Luận án Đánh giá độ lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh trong bệnh tăng huyết áp

Việc đánh giá và bảo tồn chức năng lọc của cầu thận là một mục tiêu quan

trọng trong thận học. Vì vậy, các bác sĩ lâm sàng hiện nay khi điều trị bệnh thận

không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, không còn tiểu đạm, tiểu máu, tăng

huyết áp mà còn dựa vào chức năng lọc của cầu thận. Độ lọc cầu thận là một chỉ

số quan trọng để đánh giá chức năng lọc ở người bệnh thận cũng như ở người

bình thường [1],[6],[11].

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization: WHO) tình trạng

tăng huyết áp (THA) là phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt

Nam. Trên toàn cầu năm 2018 có khoảng 1 tỷ người THA và dự kiến con số này sẽ

gia tăng lên khoảng 1,5 tỷ người vào năm 2025, đây cũng là nguyên nhân gây tử

vong sớm khoảng 10 triệu người năm 2015 [15]. Ở Việt Nam, theo niên giám thống

kê y tế năm 2016 ghi nhận THA đứng hàng thứ 4 trong 10 nguyên nhân mắc bệnh

hàng đầu chiếm 18,9%. Việc kiểm soát THA trong dân số khá phức tạp vì được thực

hiện qua nhiều giai đoạn, ưu tiên số một là phòng ngừa từ ban đầu, nếu không phải

chẩn đoán và điều trị sớm để phòng ngừa các tổn thương cơ quan đích có thể xảy ra

như não, tim, mạch máu, thận và mắt. Trong nghiên cứu của Redon và cs (2006) ở

bệnh nhân THA nguyên phát ở độ tuổi từ 18 trở lên ở Tây Ban Nha cho thấy tỷ lệ tổn

thương thận (với mức lọc cầu thận <90ml hút/1,73m2)="" do="" tha="">

41,7%[1],[2],[15],[88].

pdf 181 trang dienloan 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá độ lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh trong bệnh tăng huyết áp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá độ lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh trong bệnh tăng huyết áp

