Luận án Đánh giá điều trị ung thư biểu mô vảy hạ họng giai đoạn III, IV (m0) bằng cisplatin – Taxane và 5 fu trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị

Ung thư hạ họng (UTHH - Hypopharyngeal Cancer) thuộc nhóm đường

tiêu hóa và hô hấp trên, năm 2018 có 80606 bệnh nhân (BN) mắc mới và

34984 BN tử vong [1]. Ở Việt nam, theo Nguyễn Tuấn Hưng [2] ung thư hạ

họng chiếm hàng thứ hai trong ung thư vùng đầu cổ - tai mũi họng, sau ung

thư vòm mũi họng. Tỷ lệ mắc ở nam giới là 2,8/100 000/ năm, ở nữ chỉ là

0,3/100 000/ năm. Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương từ năm 1955 đến

2008, đã phẫu thuật 1030 bệnh nhân ung thư hạ họng và thanh quản, trong đó

có 662 ung thư thanh quản (62,2%), và 368 ung thư hạ họng (37,8%) [3]. Hạ

họng có ba cấu trúc giải phẫu bao xung quanh thanh quản là: xoang lê, thành sau hạ

họng, và mặt sau nhẫn phễu. Ung thư hạ họng có bản chất là biểu mô vảy (chiếm >

95%), có tiên lượng xấu bởi khối u có xu hướng phát triển, lan tràn rộng, tái phát tại

chỗ, phá hủy các cấu trúc giải phẫu của vùng ngã tư hạ họng - thanh quản, nơi đảm

nhận các chức năng sinh lý quan trọng về sự sống còn của con người: là nuốt - ăn -

uống; là thở - phát âm - giọng nói giao tiếp - chất lượng cuộc sống [4]. Điều trị

UTHH đã trải qua ba giai đoạn chủ yếu: giai đoạn phẫu thuật triệt căn đã được thực

hiện từ đầu thế kỷ XIX. Khoảng giữa thế kỷ XX các phẫu thuật bán phần - bảo tồn

UTHH-TQ được áp dụng nhiều hơn. Xạ trị và phẫu thuật đã là hai phương pháp cơ

bản để lựa chọn điều trị cho UTHH của thời kỳ này [5].

pdf 185 trang dienloan 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá điều trị ung thư biểu mô vảy hạ họng giai đoạn III, IV (m0) bằng cisplatin – Taxane và 5 fu trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá điều trị ung thư biểu mô vảy hạ họng giai đoạn III, IV (m0) bằng cisplatin – Taxane và 5 fu trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị

