Luận án Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại địa bàn nghiên cứu
Sức khỏe người lao động luôn là một trong những yếu tố quyết định
đến chất lượng và năng suất lao động; gây ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển
kinh tế - xã hội, tuy nhiên hiện nay sức khỏe người lao động đang bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, trong khi đó công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao
động chưa được quan tâm đúng mức [25], [27].
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hàng năm có
khoảng 337 triệu vụ tai nạn lao động xảy ra trên thế giới và 2,3 triệu chết do
bệnh liên quan đến lao động [27], [83].
Tại Việt Nam, tỷ lệ người lao động bị thương tật lao động, mắc bệnh
nghề nghiệp và tử vong có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo
Tuần lễ Quốc gia An toàn lao động và phòng chống cháy nổ Trung ương,
trong năm 2011, cả nước đã xảy ra gần 6.000 vụ tai nạn lao động, làm 6.154
người bị nạn (tăng 16% so với năm 2010), trong đó có 574 người chết [6],
[31]. Bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại
bệnh. Tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp đã qua giám định tính đến cuối
năm 2010 là 26.928 trường hợp. Qua khám sức khoẻ định kỳ hàng năm thấy,
tỷ lệ người lao động có sức khoẻ yếu (loại 4) và rất yếu (loại 5) đứng ở mức
cao, năm 2010 là 8,8% và tỷ lệ nghỉ ốm năm 2010 là 24,7% tổng số người lao
động của các doanh nghiệp có báo cáo [6].
Tỉnh Đồng Nai có 30 khu công nghiệp lớn với khoảng 400.000 người lao
động vào thời điểm cuối năm 2011. Đồng Nai cũng là một trong số ít các địa
phương trên cả nước xảy ra nhiều tai nạn lao động và có tỷ lệ người lao động
mắc bệnh nghề nghiệp ở mức cao. Bình quân mỗi năm xẩy ra 4.383 vụ TNLĐ,
làm 4553 người bị nạn với 489 người chết, số vụ TNLĐ tăng 7,95% hàng2
năm. Mỗi năm có thêm 1.000-1.500 người mắc bệnh nghề nghiệp đưa tổng số
người mắc bệnh nghề nghiệp tính đến cuối năm 2007 là 23.000 người [29],
[31].
Tại tỉnh Đồng Nai Trung tâm BVSK và MT tỉnh được thành lập khá
sớm, songhệ thống CSSK cho NLĐ còn yếu và thiếu về nhân lực và vật lực,
khả năng cung cấp dịch vụ CSSK cho NLĐ chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong
khi đó, tâm lý của NLĐ muốn giấu bệnh với đồng nghiệp và cơ quan nên NLĐ
ít tới hệ thống y tế lao động để được CSSK. Sự phối hợp của các tổ chức, ban,
ngành, đoàn thể trong chăm sóc sức khỏe người lao động chưa chặt chẽ, chưa
đồng bộ. Các cơ sở y tế tham gia công tác CSSK chưa đồng đều về chất lượng
cũng như chi phí CSSK cho NLĐ dẫn tới nhiều bất cập trong công tác CSSK
của NLĐ.
Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người lao động
luôn được Ðảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, bằng việc đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật y tế, ban hành nhiều văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn lao động, bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động
[36]. Tuy nhiên, sự quan tâm còn chưa đúng mức nên kết quả đạt được còn hạn
chế, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn có xu hướng gia tăng,
người lao động vẫn chưa được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Xuất phát từ những
lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe cho
người lao động tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, năm 2013 .
