Luận án Di chứng thần kinh và tăng trưởng của trẻ non tháng xuất viện từ đơn vị hồi sức sơ sinh bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 2003 đến 2007 tỉ lệ trẻ

sinh non trên toàn thế giới là 9,6%, trong đó tỉ lệ sinh non ở Đông Nam Á là

11,1% [35], [145]. Trong 10 trẻ được sinh ra có 1 trẻ non tháng, năm 2005 thế

giới có 12,9 triệu trẻ non tháng được sinh ra, đến năm 2010 có 15 triệu trẻ non

tháng, số trẻ sinh non ngày càng tăng đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu

[162].

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới tỉ lệ trẻ non tháng có tuổi thai

từ 32-36 tuần là 80% và đa số trẻ nhóm này sống sót được chủ yếu nhờ sự

chăm sóc của y tế, khoảng 20% còn lại trẻ có tuổi thai nhỏ hơn 32 tuần có tỉ lệ

tử vong cao. Trẻ non tháng có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, viêm ruột

hoại tử, xuất huyết não, thiếu máu, còn ống động mạch, bệnh võng mạc non

tháng, bệnh phổi mạn tính [56]. Hậu quả của non tháng gây tử vong cho 1,1

triệu trẻ mỗi năm, chiếm 27% trong các nguyên nhân tử vong sơ sinh [98].

Báo cáo của tổng cục dân số Việt Nam năm 2011 có 1,2 triệu trẻ được

sinh ra [15], như vậy trung bình mỗi năm có thêm 120.000 trẻ non tháng là

gánh nặng rất lớn cho Hồi sức sơ sinh. Nghiên cứu của Tăng Chí Thượng năm

2008 tại Bệnh viện Nhi đồng 1 non tháng chiếm 31,7% các bệnh lý của Hồi

sức sơ sinh [11]

pdf 157 trang dienloan 8660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Di chứng thần kinh và tăng trưởng của trẻ non tháng xuất viện từ đơn vị hồi sức sơ sinh bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Di chứng thần kinh và tăng trưởng của trẻ non tháng xuất viện từ đơn vị hồi sức sơ sinh bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang

Luận án Di chứng thần kinh và tăng trưởng của trẻ non tháng xuất viện từ đơn vị hồi sức sơ sinh bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN THỊ TUYẾT LOAN 
DI CHỨNG THẦN KINH 
VÀ TĂNG TRƢỞNG CỦA TRẺ NON THÁNG 
XUẤT VIỆN TỪ ĐƠN VỊ HỒI SỨC SƠ SINH 
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG 
Chuyên ngành: NHI KHOA 
Mã số: 62720135 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. TRẦN DIỆP TUẤN 
2. TS. HUỲNH THỊ DUY HƢƠNG 
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số 
liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ 
công trình nào khác. 
Tác giả 
Nguyễn Thị Tuyết Loan 
MỤC LỤC 
Trang 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Bảng đối chiếu các chữ viết tắt Anh - Việt 
Danh mục các bảng 
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 
1.1 Lịch sử phát triển và nhiệm vụ của chương trình theo dõi trẻ sơ sinh 
non tháng ..................................................................................................... 4 
1.2 Các vấn đề cơ bản về hậu quả của non tháng ............................................. 6 
1.3 Tình hình nghiên cứu di chứng thần kinh và tăng trưởng ở trẻ 
non tháng ................................................................................................... 33 
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 40 
2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 40 
2.2 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 40 
2.3 Thu thập dữ kiện ....................................................................................... 43 
2.4 Phân tích dữ kiện ....................................................................................... 52 
2.5 Vấn đề y đức trong nghiên cứu ................................................................. 54 
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 55 
3.1 Mô tả đặc điểm của 2 mẫu nghiên cứu ..................................................... 55 
3.2 Các di chứng của 2 nhóm trẻ trong mẫu nghiên cứu ................................ 65 
3.3 Phát triển tâm thần vận động của trẻ trong mẫu nghiên cứu .................... 72 
3.4 Tăng trưởng của trẻ trong mẫu nghiên cứu ............................................... 79 
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 92 
4.1 So sánh đặc điểm của 2 nhóm trẻ trong mẫu nghiên cứu ......................... 92 
4.2 Các di chứng của 2 nhóm trẻ trong mẫu nghiên cứu ................................ 98 
4.3 Phát triển tâm thần vận động của trẻ thời điểm 12 tháng ....................... 103 
4.4 Tăng trưởng của trẻ trong mẫu nghiên cứu ............................................. 107 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 114 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 115 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
BẢNG ĐỐI CHIẾU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANH - VIỆT 
ABR Auditory brainstem response 
 Điện thính giác thân não 
ADHD Attention deficit hyperactivity disorder 
 Rối loạn tăng động giảm chú ý 
AGA Appropriate for Gestational Age 
 Phù hợp tuổi thai 
BAER Brainstem Auditory Evoked Response 
 Điện thính giác đáp ứng kích thích thân não 
CDC Centers for Disease Control 
 Trung tâm Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ 
ECMO Extracorporeal membrane oxygenation 
 Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể 
ELBW Extremely Low Birth Weight 
 Cân nặng lúc sinh cực thấp 
ESPGHAN European Society for Gastroenterology Hepatology and Nutrition 
 Hiệp hội Tiêu hóa Gan mật và Dinh dưỡng châu Âu 
FiO2 Fraction of Inspired Oxygen 
 Phân suất oxygen hít vào 
FRC Functional Residual Capacity 
 Dung tích cặn chức năng 
HR Hazard Ratio 
 Tỉ số nguy cơ 
IGF1 Insulinlike Growth Factor 1 
 Yếu tố tăng trưởng giống Insuline 1 
IHDP Infant Health and Development Program 
 Chương trình Sức khỏe và Phát triển trẻ em 
LBW Low Birth Weight 
 Cân nặng lúc sinh thấp 
LCPUFA Long-chain polyunsaturated fatty acids 
 Axit béo không bão hòa chuỗi dài 
LGA Large for Gestational Age 
 Lớn so với tuổi thai 
MRI Magnetic resonance imaging 
 Cộng hưởng từ 
OAE Oto Acoustic emission 
 Âm ốc tai 
OR Odds Ratio 
 Tỉ số chênh 
ROP Retinopathy of prematurity 
 Bệnh võng mạc non tháng 
RR Relative risk 
 Nguy cơ tương đối 