Luận án Đánh giá điều trị ung thư biểu mô vảy hạ họng giai đoạn III, IV (m0) bằng cisplatin – Taxane và 5 fu trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
PHÙNG THỊ HÕA 
§¸NH GI¸ §IÒU TRÞ UNG TH¦ BIÓU M¤ V¶Y H¹ HäNG 
GIAI §O¹N III, IV (M0) B»NG CISPLATIN – TAXANE 
Vµ 5 FU TR¦íC PHÉU THUËT Vµ/ HOÆC X¹ TRÞ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2020 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
======== 
PHÙNG THỊ HÕA 
§¸NH GI¸ §IÒU TRÞ UNG TH¦ BIÓU M¤ V¶Y H¹ HäNG 
GIAI §O¹N III, IV (M0) B»NG CISPLATIN – TAXANE 
Vµ 5 FU TR¦íC PHÉU THUËT Vµ/ HOÆC X¹ TRÞ 
Chuyên ngành : Tai Mũi Họng 
Mã số : 62720155 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 
PGS.TS. Tống Xuân Thắng. 
HÀ NỘI – 2020 
LỜI CẢM ƠN 
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám 
Hiệu, Phòng Quản Lý Đào Tạo Sau Đại Học Trường Đại Học Y Hà Nội, Ban 
Giám Đốc Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi 
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án này. 
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. 
Tống Xuân Thắng - Giảng viên cao cấp - Phó chủ nhiệm Bộ Môn Tai Mũi 
Họng Trường Đại Học Y Hà Nội. Người Thầy đã hết lòng giúp đỡ, dìu dắt và 
hướng dẫn tôi trong quá trình làm việc, học tập, nghiên cứu và hoàn thành 
Luận án. 
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: 
- GS.TS. Nguyễn Đình Phúc - Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại Học Y 
Hà Nội. 
- PGS.TS. Lương Thị Minh Hương - Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại 
Học Y Hà Nội. 
- PGS.TS. Nghiêm Đức Thuận - Học viện Quân Y 
- PGS.TS. Nguyễn Tuyết Mai - Bệnh viện K 
- PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu - Trường Đại học Y Hà Nội 
- PGS. TS. Tạ Văn Tờ - Bệnh viện K Hà Nội 
- PGS.TS. Quách Thị Cần - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương 
- PGS. TS. Nguyễn Quang Trung - Trường Đại Học Y Hà Nội. 
- PGS.TS. Vũ Hồng Thăng - Bộ môn Ung thư Trường Đại Học Y Hà Nội. 
- PGS.TS. Lê Minh Kỳ - Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội 
- Cùng toàn thể các Thầy, Cô - Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại Học 
Y Hà Nội. 
 Là những người Thầy, Cô, những nhà khoa học đã tận tình giảng dạy, 
hướng dẫn cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn 
thành Luận án này. 
Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể Trung tâm Ung Bướu và Phẫu 
Thuật Đầu cổ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã giúp đỡ tôi học tập, 
điều trị và thu thập số liệu cho Luận văn này. 
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các người bệnh và người nhà của họ, 
đã đồng hành cùng tôi trong một khoảng thời gian dài thực hiện các chỉ tiêu 
điều trị và nghiên cứu một cách nghiêm túc. 
Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. 
Và tôi mãi mãi ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và tình yêu thương 
của bố mẹ, của gia đình và những người thân yêu của tôi, đã luôn ở bên tôi, là 
chỗ dựa vững chắc để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu, công tác và hoàn thành 
Luận án của mình. 
 Hà Nội, ngày 4 tháng 9 năm 2020 
 Phùng Thị Hòa 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi là Phùng Thị Hòa, nghiên cứu sinh khóa 35 Trường Đại học Y Hà 
Nội, chuyên ngành Tai Mũi Họng, xin cam đoan: 
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn 
của PGS.TS. Tống Xuân Thắng. 
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã 
được công bố tại Việt Nam. 
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung 
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi 
nghiên cứu. 
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này 
Hà Nội, ngày tháng năm 2020 
Ngƣời viết cam đoan 
Phùng Thị Hòa 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
5 FU 5 - Fluorouracil 
AJCC American Joint committe on Cancer 
Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ 
ASCO American Society Clinical Oncology 
 Hiệp hội lâm sàng ung thư của Mỹ 
BN Bệnh nhân 
BNUT Bệnh nhân ung thư 
BNUTĐMC Bệnh nhân ung thư đầu mặt cổ 
BNUTTQ Bệnh nhân ung thư thanh quản 
BNUTHH Bệnh nhân ung thư hạ họng 
BVTMHTƯ Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương 
CCHT Chụp cộng hưởng từ (MRI) 
CĐ Chẩn đoán 
CF Cisplatin - 5FU 
CLVT Cắt lớp vi tính 
CS Cộng sự 
