Luận án Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố tại Thừa Thiên Huế

Việt Nam là một trong những quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á có

nhiều tiềm năng về phát triển cá cảnh như khí hậu thuận lợi, nguồn lợi thủy

sinh vật tự nhiên phong phú, Nhiều loài cá phân bố ở Việt Nam đang được

ưa chuộng trong nuôi cảnh như cá thanh ngọc (Ctenops pumilus), cá lòng tong

(Rasbora spp.), cá chọi hay cá xiêm (Betta splendens), trong đó nổi bật là

các loài cá tỳ bà bướm Sewellia (giống cá đép/tỳ bà bướm).

Các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia) là tên gọi địa phương của giống cá

nước ngọt có kích thước nhỏ, phân bố nhiều ở một số tỉnh miền Trung và Tây

Nguyên Việt Nam như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tum và

Thừa Thiên Huế. Ở Thừa Thiên Huế, các loài thuộc giống cá này phân bố ở

các khe suối đầu nguồn thuộc các huyện Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, A

Lưới, Đến nay, các loài cá tỳ bà bướm ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa

Thiên Huế nói riêng đang được khai thác từ tự nhiên để phục vụ nhu cầu nuôi

cảnh trong nước và xuất khẩu (Vũ Cẩm Lương, 2008). Nhu cầu tiêu thụ của

nhóm cá này khá lớn, chủ yếu phục vụ xuất khẩu, nhưng số lượng cá khai thác

hàng năm cung cấp cho thị trường rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân ảnh

hưởng đến sự suy giảm này như địa bàn khai thác khó khăn, số lượng cá tự

nhiên giảm do các tác động của khai thác và sản xuất nông lâm nghiệp, đặc

biệt là tỷ lệ chết cao trong quá trình khai thác, vận chuyển và thuần dưỡng từ

môi trường tự nhiên sang điều kiện nuôi nhân tạo.

Tuy rất được ưa chuộng trong nuôi cảnh nhưng đến nay các loài cá tỳ bà

bướm vẫn chưa được sinh sản, thuần dưỡng và ít được nghiên cứu. Các nghiên

cứu về những loài thuộc giống cá này mới chỉ dừng lại ở mức độ phân loại và

phân bố. Các nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học các loài thuộc giống cá

tỳ bà bướm chưa được ghi nhận ở Thừa Thiên Huế, Việt Nam và trên thế giới.

Vì vậy, nghiên cứu “Đăc̣ điểm sinh hoc̣ và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướ m

(Sewellia spp.) phân bố taị Thừ a Thiên Huế” mang tính cấp thiết nhằm xây

dựng cơ sở dữ liệu sinh học, góp phần thuần dưỡng và hoàn thiện quy trình

nuôi một số loài thuộc giống cá này trong thời gian tới

pdf 142 trang dienloan 8040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố tại Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố tại Thừa Thiên Huế

