Luận án Đánh giá kết quả điều trị u màng não nền sọ bằng dao gamma quay
U màng não (thuật ngữ tiếng anh - Meningioma) là bệnh lý u não nguyên
phát xuất phát từ tế bào màng nhện của màng não, u phát triển chậm, ngoài trục.
Theo báo cáo của trung tâm quản lý các bệnh lý u não tại Mỹ năm 2019, u màng
não chiếm hơn 37% các khối u nội sọ, tỷ suất mới mắc là 34.210 trường hợp/
năm, tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi và tăng nhanh ở người lớn > 65 tuổi, nữ gặp
nhiều hơn nam 1. U màng não thường lành tính chiếm 97,7%, u màng não ác tính
chiếm khoảng 1,7%, tỷ lệ sống trên 10 năm đối với u màng não lành tính và ác
tính lần lượt là 83,7% và 61,7% 1. U màng não gặp ở mọi vị trí trong hộp sọ như:
giữa não và xương sọ, vùng nền sọ, trong não thất hoặc dọc tủy sống. U màng
não nền sọ (Skull base meningioma) chiếm khoảng 1/3 khối u màng não nội sọ
theo các nghiên cứu khác nhau 2,3.
Chẩn đoán u màng não thường không khó chủ yếu dựa vào triệu chứng
lâm sàng gợi ý và đặc điểm trên phim chụp cộng hưởng từ 4-8. Kết quả mô bệnh
học chỉ thực hiện ở những trường hợp sau phẫu thuật. Vùng nền sọ có đặc điểm
giải phẫu khá phức tạp. Các u màng não vùng này thường xâm lấn xương,
mạch máu và thần kinh sọ, có xu hướng phát triển qua các lỗ tự nhiên của
xương sọ, gây nên các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng. Vì vậy, nếu không
được điều trị kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh nặng nề thậm chí là
tử vong.
Đa số u màng não là lành tính nên phẫu thuật là phương pháp điều trị
chính nhằm loại bỏ khối u hoàn toàn, giải chèn ép, và xác định mô học khối u 9-
12
. Gần đây, với nhiều tiến bộ trong phẫu thuật nên làm tăng khả năng cắt bỏ
triệt để khối u và giảm các tai biến sau phẫu thuật. Tuy nhiên, u màng não nền
sọ thường nằm sâu khó tiếp cận, liên quan nhiều cấu trúc thần kinh quan trọng
nên phẫu thuật cắt bỏ u hoàn toàn là khó khăn, dễ gây nên các biến chứng thần
kinh, làm tăng tỷ lệ tử vong hoặc di chứng sau mổ. Bệnh thường dễ tái phát sau
phẫu thuật 2,13-15. Mathiesen báo cáo tỷ lệ tái phát lên đến 72% sau phẫu thuật
u không hoàn toàn (Simpson IV) 16.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá kết quả điều trị u màng não nền sọ bằng dao gamma quay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THANH HÙNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U MÀNG NÃO NỀN SỌ BẰNG DAO GAMMA QUAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THANH HÙNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U MÀNG NÃO NỀN SỌ BẰNG DAO GAMMA QUAY Chuyên ngành : UNG THƢ Mã số : 62.72.01.49 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Hồng Thăng PGS. TS. Phạm Cẩm Phƣơng HÀ NỘI - 2021 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Hồng Thăng, Phó chủ nhiệm bộ môn Ung thư, trưởng khoa Nội 4 Bệnh viện K, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, Phó chủ nhiệm bộ môn Y học hạt nhân, Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu, Nguyên chủ nhiệm bộ môn Ung thư, Nguyên phó giám đốc Bệnh viện K, người thầy luôn ủng hộ, động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến GS.TS Trần Văn Thuấn, Chủ nhiệm bộ môn Ung thư, Nguyên giám đốc Bệnh viện K. PGS.TS Lê Văn Quảng, Nguyên chủ nhiệm bộ môn Ung thư, Giám đốc bệnh viện K, là những người Thầy đã giúp đỡ tôi và tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Mai Trọng Khoa, Nguyên giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Nguyên phó giám đốc Bệnh viện Bach Mai, Nguyên trưởng bộ môn Y học hạt nhân, Trường Đại học Y Hà Nội. PGS.TS Trần Đình Hà, Nguyên giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. PGS.TS Lê Chính Đại, Nguyên phó giám đốc trung tâm y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, là những người thầy luôn chia sẻ, động viên và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu để hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Ung thư, Bộ môn Y học hạt nhân, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Trung tâm Điện Quang, Trung tâm Giải phẫu bệnh Bệnh viện Bạch Mai, Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai, Phòng quản lý và đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng hội chẩn, kíp xạ phẫu dao gamma quay đã đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đường chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân u não và các bệnh lý sọ não. Tôi xin chân thành cảm ơn những đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn những người bệnh, gia đình người bệnh đã tin tưởng chia sẻ, giáo phó trọng trách lớn lao và dành những tình cảm tốt nhất, sát cánh cùng tôi để hoàn thành những ca xạ phẫu đạt hiệu quả cao nhất. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính tặng cha, mẹ, vợ, các con và gia đình những người luôn bên tôi động viên, chia sẻ khó khăn và dành cho tôi những điều kiện thuận lợi nhất. Nguyễn Thanh Hùng LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thanh Hùng, nghiên cứu sinh khóa 34 - Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Ung thư, tôi xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Hồng Thăng và PGS.TS. Phạm Cẩm Phương. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2021 Tác giả Nguyễn Thanh Hùng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Tiếng việt %: Tỷ lệ phần trăm N: Số bệnh nhân BN: Bệnh nhân CHT: Cộng hưởng từ CLVT: Cắt lớp vi tính TB: Trung bình TK: Thần kinh UMN: U màng não UMNNS: U màng não nền sọ 2. Tiếng Anh Gy: Gray PFS (Sống thêm bệnh không tiến triển): Progression-Free Survival MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu và vị trí u màng não nền sọ hay gặp ...................... 3 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu nền sọ............................................................... 3 1.1.2. Các vị trí u màng não nền sọ hay gặp.............................................. 6 1.2. Dịch tể và mô bệnh học u màng não ..................................................... 7 1.2.1. Dịch tể học ....................................................................................... 7 1.2.2. Mô bệnh học .................................................................................... 7 1.3. Đặc điểm lâm sàng u màng não nền sọ .................................................. 9 1.3.1. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh u màng não ...................................... 9 1.3.2. Triệu chứng lâm sàng .................................................................... 10 1.4. Đặc điểm hình ảnh u màng não nền sọ ................................................ 13 1.4.1. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ....................................................... 13 1.4.2. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ ....................................................... 14 1.5. Các phương pháp điều trị u màng não nền sọ ...................................... 22 1.5.1. Vai trò của phẫu thuật.................................................................... 23 1.5.2. Vai trò của nút mạch trước mổ ...................................................... 25 1.5.3. Vai trò của xạ trị ............................................................................ 25 1.5.4. Vai trò của hóa trị .......................................................................... 28 1.5.5. Vai trò của liệu pháp Hormon ....................................................... 28 1.5.6. Vai trò của liệu pháp nhắm trúng đích .......................................... 28 1.5.7. Vai trò của xạ phẫu dao gamma quay ........................................... 29 1.