Luận án Đặc điểm hình thái tổn thương và kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực, thắt lưng đa tầng

Chấn thương cột sống là một cấp cứu thường gặp ở các nước đang phát

triển. Đây là một thương tổn nặng nề, thường để lại hậu quả từ đau nhẹ đến tàn

phế, thậm chí tử vong và để lại nhiều di chứng cho bệnh nhân là gánh nặng cho

gia đình và xã hội [1], [2], [3], [4].

Chấn thương cột sống ngực, thắt lưng đa tầng được định nghĩa là tổn

thương nhiều hơn một vị trí thân sống [5]. Chấn thương đốt sống đa tầng liên

tục khi có gãy hai hay nhiều hơn thân đốt sống kề nhau, gãy không liên tục khi

giữa hai đốt sống gãy có tối thiểu một thân đốt sống bình thường [6], [7], [8].

Theo y văn tỷ lệ chấn thương cột sống đa tầng không liên tục từ 3,2% đến

16,7% [9], [10], [11].

Chấn thương cột sống đa tầng là chấn thương thường không phổ biến,

do cơ chế chấn thương mạnh, phức tạp như tai nạn giao thông tốc độ cao hay

ngã cao [8], [12]. Với sự gia tăng phương tiện giao thông ngày càng nhiều thì

tỷ lệ chấn thương cột sống đa tầng sẽ gia tăng trong tương lai [13]. Cơ chế chấn

thương mạnh có thể gây ra tổn thương đốt sống khác từ đau khu trú, mất vững

và/hoặc biến dạng, có thể dẫn đến thiếu sót thần kinh, liệt thậm chí tử vong

[14], [15], [16].

Chấn thương cột sống đa tầng có xu hướng nặng hơn so với chấn thương

một tầng vì thường kết hợp với các tổn thương khác của cơ thể. Tổn thương

một thân đốt sống dễ dàng được phát hiện và chẩn đoán sớm. Điều quan trọng

là phải phát hiện thêm được tổn thương thân sống khác, đặc biệt là ở bệnh nhân

bất tỉnh hoặc bệnh nhân bị sốc do đa chấn thương kèm theo làm các triệu chứng

tại cột sống bị lu mờ.

pdf 169 trang dienloan 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đặc điểm hình thái tổn thương và kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực, thắt lưng đa tầng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đặc điểm hình thái tổn thương và kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực, thắt lưng đa tầng