Luận án Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố tại Thừa Thiên Huế
i 
LỜI CẢM TẠ 
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án tôi đã nhận được sự giúp 
đỡ, động viên của nhiều tổ chức, cá nhân, qua đây cho tôi gửi lời chân thành 
cám ơn tới tất cả sự giúp đỡ và động viên quý báu đó. 
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ts. Trần Văn Việt và 
PGs.Ts. Trần Đắc Định đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình 
thực hiện luận án này. 
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô 
Khoa Thủy sản và Khoa Sau đại học - Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều 
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. 
Tôi xin chân thành cám ơn PGs.Ts. Trương Quốc Phú, PGs.Ts. Phạm 
Thanh Liêm đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt các chuyên đề. Nhân 
đây, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô đã tham gia các Hội đồng đề 
cương, Hội đồng chuyên đề, Hội đồng kiểm tra, tư vấn giữa kỳ và quý thầy cô 
tham gia giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Khoa Thủy sản, 
Trường Đại học Cần Thơ. 
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản, 
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế và quý thầy cô Bộ 
môn Cơ sở thủy sản, Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học 
Huế đã tạo điều kiện, ủng hộ cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn 
thành luận án. Nhân đây, tôi cũng xin cám ơn các sinh viên ngành Nuôi trồng 
thủy sản Khóa 47 và Khóa 48 đã nhiệt tình hỗ trợ tôi thu thập số liệu trong quá 
trình thực hiện luận án. 
Tôi xin cám ơn Dự án VLIR Network Vietnam và PGs.Ts Vũ Ngọc Út 
đã hỗ trợ về kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia các khóa tập 
huấn, hội thảo trong quá trình học tập và thực hiện luận án. 
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp 
đã luôn động viên, hỗ trợ để cho tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh 
và luận án này. 
 Võ Điều 
ii 
TÓM TẮT 
Tỳ bà bướm là giống cá phân bố nhiều ở một số tỉnh miền Trung và Tây 
nguyên Việt Nam như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tom, Thừa 
Thiên Huế. Tuy là những loài rất được ưa chuộng trong nuôi cảnh nhưng hiện 
nay các nghiên cứu về giống cá này còn rất ít. Với mục đích góp phần xây dựng 
cơ sở dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học cũng như xây dựng quy trình sinh 
sản, nuôi các loài cá thuộc giống này, đề tài nghiên cứu “Đăc̣ điểm sinh hoc̣ và 
nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố taị Thừa Thiên Huế” đã được 
thực hiện. Đề tài thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2018 tại tỉnh Thừa 
Thiên Huế gồm 2 nội dung chính: (i) Nghiên cứu đăc̣ điểm sinh hoc̣ hai loài cá 
tỳ bà bướm (Sewellia spp.): xác định thành phần loài, đăc̣ điểm hình thái, đặc 
điểm di truyền (DNA mã vạch), đăc̣ điểm phân bố và môi trường sống tư ̣nhiên, 
đăc̣ điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và đặc điểm sinh sản; (ii) Thử nghiệm sinh 
sản và nuôi dưỡng tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm: thử nghiệm sinh sản và 
thử nghiệm nuôi dưỡng. 
Kết quả đề tài đã xác định được hai loài thuộc giống tỳ bà bướm phân bố 
ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là cá tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) và cá 
tỳ bà bướm đốm (Sewellia albisuera). Cả hai loài cá nghiên cứu đều có kiểu 
miệng dưới hình vòng cung, không có răng, môi tạo thành viền sừng, lược 
mang thưa và mềm, thực quản ngắn và mỏng, dạ dày rõ ràng, ruột cuộn thành 
nhiều vòng và dài hơn chiều dài thân. Tỷ lệ chiều dài ruột:thân trung bình của 
cá tỳ bà bướm hổ bằng 1,95±0,36 và cá tỳ bà bướm đốm bằng 2,28±0,38. Tỷ 
lệ này có xu hướng tăng theo chiều dài thân. Độ no và hệ số sinh trắc dạ dày 
của hai loài cá nghiên cứu đều có sự biến động theo nhóm kích thước và thời 
gian. Độ no bậc 3, 4 của cả hai loài đều đạt tỷ lệ cao vào thời điểm đầu buổi 
sáng và cuối buổi chiều. Thành phần thức ăn chủ yếu trong ống tiêu hóa của 
cá tỳ bà bướm đốm và cá tỳ bà bướm hổ là các loài vi tảo, trong đó ngành 
tảo silic chiếm ưu thế. 
Tỷ lệ cá cái trung bình trong quần đàn cao hơn cá đực ở cả hai loài cá 
nghiên cứu. Độ béo Fulton và Clark có sự biến động qua các tháng trong năm. 
Mức độ thành thục của cá tỳ bà bướm đốm đạt cao nhất từ tháng 2-3 và cá tỳ 
bà bướm hổ cao nhất từ tháng 4-6 ở cả cá đực và cá cái. Sức sinh sản tuyệt đối 