SD Standard Deviation 
 Độ lệch chuẩn 
SGA Small for Gestational Age 
 Nhỏ so với tuổi thai 
TORCH Toxoplasmosis Other infections Rubella Cytomegalovirus Herpes 
 Simplex Virus-2 
Nhiễm toxoplasma, các nhiễm trùng khác, rubella, 
cytomegalovirus, virus herpes simples nhóm 2 
VLBW Very Low Birth Weight 
 Cân nặng lúc sinh rất thấp 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Trang 
Bảng 2.1: Các biến số phụ thuộc ..................................................................... 43 
Bảng 2.2: Các biến số gây nhiễu ..................................................................... 46 
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của 2 nhóm trẻ ..................................................... 56 
Bảng 3.2: Đặc điểm tiền sử sinh ..................................................................... 57 
Bảng 3.3: Đặc điểm chẩn đoán của trẻ khi nằm viện ...................................... 59 
Bảng 3.4: Dinh dưỡng hỗ trợ trong lúc nằm viện ........................................... 60 
Bảng 3.5: Phương pháp hổ trợ hô hấp ............................................................ 61 
Bảng 3.6: Các tình trạng bệnh nặng lúc nằm viện .......................................... 62 
Bảng 3.7: Đặc điểm nhân khẩu học của mẹ .................................................... 63 
Bảng 3.8: Tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ non tháng lúc xuất viện ....... 64 
Bảng 3.9: Tỉ lệ các di chứng của 2 nhóm trẻ .................................................. 65 
Bảng 3.10: Tỉ lệ các giai đoạn bệnh võng mạc non tháng của mẫu 
nghiên cứu ....................................................................................................... 66 
Bảng 3.11: Di chứng mắt ở thời điểm 12 tháng tuổi của 2 nhóm trẻ ............. 68 
Bảng 3.12: Di chứng bại não, não úng thủy và điếc ở 2 nhóm trẻ ................. 70 
Bảng 3.13: Điểm tổng hợp trung bình và điểm tiểu thang Bayley III ............ 72 
Bảng 3.14: Điểm tổng hợp nhận thức theo độ lệch chuẩn .............................. 73 
Bảng 3.15: Điểm tổng hợp ngôn ngữ theo độ lệch chuẩn............................... 74 
Bảng 3.16: Điểm tổng hợp vận động theo độ lệch chuẩn ............................... 75 
Bảng 3.17: Tỉ lệ chậm phát triển tâm thần vận động thời điểm 12 tháng ....... 76 
Bảng 3.18: Mối tương quan giữa các yếu tố non tháng, tiền sử sinh, tiền sử 
bệnh, gia đình với chậm phát triển tâm thần vận động ................................... 77 
Bảng 3.19: Các yếu tố nguy cơ liên quan chậm phát triển tâm thần 
vận động .......................................................................................................... 78 
Bảng 3.20: Đặc điểm nuôi con bằng sữa mẹ ................................................... 79 
Bảng 3.21: Tăng trưởng của 2 nhóm trẻ theo tháng tuổi ................................ 80 
Bảng 3.22: Tăng trưởng cân nặng phân bố theo độ lệch chuẩn ...................... 83 
Bảng 3.23: Tăng trưởng chiều cao phân bố theo độ lệch chuẩn ..................... 85 
Bảng 3.24: Tăng trưởng vòng đầu phân bố theo độ lệch chuẩn ..................... 87 
Bảng 3.25: Tỉ lệ suy dinh dưỡng của 2 nhóm trẻ trong mẫu nghiên cứu ....... 89 
Bảng 3.26: Mối tương quan giữa các yếu tố non tháng, gia đình, tiền sử 
bệnh và dinh dưỡng của trẻ với suy dinh dưỡng ............................................. 90 
Bảng 3.27: Các yếu tố liên quan suy dinh dưỡng ........................................... 91 
Bảng 4.1: So sánh điểm trung bình mẫu nghiên cứu với mẫu chuẩn 
Bayley III ....................................................................................................... 103 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 
Trang 
Biểu đồ 
Biểu đồ 3.1: Bệnh võng mạc non tháng và điều trị Laser quang đông ...................... 67 
Biểu đồ 3.2: Phân bố điểm nhận thức Bayley III của 2 nhóm trẻ theo 
độ lệch chuẩn .............................................................................................................. 73 
Biểu đồ 3.3: Phân bố điểm ngôn ngữ Bayley III của 2 nhóm trẻ theo 
độ lệch chuẩn .............................................................................................................. 74 
Biểu đồ 3.4: Phân bố điểm vận động Bayley III của 2 nhóm trẻ theo 