Luận án Đặc điểm hình thái tổn thương và kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực, thắt lưng đa tầng
g 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
HỌC VIỆN QUÂN Y 
LÊ HỮU TRÌ 
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG VÀ 
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ 
GÃY CỘT SỐNG NGỰC, THẮT LƯNG ĐA TẦNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2020 
Hà Nội 2011 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
HỌC VIỆN QUÂN Y 
LÊ HỮU TRÌ 
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG VÀ 
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ 
GÃY CỘT SỐNG NGỰC, THẮT LƯNG ĐA TẦNG 
Chuyên ngành: Ngoại khoa 
Mã số: 9720104 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS. TS. Vũ Văn Hòe 
2. PGS. TS. Võ Văn Nho 
HÀ NỘI - 2020 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn 
khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. 
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần 
trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì 
sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 
Tác giả 
Lê Hữu Trì 
MỤC LỤC 
TRANG PHỤ BÌA 
LỜI CAM ĐOAN 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 
1.1. Sơ lược lịch sử điều trị gãy cột sống ngực, thắt lưng ................................ 3 
 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 3 
 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................... 6 
1.2. Phân loại các thương tổn của chấn thương cột sống ngực, thắt lưng đa 
tầng ............................................................................................................ 7 
 1.2.1. Phân loại của Denis ........................................................................... 7 
 1.2.2. Phân loại của Magerl (AO) ............................................................. 10 
 1.2.3. Phân loại theo khả năng chịu tải của cột sống (Load Sharing 
Classification- LSC) ........................................................................ 12 
 1.2.4. Phân loại chấn thương cột sống ngực, thắt lưng dựa trên mức độ 
nặng của tổn thương ........................................................................ 13 
1.3. Khám những tổn thương đi kèm với chấn thương cột sống .................... 14 
1.3.1. Chấn thương sọ não ........................................................................ 15 
 1.3.2. Chấn thương ngực kín ..................................................................... 15 
 1.3.3. Chấn thương bụng và vết thương bụng ........................................... 17 
 1.3.4. Gãy xương chậu .............................................................................. 19 
 1.3.5. Vỡ xương gót .................................................................................. 19 
1.4. Cận lâm sàng chấn thương cột sống ngực, thắt lưng đa tầng .................. 20 
 1.4.1. Chụp X- quang quy ước .................................................................. 20 
 1.4.2. Chụp cắt lớp vi tính ......................................................................... 22 
 1.4.3. Chụp cộng hưởng từ ........................................................................ 23 
1.5. Các phương pháp cố định cột sống đoạn ngực, thắt lưng ........................ 24 
 1.5.1. Các phương pháp cố định cột sống phía trước ............................... 24 
 1.5.2. Các phương pháp cố định cột sống phía sau ................................... 25 
 1.5.3. Phương pháp mổ cố định cột sống phía sau kết hợp giải ép và ghép 
xương phía trước ............................................................................. 30 
 1.5.4. Một số phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (Minimal 
Invasive) .......................................................................................... 30 
1.6. Chỉ định phẫu thuật cố định cột sống lối sau trong điều trị chấn thương 
cột sống ngực, thắt lưng ........................................................................... 31 
1.7. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ........................................................ 33 
 1.7.1. Đánh giá kết quả phẫu thuật nắn chỉnh và cố định cột sống........... 33 
 1.7.2. Đánh giá sự hồi phục thần kinh sau phẫu thuật .............................. 33 
