Luận án Đặc điểm dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện Long thành, tỉnh Đồng nai từ năm 2008 - 2012 và kết quâ của một số giâi pháp can thiệp
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây
ra. Đây là bệnh truyền qua côn trùng trung gian là muỗi vằn phổ biến nhất hiện
nay. Bệnh thường có triệu chứng sốt cao, đột ngột, kéo dài từ 2 đến 7 ngày, kèm
theo đau đầu, đau cơ, đau xương, khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến nặng có biểu
hiện xuất huyết như xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và
có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue, có thể dẫn đến tử vong [3], [6], [93].
Biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, gia tăng thương mại, du lịch cùng với
bùng nổ dân số, đô thị hóa không theo kế hoạch, thiếu các biện pháp phòng
chống hiệu quả đã làm cho Sốt xuất huyết hiện nay trở thành một vấn đề sức
khỏe cộng đồng rất quan trọng không chỉ ở nước ta mà còn là vấn đề chung của
hơn 130 nước trên thế giới, đặc biệt ở vùng Đông Nam Á-Tây Thái Bình
Dương. Hiện tại, có hơn 3 tỷ người trên thế giới đang sống trong vùng dịch tễ có
nguy cơ sốt xuất huyết Dengue. Mỗi năm, trên thế giới có hơn 100 triệu người
nhiễm vi-rút Dengue, trong đó trên 500.000 người phải nhập viện và hàng chục
ngàn ca tử vong [61],[92], [96].
Hiện nay, sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa có thuốc đặc trị, chưa có vắc-xin
phòng ngừa hiệu quả. Biện pháp phòng chống dịch chủ yếu vẫn là kiểm soát
trung gian truyền bệnh cũng được WHO khuyến cáo trong chiến lược phòng
chống sốt xuất huyết Dengue toàn cầu giai đoạn tiếp theo [33], [92], [94], [96]
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đặc điểm dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện Long thành, tỉnh Đồng nai từ năm 2008 - 2012 và kết quâ của một số giâi pháp can thiệp
ÐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ÐẠI HỌC Y DƢỢC TRẦN MINH HÕA ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2008 - 2012 VÀ KẾT QUÂ CỦA MỘT SỐ GIÂI PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HUẾ - 2020 ÐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ÐẠI HỌC Y DƢỢC TRẦN MINH HÕA ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2008 - 2012 VÀ KẾT QUÂ CỦA MỘT SỐ GIÂI PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 9 72 07 01 Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH THANH HUỀ PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH SƠN HUẾ - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Minh Hòa DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt Ae Aedes aegypti Muỗi Aedes aegypti BI Breteau Index Chỉ số Breteau CDDLQ Lavre campaing Chiến dịch diệt lăng quăng CI Containner Index Chỉ số vật chứa nước CSHQ Effectiveness index Chỉ số hiệu quả COMBI Communication for behavioural impact Truyền thông tác động hành vi CSMD-DI Density Index Chỉ số mật độ muỗi CSNCM-HI House Index Chỉ số nhà có muỗi DCCN container Dụng cụ chứa nước DI Density Index Chỉ số mật độ DLQ Lavre killing Diệt lăng quăng HI House Index Chỉ số nhà có muỗi HIlq House Index lq Chỉ số nhà có lăng quăng HQCT Effective intervention Hiệu quả can thiệp HSND Coefficient of disease years Hệ số năm dịch HSTD Disease coefficients Hệ số tháng dịch IRR Incidence Rate Ratio Tỷ số tỷ suất mới mắc IVM Intergrated Vecto management Phối hợp kiểm soát véc-tơ KAP Knowledge - Attitude - Practice Kiến thức Thái độ Thực hành KCN Industrial zone Khu công nghiệp MTQG National target Mục tiêu Quốc gia PCSXH Dengue control and prevention Phòng chống sốt xuất huyết SXHD Dengue fever Sốt xuất huyết Dengue TH Primary school Tiểu học THCS Secondary school Trung học cơ sở TTYTDP Preventive medicine center Trung tâm Y tế dự phòng TYT Commune Health post Trạm y tế VCN Water container Vật chứa nước VPT waste material Vật phế thải TCYTTTG World Health Organization (WHO) Tổ chức Y tế thế giới YTCC Public health Y tế công cộng MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3 1.1. Tổng quan sốt xuất huyết Dengue ................................................................. 