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cải thiện chăm sóc
sức khỏe cho người lao động tại địa bàn nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại địa bàn nghiên cứu
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 3 1.1. THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI LAO ĐỘNG ......................................................................... 3 1.1.1. Thực trạng sức khỏe người lao động trên thế giới và tại Việt Namg ........................................................................................................... 3 1.1.2. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại Việt Nam ........................................................................................................... 10 1.2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ, NÂNG CAO SỨC KHOẺ NGƢỜI LAO ĐỘNG ................................................................................................... 23 1.2.1. Quản lý các yếu tố độc hại trong môi trường lao động .................. 23 1.2.2. Các biện pháp cải thiện môi trường sản xuất .................................. 24 1.2.3. Các biện pháp bảo vệ cá nhân ......................................................... 25 1.2.4. Các biện pháp về y tế ...................................................................... 25 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỈNH ĐỒNG NAI ......................................... 35 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 36 2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........... 36 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 36 2.1.2. Chất liệu nghiên cứu ....................................................................... 36 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 36 2.1.4. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 39 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 39 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang .............................................. 39 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp ......................................................... 44 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 51 2.2.4. Kỹ thuật hạn chế sai số ................................................................... 52 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .................................................................... 52 2.3.1. Tổ chức thực hiện ........................................................................... 52 2.3.2. Lực lượng tham gia nghiên cứu ...................................................... 53 2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .................................................... 53 2.5. HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU .................................................... 53 Chƣơng 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 55 3.1. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI 10 DOANH NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI, NĂM 2013 ............................................................................................. 55 3.1.1. Một số đặc điểm của NLĐ tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai ..... 55 3.1.2. Thực trạng sức khỏe người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai , năm 2013 ................................................................................ 60 3.1.3. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai, Năm 2013 .................................................. 68 3.2. HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 84 Chƣơng 4:BÀN LUẬN ...................................................................................... 95 4.1. VỀ THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI 10 DOANH NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI, NĂM 2013 ................................................................................ 95 4.1.1. Về thực trạng sức khỏe người lao động .......................................... 95 4.1.2. Về thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai. .................................................................. 