Luận án Đánh giá độ lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh trong bệnh tăng huyết áp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
 ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN HỒNG HÀ 
ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỌC CẦU THẬN BẰNG CYSTATIN C 
HUYẾT THANH TRONG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2020 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
 ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN HỒNG HÀ 
ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỌC CẦU THẬN BẰNG CYSTATIN C 
HUYẾT THANH TRONG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP 
NGÀNH: SINH LÝ HỌC 
Mã số: 62720107 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. PGS. TS. NGUYỄN THỊ LỆ 
 2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN TRÍ 
TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2020 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết 
quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và 
chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Hồng Hà 
MỤC LỤC 
Trang 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục các chữ viết tắt và đối chiếu thuật ngữ Anh-Việt 
Danh mục các bảng 
Danh mục hình 
Danh mục biểu đồ 
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 4 
1.1 Siêu lọc cầu thận ..................................................................................... 4 
1.2 Độ lọc cầu thận ........................................................................................ 4 
1.3 Độ thanh lọc creatinin và độ lọc cầu thận ............................................... 8 
1.4 Cystatin C huyết thanh và độ lọc cầu thận ............................................ 12 
 1.5 Đo độ lọc cầu thận bằng kỹ thuật phóng xạ ............................................... 19 
1.6 Tăng huyết áp ........................................................................................ 23 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 32 
2.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 32 
2.2 Đối tượng nghiên cứu32 
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.32 
2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu.32 
2.5 Biến số nghiên cứu34 
2.6 Xử lý số liệu .......................................................................................... 45 
2.4. Đạo đức y học trong nghiên cứu...........47 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 51 
3.1. Đặc điểm của kết quả nghiên cứu.....51 
3.2. Kết quả về các chỉ số chức năng thận .................................................. 54 
3.3. Mối tương quan giữa các giai đoạn tăng huyết áp với cystatin C huyết thanh, 
creatinin huyết thanh, các mức độ đạm niệu, các mức độ GFR.. ......68 
3.4. Khảo sát độ nhạy, độ đặc hiệu của các chỉ số chức năng 
thận......84 
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 90 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 127 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 129 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
1: Phiếu thu thập số liệu 
2: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu 
3: Bảng thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia 
nghiên cứu 
4: Giấy chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học 
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
5: Giấy chứng nhận trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm TP.HCM 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU 
THUẬT NGỮ ANH – VIỆT 
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 
ATP III Adult Treatment Panel III Hội đồng chuyên gia về phát 
triển, đánh giá và điều trị 
cholesterol máu cao ở người 
lớn Hoa Kỳ 
AUC Area Under Curve Diện tích dưới đường cong 
BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể 
BN Bệnh nhân 
BSA Body surface area Diện tích da 
CKD-EPI Chronic Kidney 
Disease Epidemiology 
Collaboration 
Tổ chức hợp tác dịch tễ học 
bệnh thận mạn 
CRP C reactive protein Protein C phản ứng 
51Cr – EDTA 51Chrom-
Ethylenediaminetetraacetic 
acid 
Clcr24h Clearance creatinine 
24hours 
Độ thanh lọc creatinin 24 giờ 
CSCNT Chỉ số chức năng thận 
CS Cộng sự 
CV Coefficient of variation Hệ số biến thiên 
DASH Dietary approaches to stop 
hypertension 
Chế độ ăn hướng tới kiểm 
soát huyết áp 
DTD Diện tích da 
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 