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 34 
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 34 
 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu ......................................... 34 
 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 35 
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35 
 2.2.1. Xác định cỡ mẫu ............................................................................. 35 
 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 36 
 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu mục tiêu 1 ....................................................... 36 
 2.2.4. Thiết kế nghiên cứu mục tiêu 2 ....................................................... 44 
2.3. Xử lý số liệu ............................................................................................. 57 
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 58 
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 60 
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương cột sống ngực, 
thắt lưng đa tầng ...................................................................................... 60 
 3.1.1. Các đặc điểm chung ........................................................................ 60 
 3.1.2. Tình trạng lâm sàng của bệnh nhân khi nhập viện ......................... 62 
 3.1.3. Hình ảnh X- quang thường quy và cắt lớp vi tính .......................... 68 
 3.1.4. Mối liên quan phân bố tổn thương đa tầng và tổn thương kết hợp . 72 
 3.1.5. Mối liên quan giữa phân bố vị trí tổn thương cột sống trên cắt lớp 
vi tính và mức độ liệt theo Frankel ................................................. 75 
 3.1.6. Mối liên quan độ liệt theo Frankel và phân bố đốt sống gãy đa tầng . 76 
 3.1.7. Mối liên quan giữa góc gù và mức độ liệt ...................................... 77 
 3.1.8. Mối liên quan giữa độ xẹp thân đốt sống và mức độ liệt................ 77 
 3.1.9. Mối liên quan giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh...................... 78 
 3.1.10. Mối liên quan giữa tổn thương thần kinh và mức độ hẹp ống sống 
trên cắt lớp vi tính ........................................................................... 78 
3.2. Kết quả phẫu thuật ................................................................................... 79 
 3.2.1. Các yếu tố liên quan đến phẫu thuật ............................................... 79 
 3.2.2. Kết quả phẫu thuật .......................................................................... 85 
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 91 
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương cột sống ngực, 
thắt lưng đa tầng ....................................................................................... 91 
 4.1.1. Các đặc điểm chung ........................................................................ 91 
 4.1.2. Tình trạng lâm sàng của bệnh nhân khi nhập viện ......................... 93 
 4.1.3. Hình ảnh X- quang thường quy và cắt lớp vi tính .......................... 99 
 4.1.4. Mối liên quan phân bố tổn thương đa tầng và tổn thương kết 
hợp ................................................................................................. 103 
 4.1.5. Mối liên quan giữa phân bố vị trí tổn thương cột sống trên cắt lớp 
vi tính và mức độ liệt theo Frankel ............................................... 103 
 4.1.6. Mối liên quan độ liệt theo Frankel và phân bố đốt sống gãy đa tầng 104 
 4.1.7. Mối liên quan giữa góc gù và mức độ liệt .................................... 104 
 4.1.8. Mối liên quan giữa độ xẹp thân đốt sống và mức độ liệt.............. 105 
 4.1.9. Mối liên quan giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.................... 105 
 4.1.10. Mối liên quan giữa tổn thương thần kinh và mức độ hẹp ống sống 
trên cắt lớp vi tính ......................................................................... 106 
4.2. Kết quả phẫu thuật ................................................................................. 108 
 4.2.1. Các yếu tố liên quan đến phẫu thuật ............................................. 108 
 4.2.2. Kết quả phẫu thuật ........................................................................ 114 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 124 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 124 
Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 
TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 
1 AO Arbeitsgemeinschaft fur Osteosynthesefragen 
 - Hội nghiên cứu kết xương Quốc Tế 
2 BA Bệnh án 
3 BN Bệnh nhân 
4 C- arm X- quang cánh tay C 
5 CCTĐ Chiều cao thân đốt 
6 CD Cotrel Dubousset 
7 CĐGE Chỉ định giải ép 
8 CHT Cộng hưởng từ 
9 CLVT Cắt lớp vi tính 
10 CS Cột sống 
11 CSNTL Cột sống ngực, thắt lưng 
12 CT Chấn thương 
13 CTCS Chấn thương cột sống 
14 DCPS Dây chằng phía sau 
15 GGCT Góc gù cải thiện 
16 GTĐ Gù thân đốt 
17 HCĐN Hội chứng đuôi ngựa 
18 HOS Hẹp ống sống 
19 KPT Không phẫu thuật 
20 L Lumbar (đốt sống thắt lưng) 
21 LSC Load Sharing Classification: Phân loại theo khả năng 
 chịu tải của cột sống 
22 n Tổng số 
23 PHTK Phục hồi thần kinh 
24 PT Phẫu thuật 
25 RLCG Rối loạn cảm giác 
26 RLVĐ Rối loạn vận động 
27 T Thoracic (đốt sống ngực) 
28 TĐS Thân đốt sống 
29 TK Thần kinh 
30 TLICS Thoracolumbar Injury Classification and Severity 
Score (Phân loại chấn thương cột sống ngực, thắt lưng 
dựa trên mức độ nặng của tổn thương) 
31 TTDC Tổn thương dây chằng 
32 TTTK Tổn thương thần kinh 
33 RV Ra viện 
34 VTCE Vị trí chèn ép 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
STT Tên bảng Trang 
1.1. Gãy đa tầng theo báo cáo của một số tác giả trong y văn 5 
1.2. Phân loại chấn thương cột sống và bảng điểm mức độ 
nặng (TLICS) 13 
1.3. Phương pháp điều trị dựa trên mức độ tổn thương cột 
sống 14 
1.4. Chỉ định phẫu thuật theo Mikles M.R. 31 
2.1. Khám vận động 38 
2.2. Thang điểm mức độ liệt của Frankel 39 
2.3. Thay đổi phân độ Frankel trước – sau phẫu thuật 40 
2.4. Đánh giá khả năng lao động theo Denis 56 
3.1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới tính 60 
3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 61 
3.3. Rối loạn phản xạ 63 
3.4. Phân bố điểm rối loạn vận động 64 
3.5. Phân loại tổn thương thần kinh theo Frankel 65 
3.6. Các tổn thương kết hợp 65 
3.7. Mối liên quan giữa các tổn thương kết hợp và thời gian 
từ lúc nhập viện đến lúc phẫu thuật 66 
3.8. Mối liên quan phát hiện thân đốt gãy giữa X- quang 
thường quy và cắt lớp vi tính 68 
3.9. Phân loại tổn thương giải phẫu theo Denis 70 
3.10. Mối liên quan giữa phân bố tổn thương đa tầng và đốt 
gãy liền kề 72 
3.11. Mối liên quan giữa phân bố tổn thương đa tầng và tổn 
thương kết hợp 74 
STT Tên bảng Trang 
3.12. Mối liên quan giữa vị trí đốt tổn thương và mức độ liệt 75 
3.13. Mối liên quan độ liệt và phân bố đốt sống gãy đa tầng 76 
3.14. Góc gù và mức độ liệt 77 
3.15. Độ xẹp thân đốt sống và mức độ liệt 77 
3.16. Mối liên quan giữa phân loại gãy cột sống Denis và mức 
độ liệt Frankel 78 
3.17. Mối liên quan giữa độ hẹp ống sống và mức độ liệt 78 
3.18. Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc phẫu thuật 79 
3.19. Mối liên quan giữa phân loại gãy cột sống và cách thức 
phẫu thuật 80 
3.20. Mối liên quan giữa tình trạng liệt và cách thức phẫu 
thuật 81 
3.21. Số đốt sống được cố định vít 83 
3.22. Mối liên quan kỹ thuật cố định đoạn đốt sống gãy 83 
3.23. Phẫu thuật phối hợp 84 
3.24. Kết quả hồi phục thần kinh sau phẫu thuật 85 
3.25. Số ngày điều trị hậu phẫu trung bình và mức độ liệt 86 
3.26. Khả năng làm việc của bệnh nhân khi tái khám theo 
Denis 86 
3.27. Kết quả hồi phục thần kinh khi tái khám theo Frankel 87 
3.28. Kết quả cải thiện góc gù thân đốt 87 
3.29. Kết quả cải thiện góc gù thân đốt theo nhóm 88 
3.30. Kết quả cải thiện độ xẹp thân sống sau phẫu thuật 89 
3.31. Biến chứng khi tái khám 90 
3.32. Đánh giá kết quả chung 90 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
STT Tên hình Trang 
1.1. Sơ đồ thuyết ba cột trụ của Denis 8 
1.2. Các hình ảnh thương tổn cột sống theo Denis 9 
1.3. Phân loại gãy cột sống ngực, thắt lưng theo AO 10 
1.4. Phân loại gãy vụn thân đốt theo Mc Cormack 12 
1.5. Hình ảnh cột sống trên phim chụp cắt lớp vi tính 23 
1.6. Dụng cụ Harrington 25 
1.7. Dụng cụ Harri- Luque 26 
1.8. Hệ thống cố định của Cotrel-Dubousset 29 
2.1. Các vận động ở tay, chân và rễ thần kinh chi phối 37 
2.2. Phác họa hình ảnh gãy liên tục và không liên tục 41 
