Luận án Đánh giá sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp trong ngăn ngừa đột quỳ thiếu máu não tái phát tại tỉnh Sóc Trăng

Cho đến nay dù có nhiều tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán và điều trị, đột

quỵ vẫn là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây tử vong trên

toàn thế giới [56]. Vì thế việc gia tăng nguy cơ đột quỵ và các biến cố xảy ra

sau đột quỵ có liên quan đến việc gia tăng gánh nặng cho chính bệnh nhân

(BN), ngƣời thân, hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở các nƣớc có thu

nhập thấp và trung bình [56],[114].

Tăng huyết áp (THA) là yếu tố mạnh nhất thay đổi đƣợc nguy cơ tái phát

đột quỵ và hiệu quả của thuốc điều trị THA sau khi bị đột quỵ đã đƣợc nghiên

cứu trong vài thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCTs)

[97],[129],[167]. Một tổng quan hệ thống và phân tích hồi quy tổng hợp của

các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy việc điều trị thuốc hạ HA làm

giảm nguy cơ tái phát đột quỵ (RR = 0,73, 95% CI = 0,62 - 0,87, p <>

tàn phế hoặc tử vong do đột quỵ (RR = 0,71; 95% CI = 0,59 - 0,85,

p < 0,001),="" tử="" vong="" do="" nguyên="" nhân="" tim="" mạch="" (rr="0,85;" 95%="" ci="0,75">

0,96, p < 0,01)="">

Tuân thủ sử dụng thuốc là mối quan tâm ngày càng tăng đối với bác sĩ và

các hệ thống chăm sóc sức khỏe vì có bằng chứng cho rằng việc không tuân

thủ sử dụng thuốc ngày càng phổ biến (33% - 69%) và gây kết cục xấu (tái

phát, tử vong, tăng chi phí điều trị) [118]. Có nhiều nghiên cứu trƣớc đây

đánh giá mối liên quan giữa tuân thủ thuốc hạ HA và nguy cơ đột quỵ [162],

[92]. Riêng trong phòng ngừa thứ phát, thì vai trò của việc tuân thủ thuốc hạ

HA và tái phát đột quỵ, biến cố mạch máu kết hợp, tử vong) chƣa thực hiện

nhiều. Ở Việt Nam, tính đến hiện tại, hầu nhƣ chƣa có đề tài nào về đánh giá

tính tuân thủ điều trị THA sau đột quỵ thiếu máu não

pdf 168 trang dienloan 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp trong ngăn ngừa đột quỳ thiếu máu não tái phát tại tỉnh Sóc Trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp trong ngăn ngừa đột quỳ thiếu máu não tái phát tại tỉnh Sóc Trăng