ĐTL Độ thanh lọc 
eGFR estimated Glomerular 
Filtration Rate 
Độ lọc cầu thận ước đoán 
ELISA Enzyme-linked-
immunosorbent assay 
GTTB Giá trị trung bình 
HATT Huyết áp tâm thu 
HATB Huyết áp trung bình 
HATTr Huyết áp tâm trương 
HDL High Density Lipoprotein Lipoprotein trọng lượng 
phân tử cao 
HSTQ Hệ số tương quan 
JNC Joint National Committe Hội Đồng Liên ủy ban Quốc 
Gia 
KDIGO Kidney Disease Improve 
Global Outcomes 
Tổ chức toàn cầu về cải thiện 
kết quả điều trị bệnh thận 
LDL Low Density Lipoprotein Lipoprotein trọng lượng 
phân tử thấp 
MAU Microalbumin Urine Đạm niệu vi thể 
mGFR measured Glomerular 
Filtration Rate 
Độ lọc cầu thận đo bằng 
phương pháp chuẩn 
ΔmGFR Độ sai biệt độ lọc cầu thận 
quan sát so với mGFR 
MTQ Mối tương quan 
MDRD Modification of Diet in Biến đổi chế độ ăn trong 
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 
Renal Disease bệnh thận 
NC Nhóm chứng 
NFK/DOQI The National Federation 
Kidney Disease Outcomes 
Quality Initiative 
Hiệp hội thận quốc gia về 
chất lượng bệnh thận ban đầu 
NGAL Neutrophil-Gelatinase-
Associated Lipocalin 
NKF-KDOQI National Kidney 
Foundation - Kidney 
Disease Outcomes Quality 
Initiative 
Quỹ thận quốc gia đưa ra các 
hướng dẫn thực hành lâm 
sàng thông qua sáng kiến – 
chất lượng bệnh thận 
PENIA Particle -enhanced 
nephelometric 
immunoassay 
PETIA Particle-enhanced 
turbidimetric 
immunoassay 
PTHQ Phương trình hồi quy 
RLLP Rối loạn lipid 
ROC Receiver Operating 
Characteristic 
Đường cong ROC 
Scr Serum creatinine creatinin huyết thanh 
ScysC serum cystatin C cystatin C huyết thanh 
TG Triglyceride 
TGF-β Transforming growth factor 
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 
β 
tĐMR Tiểu động mạch ra 
tĐMV Tiểu động mạch vào 
THA Tăng huyết áp 
Tc-99m DTPA Technetium- 99m 
Diethylene 
Triaminepentoacetic Acid 
US. FDA United States Food and 
Drug Administration 
Cục quản lý thực phẩm và 
dược phẩm Hoa Kỳ 
USRDS The United States Renal 
Data System 
Hệ thống dữ liệu về bệnh thận 
Hoa Kỳ 
VLDL Very low density 
lipoprotein 
Lipoprotein trọng lượng 
phân tử rất thấp 
WHO World Health 
Organization 
Tổ chức Y tế thế giới 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
 Trang 
Bảng 1.1. Giá trị tham khảo cystatin C huyết thanh ở người bình 
thường 
19 
Bảng 1.2. Phân loại bệnh thận mạn tính theo NKF/KDIGO-2012 29 
Bảng 2.1. Phân loại THA theo JNC VIII (2014) 34 
Bảng 2.2. Các công thức ước đoán eGFR 36 
Bảng 2.3. Các công thức ước đoán eGFR dựa vào ScysC 37 
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn phân loại chỉ số khối cơ thể áp dụng cho người 
Châu Á theo tổ chức y tế thế giới (WHO - 2004) 
40 
Bảng 2.5. Phân loại đạm niệu theo KDIGO 2013 42 
Bảng 2.6. Phân loại bệnh thận mạn tính theo KDIGO-2012 43 
Bảng 3.1. Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu của từng nhóm 51 
Bảng 3.2. Đặc điểm chung về tuổi, các chỉ số nhân trắc và giá trị HA ở 
nhóm chứng 
51 
Bảng 3.3. Đặc điểm chung về tuổi, các chỉ số nhân trắc và giá trị HA ở 
các nhóm BN THA 
52 
Bảng 3.4. So sánh tuổi trung bình của bệnh nhân THA trong các nhóm có 
MAU (+) và MAU (-) 
53 
Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 53 
Bảng 3.6. Tỷ lệ BN dựa theo phân loại mức lọc cầu thận của KDIGO-
2012 
54 
Bảng 3.7. So sánh tỷ lệ bệnh nhân THA phân loại theo JNC VIII có MAU 
(+) và MAU(-) 
54 
Bảng 3.8. Giá trị trung bình của các chỉ số chức năng thận theo giới trên 
nhóm chứng 
55 
Bảng 3.9. Giá trị trung bình của các chỉ số chức năng thận theo tuổi trên 
nhóm chứng 
55 
Bảng 3.10. GTTB các eGFR dựa vào Scr và ScysC và độ sai biệt giữa 56 
eGFR so với mGFR của nhóm chứng 
Bảng 3.11. Các eGFR dựa vào Scr và ScysC phân theo nhóm tuổi của 
nhóm chứng 
56 
Bảng 3.12. Giá trị trung bình của các chỉ số chức năng thận ở bệnh nhân 
THA theo giới 
57 
Bảng 3.13. Giá trị trung bình các eGFR dựa vào Scr và ScysC và độ 
sai biệt giữa eGFR so với mGFR của nhóm THA 
57 
Bảng 3.14. Giá trị trung bình các eGFR dựa vào Scr và ScysC ở nhóm 
bệnh nhân THA theo giới 
58 
Bảng 3.15. Các eGFR dựa vào Scr và ScysC ở nhóm BN THA phân theo 
nhóm tuổi 
59 
Bảng 3.16. Giá trị trung bình của các CSCNT ở nhóm BN THA theo tuổi 60 
Bảng 3.17. Giá trị trung bình của các chỉ số chức năng thận trên nhóm 
bệnh nhân THA phân loại theo MAU (+) và MAU (-) 
61 
