Luận án Đánh giá thực trạng kê đơn và chăm sóc bệnh nhân điều trị ngoại trú bảo hiểm y tế ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần thơ giai đoạn 2016 - 2018
Thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu
sử dụng không đúng cách hoặc tự ý sử dụng sẽ gây ra những hậu quả xấu ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người như kéo dài thời gian điều trị, gia
tăng tỷ lệ tử vong của người bệnh, tăng chi phí điều trị, đặc biệt là gia tăng
tình trạng quen thuốc nói chung và kháng kháng sinh nói riêng. Theo thống
kê, trên thế giới có hơn 50% thuốc được sử dụng không hợp lý. Xuất phát từ
thực trạng đó, năm 1985, Tổ chức Y tế thế giới đã tổ chức một hội nghị lớn ở
Nairobi – Kenya về sử dụng thuốc hợp lý. Tại hội nghị, các thành viên của
mạng lưới quốc tế về sử dụng thuốc hợp lý và chương trình hành động vì
thuốc đã xây dựng nên các chỉ số sử dụng thuốc. Các chỉ số sử dụng thuốc có
thể mô tả tình trạng sử dụng thuốc ở một quốc gia, khu vực, từng cơ sở y tế cụ
thể hay có thể dùng để so sánh giữa các cơ sở y tế với nhau, để từ thực tiễn đó
xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe hoàn thiện hơn [1].
Tại Việt Nam, tổng số lượt khám bệnh qua các năm đều tăng cao, năm
2015 là 213.267.600 lượt, tăng 8,5% so với năm 2011 là 196.456.600 lượt [2]
nên Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định hoạt động sử dụng
thuốc nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc. Tuy nhiên, thực
trạng kê đơn cũng không nằm ngoài xu hướng chung của các nước đang phát
triển, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều
thuốc trong một đơn thuốc. Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú vẫn còn nhiều tồn tại: kê đơn theo tên thương mại đối với trường
hợp thuốc không có nhiều hoạt chất; nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc
cho người bệnh cũng còn sai sót; hay hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời
điểm dùng, thông tin người bệnh chưa đầy đủ [3]. Ngoài ra, trong thời gian
qua một số cơ sở y tế chưa quan tâm đúng mức đến các điều kiện phục vụ
người bệnh và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, còn có các ý kiến2
của người bệnh, cộng đồng và cơ quan truyền thông về chất lượng dịch vụ y
tế chưa tương xứng với chi phí [4]. Những bất cập này đã và đang tồn tại và
cần có các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế. Đặc biệt cần chú trọng đến công tác chăm
sóc sức khỏe cho người bệnh ngoại trú có bảo hiểm y tế khi mà tỉ lệ người
dân tham gia bảo hiểm y tế hiện nay đã trên 80% dân số, phấn đấu tỉ lệ này
đến năm 2025 là 95% dân số [5]
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá thực trạng kê đơn và chăm sóc bệnh nhân điều trị ngoại trú bảo hiểm y tế ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần thơ giai đoạn 2016 - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN PHỤC HƯNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN VÀ CHĔM SÓC BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BẢO HIỂM Y TẾ Ở MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016-2018 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI-2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN PHỤC HƯNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN VÀ CHĔM SÓC BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BẢO HIỂM Y TẾ Ở MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016-2018 Chuyên ngành: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC Mã số: 9 72 02 12 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MINH CHÍNH HÀ NỘI-2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi theo sự hướng dẫn khoa học của cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả NCS. Nguyễn Phục Hưng LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng của tôi tới Thầy PGS.TS. Nguyễn Minh Chính, nguyên Chỉ huy trưởng Trung tâm đào tạo – nghiên cứu Dược - Học viện Quân y, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ. Tôi xin chân thành cám ơn Thầy PGS.TS. Trịnh Nam Trung, Viện trưởng Viện đào tạo Dược - Học viện Quân Y, Thầy PGS.TS. Nguyễn Vĕn Minh, nguyên Chỉ huy trưởng Trung tâm đào tạo – nghiên cứu Dược - Học viện Quân y đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án tiến sĩ. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng Sau đại học, Hệ Sau đại học, các Thầy Cô trong Viện đào tạo Dược và Học viện Quân Y đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, Khoa Khám ngoại trú và Khoa Dược của 11 cơ sở y tế công lập tại Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình lấy số liệu để hoàn thành luận án. Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tác giả NCS. Nguyễn Phục Hưng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và các chỉ số sử dụng thuốc, các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc 3 1.1.1. Qui định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ............................... 3 1.1.2. Chỉ số sử dụng thuốc....................................................................... 4 1.1.3. Hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện ................................... 10 1.2. Thực trạng kê đơn và chĕm sóc người bệnh trên thế giới và tại Việt Nam ............................................................................................... 20 1.2.1. Thực trạng kê đơn và chĕm sóc người bệnh trên thế giới ............ 20 1.2.2. Thực trạng kê đơn và chĕm sóc người bệnh tại Việt Nam ........... 28 1.2.3. Vài nét về cơ sở y tế tại thành phố Cần Thơ ................................ 31 1.2.4. Tóm lược một số nghiên cứu về kê đơn và chĕm sóc người bệnh trên thế giới và tại Việt Nam ....................................................... 33 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 37 2.1.1. Các đối tượng .............................................................................. 37 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................. 37 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................... 37 2.1.4. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 38 2.1.5. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 38 2.1.6. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 39 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 39 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 39 2.2.2. Cỡ mẫu chọn ............................................................................... 40 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu .............................................................. 42 2.2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................... 44 2.2.5. Xác định biến số nghiên cứu....................................................... 51 2.2.6. Các kỹ thuật thực hiện ................................................................ 56 2.2.7. Các biện pháp hạn chế sai số ...................................................... 57 2.2.8. Xử lý số liệu ............................................................................... 57 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 61 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả đánh giá thực trạng kê đơn và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong kê đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 ............................................................................................ 62 3.1.1. Kết quả đánh giá thực trạng kê đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2017 ........................................................... 62 3.1.2. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong kê đơn thuốc điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2017-2018 ................................... 