Luận án Đánh giá sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp trong ngăn ngừa đột quỳ thiếu máu não tái phát tại tỉnh Sóc Trăng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
LÝ NGỌC TÚ 
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 
TRONG NGĂN NGỪA ĐỘT QUỲ THIẾU MÁU NÃO 
TÁI PHÁT TẠI TỈNH SÓC TRĂNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2020 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
LÝ NGỌC TÚ 
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 
TRONG NGĂN NGỪA ĐỘT QUỲ THIẾU MÁU NÃO 
TÁI PHÁT TẠI TỈNH SÓC TRĂNG 
NGÀNH : THẦN KINH 
 MÃ SỐ : 60.72.01.47 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS. TS. VŨ ANH NHỊ 
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2020 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả 
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa 
từng đƣợc công bố ở bất kỳ nơi nào. 
 Tác giả 
 NCS LÝ NGỌC TÚ 
ii 
MỤC LỤC 
Trang 
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv 
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ ANH - VIỆT ............................................... vi 
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vii 
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................... ix 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4 
1.1. Tuân thủ sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ ................... 4 
1.2. Tăng huyết áp và đột quỵ thiếu máu não tái phát ........................................ 10 
1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp sau đột 
quỵ thiếu máu não và đột quỵ tái phát ................................................................ 18 
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27 
2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 27 
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 27 
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 28 
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 28 
2.5. Các biến số trong nghiên cứu ....................................................................... 29 
2.6. Phƣơng pháp và công cụ đo lƣờng, thu thập số liệu .................................... 33 
2.7. Sơ đồ nghiên cứu .......................................................................................... 35 
2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................ 36 
2.9. Cách khắc phục sai số .................................................................................. 36 
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu .......................................................................... 37 
iii 
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 38 
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu tại thời điểm nhập viện .................... 38 
3.2. Xác định tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não tăng huyết áp có tuân thủ 
điều trị và các yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ .................................................... 49 
3.3. Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo thời gian và các yếu tố ảnh hƣởng 
đến tái phát đột quỵ ............................................................................................. 58 
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 65 
4.1. Khảo sát tình trạng tuân thủ với điều trị tăng huyết áp sau đột quỵ thiếu 
máu não có tăng huyết áp và các yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ ....................... 65 
4.2. Xác định tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy và các yếu tố ảnh hƣởng đến tái 
phát ...................................................................................................................... 69 
4.3. Một số đóng góp mới và hạn chế của đề tài ................................................. 86 
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90 
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 92 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1. BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU 
PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU 
PHỤ LỤC 3. GIẤY CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU 
PHỤ LỤC 4. THANG ĐIỂM NIHSS 
PHỤ LỤC 5. THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW 
iv 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