Bảng 3.18. Các eGFR dựa vào Scr và ScysC trên nhóm bệnh nhân 
THA có MAU (+) và MAU (-) 
61 
Bảng 3.19. Giá trị trung bình của các eGFR theo mức độ đạm niệu 62 
Bảng 3.20. Giá trị trung bình của Scr và ScysC theo mức độ đam niệu 63 
Bảng 3.21. Giá trị trung bình của Scr và ScysC ở các giai đoạn THA 
63 
Bảng 3.22. Giá trị trung bình của Scr và ScysC ở các giai đoạn THA 
có RLLP 
63 
Bảng 3.23. GTTB của Scr và ScysC ở các giai đoạn THA không có 
RLLP 
64 
Bảng 3.24. Giá trị trung bình của Scr và ScysC ở các giai đoạn THA 
có MAU (+) 
64 
Bảng 3.25. Giá trị trung bình của Scr và ScysC ở các giai đoạn THA 
có MAU (-) 
64 
Bảng 3.26. Giá trị trung bình của các eGFR ở các giai đoạn THA 65 
Bảng 3.27. GTTB của các eGFR ở các giai đoạn THA ở nhóm có 
MAU (+) 
66 
Bảng 3.28. GTTB của các eGFR ở các giai đoạn THA ở nhóm có 
MAU (-) 
67 
Bảng 3.29. Hệ số tương quan (HSTQ) giữa Scr, ScysC với mGFR ở 
nhóm chứng 
68 
Bảng 3.30. Phương trình hồi qui tương quan giữa ScysC và mGFR theo 
giới ở nhóm chứng 
69 
Bảng 3.31. Hệ số tương quan giữa các eGFR dựa vào Scr và ScysC với 
mGFR ở nhóm chứng 
70 
Bảng 3.32. HSTQ giữa Scr, ScysC với mGFR ở nhóm bệnh nhân THA 72 
Bảng 3.33. PTHQ giữa ScysC và mGFR ở các giai đoạn 2, 3a, 3b theo 
KDIGO 2012 ở nhóm THA ở nhóm bệnh nhân THA 
72 
Bảng 3.34. HSTQ giữa các eGFR dựa vào Scr và ScysC với mGFR ở 
nhóm bệnh nhân THA 
73 
Bảng 3.35. HSTQ giữa Scr, ScysC với mGFR ở nhóm BN THA 74 
Bảng 3.36. Mối tương quan giữa nồng độ ScysC, Scr, microalbumin niệu 
lần lượt với HATT, HATTr, HATB trên nhóm THA có RLLP 
và không có RLLP 
75 
Bảng 3.37. HSTQ giữa các eGFR dựa vào Scr và ScysC với mGFR ở các 
mức độ THA 
76 
Bảng 3.38. HSTQ giữa HATT, HATTr và ScysC trên bệnh nhân THA 77 
Bảng 3.39. HSTQ giữa HATT, HATTr và Scr trên bệnh nhân THA 77 
Bảng 3.40. HSTQ giữa các eGFR dựa vào Scr và ScysC với mGFR* 
theo MAU (+) và MAU (-) 
78 
Bảng 3.41. HSTQ giữa Scr, ScysC với mGFR theo MAU (+) và 
MAU (-) 
79 
Bảng 3.42. HSTQ giữa Scr, ScysC với mGFR theo từng nhóm mGFR 79 
Bảng 3.43. HSTQ giữa eGFR dựa vào Scr và ScysC với mGFR theo 80 
mGFR 
Bảng 3.44. Hệ số tương quan giữa eGFR dựa vào Scr và ScysC với 
mGFR 
81 
Bảng 3.45. HSTQ giữa Scr, ScysC với mGFR theo từng nhóm mGFR 82 
Bảng 3.46. HSTQ giữa Scr, ScysC với mGFR theo từng nhóm mGFR 82 
Bảng 3.47. HSTQ giữa eGFR dựa vào Scr và ScysC với mGFR theo 
mGFR 
83 
Bảng 3.48. Độ nhạy, độ đặc hiệu của Scr, ScysC mốc mGFR < 
80ml/phút/1.73m2 
84 
Bảng 3.49. Độ nhạy, độ đặc hiệu của Scr, ScysC mốc mGFR <70 
ml/phút/1.73m2 
86 
Bảng 3.50. Độ nhạy, độ đặc hiệu của Scr, ScysC mốc mGFR <60 
ml/phút/1.73m2 
87 
Bảng 3.51. Độ nhạy, độ đặc hiệu của eGFR dựa vào Scr và ScysC theo 
phân nhóm mGFR 
87 
Bảng 3.52. Diện tích dưới đường cong (AUC) của các eGFR dựa vào Scr 
và ScysC theo phân nhóm mGFR 
89 
Bảng 4.1. Giá trị trung bình cystatin C huyết thanh trên người trưởng 
thành của một số nghiên cứu 
96 
Bảng 4.2. Giá trị trung bình cystatin C HT ở BN THA ở một số nghiên 
cứu 
97 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
 Trang 
Hình 1.1: Cầu thận và màng lọc cầu thận 7 
Hình 1.2: Cấu trúc phân tử cystatin C huyết thanh 13 
Hình 2.1: Nguyên lý định lượng cystatin C huyết thanh 42 
Hình 2.2: Máy đo phóng xạ Symbia Truepoint SPECT–CT 
và chất gắn DTPA trong xạ hình thận 
44 
Hình 2.3: Kết quả đo ĐLCT bằng kỹ thuật là 99mTc – DTPA bằng 
kĩ thuật Gates trên máy SPECT ở BN tăng huyết áp 
59 
Hình 4.1: “Khoảng mù” của creatinin huyết thanh trong đánh giá 
GFR 
102 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
STT Tên hình Trang 
1 
Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa Scr với mGFR trên nhóm 
chứng 
69 
2 
Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa ScysC với mGFR trên 
nhóm chứng 
70 
3 
Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa (A) Scr với mGFR, (B) 
ScysC với mGFR trên nhóm bệnh nhân THA 
71 
4 
Biểu đồ 3.4. Diện tích dưới đường cong (AUC) của Scr và 
ScysC khi mGFR<60mL/phút/1,73m2 ; (B) khi GFR 
<70mL/phút/1,73m2 và (C) khi GFR<80mL/phút/1,73m2 
85 
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Việc đánh giá và bảo tồn chức năng lọc của cầu thận là một mục tiêu quan 
trọng trong thận học. Vì vậy, các bác sĩ lâm sàng hiện nay khi điều trị bệnh thận 
không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, không còn tiểu đạm, tiểu máu, tăng 