2.3. Cách đo góc gù thân đốt 42 
2.4. Cách tính giảm chiều cao thân đốt sống tổn thương 42 
2.5. Cách đo đường kính trước sau ở lớp cắt ngang qua 
cuống của đốt sống bị tổn thương 43 
2.6. Hình ảnh bộ dụng cụ tại phòng mổ Bệnh viện Đà Nẵng 46 
2.7. Hình ảnh chụp tư thế bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật 47 
2.8. Chụp trước phẫu thuật để xác định vị trí tổn thương 47 
2.9. Phẫu tích bóc tách khối cơ cạnh sống 48 
2.10. Điểm bắt vít qua cuống của các đốt sống ngực 49 
3.1. Hình minh họa X- quang phát hiện xẹp L2, cắt lớp vi 
tính phát hiện xẹp L1, L2 69 
3.2. Cắt lớp vi tính gãy liền kề L1 và L2 71 
3.3. Cắt lớp vi tính gãy không liền kề T5, T6, T7, T8, T12 71 
STT Tên hình Trang 
3.4. Hẹp ống sống < 50% do mảnh xương vỡ chèn vào ống 
sống 73 
3.5. Hẹp ống sống ≥ 50% do mảnh xương vỡ chèn vào ống 
sống 73 
3.6. Cố định đốt gãy liền kề L1, L2 82 
3.7. Cố định đốt gãy không liền kề L1, L3 82 
3.8. Đo góc gù trước mổ, sau mổ và tái khám sau 06 tháng 88 
3.9. Đo độ xẹp trước mổ, sau mổ và tái khám sau 06 tháng 89 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
STT Tên biểu đồ Trang 
3.1. Nguyên nhân chấn thương 61 
3.2. Hình thức sơ cứu 62 
3.3. Rối loạn cảm giác trước mổ 62 
3.4. Rối loạn cơ tròn khi nhập viện 63 
3.5. Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng đuôi ngựa khi nhập viện 64 
3.6. Tỷ lệ sốc lúc nhập viện 67 
3.7. Phân bố tổn thương đốt sống đa tầng 69 
3.8. Phát hiện trên cắt lớp vi tính 70 
3.9. Hẹp ống sống 73 
3.10. Hình thức cố định đốt sống 82 
 1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chấn thương cột sống là một cấp cứu thường gặp ở các nước đang phát 
triển. Đây là một thương tổn nặng nề, thường để lại hậu quả từ đau nhẹ đến tàn 
phế, thậm chí tử vong và để lại nhiều di chứng cho bệnh nhân là gánh nặng cho 
gia đình và xã ... ng, Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân Y, Hà Nội. 
113. Võ Bá Tường, Phan Hiền, Nguyễn Hải Long và cộng sự (2008). Đánh giá 
kết quả điều trị gãy cột sống ngực, thắt lưng bằng vít cuống cung tại Bệnh 
viện Trung ương Huế. Y học thực hành, 635+ 636:59-70. 
114. Gaebler C., Maier R., Kutscha-Lissberg F., et al. (1999). Results of spinal 
cord decompression and thoracolumbar pedicle stabilisation in relation to 
the time of operation. Spinal Cord, 37, 33 – 39. 
115. Nguyễn Vũ, Dương Đại Hà (2014). Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình 
ảnh và kết quả phẫu thuật chấn thương cột sống ngực, thắt lưng có liệt tủy 
tại khoa phẫu thuật thần kinh Bệnh viện Việt Đức. Y học Việt Nam, 1:71-
74. 
116. Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Hùng Minh (2012). Chấn thương cột sống 
thắt lưng thấp không vững- Lâm sàng, tổn thương giải phẫu và điều trị 
phẫu thuật bằng nẹp vít qua cuống. Y Học TP. Hồ Chí Minh,16(4):335-
340. 
117. Dương Đại Hà, Phạm Ngọc Huy, Lê Anh Tuấn và cộng sự (2015). Đánh 
giá kết quả sơ cứu ban đầu, vận chuyển và thái độ xử trí bệnh nhân chấn 
thương cột sống ngực, thắt lưng. Y học TP. Hồ Chí Minh, 19(6):138-143. 
118. Saboe L. A., Reid D.C., Davis L. A., et al. (1991). Spine Trauma and 
Associated Injuries. The Journal of Trauma, 31(1): 43-48. 
119. McAfee P. C., Bohlman H.H., Yuan H. A. (1985). Anterior 
decompression of traumatic thoracolumbar fracture with incomplete 
neurological deficit using a retroperitoneal approach. The Journal of Bone 
and Joint Surgery,67-A(1):89-104. 
120. Nicoll E. A. (1949). Fractures of the Dorso-Lumbar Spine. The Journal 
of Bone and Joint surgery, 31B(3): 376-394. 
121. Vaccaro A. R., Nachwalter R. S., Klein Gregg R. (2001). The Significance 
of Thoracolumbar Spinal Canal Size in Spinal Cord Injury Patients. Spine, 
26(4): 371–376. 
122. Wilcox R.K., Boerger T.O., Hall R.M., et al. (2002). Measurement of 
canal occlusion during the thoracolumbar burst fracture process. Journal 
of Biomechanics, 35: 381–384. 
123. Nguyễn Ngọc Quyền, Phan Trọng Hậu, Phạm Trọng Thoan và cộng sự 
(2015). Liên quan giữa tổn thương thần kinh và mức độ hẹp ống sống ở 
bệnh nhân chấn thương vỡ nhiều mảnh thân đốt sống vùng ngực, thắt lưng. 
Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, (số đặc biệt): 60-62. 
124. Hashimoto T., Kaneda K., Abumi K. (1988). Relationship between 