TIẾNG VIỆT 
BN Bệnh nhân 
Cs Cộng sự 
ĐTĐ Đái tháo đƣờng 
HA Huyết áp 
HATT Huyết áp tâm thu 
HATr Huyết áp tâm trƣơng 
KTC Khoảng tin cậy 
THA Tăng huyết áp 
TIẾNG ANH 
ACEI Angiotensin Converting Enzyme - Thuốc ức chế men chuyển 
Angiotensin 
AHA/ASA American Heart Association/American Stroke Association - 
Hội Tim Hoa Kỳ/ Hội Đột Quỵ Hoa Kỳ 
AHR Adjusted Hazard Ratio - Tỉ số nguy hại điều chỉnh 
ARB Angiotensin Receptor Blockers - Thuốc chẹn thụ thể 
angiotensin 
BMI Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể 
BRB β - blockers - Thuốc chẹn beta 
CCB Calcium Channel Blocker - Thuốc chẹn kênh calci 
CNSR China National Stroke Registry - Nghiên cứu sổ bộ đột quỵ 
quốc gia Trung Quốc 
CT Computed Tomography - Chụp cắt lớp vi tính 
v 
ESC/ESH European Society of Cardiology/ European Society of 
Hypertension – Hiệp hội tim mạch Châu Âu/ Hiệp hội Tăng 
Huyết Áp Châu Âu 
HDL - C High Density Lipoprotein Cholesterol - Cholesterol tỉ trọng 
cao 
HR Hazard Ratio - Tỉ số nguy hại 
IS Ischemic Stroke - Đột quỵ thiếu máu não cục bộ 
MD Mean Difference - Sự khác biệt trung bình 
MMAS - 8 Eight - Item Morisky Medication Adherence Scale - Thang 
điểm đánh giá sự tuân thủ của Morisky - 8 mục 
NIHSS National Institutes of Health Stroke Scale - Thang điểm đột 
quỵ não của các viện quốc gia 
OR Odds Ratio - Tỉ số odds 
RCTs Randomized Controlled Trials - Các thử nghiệm lâm sàng đối 
chứng ngẫu nhiên 
RRR Relative Risk Reduction - Giảm nguy cơ tƣơng đối 
RR Relative Risk - Nguy cơ tƣơng đối 
SD Standard Deviation - Độ lệch chuẩn 
TIA Transient Ischemic Attack - Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng 
qua 
WHO World Health Organization - Tổ Chức Y Tế Thế Giới 
vi 
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ ANH VIỆT 
Tiếng Anh Tiếng Việt 
95% CI Khoảng tin cậy 95% 
Acute ischemic stroke Đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp 
Cardioembolic stroke Đột quỵ lấp mạch từ tim 
Clinical trial Thử nghiệm lâm sàng 
Cox proportional hazards models Mô hình hồi quy Cox 
Cumulative recurrence rate Tỉ suất tái phát tích lũy 
Incidence Tỉ suất mới mắc 
Lacunar infarction Nhồi máu lỗ khuyết 
Lost to follow up Mất theo dõi 
Meta - analysis Phân tích tổng hợp 
Mean Trung bình 
Median Trung vị 
Prevalence Tỉ lệ hiện mắc 
Proportion Tỉ lệ 
Rate Tần suất 
Ratio Tỉ số 
Recurrence risk Nguy cơ tái phát 
Recurrent stroke Đột quỵ tái phát 
Stroke recurrence Tái phát đột quỵ 
Survival analysis Phân tích sống còn 
vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 1.1 Thang điểm đánh giá tuân thủ điều trị Morisky - 8 mục ................ 9 
Bảng 1.2 Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc ............................................ 10 
Bảng 1.3 Định nghĩa và phân độ tăng huyết áp ............................................. 11 
Bảng 3.1 Các yếu tố về dân số học ................................................................ 38 
Bảng 3.2 Các yếu tố nguy cơ mạch máu ........................................................ 39 
Bảng 3.3 Đặc điểm của một số yếu tố về tình trạng bệnh trên lâm sàng ....... 40 
Bảng 3.4 Đặc điểm của các yếu tố ghi nhận tại thời điểm xuất viện ............. 41 
Bảng 3.5 Một số đặc điểm chung liên quan đến quá trình theo dõi ............... 42 
Bảng 3.6 Một số đặc điểm liên quan đến điều trị sau khi bệnh nhân ra viện 44 
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa tái phát đột quỵ và đạt huyết áp mục tiêu tại 
thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng .............................................. 45 
Bảng 3.8 Đặc điểm cơ bản ở 2 nhóm có tuân thủ và không tuân thủ với 
điều trị tăng huyết áp ...................................................................... 51 
Bảng 3.9 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của các yếu tố dân số 
học lên sự tuân thủ với điều trị tăng huyết áp ................................. 54 
Bảng 3.10 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của các yếu tố nguy cơ 
mạch máu lên sự tuân thủ với điều trị tăng huyết áp ...................... 55 
Bảng 3.11 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của các yếu tố về tình 
trạng bệnh trên lâm sàng lên sự tuân thủ với điều trị tăng huyết 
áp ..................................................................................................... 56 