ở cá tỳ bà bướm hổ trung bình đạt 311,21±149,41 trứng (cá có khối lượng 
trung bình 3,03±0,92 g) và cá tỳ bà bướm đốm đạt 655,13±431,48 trứng (cá 
có khối lượng trung bình 5,48±2,27); sức sinh sản tương đối cá tỳ bà bướm hổ 
đạt 102,97±36,24 trứng/g và tỳ bà bướm đốm đạt 116,90±44,48 trứng/g. Hệ số 
thành thục của cá tỳ bà bướm hổ cái đạt cao nhất vào tháng 5 (7,18%) và thấp 
nhất vào tháng 8 (2,25%); cá tỳ bà bướm đốm đạt cao nhất vào tháng 2 
iii 
(6,63%) và thấp nhất vào tháng 10 (3,00%). Kích thước sinh sản lần đầu của 
cá tỳ bà bướm hổ đực là 45,04 mm và cá cái là 44,39 mm; tỳ bà bướm đốm 
đực là 55,88 mm và cá tỳ bà bướm đốm cái là 54,78mm. 
Cá tỳ bà bướm hổ và cá tỳ bà bướm đốm có tập tính đẻ trứng bám đá. 
Trứng nở sau 36 giờ (tính từ thời điểm đẻ trứng) và cá bột hết noãn hoàng sau 
khoảng 52 giờ (tính từ lúc trứng nở). LH-RHA3 (liều tiêm 100, 150 và 200 
µg/kg cá) kết hợp với 10mg DOM và sốc nhiệt có tác dụng kích thích cá tỳ bà 
bướm hổ sinh sản. LH-RHA3 cũng có tác dụng kích thích cá tỳ bà bướm đốm 
sinh sản ở liều tiêm 150 µg/kg cá và 200 µg/kg cá. 
Cá tỳ bà bướm đốm tăng nhanh về chiều dài trong giai đoạn 10-20 ngày 
tuổi và tăng nhanh về khối lượng trong giai đoạn 30-60 ngày tuổi. Cá tỳ bà 
bướm hổ tăng nhanh về cả chiều dài và khối lượng trong giai đoạn 20-30 ngày 
tuổi. Cả cá tỳ bà bướm hổ và cá tỳ bà bướm đốm đều thích nghi tốt với thức ăn 
công nghiệp và tảo Spirulina khô. Cá thích nghi tốt với môi trường bể nuôi có 
dòng chảy và lọc nước, nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 29 oC. 
Từ khóa: Tỳ bà bướm hổ, tỳ bà bướm đốm, Sewellia lineolata, Sewellia 
albisuera, đặc điểm sinh học cá, sinh sản cá. 
iv 
ABSTRACT 
Hillstream loaches are distributed with large number in central and 
highland region as Binh Dinh, Quang Ngai, Quang Nam, Kon Tum, Thua 
Thien Hue and they take an important role in aquarium industry. Despite such 
importance, there is very few studies conducted on these species. To take a 
part to build the scientific database on biology of hillstream loaches as well as 
tend to build the breeding and culturing process of these fish species, the 
project “Biological characteristics and culturing of hillstream loachs (Sewellia 
spp.) distributed in Thua Thien Hue province” was carried out from January 
2016 to December 2018. This project included: (i) Examining the biological 
characteristics of hillstream loaches (Sewellia spp.): Determine the species 
composition, characteristics of body, classification, genetic characteristics 
(DNA barcodes), distribution, natural environment, feeding, growth and 
reproduction; (ii) Breeding and culturing these two hillstream loaches 
(Sewellia spp.): The trials in breeding, nursing and culturing these species. 
The results of the classification showed that two species of hillstream 
loach distributed in Thua Thien Hue were tiger hillstream loach (Sewellia 
lineolata) and spotted butterfly loach (Sewellia albisuera) that belong to the 
genus Sewellia. The analysis of the digestive system structure showed that 
both species have a horseshoe-shaped mouth without teeth, lips forming 
keratin rims, soft and thin gill rakers, thin and short esophagus, clearly defined 
stomach, intestine rolling into many rings and being longer than the length of 
the body. The relative gut length was 1.95±0.36 for Tiger hillstream loach and 
2.28±0.38 for Spotted butterfly loach. These values tended to increase with the 
body length increment. The fullness of gut and gastro-somatic index (GSI) of 
these two fish species appeared to vary throughout ontogenetic stages and 
times. ¾ full stomachs and completely full stomachs were observed with high 
ratios in early morning and late afternoon. The main food composition of these 
fish was micro-algae, of which the phylum Bacilariophyta dominated in 
number. 
The average ratio of female fish in population was higher than that of male 
fish in both species. Fulton and Clark indexes varied during months of the year. 
The highest maturation peak of both male and female fish were identified in 
February and March for Spotted butterfly loach and in April and June for Tiger 
hillstream loach. The average absolute fecundity was 311.21±149.41 eggs for 
Tiger hillstream loach (average fish weight 3.03±0.92 g) and 655.13±431.48 
eggs for Spotted butterfly loach (average fish weight 5.48±2.27 g). The average 