huyết áp mà còn dựa vào chức năng lọc của cầu thận. Độ lọc cầu thận là một chỉ 
số quan trọng để đánh giá chức năng lọc ở người bệnh thận cũng như ở người 
bình thường [1],[6],[11]. 
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization: WHO) tình trạng 
tăng huyết áp (THA) là phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt 
Nam. Trên toàn cầu năm 2018 có khoảng 1 tỷ người THA và dự kiến con số này sẽ 
gia tăng lên khoảng 1,5 tỷ người vào năm 2025, đây cũng là nguyên nhân gây tử 
vong sớm khoảng 10 triệu người năm 2015 [15]. Ở Việt Nam, theo niên giám thống 
kê y tế năm 2016 ghi nhận THA đứng hàng thứ 4 trong 10 nguyên nhân mắc bệnh 
hàng đầu chiếm 18,9%. Việc kiểm soát THA trong dân số khá phức tạp vì được thực 
hiện qua nhiều giai đoạn, ưu tiên số một là phòng ngừa từ ban đầu, nếu không phải 
chẩn đoán và điều trị sớm để phòng ngừa các tổn thương cơ quan đích có thể xảy ra 
như não, tim, mạch máu, thận và mắt. Trong nghiên cứu của Redon và cs (2006) ở 
bệnh nhân THA nguyên phát ở độ tuổi từ 18 trở lên ở Tây Ban Nha cho thấy tỷ lệ tổn 
thương thận (với mức lọc cầu thận <90ml/phút/1,73m2) do THA là 
41,7%[1],[2],[15],[88]. Theo Hệ thống dữ liệu về bệnh thận Hoa Kỳ (The United 
States Renal Data System: USRDS) năm 2019 thì trong năm 2017 có 124.500 trường 
hợp mắc mới bệnh thận mạn giai đoạn cuối, còn năm 2018 thì tăng lên thành 
125.408 ca; tốc độ gia tăng là 340 ca/1.000.000 dân Hoa Kỳ năm 2017 mặc dù tốc độ 
này đã giảm nhưng bệnh thận mạn giai đoạn cuối vẫn tiếp tục gia tăng khoảng 2,6% 
từ năm 2016 mà trong đó THA là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 sau đái tháo đường 
gây ra bệnh thận mạn và làm tiêu tốn khoảng 120 tỷ đô la trong năm 2017 nhằm duy 
trì sự sống cho những bệnh nhân này [119]. Do đó, việc phát hiện sớm những thay 
2 
đổi trên thận ở bệnh nhân THA bằng cách đánh giá độ lọc cầu thận là rất cần thiết và 
có ý nghĩa thực tiễn, có giá trị dự báo cho bệnh lý và tử vong trong tương lai[109]. 
Hiện nay, việc sử dụng albumin ... p. 629 – 
637. 
98. Shlipak M.G. (2007), “Cystatin C as a marker of glomerular filtration rate in 
chronic kidney disease: influence of body composition”, Nat Clin Pract 
Nephrol, 3(4), pp. 188 – 189. 
99. Shlipak M.G. (2013), “Cystatin C versus creatinine in determining risk based 
on kidney function”, N Engl J Med, 369(10), pp. 932 - 943. 
100. Simonsen O., et al (1985), “The blood serum concentration of cystatin C 
(gamma-trace) as a measure of the glomerular filtration rate”, Scand. J. 
Clin. Lab. Invest, 45(2), pp. 97 – 101. 
101. Sjostrom P., Tidman M., Jones I. (2005), “Determination of the production 
rate and non-renal clearance of cystatin C and estimation of the 
glomerular filtration rate from the serum concentration of cystatin C in 
humans”, Scand J Clin Lab Invest, 65, pp. 111 – 124. 
102. Sophie Seronie-Vivien, Pierre Delanaye et al. (2008), “Cystatin C: Current 
position and future prospects”, Clin Chem Lab Med, 46(12), pp. 1664-
1686. 
103. Stevens L.A., et al. (2006), “Assessing kidney function—measured and 
estimated glomerular filtration rate”, N Engl J Med, 354 (23), pp. 2473–
2483. 
 104. Stevens L.A., et al (2008), “Estimating GFR using serum cystatin C alone and 
in combination with serum creatinine: a pooled analysis of 3,418 
individuals with CKD”, Am. J. Kidney Dis, 51(3), pp. 395 – 406. 
105. Stevens L.A. and Levey A.S. (2009), “Measured GFR as a confirmatory 
test for estimated GFR”, J Am Soc Nephrol, 20(11), pp. 2305-2313. 
106. Stevens L.A., et al (2011), “Development and validation of GFR-estimating 
equations using diabetes, transplant and weight”, Nephrol Dial 
Transplant, 25, pp. 449 - 457. 
107. Thomas W. Ferguson, Paul Komenda et al. (2015), “Cystatin C as a 
biomarker for estimating glomerular filtration rate”, Curr Opin Nephrol 
Hypertens, 24, pp. 295-300. 
108. Uhlmann E, Hock KG, Issitt C, Sneeringer MR, Cervelli DR, Groman RT, et al 
(2001), “Reference intervals for plasma cystatin C in healthy volunteers and 
renal patients, as measured by the Dade Behring BN II system, and correlation 
with creatinine”, Clin Chem , 47, pp.2031-2033. 
109. United Stated Department of Health and Human Services, (2014), “The Eighth 
Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, 
Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure” 
