Luận án Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2015 - 2016)
Viêm màng não do vi khuẩn (VMNVK) là bệnh nhiễm trùng hệ thần
kinh trung ương gây nên bởi các vi khuẩn có khả năng sinh mủ xâm nhập vào
màng não, thường gặp ở trẻ em, nhiều nhất là ở lứa tuổi dưới 3 tuổi, tỷ lệ tử
vong và di chứng cao tại một số vùng lưu hành bệnh [1],[2]. Theo nghiên cứu
của Ivanka. Lukšić về viêm màng não do vi khuẩn, phân tích 71 báo cáo trên
toàn cầu thấy rằng tỷ lệ mắc là 34,0/100.000 trẻ. Tỷ lệ mắc khác nhau giữa
các vùng, khu vực châu Phi có tỷ lệ mắc cao nhất 143,6/100.000 trẻ, khu vực
Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ mắc 42,9/100.000 trẻ; khu vực Trung Đông có
tỷ lệ mắc 34,3/100.000 trẻ. Tỷ lệ tử vong ước tính trên toàn cầu là 14,4%, cao
nhất là khu vực châu Phi 31,3% [3].
Tại Việt Nam, viêm màng não do vi khuẩn vẫn còn là bệnh nhiễm trùng
cơ quan thần kinh trung ương thường gặp ở trẻ em [4],[5]. Theo các nghiên
cứu bước đầu về viêm màng não do vi khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương,
các triệu chứng lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu, tỷ lệ xuất hiện các loại vi
khuẩn gây bệnh khác nhau qua từng thời kỳ [4],[6],[7], tỉ lệ tử vong trong các
báo cáo này là khoảng 7% [4],[7].
Trong thời gian gần đây, vắc xin phòng bênh do Hemophilus influenza
(HI) được sử dụng phổ biến trong dự phòng nên mô hình căn nguyên gây
bệnh thay đổi, tỷ lệ các loại vi khuẩn gây bệnh cũng thay đổi [8],[9].
Việc kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong bệnh viện cũng như cộng
đồng làm cho tỷ lệ xác định được căn nguyên vi khuẩn gây bệnh còn thấp
[7],[10], và tính kháng thuốc của vi khuẩn cũng gia tăng không chỉ ở Việt
nam mà cả một số nước trên thế giới [7],[11]. Theo ước tính của CDC (Cơ
quan Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ) hàng năm tại Hoa Kỳ có2
hơn 2 triệu người bị ảnh hưởng bởi tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn,
khoảng 23.000 người tử vong [12].
Việc điều trị bệnh còn gặp những khó khăn do chẩn đoán muộn, lựa
chọn kháng sinh không phù hợp do mô hình tác nhân gây bệnh thay đổi làm
cho tỷ lệ các biến chứng, di chứng, tỷ lệ tử vong của bệnh còn cao [4],[7].
Do đó, một nghiên cứu về bệnh viêm màng não do vi khuẩn sẽ giúp
cho việc chẩn đoán, điều trị sớm ngay từ tuyến cơ sở dựa trên các biểu hiện
lâm sàng, cận lâm sàng cơ bản. Kết quả nghiên cứu còn làm cơ sở khoa học
cho lựa chọn vắc xin phòng bệnh, kháng sinh điều trị đúng và từ đó giúp cho
công tác phòng bệnh đạt hiệu quả cao, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, di
chứng, giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận
lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em
điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng (2015 - 2016)” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm màng
não do vi khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2015 – 2016).
2. Xác định một số đặc điểm và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của tác
nhân gây bệnh.