Traumatic Spinal Canal Stenosis and Neurologic Deficits in 
Thoracolumbar Burst Fractures. Spine, 13(11): 1268-1272. 
125. Mohanty S.P., Bhat N.S., Abraham R., et al. (2008). Neurological defcit 
and canal compromise in thoracolumbar and lumbar burst fractures. 
Journal of Orthopaedic Surgery, 16(1): 20-23. 
126. Leferink V.J.M., Nijboer J.M.M., Zimmerman K.W., et al. (2003). Burst 
fractures of the thoracolumbar spine: changes of the spinal canal during 
operative treatment and follow-up. Eur Spine J, 12: 255–260. 
127. Pickett J., Blumenkopf B. (1989). Dural Lacerations and Thoracolumbar 
Fractures. Journal of Spinal Disorders, 2(2): 99-103. 
128. Keenen T. L., Antony J., Benson D. R. (1990). Dural tears associated with 
burst fractures. Journal of Orthopaedic Trauma, 4(3): 243-245. 
129. Pau A., Silvestro C., Carta F. (1994). Can Lacerations of the Thoraco-
Lumbar Dura be Predicted on the Basis of Radiological Patterns of the 
Spinal Fractures? Acta Neurochir (Wien), 129:86-187. 
130. Dashti H., Lee H. C., Karaikovic E. E., et al. (2005). Decision making in 
thoracolumbar fractures. Neurology India, 53(4): 534-541. 
131. Đào Văn Nhân, Đặng Ngọc Trí (2012). Kết quả bước đầu điều trị phẫu 
thuật chấn thương cột sống lưng- thắt lưng bằng vít qua cuống tại Bệnh 
viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(4):341-345. 
132. Peretti F., Hovorka I., Cambas P.M., et al. (1996). Short device fixation 
and early mobilization for burst fractures of the thoracolumbar junction. 
Eur Spine J, 5: 112-120. 
133. Thomas K. C., Bailey C.S., Dvorak M.F., et al. (2006). Comparison of 
operative and nonoperative treatment for thoracolumbar burst fractures in 
patients without neurological deficit: a systematic review. J Neurosurg 
Spine, 4:351–358. 
134. Ökten A. I., Gezercan Y., Özsoy K.M., et al. (2015). Results of treatment 
of unstable thoracolumbar burst fractures using pedicle instrumentation 
with and without fracture-level screws. Acta Neurochir, 157:831–836. 
135. Padalkar P., Mehta V. (2017). Bi-Pedicle Fixation of Affected Vertebra 
in Thoracolumbar Burst Fracture. Journal of Clinical and Diagnostic 
Research, 11: RC04-RC07. 
136. Boden S. D. (2000). Biology of Lumbar Spine Fusion and Use of Bone 
Graft Substitutes: Present, Future, and Next Generation. Tissue 
engineering, 6(4): 383- 399. 
137. McAfee P. C., Boden S. D. (2001). Symposium: a critical discrepancy - a 
criteria of successful arthrodesis following interbody spinal fusions, 
Spine, 26(3): 320 - 334. 
138. Young P. M., Berquist T. H., Bancroft L. W., et al (2007). Complications 
of Spinal Instrumentation. RadioGraphics, 27(3): 775- 789. 
PHỤ LỤC 
BỆNH ÁN MINH HỌA 
1. Bệnh án 1 
Bệnh nhân Nguyễn Thanh H., 47 tuổi, Nam. 
Ngày nhập viện: 13g20ph ngày 10/12/2017. Ngày ra viện: 27/1/2018. Số 
BA: 277B5 
Nghề Nghiệp: Công nhân 
Địa chỉ: Hòa Hải- Ngũ Hành Sơn- Đà Nẵng 
Bệnh sử: Bệnh nhân bị tảng đá lớn rơi vào đầu+ cột sống ngực được xe cấp 
cứu (có nằm cáng cứng) đưa vào Bv Đà Nẵng. 
Khám lâm sàng: 
Lúc nhập viện: Bệnh nhân lơ mơ, GCS 13 điểm. Van đau vùng cột sống + 
đau cột sống ngực kèm khó thở nhẹ. Liệt hoàn toàn 2 chân, tiểu qua sonde, 
Frankel A. Bệnh nhân được chụp X- quang cột sống, CLVT sọ não + cột sống 
ngực phát hiện: 
Hình ảnh học: 
X- quang: gãy trật cột sống ngực T7T8 
Hình X- quang: gãy trật cột sống ngực T7, T8 
*Nguồn BN Nguyễn Thanh H. (Số BA: 277B5) 
CLVT ngực: giập phổi hai bên, tràn dịch màng phổi hai bên lượng ít. 
Gãy trật cột sống ngực T7, T8, gãy mỏm ngang T8 hai bên. Mảnh xương gây 
hẹp ống sống ≥ 50%. 
CLVT sọ não: tụ máu ngoài màng cứng trán trái lượng nhiều 
Phân loại tổn thương giải phẫu theo Denis: Loại IV 
Chụp cắt lớp vi tính: 
Hình ảnh cắt lớp vi tính cột sống ngực gãy trật T7, T8 
*Nguồn BN Nguyễn Thanh H. (Số BA: 277B5) 
Chẩn đoán: Đa chấn thương: Chấn thương cột sống ngực đa tầng (gãy 
trật T7T8) + Chấn thương sọ não kín (tụ máu ngoài màng cứng trán trái) + chấn 
thương ngực kín (tràn dịch màng phổi 2 bên lượng ít). 
Chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy máu tụ ngoài màng cứng trán trái. Sau 
5 ngày bệnh nhân được phẫu thuật giải ép cắt cung sau T7T8 + cố định vít 
cuống cung cột sống ngực T5T6T9T10 
X- quang đo góc gù và chiều cao thân sống: trước phẫu thuật, sau phẫu 