83 3.2. Kết quả đánh giá thực trạng chĕm sóc người bệnh và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong chĕm sóc người bệnh bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 ...................................................... 86 3.2.1. Kết quả phân tích thực trạng chĕm sóc người bệnh bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2017 ............................................ 86 3.2.2. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong chĕm sóc người bệnh điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2017-2018 .............................. 97 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Về thực trạng kê đơn và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong kê đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 ................ 104 4.1.1. Về thực trạng kê đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2017 ............................................................................... 104 4.1.2. Về hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong kê đơn thuốc điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2017-2018 ............................... 123 4.2. Về thực trạng chĕm sóc người bệnh và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong chĕm sóc người bệnh bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 .................................................................................. 128 4.2.1. Về thực trạng chĕm sóc người bệnh bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2017 ........................................................ 128 4.2.2. Về hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong chĕm sóc người bệnh điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2017-2018 .......................... 134 KẾT LUẬN ................................................................................................... 144 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 BHYT : Bảo hiểm y tế 2 BVĐK : Bệnh viện đa khoa 3 BYT : Bộ Y tế 4 CBYT : Cán bộ y tế 5 CSYT : Cơ sở y tế 6 DMTCY : Danh mục thuốc chủ yếu 7 DMTTY : Danh mục thuốc thiết yếu 8 ĐHYD : Đại học Y Dược 9 KS : Kháng sinh 10 SCT : Sau can thiệp 11 TB : Trung bình 12 TCT : Trước can thiệp 13 TCY : Thuốc chủ yếu 14 TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới 15 TP : Thành phố 16 TTT : Tương tác thuốc 17 TTY : Thuốc thiết yếu 18 TTYT : Trung tâm y tế 19 TW : Trung ương DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về chỉ số kê đơn trên thế giới 20 1.2. Tóm tắt các nghiên cứu về chỉ số chĕm sóc người bệnh trên thế giới 23 2.1. Bảng thống kê số lượt khám ngoại trú có bảo hiểm y tế trung bình 1 ngày của 11 cơ sở y tế tại thành phố Cần Thơ nĕm 2015 41 2.2. Số lượng mẫu cần lấy phân chia theo 11 cơ sở y tế 42 2.3. Số lượng mẫu cần lấy phân chia sau can thiệp 43 2.4. Các mức độ tương tác thuốc 45 2.5. Các biến số sự hiểu biết của người bệnh về dùng thuốc và đợt điều trị 51 2.6. Các biến số sự hài lòng về dịch vụ ngoại trú của các cơ sở y tế 52 2.7. Các biến số về yếu tố thời gian và các yếu tố số lượng 54 2.8. Các biến số về các nội dung khảo sát 55 3.1. Tỷ lệ tuân thủ các quy định thủ tục hành chính tại 11 cơ sở y tế 62 3.2. Tỷ lệ tuân thủ các quy định về nội dung đơn thuốc tại 11 cơ sở y tế 63 3.3. Số thuốc kê trung bình trong một đơn tại 11 cơ sở y tế 64 3.4. Tỷ lệ thuốc được kê theo tên generic và tên chung quốc tế 65 3.5. Tỷ lệ đơn có kháng sinh tại 11 cơ sở y tế 66 3.6. Tỷ lệ sử dụng kết hợp kháng sinh tại 11 cơ sở y tế 67 Bảng Tên bảng Trang 3.7. Các nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất tại 11 cơ sở y tế 68 3.8. Tỷ lệ đơn có thuốc tiêm tại 11 cơ sở y tế 69 3.9. Một số loại thuốc tiêm được sử dụng nhiều tại 11 cơ sở y tế 70 3.10. Tỷ lệ đơn có vitamin tại 11 cơ sở y tế 70 3.11. Một số loại vitamin được sử dụng nhiều tại 11 cơ sở y tế 71 3.12. Tỷ lệ đơn có corticoid tại 11 cơ sở y tế 72 3.13. Một số loại corticoid được sử dụng nhiều tại 11 cơ sở y tế 72 3.14. Tỷ lệ các thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc chủ yếu tại 11 cơ sở y tế 73 3.15. Tỷ lệ tương tác thuốc tại 11 cơ sở y tế 74 3.16. Tỷ lệ các tương tác thuốc bất lợi mức 1 cao nhất tại 11 cơ sở y tế 75 3.17. Tỷ lệ các tương tác thuốc bất lợi mức 2 cao nhất tại 11 cơ sở y tế 76 3.18. Tỷ lệ các tương tác thuốc bất lợi mức 3 cao nhất tại 11 cơ sở y tế 77 3.19. Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn tại 11 cơ sở y tế 78 3.20. Chi phí thuốc và tỷ lệ chi phí thuốc trung bình dành cho kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, corticoid tại 11 cơ sở y tế 79 3.21. Tỷ lệ đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị tại 11 cơ sở y tế 80 Bảng Tên bảng Trang 3.22. Tỷ lệ thực hiện thông tin hợp lý cho người bệnh tại 11 cơ sở y tế 82 3.23. Tỷ lệ tuân thủ quy chế kê đơn sau can thiệp 83 3.24. Số thuốc kê trung bình trong một đơn sau can thiệp 84 3.25. Tỷ lệ tương tác thuốc sau can thiệp 85 3.26. Thời gian khám bệnh trung bình tại 11 cơ sở y tế 86 3.27. Thời gian cấp phát thuốc trung bình tại 11 cơ sở y tế 87 3.28. Tỷ lệ các thuốc được phân phát thực tế tại 11 cơ sở y tế 88 3.29. Tỷ lệ đơn được dán nhãn đầy đủ tại 11 cơ sở y tế 89 3.30. Tỷ lệ hiểu biết của người bệnh về liều lượng dùng thuốc và đợt điều trị tại 11 cơ sở y tế 90 3.31. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về kết quả cung cấp dịch vụ y tế tại 11 cơ sở y tế 91 3.32. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về khả nĕng tiếp cận tại 11 cơ sở y tế 92 3.33. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về sự minh bạch thông tin và thủ tục tại 11 cơ sở y tế 93 3.34. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về cơ sở vật chất và phương tiện tại 11 cơ sở y tế 94 3.35. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về thái độ, nĕng lực chuyên môn nhân viên tại 11 cơ sở y tế 96 3.36. Thời gian khám bệnh trung bình sau can thiệp 97 3.37. Thời gian cấp phát thuốc trung bình sau can thiệp 98 3.38. Tỷ lệ đơn có thuốc được dán nhãn đầy đủ sau can thiệp 98 3.39. Tỷ lệ hiểu biết của người bệnh về dùng thuốc và đợt điều trị sau can thiệp 99 Bảng Tên bảng Trang 3.40. Tỷ lệ mức hài lòng mức cao của người bệnh về kết quả cung cấp dịch vụ y tế sau can thiệp 100 3.41. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về khả nĕng tiếp cận sau can thiệp 100 3.42. Tỷ lệ mức hài lòng mức cao của người bệnh về sự minh bạch thông tin và thủ tục sau can thiệp 101 3.43. Tỷ lệ mức hài lòng mức cao của người bệnh về cơ sở vật chất và phương tiện sau can thiệp 102 3.44. Tỷ lệ mức hài lòng mức cao của người bệnh về thái độ, nĕng lực chuyên môn nhân viên sau can thiệp 103 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1. Chu trình sử dụng thuốc trong bệnh viện 11 1.2. Quy trình cấp phát thuốc theo Trung tâm khoa học quản lý y tế Mỹ 12 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc theo Tổ chức y tế thế giới 14 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc theo Trung tâm khoa học quản lý y tế Mỹ 15 1.5. Các biện pháp cải thiện sử dụng thuốc 18 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu chung 38 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp 39 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách hoặc tự ý sử dụng sẽ gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người như kéo dài thời gian điều trị, gia tĕng tỷ lệ tử vong của người bệnh, tĕng chi phí điều trị, đặc biệt là gia tĕng tình trạng quen thuốc nói chung và kháng kháng sinh nói riêng. Theo thống kê, trên thế giới có hơn 50% thuốc được sử dụng không hợp lý. Xuất phát từ thực trạng đó, nĕm 1985, Tổ chức Y tế thế giới đã tổ chức một hội nghị lớn ở Nairobi – Kenya về sử dụng thuốc hợp lý. Tại hội nghị, các thành viên của mạng lưới quốc tế về sử dụng thuốc hợp lý và chương trình hành động vì thuốc đã xây dựng nên các chỉ số sử dụng thuốc. Các chỉ số sử dụng thuốc có thể mô tả tình trạng sử dụng thuốc ở một quốc gia, khu vực, từng cơ sở y tế cụ thể hay có thể dùng để so sánh giữa các cơ sở y tế với nhau, để từ thực tiễn đó xây dựng một hệ thống chĕm sóc sức khỏe hoàn thiện hơn [1]. ... mlodipin 10 Một số chất ức chế Cyclooxygenase có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của một số thuốc chẹn kênh Canxi. 