CT Scanner Computed Tomography Scanner - Chụp cắt lớp vi tính 
DCF Docetacel - Cisplatin - 5FU 
DELOS The German larynx organ preservation group 
Nhóm nghiên cứu điều trị bảo tồn ung thư thanh quản của Đức 
ĐTHC Điều trị Hóa chất 
ĐƯTT Đáp ứng tổng thể 
ĐƯC Đáp ứng chung 
ĐƯHT Đáp ứng hoàn toàn 
ĐƯMP Đáp ứng một phần 
ĐƯTB Đáp ứng toàn bộ 
EGFR Epidermal Growth Facstor Receptor 
Yếu tố tăng trưởng biểu bì 
EORTC European Organisation for Research and Treatment of Cancer 
Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư châu âu 
GETTEFC Groupe d’études des Tumeurs de la Tête et du Cou 
Nhóm nghiên cứu về ung thư đầu cổ của Pháp 
GORTEC Groupe d'Oncologie Radiothérapie de la Tête et Cou 
Nhóm nghiên cứu điều trị tia xạ ung thư đầu cổ ( của Pháp) 
GSTTC Gruppo di Studio Tumori della Testa e del Collo) Italian 
Study Group - Nhóm hợp tác nghiên cứu ung thư của Ý 
HC Hóa chất 
HCBTT Hóa chất bổ trợ trước (Neoadjuvent Chemotherapy – 
NACT) 
HCBTS Hóa chất bổ trợ sau 
HCTC Hóa chất tấn công 
HXTĐT Hóa xạ trị đồng thời 
HXTTT Hóa xạ trị tuần tự 
IARC Internation Agency for Reseach on Cancer 
Tổ chức nghiên cứu Ung thư Quốc tế 
ICT Induction chemotherapy - Hóa chất tấn công 
MRI Magnetic resonance imaging - Chụp cộng hưởng từ 
NC Nghiên cứu 
PCF Palitacel - Cisplatin - 5FU 
PET/CT Positron Emission Tomography/ Computed Tomgraphy 
Chụp cắt lớp phát xạ Positron 
PF Platinum (Cisplatin) - 5FU 
PTBT Phẫu thuật bảo tồn 
RT Radiotherapy 
RTOG Radiation Therapy Oncology Group 
Nhóm xạ trị ung thư 
SALTORL Trial of Laryngeal Preservation Comparing 
Induced CT Followed by RT vs CT Concomitant 
 to RT / (2017 - 2026 govNCT03340896) 
SCC Squamous cell carcinoma 
Ung thư biểu mô vảy 
TAX Taxane 
323: Thử nghiệm lâm sàng về HCBTT (ICT) của Mỹ 
324: Thử nghiệm lâm sàng về HCBTT (ICT) của Mỹ 
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới 
TCF Taxane - Cisplatin - 5FU 
TGFβ Transforming Growth Factor Beta -Yếu tố tăng trưởng beta 
TPF Taxane - Platiinum (Cisplatin) - 5FU 
TTCC The Spanish Cooperative Group for the treatment of Head & 
Neck Cancer . 
 Nhóm nghiên cứu điều trị ung thư Tây Ban Nha 
UTBM Ung thư biểu mô 
UTBMV Ung thư biểu mô vảy 
UTBMVHH Ung thư biểu mô vảy hạ họng 
UTBMVTQ Ung thư biểu mô vảy thanh quản 
UTĐMC Ung thư đầu mặt cổ 
UTTQ Ung thư thanh quản 
UTHH Ung thư hạ họng 
UTHH -TQ Ung thư hạ họng thanh quản 
WHO World Health Organisation - Tổ chức Y tế thế giới 
MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 
1.1. Lịch sử nghiên cứu về ung thư hạ họng và điều trị bảo tồn trong ung 
thư hạ họng ................................................................................................ 3 
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 3 
1.1.2. Ở Việt nam ...................................................................................... 4 
1.2. Giải phẫu định khu hạ họng và ứng dụng trong ung thư hạ họng. ........ 5 
1.2.1. Giải phẫu định khu hạ họng. ........................................................... 5 
1.2.2. Cấu trúc niêm mạc - cơ - mạch máu thần kinh hạ họng ................. 6 
1.2.3. Sinh lý của hạ họng ......................................................................... 7 
1.2.4. Ứng dụng giải phẫu hạ họng trong chẩn đoán và điều trị UTHH. . 7 
1.3. Đặc điểm dịch tễ học, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ......................... 8 
1.3.1. Dịch tễ học ...................................................................................... 8 
1.3.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh ...................................... 9 
1.4. Đặc điểm bệnh học ung thư hạ họng...................................................... 9 
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 9 
1.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................. 12 
1.4.3. Chẩn đoán ung thư hạ họng. ......................................................... 14 
1.4.4. Điều trị .......................................................................................... 16 
1.5. Điều trị hóa chất bổ trợ trước trong ung thư hạ họng .......................... 21 
1.5.1. Định nghĩa ..................................................................................... 21 
1.5.2. Ưu nhược điểm của HCBTT ......................................................... 22 