4 1.1.1. Ổ chứa, đường truyền, phương thức lây truyền ......................................... 4 1.1.2. Đặc tính sinh học của véc-tơ sốt xuất huyết Dengue ................................. 6 1.1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch .................................................................. 11 1.1.4. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue .................................................. 12 1.1.5. Các yếu tố kinh tế xã hội liên quan sốt xuất huyết Dengue .................... 16 1.1.6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sốt xuất huyết Dengue ....................... 17 1.1.7. Các xét nghiệm chẩn đoán vi-rút Dengue ................................................ 18 1.2. Các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue: .................................. 19 1.3. Tổng quan về lý thuyết hành vi và hành vi sức khỏe .................................. 31 1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ................................................................ 39 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 42 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 42 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 42 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 42 2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu ....................................................................... 59 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 65 2.6. Kỹ thuật khống chế sai số ............................................................................ 66 2.7. Các hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 66 2.8. Đạo đức nghiên cứu ..................................................................................... 66 Chƣơng 3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .................................................................. 67 3.1. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue .................................................... 67 3.2. Kết quả một số giải pháp can thiệp ............................................................. 72 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 94 4.1. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue và các yếu tố liên quan ............... 94 4.2. Kết quả can thiệp phòng chống sốt xuất huyết ......................................... 109 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các hoạt động can thiệp tương ứng các bước thay đổi hành vi ................ 34 Bảng 1.2. Các bước áp dụng COMBI trong nghiên cứu can thiệp ........................... 39 Bảng 2.1. Điểm đánh giá hiểu biết của người dân về sốt xuất huyết Dengue .......... 63 Bảng 2.2. Điểm đánh giá thực hành phòng chống SXHD ........................................ 64 Bảng 3.1.Tần số và tần suất mắc SXHD theo tuổi từ 2008 - 2012 ........................... 67 Bảng 3.2. Tỷ lệ mới mắc SXHD/105dân theo tuổi từ 2008 - 2012 tại Long Thành. 68 Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc SXHD/105 dân theo giới các năm từ 2008 đến 2012 .............. 69 Bảng 3.4. Số mắc và hệ số tháng dịch (HSTD), hệ số năm dịch (HSND) SXHD, từ 2008-2012 tại Long Thành .................................................................................. 70 Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc SXHD/105 dân theo xã/thị trấn các năm 2008-2012.............. 71 Bảng 3.6. Đặc điểm dân số học của mẫu nghiên cứu .............................................. 73 Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng biết đúng các triệu chứng lâm sàng khi mắc SXHD ..... 74 Bảng 3.8. Kiến thức về các dấu hiệu nặng của bệnh SXHD .................................... 74 Bảng 3.9. Kiến thức về côn trùng truyền bệnh SXHD ............................................ 