Luận án Đặc điểm đất dưới rừng dầu nhiệt đới (dipterocarpaceae) và khả năng chuyển đổi trồng cao su ở Tây Nguyên

Ở Việt Nam, rừng dầu (người dân địa phương thường gọi là "rừng khộp") là rừng

nghèo kiệt rất đặc trưng với các cây họ dầu (Dipterocarpaceae) ưu thế. Rừng dầu có diện

tích toàn quốc khoảng 933.000 ha, tập trung nhiều ở Tây Nguyên với 500.000 ha, chủ yếu

ở tỉnh Đắk Lắk. Rừng dầu cũng rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á: Campuchia, Thái

Lan, Lào, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Philippines. Đã có một số nghiên cứu về đất

rừng dầu nhưng chỉ khảo sát sự phân bố, đánh giá các chỉ tiêu về độ phì và khả năng sản

xuất. Có thể cho rằng, nghiên cứu này là công trình đầu tiên đi sâu phát sinh học (genesis)

đất rừng dầu và các điều kiện khai thác, chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su.

Rừng dầu phát triển trong điều kiện khí hậu và địa hình khu vực đặc biệt: Có mùa

mưa gây úng nước bề mặt và mùa khô bốc hơi mãnh liệt làm biến đổi đất đai sâu sắc.

Về đặc điểm sinh thái học các cây họ dầu: Rừng này chỉ mọc trên các đất nghèo, khô

hạn, có nhiều đá lẫn và kết von, tầng nước ngầm nông - nơi mà các cây rừng lá rộng thường

xanh không phát triển được. Hàng năm các cây họ dầu thường bị cháy làm huỷ hoại tầng thảm

mục, tác động đến sự biến đổi, tích tụ và di chuyển các nguyên tố trong đất.

Về cơ chất địa chất khu vực, rừng dầu đứng chân trên các mác ma axít (phần lớn

granite, phiến sét và đá cát, rất ít bazan và phù sa cổ).

pdf 218 trang dienloan 6620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đặc điểm đất dưới rừng dầu nhiệt đới (dipterocarpaceae) và khả năng chuyển đổi trồng cao su ở Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đặc điểm đất dưới rừng dầu nhiệt đới (dipterocarpaceae) và khả năng chuyển đổi trồng cao su ở Tây Nguyên