3. Đámh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả diều trị
của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2015 - 2016)
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm màng não do vi khuẩn (VMNVK) là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương gây nên bởi các vi khuẩn có khả năng sinh mủ xâm nhập vào màng não, thường gặp ở trẻ em, nhiều nhất là ở lứa tuổi dưới 3 tuổi, tỷ lệ tử vong và di chứng cao tại một số vùng lưu hành bệnh [1],[2]. Theo nghiên cứu của Ivanka. Lukšić về viêm màng não do vi khuẩn, phân tích 71 báo cáo trên toàn cầu thấy rằng tỷ lệ mắc là 34,0/100.000 trẻ. Tỷ lệ mắc khác nhau giữa các vùng, khu vực châu Phi có tỷ lệ mắc cao nhất 143,6/100.000 trẻ, khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ mắc 42,9/100.000 trẻ; khu vực Trung Đông có tỷ lệ mắc 34,3/100.000 trẻ. Tỷ lệ tử vong ước tính trên toàn cầu là 14,4%, cao nhất là khu vực châu Phi 31,3% [3]. Tại Việt Nam, viêm màng não do vi khuẩn vẫn còn là bệnh nhiễm trùng cơ quan thần kinh trung ương thường gặp ở trẻ em [4],[5]. Theo các nghiên cứu bước đầu về viêm màng não do vi khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các triệu chứng lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu, tỷ lệ xuất hiện các loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau qua từng thời kỳ [4],[6],[7], tỉ lệ tử vong trong các báo cáo này là khoảng 7% [4],[7]. Trong thời gian gần đây, vắc xin phòng bênh do Hemophilus influenza (HI) được sử dụng phổ biến trong dự phòng nên mô hình căn nguyên gây bệnh thay đổi, tỷ lệ các loại vi khuẩn gây bệnh cũng thay đổi [8],[9]. Việc kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong bệnh viện cũng như cộng đồng làm cho tỷ lệ xác định được căn nguyên vi khuẩn gây bệnh còn thấp [7],[10], và tính kháng thuốc của vi khuẩn cũng gia tăng không chỉ ở Việt nam mà cả một số nước trên thế giới [7],[11]. Theo ước tính của CDC (Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ) hàng năm tại Hoa Kỳ có 2 hơn 2 triệu người bị ảnh hưởng bởi tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, khoảng 23.000 người tử vong [12]. Việc điều trị bệnh còn gặp những khó khăn do chẩn đoán muộn, lựa chọn kháng sinh không phù hợp do mô hình tác nhân gây bệnh thay đổi làm cho tỷ lệ các biến chứng, di chứng, tỷ lệ tử vong của bệnh còn cao [4],[7]. Do đó, một nghiên cứu về bệnh viêm màng não do vi khuẩn sẽ giúp cho việc chẩn đoán, điều trị sớm ngay từ tuyến cơ sở dựa trên các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng cơ bản. Kết quả nghiên cứu còn làm cơ sở khoa học cho lựa chọn vắc xin phòng bệnh, kháng sinh điều trị đúng và từ đó giúp cho công tác phòng bệnh đạt hiệu quả cao, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, di chứng, giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng (2015 - 2016)” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2015 – 2016). 2. Xác định một số đặc điểm và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của tác nhân gây bệnh. 3. Đámh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả diều trị của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu viêm màng não do vi khuẩn Viêm màng não do vi khuẩn (VMNVK) là tình trạng bệnh lý do các vi khuẩn có khả năng sinh mủ xâm nhập vào màng não với bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là hội chứng nhiễm khuẩn cấp và hội chứng màng não. Chẩn đoán xác định phải dựa vào kết quả xét nghiệm dịch não tuỷ; tìm được vi khuẩn qua nhuộm soi, nuôi cấy hoặc tìm được kháng nguyên đặc hiệu [13]. Bệnh viêm màng não do vi khuẩn được Thomas Willis (1621–1675) mô tả từ những năm 1661 với biểu hiện “viêm màng não và sốt liên tục” và đã thông báo những ổ dịch nhỏ. Heinrich Quincke (1842–1922) đã sử dụng kỹ thuật chọc ống sống và phân tích dịch não tủy năm 1891. Vi khuẩn gây bệnh đầu tiên được phát hiện vào cuối thế kỷ 19 là phế cầu (Streptococus pneumoniae), HIb (Hemophilus influenzae typ b) và não mô cầu (Neisseria meningitidis). Liệu pháp kháng sinh được sử dụng lần đầu ở thế kỷ 20 là sulfonamides bởi Francois Schwentker (1904 - 1954), vắc xin được sử dụng từ giữa thế kỷ 20 và đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi như một biện pháp phòng bệnh hiện đại [14]. Từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về căn nguyên gây bệnh cũng như điều trị, phòng bệnh [15],[16]. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 1.2.1. Nghiên cứu trong nƣớc 1.2.1.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, căn nguyên gây bệnh Đã có một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của bệnh nhưng hầu hết là các nghiên cứu hồi cứu trong thời gian ngắn. 4 Phạm Nhật An, Lê Thị Yên nghiên cứu hồi cứu bệnh nhi mắc viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ trên 1 tháng tuổi tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi trung ương năm 2014 [4]; Hoàng Sơn nghiên cứu về đặc điểm phim chụp CT sọ não của bệnh nhi mắc viêm màng não do vi khuẩn năm 2008 [17], tác giả chỉ nghiên cứu trong thời gian ngắn, tập trung vào hình ảnh chụp CT sọ não. Các báo cáo dựa trên hồi cứu hồ sơ lưu trữ, không xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh, không định typ vi khuẩn. 1.2.1.2. Tác nhân gây bệnh Trong những năm vừa qua cũng đã có một số nghiên cứu về tác nhân vi khuẩn gây viêm màng não, nhưng các nghiên cứu này chỉ được tiến hành trong một thời gian ngắn, không được thực hiện ở mọi lứa tuổi, không áp dụng các biện pháp công nghệ hiện đại xác định đặc điểm căn nguyên gây bệnh nên không mang tính đại diện cao. Việc không định được các typ vi khuẩn gây bệnh chủ yếu cũng là một hạn chế của các nghiên cứu trước đây. 1.2.1.3. Yếu tố liên quan với kết quả điều trị Hầu như chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá vấn đề này đầy đủ. Các nghiên cứu chỉ thực hiện trong thời gian ngắn và chỉ mang tính chất thống kê đơn thuần các chỉ số như tỷ lệ khỏi bệnh, tử vong, di chứng... Chưa có các phân tích mang tính thống kê, khách quan, chưa tính toán được các yếu tố nguy cơ theo phương pháp khoa học. 1.2.1.4. Kết quả điều trị Chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả phác đồ sử dụng kháng sinh đầy đủ sau quá trình điều trị. Các cơ sở điều trị dựa trên kinh nghiệm, tham khảo các nước, chưa có cơ sở khoa học, thực tiễn tại địa phương và khu vực. 5 1.2.2. Nghiên cứu trên thế giới Trong những năm vừa qua cũng đã có một số nghiên cứu về căn guyên gây viêm màng não do vi khuẩn, nhưng các nghiên cứu này chỉ được tiến hành trong một thời gian ngắn, chủ yếu nhằm xác định hiệu quả của việc sử dụng vắc xin, không mang tính toàn diện. 1.2.2.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, căn nguyên gây bệnh Nghiên cứu của Reza Ghotaslou nghiên cứu hồi cứu dựa trên hồ sơ bệnh nhân mắc viêm màng não do vi khuẩn từ 1991 - 2013 [18]; Nghiên cứu của Probic ở Tuzla Canton cũng là nghiên cứu hồi cứu, tập trung xác định căn nguyên theo lứa tuổi và cũng chưa cho thấy được biểu hiện lâm sàng, khả năng nhạy cảm với kháng sinh, yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến kết quả điều trị bệnh [19]. Nghiên cứu tại Thượng Hải, Trung Quốc của Jintong Tan cũng được tiến hành hồi cứu và chỉ tập trung vào lứa tuổi sơ sinh, không cho thấy được căn nguyên gây bệnh cho trẻ em nói chung [20]. 1.2.2.2. Yếu tố liên quan với kết quả điều trị Hầu như chưa có nghiên cứu tiến cứu nào tiến hành đánh giá đầy đủ vấn đề này. Các nghiên cứu chỉ thực hiện trong thời gian ngắn, hồi cứu dựa trên hồ sơ hoặc giám sát dịch tễ và chỉ mang tính chất thống kê đơn thuần. 1.2.2.3. Kết quả điều trị Chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả phác đồ sử dụng kháng sinh vì các cơ sở điều trị có phương pháp điều trị riêng, chưa dùng phác đồ thống nhất và chưa có cơ sở khoa học dựa trên việc xác định căn nguyên cụ thể. Như vậy, tại Việt Nam cũng như trên thế giới chưa thấy có nhiều nghiên cứu tiến cứu đầy đủ nào về các yếu tố dịch tễ học lâm sàng cũng như 6 căn nguyên, mức độ nhạy cảm với kháng sinh, phác đồ điều trị bệnh VMNVK ở trẻ em từ sơ sinh đến 16 tuổi. 1.3. Đặc điểm sinh lý trẻ em 1.3.1. Đặc điểm các thời kỳ phát triển của trẻ em Trẻ em là một cơ thể đang phát triển, quá trình phát triển tuân theo quy luật chung là từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Trong từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những đặc điểm khác nhau về cấu trúc, chức năng các cơ quan của cơ thể, có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh nhất định, tác nhân gây bệnh cũng có thể khác nhau [21]. Tổ chức Y tế Thế giới và một số tác giả Việt Nam cũng thống nhất