75 Bảng 3.10. Kiến thức các biện pháp phòng chống SXHD ....................................... 75 Bảng 3.11. Mô tả (định lượng) điểm kiến thức về bệnh SXHD của đối tượng ........ 75 Bảng 3.12. Phân nhóm kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Dengue ............................ 76 Bảng 3.13. Tỷ lệ kiến thức về SXHD không đạt theo gia đình có/không có học sinh .. 77 Bảng 3.14. Tỷ lệ đối tượng thực hành phòng chống SXHD đúng ........................... 77 Bảng 3.16. Phân nhóm thực hành phòng chống SXHD ............................................ 77 Bảng 3.15. Mô tả (định lượng) thực hành phòng chống SXHD của đối tượng ........ 78 Bảng 3.17. Tỷ lệ thực hành phòng chống SXHD không đạt theo hộ gia đình có/không có học sinh ................................................................................................. 78 Bảng 3.18. Liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng chống SXHD ................. 79 Bảng 3.19. Phân bố các chỉ số côn trùng Aedes aegypti và và số mắc SXHD theo tháng năm 2012 tại Long Thành ............................................................................. 79 Bảng 3.20. Đặc điểm dân số học của mẫu tại thời điểm trước can thiệp (12.2012) . 82 Bảng 3.21. Đặc điểm dân số học của 2 nhóm tại thời điểm sau can thiệp (12. 2014) ... 83 Bảng 3.22. Tỷ lệ kiến thức kém về SXHD trước và sau can thiệp của hai nhóm.... 84 Bảng 3.23. Tỷ lệ kiến thức kém về bệnh SXHD sau can thiệp của hai phân nhóm không và có học sinh ................................................................................................. 85 Bảng 3.24. Tỷ lệ VCN không có nắp đậy trước và sau can thiệp của hai nhóm (chi bình phương test)....................................................................................................... 85 Bảng 3.25. Tỷ lệ có VPT có nước trong nhà/ vườn trước và sau can thiệp của hai nhóm .......................................................................................................................... 86 Bảng 3.26. Tỷ lệ có lăng quăng trong vật chứa nước trong nhà/ vườn trước và sau can thiệp của hai nhóm .............................................................................................. 87 Bảng 3.27. Tỷ lệ không ngủ màn trước và sau can thiệp của hai nhóm ................... 87 Bảng 3.28. Tỷ lệ không có biện pháp xua đuổi/diệt muỗi trước và sau can thiệp của hai nhóm .................................................................................................................... 88 Bảng 3.29. Tỷ lệ không có tài liệu hướng dẫn phòng chống SXHD trước và sau can thiệp của hai nhóm .................................................................................................... 89 Bảng 3.30. Tỷ lệ không có cá 7 màu trong VCN trước và sau can thiệp.................. 89 Bảng 3.31. Tỷ lệ thực hành phòng chống SXHD kém (chung) trước và sau can thiệp của hai nhóm ............................................................................................................. 90 Bảng 3.32. Tỷ lệ thực hành phòng chống SXHD kém sau can thiệp của hai phân nhóm không và có học sinh ....................................................................................... 91 Bảng 3.33. So sánh các chỉ số côn trùng trước và sau can thiệp của 2 nhóm ........... 92 Bảng 3.34. So sánh tỷ lệ mắc SXHD trước và sau can thiệp của 2 nhóm ................ 93 DANH MỤC CÁC HÌNH/SƠ ĐỒ/BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Các bước muỗi Aedes truyền vi-rút Dengue ............................................... 5 Hình 1.2. Khả năng lan truyền vi-rút Dengue của muỗi Aedes .................................. 6 Hình 1.3. Vòng đời và trứng của muỗi Aedes aegypti ................................................ 7 Hình 1.4. Muỗi vằn châu Á trưởng thành và Aedes albopictus .................................. 8 Hình 1.5. Lăng quăng và nhộng của Aedes albopictus ............................................... 