1-75,2 mmol/L 
Albumin 25,8-39,7 g/L 
SGOT 8,9-48,5 U/L 
SGPT 8,2-57,3 U/L 
ALP 10-150 U/L 
Cholesterol 3-6,6 mmol/L 
Triglicerid 29-291 mg/dl 
V. Kết luận 
VI. Theo dõi hiệu quả điều trị 
Ngày Thuốc điều trị 
Tình trạng sức khỏe 
trong quá trình điều trị 
Huyết áp 
(mmHg) 
Đường 
huyết 
Tên Liều 
143 
PHỤ LỤC III 
HÌNH ẢNH DỤNG CỤ VÀ TRANG THIẾT BỊ 
Hình: Kiểm tra sinh lý sinh hóa nước tiểu bằng giấy thử URS 10 
Hình: Que thử nước tiểu URS10 
Hình: Máy đo đường huyết 
Hình: Kiểm tra đường huyết 
ở vành tai 
Hình: Kiểm tra đường huyết 
ở ngón chân 
144 
Hình: Nước tiểu trước và sau ly tâm Hình: Kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển 
vi quang học 
Hình: Lấy máu xét nghiệm ở tĩnh mạch 
chân 
Hình: Máu trong ống nghiệm chứa 
chất kháng đông 
145 
PHỤ LỤC IV 
NGUYÊN LÝ PHÂN TÍCH HbA1c VÀ INSULIN 
(Nguồn: Khoa xét nghiệm, Bệnh viện 121) 
I. Xét nghiệm điện hóa phát quang 
1. Nguyên lý 
Kỹ thuật điện hóa phát quang (ECL: Electrode Chemi Luminescence) sử 
dụng chất đánh dấu Ruthenium khởi phát từ điện chứ không phải từ phản ứng 
hóa học, vì vậy có khả năng phát hiện chất có nồng độ thấp và cho kết quả rất 
nhanh chỉ trong vòng 18-20 phút. Các kháng thể (hoặc kháng nguyên) gắn 
biotin và chất đánh dấu ruthenium cùng vi hạt phủ streptavidin được ủ trong 
hỗn hợp phản ứng. Khi đặt một điện thế lên điện cực buồng đo, phức hợp 
ruthenium được kích hoạt và tín hiệu phát quang được hình thành. Tín hiệu 
được đo và kết quả xét nghiệm được xác định qua đường chuẩn xét nghiệm đã 
được thiết lập. 
2. Nguyên lý phản ứng 
a. Thành phần tham gia phản ứng: 
Kháng thể đơn dòng đã được biotin hóa (biotin, còn được gọi là vitamin 
H hay coenzyme R, là một phức hợp vitamin B hoà tan trong nước). 
Kháng thể đơn dòng có gắn ruthenium (một nguyên tố hóa học, viết tắt là 
Ru và số nguyên tử 44 - là một kim loại chuyển tiếp hiếm thuộc nhóm bạch 
kim của bảng tuần hoàn). Ruthenium trơ với hầu hết các hóa chất. 
Vi hạt điện từ được phủ bởi streptavidin (streptavidin là protein vi khuẩn 
Streptomyces avidinii, có khả năng liên kết với biotin với ái lực và độ đặc hiệu 
cao). 
Tripropylamine (TPA) – C9H21N. 
Kháng nguyên trong huyết thanh bệnh nhân. 
 b. Cơ chế phản ứng 
Kháng nguyên của huyết thanh bệnh nhân kết hợp được với kháng thể 
đơn dòng đã biotin hóa – tạo phức hợp 1. 
Kháng thể đa dòng có gắn ruthenium kết hợp với phức hợp 1 (kháng 
nguyên bệnh nhân đã kết hợp với kháng thể đơn dòng đã biotin hóa) – tạo 
phức hợp 2. 
146 
Phức hợp 2 gắn được với hạt vi điện từ nhờ ái lực của biotin với 
streptavidin – tạo phức hợp ruthenium. 
Phức hợp ruthenium bị hút lên bề mặt điện cực nhờ các vi hạt có từ tính 
với nam châm trong giếng đọc. 