Luận án Đặc điểm đất dưới rừng dầu nhiệt đới (dipterocarpaceae) và khả năng chuyển đổi trồng cao su ở Tây Nguyên
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NT 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
------------------------------ 
TRÀ NGỌC PHONG 
ĐẶC ĐIỂM ĐẤT DƯỚI RỪNG DẦU NHIỆT ĐỚI 
(DIPTEROCARPACEAE) VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI 
TRỒNG CAO SU Ở TÂY NGUYÊN 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NT 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
------------------------------ 
TRÀ NGỌC PHONG 
ĐẶC ĐIỂM ĐẤT DƯỚI RỪNG DẦU NHIỆT ĐỚI 
(DIPTEROCARPACEAE) VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI 
TRỒNG CAO SU Ở TÂY NGUYÊN 
 Chuyên ngành: KHOA HỌC ĐẤT 
 Mã số: 962 01 03 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
 1. GS.TSKH. Phan Liêu 
 2. TS. Đỗ Trung Bình 
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Toàn bộ số 
liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố 
trong bất kỳ công trình nào khác. 
Tôi cũng xin cam đoan các tài liệu trích dẫn trong luận án đều được thống 
kê trong phần tài liệu tham khảo; một số tài liệu tham khảo không trích dẫn 
nhưng nghiên cứu sinh có tham khảo để củng cố một số nhận định liên quan đến 
kết quả nghiên cứu trước đây và kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng được đưa 
vào tài liệu tham khảo. 
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày.tháng.năm 20.. 
Nghiên cứu sinh 
 Trà Ngọc Phong 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Công trình nghiên cứu chủ yếu được thực hiện tại Phân viện Quy hoạch và 
Thiết kế nông nghiệp - nơi tác giả luận án công tác; Viện Quy hoạch và Thiết kế 
nông nghiệp và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - những nơi tác 
giả luận án gửi mẫu phân tích. Để hoàn thành công trình này, chúng tôi đã nhận 
được sự chấp thuận, giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo Viện, Phân viện, Hội 
Khoa học Đất Việt Nam, các địa phương, quý thầy cô, các bậc đàn anh, các bạn 
đồng nghiệp, bạn bè thân hữu và gia đình. 
Tôi xin bày tỏ sự kính phục và biết ơn sâu sắc đến Giáo sư Tiến sĩ Khoa học 
Phan Liêu - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, Viện trưởng 
Viện Địa lý Sinh thái và Môi trường - người thầy hướng dẫn chính cho công trình 
nghiên cứu này. Thầy đã hướng dẫn xác lập phương pháp luận nghiên cứu đề tài, bồi 
dưỡng nâng cao kiến thức khoa học đất, đặc biệt là kiến thức về phát sinh học thổ 
nhưỡng, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và quan tâm, tận tình hướng dẫn tôi trong 
suốt quá trình thực hiện luận án. 
Với sự kính phục và lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đỗ Trung Bình - nguyên 
Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học Đất, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp 
miền Nam - người thầy đã cùng với thầy hướng dẫn chính tận tình hướng dẫn, giúp 
đỡ cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận án. Thầy đã bồi dưỡng nâng cao 
kiến thức khoa học đất, phân bón và dinh dưỡng cây trồng, Thầy luôn động viên và 
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. 
Với sự kính phục và lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phạm Quang Khánh - 
Phó Chủ tịch Hội KHĐVN, Thầy là người Thầy đầu tiên hướng dẫn tôi nghiên cứu 
đề tài này ở cấp độ Thạc sĩ và Thầy cũng là người động viên, giúp đỡ tôi tiếp tục 
nghiên cứu ở cấp cao hơn (NCS). Thầy đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, tiếp cận 
nhiều kiến thức khoa học đất trong suốt quá trình thực hiện Luận án. 
iii 
Với lòng cảm phục và biết ơn sâu sắc đến KS. Nguyễn Xuân Nhiệm là người 
Chú, người đồng nghiệp nhưng cũng là người Thầy tận tình giúp đỡ để bổ túc kiến 
thức về điều tra, khảo sát đất đai, xây dựng bản đồ đất và đánh giá thích nghi đất đai 
và các kiến thức liên quan đến phát sinh học đất; Chú đã đồng hành, động viên tôi 
trong suốt quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này. 
Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đến: 
- Ban Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Lãnh đạo và 
chuyên viên các Phòng, Ban thuộc VAAS; Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp 
Miền Nam (IAS) đã tạo mọi điều kiện tốt nhất và đã luôn đồng hành, động viên, giúp 
đỡ và cho tôi nhiều cơ hội để hoàn thành Luận án tiến sĩ. 