9 Hình 1.6. Muỗi Aedes cái hút máu và Toxorhynchites ............................................. 10 Hình 1.7. Cấu tạo cơ thể muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus .......................... 10 Hình 1.8. Mô hình niềm tin sức khỏe ........................................................................ 32 Hình 1.9. Mô hình quá trình thay đổi hành vi của Neesham C ................................. 33 Hình 1.10. Mô hình PRECEED PROCEDE ............................................................. 35 Hình 1.11. Mô hình PROCEDE áp dụng trong nghiên cứu ...................................... 36 Sơ đồ 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 43 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Số mắc SXHD theo giới các năm từ 2008 đến 2012 tại Long Thành .. 69 Biểu đồ 3.2. Số mắc SXHD theo tháng từ 2008 đến 2012 tại Long Thành ............. 70 Biểu đồ 3.3. Mật độ mới mắc SXHD/105 dân theo mật độ dân số ........................... 72 Biểu đồ 3.4.(a, b, c, d, e). Tương quan giữa các chỉ số côn trùng và số mắc SXHD tại Long Thành năm 2012 ......................................................................................... 80 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây ra. Đây là bệnh truyền qua côn trùng trung gian là muỗi vằn phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thường có triệu chứng sốt cao, đột ngột, kéo dài từ 2 đến 7 ngày, kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương, khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến nặng có biểu hiện xuất huyết như xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue, có thể dẫn đến tử vong [3], [6], [93]. Biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, gia tăng thương mại, du lịch cùng với bùng nổ dân số, đô thị hóa không theo kế hoạch, thiếu các biện pháp phòng chống hiệu quả đã làm cho Sốt xuất huyết hiện nay trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan trọng không chỉ ở nước ta mà còn là vấn đề chung của hơn 130 nước trên thế giới, đặc biệt ở vùng Đông Nam Á-Tây Thái Bình Dương. Hiện tại, có hơn 3 tỷ người trên thế giới đang sống trong vùng dịch tễ có nguy cơ sốt xuất huyết Dengue. Mỗi năm, trên thế giới có hơn 100 triệu người nhiễm vi-rút Dengue, trong đó trên 500.000 người phải nhập viện và hàng chục ngàn ca tử vong [61],[92], [96]. Hiện nay, sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa có thuốc đặc trị, chưa có vắc-xin phòng ngừa hiệu quả. Biện pháp phòng chống dịch chủ yếu vẫn là kiểm soát trung gian truyền bệnh cũng được WHO khuyến cáo trong chiến lược phòng chống sốt xuất huyết Dengue toàn cầu giai đoạn tiếp theo [33], [92], [94], [96]. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ sốt xuất huyết lưu hành cao và hiện nay là một trong 5 nước có gánh nặng sốt xuất huyết Dengue cao nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương [41], [53], [98]. Trong vài chục năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam có hàng chục ngàn ca mắc SXHD. Đặc biệt, có nhiều năm con số mắc sốt xuất huyết Dengue tới hàng trăm ngàn ca. Từ năm 1980 đến năm 2019, Việt Nam có 3.674.473 ca SXHD, trong đó có 10.736 ca tử vong. Đặc biệt, có những năm, số tử vong hàng năm lên tới hơn 1500 người (phụ lục 18) [25], [53]. 2 Lý do cơ bản làm cho sốt xuất huyết Dengue rất khó khống chế là: 1/Vi-rút Dengue có 4 chủng virut khác nhau miễn dịch chéo rất yếu, chưa có vaccine phòng bệnh nên một người có thể bị mắc SXHD nhiều lần. 2/Tác nhân truyền bệnh là hai loại muỗi Aedes thích hút máu vào sáng sớm và chiều tà, là thời điểm con người khó đề phòng hơn loại muỗi hút máu về đêm, loại muỗi này chỉ hút máu người và có thể hút ngắt quãng, hút máu nhiều người, lại có khả năng bay xa tới 400m nên khả năng gây dịch cao. 3/Loại muỗi này chỉ thích đẻ trứng tại các điểm chứa nước sạch, nước mưa tồn đọng trong khu dân cư, nên việc phòng chống bệnh này phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sinh hoạt và thói quen lưu trữ nước sạch và các hành vi làm sạch môi trường liên quan đến chu trình phát triển của muỗi Aedes [25], [31], [36], [94]. Cũng chính vì những lý do nêu trên nên mặc dù sốt xuất huyết Dengue đã được nghiên cứu rất nhiều bởi các tác giả trong và ngoài nước nhưng nó vẫn luôn có tính mới và tính thời sự khi áp dụng cho từng vùng miền khác nhau với những đặc điểm khí hậu thời tiết, văn hoá, xã hội, trình độ dân trí và các phong t ... hành Bƣớc 1: Điều tra ban đầu về đặc điểm dịch tễ SXHD và các yếu tố liên quan. Bao gồm điều tra số liệu thứ cấp từ hồ sơ bệnh án của 1907 bệnh nhân SXHD tại bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành; điều tra cắt ngang tại cộng đồng người dân huyện Long Thành với cỡ mẫu n= 950 để xác định các yếu tố liên quan SXHD như kiến thức, thực hành, các chỉ số côn trùng. Hoạt động thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh SXHD (1907). Người điều tra là cán bộ Trung tâm YTDP Đồng Nai, gồm có 03 bác sỹ, 05 cử nhân YTCC. Các thông tin điều tra từ hồ sơ bệnh án các bệnh nhân SXHD tại bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành sẽ được người điều tra thu thập, ghi vào phiếu điều tra soạn sẵn. Hoạt động điều tra kiến thức, thực hành các chủ hộ (950) Kết quả điều tra đặc điểm dịch tễ ca bệnh SXHD cho thấy nhóm tuổi dưới 40 chiếm hơn 90% tổng số ca mắc SXHD. Đặc biệt, nhóm 20-29 tuổi là nhóm chiếm tỷ lệ SXHD 29,4% cao nhất trong các nhóm. Phần lớn nhóm tuổi này làm nghề công hân ở các khu công nghiệp và sống tại các khu nhà trọ. Đây là đối tượng cần được truyền thông tác động hành vi phòng chống sốt xuất huyết Dengue. Kết quả điều tra ngang cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của các chủ hộ gia đình với các chỉ số côn trùng; có sự liên quan giữa yếu tố nhà có học sinh với kiến thức, thực hành, các chỉ số côn trùng. Nhà nào có học sinh thì nhà đó có chỉ số côn trùng thấp. Do vậy, có cơ sở để thực hiện bước tiếp theo. Bƣớc 2: Xây dựng mô hình can thiệp + Tên mô hình: Tăng cường phòng chống SXHD tại các xã vùng ven các khu công nghiệp dựa vào truyền thông tác động hành vi với vai trò của học sinh. + Nội dung mô hình gồm 3 nhóm giải pháp Nhóm giải pháp I: Giải pháp về môi trƣờng (Cộng đồng thực hiện, y tế hướng dẫn, hỗ trợ) Giải pháp về môi trƣờng gồm diệt côn trùng trung gian truyền SXHD, xử lý các vật phế thải, vật chứa nước, làm giảm số vật chứa nước, vật chứa nước có lăng quăng. Nuôi thả cá 7 màu: nuôi, nhân giống cá 7 màu tại 4 hồ lớn ở 3 xã, thả cá 7 màu vào vào các DCCN có sẵn tại các hộ dân vùng can thiệp Nhóm giải pháp II: Truyền thông trực tiếp Giải pháp truyền thông tác động hành vi (COMBI). Đối tượng can thiệp là học sinh từ lớp 4 đến lớp 7 tại các trường tiểu học và THCS, chủ hộ gia đình ở 3 xã can thiệp. Tài liệu truyền thông gồm tài liệu phát cho các hộ dân, tuyền truyền về bệnh SXHD, mức độ nguy hiểm, cách thực hiện các biện pháp phòng chống. Tài liệu truyền thông tại trường học: tờ rơi, áp phích. Truyền thông gián tiếp trên ĐNRTV. Nhóm giải pháp III: (hỗ trợ dịch vụ y tế) Giải pháp quản lý, giám sát phát hiện sớm sự gia tăng các chỉ số côn trùng, chỉ số vật chứa nước có lăng quăng, giám sát các hoạt động diệt lăng quăng, nuôi thả cá 7 màu tại các khu dân cư; giám sát, phát hiện sớm ca bệnh SXHD tại cộng đồng nhờ CTV; tại trạm y tế: tư vấn điều trị, chuyển tuyến đối với ca bệnh nặng - Cơ sở khoa học của mô hình: dựa vào lý thuyết hành vi PRECEDE, các bước thay đổi hành vi của mô hình COMBI. Từ mô hình Precede - khung lý thuyết chẩn đoán và can thiệp hành vi sức khỏe xác định các nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố tiền đề, gồm: kiến thức, thực hành của học sinh, các chủ hộ gia đình tại các các xã vùng ven các khu công nghiệp. Trong nghiên cứu này, dựa vào bằng chứng trong nghiên cứu ban đầu là những gia đình có học sinh từ lớp 4 đến lớp 7, thì kiến thức thực hành của