phân chia các thời kỳ với các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như sau [21]: Thời kỳ sơ sinh: Từ lúc sinh ra cho đến 28 ngày (4 tuần). Lúc này hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng toàn thân có nguyên nhân, từ mẹ hoặc môi trường sinh sống, người chăm sóc. Thời kỳ bú mẹ (nhũ nhi): Từ 01 - 12 tháng. Trong thời kỳ này kháng thể từ mẹ truyền cho con giảm dần, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều hơn, thay đổi chế độ dinh dưỡng do vậy trẻ dễ mắc các bệnh về dinh dưỡng, tiêu hóa và các bệnh nhiễm trùng. Thời kỳ trẻ nhỏ (01 - 03 tuổi): Trong thời kỳ này hệ miễn dịch của trẻ, chức năng các cơ quan khác cũng dần hoàn thiện, trẻ ít mắc bệnh hơn. Thời kỳ học đường (04 - 12 tuổi): Thời kỳ này đã tương đối hoàn thiện cả về cấu trúc, chức năng các cơ quan và ý thức phòng bệnh nên ít mắc bệnh. Thời kỳ dậy thì (12 - 18 tuổi): Thời kỳ này trẻ có cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch đã hoàn chỉnh nên hầu như rất ít mắc bệnh nhiễm trùng. 7 Tuy nhiên, việc thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ đã làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng và mô hình tác nhân gây bệnh cũng sẽ thay đổi tùy theo tỷ lệ bao phủ của chương trình tiêm chủng. 1.3.2. Cấu trúc màng não và lƣu thông dịch não tủy Cấu trúc màng não Hình 1.1: Cấu trúc màng não người (Nguồn: Atlas Giải phẫu người, năm 2011) [22] Màng não tủy (Meninges) gồm 3 lớp bao quanh não và tuỷ sống: màng cứng, màng nhện và màng nuôi [23]. Sinh lý bài tiết và lưu thông dịch não tủy Dịch não tủy được tiết ra trong các não thất bên bởi đám rối màng mạch; từ não thất bên chảy vào não thất 3 qua lỗ Monro, qua cống Sylvius vào não thất 4, chảy vào khoang dưới nhện qua lỗ Magendie và Luschka. Sau đó được hấp thu chủ yếu bởi các hạt Pacchioni (là tổ chức đặc biệt của màng nhện), lưu thông vào hệ tuần hoàn qua các xoang tĩnh mạch, các màng bạch huyết. Thành phần một số chất trong dịch não tủy: Protein, glucose, muối, bạch cầu. Các chất này có mặt trong dịch não tủy với hàm lượng thấp. Khi có vi 8 khuẩn gây viêm màng não thì sẽ có phản ứng làm thay đổi thành phần các chất như protein, bạch cầu, glucose [23]. Tác nhân gây bệnh thường xuất hiện trong dịch não tủy với nồng độ giảm dần từ khi được điều trị đúng và quá trình điều trị sẽ kết thúc khi dịch não tủy trở lại vô trùng. Trong quá trình đó, chúng ta có thể làm các xét nghiệm tìm sự hiện diện của căn nguyên gây bệnh trong dịch não tủy như vi khuẩn [1],[2]. Giá trị một số thành phần trong dịch não tủy bình thường [2]. Bảng 1.1: Đặc điểm dịch não tuỷ bình thường ở trẻ em. Tính chất dịch não tuỷ Tuổi Sơ sinh Ngoài sơ sinh Áp lực 5-10 CmH2O 10-20 CmH2O Màu sắc Trong, ánh vàng Trong Số lượng bạch cầu/mm3 < 30 < 10 Tỷ lệ đa nhân trung tính (%) < 60 < 10 Protein (g/l) 0,4 – 0,8 < 0,45 Glucose > 60% glucose máu > 50% glucose máu 1.4. Đặc điểm dịch tễ bệnh viêm màng não do vi khuẩn 1.4.1. Tỷ lệ mắc 1.4.1.1. Trên thế giới Tác giả I. Luksie phân tích 71 báo cáo về gánh nặng bệnh tật viêm màng não do vi khuẩn thấy rằng ước tính tỷ lệ mắc trên toàn cầu là 34,0/100.000 (16,0 - 88,0). Khu vực được gọi là “Vành đai viêm màng não” thì tỷ lệ mắc 9 143,6/100.000 trẻ/năm, sau đó là khu vực Tây Thái Bình Dương là 42,9; sau đó là Trung Đông 34,3. Tỷ lệ tử vong trung bình là 14,4% (5,3% - 26,2%), cao nhất là khu vực châu Phi (31,3%) [3]. Hoa Kỳ là một quốc gia phát triển, áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật trong Y học, cơ sở y tế, trang thiết bị hiện đại đã giảm tỷ lệ mắc của nhiều loại bệnh tật. Tuy nhiên, báo cáo năm 2011 cho thấy tỷ lệ mắc viêm màng não vi khuẩn từ 1,38 - 2/100.000 trẻ, tỷ lệ tử vong từ 14,3 - 15,7% [24]. Báo cáo của Namaitijiang Maimaiti về căn nguyên gây bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở một số nước khu vực Đông Nam Á cho thấy tỷ lệ mắc từ 18,4 – 24,6/100.000 dân [25], một số quốc gia có báo cáo về bệnh do phế cầu như Malaysia, Singapore, Thailand cho thấy tỷ lệ viêm màng não do phế cầu ở các nước cũng khác nhau từ 0,1 – 8,6/100.000 dân [26]. 1.4.1.2. Tại Việt Nam Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, mặc dù đã áp dụng nhiều thành tựu của khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị nhưng tần suất mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, di chứng vẫn còn cao [1],[2]. Tại Việt Nam, báo cáo từ năm 2000 - 2002 cho thấy tỷ lệ mắc viêm màng não do não mô cầu ở lứa tuổi 7-11 tháng là 21,8/100 000, tính chung ở trẻ dưới 5 tuổi là 2,6/100 000 trẻ [27]. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2006 - 2011 số trẻ mắc bệnh đứng hàng thứ 3 trong số các bệnh vào điều trị tại khoa Truyền Nhiễm [28]. Tỷ lệ mắc khác nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có thể do yếu tố thời tiết, chiến lược và khả năng thực hiện tiêm chủng vắc xin của từng quốc gia khác nhau [29]. Qua những số liệu thống kê kể trên cho thấy ở Việt Nam thì viêm màng não do vi khuẩn vẫn là một bệnh nhiễm trùng thần kinh trung ương chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh nhiễm trùng ở Việt Nam. 10 1.4.2. Phân bố bệnh 1.4.2.1. Phân bố theo vùng địa lý Bệnh phân bố rải rác khắp các vùng trên thế giới nhưng với tỷ lệ khác nhau ở từng khu vực, có khu vực có tỷ lệ mắc cao, có khu vực mắc với tỷ lệ thấp, trong một số vụ dịch thì tỷ lệ mắc sẽ cao hơn. Não mô cầu là một trong số vi khuẩn vẫn lưu hành ở mọi nơi trên thế giới và có thể gây ra các vụ dịch với tỷ lệ mắc cao ở khu vực bán sa mạc Sahara ở miền trung Châu Phi. Mới đây, bệnh dịch não mô cầu nhóm A đã xảy ra ở Nepal, Ấn Độ và một số nước khác ở Châu Á. Trong những năm 90 của thế kỷ 20, ở nhiều nước như Mỹ, Canada, Cuba, Brazil, Chile, Argentina, Colombia v.v... đã xảy ra các vụ dịch do vi khuẩn não mô cầu [30],[31]. Theo Kim SA và Đặng Đức Anh (2012) thì tỷ lệ mắc viêm màng não do não mô cầu cao nhất là Việt Nam 7,4/100,000, sau đó là Hàn Quốc 6,8/100,000 và Trung Quốc 2,1/100,000 [32]. Căn nguyên gây bệnh HI thì gần đây do tỷ lệ tiêm chủng vắc xin có kháng nguyên HI cao nên đã giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh tại Việt Nam [33]. 1.4.2.2. Phân bố bệnh theo tháng trong năm (mùa) Bệnh viêm màng não do vi khuẩn nói chung thường gặp rải rác quanh năm, nhưng cũng có thể tăng nhẹ ở các thời điểm giao mùa. Nghiên cứu của Hoàng Sơn, Trần Thị Thanh Nhàn cho thấy viêm màng não do vi khuẩn xảy ra rải rác quanh năm nhưng cũng có thời gian trong năm có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, có thể tăng nhẹ vào thời điểm mùa đông xuân [34],[17]. Nghiên cứu của Mamoudou và cộng sự trong 15 năm thì thấy tỷ lệ mắc cao hơn vào khoảng thời gian ... , Nasopharyngeal carriage and antimicrobial susceptibility pattern of Streptococcus pneumoniae among pediatric outpatients at Gondar University Hospital, North West Ethiopia, Pediatr Neonatol, Vol 54(5): pp. 315-321. 65. Gili Regev-Yochay, Ron Dagan, Meir Raz, etal., (2004), Association Between Carriage of Streptococcus pneumoniae and Staphylococcus aureus in Children, JAMA, Vol 292(6): pp. 716-720. 66. CDC, (2013), Prevention and Control of Meningococcal Disease. Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP), Morbidity and Mortality Weekly Report., Week report. 67. Sabatini C, Bosis S, Semino M, Senatore L, Principi N, Esposito S, (2012), Clinical presentation of meningococcal disease in childhood, J Prev Med Hyg, Vol 53((2)): pp. 116-9. 68. Bộ Y Tế (2), (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015, Trang 482 - 488. 69. D. van de Beek, C. Cabellos, O. Dzupova, etal., (2016), ESCMID guideline: diagnosis and treatment of acute bacterial meningitis, Clinical Microbiology and Infection, Vol 22(Supplement 3): pp. Pages S37–S62. 70. Michael K Mwaniki,Alison W Talbert, (2011), Clinical indicators of bacterial meningitis among neonates and young infants in rural Kenya BMC Infectious Diseases, Vol 11:30. 71. Lê Văn Phước, (2013), Viêm màng não, CT sọ não, Nhà xuất bản y học 2013, Trang 154 - 157. 72. Lê Văn Phước, (2011), Cộng hưởng từ sọ não, Nhà xuất bản y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Trang 7-12. 73. Bệnh viện Nhi Trung ương, (2012), Sử dụng kháng sinh ban đầu trong viêm màng não mủ, Ban hành kèm theo quyết định số 1048 ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. 74. Hénaff F, Corinne Levy, Robert Cohen, etal., (2017), Risk Factors in Children Older Than 5 Years With Pneumococcal Meningitis: Data From a National Network, Pediatr Infect Dis J, Vol 36(5): pp. 457-461. 