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về điều trị u màng não nền sọ bằng dao gamma .................................................................................. 35 1.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................... 35 1.6.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................... 38 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 39 2.1. Đối tượng nghiên cứu. ......................................................................... 39 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh .................................................................... 39 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 39 2.2. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 40 2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu .................................................. 40 2.2.3. Thiết bị nghiên cứu ........................................................................ 40 2.2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 42 2.2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán u màng não nền sọ trên phim chụp cộng hưởng từ ........................................................................................ 42 2.2.6. Quy trình xạ phẫu bằng dao gamma quay ..................................... 43 2.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu .................................................... 49 2.3.1. Công cụ thu thập số liệu ................................................................ 49 2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ............................................................ 49 2.4. Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 50 2.4.1. Với mục tiêu 1 ............................................................................... 50 2.4.2. Với mục tiêu 2 ................................................................................... 51 2.5. Sai số và khống chế sai số .................................................................... 60 2.5.1. Sai số hệ thống do chọn mẫu nghiên cứu ...................................... 60 2.5.2. Sai số ngẫu nhiên do thu thập và xử lý số liệu .............................. 60 2.6. Xử lý số liệu ......................................................................................... 60 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 61 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 63 3.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ ................................... 63 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 63 3.1.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ ................................................ 66 3.2. Kết quả điều trị ..................................................................................... 68 3.2.1. Đặc điểm xạ phẫu .......................................................................... 68 3.2.2. Cải thiện triệu chứng lâm sàng ...................................................... 70 3.2.3. Đáp ứng về kích thước và tính chất khối u ................................... 73 3.2.4. Kết quả về sống thêm .................................................................... 77 3.2.5. Tác dụng không mong muốn và chất lượng sống ......................... 84 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 86 4.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ ................................... 86 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 86 4.1.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ ................................................ 92 4.2. Kết quả điều trị ................................................................................... 101 4.2.1. Thời gian xuất viện và thời gian theo dõi .................................... 101 4.2.2. Đặc điểm kỹ thuật xạ phẫu .......................................................... 