- GS. TS. Phạm Văn Toản – Phó Giám đốc VAAS, TS. Phạm Bích Hiên, ThS. 
Trần Huệ Hương, TS. Trương Vĩnh Hải, TS. Nguyễn Quang Chơn, ThS. Trần Văn 
Tưởng là những người Thầy, là người Anh, người Chị thân thiết đã luôn đồng hành, 
giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành Luận án tiến sĩ. 
- PGS.TS. Vũ Năng Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học đất Việt Nam (KHĐVN), 
PGS.TS Lê Thái Bạt - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội KHĐVN, 
Tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, Tiến sĩ Nguyễn Thế Bình và Tiến sĩ Nguyễn Trọng Uyên 
là lãnh đạo Phân viện qua các thời kỳ đã chấp thuận, tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt 
tình giúp đỡ, động viên tôi học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu sinh. 
- Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: 
 - Quý Thầy, Cô thuộc các cơ quan Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền 
Nam, Khoa Quản lý Đất đai trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và 
Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía 
Nam đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. 
 - Thạc sĩ Tống Thị Thanh Thủy - Trưởng phòng Phân tích Đất và Môi trường, 
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp và Tiến sĩ Phạm Thị Thanh phòng Thí 
nghiệm Trọng điểm Vật liệu và Linh kiện Điện tử, Viện Hàn lâm Khoa học và Công 
nghệ Việt Nam đã giúp đỡ tôi phân tích mẫu đất và đã có kết quả nhanh nhất để kịp 
phục vụ đề tài nghiên cứu. 
iv 
 - Anh chị em đồng nghiệp công tác tại Phân viện và Viện Quy hoạch và Thiết 
kế nông nghiệp đã nhiệt tình ủng hộ, động viên và đồng hành cùng với tôi trong suốt 
quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài luận án. 
Xin được gửi lời tri ân đến các bậc sinh thành, vợ, con và anh chị em, bạn hữu 
đã động viên và giúp đỡ tôi học tập, làm việc và thực hiện luận án. 
 Trà Ngọc Phong 
v 
TÓM TẮT 
Ở Việt Nam, rừng dầu (người dân địa phương thường gọi là "rừng khộp") là rừng 
nghèo kiệt rất đặc trưng với các cây họ dầu (Dipterocarpaceae) ưu thế. Rừng dầu có diện 
tích toàn quốc khoảng 933.000 ha, tập trung nhiều ở Tây Nguyên với 500.000 ha, chủ yếu 
ở tỉnh Đắk Lắk. Rừng dầu cũng rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á: Campuchia, Thái 
Lan, Lào, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Philippines. Đã có một số nghiên cứu về đất 
rừng dầu nhưng chỉ khảo sát sự phân bố, đánh giá các chỉ tiêu về độ phì và khả năng sản 
xuất. Có thể cho rằng, nghiên cứu này là công trình đầu tiên đi sâu phát sinh học (genesis) 
đất rừng dầu và các điều kiện khai thác, chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su. 
Rừng dầu phát triển trong điều kiện khí hậu và địa hình khu vực đặc biệt: Có mùa 
mưa gây úng nước bề mặt và mùa khô bốc hơi mãnh liệt làm biến đổi đất đai sâu sắc. 
Về đặc điểm sinh thái học các cây họ dầu: Rừng này chỉ mọc trên các đất nghèo, khô 
hạn, có nhiều đá lẫn và kết von, tầng nước ngầm nông - nơi mà các cây rừng lá rộng thường 
xanh không phát triển được. Hàng năm các cây họ dầu thường bị cháy làm huỷ hoại tầng thảm 
mục, tác động đến sự biến đổi, tích tụ và di chuyển các nguyên tố trong đất. 
Về cơ chất địa chất khu vực, rừng dầu đứng chân trên các mác ma axít (phần lớn 
granite, phiến sét và đá cát, rất ít bazan và phù sa cổ). 
Bằng khảo sát bề mặt kết hợp giải đoán ảnh vệ tinh và sử dụng công nghệ GIS để 
chồng xếp các lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất đã xác định tổng diện tích đất dưới rừng 
dầu Tây Nguyên là 565.000 ha - vượt 65.000 ha so với con số 500.000 ha trước đây. Đất 
rừng dầu phần lớn phân bố tại các huyện phía Tây của các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon 
Tum và Đắk Nông, chủ yếu là các đất thuộc 4 nhóm (gộp thành nhóm theo đá mẹ/mẫu 
chất) với tỷ lệ phân bố địa lý khác nhau, trong đó: Đất xám và đất vàng đỏ trên granite 
chiếm 50,95% diện tích; đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đất vàng nhạt trên đá cát chiếm 
45%; còn lại 2 nhóm chiếm diện tích rất ít là đất trên bazan 3,65%, đất xám phù sa cổ 
chiếm 0,39%. 
Đất ở đây có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát chiếm hơn 60%; đá lẫn và kết von 
trong đất là phổ biến, làm giảm độ phì gây trở ngại lớn khi trồng cao su; các loại đất có 
tầng mỏng, ≤ 70cm chiếm đến 56,68% diện tích, đất có tầng ≥ 100cm chỉ chiếm 14,39% 