v 
relative fecundity was 102.97±36.24 eggs/gram of body weight for Tiger 
hillstream loach and 116.90±44.48 eggs/gram of body weight for Spotted 
butterfly loach. The GSI of female Tiger hillstream loach was highest in May 
(7.18%) and lowest in August (2.25%) while this of Spotted butterfly loach was 
highest in February (6.63%) and lowest in October (3.00%). The length at first 
maturation of Tiger hillstream loach was 45.04 mm for male and 44.39 mm for 
female while this of Spotted butterfly loach for male and female was 55.88 mm 
and 54.78 mm, respectively. 
Tiger hillstream loach and Spotted butterfly loach usually spawned 
eggs sticky on rocks (shelter in the bottom). It spent 36 hours for hatching 
and york was completely absorbed within 52 hours after hatching. LH-RHA3 
(100, 150 and 200 µg/kg body weight of fish) and heat shock can be applied 
to stimulate spawning of Tiger hillstream loach. Similarly, LH-RHA3 with 
dosage of 150 and 200 µg/kg body weight can be used for Spotted butterfly 
loach. 
Spotted butterfly loach strongly increased their length in the stage of the 
first 10-20 days old, but their body weight increased in the stage of 30-60 days 
old. Tiger hillstream loach performed strong growth in both length and weight 
in the stage of 20-30 days old. Industrial feed can be used to feed tiger 
hillstream loach and spotted butterfly loach in aquarium rearing. Both studied 
fish species can be cultured in tanks with water current, filter and temperature 
≤ 29 ºC. 
Key word: Tiger hillstream loach, Spotted butterfly loach, Sewellia 
lineolata, Sewellia albisuera, biology characteristics of fish, breeding of fish. 
vi 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Đăc̣ điểm sinh hoc̣ và nuôi 
dưỡng cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố taị Thừa Thiên Huế” là công 
trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu, kết quả được trình bày 
trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình 
nghiên cứu nào trước đây. 
 Ngày 16 tháng 6 năm 2020 
 Người hướng dẫn Tác giả luận án 
 TS. Trần Văn Việt Võ Điều 
vii 
MỤC LỤC 
Tóm tắt ............................................................................................................................ ii 
Abstract .......................................................................................................................... iv 
Lời cam đoan ................................................................................................................. vi 
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................... xiv 
Chương 1. Giới thiêụ .................................................................................................... 1 
1.1 Đăṭ vấn đề .................................................................................................................. 1 
1.2 Muc̣ tiêu và phaṃ vi nghiên cứu ............................................................................. 2 
1.2.1 Mục tiêu .................................................................................................................. 2 
1.2.2 Phaṃ vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 2 
1.3.1 Nghiên cứu đăc̣ điểm sinh hoc̣ hai loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) ............ 2 
1.3.2 Thử nghiệm sinh sản và nuôi dưỡng hai loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.)... 2 
1.4 Thời gian thực hiện ................................................................................................... 2 
1.5 Ý nghiã luận án .......................................................................................................... 2 
1.6 Điểm mới của luận án ............................................................................................... 3 
Chương 2. Tổng quan tài liệu ..................................................................................... 4 
2.1 Một số đặc điểm giống cá tỳ bà bướm .................................................................... 4 
2.1.1 Vi ̣trí phân loaị ........................................................................................................ 4 
2.1.2 Thành phần loài, phân bố và môi trường sống .................................................... 4 
2.2 Lược khảo một số phương pháp phân loại cá ........................................................ 6 