102 4.2.3. Cải thiện triệu chứng lâm sàng .................................................... 105 4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện triệu chứng ......................... 108 4.2.5. Thay đổi kích thước và tính chất khối u ...................................... 109 4.2.6. Đáp ứng khối u và kiểm soát bệnh .............................................. 111 4.2.7. Một số yếu tố liên quan đáp ứng khối u ...................................... 113 4.2.8. Thời gian sống thêm .................................................................... 115 4.2.9. Các yếu tố liên quan đến sống thêm và dự báo bệnh tiến triển ... 119 4.2.10. Tính an toàn và chất lượng sống sau xạ phẫu ........................... 123 KẾT LUẬN .................................................................................................. 128 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại u màng não nền sọ theo vị trí ........................................ 6 Bảng 1.2. Phân loại mô bệnh học của WHO năm 2016 ................................ 8 Bảng 1.3. Bảng phân loại của Simpson ....................................................... 23 Bảng 1.4. Kết quả phẫu thuật u màng não nền sọ của các tác giả nước ngoài ....... 25 Bảng 1.5. Kết quả xạ trị u màng não nền sọ của một số tác giả nước ngoài .... 27 Bảng 1.6. Khuyến cáo của Hiệp hội xạ phẫu lập thể quốc tế cho xạ phẫu u màng não ..................................................................................... 32 Bảng 1.7. Liều xạ phẫu cho u não ............................................................... 34 Bảng 1.8. Tóm tắt kiểm soát u sau xạ phẫu dao gamma cho u màng não nền sọ ... 37 Bảng 2.1. Đánh giá đáp ứng khối u theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 .............. 54 Bảng 2.2. Tác dụng không mong muốn ...................................................... 57 Bảng 2.3. Mô tả bố cục của Bộ câu hỏi EORTC -C30 ............................... 58 Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới .................................................................... 63 Bảng 3.2. Phân bố triệu chứng dây thần kinh sọ theo vị trí u ..................... 65 Bảng 3.3. Bảng chỉ số Karnofsky trước điều trị .......................................... 65 Bảng 3.4. Tỷ lệ phần trăm u màng não nền sọ theo vị trí ........................... 66 Bảng 3.5. Kích thước u trước xạ phẫu ........................................................ 66 Bảng 3.6. Một số tính chất u trên cộng hưởng từ ........................................ 67 Bảng 3.7. Đặc điểm tín hiệu trên cộng hưởng từ ........................................ 67 Bảng 3.8. Thời gian xuất viện và thời gian theo dõi ................................... 68 Bảng 3.9. Liều xạ phẫu, số trường chiếu và thời gian xạ phẫu ................... 69 Bảng 3.10. Phân bố liều xạ phẫu theo vị trí và kích thước u ........................ 70 Bảng 3.11. Cải thiện triệu chứng chung sau điều trị ..................................... 70 Bảng 3.12. Thay đổi một số triệu chứng cơ năng sau điều trị ...................... 71 Bảng 3.13. Mô hình hồi quy đa biến logistic ................................................ 72 Bảng 3.14. Thay đổi kích thước khối u trước và sau điều trị ........................ 73 Bảng 3.15. Thay đổi tính chất khối u sau điều trị ......................................... 74 Bảng 3.16. Đáp ứng khối u chung sau điều trị .............................................. 74 Bảng 3.17. Liên quan đáp ứng khối u với tiền sử phẫu thuật ....................... 75 Bảng 3.18. Liên quan đáp ứng u với kích thước u ........................................ 75 Bảng 3.19. Liên quan đáp ứng u với vị trí u ................................................. 76 Bảng 3.20. Liên quan đáp ứng u với liều xạ phẫu ........................................ 