vi 
diện tích. Trong đất thường xuất hiện sự trực di và tích tụ sét tạo nên tầng Bt bí chặt, làm 
cho mực nước ngầm thường ≤ 100 cm, gây úng cục bộ trong mùa mưa, bất lợi cho cây cao 
su và một số cây lâu năm khác; đất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ và N, P, K 
cũng như dung tích hấp phụ cation đều rất thấp, đất chua (OM < 1%, N < 0,1%, P2O5 < 
0,06%, K20 <0,5%, CEC < 10 meq/100g, BS <45%, pHKCl < 4,4). 
Về đặc điểm phát sinh đất rừng dầu: đã nghiên cứu điển hình 3 nhóm đất: đất vàng 
đỏ trên đá granite, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất xám trên phù sa cổ. Từ số liệu thành 
phần hóa học tổng số và tỷ lệ phân tử SiO2 : Al2O3 trong sét (phần tử < 0,001mm) tách từ 
đất (< 1mm) đã phát hiện: đất rừng dầu chịu tác động của biến hoá sialit–alit (chỉ số 
Harrassowits SiO2 : Al2O3 trong sét 3,1 - 3,6) và xuất hiện "sự tái tích tụ silic" làm cho đất 
có biểu hiện sialit, mà ở đây do nguồn gốc từ nước cho nên được gọi là "sialit thuỷ 
nguyên" (Hydrogenic sialitisation). 
Đã chồng xếp 08 loại bản đồ đơn tính của 08 yếu tố đất đai: Độ dày tầng đất, thành 
phần cơ giới, mức độ đá lẫn – kết von, độ chua của đất (pHKCl), hàm lượng chất hữu cơ 
tầng đất mặt, độ dốc, tình trạng ngập úng và độ sâu mực nước ngầm để thành lập bản đồ 
đơn vị đất đai với 20 đơn vị đất đai và bản đồ thích hợp đất đai. Mỗi đơn vị đất đai có thể 
là gợi ý cho một mô hình sinh thái nông- lâm nghiệp. Vì vậy, các bản đồ này cung cấp cơ 
sở khoa học cho đánh giá tiềm năng đất đai đồng thời là căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế 
hoạch khai thác, bố trí, sử dụng trồng cao su hiệu quả. 
Công trình đã tái khẳng định tiêu chuẩn bắt buộc chỉ có thể trồng được cao su khi 
độ dày tầng đất mặt > 70 cm và hàm lượng đá lẫn + kết von trong tầng đất không vượt quá 
50% khối lượng đồng thời không bị kết chặt thành tầng cứng rắn bởi lớp sét bên dưới. 
vii 
ABSTRACT 
In Vietnam, Tropical Dipterocarp Forests (abbreviated as TDF) are poor – exhauted 
forests with very special trees belonging to the botanical family Dipterocarpaceae. TDF 
occupied a total area of around 933.000 ha in the country, of which 500.000 ha 
concentrated in the Central Highland (mainly in Daklak province). TDF are also very 
common in Asean countries such as in Cambodia, Thailand, Lao, Myanmar, Indonesia, 
Malaysia, Philippines. It has been several studies on TDF soils, but dealing with only the 
distribution, soil fertility and possibility for production. It could be said that our study is 
the first one, which touching in depth thoroughly – the soil genesis and conditions for 
exploitation, especially rubber cultivation. 
TDF develop in the local climate conditions and special relief: One rainy season 
making soil surface waterlogged and one dry season caussing powerful evaponation to 
alter deeply the soil. 
On the ecological features of dipterocarp trees: TDF develop only on unfertile and 
dry soils with lots of mixed stones and concretions, the underground water stands 
shallowly – where the green larged-leaf trees could not be able to grow. Dipterocarp trees 
often damaged under fire annually, by that the plant–residues on soil surface to be 
destroyed making the alteration, accumulation and moving of elements in the top soils. 
On the local geological substrate: TDF stand on acid magma (mainly granite; 
clayey shists, sand stones; very few basalt and old alluvium). 
Based on the on-surface studies combining with remote sensing to decode satellite 
images, at the same time using GIS technology in overlaying information layers on present 
landuse, it has been defined the exact total areas of TDF soils in Central Highlands are 
565.000 ha – surpassing 65.000 ha compared to the figure of 500.000 ha that existing before. 
The majority of TDF soils distributed in the western districts at the provinces of 
Daklak, Gialai, Kontum and Daknong. These soils could be classified into 4 groups (based 
on parent rocks) with different percentages: Grey soils and yellow–redish soils on granite 
occupied 50,95% of areas; red–yellowish soils on clayey shists and sandy rock – 45%; on 
basalt – 3,65%; and old alluvium grey soils – 0,39%. 
viii 
TDF soils have light soil texture with more than 60% of sand particle; mixed stones 
and concretions are common making soil fertility decreased when planting rubber. It has 