 http:// sites.jamanetwork.com/jnc8/ 
110. Watanabe S, Okura T, Liu J, Miyoshi K, et al, (2003), “Serum cystatin C 
level is a marker of end organ damage in patients with essential 
hypertension”, Hypertens Res, 26(11), p.895-899. 
111. Wieneke Marleen Michels et al (2010), “Performance of the Cockcroft-Gault, 
Modification of Diet Renal Disease (MDRD), and Chronic Kidney Disease 
Epidemiology Collaboration (CKD-EPI) in relation to GFR, age and body 
size”, Clin J Am Soc Nephrol, 5, pp. 1003-1009. 
 112. Woitas R.P., Stoffel W.B., Flommersfeld S., et al. (2000), “Correlation of 
serum concentrations of cystatin C and creatinine to inulin clearance in 
liver cirrhosis”, Clin Chem ; 46 , pp.712-714. 
113. World Health Organization, (2004) “Appropriate body-mass index for 
Asian populations and its implications for policy and intervention 
strategies” The Lancet, 363, pp. 157-63. 
114. Xu X, Zou J, Ding X, Xin D, Ren Y (2004), “Clinical value of serum 
cystatin C by ELISA for estimation of glomerular filtration rate.”, J 
Clin Lab Anal, 18(2), pp.61-64. 
115. Xunhui X., Jianzhou Z., (2004), “Clinical value of serum cystatin C by 
Elisa for estimation of glomerular filtration rate”, Journal of Clinical 
Laboratory Analysis, Vol 18, Issue 2, pp.61–64. 
116. Yannick Stephan, Agelina R. Sutin et al (2017), “Subjective Age and 
cystatin C among older adults”, J Gerontol B Phsychol Sci Soc Sci, pp. 
1-7. 
117. Yilmaz H., et al. (2013) “Correlation between Cystatin C and Creatinine 
Clearance among Primary Glomerulonephritis Patients with Stage 1-4 
Chronic Renal Failure” International Journal of Mevlana Medical 
Sciences, 1(2), pp. 22-6. 
118. Ying Zhu, Xiaoshuang Ye, Bei Zhu et al. (2014), “Comparisons between the 
2012 New CKD-EPI (Chronic Kidney Disease Epideminoly 
Collaboration) equations and other four approved equations”, PLoS 
ONE, 9(1), e84688, pp. 1-10. 
119. USRDS, Chronic kidney diseases in the general population Atlas CKD, 
2019. 1. 
 PHỤ LỤC 1 
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU 
1. Hành chánh: 
Họ và tên (in hoa):...... Năm sinh:..Giới:... 
Địa chỉ (tỉnh/tp):.Mã SID:. 
Tiền sử bản thân:....................... 
................................................................................................................................... 
Bệnh sử: :............................... 
................................................................................................................................... 
2. Khám lâm sàng: 
Tuổi: 
Huyết áp: - Lần 1:/mmHg HATB:.mmHg 
- Lần 2:./.mmHg HATB:.mmHg 
THA mức độ:. 
Chiều cao (cm):. Cân nặng(kg): BMI:.. 
Chỉ số BSA: 
3. Cận lâm sàng: 
- Công thức máu: 
Hồng cầu: 
Bạch cầu: (N: ; E: ; B: ; M: ; L: ) TC: 
- Siêu âm bụng TQ: 
- Điện tâm đồ: 
- Creatinin nước tiểu 24 giờ: 
- Microalbumin nước tiểu: 
 - Tỷ lệ microalbumin/creatinin nước tiểu: 
- Đạm niệu 24 giờ: 
- Xét nghiệm máu và các chỉ số: 
Các chỉ số Kết quả 
Creatinin huyết thanh (mg/dL) 
Cystatin C huyết thanh (mg/L) 
T3, T4, TSH 
Cholesterol toàn phần 
LDL Cholesterol 
HDL Cholesterol 
Triglyceride 
Clcr24h 
mGFR 
eGFR-CG 
eGFR-MDRD 
eGFR-CKD-Epi Creatinin 
eGFR-CKD-Epi-CysC 
eGFR-CKD-EPI-Cre+CysC 
eGFR-cysC-LeBricon 
eGFR-cysC-Steven 
eGFR-cysC-Hoek 
eGFR-cysC-Larsson 
eGFR-cysC-Rule 
eGFR-cysC-Arnad Dade 
eGFR-cysC-Filler-Lepage 
eGFR-cysC-Grubb 
eGFR-cysC-MacIsaac 
 PHỤ LỤC 2 
DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Tên đề tài:"Đánh giá độ lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh 
trong bệnh tăng huyết áp" 
 PHỤ LỤC 3 
BẢNG THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Tên nghiên cứu: ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỌC CẦU THẬN BẰNG CYSTATIN C 
HUYẾT THANH TRONG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP 
Nghiên cứu viên chính: Ths. Bs. NGUYỄN HỒNG HÀ 
Đơn vị chủ trì: Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh 
I. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU 
Việc đánh giá và bảo tồn chức năng lọc của cầu thận là một mục tiêu quan 
trọng trong thận học. Vì vậy, các bác sĩ lâm sàng hiện nay khi điều trị bệnh thận 
không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, không còn tiểu đạm, tiểu máu, cao 
huyết áp mà còn dựa vào chức năng lọc của cầu thận. Độ lọc cầu thận là một chỉ 