102 4.2. VỀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CẢI THIỆN SỨC KHỎE NGƢỜI LAO ĐỘNG ............................................................ 111 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 129 1. Thực trạng sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, năm 2013. .......................... 129 2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe người lao động tại địa bàn nghiên cứu. ............................................................. 130 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 131 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn lao động ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động BHLĐ : Bảo hộ lao động BHXH : Bảo hiểm xã hội BLĐTBXH : Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội BNN : Bệnh nghề nghiệp BVCSSK : Bảo vệ chăm sóc sức khỏe BVSK : bảo vệ sức khỏe BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) CSSK : Chăm sóc sức khỏe CBYT : Cán bộ y tế DN : Doanh nghiệp GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) GNP : Gross National Produc (Tổngsản phẩm quốc gia) HQCT : Hiệu qủa can thiệp ILO : International Labour Organization (Tổ chức Lao động quốc tế) KSK : Khám sức khỏe MT : Môi trường NLĐ : Người lao động NVYT : Nhân viên y tế PCCN : Phòng chống cháy nổ PTBV : Phương tiện bảo vệ QLSK : Quản lý sức khỏe SLĐTBXH : Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TNLĐ : Tai nạn lao động SX : Sản xuất TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc VSLĐ : Vệ sinh lao động WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Tổng hợp tình hình TNLĐ 2005 - 2010 trong khu vực doanh nghiệp 6 1.2 Tần suất tai nạn lao động theo số người tham gia BHXH 7 1.3 Tổng hợp tình hình tai nạn lao động chết người từ năm 2005 đến 2009 tại sổ A6 7 2.1 Một số thông tin chung về 10 doanh nghiệp nghiên cứu 36 3.1 Một số đặc điểm của người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai (n = 2.131) 54 3.2 Thâm niên nghề và thời gian làm việc của người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai (n = 2.131) 55 3.3 Tình trạng ốm đau của người lao động 4 tuần trước điều tra (n = 2.131) 59 3.4 Tình hình bệnh tật trong tháng qua của NLĐ (n = 2131) 60 3.5 Tình hình mắc bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động của NLĐ (n = 2131) 61 3.6 Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể (BMI) của người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai qua khám sức khỏe năm 2013 (n = 2.147) 62 3.7 Thực trạng chỉ số huyết áp của người lao động 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai qua khám sức khỏe năm 2013 (n = 2.131) 62 3.8 Tỷ lệ bệnh tật của người lao động theo giới tính qua khám sức khỏe năm 2013 63 Bảng Tên bảng Trang 3.9 Tỷ lệ bệnh tật của người lao động theo nhóm tuổi qua khám sức khỏe năm 2013 64 3.10 Phân loại sức khỏe người lao động theo giới tínhqua khám sức khỏe năm 2013 64 3.11 Phân loại sức khỏe người lao động theo công ty qua khám sức khỏe năm 2013 66 3.12 Ý kiến về cán bộ y tế của tổ BVSK và MT huyện quản lý 10 doanh nghiệp nghiên cứu (n = 29) 67 3.13 Ý kiến về thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của tổ BVSK và MT huyện quản lý 10 doanh nghiệp nghiên cứu (n = 29) 68 3.14 Công tác kiểm tra, giám sát môi trường lao động các doanh nghiệp trên địa bàn của tổ BVSK và MT (n = 29) 69 3.15 Tham gia khám sức khỏe tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ cho người lao động của tổ BVSK và MT (n = 29) 69 3.16 Phối hợp tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách tại các doanh nghiệp của tổ BVSK và MT (n = 29) 70 3.17 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu là CBYT của 10 doanh nghiệp (n = 50) 70 3.18 Ý kiến vê công tác tổ chức y tế tại 10 doanh nghiệp (n = 50) 71 3.19 Lập hồ sơ sức khỏe cho người lao động tại 10 doanh nghiệp (n = 50) 71 3.20 Ý kiến về việc tham gia bảo hiểm y tế của người lao động (n = 50) 72 Bảng Tên bảng Trang 3.21 Ý kiến về tình hình khám sức khỏe định kỳ hàng năm của người lao động (n = 50) 72 3.22 Ý kiến về tình hình quản lý bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động của các