4 Amlodipin - Diclofenac 10 một số chất ức chế Cyclooxygenase có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của một số thuốc chẹn kênh Canxi. 5 Amlodipin - Ibuprofen 10 Một số chất ức chế Cyclooxygenase có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của một số thuốc chẹn kênh Canxi. 6 Omeprazol - Atorvastatin 9 Một số báo cáo cho thấy, việc dùng chung với Omeprazol có thể làm tĕng nồng độ Atorvastatin trong huyết tương và nguy cơ mắc bệnh cơ. 7 Enalapril - Metformin 9 Các thuốc ức chế ACE có thể làm tĕng tác dụng hạ đường huyết của thuốc trị đái tháo đường dạng uống, bao gồm Metformin. 8 Prednisolone - Amlodipine 8 Corticosteroid có thể chống lại tác dụng của thuốc hạ huyết áp bằng cách gây giữ natri và nước. 9 Codein - Amlodipine 8 Codein dùng chung với các thuốc hạ huyết áp có thể làm tĕng tác dụng hạ huyết áp, hạ huyết áp thế đứng. 10 Amlodipin - Metformin 7 Amlodipin làm giảm tác dụng của Metformin. Mức 3 1 Aspirin - Nitroglycerin 17 Aspirin có thể làm tĕng tác dung hạ huyết áp của Nitroglycerin. 2 Omeprazole - Nitroglycerin 15 Omeprazole có thể ức chế sự phân bố của Nitrat đường uống. 3 Omeprazole - Aspirin 13 Dùng đồng thời với các thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm sinh khả dụng đường uống của Aspirin. 4 Prednisolon - Aluminium hydroxid 4 Thuốc kháng acid (Aluminium hydroxid) làm giảm sự hấp thu của Prednisolone. 5 Calcium carbonat - Prednisolone 3 Prednisolone làm giảm nồng độ của Calci carbonat. 6 Vitamin B12 - Omeprazol 3 Omeprazol làm giảm nồng độ vitamin B12 bằng cách ức chế hấp thụ ở dạ dày ruột. Chỉ áp dụng cho dạng uống của cả hai tác nhân. 7 Captopril - Amlodipine 3 Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) có thể tĕng tác dụng hạ huyết áp. 8 Salbutamol - Prednisolon 2 Sử dụng đồng thời các chất chủ vận Adrenergic beta-2 và Corticosteroids có thể dẫn đến các tác dụng hạ kali huyết 9 Amlodipin - Perindopril 2 Thuốc chẹn kênh Canxi và thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE) có thể tĕng tác dụng hạ huyết áp. 10 Indapamid - Amlodipine 2 có thể làm tĕng tác dung hạ huyết áp của Amlodipine và tác dụng lợi tiểu của Thiazide. 4. Giao tiếp đối với bệnh nhân: + Giao tiếp với bệnh nhân là hoạt động liên kết và hình thành các mối quan hệ giữa cán bộ y tế với bệnh nhân, diễn ra ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên cho đến khi bệnh nhân ra viện. Mục đích giao tiếp: Nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần. Để hình thành các mối quan hệ giữa con người với nhau, qua đó các tình cảm cá nhân được hình thành, phát triển. Để trao đổi và so sánh thông tin. Thành phần giao tiếp bao gồm: người chuyển tin với nội dung thông tin cần chuyển qua phương tiện truyền tin tới người nhận. Người nhận có phản ứng với thông tin sau đó có phản hồi tới người chuyển tin. + Hình thức giao tiếp: Giao tiếp không lời: cảm xúc và thái độ của con người thường được thể hiện qua các hành vi không lời. Ánh mắt: có thể diễn đạt trạng thái buồn rầu, sợ hãi, không hứng thú. Nét mặt: diễn tả yêu thương, cĕm ghét, ngạc nhiên, vui buồn. Điệu bộ: diễn đạt tức giận, lo lắng, vui mừng. Cử chỉ: có thể diễn tả các cảm xúc buồn, mệt mỏi, thích thú. Những tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể: biểu hiện sự thông cảm, đồng tình. Những hành vi giao tiếp không lời có thể mang tính cách vĕn hóa dân tộc, phong tục tập quán, tín ngưỡng cùng một hành vi giống nhau, ở người này đôi khi diễn tả trạng thái ngược lại ở người khác. Giao tiếp bằng lời: thể hiện qua các kỹ nĕng: nói, nghe, đọc, viết