độ lệch chuẩn .............................................................................................................. 75 
Biểu đồ 3.5: Tăng trưởng cân nặng của 2 nhóm trẻ ................................................... 81 
Biểu đồ 3.6: Tăng trưởng chiều cao của 2 nhóm trẻ .................................................. 81 
Biểu đồ 3.7: Tăng trưởng vòng đầu của 2 nhóm trẻ .................................................. 82 
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ cân nặng dưới chuẩn -2SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng ..... 84 
Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ cân nặng dưới chuẩn -1SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng ..... 84 
Biểu đồ 3.10: Tỉ lệ chiều cao dưới chuẩn -2SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng .. 86 
Biểu đồ 3.11: Tỉ lệ chiều cao dưới chuẩn -1SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng .. 86 
Biểu đồ 3.12: Tỉ lệ vòng đầu dưới chuẩn -2SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng ... 88 
Biểu đồ 3.13: Tỉ lệ vòng đầu dưới chuẩn -1SD tại các thời điểm 1,3,6,9,12 tháng ... 88 
Sơ đồ 
Sơ đồ 2.1: Lưu đồ quy trình nghiên cứu .................................................................... 48 
Sơ đồ 3.1: Lưu đồ dân số nghiên cứu ........................................................................ 55 
1 
MỞ ĐẦU 
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 2003 đến 2007 tỉ lệ trẻ 
sinh non trên toàn thế giới là 9,6%, trong đó tỉ lệ sinh non ở Đông Nam Á là 
11,1% [35], [145]. Trong 10 trẻ được sinh ra có 1 trẻ non tháng, năm 2005 thế 
giới có 12,9 triệu trẻ non tháng được sinh ra, đến năm 2010 có 15 triệu trẻ non 
tháng, số trẻ sinh non ngày càng tăng đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu 
[162]. 
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới tỉ lệ trẻ non tháng có tuổi thai 
từ 32-36 tuần là 80% và đa số trẻ nhóm này sống sót được chủ yếu nhờ sự 
chăm sóc của y tế, khoảng 20% còn lại trẻ có tuổi thai nhỏ hơn 32 tuần có tỉ lệ 
tử vong cao. Trẻ non tháng có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, viêm ruột 
hoại tử, xuất huyết não, thiếu máu, còn ống động mạch, bệnh võng mạc non 
tháng, bệnh phổi mạn tính [56]. Hậu quả của non tháng gây tử vong cho 1,1 
triệu trẻ mỗi năm, chiếm 27% trong các nguyên nhân tử vong sơ sinh [98]. 
Báo cáo của tổng cục dân số Việt Nam năm 2011 có 1,2 triệu trẻ được 
sinh ra [15], như vậy trung bình mỗi năm có thêm 120.000 trẻ non tháng là 
gánh nặng rất lớn cho Hồi sức sơ sinh. Nghiên cứu của Tăng Chí Thượng năm 
2008 tại Bệnh viện Nhi đồng 1 non tháng chiếm 31,7% các bệnh lý của Hồi 
sức sơ sinh [11]. 
Từ năm 2000 đến nay, với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực Hồi 
sức sơ sinh, tỉ lệ sống sót trẻ sơ sinh non tháng tăng lên. Tại Bệnh viện Từ Dũ 
tử vong chung của trẻ non tháng nhẹ cân năm 2009 là 5,6% [9]. Tỉ lệ tử vong 
của nhóm trẻ cân nặng 1500-1999g trong năm 2000 là 12,46%, giảm còn 
2,09% vào năm 2009 [19]. Tuy nhiên cùng với tăng khả năng sống sót sau 
Hồi sức sơ sinh, số trẻ còn sống có các hậu quả muộn hay di chứng cũng tăng, 
đặc biệt là di chứng thần kinh. Các di chứng thần kinh bao gồm: di chứng 
2 
thần kinh trung ương: bại não và não úng thủy; di chứng thần kinh cảm giác: 
điếc, mù và suy giảm thị lực; di chứng phát triển thần kinh: chậm phát tâm 
thần vận động, rối loạn hành vi, trí tuệ và học tập kém.Theo Goldenberg tỉ lệ 
di chứng thần kinh ở trẻ non tháng đến 50% [70]. Nếu mức độ di chứng nhẹ 
trẻ có thể phát triển trưởng thành nhưng có thể lực và trí tuệ kém. Nếu mức độ 
di chứng nặng, trẻ bị tàn tật và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 
Đơn vị Hồi sức sơ sinh thuộc khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm 
Tiền Giang là đơn vị Hồi sức sơ sinh cấp 2B có thể cứu sống trẻ non tháng có 
cân nặng lúc sinh trên 1000g và lớn hơn 28 tuần tuổi thai. Thống kê năm 2009 
đơn vị Hồi sức sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang đã tiếp 
nhận điều trị cho 145 trẻ sơ sinh non tháng. Những trẻ non tháng sống sót 
xuất viện sau Hồi sức sơ sinh sẽ bị di chứng gì? Sẽ tăng trưởng phát triển như 
thế nào về thể chất, trí tuệ? Chúng ta cần làm gì để theo dõi và giúp đỡ cho 