1.5.3. Một số phác đồ HCBTT thường được sử dụng trong UTHHTQ . 22 
1.5.4. Một số nghiên cứu về điều trị HCBTT ung thư hạ họng giai đoạn 
muộn .............................................................................................. 23 
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 28 
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 28 
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .................................................... 28 
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ...................................................... 29 
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 29 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 29 
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................... 29 
2.2.3. Nội dung và thông số nghiên cứu ................................................. 31 
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ..................................................... 35 
2.2.5. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, đánh giá, phân loại, áp dụng trong 
nghiên cứu ..................................................................................... 42 
2.3. Thuốc sử dụng cho phác đồ HCBTT và trang thiết bị nghiên cứu ...... 45 
2.3.1. Hóa chất ........................................................................................ 45 
2.3.2. Trang thiết bị nghiên cứu .............................................................. 45 
2.4. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 46 
2.5. Thu thập và xử lý số liệu ...................................................................... 46 
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ................................................... 46 
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 48 
3.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô vảy hạ 
họng giai đoạn III, IV (M0). ................................................................... 48 
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng ..................................................... 48 
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 49 
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................. 55 
3.1.4. Chẩn đoán giai đoạn trước điều trị hóa chất ................................. 58 
3.2. Đánh giá đáp ứng và một số độc tính của phác đồ bổ trợ trước TCF cho 
bệnh nhân ung thư biểu mô vảy hạ họng giai đoạn III,IV(M0) trước phẫu 
thuật và/ hoặc xạ trị. ................................................................................ 60 
3.2.1. Đánh giá đáp ứng theo RECIST và đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng ... 60 
3.2.2. Độc tính và tác dụng không mong muốn của hóa chất bổ trợ trước 
3 chu kỳ phác đồ TCF ................................................................... 72 
3.2.3. Thời gian sống thêm sau HCBTT tiếp theo phẫu thuật và /hoặc xạ trị ... 75 
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 83 
4.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư biểu mô vảy hạ 
họng giai đoạn III- IV (M0). ................................................................... 83 
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 83 
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................. 90 
4.1.3. Chẩn đoán giai đoạn trước điều trị hóa chất ................................. 93 
4.2. Đánh giá đáp ứng và một số độc tính của phác đồ bổ trợ trước TCF cho 
bệnh nhân ung thư biểu mô vảy hạ họng giai đoạn III – IV (M0) trước 
phẫu thuật và/ hoặc xạ trị. ......................................................................... 94 
4.2.1. Đánh giá đáp ứng sau 3 chu kỳ HCBTT phác đồ TCF. ................ 94 
4.2.2. Đánh giá độc tính và tác dụng không mong muốn của phác đồ 
Cisplatin - Taxane - 5 FU ........................................................... 108 
4.2.3. Thời gian sống thêm.................................................................... 112 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 117 
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 119 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI ....................................................................... 120 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN 
LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1. Các ưu điểm và nhược điểm của điều trị HCBTT .......................... 22 
Bảng 2.1. Đáng giá đáp ứng theo RECIST ..................................................... 43 
Bảng 2.2. Đánh giá độc tính của hóa chất ....................................................... 44 
Bảng 2.3. Tác dụng không mong muốn của hóa chất ..................................... 45 
Bảng 3.1. Lý do vào viện ................................................................................ 50 
Bảng 3.2. Triệu chứng cơ năng ....................................................................... 50 
Bảng 3.3. Vị trí xuất phát điểm của khối u ..................................................... 51 
Bảng 3.4. Tổn thương lan tràn theo phân vùng giải phẫu định khu ............... 52 
Bảng 3.5. Tổn thương lan vào thanh quản ...................................................... 53 
Bảng 3.6. Tổn thương lan ra ngoài hạ họng thanh quản ................................. 54 
Bảng 3.7. Đặc điểm tổn thương trên chụp CLVT ........................................... 55 
Bảng 3.8. Tổn thương hạch cổ trên siêu âm ................................................... 56 
Bảng 3.9. Phân độ mô bệnh học ...................................................................... 56 
Bảng 3.10. Đối chiếu tổn thương trên lâm sàng, với Penendoscopy CLVT và 
siêu âm hạch cổ. .............................................................................. 57 
Bảng 3.11. Chẩn đoán khối u (pT) .................................................................. 58 
Bảng 3.12. Chẩn đoán hạch cổ (pN) ................................................... ... Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Nuốt đau: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Nuốt khó/ nuốt nghẹn: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Ho khan: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Khạc máu: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Khàn tiếng: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Khó thở: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Sặc: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Tình trạng hạch cổ: N0  N1  N2  N3  
 Thu gọn u: Có  Không  
 Cố định/ hạn chế di động sụn phễu: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  
 Cố định/ Hạn chế di động dây thanh: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  
 Độc tính 
 Huyết học: Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ4 
HST ............. .............. .............. .............. .............. 
 BC .............. .............. .............. .............. .............. 
TC .............. .............. .............. .............. .............. 
 Sinh hóa : 
 ALT/AST .............. .............. .............. .............. ............. 
 Creatinin .............. .............. .............. .............. .............. 
 Tác dụng không mong muốn: Không 
 Đau thượng vị ồ 
 Số Ỉa chả ụ 
 ệ ị ứ 
3. Sau hóa chất TCF đợt 3 
 Cơ năng: 
 Nuốt vướng: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Nuốt đau: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Nuốt khó/ nuốt nghẹn: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Ho khan: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Khạc máu: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Khàn tiếng: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Khó thở: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Sặc: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  Nặng  
 Thu gọn u: Có  Không  
 Khối u tan hoàn toàn: Có  Không  
 Cố định/ hạn chế di động sụn phễu: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  
 Cố định/ Hạn chế di động dây thanh: Hết  Đỡ  Giữ nguyên  
 Độc tính: 
 Huyết học: Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ4 
HST ............. .............. .............. .............. .............. 
 BC .............. .............. .............. .............. .............. 
TC .............. .............. .............. .............. .............. 
 Sinh hóa : 
 ALT/AST .............. .............. .............. .............. ............. 
 Creatinin .............. .............. .............. .............. .............. 
 Tác dụng không mong muốn: Không 
 Đau thượng vị ồ 
 Số Ỉa chả ụ 
 HC tay chân ệ ị ứ 