3. Phản ứng hóa phát quang 
- Phản ứng ECL của ruthenium tris (bipyridyl)2+ và tripropylamine xảy ra 
ở bề mặt của một điện cực bạch kim 
- Khi điện áp tạo ra một điện trường, tripropylamine đã bị oxy hóa tại 
điện cực, giải phóng một điện tử e- và các gốc tripropylamine – cation (TPA+) 
trung gian một cách triệt để, tại đó tiếp tục phản ứng bằng cách giải phóng một 
proton (H+) để tạo thành một gốc tự do TPA. Trong đó, phức hợp ruthenium 
cũng giải phóng một electron ở bề mặt của điện cực oxy hóa để tạo thành các 
cation Ru (bpy)3 3+. Cation ruthenium là thành phần phản ứng thứ hai cho các 
phản ứng hóa phát quang với gốc tự do TPA (TPA•) 
- (TPA•) và Ru (bpy)3 3+ phản ứng với nhau, nhờ đó Ru (bpy)3 3+ bị khử 
thành Ru (bpy)3 2+ và đồng thời hình thành một trạng thái kích thích thông qua 
chuyển giao năng lượng. Trạng thái kích thích này không ổn định và phân rã 
phát ra một photon ở bước sóng 620 nm về trạng thái ban đầu của nó. Chu kỳ 
phản ứng có thể bắt đầu một lần nữa 
- Gốc Tripropylamine biến đổi thành các sản phẩm không ảnh hưởng đến 
quá trình hóa phát quang. TPA được sử dụng và do đó phải có mặt với số 
lượng dư thừa. Phản ứng này được điều khiển bằng cách khuếch tán TPA và 
sự hiện diện phức hợp của ruthenium. TPA trong điện trường cạn kiệt, cường 
độ tín hiệu (ánh sáng) đồng thời giảm chậm đến tối đa 
- Trong quá trình đo, trạng thái của phức hợp ruthenium được phục hồi 
liên tục. Có nghĩa là các phức hợp ruthenium có thể thực hiện phát sinh nhiều 
chu kỳ ánh sáng trong quá trình đo, do đó hiển thị một hiệu ứng khuếch đại 
vốn có đóng góp vào độ nhạy của kỹ thuật. Nhiều photon có thể được tạo ra từ 
phức hợp kháng nguyên-kháng thể. 
II. Phương pháp sắc ký lỏng cao áp 
(High-performance liquid chromatography) 
1. Định nghĩa 
Sắc ký lỏng cao áp (High-performance liquid chromatography), đôi khi 
gọi là High-pressure liquid chromatography-HPLC) là một kỹ thuật sắc ký sử 
dụng để phân tách một hỗn hợp trong lĩnh vực hóa phân tích và sinh hóa với 
147 
mục đích xác định, định lượng và tinh khiết từng thành phân riêng lẻ của hợp 
chất. 
2. Nguyên tắc phân tích 
Thông qua phương pháp phân tích độ chính xác cổ điển là sắc ký lỏng 
trao đổi ion, nó là tiêu chuẩn vàng về phân tích HbA1c và nó là phương pháp 
phân tích duy nhất để tách HbA1c trực tiếp bằng cách đo độ hấp thụ từng phần 
thông qua dòng kiểm tra và có được tỷ lệ phần trăm chính xác với toàn bộ mẫu 
phân tích. 
Tách HbA1c chính xác với tách rửa 4-gradient: Công nghệ mới tách rửa 
4-gradient có thể tách riêng biệt chính xác Glycated hemoglobin với với tách 
rửa 4-gradient của việc tập trung tương ứng với mục tiêu là HbA1c của hoá 
chất thay vì xét nghiệm thông thường. Quá trình tách rửa được thực hiện bởi 
hỗn hợp nồng độ cao và thấp. 
Tách cao bởi cột sắc ký lỏng: Tách cao bởi cột sắc ký lỏng làm bằng 
nhựa cao cấp với kích thước phi 9 mm x 45 mm và trọng lượng 2,5 g là 15 đến 
20 lần so với cột sắc ký nhỏ thông thường. Sắc ký cột hiệu quả cao cho 300 
xét nghiệm, đảm bảo tính chính xác của kết quả kiểm tra (xét nghiệm). 
Tích hợp đo quang phổ đèn LED tại 415 nm độ chính xác cao: Đo quang 
phổ tại bước sóng 415 nm có đặc điểm là bước sóng chính xác, nguồn sáng ổn 
định, toàn bộ cấu trúc bằng hợp kim nhôm, hiệu năng chống nhiễu cao, nhiều 
ống kính tập trung, cuvette nhỏ (micro) và độ nhậy cao. Nó có thể ghi chính 
xác phân tích đường cong. 
 Máy phân tích insulin Máy phân tích HbA1c 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_benh_tieu_duong_tren_cho_tai_cac_quan_huyen_thanh_ph.pdf
  • docThông tin tieng viet Thao 11-7.doc
  • pdfTom tat luan an tieng anh Thảo in. 11-7doc.pdf
  • pdftom tat tieng viet thao chon in 11-7.pdf
  • doctrang tt LA tiếng anh Thảo in 11-7 (2).doc