been defined the soils with shallow top soil < 70 cm occupied 56,68% of the areas; the 
soils with top soil > 100 cm – only 14,39%. In TDF soils the vertical leaching present very 
often and create the clay accumulated very tight/compacted Bt horizon. Bt horizon holds 
water on it making a shallow layer underground water < 100 cm damaging rubber and 
other industrial plants. TDF soils are poor in nutrients and organic matter, and CEC are 
very low, soil reaction very acid (OM < 1%, N < 0,1%, P2O5 < 0,06%, K20 <0,5%, CEC < 
10 meq/100g, BS <45%, pHKCl < 4,4). 
On the genesis of TDF soils: Based on analitical data of 3 profiles of soils under 
dipterocarp forests, especially on Harrassowits index (SiO2 : Al2O3) in clay fraction (< 
0,001 mm) separated from the soil (< 1 mm) it could be defined the TDF soils in the past 
had been affected by sialit – alit process (SiO2 : Al2O3 - 3,1 – 3,6), but further it had 
occurred “the reaccumulation of Silica” making the soils as siallit and formed by water 
regime, so to be called as “Hydrogenic Siallitisation”. 
 With overlapping monocaracter maps of 8 characters of soils: thickness of top 
soil, soil texture, percentage of mixed stones - concretions, soil acidity (pHKCl), organic 
matter content of topsoil, sloping degree, waterlogged level and depth of groundwater has 
been established land unit map with 20 land units and the map of land suitability. Each 
land unit could be a suggested as an ecological model of agroforestry. These maps supply 
scientific background for evaluation of land potential to make the planning and plans of 
rubber plantations with success. The study had reconfirmed obligatory criteria for 
possibility of rubber planting: 1/ thickness of top soil > 70 cm; 2/ content of mixed stones 
and concretions in soils < 50% of soil mass and not cohesived with the compacted clay 
bottom layer. 
ix 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................i 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ ii 
MỤC LỤC................................................................................................................................. ix 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ ... ừ từ về màu sắc và độ 
chặt, dạng xâm tán. 
E 20-50cm: Cát pha- thịt nhẹ; hơi ẩm; màu nâu nhạt (10YR 6/3, pale brown); cấu trúc cục nhỏ 
dễ bở rời; hơi chặt; ít xốp; ít rễ lớn nhỏ; chuyển lớp từ từ về màu sắc và độ chặt, dạng xâm tán. 
Bt 50-80cm: Thịt nhẹ; hơi ẩm; màu nâu (7.5YR 5/4, brown); đốm màu đỏ vàng (5YR 5/8, 
yellowish red) chiếm khoảng 30% V; cấu trúc cục trung bình; chặt; ít xốp; rất ít rễ cây; chuyển 
lớp từ từ về màu sắc và độ chặt, dạng xâm tán. 
Btc 80-130cm: Thịt nhẹ; khô; màu nâu đậm (7.5YR 5/6, strong brown); đốm màu đỏ vàng (5YR 
5/8, yellowish red) chiếm khoảng 30% V; kết von Fe+Al (d= 0,5-0,7 cm) chiếm khoảng 10% V; 
cấu trúc cục trung bình; rất chặt; ít xốp; hầu như không còn rễ cây. 
Một số hoạt động khảo sát, mô tả phẫu diện và kết quả phân tích các phẫu diện điển hình vùng rừng dầu Tây nguyên thuộc dự án 
“Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh đắk Lắk, giai đoạn 2014-2020” do SubNiapp chủ trì. 
CẢNH QUAN VÀ HÌNH THÁI PHẪU DIỆN: DK - 1325 
TÊN ĐẤT: VN: Đất xám trên phù sa cổ (I X c/1) 
WRB: Haplic Acrisols (AC ha) 
Một số hoạt động khảo sát, mô tả phẫu diện và kết quả phân tích các phẫu diện điển hình vùng rừng dầu Tây nguyên thuộc dự án 
“Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh đắk Lắk, giai đoạn 2014-2020” do SubNiapp chủ trì. 
SỐ PHẪU DIỆN: DK - 1375 
TÊN ĐẤT: VN: Đất nâu vàng trên phù sa cổ (II Fp c/2) 
WRB: Haplic Acrisols (Endohyperskeletic, Chromic) (AC ha (sknh, cr)) 
THÔNG TIN CHUNG 
MÔ TẢ PHẪU DIỆN 
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM LÝ- HÓA HỌC ĐẤT 
Độ 
sâu 
pH OM 
Tổng số 
(%) 
Dễ tiêu 
(mg/đ) 
Cation trao đổi 
(me/100gđ) 
Di động 
(mg/100gđ) 
Tỷ lệ cấp hạt 
(%) 
(cm) H2O KCl (%) N P2O5 K2O N P2O5 K2O Ca
2+
 Mg
2+
 Na
+
 K
+
 CEC Fe
2,3+
 Al
3+
 Cát Thịt Sét 
00-16 5,02 4,48 1,52 0,11 0,02 0,25 3,84 1,86 8,14 0,84 0,28 0,08 0,04 6,24 10,24 4,21 72,48 12,94 14,58 
16-30 5,04 4,50 0,72 0,05 0,02 0,26 1,76 1,62 7,64 0,96 0,34 0,10 0,06 5,64 6,98 1,76 71,22 13,36 15,42 
30-40 5,02 4,47 0,29 0,02 0,02 0,27 0,68 1,75 7,57 0,62 0,31 0,09 0,04 4,12 2,47 3,78 68,74 15,39 15,87 