các trẻ này? Để trả lời các câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này 
nhằm theo dõi các di chứng thần kinh, sự phát triển và tăng trưởng của trẻ non 
tháng sau xuất viện cho đến 12 tháng tuổi (tuổi điều chỉnh), song song với 
nghiên cứu sẽ hướng dẫn can thiệp về dinh dưỡng và điều trị các di chứng. Từ 
kết quả nghiên cứu này sẽ bước đầu đưa ra những định hướng, kế hoạch khả 
thi và các yếu tố tiên lượng giúp quản lý, theo dõi trẻ non tháng sau xuất viện 
tốt hơn. 
3 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
1. Xác định tỉ lệ các di chứng thần kinh: mắt, bại não, não úng thủy, điếc, 
chậm phát triển tâm thần vận động ở nhóm trẻ non tháng trong 12 tháng 
theo dõi. 
2. Mô tả đặc điểm phát triển tâm thần vận động và xác định tỉ lệ chậm 
phát triển tâm thần vận động ở nhóm trẻ non tháng tại thời điểm 12 
tháng tuổi điều chỉnh. 
3. Mô tả đặc điểm tăng trưởng và xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng của nhóm 
trẻ non tháng cho đến 12 tháng tuổi điều chỉnh. 
4. Xác định mối liên quan giữa mức độ non tháng với chậm phát triển tâm 
thần vận động và với suy dinh dưỡng của trẻ tại thời điểm 12 tháng tuổi 
điều chỉnh. 
4 
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHƢƠNG TRÌNH 
THEO DÕI TRẺ SƠ SINH NON THÁNG 
1922 – 1950 Hess theo dõi trẻ sơ sinh sinh non được điều trị tại Bệnh 
viện Sarah Morris ở Chicago nhận thấy có 92% trẻ được cứu sống, trong số 
đó 41% bị tàn tật nhẹ, 15% bị tàn tật nặng. Từ đó Hess đề ra chương trình 
theo dõi chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng. 
1942- 1956 Terry mô tả có sự liên quan giữa sử dụng oxy và xơ hóa sau 
thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh sinh non nằm hồi sức, sau đó sử dụng oxy ở trẻ sinh 
non đã được theo dõi nghiêm ngặt hơn. 
1950- 1960 Lubchenco ở Bệnh viện Colarado Hoa Kỳ nghiên cứu theo 
dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh rất nhẹ cân, ông phát hiện 68% trẻ bị di 
chứng. Lubchenko cũng là người đầu tiên nghiên cứu về sự tăng trưởng, hành 
vi tâm lý và quá trì ... orn Infant. Fanarof and 
Martin’s Neonal and Perinatal Medicine, 10th edition. Saunders, pp. 
993-997. 
 153. Waldermar A. Carlo (2011). Multiple Gestation Pregnancies, Elsevier 
Saunders, pp. 553-555. 
154. Walter Eric C., Ehlenbach William J., Hotchlein David L. (2009). "Low 
birth weight and Respiratory disease in Adulthood". America journal of 
Respiratory and critical care medicine, 180, pp. 176-180. 
155. Washington State Department of Health (2004). Extremely Low birth 
weight NICU graduate supplement to the Critical Elements of Care for 
Low birth weight neonatal intensive care unit graduate. A Washington 
State Consensus Project. pp. 4-12. 
156. Washington State Department of Health (2005). Low birth weight 
neonatal intensive care unit graduate: Critical Elements of Care. A 
Washington State Consensus Project. pp. 4-41. 
157. Wen Ge, Tarczy-Hornoch Kristina (2013). "Prevalence of myopia, 
hyperopia, and astigmatism in non-Hispanic white and Asian children: 
multi-ethnic pediatric eye disease study". Ophthalmology, 120 (10), pp. 
2109-2116. 
158. Wood Nicholais S (2000). "Neurological and Developmental Disability 
after Extramely Preterm Birth". The New England Journal of Medicine, 
343 (6), pp. 378-384. 
159. World Health Organization (2006). Detection, Screening and Testing of 
Hearing impairment. Primary Ear and Hearing Care Training 
Resource, pp.32-39. 
160. World Health Organization (2006). "Motor Development Study: 
Windows of achievement for six gross motor development milestones". 
Acta Paediatrica, Supple 450: 86-95, pp. 342-347. 
161. World Health Organization (2012). Commitments to preterm birth. Born 
Too Soon: The Global Action Report on Preterm Birth 2012. pp. 1-7. 
 162. World Health Organization (2012). Developmental Difficulties in Early 
Childhood: prevention, early identification, assessment and 
intervention in low- and middle- income countries. Child and 
Adolescent Health and Development. pp. 14-17. 
163. Woythaler Melissa A (2011). "Late Preterm Infants Have Worse 24-
Month Neurodevelopmental Outcomes Than Term Infant". Pediatrics, 
127, pp. 622- 629. 
164. Yeo CL, Chan C (2005). "Motor Development of Very Low Birth 