Bảng 3.12 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của các yếu tố ghi nhận 
tại thời điểm xuất viện lên sự tuân thủ với điều trị tăng huyết áp .. 57 
Bảng 3.13 Kết quả phân tích hồi quy Cox đa biến về sự ảnh hƣởng của một 
số yếu tố nguy cơ đến tuân thủ với điều trị tăng huyết áp .............. 58 
viii 
Bảng 3.14 Kết quả phân tích hồi qui Cox đơn biến về sự ảnh hƣởng của các 
yếu tố nguy cơ dẫn đến tái phát đột quỵ ......................................... 61 
Bảng 3.15 Kết quả phân tích hồi quy Cox đa biến của một số yếu tố liên 
quan với nguy cơ tái phát đột quỵ ................................................. 63 
ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ 
Hình 2.1 Sơ đồ các bƣớc tiến hành nghiên cứu ............................................. 35 
Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ BN sử dụng thuốc hạ HA từ lúc xuất viện, 3 tháng, 6 tháng, 
12 tháng ........................................................................................... 46 
Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ BN sử dụng thuốc HA trong 12 tháng ở 2 nhóm BN xuất 
viện có và không có uống thuốc hạ HA .......................................... 47 
Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ BN xuất viện có sử dụng thuốc hạ HA, phân tầng theo 
nhóm thuốc HA ............................................................................... 48 
Hình 3.4 Tỉ lệ BN kiên trì sử dụng mỗi nhóm thuốc HA trong thời gian 12 
tháng ở nhóm BN xuất viện có sử dụng thuốc hạ HA .................... 49 
Biểu đồ 3.5 Các lí do không tuân thủ thuốc hạ huyết áp ................................... 50
Biểu đồ 3.6 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo thời gian ............................... 60
1 
MỞ ĐẦU 
Cho đến nay dù có nhiều tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán và điều trị, đột 
quỵ vẫn là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây tử vong trên 
toàn thế giới [56]. Vì thế việc gia tăng nguy cơ đột quỵ và các biến cố xảy ra 
sau đột quỵ có liên quan đến việc gia tăng gánh nặng cho chính bệnh nhân 
(BN), ngƣời thân, hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở các nƣớc có thu 
nhập thấp và trung bình [56],[114]. 
Tăng huyết áp (THA) là yếu tố mạnh nhất thay đổi đƣợc nguy cơ tái phát 
đột quỵ và hiệu quả của thuốc điều trị THA sau khi bị đột quỵ đã đƣợc nghiên 
cứu trong vài thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCTs) 
[97],[129],[167]. Một tổng quan hệ thống và phân tích hồi quy tổng hợp của 
các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy việc điều trị thuốc hạ HA làm 
giảm nguy cơ tái phát đột quỵ (RR = 0,73, 95% CI = 0,62 - 0,87, p < 0,001), 
tàn phế hoặc tử vong do đột quỵ (RR = 0,71; 95% CI = 0,59 - 0,85, 
p < 0,001), tử vong do nguyên nhân tim mạch (RR = 0,85; 95% CI = 0,75 - 
0,96, p < 0,01) [75]. 
Tuân thủ sử dụng thuốc là mối quan tâm ngày càng tăng đối với bác sĩ và 
các hệ thống chăm sóc sức khỏe vì có bằng chứng cho rằng việc không tuân 
thủ sử dụng thuốc ngày càng phổ biến (33% - 69%) và gây kết cục xấu (tái 
phát, tử vong, tăng chi phí điều trị) [118]. Có nhiều nghiên cứu trƣớc đây 
đánh giá mối liên quan giữa tuân thủ thuốc hạ HA và nguy cơ đột quỵ [162], 
[92]. Riêng trong phòng ngừa thứ phát, thì vai trò của việc tuân thủ thuốc hạ 
HA và tái phát đột quỵ, biến cố mạch máu kết hợp, tử vong) chƣa thực hiện 
nhiều. Ở Việt Nam, tính đến hiện tại, hầu nhƣ chƣa có đề tài nào về đánh giá 
tính tuân thủ điều trị THA sau đột quỵ thiếu máu não. Tuy nhiên có một số 
2 
nghiên cứu về tuân thủ điều trị THA. Chẳng hạn nhƣ kết quả nghiên cứu của 
tác giả Nguyễn Xuân Phúc và Cs năm 2011 tại 4 phƣờng của thành phố Hà 
Nội cho thấy chỉ có 44,8% đối tƣợng nghiên cứu đạt về tuân thủ điều trị THA 
[7]. Riêng tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Cs năm 2013 cho thấy tỉ lệ tuân 
thủ sử dụng thuốc của BN THA là 69,4% [1]. 
Sóc Trăng là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có ba đồng bào dân 
tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng chung sống, đời sống còn khó khăn. Đặc biệt 
trình độ dân trí của một số bộ phận ngƣời dân chƣa cao, nhất là ở những vùng 
sâu, vùng xa. Qua quá trình công tác tại bệnh viện, chúng tôi nhận thấy BN bị 