trong giao tiếp. Giao tiếp bằng lời nói phải có sự thống nhất về ngôn từ, âm lượng giọng nói, tốc độ nói có ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp. Khi cần thiết phải điều chỉnh quá trình giao tiếp (thay đổi hình thức, phương tiện, thông qua người thân, phiên dịch...) để đạt được mục đích là thu nhận thông tin rõ ràng, đúng nội dung. Chất lượng khám, chữa bệnh phụ thuộc rất nhiều vào khả nĕng giao tiếp, tiếp xúc với bệnh nhân của bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên y tế khác. Bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ cần thấu hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bệnh nhân, gây lòng tin cho bệnh nhân trong thời gian họ đến khám bệnh và điều trị bệnh. - Theo đó, bác sĩ, dược sĩ cần có phương pháp giao tiếp với bệnh nhân hiệu quả, để khai thác thông tin bệnh tật, tiền sử bệnh, cũng như phải cung cấp các thông tin cho bệnh nhân về: liều dùng, cách dùng, số lần, thời điểm dùng thuốc cũng như khoảng thời gian điều trị. 5. Đề xuất nhân sự với Ban Giám đốc bệnh viện, Khoa Khám, Khoa Dược: + Đề xuất việc giám sát hoạt động kê đơn và phản hồi, hàng tháng nhóm nghiên cứu cùng bộ phận tin học của các bệnh viện thực hiện trích xuất, thống kê các đơn thuốc có kê KS, vitamin, corticoids, thuốc tiêm, đơn kê nhiều thuốc nhưng không hợp lý,... sau đó tiến hành sàng lọc các đơn, bác sỹ kê đơn và tiến hành can thiệp bằng các buổi sinh hoạt chuyên môn của bệnh viện, gửi báo cáo cho Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện để nhắc nhở các bác sỹ kê đơn. + Tĕng cường nhân sự (cơ hữu hoặc kiêm nhiệm) tại các khoa khám ngoại trú. PHỤ LỤC 14. TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ CẤP PHÁT THUỐC DÀNH CHO DƯỢC SĨ 1. Quy trình cấp phát thuốc theo hướng dẫn chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (đính kèm poster treo tại phòng phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú – khoa Dược): + Dươc sĩ phụ trách cấp phát thuốc nhận toa và soạn thuốc theo toa, chuyển cho dươc sı ̃ phu trách kiểm toa. + Dươc sı ̃ kiểm toa đối chiếu giữa số thuốc đã chuẩn bị và toa thuốc: tên thuốc, hàm lượng, qui cách, số lượng, cảm quan chất lượng và chuyển cho dươc sĩ phu ̣trách trả thuốc cho bênh nhân. + Dươc sı ̃ phu ̣ trách trả thuốc cho bênh nhân gọi tên bênh nhân, đối chiếu: họ và tên, tuổi, nơi ở bênh nhân so với toa thuốc, báo bệnh nhân kiểm tra thuốc và ký tên trước khi ra về. + Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, liều lượng, cách dùng, khoảng thời gian điều trị, số lần hoặc thời điểm dùng thuốc, tác dụng của thuốc, cách bảo quản 2. Giao tiếp đối với bệnh nhân: + Giao tiếp với bệnh nhân là hoạt động liên kết và hình thành các mối quan hệ giữa cán bộ y tế với bệnh nhân, diễn ra ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên cho đến khi bệnh nhân ra viện. Mục đích giao tiếp: Nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần. Để hình thành các mối quan hệ giữa con người với nhau, qua đó các tình cảm cá nhân được hình thành, phát triển. Để trao đổi và so sánh thông tin. Thành phần giao tiếp bao gồm: người chuyển tin với nội dung thông tin cần chuyển qua phương tiện truyền tin tới người nhận. Người nhận có phản ứng với thông tin sau đó có phản hồi tới người chuyển tin. + Hình thức giao tiếp: Giao tiếp không lời: cảm xúc và thái độ của con người thường được thể hiện qua các hành vi không lời. Ánh mắt: có thể diễn đạt trạng thái buồn rầu, sợ hãi, không hứng thú. Nét mặt: diễn tả yêu thương, cĕm ghét, ngạc nhiên, vui buồn. Điệu bộ: diễn đạt tức giận, lo lắng, vui mừng. Cử chỉ: có thể diễn tả các cảm xúc buồn, mệt mỏi, thích thú. Những tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể: biểu hiện sự thông cảm, đồng tình. Những hành vi giao tiếp không lời có thể mang tính cách vĕn hóa dân tộc, phong tục tập quán, tín ngưỡng cùng một hành vi giống nhau, ở người này đôi khi diễn tả trạng