40-70 5,15 4,56 0,84 0,30 0,12 0,03 4,50 28,63 3,27 65,49 14,04 20,47 
70-115 5,14 4,55 0,79 0,31 0,18 0,05 4,64 30,12 2,41 65,28 13,54 21,18 
- Địa điểm: Khoảnh 1, tiểu khu 172, Cty LN Rừng Xanh 
- Tọa độ VN 2000: X: 436494, Y: 1469185 
- Mẫu chất: Phù sa cổ 
- Địa hình toàn vùng: Bình nguyên Ea Soup 
- Địa hình nơi đào phẫu diện: Bậc thềm cao, dốc nhẹ; Độ cao: 205 m 
- Độ sâu nước mạch ngầm: Không phát hiện 
- Thực vật: Dầu trà beng, dầu đồng, chiu liêu, cỏ le 
- Ngày 15/3/2014. Người mô tả: Vũ Ngọc Hùng, Nguyễn Xuân Nhiệm, Trà Ngọc 
Phong, Nguyễn Đình Phú, Lê Đăng Long, Ngô Vũ Sen và Đinh Xuân Quyết. 
A 00-16cm: Cát pha- thịt nhẹ; ẩm; màu nâu xám tối (10YR 4/2, dark grayish brown); cấu trúc 
cục nhỏ dễ bở rời; ít chặt; xốp; nhiều rễ lớn nhỏ; nhiều hang kiến mối; chuyển lớp từ từ về màu 
sắc và độ chặt, dạng xâm tán. 
AE 16-30cm: Cát pha- thịt nhẹ; hơi ẩm; màu xám nâu nhạt (7.5YR 7/2, pinkish gray); cấu trúc 
cục nhỏ dễ bở rời; hơi chặt; ít xốp; ít rễ lớn nhỏ; ít hang kiến mối; chuyển lớp từ từ về màu sắc 
và độ chặt, dạng xâm tán. 
E 30-40cm: Thịt nhẹ; hơi ẩm; màu xám nâu nhạt (7.5YR 7/2, pinkish gray); cấu trúc cục nhỏ; 
hơi chặt; ít xốp; ít rễ lớn nhỏ; chuyển lớp từ từ về màu sắc và độ chặt, dạng xâm tán. 
Btc1 40-70cm: Thịt nhẹ đến thịt trung bình; hơi ẩm; màu vàng đỏ nhạt (7.5YR 6/6, reddish 
yellow)+ vệt xám nâu nhạt (7.5YR 7/2, pinkish gray); kết von Fe+Al (d= 0,5-0,7 cm) chiếm 
khoảng 50% V; cấu trúc cục trung bình; rất chặt; ít xốp; rất ít rễ cây; chuyển lớp từ từ về màu 
sắc và độ chặt, dạng xâm tán. 
Btc2 70-115cm: Thịt nhẹ đến thịt trung bình; khô; màu nâu đậm (7.5YR 5/6, strong brown)+ vệt 
xám nâu nhạt (7.5YR 7/2, pinkish gray); kết von Fe+Al (d= 0,5-1,2 cm) chiếm khoảng 75% V; 
cấu trúc cục trung bình; rất chặt; rất ít xốp; không có rễ cây. 
Một số hoạt động khảo sát, mô tả phẫu diện và kết quả phân tích các phẫu diện điển hình vùng rừng dầu Tây nguyên thuộc dự án 
“Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh đắk Lắk, giai đoạn 2014-2020” do SubNiapp chủ trì. 
CẢNH QUAN VÀ HÌNH THÁI PHẪU DIỆN: DK - 1375 
TÊN ĐẤT: VN: Đất nâu vàng trên phù sa cổ (II Fp c/2) 
WRB: Haplic Acrisols (Endohyperskeletic, Chromic) (AC ha (sknh, cr)) 
Khảo sát đợt 5 năm 2015 – Đất rừng dầu Đông Nam bộ - Vùng so sánh 
HÌNH THÁI MỘT SỐ PHẪU DIỆN ĐIỂN HÌNH 
SỐ PHẪU DIỆN: BP - 09 
TÊN ĐẤT: VN: Đất xám trên phù sa cổ (I X c/1) 
WRB: Haplic Acrisols (AC ha) 
THÔNG TIN CHUNG 
MÔ TẢ PHẪU DIỆN 
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM LÝ- HÓA HỌC ĐẤT 
Độ 
sâu 
pH OM 
Tổng số 
(%) 
Cation trao 
đổi(meq/100gđ) 
Di động (mg/100gđ) 
Tỷ lệ cấp hạt 
(%) 
(cm) H2O KCl (%) N P2O5 K2O K
+
 Ca
2+
 Mg
2+
 CEC Al
3+
 Fe
2+
 Fe
3+
 Cát Thịt Sét 
0-25 3,89 1,292 0,089 0,024 0,005 0,1 1,25 0,2 4,22 0,24 2,809 25,121 76,32 13,98 9,7 
42-90 3,91 0,369 0,033 0,016 0,003 0,02 0,85 0,95 3,58 0,28 1,972 14,818 69,62 11,48 18,9 
90-140 3,89 0,184 0,016 0,016 0,004 0,03 1,06 0,11 2,54 0,28 4,064 8,866 67,9 9,88 22,23 
A 00-25 cm: Thịt nhẹ; khô; màu xám đen 
(10YR 3/1, very dark gray); cấu trúc cục nhỏ, 
nhẵn cạnh, mức độ yếu; ít chặt; xốp; nhiều rễ 
lớn nhỏ; nhiều hang kiến, mối; chuyển lớp từ 
từ về màu sắc và độ chặt dạng xâm tán. 
AB 25-42 cm: Thịt nhẹ; hơi ẩm; màu nâu xám 
(10YR 5/2, grayish brown); cấu trúc cục nhỏ, 
nhẵn cạnh, mức độ yếu; hơi chặt; xốp vừa; rễ 
lớn nhỏ trung bình; ít hang kiến, mối; chuyển 
lớp từ từ về màu sắc và độ chặt dạng xâm tán. 
Bt1 42-90 cm: Thịt nhẹ đến thịt trung bình; ẩm; 
màu xám nâu nhạt (10YR 6/2, light brownish 
gray); cấu trúc cục vừa, nhẵn cạnh, mức độ 
yếu; ít chặt; xốp vừa; ít rễ lớn nhỏ; chuyển lớp 
từ từ về màu sắc và độ chặt dạng xâm tán. 
Bt2 90-140 cm: Thịt nhẹ đến thịt trung bình; 
ẩm; màu nâu nhạt (10YR 6/3, pale brown); cấu 
trúc cục nhỏ, nhẵn cạnh, mức độ yếu; chặt; 
xốp vừa; rất ít rễ cây. 
- Địa điểm: Đất QK 7, Ấp Tà Thiết, xã Lộc Thành, 
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. 
- Tọa độ VN 2000: X: 524063, Y: 1298841 
- Mẫu chất: Phù sa cổ 
- Địa hình toàn vùng: Bậc thềm cao 
- ĐH nơi đào PD: Bằng, cao; Độ cao: 91 m 
- Độ sâu nước mạch ngầm: Không phát hiện 
- Thực vật: Rừng tự nhiên nửa rụng lá, cây gõ 
mật, dầu lông. 
- Ngày 09/5/2015. Người mô tả: Trà Ngọc Phong, 
Nguyễn Xuân Nhiệm, Đình Xuân Quyết và Lê 
Văn Minh. 
Khảo sát đợt 5 năm 2015 – Đất rừng dầu Đông Nam bộ - Vùng so sánh 
SỐ PHẪU DIỆN: BP - 35 