đột quỵ sau khi xuất viện chủ yếu tập trung vào hồi phục chức năng mà ít 
quan tâm đến việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tái phát đột quỵ, đặc biệt 
là yếu tố nguy cơ THA. Chính vì điều này, việc tiến hành nghiên cứu đề tài 
―Đánh giá sự tuân thủ điều trị THA trong ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu não 
tái phát tại tỉnh Sóc Trăng‖ là cần thiết. Qua đó chúng ta sẽ có thể đề ra đƣợc 
những biện pháp cải thiện tính tuân thủ điều trị THA ở những BN đột quỵ 
thiếu máu não trong dự phòng tái phát đột quỵ, làm giảm gánh nặng về kinh 
tế, xã hội do đột quỵ gây ra. 
3 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
Mục tiêu tổng quát 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị THA trong ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu 
não tái phát tại tỉnh Sóc Trăng 
Mục tiêu cụ thể 
1. Xác định tỉ lệ tuân thủ thuốc hạ huyết áp ở những bệnh nhân đột quỵ 
thiếu máu não cục bộ cấp có tăng huyết áp và các yếu tố ảnh hƣởng đến tuân 
thủ. 
2. Xác định tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não 
cục bộ cấp có tăng huyết áp theo thời gian (3 tháng, 6 tháng, 1 năm) và các 
yếu tố ảnh hƣởng đến tái phát. 
4 
CHƢƠNG 1 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG 
ĐẾN TUÂN THỦ 
Việc tuân thủ sử dụng thuốc là một phần quan trọng trong việc chăm sóc 
BN và là điều không thể thiếu đƣợc để đạt đƣợc các mục tiêu lâm sàng. Theo 
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo năm 2003 về tuân thủ sử dụng thuốc, 
nói rằng "Tăng hiệu quả các biện pháp can thiệp về tuân thủ có thể có tác 
động lớn đến sức khỏe của ngƣời dân hơn bất cứ cải tiến nào trong điều trị y 
tế chuyên biệt‖ [36]. Ngƣợc lại, không tuân thủ điều trị dẫn đến kết cục lâm 
sàng xấu, gia tăng tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong và chi phí chăm sóc y tế không 
cần thiết [33]. 
1.1.1. Định nghĩa tuân thủ 
- WHO định nghĩa tuân thủ (adherence) là ―mức độ hành vi của ngƣời 
bệnh trong việc thực hiện đúng các khuyến cáo đã đƣợc thống nhất giữa họ và 
nhân viên y tế về việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối 
sống‖ [36 ... 
Không có lãng quên nửa ngƣời 
Lãng quên 1 thứ: thị giác hoặc xúc giác hoặc 
thính giác 
Lãng quên ít nhất là 2 thứ kể trên 
0 
1 
2 
10. Loạn vận ngôn: Nói bình thƣờng 
Nhẹ/trung bình (nói nhịu nói lắp vài từ, hiểu 
đƣợc nhƣng có khó khăn) 
Nói lắp/nhịu không thể hiểu đƣợc (nhƣng 
không loạn ngôn ngữ - dysphasia) 
0 
1 
2 
11. Ngôn ngữ: Bình thƣờng 
Mất ngôn ngữ nhẹ/trung bình 
Mất ngôn ngữ nặng (đầy đủ biểu hiện thể 
Broca hay Wernicke, hay biến thể) 
Chứng câm lặng hoặc mất ngôn ngữ toàn bộ 
0 
1 
2 
3 
 Tổng điểm 42 
GIẢI THÍCH: 
Nhớ điền điểm số vào ngay sau khi khám từng mục, đừng khám lại và 
ghi điểm số lại. Điểm số phải phản ánh cái mà BN đã thực sự làm đƣợc, chứ 
không phải cái mà BS cho rằng BN có thể làm đƣợc. Nói chung, không nên 
gợi ý cho BN. Thang điểm này đƣợc xây dựng nhằm đánh giá tác dụng của 
thuốc kích hoạt tiêu sợi huyết tổ chức (rTPA) trên đột quỵ thiếu máu não 
(ischemic stroke) trong vòng 6 giờ sau khởi phát. 
Ý thức: (Level of Consciousness) BS kích thích BN bằng cách gọi hay 
gõ nhẹ để xác định mức độ tỉnh táo. Đôi khi phải kích thích mạnh (cấu véo). 
Dù trở ngại nhƣ đang đặt nội khí quản, chấn thƣơng miệng – khí quản hoặc 
băng kín miệng hay khác biệt về ngôn ngữ. 
0 - Tỉnh táo hoàn toàn và đáp ứng rõ ràng. 
1 - Không tỉnh táo, nhƣng thức tỉnh khi có kích thích nhẹ (khi gọi, hoặc 
lay lắc), BN trả lời chính xác, thực hiện y lệnh tốt. 
2 - Không tỉnh, thức dậy khó khăn, khi thức dậy cũng không hoàn toàn 
tỉnh táo, cần kích thích lặp đi lặp lại để duy trì chú ý, hoặc phải dùng kích 
thích mạnh và đau mới tạo đƣợc cử động. 
3 - Hôn mê, không đáp ứng với mọi kích thích và mất hết các phản xạ, 
hoặc đáp ứng bằng các phản xạ vận động hoặc thực vật. 
Hỏi tháng và tuổi bệnh nhân: (Level of Consciousness - Questions) BS 
hỏi về tháng trong năm và hỏi tuổi BN. Chỉ tính điểm cho câu trả lời đầu tiên. 
Nếu mới đầu BN trả lời sai, rồi lại sửa lại đúng, thì vẫn tính điểm nhƣ là trả 
lời sai. Nếu có mất ngôn ngữ (Aphasia), thì BS phải đánh giá câu trả lời với 
cân nhắc về rối loạn ngôn ngữ của BN. BN mất ngôn ngữ và sững sờ không 
hiểu đƣợc câu hỏi thì cho điểm 2. BN không thể nói do nội khí quản hay loạn 