 Số lần nghỉ do tác dụng không mong muốn: 
 Thời gian mỗi lần nghỉ: 
 Nội soi Hạ họng – thanh quản – thực quản: 
 * Vị trí u: 
Vị trí u Có Không 
Thành trong xoang lê 
Thành ngoài xoang lê 
Đáy xoang lê 
Toàn bộ xoang lê 
Thành sau hạ họng 
Mặt sau nhẫn phễu 
Sụn nắp 
 * Hướng lan tràn sau điều trị: 
Hƣớng lan tràn của u Có 
Không 
Hạ họng Thành trong xoang lê 
Thành ngoài xoang lê 
Đáy xoang lê 
Toàn bộ xoang lê 
Thành sau hạ họng 
Mặt sau nhẫn phễu 
Sụn nắp 
Thanh quản Tiền đình thanh quản 
Băng thanh thất 
Buồng morgagnie 
Dây thanh 
Nẹp phễu 
Cố định / Hạn chế di động sụn phễu 
Cố định/ Hạn chế di động dây thanh 
Hạ thanh môn 
Bờ thành thanh quản 
Nẹp họng thanh thiệt 
Bờ sụn phễu – Liên phễu 
Lan lên trên Hố lưỡi thanh thiệt 
Đáy lưỡi 
Hố dưới Amidan 
Amidan 
Lan ra trƣớc Sụn giáp ( Mai rùa) 
Da trước cổ 
Khoang móng giáp TT ( khoang 
Bower) 
Vùng dưới cằm - hàm 
Lan xuống 
dƣới 
Lan vào miệng thực quản 
Lan vào sát miệng thực quản 
Lan xuống 
dƣới- trƣớc 
Khí quản 
Tuyến giáp 
Da vùng trước giáp 
Lan ra sau Vùng trước cột sống cổ 
Cột sống cổ 
Lan sang 2 
bên 
Máng cảnh cùng bên u 
Máng cảnh đối bênh u 
Xuất hiện ổ ung thƣ thứ 2 
Mô tả tình trạng u: 
................................................................................................................. 
................................................................................................................. 
Phân đoạn u sau điều trị: T 
 Hạch: N0  N1  N2  N3  
 Chụp cắt lớp vi tính: 
Phân đoạ  T2  T3 T4 
Sự lan tràn: Hạ họng  Hạ họng – thanh quản  
4. Đáp ứng sau hóa trị liệu: 
 Đáp ứng tại u: Đáp ứng một phầ ứ 
 Ổn đị ến triể 
 Đáp ứng tại hạch: 
 Đáp ứng một phầ ứ 
 Ổn đị ến triể 
 Mô bệnh học khố ộ 1  Độ 2  Độ 3  
 Không sinh thiết  ( Lý do: Không thấy u  Chảy máu ) 
 Khác: 
 VIII. CHẨN ĐOÁN SAU ĐIỀU TRỊ 
 Vị trí u: 
 Chẩn đoán TNM: T..N..M 
 Chuẩn đoán giai đoạn: Giai đoạn III  Giai đoạn IV  
 IX. THAY ĐỔI CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ 
1. Thay đổi chỉ định sau 3 chu kỳ điều trị TCF bổ trợ trước. 
 Không phẫu thuậ ẫu thuậ ạ trị 
2. Phương pháp can thiệp phẫu thuật sau điều trị TCF bổ trợ trước khi có 
chỉ định: 
 - Phẫu thuật bảo tồ ảo tồn qua nộ ảo tồn mổ mở 
 -Phẫu thuật tiệ ạo vạt cơ ngực lớ 
 + Không tạo vạt cơ ngực lớ 
 - Nạo vét hạ 
3. Biến chứng sau phẫu thuật 
 Chả ễ ống họ ở thông dạ 
 Khác:...................................................................................................... 
 X. KẾT LUẬN VÀ GHI CHÚ THÊM 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................... 
Bệnh viện TMH, ngày....tháng....năm 
 Người làm bệnh án mẫu 
 Nghiên cứu sinh. Phùng Thị Hòa 
BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN CHO ĐỐI TƢỢNG 
THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Tên nghiên cứu: Đánh giá điều trị ung thư biểu mô vảy hạ họng giai đoạn 
III – IV (M0) bằng Cisplatin – Taxane – 5 FU trước phẫu thuật và/ hoặc xạ 
trị 
Phiên bản: . Ngày..././.. 
Tên nhà tài trợ: 
Mã số đối tƣợng: . 
(Tài liệu này được thông báo đầy đủ đến các đối tượng tham gia nghiên cứu, 
không có trang hay phần nào trong tài liệu này được bỏ qua. Những nội dung 
trong tài liệu này được giải thích rõ bằng miệng với các đối tượng tham gia 
nghiên cứu. 
1. Trình bày các vấn đề liên quan đến nghiên cứu: 
- Mục đích của nghiên cứu: cải thiện kết quả điều trị và dần triển khai điều trị 
hóa chất bổ trợ trước cho các ung thư biểu mô vảy vùng Tai Mũi Họng 
 - Khoảng thời gian dự kiến: 2015 -2020 
2. Ai sẽ là người đánh giá các thông tin cá nhân và y khoa để chọn lọc đối 
tượng tham gia vào nghiên cứu này ? 
- Nghiên cứu sinh, Thầy hướng dẫn 
3. Miêu tả những rủi ro hoặc bất lợi có thể xảy ra 
 Người bệnh được điều trị phác đồ truyền hóa chất và gia đình vui lòng đọc 
kỹ và thực hiện các hướng dẫn sau nhằm mục đích làm giảm nhẹ các tác dụng 
không mong muốn của phác đồ hóa trị liệu: 
 Truyền hóa chất điều trị ung thư có thể gây nhiều tác dụng không mong 
muốn. Tuy nhiên số tác dụng không mong muốn và mức độ ảnh hưởng của 
các tác dụng này có thể khác nhau ở từng người bệnh và từng đợt điều trị. 
 Đa số các tác dụng không mong muốn sẽ biến mất khi quá trình điều trị kết 
thúc, thời gian thực tế phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe chung của người 
bệnh và loại thuốc cụ thể mà họ sử dụng. Một số tác dụng không mong muốn 