doanh nghiệp (n = 50) 73 3.23 Ý kiến về kế hoạch huấn luyện VSLĐ, phòng chống BNN, học tập luật pháp và các quy định về VSLĐ (n=50) 74 3.24 Ý kiến về việc lập hồ sơ vệ sinh lao động cho NLĐ 75 3.25 Ý kiến về thành lập các đoàn thể tại doanh nghiệp 75 3.26 Ý kiến của lãnh đạo các doanh nghiệp về tình hình thực hiện các phong trào tại doanh nghiệp (n = 50) 76 3.27 Ý kiến của lãnh đạo các doanh nghiệp về việc thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện lao động (n = 50) 77 3.28 Ý kiến của người lao động về tình trạng ô nhiễm môi trường nơi làm việc (n = 2.131) 79 3.29 Ý kiến của người lao động về tình trạng phương tiện bảo vệ cá nhân (n = 2131) 80 3.30 Ý kiến của người lao động về tình trạng thực hiện các quy định vệ sinh an toàn lao động (n =2.131) 81 3.31 Ý kiến NLĐ về thực trạng KSKĐK (n = 2131) 82 3.32 Ý kiến đánh giá của người lao động về tình trạng ô nhiễm môi trường nơi làm việc trước và sau can thiệp 84 3.33 Ý kiến đánh giá của người lao động về tình trạng phương tiện bảo vệ cá nhân trước và sau can thiệp 85 3.34 Ý kiến đánh giá của người lao động về tình trạng thực hiện các quy định vệ sinh an toàn lao động trước và sau can thiệp. 86 Bảng Tên bảng Trang 3.35 Ý kiến đánh giá của người lao động về tình trạng khám sức khỏe định kỳ trước và sau can thiệp 87 3.36 Ý kiến đánh giá của người lao động về tình trạng bệnh tật trong 4 tuần trước điều tra trước và sau can thiệp 88 3.37 Ý kiến đánh giá của người lao động về tình hình bệnh tật trong tháng qua trước và sau can thiệp 89 3.38 Ý kiến đánh giá của người lao động về tình hình mắc bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động trước và sau can thiệp 90 3.39 Thay đổi tỷ lệ người lao động theo thể trọng trước và sau can thiệp 91 3.40 Tỷ lệ người lao động tăng huyết áp trước và sau can thiệp 91 3.41 Phân loại sức khỏe người lao động trước và sau can thiệp 92 3.42 So sánh thay đổi tỷ lệ kiểm tra, giám sát môi trường lao động theo thời gian (n = 26) 93 3.43 So sánh thay đổi tỷ lệ tham gia KSK tuyển dụng NLĐ của Tổ BVSK và MT huyện và TT SKLĐ và MT tỉnh (n = 26) 93 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Khu vực làm việc của người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai (n = 2.131) 55 3.2 Chức danh nghề của người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai (n = 2131) 56 3.3 Thời gian làm nghề độc hại của người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai (n = 2131) 56 3.4 Chế độ làm việc hiện nay của người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai (n = 2131) 57 3.5 Thời gian làm việc trung bình/tuần của người lao động tại 10 doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai (n = 2131) 57 3.6 Phân loại sức khỏe người lao động theo nghề nghiệp qua khám sức khỏe năm 2013. 65 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế dự phòng Việt Nam (2016) 13 1.2 Sơ đồ hệ thống y tế lao động và vệ sinh môi trường 14 2.1 Bản đồ các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai 37 2.2 Sơ đồ nghiên cứu 50 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe người lao động luôn là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và năng suất lao động; gây ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên hiện nay sức khỏe người lao động đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi đó công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức [25], [27]. Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hàng năm có khoảng 337 triệu vụ tai nạn lao động xảy ra trên thế giới và 2,3 triệu chết do bệnh liên quan đến lao động [27], [83]. Tại Việt Nam, tỷ lệ người lao động bị thương tật lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và tử vong có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia An toàn lao động và phòng chống cháy nổ Trung ương, trong năm 2011, cả nước đã xảy ra gần 6.000 vụ tai nạn lao động, làm 6.154 người bị nạn (tăng 16% so với năm 2010), trong đó có 574 người chết [6], [31]. Bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh. Tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp đã qua giám định tính đến cuối năm 2010 là 26.928 trường hợp. Qua khám sức khoẻ định kỳ hàng năm thấy, tỷ lệ người lao động có sức khoẻ yếu (loại 4) và rất yếu (loại 5) đứng ở mức cao, năm 2010 là 8,8% và tỷ lệ nghỉ ốm năm 2010 là 24,7% tổng số người lao động của các doanh nghiệp có báo cáo [6]. Tỉnh Đồng Nai có 30 khu công nghiệp lớn với khoảng 400.000 người lao động vào thời điểm cuối năm 2011. Đồng Nai cũng là một trong số ít các địa phương trên cả nước xảy ra nhiều tai nạn lao động và có tỷ lệ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở mức cao. Bình quân mỗi năm xẩy ra 4.383 vụ TNLĐ, làm 4553 người bị nạn với 489 người chết, số vụ TNLĐ tăng 7,95% hàng 2 năm. Mỗi năm có thêm 1.000-1.500 người mắc bệnh nghề nghiệp đưa tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp tính đến cuối năm 2007 là 23.000 người [29], [31]. Tại tỉnh Đồng Nai Trung tâm BVSK và MT tỉnh được thành lập khá sớm, songhệ thống CSSK cho NLĐ còn yếu và thiếu về nhân lực và vật lực, khả năng cung cấp dịch vụ CSSK cho NLĐ chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, tâm lý của NLĐ muốn giấu bệnh với đồng nghiệp và cơ quan nên NLĐ ít tới hệ thống y tế lao động để được CSSK. Sự phối hợp của các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể trong chăm sóc sức khỏe người lao động chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ. Các cơ sở y tế tham gia công tác CSSK chưa đồng đều về chất lượng cũng như chi phí CSSK cho NLĐ dẫn tới nhiều bất cập trong công tác CSSK của NLĐ. Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người lao động luôn được Ðảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, bằng việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật y tế, ban hành nhiều văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động [36]. Tuy nhiên, sự quan tâm còn chưa đúng mức nên kết quả đạt được còn hạn chế, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn có xu hướng gia tăng, người lao động vẫn chưa được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, năm 2013 . 2. Đánh g ... ư và cán bộ trên đại học về bảo hộ lao động trong các trường. Đào tạo, huấn luyện các biện pháp bảo vệ đã mang lại hiệu quả cao trong phòng chống tai nạn thương tích và các bệnh nghề nghiệp. Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu và cho thấy hiệu quả cao của tập huấn an toàn lao động, giảm tai nạn thương tích và bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc [64], [67]. + Thực hiện tốt chế độ khai báo, thống kê báo cáo tai nạn lao động [2], [36]: - Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động hoặc có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ lao động, công tác do hậu quả của sự tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm có hại, làm chết người hoặc làm 122 tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể. - Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động [36]. - Để nghiên cứu phân tích, tìm ra nguyên nhân của các tai nạn lao động, diễn biến của tình hình tai nạn lao động trong các địa phương, các ngành theo từng thời gian, trên cơ sở đó để đề ra các biện pháp đề phòng tai nạn lao động tái diễn và chiến lược phòng ngừa tai nạn lao động ở một ngành hoặc trên phạm vi cả nước thì tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra đều phải được khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo chính xác kịp thờ [2], [20], [36]. + Quản lý bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khoẻ người lao động [13], [17], [36]: - Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được. Từ khi tham gia lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng tác hại của nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp. - Các nhà khoa học đều cho rằng người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải được hưởng các chế độ bù đắp về vật chất, để có thể bù lại phần nào sự thiệt haị của họ về thu nhập từ tiền công lao động do bị bệnh nghề nghiệp đã làm mất đi một phần sức lao động. Phải giúp họ khôi phục sức khoẻ và phục hồi chức năng nếu y học có thể làm được. 123 - Do vậy phải thực hiện tốt việc khám và quản lý sức khoẻ người lao động cũng như đảm bảo tốt phục hồi chức năng và chế độ BHXH, bồi thường đối với người lao động. 124 + Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân - Ngoài các loại thiết bị và biện pháp bảo vệ: bao che, bảo hiểm, báo hiệu tín hiệu, khoảng cách an toàn, cơ cấu điều khiển, phanh hãm, tự động hoá, các thiết bị an toàn riêng biệt... nhằm ngăn ngừa chống ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm do sản xuất gây ra cho người lao động, trong nhiều trường hợp cụ thể cần phải thực hiện một biện pháp phổ biến nữa là trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho từng người lao động [2], [36]. - Các biện pháp này chỉ giúp bảo vệ từng công nhân riêng lẻ trong môi trường có các yếu tố độc hại. Tuỳ theo từng loại yếu tố độc hại mà sử dụng trang bị bảo vệ thích hợp: kính để bảo vệ mắt; mặt nạ và khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp; quần áo bảo hộ, ủng, găng để bảo vệ da; nút tai để giảm tiếng ồn; mũ để bảo vệ đầu... [2], [36]. - Thông thường, mỗi loại trang bị bảo vệ chỉ hạn chế tác hại của một số yếu tố độc hại nhất định. Tuy nhiên, môi trường sản xuất thường bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố độc hại nên công nhân cũng có thể phải sử dụng nhiều loại bảo vệ cùng một lúc. Điều này thường hạn chế thao tác làm việc, ảnh hưởng đến tâm lý của công nhân khi sử dụng trang bị bảo vệ [2], [36]. - Hiệu quả của các trang bị bảo vệ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất lượng trang bị bảo vệ, sử dụng thường xuyên hay không, sử dụng đúng hay không... - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được chia làm bảy loại theo yêu cầu bảo vệ như: bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ quan thính giác, bảo vệ tay, bảo vệ chân, bảo vệ thân và đầu người. - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp kỹ thuật bổ sung, hỗ trợ nhưng có vai trò rất quan trọng (đặc biệt là trong điều kiện thiết bị, công nghệ lạc hậu). Thiếu trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không thể tiến hành sản xuất được và có thể xảy ra nguy hiểm đối với người lao động. Ở nước ta 125 trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân còn có ý nghĩa quan trọng ở chỗ: điều kiện thiết bị bảo đảm an toàn đang còn thiếu [2], [36]. + Trang bị bảo vệ mắt gồm hai loại[2], [36]: - Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do vật rắn bắn phải, khỏi bị bỏng... - Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương bởi các tia năng lượng. Tuỳ theo điều kiện lao động để lựa chọn thiết bị bảo vệ mắt cho thích hợp, bảo đảm tránh được tác động xấu của điều kiện lao động đối với mắt, đồng thời không làm giảm thị lực hoặc gây các bệnh về mắt. +Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp [2], [36]: Mục đích của loại trang bị này là tránh các loại hơi, khí độc, các loại bụi thâm nhập vào cơ quan hô hấp. Loại trang bị này thường là các bình thở, bình tự cứu, mặt nạ, khẩu trang... Tuỳ theo điều kiện lao động mà người ta lựa chọn các trang bị cho thích hợp. + Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác [2], [36]: Mục đích cuả loại trang bị này nhằm ngăn ngừa tiếng ồn tác động xấu đến cơ quan thính giác của người lao động. Loại trang bị này thường gồm: - Nút bị tai: đặt ngay trong ống lỗ tai, khi chọn loại nút bịt tai thích hợp tiếng ồn sẽ được ngăn cản khá nhiều. - Bao úp tai: che kín cả phần khoanh tai dùng khi tác động của tiếng ồn trên 120 dBA.... + Trang bị phương tiện bảo vệ đầu [2], [36]: Tuỳ theo yêu cầu cần bảo vệ là chống chấn thương cơ học, chống cuốn tóc hoặc các tia năng lượng.... mà sử dụng các loại mũ khác nhau. Ngoài yêu cầu bảo vệ được đầu khỏi tác động xấu của điều kiện lao động nói trên, các loại mũ còn phải đạt yêu cầu chung là nhẹ và thông gió tốt trong khoảng không gian giữa mũ và đầu. 126 + Trang bị phương tiện bảo vệ chân và tay [2], [36]: - Bảo vệ chân thường dùng ủng hoặc giày các loại: chống ẩm ướt, chống ăn mòn của hoá chất, cách điện, chống trơn trượt, chống rung động ..... - Bảo vệ tay thường dùng bao tay các loại, yêu cầu bảo vệ tay cũng tương tự như đối với bảo vệ chân. + Quần áo bảo hộ lao động [2], [36]: - Bảo vệ thân người lao động khỏi tác động của nhiệt, tia năng lượng, hoá chất, kim loại nóng chảy bắn phải và cả trong