thuật và tái khám sau 6 tháng 
*Nguồn BN Nguyễn Thanh H. (Số BA: 277B5) 
Đo góc gù thân đốt trước mổ: 250, chiều cao thân T8 xẹp 66,77% 
Đo góc gù thân đốt sau mổ: 170, chiều cao thân T8 cải thiện 30,55% 
Đo góc gù thân đốt tái khám sau 06 tháng: 160, chiều cao thân T8 xẹp 
23,11%. 
Sau mổ: Bệnh nhân tỉnh, GCS 15 điểm. Van đau vết mổ nhiều, liệt hoàn 
toàn hai chân, tiểu qua sonde vàng trong. Thang điểm liệt: Frankel A. 
Ra viện chuyển tập phục hồi chức năng. 
Tái khám sau 6 tháng: 
Bệnh liệt hoàn toàn 2 chân, tiểu qua bọc tiểu, thang điểm liệt: Frankel A. 
Loét khô vùng cùng cụt. Khả năng lao động theo Denis: 5 điểm 
Kết quả điều trị: Trung bình 
2. Bệnh án 2 
Bệnh nhân: Huỳnh Văn H., 28 tuổi. Nam 
Ngày nhập viện: 22/4/2018. Ngày ra viện: 3/5/2018. Số BA: 3322B5 
Địa chỉ: Kỳ Lam, Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam 
Nghề nghiệp: Công nhân 
Bệnh sử: Bệnh nhân bị té giàn giáo, sau tai nạn bênh nhân đau đầu+ đau 
lưng được sơ cứu (nằm cáng cứng) đưa vào Bv địa phương chuyển Bv Đà Nẵng 
Khám lâm sàng lúc nhập viện: 
Bệnh tỉnh, GCS 15 điểm. Không rối loạn cảm giác, tự tiểu, không yếu liệt 
chi ASIA 5/5. Frankel: E 
Hình ảnh học: 
X- quang lúc nhập viện: 
X- quang: xẹp T12, L3 
*Nguồn BN Huỳnh Văn H. (Số BA: 3322B5) 
Cắt lớp vi tính: 
Cắt lớp vi tính: Vỡ xẹp T12, L3 
*Nguồn BN Huỳnh Văn H. (Số BA: 3322B5) 
Kết quả CLVT: vỡ thân T12+ L3. Vỡ mảnh sau L3 Phải+ mỏm ngang L3 
trái, di lệch thành sau gây hẹp nặng ≥ 50%. 
Phân loại tổn thương giải phẫu theo Denis: Loại II 
Chẩn đoán: Chấn thương cột sống đa tầng: Vỡ xẹp T12+ L3 
Phẫu thuật: ngày 26/4/2018: 
Mô tả trong phẫu thuật phát hiện gãy bảng sống L3 phải+ gãy mỏm ngang 
L3 trái. Bệnh nhân được gặm bỏ cung L2L3 giải phóng ống sống+ vá màng 
cứng rách bằng chỉ Prolene. Cố định cuống cung T11 L1 L2 L4 L5 hai bên. 
Kết quả lâm sàng sau phẫu thuật: 
Bệnh tỉnh, không rối loạn cảm giác, không yếu liệt chi sức cơ ASIA 5/5. Tự 
tiểu được. Frankel: E 
Không có biến chứng sau mổ 
X- quang sau phẫu thuật và tái khám sau 06 tháng: 
 *Nguồn BN Huỳnh Văn H. (Số BA: 3322B5) 
Đo trước mổ: Góc gù thân đốt 150, chiều cao L3 xẹp 40,55% 
Đo sau mổ: Góc gù thân đốt 60, chiều cao L3 xẹp 14,46% 
Đo khi tái khám 06 tháng sau mổ: Góc gù thân đốt 130, chiều cao L3 xẹp 
17,90% 
Tái khám sau 06 tháng 
Lâm sàng: Bệnh đi lại được, không rối loại cảm giác, tự tiểu 
Không yếu liệt chi, sức cơ ASIA: 5/5 
Frankel: E. Không có biến chứng khác 
Khả năng làm việc theo Denis: 1 điểm 
Kết quả điều trị chung: Tốt 
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 
“Đặc điểm hình thái tổn thương và kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống 
ngực, thắt lưng đa tầng” 
I. Phần hành chính 
1. Họ tên: ...........................................................................2. Tuổi: ............................ 
3. Giới: ...................................4. Nghề nghiệp: ........................................................... 
5. Địa chỉ liên lạc: ....................................................................................................... 
6. Điện thoại: ......................................................... ..................................................... 
7. Ngày vào viện: ........................................................................................................ 
8. Ngày giờ mổ: ........................................................................................................... 
9. Ngày ra viện: ........................................................................................................ 
10. Thời gian từ khi tai nạn đến khi mổ: ......................................................... 
 10.1. 7 ngày 
11. Mã hồ sơ: ........................... 
II. Phần chuyên môn 
A. Lâm sàng 
12. Nguyên nhân chấn thương. 
12.1.Tai nạn lao động: ................................... 
12.2.Tai nạn sinh hoạt: .................................. 
 12.3.Tai nạn giao thông: ............................ 
 12.4. Tai nạn thể thao: ................................... 
13. Sơ cứu: nằm ván cứng 
 13.1. Có 13.0. Không 
14. Cảm giác nông 
14.0. Mất hoàn toàn 14.1. Giảm 14.2. Bình thường 
15. Cảm giác sâu 
15.0. Mất hoàn toàn 15.1. Giảm 15.2. Bình thường 