TÊN ĐẤT: VN: Đất nâu vàng trên phù sa cổ (I Fp c/2) 
WRB: Haplic Acrisols (Endoskeletic, Chromic) (AC ha (skn, cr)) 
THÔNG TIN CHUNG 
MÔ TẢ PHẪU DIỆN 
MẪU KHÔNG PHÂN TÍCH 
A 00-24 cm: Thịt nhẹ; khô; màu nâu thẩm (5YR 3/2, 
dark reddish brown); cấu trúc cục nhỏ, nhẵn cạnh; ít 
chặt; xốp; nhiều rễ lớn nhỏ; chuyển lớp từ từ về 
màu sắc và độ chặt, dạng xâm tán. 
AB 24-47 cm: Thịt nhẹ đến thịt trung bình; hơi ẩm; 
màu nâu thẩm (5YR 4/3, reddish brown); kết von 
Fe+Al, d=0,5-1,0 cm, màu nâu đỏ (2.5YR 4/4, 
reddish brown), khoảng 15-20%V; cấu trúc cục nhỏ, 
nhẵn cạnh; hơi chặt; xốp vừa; rễ lớn nhỏ trung 
bình; chuyển lớp khá rõ về màu sắc, độ chặt và 
mức độ kết von, dạnglượn sóng nhẹ. 
Btc1 47-80 cm: Thịt trung bình; ẩm; màu nâu đỏ 
thẩm (5YR 4/4, reddish brown); kết von Fe+Al, 
d=0,5-1,5 cm, màu nâu đỏ (2.5YR 4/4, reddish 
brown), khoảng 50-60%V; cấu trúc cục vừa, nhẵn 
cạnh; chặt; xốp vừa; rất ít rễ lớn nhỏ; chuyển lớp từ 
từ về màu sắc, độ chặt và mức độ kết von, dạng 
xâm tán. 
Btc2 80-105 cm: Thịt trung bình; ẩm; màu đỏ vàng 
(5YR 5/6, yellowish red); kết von Fe+Al, d=1,0-1,5 
cm, màu nâu đỏ (2.5YR 4/4, reddish brown), 
khoảng 75-80%V; cấu trúc cục vừa, nhẵn cạnh; khá 
chặt; ít xốp; không có rễ cây. 
- Địa điểm: Ấp Tà Thiết, xã Lộc Thành, huyện 
Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. 
- Tọa độ VN 2000: X: 525434, Y: 1298538 
- Mẫu chất: Phù sa cổ 
- Địa hình toàn vùng: Bậc thềm cao 
- ĐH nơi đào PD: Bằng, cao; Độ cao: 71 m 
- Độ sâu nước mạch ngầm: Không phát hiện 
- Thực vật: Rừng khộp: Dầu đồng, dầu lông, chiu 
liêu; cỏ tranh, cỏ tre, trinh nữ và hà thủ ô. 
- Ngày 09/5/2015. Người mô tả: Trà Ngọc Phong, 
Nguyễn Xuân Nhiệm, Đình Xuân Quyết và Lê 
Văn Minh. 
Khảo sát đợt 5 năm 2015 – Đất rừng dầu Đông Nam bộ - Vùng so sánh 
SỐ PHẪU DIỆN: BP - 72 
TÊN ĐẤT: VN: Đất đỏ vàng trên đá phiến (I Fs d/4) 
WRB: Haplic Acrisols (Epihyperskeletic, Chromic) (AC ha (skhp, cr)) 
THÔNG TIN CHUNG 
MÔ TẢ PHẪU DIỆN 
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM LÝ- HÓA HỌC ĐẤT 
Độ 
sâu 
pH OM 
Tổng số 
(%) 
Cation trao 
đổi(meq/100gđ) 
Di động (mg/100gđ) 
Tỷ lệ cấp hạt 
(%) 
(cm) H2O KCl (%) N P2O5 K2O K
+
 Ca
2+
 Mg
2+
 CEC Al
3+
 Fe
2+
 Fe
3+
 Cát Thịt Sét 
0-13 3,94 2,307 0,156 0,064 0,82 0,16 1,16 0,21 6,94 0,36 6,874 126,60
6 
23,46 56,03 20,51 
13-30 3,91 0,738 0,061 0,063 1,205 0,09 1,29 0,35 5,29 0,4 3,167 19,273 24,45 45,43 30,12 
30-55 3,87 0,276 0,022 0,052 1,358 0,1 1,67 0,41 5,16 0,4 2,57 24,34 37,84 30,75 31,4 
A 00-13 cm: Thịt trung bình; khô; màu nâu tối 
(7.5YR 4/2, dark brown); cấu trúc cục nhỏ vừa, 
nhẵn cạnh; ít chặt; xốp; nhiều rễ lớn nhỏ; 
chuyển lớp khá rõ về màu sắc, độ chặt và mức 
độ kết von, dạng lượn sóng nhẹ. 
AB 13-30 cm: Thịt trung bình đến thịt nặng; hơi 
ẩm; màu nâu (7.5YR 5/4, brown); kết von 
Fe+Al, d=0,5-1,0 cm, màu nâu đỏ (2.5YR 4/4, 
reddish brown), khoảng 15-20%V; cấu trúc cục 
vừa, nhẵn cạnh; chặt; xốp vừa; rễ lớn nhỏ 
trung bình; chuyển lớp khá rõ về màu sắc, độ 
chặt và mức độ kết von đá lẫn, dạng lượn 
sóng nhẹ. 
Btc 30-55 cm: Thịt trung bình đến thịt nặng; 
ẩm; màu xám nâu nhạt (7.5YR 6/2, pinkish 
gray); kết von Fe+Al và mảnh đá phiến nhiễm 
Fe+Al, d=1,0-2,0 cm, màu đỏ (2.5YR 4/8, red), 
khoảng 75-85%V; cấu trúc cục vừa, gần nhẵn 
cạnh; rất chặt; ít xốp; không có rễ cây. 
- Địa điểm: Đồn 789, xã Hưng Phước, Bù Đốp, 
Bình Phước. (Gần cửa khẩu Hoàng Diệu). 
- Tọa độ VN 2000: X: 569955, Y: 1334159 
- Mẫu chất: Đá phiến thịt- sét. 
- Địa hình toàn vùng: Đồi núi thấp lượn sóng. 
- ĐH nơi đào PD: Bằng, cao; Độ cao: 150 m 
- Độ sâu nước mạch ngầm: Không phát hiện 
- Thực vật: Dầu đồng, chiu liêu, cà chít, căm xe, 
trắc; cỏ tranh, cỏ tre, trinh nữ và hà thủ ô. 
- Ngày 10/5/2015. Người mô tả: Trà Ngọc Phong, 
Nguyễn Xuân Nhiệm, Đình Xuân Quyết, Lê Văn 
Minh và Đào Tiến Quân. 
Khảo sát đợt 5 năm 2015 – Đất rừng dầu Đông Nam bộ - Vùng so sánh 
SỐ PHẪU DIỆN: BP - 80 
TÊN ĐẤT: VN: Đất đỏ vàng trên đá phiến (I Fs d/2) 
WRB: Haplic Acrisols (Endohyperskeletic, Chromic) (AC ha (skhn, cr)) 
THÔNG TIN CHUNG 
MÔ TẢ PHẪU DIỆN 
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM LÝ- HÓA HỌC ĐẤT 
Độ 
sâu 
pH OM 
Tổng số 
(%) 
Dễ tiêu 
(mg/đ) 
Cation trao đổi 
(me/100gđ) 
Di động 
(mg/100gđ) 
Tỷ lệ cấp hạt 
(%) 
(cm) H2O KCl (%) N P2O5 K2O N P2O5 K2O Ca
2+
 Mg
2+
 Na
+
 K
+
 CEC Fe
2,3+
 Al
3+
 Cát Thịt Sét 