chủ hộ tốt hơn, các chỉ số côn trùng thấp hơn. Chúng tôi thực hiện can thiệp bằng truyền thông trực tiếp tác động hành vi (COMBI) của học sinh tại các trường học và các chủ hộ gia đình tại các xã vùng ven các khu công nghiệp. Tập trung can thiệp để thay đổi thực hành diệt lăng quăng của học sinh và bố mẹ học sinh, từ đó lan truyền tới hàng xóm, láng giềng, khu phố. Các thực hành DLQ thường xuyên bao gồm xử lý vật phế thải, đậy nắp vật chứa nước, dùng nhang diệt muỗi, ngủ mùng, nuôi cá 7 màu. Nhóm yếu tố làm dễ, bao gồm Các qui định, luật pháp trong lĩnh vực này khá đầy đủ và hoàn thiện, bao gồm: Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12, ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội; Quyết định số 458/QĐ-BYT, ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue; Quyết định số 1499/QĐ-BYT, ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Bộ Y tế về Hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết Dengue. Các văn bản này đều có sẵn tại các trạm y tế, dưới hình thức các poster treo tường để nhân viên y tế, người dân dễ dàng nhìn thấy và áp dụng trong công việc hàng ngày và lúc cần thiết. Về điều kiện sống của người dân Long Thành nói chung và của người dân các xã nghiên cứu đều là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trước đây đa số làm nông dân nhưng khoảng 20 năm trở lại đây chuyển sang làm công nhân khá nhiều. Ngoài ra, nhiều người dân từ các vùng miền khác đến đây để làm công nhân trong các khu công nghiệp đã làm xuất hiện thêm nhiều khu nhà trọ. Điều kiện vệ sinh môi trường, xử lý rác, cung cấp nước sạch chưa theo kịp tốc độ phát triển do vậy các khu nhà trọ công nhân thường là nơi phát sinh, lưu hành các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên việc công nhân sống tập trung thành từng khu cũng cho chúng ta khả năng tiếp cận khống chế dịch bệnh thuận lợi hơn so với việc họ ở rải rác. Nhóm yếu tố tăng cƣờng Các học sinh tại các trường học được sự hỗ trợ từ bạn bè cùng lớp, cùng trường để cùng nhau thực hiện các hoạt động diệt lăng quăng tại nhà mình và vận động, hướng dẫn nhà bên cạnh cùng thực hiện. Chủ hộ gia đình, chủ nhà trọ được nhân viên y tế, cán bộ thôn ấp đến tận nhà truyền thông trực tiếp và hướng dẫn thực hiện các hoạt động phòng chống SXHD tại chính ngôi nhà, nơi ở của họ. Hiểu biết của họ về SXHD và cách phòng chống ngày càng tăng lên. Dần dần trở thành thói quen và các hoạt động như đậy nắp DCCN, lật úp các VCN, ngủ mùng, dùng nhang trừ muỗi, nuôi cá 7 màu được thực hiện thường xuyên, liên tục và kết quả làm giảm các chỉ số côn trùng, giảm SXHD. Bƣớc 3. Triển khai thực hiện can thiệp: - Thời gian triển khai - Nội dung triển khai các hoạt động can thiệp + Tổ chức Hội thảo tại 3 xã can thiệp thông tin về tình hình dịch SXHD trên địa bàn, thông báo kết quả điều tra thực trạng và lập kế hoạch can thiệp tại trường học, tại khu dân cư, nhà trọ + Củng cố Ban chỉ đạo phòng chống và loại trừ các dịch bệnh nguy hiểm ở người của xã, gồm phó chủ tịch xã là trưởng ban chỉ đạo, phó ban thường trực là trưởng trạm y tế, các thành viên khác (trưởng ấp, công an, phụ nữ, thanh niên, chữ thập đỏ, cựu chiến binh) + Tập huấn kỹ năng truyền thông cho nhân viên y tế, cộng tác viên + Tập huấn kỹ năng giám sát ca bệnh, côn trùng + Triển khai thực hiện truyền thông Truyền thông trực tiếp Truyền thông gián tiếp + Giải pháp quản lý, giám sát Các bƣớc theo COMBI Can thiệp nhằm tác động làm cho đối tượng thay đổi hành vi phòng chống SXHD. Các hoạt động thực hiện theo mô hình 7 bước của COMBI, bao gồm truyền thông để họ 1/Nghe về hành vi; 2/Thông báo về SXHD; 3/Tin rằng SXHD là vấn đề quan trọng, có thể phòng chống được; 4/Quyết định hành động theo hành vi mới; 5/Hành động theo hành vi mới; 6/Củng cố hành động bằng cách hài làng về thực hiện hành vi. 7/Duy trì hành vi diệt lăng quăng phòng chống SXHD Tập huấn, truyền thông, giám sát, các biện pháp về môi trƣờng - Tập huấn cho cán bộ TTYTDP tỉnh