76 Bảng 3.21. Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển ....................................... 77 Bảng 3.22. Mô hình hồi quy đa biến COX: tương quan giữa khả năng tiến triển của bệnh và các yếu tố liên quan. ....................................... 83 Bảng 3.23. Các tác dụng không mong muốn sau điều trị .. ... rnal of clinical oncology. 2016;39(5):453-457. 130. DiBiase S.J., Kwok Y., Yovino S., et al. Factors predicting local tumor control after gamma knife stereotactic radiosurgery for benign intracranial meningiomas. International journal of radiation oncology, biology, physics. 2004;60(5):1515-1519. 131. Kondziolka D., Mathieu D., Lunsford L.D., et al. Radiosurgery as definitive management of intracranial meningiomas. Neurosurgery. 2008;62(1):53-58; discussion 58-60. 132. Metellus P, Regis J, Muracciole X, et al. Evaluation of fractionated radiotherapy and gamma knife radiosurgery in cavernous sinus meningiomas: treatment strategy. Neurosurgery. 2005;57(5):873-886; discussion 873-886. 133. Qi ST, Liu Y, Pan J, et al. A radiopathological classification of dural tail sign of meningiomas. J Neurosurg. 2012;117(4):645-653. 134. Bulthuis VJ, Hanssens PEJ, Lie ST, et al. Gamma Knife radiosurgery for intracranial meningiomas: Do we need to treat the dural tail? A single-center retrospective analysis and an overview of the literature. Surg Neurol Int. 2014;5(Suppl 8):S391-S395. 135. Rogers L, Jensen R, Perry A. Chasing your dural tail: Factors predicting local tumor control after gamma knife stereotactic radiosurgery for benign intracranial meningiomas: In regard to DiBiase et al. (Int J Radiat Oncol Biol Phys 2004;60:1515-1519). International journal of radiation oncology, biology, physics. 2005;62(2):616-618; author reply 618-619. 136. Novotný J.Jr., Kollová A., Liscák R. Prediction of intracranial edema after radiosurgery of meningiomas. J Neurosurg. 2006;105 Suppl:120-126. 137. Muracciole X., Régis J. Radiosurgery and carcinogenesis risk. Progress in neurological surgery. 2008;21:207-213. 138. Nakamura J.L., Verhey L.J., Smith V., et al. Dose conformity of gamma knife radiosurgery and risk factors for complications. International journal of radiation oncology, biology, physics. 2001;51(5):1313-1319. 139. Iwai Y., Yamanaka K., Nakajima H., et al. Gamma knife radiosurgery for skull base meningiomas: the treatment results and patient satisfaction expressed in answers to a questionnaire]. No shinkei geka Neurological surgery. 2000;28(5):411-415. MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU I. PHẦN HÀNH CHÍNH 1. Họ tên: Mã bệnh án: 2. Năm sinh: 3. Giới tính: 1. Nam □ 2. Nữ □ 4. Nghề nghiệp: 1. Cán bộ □ 2. Nông Nghiệp □ 3. Cán bộ hưu □ 4. Nội trợ □ 5. Công nhân □ 6. Học sinh □ 7. Khác □ 5. Địa chỉ liên hệ: 6. Số điện thoại: 7. Nơi giới thiệu đến: 8. Ngày vào viện: 9. Ngày ra viện: 10. Vào viện lần: II. PHẦN CHUYÊN MÔN 1. Tiền sử mổ lấy u: 1. Có □ 2. Không □ - Tại bệnh viện: - Thời gian: - Cách thức phẫu thuật: 1. Mổ lấy u hoàn toàn □ 2. Mổ lấy u một phần □ 2. Triệu chứng cơ năng: Đặc điểm cơ năng T0* T1 T2 T3 T4 Điểm thể trạng PS 1.Đau đầu ** 2.Đau tê nửa mặt 3.Nhìn mờ 4.Nhìn đôi 5.Lác trong 6.Lác ngoài 7.Sụp mi 8.Lồi mắt 9.Co giật 10.Mất thăng bằng 11.Liệt nửa người 11. Nôn, buồn nôn 12. Đái nhạt 13. Khác *T0. Thời điểm trước khi điều trị xạ phẫu Gamma knife T1, T2, T3, T4, T5: Thời điểm sau khi điều trị xạ phẫu Gamma knife lần lượt là 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng **1. Cải thiện hoàn toàn, 2. Cải thiện một phần, 3. Ổn định, 4. Nặng hơn 3. Triệu chứng thực thể Đặc điểm tổn thƣơng dây TK T0* T1 T2 T3 T4 1.Dây III ** 2.Dây IV 3.Dây V 4.Dây VI 5.Dây VII 6.Dây VIII 7.Tăng áp lực nội sọ *T0. Thời điểm trước khi điều trị xạ phẫu Gamma knife