2.3 Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................................... 7 
2.3.1 Hệ tiêu hóa .............................................................................................................. 7 
2.3.2 Các phương pháp phân tích thức ăn trong ruột cá ............................................ 14 
2.3.3 Một số chỉ số thường sử dụng trong nghiên cứu tập tính dinh dưỡng ............ 18 
2.3.4 Môṭ số nghiên cứu xác điṇh tâp̣ tính dinh dưỡng của cá ................................. 20 
2.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và biến động quần thể ................................... 21 
2.4.1 Đặc điểm sinh trưởng .......................................................................................... 21 
2.4.2 Biến động quần thể .............................................................................................. 22 
2.5 Đặc điểm sinh sản cá............................................................................................... 23 
2.6 Tình hình nghiên cứu sinh sản và nuôi thuần dưỡng cá nước ngoṭ .................... 26 
2.6.1 Nghiên cứu sinh sản cá nước ngọt những năm gần đây (2010-2019) ............ 26 
2.6.2 Nuôi thuần dưỡng cá cảnh nước ngọt ................................................................ 27 
2.7 Sơ lược điều kiện tự nhiên và sinh vật tỉnh Thừa Thiên Huế ..................... 28 
2.7.1 Vị trí địa lý và địa hình ........................................................................................ 28 
2.7.2 Đơn vị hành chính ................................................................................................ 29 
2.7.3 Chế độ thủy văn, khí hậu ................................... ...  the 
induced breeding performance of Clarias gariepinus. Journal of Animal 
and Veterinary Sciences, 5(1): 1-5. 
79. Meister, H.S., D.M. Wyanski, and O. Pashuk, 2006. Male reproductive 
classification in gonochoristic marine fishes. In: 3rd Workshop on Gonadal 
Histology of Fishes, 11-12 July 2006. New Orleans, Louisiana. 45-49. 
80. Mohammadizadeh, F., T. Valinassab, S. Jamili, A. Matinfar, A.H. Bahri-
Shabanipour and M. Mohammadizadeh, 2010. A study on diet 
composition and feeding habitats of Sawtooth Barracuda (Sphyraena 
putnamae) in Bandar-Abbas (North of Persian Gulf). Journal of 
Fisheries and Aquatic Science, 5: 179-190. 
123 
81. Morey, G., J. Moranta, E. Massutí, A. Grau, M. Linde, F. Riera, B. 
Morales-Nin, 2003. Weight-length relationships of littoral to lower slope 
fishes from the western Mediterranean. Fisheries Research, 62: 89-96 
82. NADA, 2012. History of Discus 
discus/, accessed on 13/11/2016. 
83. Natarajan, A.V., and A.G. Jhingran, 1961. Index of preponderance - A 
method of grading the food elements in the stomach analysis of fishes. 
Indian Journal of Fisheries, 8(1): 54-59. 
84. Ndome, C.B. and R. Vitor, 2002. Food an feeding habits of Epiplatys 
senegalensis (Pisces: Cyprinodontiformes; Cyprinidontidae) in a back 
water pond in Benin city, southern Nigeria. West African journal of 
applied ecology, 3: 105-117. 
85. Nelson, J.S., 1984. Fishes of the world. 2nd edition. John Wiley and 
Sons. New York. 523 pp. 
86. Nguyễn Bạch Loan, 2004. Một số chỉ tiêu sinh học cá ngát (Plotosus 
canius Hamilton, 1822). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ - 
Chuyên ngành Thủy sản, (2004): 25-30. 
87. Nguyễn Bạch Loan, 2012. Đặc điểm sinh học của cá ngát (Plotosus 
canius Hamilton, 1822) phân bố trên tuyến sông Hâụ, Viêṭ Nam. Luận án 
tiến sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản, Trường Đaị 
hoc̣ Cần Thơ. 
88. Nguyễn Bạch Loan, Trần Thị Diễm Trinh, Nguyễn Văn Thảo và Vũ 
Ngọc Út, 2010. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá ngát (Plotosus 
canius Hamilton, 1822). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 
15a(2010): 198-206. 
89. Nguyễn Duy Thuận, Võ Văn Phú, và Vũ Thị Phương Anh, 2018. Dẫn 
liệu về thành phần loài cá xương (Osteichthys) ở khu bảo tồn Sao La, 
tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 
54, Số chuyên đề: Thủy sản, (2):7-18. 
90. Nguyễn Duy Thuận, 2019. Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế. 
Luận án tiến sĩ sinh học. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Huế, 
Thừa Thiên Huế. 
91. Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Hữu Dực, Tạ Thị Bình và Nguyễn Kiêm 
Sơn, 2016. Thử nghiệm sinh sản cá ngạnh Cranoglanis bouderius 