tham gia nghiên cứu: chủ nhiệm đề tài trực tiếp tập huấn cho 8 cán bộ của TTYTDP trong thời gian 01 ngày và lồng ghép trong các buổi giao ban khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm trước khi triển khai nghiên cứu. Nội dung tập huấn về mục tiêu, các hoạt động, các kỹ năng truyền thông, giám sát, điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu. Hình thức TOT. Trong thời gian tập huấn các thành viên tham gia cùng trao đổi tích cực về các nội dung, những khó khăn, thuận lợi và cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, cách làm. Những cán bộ này được phân công truyền thông trực tiếp tại trường học, mỗi trường học có 2 cán bộ - Tập huấn cho nhân viên trạm y tế, cán bộ y tế trường học thuộc huyện Long Thành được thực hiện sau buổi giao ban hàng tháng của tất cả các trạm y tế tập trung tại trung tâm y tế huyện Long Thành. Chủ trì tập huấn là nghiên cứu viên và cán bộ trung tâm YTDP tỉnh đã được tập huấn. Người tham dự gồm lãnh đạo TTYT huyện Long Thành, cán bộ chuyên trách phòng chống SXHD của huyện, 15 trưởng trạm y tế, 15 cán bộ chuyên trách phòng chống SXHD của xã, 7 cán bộ y tế trường học. Đối tượng tập huấn được đặc biệt quan tâm là cán bộ y tế ở các xã triển khai nghiên cứu gồm Phước Thái, Phước Bình, Bình Sơn và các xã đối chứng là An Phước, Tam An và Long Đức. Các bác sỹ trưởng trạm, chuyên trách phòng chống sốt xuất huyết của trạm y tế xã, cán bộ y tế trường học được phổ biến về mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, thời gian, địa điểm và các hoạt động triển khai trên địa bàn xã; phân công nhiệm vụ cho các thành viên, trong đó trưởng trạm y tế là đầu mối triển khai, kiểm tra, giám sát hoạt động của nhân viên y tế, CTV y tế thôn ấp. Cán bộ y tế trường học được giao nhiệm vụ tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại trường học với sự đồng ý phối hợp của ban giám hiệu nhà trường. Cán bộ y tế các xã cũng được tập huấn về kỹ năng truyền thông trực tiếp nhóm nhỏ tại cộng đồng, kỹ năng giám sát côn trùng, phát hiện sớm ca bệnh SXHD tại cộng đồng và được cung cấp mỗi người 01 bộ tài liệu tập huấn, tờ rơi, đèn pin, phiếu vãng gia, tờ cam kết. - Tập huấn cho công tác viên y tế thôn ấp: 23 nhân viên y tế thôn ấp ở nhóm xã can thiệp (PT 6, BS 10, PB 7) được tập huấn về kỹ năng truyền thông trực tiếp cho nhóm nhỏ tại cộng đồng, kỹ năng giám sát việc thực hiện các thực hành phòng chống sốt xuất huyết tại hộ gia đình như đếm số VCN, số VCN có lăng quăng, các biện pháp như dùng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi; phát hiện những gia đình trong ấp có nhiều muỗi, trong nhà có người bị sốt cao, nghi ngờ SXHD tư vấn cho họ cần đến trạm y tế để được khám, phát hiện sớm SXHD. Những cán bộ này được phát bộ tài liệu truyền thông gồm 2 cuốn, đèn pin, tờ rơi. Tất cả cán bộ y tế tham gia tập huấn, truyền thông đều được trả kinh phí là 100.000 đ/buổi Sau khi được truyền thông, tập huấn tất cả thành viên tham gia bắt tay ngay vào công việc, thực hiện nhiệm vụ được giao. . Thu thập số liệu hiểu biết, thực hành trước can thiệp . Truyền thông trường học . Truyền thông nhóm nhỏ tại cộng đồng . Truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình trong lúc vãng gia, phát tờ rơi . Giám sát côn trùng hàng tháng tại 30 hộ gia đình THỨ TỰ CÁC BƢỚC THEO COMBI Thứ tự Nội dung Áp dụng Bước 1 Nghe về hành vi Truyền thông cho học sinh, giáo viên tại các trường học; truyền thông nhóm nhỏ các chủ hộ gia đình để họ nghe về SXHD, tác nhân, mức độ nguy hiểm và cách phòng chống SXHD Bước 2 Thông báo về nó Những người đã nghe thông báo về những điều đã nghe cho những người khác trong cộng đồng, trong các khu nhà trọ để họ cùng hiểu Bước 3 Tin rằng nó đáng giá Những người được truyền thông biết về SXHD, tin có thể phòng chống bằng việc thực hiện các thực hành phòng chống SXHD. Bước 4 Quyết định hành động theo hành vi mới Họ tự quyết định thực hành biện pháp phòng chống SXHD mà trước chưa