vận ngôn (dysarthria) nặng hoặc bất kỳ rối loạn nào không do mất ngôn ngữ 
(aphasia) thì cho điểm 1 
0 - Trả lời đúng cả 2 câu. 
1 - Trả lời chỉ đúng 1 câu. 
2 - Trả lời không đúng cả 2 câu hỏi. 
Yêu cầu mở/nhắm mắt + nắm chặt rồi thả bàn tay: (Level of 
Consciousness - Commands) BS yêu cầu BN mở rồi nhắm mắt, sau đó nắm 
chặt rồi xoè bàn tay bên không bị liệt. Chỉ chấm điểm cho lần làm đầu tiên, 
nếu không thực hiện đƣợc thì làm ngay bƣớc tiếp sau, không yêu cầu lặp lại. 
Nếu BN bị mất ngôn ngữ và không thể làm theo y lệnh bằng lời, thì BS làm 
mẫu cho BN bắt chƣớc. Nếu BN bị liệt, có cố gắng cử động làm theo y lệnh 
nhƣng không thể nắm chặt tay đƣợc, thì vẫn chấm là bình thƣờng. 
0 - Thực hiện đúng cả 2 y lệnh. 
1 - Thực hiện đúng 1 y lệnh. 
2 - Thực hiện cả 2 đều sai. 
Nhìn phối hợp: (Best Gaze) Quan sát vị trí nhãn cầu khi nghỉ, rồi, khám 
vận nhãn chỉ theo chiều ngang. Yêu cầu nhìn chủ ý sang bên, hoặc làm thao 
tác mắt đầu, không làm thử nghiệm caloric. Không chấm điểm cho các rối 
loạn vận nhãn theo chiều dọc, rung giật nhãn cầu. Nếu BN có nhìn lệch phối 
hợp cả 2 mắt sang bên, nhƣng hết khi làm thao tác mắt đầu hay khi nhìn chủ 
ý, thì chấm điểm 1. Nếu liệt một dây vận nhãn đơn độc (dây III, IV hay VI), 
thì cũng điểm 1. Phải khám cả ở BN bị mất ngôn ngữ, chấn thƣơng mắt, mù 
từ trƣớc hoặc có rối loạn thị lực hay thị trƣờng (có thể dùng thao tác mắt đầu). 
Nếu BN có trở ngại về quay mắt, ví dụ tật lác mắt, nhƣng vẫn rời đƣợc khỏi 
đƣờng giữa và cố gắng nhìn sang cả phía phải lẫn trái, thì vẫn coi là bình 
thƣờng. 
0 - Bình thƣờng. 
1 - Liệt vận nhãn một phần: vận nhãn bất thƣờng ở 1 hay 2 mắt, nhƣng 
không có tình trạng nhìn phối hợp bắt buộc sang 1 bên, hay hiện tƣợng liệt 
vận nhãn hoàn toàn. 
2 - Lệch mắt cƣỡng bức: Nhìn phối hợp bắt buộc sang 1 bên, hoặc liệt 
vận nhãn hoàn toàn dù làm nghiệm pháp mắt - đầu (oculocephalic maneuver) 
cũng không khắc phục đƣợc. 
Thị trƣờng: (Best Visual - Visual Fields) Phải kiểm tra thị trƣờng cả 2 
mắt. Thông thƣờng BS yêu cầu BN dùng từng mắt để đếm ngón tay ở 4 góc. 
Nếu BN không thể trả lời bằng lời nói, thì xem đáp ứng với kích thích thị giác 
từng góc 1/4, hay bảo BN ra hiệu chỉ rõ số các ngón tay nhìn thấy đƣợc. Mất 
1 góc phần tƣ thì tính 1 điểm, mất toàn bộ nửa thị trƣờng (góc trên + góc 
dƣới) tính 2 điểm. Nếu mù do bản thân bệnh mắt hoặc bị khoét bỏ nhãn cầu 
và thị trƣờng ở mắt bên kia bình thƣờng, thì phải coi là bình thƣờng (0 điểm), 
chấm điểm 1, 2, hay 3 dựa vào thiếu hụt thị trƣờng của mắt bên kia. Mù 
không do bệnh mắt tính 3 điểm. 
0 - Không có thiếu hụt thị trƣờng. 
1 - Bán manh một phần: mất thị trƣờng một phần ở cả 2 mắt, bao gồm cả 
mất góc phần tƣ hay kiểu hình quạt. 
2 - Bán manh hoàn toàn: mất thị trƣờng nhiều ở cả 2 mắt, bao gồm cả 
bán manh đồng danh 
3 - Bán manh 2 bên: mất thị trƣờng cả 2 bên và ở cả 2 mắt, bao gồm cả 
mù vỏ não. 
Liệt mặt: (Facial Palsy) Quan sát nét mặt và cử động mặt tự nhiên, sau 
đó yêu cầu co cơ mặt chủ ý. Nếu BN bị mất ngôn ngữ và không thể làm theo 
y lệnh thì BS phải làm mẫu để BN bắt chƣớc. Nếu không tỉnh táo hoặc không 
hợp tác, thì có thể dùng kích thích đau gây nhăn mặt. 
0 - Bình thƣờng: không mất cân đối mặt. 
1 - Liệt rất nhẹ: mờ nếp mũi má, mất cân đối khi cƣời. 
2 - Liệt một phần: liệt hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn phần dƣới, nhƣng 
phần trên còn co đƣợc. 
3 - Liệt hoàn toàn: liệt (không cử động) cả phần trên lẫn phần dƣới mặt. 
Liệt hoàn toàn 1 hoặc cả 2 bên. 
Vận động của tay trái và phải: (Right/Left Motor Arm). Bảo BN duỗi 
thẳng 2 tay (sấp bàn tay) 90 độ khi ngồi, hoặc 45 độ khi nằm ngửa. Cố giữ 
trong 10 giây, có thể BS phải đếm to từ 1 tới 10. Nếu có rối loạn ngôn ngữ thì 
BS phải làm mẫu cho BN. BS có thể nâng tay BN tới vị trí khám rồi nhắc cố 
giữ. Nếu vận động hạn chế do bệnh lý xƣơng khớp (không do đột quỵ) thì cố 
gắng đánh giá sao cho loại bỏ yếu tố đó. Nếu BN không tỉnh táo, thì ƣớc 
lƣợng thông qua đáp ứng với kích thích đau. Vận động chủ ý thực hiện tốt 0 
điểm, nếu có đáp ứng kiểu phản xạ (tƣ thế duỗi hay co khi kích thích) điểm 4. 
Ngƣời ta còn chấm điểm 9 (hoặc điểm X) nếu cụt chi hay cứng khớp vai. 
Nhƣng nếu chỉ bị cụt chi một phần, thì vẫn chấm điểm nhƣ bình thƣờng. 
0 - Không lệch: BN giữ tay duỗi thẳng đƣợc 10 giây. 