16. Vận động cơ lực theo ASIA 
 Liệt hoàn toàn 1. Có 0. Không 
 Cơ lực (Điểm): .................... 
17. Phản xạ cơ thắt: 17.0. Mất 17.1. Còn 
18. Phản xạ hành hang: 18.0. Mất 18.1. Còn 
19. Phản xạ gân xương: 19.0 Mất 19.1. Còn 19.2. Giảm 
20. Rối loạn đại tiểu tiện: 20.1. Có 20.0. Không 
21. Hội chứng đuôi ngựa: 
21.0. Không 21.1. Có 21. 2. Không hoàn toàn 
22. Đánh giá mức độ liệt theo Frankel 
22.1.Frankel A 22.2.Frankel B 22.3.Frankel C 
22.4.Frankel D 22.5.Frankel E 
23. Tình trạng toàn thân: Sốc 1.Có 0.Không 
24. Các tổn thương kết hợp: 
24.1. Không kèm theo 24.2. Chấn thương bụng 
24.3. Chấn thương ngực 24.4. Chấn thương sọ não 
24.5. Gãy xương dài 24.6. Vỡ xương chậu 
24.7. Gãy xương gót 24.8. Đa chấn thương 
B. Chẩn đoán hình ảnh 
B1. X- quang quy ước 
25. Vị trí tổn thương đốt sống: . 
Đốt vỡ chính................. Đốt vỡ phụ.............. 
26. Số đốt sống tổn thương:  
27. Góc gù thân đốt: .....độ 
27.1. 250 
28. Xẹp ...........................% chiều cao thành trước thân đốt 
29. Trật đốt sống 1. Có 0. Không 
B2. Cắt lớp vi tính 
30. Vị trí tổn thương đốt sống: ............................. 
Đốt vỡ chính..................... Đốt vỡ phụ...................... 
31. Số đốt sống tổn thương:  
32. Gãy liền kề: 32.1. Có 32.0. Không 
33. Tổn thương phát hiện trên CLVT 
33.0 Phát hiện tổn thương: 1. Có 0. Không 
33.1 Vỡ cuống sống: 1. Có 0. Không 
33.2. Vỡ cung sau: 1. Có 0. Không 
33.3. Gãy mỏm gai: 1. Có 0. Không 
33.4. Gãy mỏm ngang: 1. Có 0. Không 
33.5 Gãy mỏm khớp: 1. Có 0. Không 
33.6. Trật thân đốt: 1. Có 0. Không 
 33.7 Mảnh xương gây hẹp ống sống: 
 0. Không 1. Hẹp ≥ 50% 2. Hẹp < 50 % 
34. Phân loại tổn thương cột sống theo Denis: 
34.1. Loại I 34.2. Loại II 
34.3. Loại III 34.4. Loại IV 
35. Cách thức trong phẫu thuật nắn chỉnh- cố định cột sống + kèm: 
35.1. Nắn chỉnh+ cố định đơn thuần 
35.2. Cắt cung sau 
35.3. Mở rộng lổ ghép 
35.4. Lấy máu tụ ngoài màng cứng 
35.5. Lấy bỏ đĩa đệm 
35.6. Lấy mảnh xương vỡ đè vào ống sống 
35.7. Khâu, tạo hình màng tủy rách 
35.8. Ghép xương sau bên 
35.9. Cắt cung sau+ vá màng tủy 
35.10. Lấy mảnh xương đè + vá màng tủy 
36. Số đốt gãy 
 36.1. 2 đốt 36.2. 3 đốt 36.3. 4 đốt 36.4 > 4 đốt 
37. Số đốt cố định đoạn cột sống gãy 
 37.1. 2 đốt 37.2. 3 đốt 37.3. 4 đốt 37.4 > 4 đốt 
38. Cố định đốt gãy không liền kề: 
 38.1. Cố định một đốt gãy 38.2. Cố định hai đốt gãy 
39. Phẫu thuật tổn thương kết hợp: 
 39.0. Không 39.1. Mổ sọ não 39.2. Mổ DLMP 
39.3. Mổ bụng 39.4. Mổ khâu bàng quang 39.5. Mổ KHX 
39.6. Mổ DLMP + KHX 
 40. Kết quả sau mổ: 
 Cơ lực (Điểm):  
 Phục hồi thần kinh theo Frankel 
40.1. Frankel A 40.2. Frankel B 40.3. Frankel C 
40.4. Frankel D 40.5. Frankel E 
41. Góc gù thân đốt sau mổ:  độ 
41.1. 250 
42. Xẹp ........................% chiều cao thành trước thân đốt sau mổ 
43. Biến chứng sau mổ: 
 43.0 Biến chứng Có Không 
43. 1.Tử vong Có Không 
43. 2. Chảy máu sau phẫu thuật Có Không 
43. 3. Nhiễm khuẩn vết mổ Có Không 
43.4. Biến cố về kỹ thuật bắt vít: Có Không 
43. 5. Gãy dụng cụ cố định Có Không 
43.6. Nhiễm khuẩn tiết niệu Có Không 
43.7. Loét điểm tỳ Có Không 
43.8. Viêm phổi Có Không 
43.9. Rò dịch não tuỷ Có Không 
43.10. Viêm tuỷ Có Không 
44. Tái khám sau 06 tháng 
Cơ lực (Điểm):  
Phục hồi thần kinh theo Frankel 
 44.1. Frankel A 44.2. Frankel B 44.3. Frankel C 
 44.4. Frankel D 44.5. Frankel E 
45. Biến chứng sau 6 tháng 
45.0. Biến chứng Có Không 
45.1. Nhiễm khuẩn tiết niệu Có Không 
45.2. Viêm phổi Có Không 
45.3. Rò dịch não tuỷ Có Không 
45.4. Loét Có Không 
45.5. Đái không tự chủ Có Không 
45.6. Ỉa không tự chủ Có Không 
45.7. Gãy dụng cụ cố định Có Không 
45.8. Teo cơ Có Không 
46. GGTĐ.............độ 
 46. 1. 250 
47. Xẹp ........................% chiều cao thành trước thân đốt sau 06 tháng 
48. Khả năng lao động theo Denis 
 48.1. 1 điểm 48.2. 2 điểm 48.3. 3 điểm 
48.4. 4 điểm 48.5.5 điểm 
49. Kết quả điều trị chung: 
 49.1. Tốt 49.2. Khá 49.3. Trung bình 49.4. Xấu 
Ngày.........tháng........năm.......... 
 Ban chủ nhiệm khoa Người thu thập số liệu 
 Lê Hữu Trì 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_dac_diem_hinh_thai_ton_thuong_va_ket_qua_phau_thuat.pdf
  • docxtom tat- Eng vers đủ.docx
  • docxTOM TAT TV IN 70 CUON.docx
  • docTrang thông tin LA.doc