thái ngược lại ở người khác. Giao tiếp bằng lời: thể hiện qua các kỹ nĕng: nói, nghe, đọc, viết trong giao tiếp. Giao tiếp bằng lời nói phải có sự thống nhất về ngôn từ, âm lượng giọng nói, tốc độ nói có ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp. Khi cần thiết phải điều chỉnh quá trình giao tiếp (thay đổi hình thức, phương tiện, thông qua người thân, phiên dịch...) để đạt được mục đích là thu nhận thông tin rõ ràng, đúng nội dung. Chất lượng khám, chữa bệnh phụ thuộc rất nhiều vào khả nĕng giao tiếp, tiếp xúc với bệnh nhân của bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên y tế khác. Bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ cần thấu hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bệnh nhân, gây lòng tin cho bệnh nhân trong thời gian họ đến khám bệnh và điều trị bệnh. - Theo đó, bác sĩ, dược sĩ cần có phương pháp giao tiếp với bệnh nhân hiệu quả, để khai thác thông tin bệnh tật, tiền sử bệnh,cũng như phải cung cấp các thông tin cho bệnh nhân về: liều dùng, cách dùng, số lần, thời điểm dùng thuốc cũng như khoảng thời gian điều trị. 3. Đề xuất nhân sự với Ban Giám đốc bệnh viện và Khoa Dược: + Thành lập tổ thông tin thuốc. + Tĕng cường nhân sự (cơ hữu hoặc kiêm nhiệm) tại khoa dược. + Dược sĩ phụ trách công tác dược lâm sàng và dược sĩ phụ trách công tác duyệt đơn thuốc học các lớp đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, qui hoạch học chuyên khoa các lớp dược lý, dược lâm sàng, tương tác thuốc để tĕng kỹ nĕng giám sát, đánh giá, phát hiện các tương tác thuốc và tham gia vào công tác bình đơn thuốc của bệnh viện. PHỤ LỤC 15. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THỰC HÀNH KÊ ĐƠN HỢP LÝ VÀ CHĔM SÓC BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ CÓ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ 1. Đối với kê đơn: Tĕng cường nhân sự (cơ hữu hoặc kiêm nhiệm) tại các khoa khám ngoại trú. Tổ chức các buổi thảo luận nhóm, trao đổi chuyên môn với các bác sĩ kê đơn các vấn đề còn tồn tại liên quan. Tĕng cường công tác bình đơn thuốc với sự tham gia đầy đủ của các bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn cao tại CSYT. Xây dựng qui trình kiểm tra chéo hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú có BHYT chặt chẽ và đồng bộ hơn để giảm thiểu tối đa các sai sót: bác sĩ kê đơn trực tiếp trên máy, khoa Dược duyệt thuốc trên máy nếu có thấy có gì sai sót trong đơn theo qui định sẽ lập tức thông báo ngay cho bác sĩ để chỉnh sửa. Các biện pháp liên quan đến công tác xét thi đua đối với các bác sĩ thực hiện sai qui định của Qui chế kê đơn. Trang bị các máy tính dùng kê đơn đều được kết nối mạng Internet để đảm bảo việc tra cứu các thông tin về thuốc cũng như tương tác của các thuốc. Tĕng khả nĕng liên kết của phần mềm kê đơn hiện có của CSYT với các trang web này để bác sĩ kê đơn có thể kiểm tra trực tuyến khi cần thiết hoặc khi có nghi ngờ. Hỗ trợ việc xây dựng phác đồ điều trị cho CSYT để phụ trợ một cách hữu hiệu thống nhất trong công tác sử dụng thuốc hợp lý, tránh tình trạng các bác sĩ sử dụng nhiều phác đồ điều trị khác nhau cho cùng một tình trạng bệnh. Thành lập tổ thông tin thuốc nhằm cung cấp, trả lời, hướng dẫn cho các bác sĩ các thông tin cơ bản, thông tin mới về thuốc, góp phần vào việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, soạn thảo các TTT cần lưu ý tại bệnh viện gửi cho các bác sĩ khoa khám ngoại trú. Dược sĩ phụ trách công tác dược lâm sàng và dược sĩ phụ trách công tác duyệt đơn thuốc học các lớp đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, qui hoạch học chuyên khoa các lớp dược lý, dược lâm sàng, TTT để tĕng kỹ nĕng giám sát, đánh giá, phát hiện các TTT và tham gia vào công tác bình đơn thuốc của bệnh viện. Cập nhật bản tin dược lâm sàng tại khoa Dược bệnh viện. + Chiến lược quản lý: Theo dõi, giám sát và phản hồi: Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở các bác sĩ bằng những lần ghé phòng khám mà không báo trước. Giám sát hoạt động kê đơn và phản hồi, hàng tháng nhóm nghiên cứu cùng bộ phận tin học của các bệnh viện thực hiện trích xuất, thống kê các đơn thuốc có kê KS, vitamin, corticoids, thuốc tiêm, đơn kê nhiều thuốc, có chi phí vượt quá qui định của BYT,... sau đó tiến hành sàng lọc các đơn, bác sĩ kê đơn và tiến hành can thiệp bằng các buổi sinh hoạt chuyên môn của bệnh viện, gửi báo cáo cho Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện để nhắc nhở các bác sĩ kê đơn. 2. Đối với chĕm sóc bệnh nhân: Tĕng cường nhân sự (cơ hữu hoặc kiêm nhiệm) tại khoa dược. Tổ chức các buổi thảo luận nhóm, trao đổi chuyên môn với các dược sĩ cấp phát thuốc các vấn đề còn tồn tại liên quan. Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở các dược sĩ bằng những lần ghé phòng phát thuốc BHYT ngoại trú mà không báo trước. PHỤ LỤC 16. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 1. Tỷ lệ các nhóm tuổi Bảng 1. Phân bố các nhóm tuổi tại 11 cơ sở y tế STT Tên cơ sở y tế Tỷ lệ nhóm tuổi (%) = 60 1 ĐKTW 0,0 5,5 16,5 78,0 2 ĐKTP 0,7 12,5 43,7 43,1 3 ĐHYD 1,0 37,0 24,0 38,0 4 Thốt Nốt 13,7 6,8 31,0 48,6 5 Ô Môn 15,9 12,0 31,9 40,2 6 Bình Thủy 3,7 10,3 44,9 41,2 7 Cờ Đỏ 4,4 3,6 40,2 51,8 8 Cái Rĕng 5,5 6,1 43,6 44,8 9 Phong Điền 12,2 9,9 32,7 45,2 10 Thới Lai 21,5 15,9 31,1 30,5 11 Vĩnh Thạnh 7,6 8,6 32,6 51,3 Chung 9,1 10,7 34,8 45,4 2. Tỷ lệ giới tính Bảng 2. Phân bố giới tính tại 11 cơ sở y tế STT Tên cơ sở y tế Tỷ lệ giới (%) Nữ Nam 1 ĐKTW 45,4 54,6 2 ĐKTP 58,0 42,0 3 ĐHYD 57,0 43,0 4 Thốt Nốt 54,3 45,7 5 Ô Môn 57,7 42,3 6 Bình Thủy 61,8 38,2 7 Cờ Đỏ 43,4 56,6 8 Cái Rĕng 66,3 33,7 9 Phong Điền 51,2 48,8 10 Thới Lai 57,8 42,2 11 Vĩnh Thạnh 60,2 39,8 Chung 55,9 44,1 Tỉ lệ giới tính theo mẫu nghiên cứu là 55,9% nữ/44,1% nam (tương đồng với tì lệ dân số của TP Cần Thơ nĕm 2016 (100 nữ/99,3 nam), trong đó 80,2% người bệnh từ 40 tuổi trở lên, tỷ lệ này là hợp lý vì lứa tuổi này thường mang trong người nhiều bệnh. 3. Thống kê mã ICD Bảng 3. Thống kê một số mã ICD tại 11 cơ sở y tế Tên CSYT I10 K29 I25 E11 M13 Khác ĐKTW 14,55 12,71 10,27 2,69 3,06 56,72 ĐKTP 20,00 6,89 4,18 14,46 0,68 53,79 ĐHYD 16,59 11,22 4,39 7,80 0,00 60,00 Thốt Nốt 17,22 7,24 6,99 11,94 3,49 53,11 Ô Môn 11,90 9,70 0,94 4,27 13,24 60,06 Bình Thủy 26,47 4,41 0,00 13,24 0,74 55,15 Cờ Đỏ 26,91 5,62 0,80 16,87 0,00 49,80 Cái Rĕng 35,58 5,52 4,29 7,98 2,45 44,17 Phong Điền 23,33 0,00 7,69 7,44 0,00 61,54 Thới Lai 4,14 8,77 1,22 1,95 4,26 79,66 Vĩnh Thạnh 13,90 22,59 2,37 6,95 1,58 52,61 Chung 15,70 9,35 4,37 7,92 4,39 58,26 Trung bình mỗi bệnh nhân có 1,80 mã ICD. Các mã ICD hay gặp nhất là I10 (15,70%), K29 (9,35%), E11 (7,29%). Đây là những bệnh lý điển hình của người cao tuổi. Các mã ICD khác chiếm ti lệ thấp hơn như I25 (4,37%), M13 (4,39%). PHỤ LỤC 17. DANH SÁCH PHÂN HẠNG VÀ MÃ HÓA CÁC CƠ SỞ Y TẾ (XỬ LÝ SỐ LIỆU TRÊN PHẦN MỀM EXCEL/SPSS) STT Cơ sở KCB BHYT Phân hạng CSYT Mã hóa Excel/SPSS 1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ Hạng I 1 2 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ Hạng I 2 3 Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ Hạng II 3 4 Bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt Hạng II 4 5 Bệnh viện Đa khoa quận Ô Môn Hạng II 5 6 Trung tâm Y tế quận Bình Thủy Hạng III 6 7 Trung tâm Y tế huyện Cờ Đỏ Hạng III 7 8 Trung tâm Y tế quận Cái Rĕng Hạng III 8 9 Trung tâm Y tế huyện Phong Điền Hạng III 9 10 Bệnh viện Đa khoa huyện Thới Lai Hạng III 10 11 Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thạnh Hạng III 11
File đính kèm:
- luan_an_danh_gia_thuc_trang_ke_don_va_cham_soc_benh_nhan_die.pdf
- TOM TAT LUAN AN - TIENG ANH.pdf
- TOM TAT LUAN AN - TIENG VIET.pdf
- TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI LUAN AN - TIENG ANH.pdf
- TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI LUAN AN - TIENG VIET.pdf