làm Bước 5 Hành động theo hành vi mới Thực hành đậy nắp VCN, xử lý vật phế thải, nuôi cá 7 màu, dùng nhang diệt muỗi... Bước 6 Củng cố hành động bằng cách hài làng về thực hiện hành vi Thực hiện và giúp người khác thực hiện đậy nắp VCN, xử lý vật phế thải, ngủ mùng, dùng nhang diệt muỗi, nuôi thả cá 7 màu Bước 7 Duy trì hành vi Việc DLQ trở thành công việc hàng tuần Phụ lục 13: Diện tích các xã tại huyện Long Thành SỞ Y TẾ ĐỒNG NAI TRUNG TÂM Y TẾ H.LONG THÀNH Số: /BC TTYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Long Thành, ngày tháng năm 2018 BÁO CÁO THỐNG KÊ DIỆN TÍCH CÁC XÃ THUỘC HUYỆN LONG THÀNH, ĐỒNG NAI Xã Diện tích (km2) An Phước 32,38 Bàu Cạn 45,33 Bình An 29,34 Bình Sơn 45,64 Cẩm Đường 16,47 Lộc An 19,46 Long An 34,01 Long Đức 30,35 Long Phước 40,06 Phước Bình 36,74 Phước Thái 17,99 Suối Trầu 14,30 Tam An 28,53 Tân Hiệp 31,26 TT.Long Thành 9,15 Tổng 431,01 Cán bộ chuyên trách GIÁM ĐỐC Phụ lục 15: Số mắc và chết do sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam 1980-2019 (Nguồn: Cục Y tế Dự phòng-Bộ Y tế) Stt Năm Số mắc Số chết Stt Năm Số mắc Số chết 1 1980 95034 753 22 2001 42878 80 2 1981 35118 330 23 2002 31760 52 3 1982 39805 329 24 2003 49751 72 4 1983 137257 1526 25 2004 78692 114 5 1984 30498 368 26 2005 56980 48 6 1985 45107 399 26 2005 56980 48 7 1986 46266 511 27 2006 68532 53 8 1987 354517 1566 28 2007 104465 54 9 1988 85160 826 29 2008 96451 99 10 1989 37769 429 30 2009 105370 87 11 1990 54769 264 31 2010 128710 109 12 1991 118437 445 32 2011 69878 61 13 1992 52966 284 33 2012 86026 80 14 1993 77593 266 34 2013 66322 42 15 1994 44944 115 35 2014 31848 20 16 1995 80499 222 36 2015 97770 62 17 1996 89963 205 37 2016 126128 44 18 1997 107188 226 38 2017 184741 32 19 1998 234920 377 39 2018 141876 20 20 1999 35868 66 40 11M2019 277348 49 21 2000 25269 51 Tổng 3674473 10736 Phụ lục 16: Poster phòng chống sốt xuất huyết Phụ lục 17: Tờ rơi phòng chống sốt xuất huyết Phụ lục 18: Số mắc và chết do sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam 1980-2019 (Nguồn: Cục Y tế Dự phòng-Bộ Y tế) Stt Năm Số mắc Số chết Stt Năm Số mắc Số chết 1 1980 95034 753 22 2001 42878 80 2 1981 35118 330 23 2002 31760 52 3 1982 39805 329 24 2003 49751 72 4 1983 137257 1526 25 2004 78692 114 5 1984 30498 368 26 2005 56980 48 6 1985 45107 399 26 2005 56980 48 7 1986 46266 511 27 2006 68532 53 8 1987 354517 1566 28 2007 104465 54 9 1988 85160 826 29 2008 96451 99 10 1989 37769 429 30 2009 105370 87 11 1990 54769 264 31 2010 128710 109 12 1991 118437 445 32 2011 69878 61 13 1992 52966 284 33 2012 86026 80 14 1993 77593 266 34 2013 66322 42 15 1994 44944 115 35 2014 31848 20 16 1995 80499 222 36 2015 97770 62 17 1996 89963 205 37 2016 126128 44 18 1997 107188 226 38 2017 184741 32 19 1998 234920 377 39 2018 141876 20 20 1999 35868 66 40 11M2019 277348 49 21 2000 25269 51 Tổng 3674473 10736 MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN 1. NHÓM NGHIÊN CỨU HỌP TRIỂN KHAI 2. HỘI THẢO PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH CAN THIỆP DO TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÕNG TỈNH, HUYỆN VÀ BAN CHỈ ĐẠO XÃ CHỦ TRÌ 3. CỘNG TÁC VIÊN DỰ HỘI THẢO PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH CAN THIỆP 4. TẬP HUẤN CỘNG TÁC VIÊN THÔN ẤP 5. TẬP HUẤN CỘNG TÁC VIÊN THÔN ẤP 6. TRUYỀN THÔNG TẠI TRƯỜNG HỌC 7. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TRUYỀN THÔNG TẠI TRƯỜNG HỌC 8. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TẠI NHÀ CỘNG TÁC VIÊN ẤP HIỀN HÕA, XÃ PHƯỚC THÁI, HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI (XÃ CAN THIỆP) 9. KIỂM TRA BỂ NUÔI CÁ 7 MÀU TẠI TRẠM Y TẾ XÃ PHƯỚC THÁI 10. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TẠI TRẠM Y TẾ XÃ PHƯỚC BÌNH 11. GIÁM SÁT NUÔI CÁ 7 MÀU TẠI HỘ GIA ĐÌNH
File đính kèm:
- luan_an_dac_diem_dich_te_cua_benh_sot_xuat_huyet_dengue_tai.pdf
- 2.tom tat luan an tieng Viet.pdf
- 3.nhung dong gop moi cua luan an.pdf