Weight Infants with Chronic Lung Disease- A Comparative study". 
Ann Acad Med Singapore, 34, pp. 411-416. 
165. Zimmerman E, Lahah A (2012). "Ototoxicity in preterm infants: effects 
of genetics, aminoglycosides and environmental noise". Journal of 
Perinatology, 105, pp. 1-6. 
 PHỤ LỤC 1 
Các giai đoạn bệnh của bệnh võng mạc non tháng [2, 29]. 
Dựa theo tiến triển của bệnh, ROP được chia thành 5 giai đoạn bao gồm 
- Giai đoạn 1: đường ranh giới mỏng tương đối dẹt và có màu trắng, phân 
cách vùng võng mạc vô mạch ở phía trước với vùng võng mạc có mạch máu 
phía sau. 
- Giai đoạn 2: đường ranh giới đã nhìn thấy rõ và phát triển khỏi bề mặt võng 
mạc, trở nên rộng và cao, tạo thành một đường gờ màu trắng hoặc hồng. 
- Giai đoạn 3: từ bề mặt của đường gờ, tổ chức xơ mạch tăng sinh phát triển 
lan rộng ra phía sau theo bề mặt võng mạc hoặc phát triển ra trước. 
- Giai đoạn 4: Bong võng mạc chưa hoàn toàn. 
+ Giai đoạn 4A : bong võng mạc còn khu trú, chưa lan tới vùng hoàng điểm, 
chức năng mắt có thể chưa bị tổn hại nhiều. 
+ Giai đoạn 4B: bong võng mạc rộng hơn lan tới cả võng mạc vùng hoàng 
điểm, khi đó chức năng thị giác bị giảm đi một cách rõ rệt. 
- Giai đoạn 5: Bong võng mạc toàn bộ do tổ chức xơ co kéo, võng mạc bị 
bong và cuộn lại có dạng hình phễu. 
 PHỤ LỤC 2: CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ PHÁT TRIỂN TRẺ EM [154] 
* Các yếu tố sinh học 
-Trƣớc sinh 
Mẹ nhiễm HIV 
Mẹ tiếp xúc yếu tố sinh quái thai (valproate, dilantin) 
Mẹ nghiện rượu, nghiện thuốc. Mẹ hút thuốc. 
Mẹ có dị tật bẩm sinh. Tiền sử gia đình có khiếm thính. 
Không khám thai 
-Chu sinh 
Cân nặng lúc sinh thấp <2500g, đặc biệt <1500g 
Suy hô hấp cần thông khí cơ học 
Ngạt (APGAR< 4) 
Xuất huyết nội sọ hoặc nhuyễn chất trắng quanh não thất 
Tăng bilirubin nặng phải thay máu 
Não nhỏ hoặc não to (2SD) 
Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương 
Nhiễm trùng bào thai (TORCH) 
Khám sơ sinh có thần kinh bất thường 
Suy dinh dưỡng giai đoạn sơ sinh 
*Các yếu tố môi trƣờng 
Mẹ nhỏ hơn 16 tuổi 
Cha mẹ chậm phát triển tâm thần. Cha mẹ có rối loạn tâm lý. 
Cha mẹ nghiện rượu, nghiện thuốc 
Vô gia cư 
Thiếu chăm sóc 
Tiền sử bị lạm dụng hoặc bị gia đình bỏ mặc 
Cực nghèo 
 PHỤ LỤC 3 
 Sự phát triển thần kinh-vận động bình thƣờng ở trẻ em 
(Nguồn: Bộ Y tế) [1] 
*Trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi 
Kỹ năng Thực hiện đƣợc 
Vận động thô 
Lật ngửa sang nghiêng, có thể tự lật sấp được. 
Nâng cao đầu khi nằm sấp. 
Vận động tinh 
Giữ vật trong tay từ 1 – phút. 
Có thể đưa vật vào miệng. 
Ngôn ngữ giao tiếp 
Phát ra âm thanh để gây sự chú ý của người khác. Cười 
thành tiếng. 
Cá nhân – xã hội Nhìn theo vật chuyển động. 
Nhận thức Biết hóng chuyện. Cười hồn nhiên. 
*Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi 
Kỹ năng Thực hiện đƣợc 
Vận động thô 
Lẫy từ ngửa sang sấp và từ sấp sang ngửa 
Nâng đầu được lâu hơn khi nằm sấp 
Khi kéo lên, trẻ có thể giữ được đầu thẳng 
Ngồi có trợ giúp vững hơn 
Trườn ra phía trước và xung quanh 
Giữ người có thể đứng được 
Vận động tinh Biết với tay cầm nắm đồ vật 
Ngôn ngữ giao tiếp 
Quay đầu về phía có tiếng động, đặc biệt giọng nói của 
một người nào đó. 
Bập bẹ các âm đơn như ma, mu 
Cá nhân – xã hội 
Thích cười đùa với mọi người 
Biết giữ đổ chơi 
Nhận thức Ham thích môi trường xung quanh 
 *Trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi 
Kỹ năng Thực hiện đƣợc 
Vận động thô 
Tự ngồi được vững vàng. 
Tập bò và bò được thành thạo. 
Có thể vịn đứng dậy khi có thành chắc chắn. 
Vận động tinh 
Cầm hai vật và đập hai vật vào nhau. 
Chyền tay một vật. Có thể nhặt đồ vật bằng ngón tay cái 
và một ngón tay khác. 
Ngôn ngữ giao tiếp 
Quay đầu về phía có tiếng nói. 
Phát ra âm: bà, cha, ba, măm. 
Cá nhân – xã hội 
Tự ăn bánh. 
Chơi ú òa, vươn tới đồ chơi ngoài tầm tay. 
Vẫy tay, hoan hô. 
Nhận thức 
Đáp ứng khi gọi tên. Từ chối bằng cách giấu mặt, lấy tay 
che mặt khi người lớn rửa mặt. 
*Trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi 
Kỹ năng Thực hiện đƣợc 
Vận động thô 
Tập đứng, đứng vững. 
Tập đi, đi lại được vài bước khi có người dắt tay. 
Đến tháng 12 trẻ có thể đi được vài bước. 
Vận động tinh 
Sử dụng các ngón tay dẽ dàng hơn. 
Đập hai vật vào nhau. Kẹp bằng hai đầu ngón tay. 
Ngôn ngữ giao tiếp 
Có thể nói câu một hai từ. 