1 - Lệch: BN giữ tay duỗi thẳng không đƣợc 10 giây, tay giao động hoặc 
hạ thấp xuống, nhƣng không chạm vào giƣờng. 
2 - Có gắng sức chống trọng lực nhƣng không giữ đƣợc, tay hạ thấp 
chạm giƣờng nhƣng vẫn còn ít sức chống lại trọng lực. 
3 - Không thể chống đƣợc trọng lực: BN không giơ tay lên rời mặt 
giƣờng đƣợc, nhƣng vẫn có chút ít co cơ. Nếu nâng tay BN lên rồi thả, thì tay 
rơi ngay xuống. 
4 - Không nhúc nhích: không có bất kỳ sức cơ nào. 
9 - Không thể khám: chỉ chấm điểm này khi không có tay, hoặc tay bị cắt 
cụt, hoặc cứng khớp lan tỏa. Còn thay bằng điểm X. 
Vận động của chân phải và trái: (Right/Left Motor Leg). BN nằm ngửa 
và chân duỗi thẳng, nâng tạo góc 30 độ, yêu cầu giữ vững trong 5 giây. BS 
nên đếm to từ 1 tới 5 để BN cố giữ chân cho đủ 5 giây. Nếu BN không hợp 
tác bằng lời đƣợc, thì ra hiệu hoặc đặt chân ở tƣ thế chấm điểm. Nếu BN 
không tỉnh táo, thì ƣớc lƣợng dựa vào đáp ứng với kích thích đau. Cử động 
chủ ý tốt chấm điểm 0. Nếu BN có đáp ứng kiểu phản xạ (tƣ thế co hay duỗi) 
thì chấm điểm 4. Chỉ chấm điểm 9 chỉ khi không có chân hoặc cứng khớp 
háng. BN có khớp giả hay cắt cụt chân một phần cũng vẫn phải khám để 
chấm. 
0 - Không lệch: BN giữ chân duỗi thẳng đƣợc 5 giây. 
1 - Lệch: chân hạ thấp xuống lúc sắp hết 5 giây, không chạm giƣờng, 
hoặc chân giao động. 
2 - Có sức cơ phần nào chống lại trọng lực: chân rơi chạm giƣờng trong 
vòng 5 giây, nhƣng vẫn có chút ít sức cơ chống trọng lực. 
3 - Không thể chống đƣợc trọng lực: Không thể đƣa chân lên rời mặt 
giƣờng đƣợc nhƣng vẫn còn chút ít sức cơ chống trọng lực, nếu nâng chân 
BN lên đúng tƣ thế khám rồi thả, thì chân rơi ngay xuống giƣờng. 
4 - Không nhúc nhích: không có bất kỳ sức cơ nào.. 
9 - Không thể khám: chỉ chấm điểm này khi không có chân hoặc cứng 
khớp lan tỏa. Còn thay bằng điểm X. 
Mất điều hòa vận động: (ataxia). Mục này nhằm tìm biểu hiện tổn 
thƣơng tiểu não một bên và cũng để phát hiện bất thƣờng vận động do rối 
loạn chức năng vận động hay cảm giác. BN phải mở mắt nhìn, nếu có khiếm 
khuyết thị trƣờng thì phải bảo đảm dùng đƣợc thị trƣờng bên còn lành. Dùng 
thao tác ngón trỏ - mũi và gót – gối cả 2 bên. Cần khám bên bình thƣờng 
trƣớc. Chỉ chấm điểm có mất điều hòa vận động nếu mất điều hòa không liên 
quan tỉ lệ với độ liệt. BS có thể ra hiệu cho BN làm. Nếu có loạn tầm 
(dysmetria) hay loạn phối hợp (dyssynergia) ở 1 chi thể thì chấm điểm 1, nếu 
ở cả tay và chân một bên thì điểm 2, nếu cả 2 bên cũng điểm 2. Khi chấm 
điểm không cần đếm xỉa tới bệnh căn của chứng rối loạn. Nếu hôn mê, hoặc 
liệt hoàn toàn cả tay lẫn chân, thì chấm điểm 9, có ngƣời chấm là X. 
0 - Không có: BN thực hiện tốt cả thao tác trỏ - mũi lẫn gót - gối, cử 
động đều không giật cục và chính xác. 
1 - Có ở chỉ 1 chi thể (tay hoặc chân), BN vẫn có thể thực hiện tốt đƣợc 
1 thao tác. 
2 - Có ở 2 chi thể: một bên cả tay lẫn chân, hoặc có ở cả 2 bên. 
Cảm giác: (Sensory) dùng kim để khám ở cánh tay (không ở bàn tay) và 
đùi ở cả tứ chi và mặt, hỏi BN cảm nhận kích thích ra sao. Không nhất thiết 
phải nhắm mắt, hỏi xem cảm thấy nhọn hay tù và so sánh 2 bên xem cảm giác 
có đều nhau không. Chỉ tính điểm cho mất cảm giác do đột quỵ gây nên 
(thƣờng đó là mất cảm giác nửa ngƣời). Không tính điểm cho các loại mất 
cảm giác khác, ví dụ do viêm đa dây thần kinh. Nếu BN không tỉnh táo, hoặc 
không thể giao tiếp bằng lời, hoặc bị chứng lãng quên nửa ngƣời, thì chấm 
điểm dựa vào đáp ứng không bằng lời của BN, kiểu nhƣ nhăn mặt, hay rụt 
chân tay lại khi kích thích. Nếu BN có đáp ứng với kích thích, chấm điểm 0. 
Phải so sánh đáp ứng với kích thích ở bên phải với bên trái, nếu không đáp 
ứng với kích thích đau ở 1 bên, thì chấm điểm 2. BN đột quỵ thân não gây 
mất cảm giác 2 bên chấm điểm 2, hôn mê và không đáng ứng kích thích chấm 
điểm 2, liệt tứ chi và không đáp ứng cũng điểm 2. 
0 - Bình thƣờng: không có mất cảm giác khi khám bằng kim. 
1 - Mất cảm giác từ nhẹ tới vừa: cảm thấy châm kim ít nhọn hơn hoặc 
không rõ châm kim, nhƣng vẫn biết đụng chạm. 
2 - Mất cảm giác nặng hoặc hoàn toàn: BN không nhận biết đƣợc là có 
vật chạm vào. BN không đáp ứng với kích thích đau ở 1 bên. 
Loạn vận ngôn: (Dysarthria). Yêu cầu BN đọc và phát âm một danh sách 
chuẩn các từ trên tờ giấy. Nếu Bn không thể đọc do mất thị giác, BS có thể 