trường hợp áp suất thấp hoặc cao hơn bình thường. - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước, việc quản lý cấp phát sử dụng theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn, người lao động phải kiểm tra trước khi sử dụng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Ý kiến đánh giá về mức độ trang bị đầy đủ PTBV cá nhân cho NLĐ tăng hơn so với trước can thiệp (98,4% so với 88,5%) và cao hơn so với nhóm đối chứng (98,4% so với 86,1%) với p<0,001, HQCT đạt 3,6%. Tỷ lệ NLĐ đánh giá mức độ sử dụng thường xuyện PTBV cá nhân cao hơn so với trước can thiệp (97,4% so với 91,7%) và cao hơn so với nhóm đối chứng (97,4% so với 87,6%) với p<0,001, HQCT đạt 5,1%. Về lý do không sử dụng PTBV cá nhân thường xuyên cũng có nhiều thay đổi, tỷ lệ NLĐ cho rằng không cần thiết giảm nhiều so với trước can thiệp (10,0% so với 75,0%) và thấp hơn so với nhóm đối chứng (10,0% so với 20,0%) với p<0,001. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về hiệu quả sử dụng các PTBV và hiệu quả tập huấn về ATLĐ [64], [67]. 127 Trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại các khu công nghiệp lãnh đạo doanh nghiệp, các ban, ngành, đoàn thể, nhất là Công đoàn của các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp, sự phối hợp đa ngành của các ban, ngành, đoàn thể là chìa khóa trong tổ chức các cơ sở y tế lao động cũng như tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe trong các doanh nghiệp đó. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra vai trò của lãnh đạo các doanh nghiệp và vai trò quan trọng của lãnh đạo các tổ chức đoàn thể trong 10 công ty, doanh nghiệp của tỉnh Đồng Nai trong chăm sóc sức khỏe người lao động, trong chỉ đạo và tổ chức tập huấn về an toàn lao động và các hoạt động khác có liên quan. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, trong đó có người lao động ở tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Trong quá trình triển khai các giải pháp can thiệp về VSATLĐ và quản lý sức khỏe người lao động chúng tôi thấy việc nâng cao sự lãnh đạo chỉ đạo của các tổ chức đảng và đoàn thể; công tác phối hợp đa ngành; tăng cường công tác kiểm tra giám sát thanh tra có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên do thời gian can thiệp còn ngắn nên hiệu quả can thiệp của chúng tôi đạt hiệu quả chưa cao, mặc dù các chỉ số sau can thiệp đều tốt lên, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó việc tiếp cận các doanh nghiệp rất khó khăn, đặc biệt là nghiên cứu các hồ sơ sức khỏe của các doanh nghiệp nên chúng tôi chỉ dựa vào khám sức khỏe tại chỗ trong ngày phỏng vấn người lao động để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của người lao động tại 10 công ty, doanh nghiệp nghiên cứu. Việc tiếp cận với các doanh nghiệp này khó khăn tới mức phải có sự can thiệp của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và của Sở Y tế Đồng Nai. Chọn 4 doanh nghiệp để can thiệp và đối chứng, ngoài tiêu chí như đã nêu ở trang 38, còn phải dựa vào quan hệ của tổ chức đảng và chính quyền địa phương 128 và quan hệ cá nhân của NCS với giám đốc các doanh ngiệp đó mới sẵn sàng cho tiến hành nghiên cứu can thiệp và tiến hành điều tra sau can thiệp. 129 KẾT LUẬN 1. Thực trạng sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe ngƣời lao động tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, năm 2013. *Thực trạng sức khỏe của người lao động còn nhiều hạn chế: - Tỷ lệ NLĐ ốm phải nghỉ việc (9,2% trong 4 tuần trước điều tra), tỷ lệ mắc BNN (0,6% ) cao. Có 4,1% NLĐ đã từng bị TNLĐ, trong đó có 88,6% được cấp cứu kịp thời. - Tỷ lệ NLĐ có chỉ số khối cơ thể ở mức bình thường thấp (56,5%). Tỷ lệ THA cao: Có 3,9% THA độ 1, 0,9% THA độ 2 và 35,9% tiền THA. - Tỷ lệ NLĐ có SK loại 1 và loại 2 thấp: chỉ có 47,5% NLĐ có sức khỏe loại 1, tỷ lệ này ở nam cao hơn nữ (55,0% so với 36,8%). Khoảng 1/3 (34,8%) NLĐ có sức khỏe loại 2, tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam (38,9%) so với (31,9%). * Thực trạng công tác CSSK người lao động còn nhiều bất cập: - Có tới 51,7% ý kiến CBYT cho rằng tổ BVSK và MT chưa đủ biên chế theo quy định, cần bổ sung thêm CBYT. - Chỉ có 55,2% ý kiến cho rằng tổ BVSK và môi trường có đủ cơ sở vật chất đầy đủ theo quy định. Và cũng chỉ có 44,8% cho rằng tổ BVSK và MT có đầy đủ trang thiết bị y tế theo quy định. - Chủ yếu (74,0%) CBYT của 10 doanh nghiệp có trình độ y sỹ, 24,0% có trình độ y tá, điều dưỡng, không có bác sỹ. Thâm niên làm việc tại doanh nghiệp dưới 1 năm (28,0%), từ 2 -3 năm (40,0%), trên 3 năm là 32,0%. - Có 56,0% và 50,0% CBYT cho rằng các doanh nghiệp có sổ theo dõi sức khỏe cho NLĐ bị bệnh mạn tính, những người có sức khỏe loại 4, loại 5 và có sổ quản lý và hồ sơ cho NLĐ bị bệnh nghề nghiệp. 