75. Bùi Vũ Huy, (2010), Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử vong và di chứng trong viêm màng não mủ trẻ em, Tạp chí Y học Dự phòng, TậpXX(10(118)): Trang 89-94. 76. Namani, S., Z. Milenkovic, B. Koci, (2013), A prospective study of risk factors for neurological complications in childhood bacterial meningitis, Jornal de Pediatria, Vol 89(Issue 3): pp. 256–262. 77. Boyles TH, C Bamford, K Bateman, L Blumberg, A Dramowski, A Karstaedt, S Korsman, etal., (2013), Guidelines for the management of acute meningitis in children and adults in South Africa, South Afr J Epidemiol Infect, Vol 28(1): pp. 5-15. 78. Brouwer MC, McIntyre P, Prasad K, van de Beek D, (2015), Corticosteroids for acute bacterial meningitis, Cochrane Database Syst Rev, Vol 12((9):CD004405). 79. Gentile A, Ana C. Martínez, María del V. Juárez, etal, (2017), Haemophilus influenzae type B meningitis: Is there a re-emergence? 24 years of experience in a children's hospital, Arch Argent Pediatr, Vol 115(3): pp. 227-233. 80. Martin S, Sue Wieteska, Advanced Life Support Group, (2016), Advanced Paediatric Life Support, BMJ Book, Vol Sixth Edition. 81. Nguyễn Công Khanh, Lê Nam TRà, Nguyễn Thu Nhạn, Hoàng TRọng Kim, (2016), Đặc điểm máu trẻ em, Sách giáo khoa Nhi khoa (Text Book of Pediatrics) - Hội Nhi khoa Việt Nam. Nhà xuất bản Y Học 2016, Chương 26. Hình thành hệ tạo máu và tế bào gốc: Trang 961 - 965. 82. WHO, (2011), Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity, Micronutrients Indicators, WHO/NMH/ NHD/MNM/11.1:. 83. Kalliopi Theodoridou, Vasiliki A. Vasilopouloua,, Anna Katsiaflak,etal, (2013), Association of treatment for bacterial meningitis with the development of sequelae, International Journal of Infectious Diseases, Vol 17(9): pp. e707–e713. 84. Karen Edmond, Andrew Clark, Viola S Korczak, Colin Sanderson, Ulla K Griffi ths, Igor Rudan, (2010), Global and regional risk of disabling sequelae from bacterial meningitis: a systematic review and meta- analysis, The Lancet Inffectious Diseases, Vol 10(5): pp. 317-328. 85. Trần Thị Thu Hương,Phạm Nhật An, (2016), Căn nguyên, đặc điểm lâm sàng viêm não do vi khuẩn ở trẻ em, Tạp chí nghiên cứu y học, Số 101(3): Trang 82- 89. 86. Asif Raza Khowaja,Syed Mohiuddin, (2013), Mortality and Neurodevelopmental Outcomes of Acute Bacterial Meningitis in Children Aged <5 Years in Pakistan, J Pediatr, Vol 163((1 Suppl):S86- S91.e1). 87. Attia Bari, Fatima Zeeshan, Aizza Zafar, Hasan Ejaz, etal., (2017), Acute bacterial meningitis in children presenting to The Children‟s Hospital Lahore before and after pneumococcal vaccine in Pakistan National Immunization Program; A comparison, Pak J Med Sci, Vol 33((2):): pp. 447–451. 88. Babak Abdinia, Mohammad Ahangarzadeh Rezaee, Shahram Abdoli Oskouie, (2014), Etiology and Antimicrobial Resistance Patterns of Acute Bacterial Meningitis in Children: A 10-Year Referral Hospital- Based Study in Northwest Iran, Iran Red Crescent Med J, Vol 16((7): e17616). 89. Stockmann C, Krow Ampofo, Carrie L. B, etal (2013), Pneumococcal Meningitis in Children: Epidemiology, Serotypes, and Outcomes From 1997–2010 in Utah, Pediatrics, Vol 132(3): pp. 421-8. 90. Maximilian M,Philip J. R. Goulder, (2014), Sex Differences in Pediatric Infectious Diseases, J Infect Dis, Vol 209((Suppl 3)): pp. S120–S126. 91. Ho N. T., V.M.T.Hoang, N.N.T.Le,D. T .Nguyen,A.Tran, etal, (2017), A spatial and temporal analysis of paediatric central nervous system infections from 2005 to 2015 in Ho Chi Minh City, Vietnam, Epidemiol Infect, Vol 145(15): pp. 3307-3317. 92. Ku LC, Kim A. Boggess, Michael Cohen-Wolkowiez, etal., (2014), Bacterial Meningitis in Infants, Clin Perinatol, Vol 42(1): pp. 29-45. 93. Nazia Khan, Abida Malik, Meher Rizvi, etal., (2014), Epidemiology and drug resistance profile of acute bacterial meningitis in children in Northern India: a university hospital perspective, Asian Pacific Journal of Tropical Disease, Vol 4(2): pp. S818-S823. 94. Paireau J, Chen A, etal., (2016), Seasonal dynamics of bacterial meningitis: a time-series analysis, Lancet Glob Health, Vol 4(6): pp. e370-7. 95. N. Elenga, S. Sicard, E. Cuadro-Alvarez, etal., (2015), Pediatric bacterial meningitis in French Guiana. Méningites bactériennes de l‟enfant en Guyane, Médecine et Maladies Infectieuses, Vol 45(11-12): pp. 441- 445. 