số quan trọng để đánh giá chức năng lọc ở người bệnh thận cũng như ở người 
bình thường. 
Kiểm soát vấn đề tăng huyết áp (THA) trong nhân dân khá phức tạp vì 
được thực hiện qua nhiều giai đoạn, ưu tiên số một là phòng ngừa từ ban đầu, nếu 
không phải chẩn đoán và điều trị sớm để phòng ngừa các tổn thương cơ quan đích 
có thể xảy ra như não, tim, mạch máu, thận và mắt. Trong đó, tỷ lệ tổn thương 
thận do THA tại Việt Nam là 29,8%. 
Do đó, việc phát hiện sớm những thay đổi trên thận ở bệnh nhân THA bằng 
cách đánh giá độ lọc cầu thận là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, có giá trị dự 
báo cho bệnh lý và tử vong trong tương lai. 
Kể từ khi được phát hiện và năm 1985, Cystatin C huyết thanh trở thành dấu ấn 
sinh học mới giúp phát hiện sớm việc suy giảm độ lọc cầu thận sớm trong các bệnh lý 
có biến chứng lên thận nói chung và ở bệnh THA nói riêng. nên nhiều tác giả đã đề 
nghị xem nồng độ cystatin C như là một chỉ số chức năng thận rất nhạy trong huyết 
thanh để đánh giá giảm độ lọc cầu thận. 
 Mục đích nghiên cứu: 
Chúng tôi tiến hành khảo sát cắt ngang mô tả về độ lọc cầu thận trên 
bệnh nhân tăng huyết áp bằng cystatin C huyết thanh nhằm phát hiện 
sớm tình trạng giảm độ lọc cầu thận giúp bệnh nhân tăng huyết áp có cuộc sống 
tốt hơn, điều trị theo phác đồ đúng nhằm làm chậm diễn tiến biến chứng thận ở 
những bệnh nhân này, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. 
Người bệnh vui vẻ hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. 
1. Giới thiệu về người nghiên cứu: 
Nghiên cứu này được thực hiện bởi học viên nghiên cứu sinh Nguyễn 
Hồng Hà dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ và PGS. TS. Nguyễn 
Văn Trí, cùng với sự tham gia, hỗ trợ của phòng khám Thận – Tiết niệu – Nam 
khoa - Bệnh viện Đại học y dược Tp Hồ Chí Minh cơ sở 2, 201 Nguyễn Chí 
Thanh, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2018. 
2. Quy trình thực hiện nghiên cứu: 
* Nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn các đối tượng đồng ý tham gia 
nghiên cứu sau khi được nghe tư vấn và giải thích theo phiếu thu thập số liệu 
đã soạn sẵn. 
 Các đối tượng tham gia nghiên cứu được khai thác tuổi, giới, dân tộc, 
nghề nghiệp, tiền sử bệnh, thời gian phát hiện bệnh, điều trị, khám lâm sàng, 
ghi nhận các xét nghiệm - kết quả cận lâm sàng thường qui và ghi chép đầy đủ 
vào phiếu thu thập số liệu. 
Các bước tiến hành theo trình tự: 2 nhóm đối tượng nghiên cứu bao gồm 
nhóm người bình thường và nhóm bệnh nhân tăng huyết áp theo tiêu chuẩn trên sẽ 
được tiến hành khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cụ thể như sau: 
- Ghi nhận các thông tin hành chánh và lâm sàng về tình trạng tăng huyết 
áp, cân nặng, chiều cao, vào phiếu thu thập số liệu. 
 - Tiến hành thực hiện các xét nghiệm và các cận lâm sàng thường qui như: 
lấy nước tiểu 24 giờ xét nghiệm creatinin niệu và tiểu đạm, urea, creatinin huyết 
thanh, lipid máu, 
Hai nhóm tham gia nghiên cứu được làm xét nghiệm cystatin C huyết thanh 
miễn phí (làm chung một lần khi lấy máu làm với các xét nghiệm thường qui). 
Các phương pháp xét nghiệm – cận lâm sàng thường qui và cystatin C 
Các xét nghiệm, cận lâm sàng thường qui và cystatin C huyết thanh được 
thực hiện tại tại khoa Sinh hóa và các khoa cận lâm sàng, Bệnh viện Đại học y 
dược TPHCM cơ sở 2. 
- Chuẩn bị đối tượng và cách lấy máu: các đối tượng tham gia nghiên 
cứu được dặn nhịn ăn 12 giờ, không ăn sáng vào hôm xét nghiệm. Tại phòng 
xét nghiệm, các đối tượng này được lấy 3ml máu tĩnh mạch. Dùng máu đông 
để định lượng các xét nghiệm thường qui và cystatin C huyết thanh. 
- Chuẩn bị đối tượng và cách lấy mẫu bệnh phẩm nước tiểu: 
- Hướng dẫn lấy nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm creatinin và đạm niệu 24 giờ. 
Các đối tượng nghiên cứu được hướng dẫn không dùng các thuốc có ảnh hưởng 
đến kết quả định lượng creatinin huyết thanh và creatinin trong nước tiểu: cimetidine, 
trimethoprim, glucose, aspirin. 
 Tại phòng xét nghiệm, lượng nước tiểu sẽ được đo bằng ống đong có ghi 
thể tích và ghi thể tích nước tiểu (ml/24 giờ) trên phiếu xét nghiệm của từng 
người, dùng đũa khuấy trộn đều nhẹ, lấy 10 ml định lượng creatinin trong nước 
tiểu (mg/24 giờ). 
- Phương pháp định lượng 
* Xét nghiệm creatinin máu và cystatin C 
Nguyên tắc: creatinin sẽ phản ứng với thuốc thử có chất Alkalin picrat 