(Richardson, 1846) trong điều kiện nhân tạo. Tạp chí Khoa học - Công 
nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, 1: 77-83. 
92. Nguyễn Đình Vinh, 2017. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản 
xuất giống cá ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) trong 
124 
điều kiện nuôi tại tỉnh Nghệ An. Luận án tiến sỹ sinh học. Học viện 
Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 
93. Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Bạch Loan, 1999. Phân loại họ cá Tra 
(Pangasiidae) ở Việt Nam. Trong: Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển 
(Collection of Marine Research Works). Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ 
Thuật. Tp Hồ Chí Minh, 9: 246-258. 
94. Nguyễn Minh Tuấn, 2016. Thành phần loài và đặc điểm sinh học của 
một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố 
ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre”. Luận án tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy 
sản, khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 160 trang. 
95. Nguyễn Phương Thảo và Dương Thúy Yên, 2015. So sánh đặc điểm hình 
thái và DNA mã vạch của hai loài cá bống trân Butis butis và Butis 
humeralis. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông 
nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học, 40(2): 23-30. 
96. Nguyễn Quốc Đạt, 2007. Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá chạch 
sông (Macrognathus siamensis). Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành 
Nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 
97. Nguyễn Thanh (chủ biên), Lê Văn Thăng, Hà Học Kanh, Nguyễn Khoa 
Lạnh, Trương Văn Lới, Bùi Văn Nghĩa, Mai Văn Phô, Võ Văn Phú, Lê 
Đình Phúc, Lê Xuân Tài, Trần Đức Thạnh, Hoàng Đức Triêm, Nguyễn 
Kiệt, 2005. Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần tự nhiên. Thừa Thiên Huế. 
307 trang. 
98. Nguyễn Thế Nghiệp, Trần Văn Việt và Vũ Ngọc Út, 2014. Đánh giá sự biến 
động quần thể cá lưỡi trâu (Cynoglossus microlepis) trên sông Hậu. Tạp chí 
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Thủy sản, 2: 209-214. 
99. Nguyễn Thị Vàng và Trần Đắc Định, 2014. Thành phần loài và biến 
động quần đàn của cá lau kính (Pterygoplichthys spp.) ở thành phố Cần 
Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Thủy 
sản, 2: 233-238. 
100. Nguyễn Tuấn Hiệp, Phạm Anh Tuấn, 2014. Nghiên cứu ảnh hưởng của 
loại, hàm lượng kích dục tố lên khả năng sinh sản của cá rô đồng 
(Anabas testudineus Bloch, 1792). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy 
sản, 4: 124-128. 
101. Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. 
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Hà Nội. 238 trang. 
102. Nguyêñ Văn Hảo, 2005. Cá nước ngoṭ Viêṭ Nam, tâp̣ II. Nhà xuất bản 
Nông nghiêp̣ Hà Nôị, 760 trang. 
125 
103. Nguyễn Văn Hoàng và Nguyễn Hữu Dực, 2012. Nghiên cứu cấu trúc 
thành phần loài khu hệ cá phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên 
Huế. Tạp chí sinh học, 34(1): 20-30. 
104. Nguyễn Văn Kiểm và Đặng Văn Trường, 2014. Nghiên cứu nuôi vỗ và kích 
thích sinh sản nhân tạo cá mè hôi (Osteochilus melanopleura). Tạp chí Khoa 
học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề Thủy sản, 1(2014): 54-58. 
105. Nguyễn Văn Triều và Phạm Anh Văn, 2016. Nghiên cứu đặc điểm dinh 
dưỡng cá cóc (Cyclocheilichhthys enoplos) giai đoạn cá bột lên cá giống. 
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy 
sản và Công nghệ sinh học, 47: 79-86. 
106. Nguyễn Văn Triều, 2010. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Chạch lấu 
(Mastacembelus armatus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 
15b: 70-80. 
107. Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long và Bùi Châu Trúc Đan, 2006. 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Kết (Kryptopterus bleekeri Günther, 
1864). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ - Số đặc biệt chuyên 
đề Thủy sản, 223- 234. 
108. Nikolsky, G.V., 1963. The Ecology of fish (Translated from Russian by 
L. Birkett). Academic Press. 352 pp. 
109. NOAA, 2001. Field guide to Requiem Sharks (Elasmobranchiomorphi: 
Carcharhinidae) of the Western North Atlantic. Technical Report 
NMFS 153. A Scientific Paper of the fishery bulletin. Seattle, 
Washington. 
110. Ouakka, K., A. Yahyaoui, A. Mesfioui, and S. El Ayoubi, 2017 