Hiểu câu đơn giản. 
Cá nhân – xã hội 
Chỉ tay vào vật yêu thích. 
Đập đồ chơi vào bàn, quẳng xuống đất  
Lặp lại các hành động gây sự chú ý hoặc gây cười. 
Nhận thức 
Đáp ứng với những mệnh lệnh, yêu cầu đơn giản như 
“giơ tay lên”, “chào tạm biệt”. 
Gây sự chú ý với người khác bằng cách kéo quần áo. 
Xấu hổ khi có người lạ. 
 PHỤ LỤC 4 
CÁC MỤC ĐÁNH GIÁ TRẺ EM TỪ 11 – 13 THÁNG TUỔI THEO 
THANG ĐO PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG TRẺ EM 
BAYLEY III [34] 
*Các mục đánh giá nhận thức 
Mục đánh giá Yêu cầu 
Rung chuông có chủ ý Trẻ dùng tay cầm chuông và rung có chủ ý 
Quan sát bức tranh 
Trẻ nhìn vào một vài bức tranh đặc biệt với sự 
thích thú hoặc chăm chú 
Giữ 2 trong tổng số 3 khối vuông 
Trẻ giữ lại 2 khối vuông đầu tiên ít nhất 3 giây sau 
khi nhìn chăm chú vào khối thứ 3 
Tìm những đồ vật thất lạc Trẻ nhìn vào cốc rỗng để tìm khối 
Lấy khối vuông ra khỏi cốc Trẻ lấy tất cả 3 khối vuông ra khỏi cốc 
1 khối vuông 
Trẻ đặt ít nhất 1 khối vuông vào trong hay lên trên 
cốc, thậm chí không thả nó ra 
Nhặt khối lên: 
3 khối 
Trẻ giữ 2 khối vuông đầu tiên trong 1 hoặc cả 2 tay 
và cố gắng để có được khối thứ 3 
Khám phá các lỗ ở bảng cọc Trẻ cố ý chọc các ngón tay vào ít nhất 1 lỗ 
Đẩy xe ô tô đồ chơi 
Trẻ cố ý đẩy xe ô tô để tất cả 4 bánh xe nằm trên 
bàn 
Tìm đồ vật bị giấu 
Trẻ tìm vòng tay bằng cách nhìn ngay vào đúng 
khăn được giấu cả 2 phía trái và phải 
Treo vòng 
Trẻ lấy vòng và dùng dây treo lên mà không để 
vòng chạm vào bàn 
Di chuyển viên nhỏ 
Trẻ lấy những viên nhỏ trong chai bằng cách sử 
dụng những nổ lực được hướng dẫn 
Hộp trống: mặt trước Trẻ lấy lại được vật ở hộp trống trong vòng 20 giây 
Bóp đồ vật Trẻ cố gắng bóp đồ vật để phát ra âm thanh 
Tìm đồ vật bị giấu (ngược lại) 
Trẻ tìm vòng tay bằng cách nhìn vào đúng ngay 
khăn được giấu cả 2 phía trái và phải 
Lấy nắp ra khỏi chai Trẻ vặn nắp đến khi mở ra được 
Bảng cọc: 2 lỗ 
Trẻ đặt ít nhất 1 cái cọc 2 hay nhiều lần vào trong 
cùng 1 lỗ hoặc nhiều lỗ khác nhau 
 *Các mục đánh giá ngôn ngữ tiếp nhận 
 Mục đánh giá Yêu cầu 
Chơi lâu với đồ vật Trẻ tương tác với đồ vật ít nhất 60 giây. 
Đáp lại tên 
Trẻ quay đầu lại 2 lần khi được gọi đúng 
tên, nhưng không phản ứng lại với tên lạ. 
 Ngắt quãng hoạt động 
Trẻ nhìn lên và tạm dừng chơi khi bạn gọi 
đúng tên 
 Nhận ra 2 từ quen thuộc Trẻ nhận biết được ít nhất 2 từ quen thuộc 
 Đáp ứng với từ “Không được” 
Trẻ ngừng lấy đồ vật khi nghe từ “Không 
được” 
Tham gia trò chơi với người khác 
Trẻ quan tâm và thích thú tương tác với 
bạntrong 1 trò chơi ít nhất 60 giây. 
Đáp lại yêu cầu giao tiếp hằng ngày 
Trẻ đáp lại ít nhất 1 lời yêu cầu với 1 thái 
độ phù hợp 
Nhận dạng 1 đồ vật trong 1 loạt đồ 
vật: 1 đúng 
Trẻ nhận dạng đúng ít nhất 1 đồ vật 
Nhận dạng đồ vật trong môi trường Trẻ nhận dạng đúng đồ vật bạn gọi tên 
Nhận dạng tranh ảnh: 1 đúng 
Trẻ nhận dạng đúng ít nhất 1 bức tranh 
 *Các mục đánh giá ngôn ngữ diễn đạt 
Mục đánh giá Yêu cầu 
Gây chú ý 
Trẻ cố gắng gây sự chú ý của bạn hoặc của 
người khác 
Âm phụ âm 
Trẻ phát ra ít nhất 2 phụ âm khác nhau, riêng 
biệt 
Sử dụng cử chỉ 
Trẻ dùng ít nhất 1 cử chỉ để diễn đạt điều trẻ 
muốn 
Kết hợp nguyên âm – phụ âm 
Trẻ bắt chước ít nhất 1 sự kết hợp nguyên âm – 
phụ âm được lặp đi lặp lại 
Tham gia vào trò chơi Trẻ tham gia tích cực ít nhất 1 trò chơi 
Diễn đạt không mạch lạc 
Trẻ phát ra ít nhất 1 âm bao gồm sự chuyển 
giọng và diễn đạt. 
 Kết hợp nguyên âm – phụ âm: 
 4 sự kết hợp 
Trẻ bắt chước ít nhất 4 sự kết hợp nguyên âm – 
phụ âm khác nhau được lặp đi lặp lại 
Sử dụng 1 từ gần đúng Trẻ phát ra ít nhất 1 từ gần đúng 
Hướng dẫn sự chú ý của người 
khác 
Trẻ chỉ tay hay đưa cho bạn thấy ít nhất 1 vật 
Bắt chước từ 
Trẻ bắt chước ít nhất 1 từ thậm chí từ bắt 
chước chỉ là nguyên âm 
Khởi xướng trò chơi tương tác Trẻ khởi xướng ít nhất 1 tương tác cho trò chơi 
Sử dụng từ thích hợp: 2 từ Trẻ sử dụng ít nhất 2 từ thích hợp khác nhau 
Sử dụng từ để yêu cầu điều trẻ 
muốn 
Trẻ sử dụng ít nhất 1 từ để diễn đạt điều trẻ 
muốn 
Gọi tên đồ vật Trẻ gọi đúng tên ít nhất 1 đồ vật 
Kết hợp từ và điệu bộ Trẻ sử dụng ít nhất 1 sự kết hợp từ và điệu bộ 
 *Các mục đánh giá vận động tinh 
Mục đánh giá Yêu cầu 
Nắm lấy bằng ngón cái và đầu 
ngón tay 
Trẻ dùng gan bàn tay của ngón tay cái và đầu 