130 2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe ngƣời lao động tại địa bàn nghiên cứu. - Sau can thiệp tỷ lệ NLĐ có ý kiến đánh giá về môi trường lao động bị ô nhiễm giảm hơn so với trước can thiệp (59,9% so với 61,3%) với p<0,001. - Ý kiến đánh giá về mức độ trang bị đầy đủ PTBV cá nhân cho NLĐ cao hơn trước can thiệp và cao hơn nhóm chứng (p<0,001), HQCT đạt 3,6% - Tỷ lệ NLĐ được học tập các quy định về VSATLĐ cao hơn trước can thiệp và cao hơn nhóm chứng với p<0,001, HQCT đạt 6,8%. - Tỷ lệ NLĐ được KSK định kỳ sau can thiệp cao hơn trước can thiệp và cao hơn so với nhóm chứng với p<0,001, HQCT đạt 5,1%. - Tỷ lệ NLĐ bị ốm phải nghỉ việc thấp hơn so với trước can thiệp (6,3% so với 12,4%) và thấp hơn nhiều so với nhóm đối chứng (15,7% so với 15,4%) với p<0,001 và HQCT đạt 94,9%. - Sau can thiệp không có tỷ lệ NLĐ mắc BNN trong khi tỷ lệ này trước can thiệp và ở nhóm đối chứng sau can thiệp đều là 0,7%. Tỷ lệ người bệnh được phục hồi chức năng cao hơn trước can thiệp (75,2% so với 33,3%) và cao hơn nhóm đối chứng (75,2% so với 66,7%), với p<0,001. - Tỷ lệ NLĐ có chỉ số HA bình thường cao hơn trước can thiệp và cao hơn nhóm chứng với p<0,001, HQCT đạt 41,9%. - Tỷ lệ NLĐ có sức khỏe loại 1 tăng hơn trước can thiệp (53,4% so với 40,3%) và cao hơn nhóm đối chứng (53,4% so với 47,5%) với p<0,01, HQCT đạt 24,1%. 131 KIẾN NGHỊ 1. Đối với người lao động: Nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm học tập và thực hiện quy định các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Thực hiện tốt vai trò chức năng của người lao động trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cá nhân và doanh nghiệp tại nơi lao động. 2. Các doanh nghiệp cần tổ chức cho 100% người lao động được học tập các quy định về vệ sinh an toàn lao động theo quy định. Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo yêu cầu đối với từng ngành nghề. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về an toàn vệ sinh lao động. 3. Cần bổ sung đầy đủ thuốc, trang bị y tế cho Tổ bảo vệ sức khỏe và môi trường cấp huyện và tổ y tế các doanh nghiệp theo quy định đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. 4. Cơ quan y tế cần phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ hoặc nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp kịp thời làm hồ sơ gửi đi giám định. Cần quản lý chặt chẽ những trường hợp bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp theo quy định 5. Đối với ngành y tế: Có đề xuất về cơ chính sách về cụ thể về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe và quản lý bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động cho người lao động. 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ KẾT QUẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Phạm Văn Dũng, Phạm Văn Thao, Nguyễn Thị Thùy Dƣơng, Phan Trọng Lân (2015), “Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại một số doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXV, số 8 (168), tr. 523-530. 2. Phạm Văn Dũng, Đào Văn Dũng, Phạm Văn Thao (2016), “Hiệu quả giải pháp can thiệp về chăm sóc sức khỏe người cho lao động tại một số khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Y học cộng đồng, số 35, tháng 11-12/2016, tr. 20-24. 3. Phạm Văn Dũng, Phạm Văn Thao, Đào Văn Dũng (2017), “Thực trạng sức khỏe người lao động tại 10 doanh nghiệp thuộc 7 khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, năm 2013”, Tạp chí Y học cộng đồng, số 37, tháng 3-4/2016, tr. ...).
File đính kèm:
- luan_an_danh_gia_hieu_qua_mot_so_giai_phap_can_thiep_cai_thi.pdf