T1, T2, T3, T4: Thời điểm sau khi điều trị xạ phẫu Gamma knife lần lượt là 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng. **1. Cải thiện hoàn toàn, 2. Cải thiện một phần, 3. Không cải thiện, 4. Nặng hơn 4. Hình ảnh MRI sọ não 4.1. Vị trí u: (1): Nền sọ trước (trán, mắt, rãnh khứu) (2): Nền sọ giữa (Xoang hang, xương bướm, trên yên) (3): Nền sọ sau (Góc cầu tiểu não, hố sau, dốc nền) 4.2. Đặc điểm u Đặc điểm khối u T0* T1 T2 T3 T4 Kích thước (cm) T1W(a) T2W và Flair(a) Ngấm thuốc mạnh, đồng nhất(b) Ngấm thuốc ít, đồng nhất (b) Không ngấm thuốc (b) Đuôi màng cứng (b) Phù não (a). 1: Tăng tín hiệu, 2: Đồng tín hiệu, 3: Giảm tín hiệu, 4: Chảy máu, 5: Vôi hóa, 6: Nang hóa. (b). 1: Có, 2: Không *T0. Thời điểm trước khi điều trị xạ phẫu Gamma knife T1, T2, T3, T4: Thời điểm sau khi điều trị xạ phẫu Gamma knife lần lượt là 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng 4.3. Đặc điểm xâm lấn Đặc điểm xâm lấn T0* T1 T2 T3 T4 PL Sekhar(a) Liên quan dây thần kinh thị giác (b) Xâm lấn tiểu não (c) Xâm lấn tuyến yên Xâm lấn thuỳ thái dương Xâm lấn thân não Xâm lấn hốc mắt Clivus Xoang TM Động mạch Xâm lấn TK sọ khác Xâm lấn xương (a). 0. Không, 1. Độ I, 2. Độ II, 3. Độ III, 4. Độ IV, 5. Độ V (b). 1. Không xâm lấn, 2. Có xâm lấn (c). 1. Thần kinh thị giác, 2. Tuyến yên, 3. Thùy thái dương, 4.Tiểu não, 5. Hốc mắt, 6. Clivus, 7. Xoang TM, 8. Động mạch, 9. TK sọ khác, 10. Xương, 11. Thân não *T0. Thời điểm trước khi điều trị xạ phẫu Gamma knife T1, T2, T3, T4: Thời điểm sau khi điều trị xạ phẫu Gamma knife lần lượt là 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng. 5. Đặc điểm điều trị. 5.1. Liều xạ phẫu (Gy): 5.2. Số trường chiếu (shot): 5.3. Thời gian xạ phẫu (phút): 6. Biến chứng sau xạ phẫu Đau đầu Phù não Động kinh Nôn, buồn nôn Chán ăn Rụng tóc Viêm da Khô miệng Khác ** (*). Có, (**): không. (1): Độ 1, (2): Độ 2, (3): Độ 3, (4): Độ 4, (5): Độ 5. 7. Chất lƣợng sống: Bộ câu hỏi EORTC – C30 (phụ lục kèm theo) PHỤ LỤC 1 Bảng thang điểm Karnofsky (1949) Điểm Nhóm Tình trạng bệnh nhân 100 I Bình thường, không than phiền, không có bằng chứng bệnh tật 90 I Có thể tiến hành các hoạt động bình thường, có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhẹ của bệnh 80 I Hoạt động bình thường với sự cố gắng, có một số dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh 70 II Tự chăm sóc bản thân, không thể tiến hành các sinh hoạt trong nhà hay làm công việc có tính chất hoạt động 60 II Đôi khi cần sự trợ giúp nhưng có thể tự chăm sóc đa số các nhu cầu của bản thân 50 III Cần trợ giúp nhiều và chăm sóc y tế thường xuyên 40 III Mất khả năng hoạt động; cần chăm sóc và trợ giúp đặc biệt 30 IV Mất khả năng hoạt động trầm trọng: cần nhập viện, nhưng chưa phải sắp chết 20 IV Bệnh rất nặng; cần nhập viện, cần hỗ trợ tích cực 10 IV Hấp hối; tiến trình chết tiến rất nhanh 0 V Chết PHỤ LỤC 2 Bảng thang điểm chất lƣợng sống EORTC-C30 (phiên bản 3) STT NỘI DUNG Không ít Nhiều Rất nhiều 1 Quý vị có thấy khó khăn khi thực hiện những công việc gắng sức, ví dụ như xách một túi đồ nặng hay một vali không? 1 2 3 4 2 Quý vị có thấy khó khăn khi đi bộ một khoảng dài không? 1 2 3 4 3 Quý vị có thấy khó khăn khi đi bộ một khoảng ngắn bên ngoài nhà mình không? 1 2 3 4 4 Quý vị có cần nằm nghỉ trên giường hay trên ghế suốt ngày không? 1 2 3 4 5 Quý vị có cần giúp đỡ khi ăn, mặc, tắm rửa hay đi vệ sinh không? 1 2 3 4 Trong tuần qua 6 Quý vị có bị hạn chế thực hiện trong việc làm hoặc trong các công việc khác không? 1 2 3 4công việc hàng ngày khác không? 1 2 3 4 7 Quý vị có bị hạn chế trong việc theo đuổi các sở thích hay trong các hoạt động giải trí khác không? 1 2 3 4 8 Quý vị có bị thở nhanh không? 1 2 3 4 9 Quý vị có bị đau ở đâu không? 1 2 3 4 10 Quý vị có cần phải nghỉ ngơi không? 1 2 3 4 11 Quý vị có bị mất ngủ không? 