Stomach fullness index and condition factor of European sardine 
(Sardina pilchardus) in the south Moroccan Atlantic coast. AACL 
Bioflux, 10(1):56-63. 
111. Owolabi, O.D., 2008. The dietary habits of the upside-down catfish, 
Synodontis membranaceus (Osteichthyes: Mochokidae) in Jebba lake, 
Nigeria. Revista de biologia tropical, 56(2): 931-936. 
112. Pauly, D., 1980. A selection of simple method for the assessment of 
tropical fish stocks. FAO Fisheries Circular, (729): 54p. 
113. Pauly, D., 1984. Fish population dynamics in tropical waters: A manual 
for use with programmable calculators. ICLARM Stud. Rev. (8): 325p. 
114. Phạm Hoàng Hộ, 1972. Tảo học. Trung tâm học liệu Bộ giáo dục. Hà 
Nội. 302 trang. 
115. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Phương pháp nghiên cứu 
sinh học cá. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 
126 
116. Phạm Thanh Liêm, 2005. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng 
thuần dưỡng cá bông lau Pangasius krempfi trong ao nuôi. Báo cáo khoa 
học đề tài cấp Bộ. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 
117. Phạm Thanh Liêm, Nguyễn Hồng Quyết Thắng và Bùi Minh Tâm, 2015. 
Sinh sản nhân tạo cá trê phú quốc (Clarias gracilentus Ng, Hong & Tu, 
2011) bằng các chất kích thích khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại 
học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học, 
37(1): 112-119. 
118. Phan Phương Loan, 2006. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá leo 
(Wallago attu) tại An Giang. Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại 
học Cần Thơ. 
119. Pillay, T.V.R. 1952. A critique of the methods of study of food of fishes. 
Journal of the Zoological Society of India, 4: 185-200. 
120. Pravdin, I.P., 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang 
dịch từ bản tiếng Nga). Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. Hà 
Nội. 278 trang. 
121. Qadri S., T.H. Shah, M.H. Balkhi, B.A. Bhat, F.A. Bhat, A.M. Najar, 
O.A. Asmi, I. Farooq and S. Alia, 2015. Absolute and relative fecundity 
of snow trout, Schizothorax curvifrons Heckel, 1838 in river Jhelum 
(Jammu &Kashmir). SKUAST Journal of Research, 17(1): 54-57. 
122. Qasim, S.Z., and A. Qayyum, 1962. Spawning frequencies and breeding 
seasons of some freshwater fishes with special reference to those 
occurring in the plains of northern India. Indian Journal of Fisheries, 
8(1): 24-43. 
123. Rainboth, W.J., 1996. Fish of Cambodian Mekong. Food and Agriculture 
Organization of The United Nations. Rome. 265 pp. 
124. Riedel, R., L.M. Caskey and S.H. Hurlbert, 2007. Length-weight 
relations and growth rates of dominant fishes of the Salton Sea: 
implications for predation by fish-eating birds. Lake and Reservoir 
Management, 23:528-535. 
125. Roberts, T.R., 1998. Systematic revision of the balitorid loach genus 
Sewellia of Vietnam and Laos, with diagnoses of four new species. 
Raffles Bulletin of Zoology, 46(2): 271-288. 
126. Ruppert, E.E. and R.D. Barnes, 1994. Invertebrate zoology (sixth 
edition). Thomson learning. 1056 pp. 
127. Saliu, J.K., 2002. Size, sex and seasonal dynamics in the dietary 
composition of Brycinus nurse (Pisces: Characidae), from Asa reservoir, 
Ilorin, Nigeria. Revista De Biologia Tropical, 50(1): 233-238. 
128. Sanger, F., S. Nicklen, and A.R. Coulson, 1977. DNA sequencing with 
chain-terminating inhibitors. Proc Acad. Sci. USA, 74(12): 5463-5467. 
127 
129. Sangun, L., E. Akamca, and M. Akar, 2007. Weight-Length relationships 
for 39 fish species from the north-eastern Mediterranean coast of Turkey. 
Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences, 7: 37-40. 
130. Sapkale, P.H., R.K. Singh and A.S. Desai, 2011. Optimal water 
temperature and pH for development of eggs and growth of spawn of 
common carp (Cyprinus carpio). Journal of Applied Animal Research, 
39(4): 339-345. 
131. Silva, J.P.C., M.R. da Costa, I.D. Gomes and F.G. Araújo, 2016. 
Gonadal development and fecundity of the smooth weakfish Cynoscion 
leiarchus (Teleostei: Perciformes: Sciaenidae) in a tropical Brazilian 
bay. Zoologia (Curitiba), 33(6): 1-8. 
132. Smida, M.A.B., N. Hadhri, A. Bolje, M. El Cafsi and R. Fehri-Bedoui, 
2014. Reproductive cycle and size at first sexual maturity of common 
pandora Pagellus erythrinus (Sparidae) from the bay of Monastir 
(Tunisia, Central Mediterranean). Annals and Magazine of 