96. Ramachandran P1, Fitzwater SP, Aneja S, (2013), Prospective multi- centre sentinel surveillance for Haemophilus influenzae type b & other bacterial meningitis in Indian children., Indian J Med Res, Vol 137(4): pp. 712-20. 97. Natalie G Martin, Manish Sadarangani, Andrew J Pollard, Michael J Goldacre, etal., (2014), Hospital admission rates for meningitis and septicaemia caused by Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis, and Streptococcus pneumoniae in children in England over five decades: a population-based observational study, Lancet Infect Dis, Vol 15(5): pp. 397–405. 98. Teleb N (1), Pilishvili T, Chris Van Beneden. etal., (2013), Bacterial meningitis surveillance in the Eastern Mediterranean region, 2005-2010: successes and challenges of a regional network, J Pediatr, Vol 163(1 Suppl): pp. S25-31. 99. Andrea Olea, Isabel Matute, Claudia González, etal., (2017), Case − Control Study of Risk Factors for Meningococcal Disease in Chile, Emerging Infectious Diseases, CDC • www.cdc.gov/eid • Vol 23( No. 7): pp.1070 - 1078. 100. Catherine L. Tacon,Oliver Flower, (2012), Diagnosis and Management of Bacterial Meningitis in the Paediatric Population: A Review, Emergency Medicine International, Vol 2012 ( Article ID 320309, 8 pages). 101. Biaukula VL, Lisi Tikoduadua b, Kristy Azzopardi, etal., (2012), Meningitis in children in Fiji: etiology, epidemiology, and neurological sequelae,, Int J Infect Dis, Vol 16( Issue 4): pp. e289–e295. 102. Jarousha, A. M,A. A. Afifi, (2014), Epidemiology and Risk Factors Associated with Developing Bacterial Meningitis among Children in Gaza Strip, Iran J Public Health, Vol 43(9): pp. 1176-83. 103. Chao YN(1), Chiu NC, Huang FY, (2008), Clinical features and prognostic factors in childhood pneumococcal meningitis, J Microbiol Immunol Infect, Vol 41(4): pp. 48-53. 104. Shin SH (2), Um TM, Lee YJ, etal., (2012), Acute Hyponatremia in Pneumonia and CNS Infections of Children, J Korean Soc Pediatr Nephrol, Vol 16(2): pp. 89-94. 105. Khalessi N, Afsharkhas L, (2014), Neonatal meningitis: risk factors, causes, and neurologic complications, Iran J Child Neurol, Vol 8(4): pp. 46-50. 106. Tamune H, Takeya H, etal., (2014), Cerebrospinal fluid/blood glucose ratio as an indicator for bacterial meningitis, Am J Emerg Med, Vol 32(3): pp. 263-6. 107. Lê Thị Yên, Phạm Nhật An, (2015), Hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ nảo ở trẻ viêm màng não nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi trung ương (8/2011 - 7/2012), Tạp chí Truyền Nhiễm Việt Nam, Số 2((10) - 2015): Trang 38-43. 108. Sadie, AN (3)., B. M. Koci, Z. Milenkovic, etal., (2013), Early neurologic complications and long-term sequelae of childhood bacterial meningitis in a limited-resource country (Kosovo), Child's Nervous System, Vol 29(2): pp. 275–280. 109. Oliveira CR, Morriss MC2, Mistrot JG, Cantey JB, Doern CD, Sánchez PJ, (2013), Brain magnetic resonance imaging of infants with bacterial meningitis, J Pediatr, Vol 165(1): pp. 134-9. 110. Wu HM, Soraia M Cordeiro2, Brian H Harcourt1, etal., (2013), Accuracy of real-time PCR, Gram stain and culture for Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis and Haemophilus influenzae meningitis diagnosis, BMC Infectious Diseases, Vol 13(26). 111. Shrestha R.G, Sarmila Tandukar1, Shamshul Ansari, etal., (2015), Bacterial meningitis in children under 15 years of age in Nepal. 2015, BMC Pediatrics, Vol 15(94). 112. Kotzbauer, D., C. Travers, C. Shapiro, etal., (2017), Etiology and Laboratory Abnormalities in Bacterial Meningitis in Neonates and Young Infants, Clin Pract, Vol 7(2): pp. 943. 113. Olivia S, Dean B. Everett, PhD, Jeremry S. Furyk, etal., (2014), Bacterial Meningitis in Malawian Infants <2 Months of Age:Etiology and Susceptibility to World Health Organization First-Line Antibiotics, Pediatr Infect Dis J, Vol 33(6): pp. 560–565. 114. Abdelkader, M. M., K. M. Aboshanab, M. A. El-Ashry, etal., (2017), Prevalence of MDR pathogens of bacterial meningitis in Egypt and new synergistic antibiotic combinations, PLoS One, Vol 12(2): pp. e0171349. 115. Shinjoh Masayoshi , Yoshio Yamaguchi, Satoshi Iwata, (2017), Pediatric bacterial meningitis in Japan, 2013-2015 - 3-5 years after the wide use of Haemophilus influenzae type b and Streptococcus pneumoniae conjugated vaccines, J Infect Chemother, Vol 23(Issue 7): pp. 427–438. 