tạo ra phức hợp màu vàng cam. Cystatin C thực hiện bằng phương pháp đo độ 
đục hạt Latex. 
* Xét nghiệm định lượng creatinin nước tiểu 
 Nguyên tắc định lượng: creatinin nước tiểu sẽ phản ứng với thuốc thử có 
chất Alkalin Picrate tạo ra phức hợp màu vàng – cam. Creatinin nước tiểu 
được định lượng theo hàm lượng có trong mẫu nước tiểu. 
- Giải thích rõ ràng cho bệnh nhân trước khi thực hiện. 
* Đo độ lọc cầu thận bằng dược chất phóng xạ 
Độ lọc cầu thận được đo với dược chất phóng xạ là 99mTc – DTPA bằng kĩ thuật 
Gates với máy SPECT tại Khoa Y học hạt nhân, đơn vị phóng xạ, bệnh viện Chợ Rẫy. 
BN được đo cân nặng và chiều cao, uống nước khoảng 500mL đến 1000mL nước 
trong vòng 1 giờ trước khi đo (10mL/kg) để đảm bảo lưu lượng máu tưới thận. Đo số 
xung của ống tiêm trước khi tiêm 1 phút và sau khi ghi hình xong (cách bề mặt 
detector 20 – 30cm). Liều lượng thuốc phóng xạ: Tc-99m – DTPA tiêm tĩnh mạch 
nhanh, liều tiêm từ 3-5 mCi. 
- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm 
thống kê. 
4. Những bất lợi có thể xảy ra khi đối tượng tham gia nghiên cứu: 
- Hai nhóm được nghiên cứu nghe giải thích, đọc bản tóm tắt thông tin 
nghiên cứu và phỏng vấn khi đồng ý tham gia nên sẽ mất một ít thời gian cho các 
bước này. 
- Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng khám Thận – Tiết niệu – Nam 
khoa – Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM cơ sở 2 là nơi có đầy đủ các phương 
tiện chăm sóc y tế trong các tình huống cần thiết. 
5. Những lợi ích của đối tượng tham gia nghiên cứu: 
- Cả hai nhóm người bình thường và bệnh nhân tăng huyết áp biết được giá 
trị - lợi ích của cystatin C trong việc phát hiện sớm sự suy giảm độ lọc cầu thận từ đó 
nâng cao ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân giúp có cuộc sống tốt hơn. 
Đặc biệt những bệnh nhân tăng huyết áp sẽ điều trị theo phác đồ đúng nhằm làm chậm 
diễn tiến biến chứng thận ở bệnh tăng huyết áp, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho gia 
đình và xã hội. 
 - Được xét nghiệm miễn phí cystatin C huyết thanh. 
- Góp phần bảo tồn chức năng thận ở những bệnh nhân tăng huyết áp được 
tốt hơn. 
6. Đảm bảo sự bí mật riêng tư của đối tượng tham gia nghiên cứu: 
Đảm bảo bí mật thông tin người tình nguyện tham gia nghiên cứu như: 
họ tên được viết tắt, địa chỉ được ghi tới thông tin tỉnh/thành phố, không ghi 
nhận số điện thoại vào bảng thu thập số liệu. 
7. Sự tình nguyện tham gia và rút lui khỏi nghiên cứu 
Hoàn toàn tự nguyện, người tham gia nghiên cứu có thể rút lui bất cứ lúc nào 
mà không ảnh hưởng đến việc điều trị của bệnh nhân và người bình thường 
khi tham gia nghiên cứu. 
8. Phương thức liên hệ với những người tổ chức nghiên cứu: 
Liên hệ trực tiếp với Ths.Bs. Nguyễn Hồng Hà 
Email: hongha82@gmail.com ĐTDĐ: 0918.029.534 
9. Những cam kê ́t của người nghiên cứu với đối tượng tham gia nghiên cứu: 
Đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được tư vấn rõ ràng về việc tham gia 
nghiên cứu, được tự do chọn lựa tham gia nghiên cứu và được hưởng ưu đãi tốt 
nhất (nếu có) theo quy định. 
Sau khi được tư vấn, nghe đọc thông tin giới thiệu về nghiên cứu và giải 
thích về mục đích nghiên cứu từ nghiên cứu viên Nguyễn Hồng Hà. 
Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi 
về thông tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện trực 
tiếp với nghiên cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. Tôi nhận 
một bản sao của Bản Thông tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia 
nghiên cứu này. Tôi tự nguyện đồng ý tham gia. 
Chữ ký của người tham gia: 
Họ tên________________________________ Chữ ký___________________ 
Ngày tháng năm_________________ 
 Chữ ký của Nghiên cứu viên/người lấy chấp thuận: 
Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân/người tình nguyện tham gia 
nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các thông tin 
này đã được giải thích cặn kẽ cho Ông/Bà và Ông/Bà đã hiểu rõ bản chất, các 
nguy cơ và lợi ích của việc Ông/Bà tham gia vào nghiên cứu này. 
Họ tên ________________________________ Chữ ký___________________ 
Ngày tháng năm_________________ 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_danh_gia_do_loc_cau_than_bang_cystatin_c_huyet_thanh.pdf
  • pdfNCS NGUYEN HONG HA ThongTinLADLM-27-9-2020.pdf
  • pdfTom tat LA NCS-NGUYEN HONG HA-27-9-2020.pdf