1 2 3 4 12 Quý vị có cảm thấy đuối sức không? 1 2 3 4 13 Quý vị có bị mất cảm giác ngon miệng không? 1 2 3 4 14 Quý vị có cảm giác buồn nôn không? 1 2 3 4 15 Quý vị có bị nôn không? 1 2 3 4 16 Quý vị có bị táo bón không? 1 2 3 4 Trong tuần qua 17 Quý vị có bị tiêu chảy không? 1 2 3 4 18 Quý vị có bị mệt không? 1 2 3 4 19 Cơn đau có cản trở sinh hoạt hàng ngày của quí vị 1 2 3 4 không? 1 2 3 4 20 Quý vị có bị khó khăn khi tập trung vào công việc nào đó, như khi đọc báo hay xem truyền hình không? 2 3 4 1 2 3 4 21 Quí vị có thấy căng thẳng không? 1 2 3 4 22 Quý vị có bị lo lắng không? 1 2 3 4 23 Quý vị có thấy dễ bực tức không? 1 2 3 4 24 Quý vị có cảm thấy buồn chán không? 1 2 3 4 25 Quý vị có gặp khó khăn khi phải nhớ lại một sự việc không? 2 3 4 1 2 3 4 26 Tình trạng thể lực của quý vị hoặc việc điều trị bệnh gây cản trở cuộc sống gia đình của quý vị không? 2 3 4 1 2 3 4 27 Tình trạng thể lực hoặc việc điều trị bệnh có gây cản trở các hoạt động xã hội của quý vị không? 2 3 4 1 2 3 4 28 Tình trạng thể lực hoặc việc điều trị bệnh có tạo khó khăn tài chính cho quý vị không? 2 3 4 1 2 3 4 Đối với những câu hỏi sau đây, khoanh tròn số từ 1 đến 7 phù hợp nhất 29 Quý vị tự đánh giá như thể nào về sức khỏe tổng quát của mình trong tuần qua? 1 (Rất tệ) 2 3 4 5 6 7 (Rất tuyệt) 30 Quý vị tự đánh giá như thế nào về chất lượng cuộc sống tổng quát của mình trong tuần qua? 1 (Rất tệ) 2 3 4 5 6 7 (Rất tuyệt) PHỤ LỤC 3 Bảng phân loại mức độ lan rộng u màng não nền sọ theo Sekhar (1996) 1. Dựa vào sự liên quan của khối u với động mạch cảnh trong đoạn trong xoang hang và mức độ xâm lấn vào xoang hang Phân độ Đặc điểm I Tiếp xúc không gây hẹp đoạn động mạch cảnh trong II Xâm lấn một phần vào xoang hang III Gây hẹp đoạn động mạch cảnh trong IV Xâm lấn hoàn toàn vào xoang hang V Xâm lấn động mạch cảnh trong và xoang hang 2. Dựa vào KT khối u và mức độ xâm lấn ra ngoài xoang hang Phân độ Đặc điểm U khu trú U < 3cm, xâm lấn vào khu vực lân cận của nền sọ U lan rộng U > 3cm, xâm lấn vào nhiều khu vực của nền sọ PHỤ LỤC 4 Thông tin dành cho bệnh nhân đƣợc điều trị bằng phƣơng pháp xạ phẫu dao gamma quay Phương pháp xạ phẫu bằng dao gamma ra đời năm 1968 do giáo sư Larsleksell và Borje Larson (Thụy Điển) chế tạo ra hay còn gọi là dao gamma cổ điển. Hệ thống này là sự kết tinh những thành tựu công nghệ khoa học kỹ thuật, nó thực sự có ý nghĩa to lớn trong điều trị u não và một số bệnh lý sọ não, đặc biệt những khối u ở vị trí sâu trong hộp sọ. Sau đó hệ thống này phát triển rộng rãi trên toàn thế giới và trở thành một trong những phương pháp điều trị u não và một số bệnh lý sọ não. Năm 2004, dựa trên nguyên lý hoạt động dao gamma cổ điển, người Mỹ đã chế tạo ra hệ thống xạ phẫu bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife). Tháng 7 năm 2007, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu ứng dụng phương pháp xạ phẫu bằng dao gamma quay để điều trị cho những bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu báo cáo về kết quả điều trị u não và một số bệnh lý bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay bước đầu mang lại kết quả khả quan. Bệnh nhân có chỉ định xạ phẫu bằng dao gamma quay của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai được thông qua hội đồng hội chẩn bao gồm các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ nội thần kinh, ngoại thần kinh, ung thư, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, y học hạt nhân. Nhằm mục đích giúp cho bệnh nhân có chỉ định lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhất. Mục đích của nghiên cứu: nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng sống, kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân. Bệnh nhân đƣợc chỉ định xạ phẫu dao gamma quay cần phải làm gì? Tuân thủ theo chỉ định của hội đồng hội chẩn Cung cấp cho bác sĩ về