A 00-25 cm: Thịt nhẹ đến thịt trung bình; khô; 
màu nâu xám tối (10YR 3/2, very dark grayish 
brown); cấu trúc cục nhỏ, nhẵn cạnh; ít chặt; 
xốp; nhiều rễ lớn nhỏ; nhiều hang kiến mối; 
ch.lớp từ từ về m.sắc và đ.chặt, dạng xâm tán. 
AB 25-52 cm: Thịt nhẹ đến thịt trung bình; hơi 
ẩm; màu nâu tối (10YR 4/3, dark brown); cấu 
trúc cục nhỏ đến vừa, nhẵn cạnh; hơi chặt; xốp 
vừa; rễ lớn nhỏ trung bình; chuyển lớp từ từ về 
màu sắc và độ chặt, dạng xâm tán. 
Bt 52-80 cm: Thịt trung bình; ẩm; màu nâu 
đậm (7.5YR 5/6, strong brown); cấu trúc cục 
nhỏ đến vừa, nhẵn cạnh; hơi chặt; xốp vừa; ít 
rễ lớn nhỏ; chuyển lớp khá rõ về màu sắc, độ 
chặt và mức độ kết von, dạng lượn sóng nhẹ. 
Btc 80-120 cm: Thịt trung bình; ẩm; màu nâu 
đậm (7.5YR 5/8, strong brown); kết von Fe+Al 
và mảnh đá phiến nhiễm Fe+Al, d=1,0-1,5 cm, 
màu đỏ (2.5YR 4/8, red), khoảng 70-80%V; 
cấu trúc cục vừa, gần nhẵn cạnh; chặt; ít xốp; 
không có rễ cây. 
- Địa điểm: Đồn 789, xã Hưng Phước, Bù Đốp, 
Bình Phước. (Gần cửa khẩu Hoàng Diệu). 
- Tọa độ VN 2000: X: 566985, Y: 1334616 
- Mẫu chất: Đá phiến thịt- sét. 
- Địa hình toàn vùng: Đồi núi thấp lượn sóng. 
- ĐH nơi đào PD: Bằng, cao; Độ cao: 130 m 
- Độ sâu nước mạch ngầm: Không phát hiện 
- Thực vật: Cao su (3 tuổi, sinh trưởng khá); cỏ 
tranh, trnh nữ, cỏ le. 
- Ngày 10/5/2015. Người mô tả: Trà Ngọc Phong, 
Nguyễn Xuân Nhiệm, Đình Xuân Quyết, Lê Văn 
Minh và Đào Tiến Quân. 
Khảo sát đợt 5 năm 2015 – Đất rừng dầu Đông Nam bộ - Vùng so sánh 
SỐ PHẪU DIỆN: BP - 90 
TÊN ĐẤT: VN: Đất nâu vàng trên phù sa cổ (I Fp c/2) 
WRB: Haplic Acrisols (Endohyperskeletic, Chromic) (AC ha (skhn, cr)) 
THÔNG TIN CHUNG 
MÔ TẢ PHẪU DIỆN 
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM LÝ- HÓA HỌC ĐẤT 
Độ 
sâu 
pH OM 
Tổng số 
(%) 
Cation trao 
đổi(meq/100gđ) 
Di động (mg/100gđ) 
Tỷ lệ cấp hạt 
(%) 
(cm) H2O KCl (%) N P2O5 K2O K
+
 Ca
2+
 Mg
2+
 CEC Al
3+
 Fe
2+
 Fe
3+
 Cát Thịt Sét 
0-20 4,53 1,476 0,101 0,037 0,093 0,18 2,63 1,23 5,67 0 2,868 95,882 66,21 25,88 7,9 
20-35 4,33 0,462 0,039 0,007 0,092 0,04 2,02 0,41 3,98 0,08 2,868 34,892 70,17 21,11 8,72 
35-65 4,34 0,184 0,011 0,007 0,182 0,04 3,19 0,95 5,04 0 2,57 12,67 64,07 21,17 14,76 
65-80 4,39 0,184 0,011 0,011 0,269 0,05 3,15 1,33 6,23 0 2,988 22,712 63,15 17,15 19,69 
- Địa điểm: TK 98, BQL RPH Lộc Ninh; Ấp Thạnh 
Tây, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, Bình Phước. 
- Tọa độ VN 2000: X: 526211, Y: 1319763 
- Mẫu chất: Phù sa cổ 
- Địa hình toàn vùng: Bậc thềm cao 
- ĐH nơi đào PD: Bằng, cao; Độ cao: 102 m 
- Độ sâu nước mạch ngầm: Không phát hiện 
- Thực vật: Rừng khộp tái sinh (nghèo kiệt): Dầu 
đồng, cỏ le, hà thủ ô, mây rừng. 
- Ngày 10/5/2015. Người mô tả: Trà Ngọc Phong, 
Nguyễn Xuân Nhiệm, Đình Xuân Quyết và Lê 
Văn Minh. 
A 00-20 cm: Cát pha đến thịt nhẹ; khô; màu nâu 
xám tối (10YR 3/2, very dark grayish brown); cấu 
trúc hạt dính đến cục nhỏ, dễ bở rời; ít chặt; xốp; 
nhiều rễ lớn nhỏ; chuyển lớp từ từ về màu sắc và 
độ chặt, dạng xâm tán. 
AB 20-35 cm: Thịt nhẹ; hơi ẩm; màu nâu nhạt 
(10YR 6/3, pale brown); cấu trúc cục nhỏ, nhẵn 
cạnh; hơi chặt; xốp vừa; rễ lớn nhỏ trung bình; 
ch.lớp từ từ về màu sắc và độ chặt, dạng xâm tán. 
Bt 35-65 cm: Thịt nhẹ đến thịt trung bình; ẩm; màu 
vàng nâu (10YR 7/6, yellow); cấu trúc cục nhỏ đến 
vừa, nhẵn cạnh; ít chặt; xốp vừa; ít rễ lớn nhỏ; 
chuyển lớp khá rõ về màu sắc, độ chặt và mức độ 
kết von, dạng lượn sóng nhẹ. 
Btc1 65-80 cm: Thịt nhẹ đến thịt trung bình; ẩm; 
màu vàng đỏ nhạt (7.5YR 7/6, reddish yellow); kết 
von Fe+Al, d= 0,5-1,0 cm, khoảng 50%V; cấu trúc 
cục vừa, nhẵn cạnh; chặt; ít xốp; hầu như không có 
rễ cây; ch.lớp từ từ về màu sắc và độ chặt. 
Btc2 80-95 cm: Thịt nhẹ đến thịt trung bình; ẩm; 
màu vàng đỏ nhạt (7.5YR 7/6, reddish yellow); kết 
von Fe+Al, d= 2,0-3,0 cm, khoảng 80%V; cấu trúc 
cục vừa, nhẵn cạnh; rất chặt; ít xốp; không có rễ. 
Khảo sát đợt 5 năm 2015 – Đất rừng dầu Đông Nam bộ - Vùng so sánh 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_dac_diem_dat_duoi_rung_dau_nhiet_doi_dipterocarpacea.pdf
  • pdf2. Tom tat LA-Tra Ngoc Phong-English.pdf
  • pdf2. Tom tat LA-Tra Ngoc Phong-Vietnamese.pdf
  • pdf3.Thong tin va ket luan moi - Tra Ngoc Phong -Vietnamese-English.pdf
  • docx3.Thong tin va ket luan moi cua luan an Tra Ngoc Phong (English).docx
  • docx3.Thong tin va ket luan moi cua luan an Tra Ngọc Phong (Vietnamese).docx