đọc và yêu cầu nhắc lại. Nếu BN có mất ngôn ngữ nặng, thì chấm điểm dựa 
vào phát âm rõ rệt của BN khi nói chuyện tự nhiên. Nếu bị chứng câm lặng 
hoặc hôn mê, hoặc đặt nội khí quản, thì chấm điểm 9 (không thể thử). 
0 - Phát âm bình thƣờng: phát âm từng từ rõ ràng. 
1 - Loạn vận ngôn nhẹ tới trung bình: có rối loạn phát âm, BN nói nhịu, 
có thể hiểu lời BN nói nhƣng hơi khó. 
2 - Nặng: nói nhịu đến mức không thể hiểu đƣợc trong khi không có rối 
loạn ngôn ngữ (dysphasia), hoặc câm lặng hay mất khả năng nói. 
9 - Không thể tính điểm: có nội khí quản hoặc trở ngại cơ học không nói 
đƣợc. Còn thay bằng điểm X. 
Ngôn ngữ: (Best Language). BS yêu cầu BN nhận biết một nhóm chuẩn 
các đồ vật, rồi đọc một loạt câu. BS có thể vừa khám thần kinh vừa tìm hiểu 
về khả năng ngôn ngữ của BN. Đƣa cho BN một tờ giấy có liệt kê hình các đồ 
vật và phải cho BN có thời gian nhận biết. Chỉ tính điểm cho lần trả lời đầu 
tiên. Nếu ban đầu BN nói sai, sau lại sửa đúng, thì vẫn chấm là sai. Sau đó 
đƣa cho BN 1 tờ giấy có ghi sẵn các câu. Yêu cầu BN đọc ít nhất là 3 câu. 
Chấm điểm dựa vào lần đọc đầu tiên. Nếu BN đọc sai lần đầu, sau sửa lại 
đúng, thì vẫn chấm điểm là sai. Nếu BN có mất thị giác, không nhận biết đồ 
vật và đọc bằng mắt đƣợc, thì BS phải: đặt đồ vật vào tay Bn và yêu cầu xác 
định, đánh giá khả năng nói tự nhiên và khả năng nhắc lại câu nói. Nếu BN bị 
đặt nội khí quản, hay không thể nói, phải kiểm tra bằng viết. 
0 - Không mất ngôn ngữ: BN có thể đọc tốt các câu và nói chính xác tên 
đồ vật vẽ trên tờ giấy. 
1 - Mất ngôn ngữ (aphasia) nhẹ tới trung bình: diễn đạt không trôi chảy 
nhƣng vẫn diễn đạt đƣợc cơ bản ý kiến của mình. Giảm khả năng nói và/hoặc 
hiểu lời làm cho việc nói về các đồ vật khó khăn (có sai sót trong khi nói tên 
đồ vật, tìm kiếm từ thích hợp khi nói, bị chứng loạn dùng từ ngữ - 
paraphasias), nhƣng BS vẫn dễ dàng đoán đƣợc BN ý muốn nói gì.. 
2 - Mất ngôn ngữ nặng: khó khăn khi đọc cũng nhƣ khi nói tên đồ vật, 
diễn đạt bằng những câu ngắn rời rạc. Bao gồm hoặc mất ngôn ngữ Broca's 
hoặc Wernicke's. Ngƣời khám phải hỏi đi hỏi lại và khó đoán đƣợc ý của BN. 
3 - Câm lặng, mất ngôn ngữ toàn bộ. 
Chứng lãng quên một bên: (Neglect, extinction & inattention). Tìm hiểu 
khả năng nhận biết kích thích cảm giác da và thị giác 2 bên (phải và trái) cùng 
một lúc của BN. Đƣa 1 bức vẽ cho BN và yêu cầu mô tả. Nhắc BN nhìn chăm 
chú vào bức vẽ và nhận biết các nét đặc điểmcủa cả nửa bên phải và bên trái 
của bức tranh. Nhớ nhắc BN cố nhìn bù lại bất kỳ một khiếm khuyết thị giác 
(mất thị trƣờng nếu có). Nếu BN không nhận biết đƣợc các phần của bức vẽ ở 
một bên, thì cần coi là bất thƣờng. Sau đó BS kiểm tra khả năng nhận biết 
cảm giác sờ cùng lúc cả 2 bên (BN phải nhắm mắt). Nếu BN không biết đến 
kích thích ở một bên cơ thể, thì phải coi là bất thƣờng. Nếu BN có mất thị lực 
nặng nề, nhƣng kích thích ngoài da bình thƣờng, thì chấm điểm 0. Nếu BN bị 
mất ngôn ngữ và không thể mô tả bức vẽ, nhƣng nhận biết đƣợc cả 2 phía, thì 
chấm điểm 0. 
0 - Không lãng quên một bên: BN có thể nhận biết kích thích ngoài da ở 
2 bên cơ thể (kích thích cùng một lúc) và có thể nhận biết hình ảnh cả bên 
phải và trái của bức tranh. 
1 - Lãng quên một phần: BN chỉ nhận biết đƣợc hoặc kích thích da hoặc 
kích thích thị giác ở cả 2 bên. 1 trong 2 loại kích thích 2 bên đó vẫn còn nhận 
biết đƣợc. 
2 - Lãng quên hoàn toàn với cả 2 loại kích thích (thị giác và ngoài da) ở 
1 bên (phải hoặc trái), nếu kích thích cùng lúc cả 2 bên. 
PHỤ LỤC 5 
THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW 
Mở mắt Nhắm và mở mắt tự nhiên 
Chỉ mở mắt khi kêu gọi 
Chỉ mở mắt khi kích thích đau 
Không mở mắt với mọi kích thích đau 
4 
3 
2 
1 
Đáp ứng lời nói Trả lời đúng và đầy đủ 
Trả lời lúc đúng lúc sai 
Chỉ nói những câu vô nghĩa 
Ú ớ thành tiếng nhƣng không rõ ràng 
Hoàn toàn im lặng 
5 
4 
3 
2 
1 
Đáp ứng vận 
động (bên không 
liệt) 
Thực hiện đƣợc các y lệnh vận động 
Đáp ứng chính xác với kích thích đau 
Không đáp ứng chính xác với kích thích đau 
Đáp ứng co cứng với kích thích đau 
Đáp ứng duỗi cứng với kích thích đau 
Hoàn toàn không đáp ứng 
6 
5 
4 
3 
2 
1 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_danh_gia_su_tuan_thu_dieu_tri_tang_huyet_ap_trong_ng.pdf
  • pdfLý Ngọc Tú - TTDLM(1).pdf
  • pdfLý Ngọc Tú - TTLA(1).pdf