ngón tay bất kỳ để nắm lấy khối 
Mang muỗng và khối vuông đến 
đường giữa 
Trẻ mang muỗng hoặc khối về đường giữa. 
Đối ngón cái một phần 
Trẻ nắm lấy viên (thực phẩm) mà ngón cái đối 
một phần với các ngón tay khác 
Nâng cốc bằng quai Trẻ dùng 1 tay để nắm quai cốc nhấc lên 
Nắm lấy bằng ngón cái & đầu 
ngón tay 
Trẻ dùng gan bàn tay của ngón tay cái và đầu 
ngón tay bất kỳ để nắm lấy viên thực phẩm 
Lật trang sách 
Trẻ cố gắng lật 1 trang hoặc 1 vài trang sách 
cùng lúc 
Nắm bằng gan bàn tay 
Trẻ dùng gan bàn tay nắm lấy bút chì hay bút 
sáp và vẽ nguệch ngoạc trên giấy 
Ngón tay trỏ duỗi thẳng riêng biệt 
Trẻ duỗi thẳng ngón trỏ trong lúc co những 
ngón tay khác lại 
Viết nguệch ngoạc một cách tự ý Trẻ tự ý viết nguệch ngoạc trên giấy 
Sắp xếp khối: 2 khối vuông Trẻ sắp xếp ít nhất 2 khối vuông 
Loạt bắt chước nét vẽ: ngẫu nhiên Trẻ vẽ 1 nét theo hướng bất kỳ 
Đặt 10 viên vào trong chai 
Trẻ đặt 10 viên vào trong chai trong vòng 60 
giây hoặc ít hơn, mỗi lần 1 viên 
Cách nắm lấy chuyển tiếp 
Trẻ dùng 1 phần ngón tay trỏ và các ngón tay 
khác nắm lấy bút chì hay bút sáp để vẽ 1 nét 
trên giấy 
 *Các mục đánh giá vận động thô 
Mục đánh giá Yêu cầu 
Tự kéo để đứng lên 
 Trẻ tự kéo để đứng lên nhờ ghế hay các vật 
dụng hỗ trợ khác 
Nẩy lên trong khi đứng 
Trẻ nhún lên nhún xuống ít nhất 2 lần bằng 
cách co duỗi đầu gối 
 Đi bộ có hỗ trợ 
Trẻ đi bộ bằng cách phối hợp, thay đổi vận 
động từng bước 
Đi bộ một bên có hỗ trợ 
Trẻ đi bộ 1 bên dựa vào đồ dùng trong nhà để 
hỗ trợ thăng bằng 
Ngồi xuống có kiểm soát 
Trẻ có chủ ý hạ xuống để ngồi từ vị trí đứng 
một cách có kiểm soát 
Đứng một mình 
Trẻ đứng một mình ít nhất 3 giây sau khi bạn 
buông tay ra 
Đứng một mình Trẻ lăn qua vị trí nằm sấp rồi tự đứng lên 
Đi bộ một mình 
Trẻ đi được ít nhất 3 bước không cần giúp đỡ 
thậm chí có thể dáng đi còn cứng và lảo đảo. 
Đi bộ một mình với sự phối hợp 
Trẻ tự đi ít nhất 5 bước, biểu lộ sự phối hợp và 
thăng bằng. 
Ném bóng Trẻ ném bóng có chủ ý về phía trước. 
Ngồi chồm hổm không cần giúp 
Trẻ chuyển từ đứng sang ngồi chồm hổm rồi 
đứng dậy một cách thăng bằng mà không cần 
sự trợ giúp nào. 
 Đứng dậy thuần thục 
Trẻ nghiêng qua 1 bên và đứng lên mà không 
cần trợ giúp. 
 PHỤ LỤC 5 
Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng trẻ dƣới 5 tuổi 
(Nguồn: Viện dinh dưỡng Việt Nam) [17]. 
Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z-Score 
Chỉ số Z-Score Đánh giá 
<-3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng 
<-2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa 
-2 SD<=Z-Score<=2 SD Trẻ bình thường 
>2 SD Trẻ thừa cân 
>3 SD Trẻ béo phì 
Chỉ số cao theo tuổi với Z-Score 
Chỉ số Z-Score Đánh giá 
<-3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ nặng 
<-2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ vừa 
-2 SD<=Z-Score<=2 SD Trẻ bình thường 
>2 SD 
>3 SD 
Chỉ số cân theo cao với Z-Score 
Chỉ số Z-Score Đánh giá 
<-3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng 
<-2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa 
-2 SD<=Z-Score<=2 SD Trẻ bình thường 
>2 SD Trẻ thừa cân 
>3 SD Trẻ béo phì 
 PHỤ LỤC 6 
Chỉ số Apgar 
0 1 2 
Nhịp tim 
Nhịp thở 
Màu sắc da 
Trương lực cơ 
Phản xạ 
0 – rời rạc 
0 - ngáp 
trắng 
giảm nặng 
không 
<100 lần/phút 
rối loạn 
tim 
giảm nhẹ 
chậm 
>100 lần/phút 
đều 
hồng hào 
bình thường 
đáp ứng tốt 
 Tổng số điểm < 4 : ngạt nặng 
4 – 5 : ngạt trung bình 
6 – 7 : ngạt nhẹ 
> 7 : bình thường 
 PHỤ LỤC 7 
Chỉ định chiếu đèn vàng da điều trị bilirubin máu cao 
-Chỉ định chiếu đèn trẻ non tháng tuổi thai dưới 35 tuần (Maisels và cộng sự) 
[104]. 
Tuổi thai 
(tuần) 
Bilirubin toàn phần / máu 
(mg/dL) 
 <28 0/7 
28 0/7–29 6/7 
30 0/7–31 6/7 
32 0/7–33 6/7 
34 0/7–34 6/7 
5–6 
6–8 
8–10 
10–12 
12-14 
-Chỉ định chiếu đèn trẻ sơ sinh tuổi thai từ 35 tuần (Viện Hàn lâm Nhi khoa 
Hoa Kỳ) [25]. 
Nguy cơ thấp (≥38 tuần và khỏe) 
Nguy cơ trung bình (≥38 tuần+yếu tố nguy cơ hoặc 35-37 6/7tuần, và khỏe) 
Nguy cơ cao (35-37 6/7 tuần +yếu tố nguy cơ) 
Tuổi 
Lúc sinh 24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 5 ngày 6 ngày 7 ngày 
 PHỤ LỤC 8 
BIỂU ĐỒ TĂNG TRƢỞNG CỦA TRẺ SƠ SINH SINH NON 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_di_chung_than_kinh_va_tang_truong_cua_tre_non_thang.pdf