Natural History, 24(1): 31-40. 
133. Smith, C. and P. Reay, 1991. Cannibalism in teleost fishes. Reviews in 
Fish Biology and Fisheries, 1(1): 41-64. 
134. Smith, R.R., 1989. Nutritional energetics. In: J.E. Halver (Editor). Fish 
Nutrition. Academic Press. San Diego, California, 2-29. 
135. Soni, N. and N. C. Ujjania, 2018. Gut contents analysis and 
preponderance index based study on feeding habit of Cirrhinus mrigala 
from Ukai Dam. Journal of Fisheries and Life Sciences, 3(1): 19-21. 
136. Stoeckle, B.C., C.C. Belle, J. Geist, J. Oehm, M. Effenberger, M. Heiss, K. 
Seifert and R. Kuehn, 2019. Molecular confirmation of the large-scale loach 
Paramisgurnus dabryanus Dabry de Thiersant, 1872 (Cypriniformes, 
Cobitidae) in Europe. BioInvasions Records, 8(2): 419-426. 
137. Taggart, J.B., R.A. Hynes, P.A. Prodöuhl, and A. Ferguson, 1992. A 
simplified protocol for routine total DNA isolation from salmonid fishes. 
Journal of Fish Biology, 40: 963-965. 
138. Thái Trần Bái, 2008. Động vật không xương sống (Tái bản lần 5). Nhà 
xuất bản Giáo dục. 377 trang. 
139. Thorsen, A., and O.S., Kjesbu, 2001. A rapid method for estimation of 
oocyte size and potential fecundity in Atlantic cod using a computer-
aided particle analysis system. Journal of Sea Research, 46: 293-308. 
140. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, 2018. Tiêu chuẩn 
quốc gia TCVN 12387:2018 (ISO 6658:2017) về Phân tích cảm quan - 
Phương pháp luận - Hướng dẫn chung. Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà 
Nội. 37 trang. 
128 
141. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2012. Báo cáo tổng hợp “Điều tra, 
đánh giá tình hình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ và đề xuất định hướng 
phát triển cá cảnh ở Việt Nam”. 
142. Vitale, F., Svedang, H. and Cardinale, M., 2006. Histological analysis 
invalidates macroscopically determined maturity ogives of the Kattegat 
cod (Gadus morhua) and suggests new proxies for estimating maturity 
status of individual fish. ICES-Journal of Marine Science, 63: 485-492. 
143. Võ Điều, Nguyễn Ngọc Phước, Nguyễn Thị Thúy Hằng và Phan Đỗ Dạ 
Thảo, 2017. Nghiên cứu các loài cá nước ngọt có tiềm năng nuôi cảnh tại 
Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại 
học Huế. Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Thừa Thiên Huế. 85 trang. 
144. Võ Thanh Tân, 2016. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá trèn 
bầu (Ompok bimaculatus). Journal of Science - Part C: Agricultural 
Sciences, Fisheries and Biotechnology (Tạp chí Khoa học trường Đại 
học An Giang), 11(3): 50-59. 
145. Võ Thành Toàn, 2016. Thành phần loài thuộc họ Eleotridae và đặc điểm 
sinh học của một số loài cá bống phân bố trên tuyến sông Hậu. Luận án 
tiến sĩ ngành Nuôi trồng Thủy sản. Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 
146. Võ Văn Phú và Nguyêñ Duy Thuâṇ, 2009. Cấu trúc thành phần loài cá ở 
hê ̣ thống sông Ô Lâu, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tap̣ chí khoa hoc̣ Đaị hoc̣ 
Huế, 55: 61-71. 
147. Vũ Cẩm Lương, 2008. Cá cảnh nước ngoṭ. Nhà xuất bản Nông nghiêp̣ 
TP. Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh. 263 trang. 
148. Wehr, J.D. and R.G. Sheath, 2003. Freshwater algae of North America 
ecology and classification. Academic Press. 918 pp. 
149. Wehye, A.S., P.K. Ofori-Danson and A.M. Lamptey, 2017. Population 
dynamics of Pseudotolithus senegalensis and Pseudotolithus typus and 
their implications for management and conservation within the Coastal 
Waters of Liberia. Fisheries and Aquaculture Journal, 8(2): 1-9. 
150. Xakun, O.F và N.A. Buskaia, 1968. Xác định các giai đoạn phát dục và 
nghiên cứu chu kỳ sinh dục (Bản dịch từ tiếng Nga của Lê Thành Lựu). 
Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 1982. 47 trang. 
151. Zacharia, P.Uaz., and K.P. Abdurahiman, 2004. Methods of stomach 
content analysis of fishes - Winter School on Towards Ecosystem Based 
Management of Marine Fisheries - Building Mass Balance Trophic and 
Simulation Models. CMFRI - Winter School on Ecosystem Based 
Management of Marine Fisheries.  
accessed on 26/3/2017. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_dac_diem_sinh_hoc_va_nuoi_duong_ca_ty_ba_buom_sewell.pdf
  • pdfLuan an tom tat 16.6-EN (A5).pdf
  • pdfLuan an tom tat 16.6-VN (A5).pdf
  • docxThong tin luan an-EN-16-6.docx
  • docxThong tin luan an-VN-16-6.docx