có thể gây hậu quả lâu dài làm tổn thương tim, thận, phổi, cơ quan sinh sản. 
Sau đây là một số tác dụng không mong muốn mà người bệnh có thể gặp: 
Rụng tóc 
Rụng tóc thường bắt đầu xuất hiện từ đợt điều trị thứ 2. Để hạn chế rụng tóc, 
người bệnh cần: 
- Dùng dầu gội loại nhẹ, ít kích ứng 
- Chỉ chải đầu bằng lược có răng mềm. 
- Nếu phải sấy tóc, chỉ để máy sấy ở chế độ nhiệt độ thấp. 
- Không nhuộm tóc. 
Chán ăn: 
Người bệnh bị giảm các cảm nhận về mùi và vị của đồ ăn gây cảm giác chán 
ăn. Cần cố gắng ăn các thức ăn giàu năng lượng và giàu đạm để tăng khả năng 
hồi phục của cơ thể. Có thể chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn 
3 bữa chính. 
Buồn nôn và nôn: 
Việc dự phòng triệu chứng buồn nôn /nôn quan trọng hơn so với điều 
trị nó. Bác sỹ điều trị có thể kê đơn thuốc chống nôn đường uống cho người 
bệnh. Nếu người bệnh uống thuốc mà vẫn nôn, thuốc không có tác dụng cần 
báo lại cho bác sỹ. 
Một số mẹo để phòng triệu chứng nôn / buồn nôn: 
- Ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 03 bữa chính. 
- Ăn các thức ăn khô như bánh quy, bánh mỳ vào bữa sáng và rải rác 
trong ngày. 
- Không ăn các thức ăn có vị quá mạnh, quá xộc. 
- Ăn đồ ăn nguội, không ăn đồ ăn cay, nóng. 
- Ngồi hoặc nằm đầu cao trong vòng ít nhất 1 giờ sau khi ăn. 
- Uống nhiều nước thành từng ngụm nhỏ để tránh mất nước. 
- Ngậm một số loại kẹo cứng (kẹo chanh, kẹo bạc hà). 
Mệt mỏi 
 Mệt mỏi là tác dụng không mong muốn thường gặp ở người bệnh điều trị 
hóa chất. Làm giảm mệt mỏi bằng chế độ ăn phù hợp (giàu năng lượng), tập 
các bài tập thể dục cường độ nhẹ, tăng cường nghỉ ngơi. 
Tổn thƣơng thần kinh ngoại biên 
 Người bệnh có thể có cảm giác bỏng rát, kim châm hoặc tê bì ở bàn tay 
hoặc bàn chân. Có thể tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng để làm giảm triệu chứng. 
Nếu triệu chứng nặng lên cần báo cho bác sỹ điều trị. 
Thay đổi ở da và móng 
- Người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa, bong da, trứng cá. 
- Da có thể bị tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Cần tránh ánh nắng 
chiếu trực tiếp vào da: mặc áo dài tay, quần dài, đội mũ, bôi kem chống 
nắng khi ra ngoài. 
- Móng tay của người bệnh có thể trở nên xỉn màu, giòn, dễ gãy. 
Khô miệng: 
 Luôn để nước uống bên cạnh. Tránh các loại nước súc miệng có dung môi 
cồn, bôi kem dưỡng ẩm môi, nhai các loại kẹo cao su không đường để làm 
tăng tiết nước bọt. Tăng các thức ăn chua như rau diếp, cà rốt, chanh. 
Viêm niêm mạc miệng: 
 Cần báo ngay cho bác sĩ nếu người bệnh có triệu chứng viêm niêm mạc 
miệng. Bác sỹ sẽ kê dung dịch súc miệng NYSTATIN. Không dùng các dung 
dịch súc miệng có chứa oxy già hoặc có dung môi rượu. 
- Không ăn thức ăn quá chua, quá mặn, không ăn gia vị (ớt gừng hạt tiêu). 
- Ăn đồ ăn mềm, nguội. 
- Uống bằng ống hút. 
- Ăn thức ăn giàu đạm để tổn thương viêm loét miệng mau liền. 
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. 
Tiêu chảy: 
- Chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn nhiều bữa. 
- Tránh các thức ăn nhiều chất xơ (khoai lang, măng) 
- Hạn chế đồ ngọt, kiêng chè, cà phê, rượu bia, đồ ăn rán xào nhiều dầu 
mỡ. 
- Hạn chế uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa nếu uống sữa làm tăng ỉa 
chảy. 
- Ăn các thức ăn giàu kali như cam, chuối, khoai tây. 
- Uống 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày để giảm mất nước. 
Nếu tình trạng ỉa chảy tiến triển nặng (7 – 8 lần trong 24 giờ) cần báo cho bác 
sỹ điều trị. 
Táo bón: 
- Uống nhiều nước. 
- Tập vận động nhẹ, đi bộ. 
Nhiễm trùng, sốt: 
Báo ngay cho bác sỹ nếu người bệnh bị sốt. Cặp nhiệt độ và ghi lại nhiệt độ 
cơ thể nếu có dấu hiệu sốt. 
- Không ăn rau sống, nộm, không ăn thịt cá sống (gỏi, chạo). 
- Không cạo râu quá mạnh, bằng dao cạo quá sắc sẽ dễ gây chảy máu. 
- Chỉ đánh răng bằng bàn chải mềm. 
- Tránh tiếp xúc người bị cảm cúm. 
- Tránh ra nơi đông người, hạn chế tiếp xúc đám đông. 
7. Miêu tả lợi ích của đối tượng và cộng đồng từ nghiên cứu 
 Nếu đáp ứng tốt với điều trị hoá chất thì giảm được giai đoạn, do đó điều trị 
tại chỗ, tại vùng bằng phẫu thuật và/ hoặc sẽ ít nặng nề và bảo tồn được cơ 
quan. Do đó hy vọng nghiên cứu sẽ mang lại thời gian sống có thể dài thêm 
và chất lượng cuộc sống tốt lên. 