116. Mahmoud, Sanaa Kh. Jameel, (2016), Bacterial meningitis in children under 12 years of age, Int. J. Adv. Res, Vol 4(12): pp. 2354-2359. 117. Ceyhan M (2), Ozsurekci Y, Nezahat G, Eda Karadag Oncela,Yıldız C, etal., (2016), Bacterial agents causing meningitis during 2013-2014 in Turkey: A multi-center hospital-based prospective surveillance study, Hum Vaccin Immunother, Vol 12((11)): pp. 2940-2945. 118. Greenhill, Suparat Phuanukoonnon, Audrey Michael, etal., (2016), Streptococcus pneumoniae and Haemophilus influenzae in paediatric meningitis patients at Goroka General Hospital, Papua New Guinea: serotype distribution and antimicrobial susceptibility in the pre-vaccine era, BMC Infectious Diseases.BMC series – open, inclusive and trusted 2015, Vol 15(485). 119. Ifeanyichukwu O. Okike, Alan P. Johnson, Katherine L. etal., (2014), Incidence, Etiology, and Outcome of Bacterial Meningitis in Infants Aged <90 Days in the United Kingdom and Republic of Ireland: Prospective, Enhanced, National Population-Based Surveillance, Clinical Infectious Diseases, Vol 59(Issue 10): pp. e150–e157. 120. Chunjiang Zhao, Zongbo Li, etal., ( 2017), Serotype distribution and antibiotic resistance of Streptococcus pneumoniae isolates from 17 Chinese cities from 2011 to 2016, BMC Infect Dis, Vol 17(804). 121. Phạm Thị Hoan, Võ Thị Trang Đài, Phan Văn Thành, và CS, (2013). Sự phân bố các nhóm huyết thanh và tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của não mô cầu trên tân binh tại các doanh trại quân đội khu vực phía Nam Việt Nam năm 2012-2013, Tạp chí y học dự phòng, Tập XXIII(Số 10(146) 2013. Số đặc biệt ): Trang 265 - 269. 122. Nguyễn Quang Trường, Diệp Thế Tài, Nguyễn Thị Ngọc Nhi và CS, (2013), Xu hướng kháng kháng sinh của Shigella spp tại khu vực phía Nam, Việt Nam 2004-2013, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, Số 10(146): Trang 200-206. 123. Vũ Thị Kim Liên, Trần Thị Hải Âu, Đỗ Thị Quỳnh Nga, (2015), Tỷ lệ và mức độ kháng kháng sinh của chủng Staphylococcus Aureus tại bệnh viện Trung ương Huế giai đoạn 2013-2014, Tạp chí y học dự phòng. Tập XXV, Số 12(172) 2015 Số 12+13( 172+173): Trang 42 124. Gouveia, E. L., Joice N Reis, Brendan Flannery, Soraia M Cordeiro, etal, (2011), Clinical outcome of pneumococcal meningitis during the emergence of pencillin-resistant Streptococcus pneumoniae: an observational study, BMC Infect Dis, Vol 11(323). 125. Daniel Olson, Molly M. Lamb, PhD, James T. Gaensbauer, etal., (2015), Risk Factors for Death and Major Morbidity in Guatemalan Children with Acute Bacterial Meningitis, Pediatric Infectious Disease Journal, Volume 34(Issue 7): pp. p 724–728. 126. Antoniuk SA, Hamdar F, Ducci RD, Kira AT, Cat MN, Cruz CR, (2011), Childhood acute bacterial meningitis: risk factors for acute neurological complications and neurological sequelae, J Pediatr (Rio J), Vol 87((6)): pp. 535-40. 127. Radetsky, Michael MD, (2014), Fulminant Bacterial Meningitis, The Pediatric Infectious Disease Journal, Volume 33(Issue 2): pp. 204–207. 128. Klobassa, D. S., B. Zoehrer, M. Paulke-Korinek, etal., (2014), The burden of pneumococcal meningitis in Austrian children between 2001 and 2008, Eur J Pediatr, Vol 173(7): pp. 871-8. 129. Nicole Le Saux, etal., (2014), Guidelines for the management of suspected and confirmed bacterial meningitis in Canadian children older than one month of age, Paediatr Child Health, Vol 19(3): pp. 141-146. 130. Sadie, AN., Z. Milenkovic, E. Kuchar, etal., (2012), Mortality From Bacterial Meningitis in Children in Kosovo, Journal of Child Neurology, Vol 27(1): pp. 46-50. 131. Charles G Prober, LauraLe Dyner, Central Nervous System Infection, Nelson Pediatric Texbook, Part XXVII(Chapter 595): pp. 2806-2898. 132. Nguyễn Thái Sơn, (2011), Đại Cương Vi khuẩn, Vi Sinh Y Học, Nhà Xuất bản Quân Đội Nhân Dân Hà Nội, Trang 28 - 42. 133. Shann, F. Germer, S., (1985), Hyponatraemia associated with pneumonia or bacterial meningitis, Arch Dis Child, Vol 60(10): pp. 963-6.
File đính kèm:
- luan_an_dac_diem_dich_te_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_di.pdf
- Hai-VienNhi-TomTat.pdf
- Hai-VienNhi-TomTatKQ-Gui BDH - VN.pdf
- Hai-VieomTatKQ-Gui BDH - Eng.pdf