thông tin sức khỏe và tình trạng bệnh Bệnh nhân đƣợc xạ phẫu bằng dao gamma quay cần đƣợc biết gì? Được bác sĩ tư vấn và giải thích về quy trình điều trị, hiệu quả, tiên lượng điều trị. Tuân thủ chế độ sinh hoạt, lao động cũng như thời gian theo dõi, tái khám định kỳ. Các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau xạ phẫu? Một số bệnh nhân có cơ địa phản ứng quá mẫn với tia bức xạ: trong và ngay sau khi kết thúc tia xạ bệnh nhân có thể xuất hiện hiện tượng choáng váng, thở nhanh nông, vã mồ hôi, nôn. Những bệnh nhân này cần được đưa ra khỏi phòng xạ phẫu, nơi thoáng khí, nghỉ ngơi hoặc có thể sử dụng thuốc chống shock. Phản ứng muộn hơn sau vài ngày có thể sau 1 vài tháng biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, mất thăng bằng, mất ngủ, cảm giác ăn không ngon đây là dấu hiệu phù não, viêm bản sọ sau xạ phẫu. Những bệnh nhân này thông thường đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Biến chứng muộn: có thể thoái hóa chất trắng, tỷ lệ này ít gặp và điều trị hỗ trợ bằng những thuốc bổ não. Quyền lợi của ngƣời bệnh nhƣ thế nào? Bệnh nhân được lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, an toàn nhất. Bệnh nhân có thể từ chối không sử dụng phương pháp điều trị. Bệnh nhân cần liên hệ với ai để đƣợc tƣ vấn? Bất kỳ lúc nào hoặc thời gian nào bệnh nhân đều có thể liên hệ với bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng với số điện thoại: 0368616888 Hoặc Email: hungnguyendrbm@gmail.com Hoặc thư qua đường bưu điện gửi về địa chỉ: Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai 78 Giải Phóng- Đống Đa- Hà Nội. PHỤ LỤC 5 Bản chấp thuận tự nguyện tham gia nghiên cứu Tên đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị u màng não nền sọ bằng dao Gamma quay” Tôi:........................................................đồng ý tham gia nghiên cứu này. Tôi xác nhận là: 1. Tôi được cung cấp và hiểu rõ những thông tin về tính chất, mục đích và thời gian của nghiên cứu này. 2. Tôi hoàn toàn tư do trong việc quyết định chấp nhận hay từ chối tham gia vào nghiên cứu này. 3. Tôi hiểu rằng mình có thể rút khỏi nghiên cứu này bất kỳ lúc nào 4. Những dữ liệu y khoa của tôi được bảo mật nghiêm ngặt và tôi chấp nhận cho việc sử dụng, tham khảo nó bởi những người có liên quan trong nghiên cứu này. Họ và tên người tham gia nghiên cứu:............................................................... Chữ ký của người tham gia nghiên cứu:............................................................ Hà Nội, ngày.........tháng.........năm 20...... PHỤ LỤC 6 MINH HỌA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Một số đặc điểm hình ảnh cộng hƣởng từ Hình ảnh u giảm tín hiệu trên T1W (Mã bệnh C71/507) Hình ảnh u tăng tín hiệu trên T2W (Mã bệnh C71/507) Đuôi màng cứng (Mã bệnh D32/190) U ngấm thuốc mạnh (Mã bệnh D32/190) Phù não quanh u (Mã bệnh C71/74) 2. Ca lâm sàng kết quả điều trị Bệnh nhân: N.Đ.L. Nam, 30 tuổi, vào viện ngày 27.07.2016, Mã HS: C71/387 Bệnh nhân vào viện với lý do đau đầu, động kinh. Chẩn đoán: u màng não vùng xương bướm xâm lấn thùy thái dương trái tái phát sau mổ, kích thước 3,6 x 3,4cm. Giải phẫu bệnh: u màng não thể biểu mô. Bệnh nhân có chỉ định xạ phẫu liều 14Gy (50% liều tại biên u). Số trường chiếu là 6 shot (3 shot cỡ 14; 3 shot cỡ 8). Thời gian xạ phẫu 35,4 phút. Sau xạ phẫu 3 năm: khối u đáp ứng tốt một phần, triệu chứng đau đầu và động kinh hết, bệnh nhân sinh hoạt và làm việc bình thường. Trước xạ phẫu KT u: 3,6 x 3,4cm Sau 1 năm KT u: 2,4 x 2,5cm Sau 2 năm KT u: 2,2 x 3,1cm Sau 3 năm KT u: 1,3x 2,3cm
File đính kèm:
- luan_an_danh_gia_ket_qua_dieu_tri_u_mang_nao_nen_so_bang_dao.pdf
- 2. TOM TAT TIENG VIET.pdf
- 3. THONG TIN KET LUAN MOI (TIENG VIET).docx
- 3. TOM TAT TIENG ANH.pdf
- 4. THONG TIN KET LUAN MOI (TIENG ANH).docx
- 4. TRICH YEU LUAN AN.pdf