8. Những khoản kinh phí nào đối tượng được hỗ trợ trong nghiên cứu 
 Việc dùng thuốc hóa chất Cisplatin, Docetaxel, 5FU nằm trong danh mục 
được thanh toán Bảo hiểm Y tế theo thông tư số 40/ TT-BYT quy định. 
9. Công bố phương pháp hoặc cách điều trị thay thế 
Nếu đáp ứng tốt với điều trị hóa chất thì sẽ tiếp tục quy trình điều trị như đã 
hoạch định: mổ và tia xạ bảo tồn. 
Nếu không đáp ứng với điều trị hóa chất thì cũng vẫn sẽ tiếp tục qui trình điều 
trị phẫu thuật và tia xạ triệt căn. Nếu không thể điều trị được bằng hóa chất thì 
sẽ có phẫu thuật và tia xạ ngay từ đầu thay thế. 
10. Trình bày phương pháp lưu giữ mật các hồ sơ nhưng có thể nhận dạng 
được đối tượng tham gia nghiên cứu. 
 Tất cả các hồ sơ bệnh án được bảo quản lưu giữ theo luật định y học của Bộ 
Y Tế. Và được mã hóa – lưu trữ trong phần mềm công nghệ thông tin của 
nhóm nghiên cứu. 
11. Chỉ rõ rằng cơ quan quản lý có thể kiểm tra hồ sơ của đối tượng 
Cơ quan quản lý, Bệnh viện, Khoa sau Đại học, Phòng quản lý Y Đức của 
Trường Đại Học Y Hà Nội có thể yêu cầu kiểm tra về: nhận dạng đối tượng 
nghiên cứu, hồ sơ của đối tượng nghiên cứu khi đã được thông báo trước cho 
nhóm nghiên cứu, Phòng Kế hoạch Tổng hợp lưu trữ hồ sơ và các Phòng ban 
liên quan. 
12. Vấn đề bồi thường/hoặc điều trị y tế nếu có thương tích xảy ra (ở đâu có 
thể có các thông tin khác) 
 Tại địa điểm nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thực hiện và vào bất kỳ thời 
điểm nào đó là: Khoa B1 – Trung Tâm Ung Bướu Bệnh viện Tai Mũi Họng 
Trung Ương. Các thông tin cần thiết về sự cố này sẽ được thông báo trước 
cho đối tượng và người nhà. Chúng tôi sẽ tiếp nhận điều trị và bồi thường 
theo luật định của Bộ Y Tế. 
13. Người để liên hệ khi có câu hỏi 
- Đối tượng tham gia nghiên cứu và người nhà của đối tượng nghiên cứu có 
thể liên hệ khi có câu hỏi: về nghiên cứu, về quyền lợi của đối tượng nghiên 
cứu và những trường hợp có thương tích liên quan đến nghiên cứu thì sẽ gặp 
trực tiếp nhóm nghiên cứu gồm: Nghiên cứu sinh và Thầy hướng dẫn để được 
trả lời và giải đáp mọi thắc mắc. 
-Nghiên cứu được thực hiện hoàn toàn trên tính tự nguyện của bệnh nhân khi 
đã được giải thích rõ về nghiên cứu, và nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng 
cao chất lượng điều trị không nhằm mục đích khác. Vì vậy, bệnh nhân có 
quyền từ chối tham gia nghiên cứu và có thể dừng tham gia vào bất kỳ thời 
điểm nào mà không bị phạt. 
Hà Nội, ngày . tháng  năm 
Họ tên và chữ ký của nghiên cứu viên 
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự Do – Hạnh Phúc 
BẢN THỎA THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Họ và tên: ...............................................................Tuổi....................................... 
Địa chỉ.................................................................................................................... 
Số điện thoại............................................................................................................ 
Tôi tình nguyện tham gia nghiên cứu và tôi đã được các nhà nghiên cứu 
trình bày và giải thích các nội dung, thông tin có liên quan đến nghiên cứu, các 
nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia nghiên cứu: “Nghiên cứu ứng dụng Hóa 
chất bổ trợ trƣớc điều trị ung thƣ hạ họng”. 
Tôi hiểu rằng tôi rủi ro trong quá trình nghiên cứu là tình huống rất hy hữu 
mà tôi có thể gặp khi tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu rủi ro không may xẩy 
ra tôi sẽ được các nhân viên y tế xử lý kịp thời và khắc phục rủi ro. 
Tôi có quyền rút lui và từ chối tham gia nghiên cứu bất cứ lúc nào. 
Tôi sẽ liên hệ với bác sĩ phụ trách điều trị thuộc nghiên cứu này để nhận 
được giải đáp mọi thắc mắc khi tôi có vướng mắc gì khi tham gia nghiên cứu. 
Sau khi được nghe, đọc các thông tin nói trên trong bản thỏa thuận này 
tôi hoàn toàn tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tôi sẽ thực hiện 
đúng nghĩa vụ và hướng dẫn nghiên cứu. 
Hà Nội, ngày..........tháng......năm 201.. 
Đối tƣợng tham gia nghiên cứu 
(Ký và ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_danh_gia_dieu_tri_ung_thu_bieu_mo_vay_ha_hong_giai_d.pdf
  • docxThông tin tóm tắt kết luận mới Việt _Anh.docx
  • pdfTóm tắt luận án Tiếng Anh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án Tiếng Việt.pdf
  • docxTrích yếu luận án.docx