Luận án Giá trị của các xét nghiệm tự kháng thể: Anti - Dsdna, anti - nucleosome và anti - C1q trong chẩn đoán và theo dõi viêm thận lupus

Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là bệnh tự miễn phức tạp, gây tổn thương

nhiều cơ quan, là một trong những bệnh cảnh nặng nề, có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ bệnh

đồng mắc cao, không chỉ do biến chứng trực tiếp của bệnh mà còn do những tác

dụng phụ của thuốc điều trị [15], [122], [149]. SLE là bệnh gặp nhiều ở độ tuổi 15-

45, là độ tuổi lao động chính của xã hội, với tỉ lệ nữ trên nam là 8-13/1; gặp nhiều ở

người Mỹ da đen, người Châu Á, đặc biệt là vùng Đông Nam Á chúng ta, người gốc

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha [119], [122], [123]. Viêm thận lupus xảy ra ở 25-50%

các trường hợp lúc mới khởi phát lupus, nhưng trên 60% trường hợp, bệnh phát sinh

trong quá trình diễn tiến [15]; khi xuất hiện sẽ làm tỉ lệ sống còn giảm xuống đáng

kể [15], [122] và còn là một trong những bệnh lý diễn tiến nhanh đến suy thận mạn

giai đoạn cuối, làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Đặc tính của bệnh là diễn tiến mạn tính, thành nhiều đợt bùng phát xen kẽ

thời gian lui bệnh. Vì vậy, việc phát hiện kịp thời tình trạng hoạt động của bệnh hết

sức cần thiết, để bắt đầu điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch thích hợp, góp phần

cải thiện tiên lượng bệnh và tránh được các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc. Để

chẩn đoán viêm thận lupus hoạt động, hiện nay có các công cụ chính: lâm sàng, mô

bệnh học, và xét nghiệm huyết thanh học. Lâm sàng và các xét nghiệm đạm niệu,

cặn lắng nước tiểu, chức năng thận là những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá bệnh

nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta khó phân biệt triệu chứng xảy

ra là do bản thân bệnh lupus hoạt động hay là tổn thương mạn tính không hồi phục,

do bệnh đồng mắc hay do tác dụng phụ của thuốc điều trị. Sinh thiết thận với những

chỉ số hoạt động trên mô bệnh học góp phần cung cấp ý nghĩa chẩn đoán xác định

và tiên lượng bệnh [15], [29], [53], [69], [116], [122], [149]. Tuy vậy, việc lặp lại

sinh thiết thận nhiều lần rõ ràng là một khó khăn, tốn kém, cũng như có thể đưa đến

những tai biến ngoài ý muốn cho bệnh nhân. Do đó, nhu cầu tìm ra những xét

nghiệm huyết thanh học dễ làm, ít tốn kém, có thể lặp lại nhiều lần mà không ảnh

hưởng bệnh nhân, có khả năng dự đoán sớm đợt bùng phát và có khả năng theo dõi

độ hoạt động của bệnh trở nên vô cùng cấp thiết.

pdf 190 trang dienloan 7660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Giá trị của các xét nghiệm tự kháng thể: Anti - Dsdna, anti - nucleosome và anti - C1q trong chẩn đoán và theo dõi viêm thận lupus", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Giá trị của các xét nghiệm tự kháng thể: Anti - Dsdna, anti - nucleosome và anti - C1q trong chẩn đoán và theo dõi viêm thận lupus

Luận án Giá trị của các xét nghiệm tự kháng thể: Anti - Dsdna, anti - nucleosome và anti - C1q trong chẩn đoán và theo dõi viêm thận lupus
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
HUỲNH NGỌC PHƯƠNG THẢO 
GIÁ TRỊ CỦA CÁC XÉT NGHIỆM TỰ KHÁNG THỂ: 
ANTI-dsDNA, ANTI-NUCLEOSOME VÀ ANTI-C1q 
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI 
 VIÊM THẬN LUPUS 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2021
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
HUỲNH NGỌC PHƯƠNG THẢO 
GIÁ TRỊ CỦA CÁC XÉT NGHIỆM TỰ KHÁNG THỂ: 
ANTI-dsDNA, ANTI-NUCLEOSOME VÀ ANTI-C1q 
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI 
VIÊM THẬN LUPUS 
NGÀNH: NỘI THẬN – TIẾT NIỆU 
MÃ SỐ: 62720146 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS. TS. BS TRẦN THỊ BÍCH HƯƠNG 
 TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2021
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả 
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng 
được công bố ở bất kỳ nơi nào. 
 Tác giả luận án 
Huỳnh Ngọc Phương Thảo 
ii 
MỤC LỤC 
Lời cam đoan ............................................................................................................... i 
Mục Lục ..................................................................................................................... ii 
Danh mục các chữ viết tắt Thuật ngữ Anh Việt ........................................................ iv 
Danh mục bảng ........................................................................................................ vii 
Danh mục hình ............................................................................................................ x 
Danh mục các sơ đồ .................................................................................................... x 
Danh mục các biểu đồ ............................................................................................... xi 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................... 4 
1.1. Tổng quan về lupus ban đỏ hệ thống và viêm thận lupus ................................. 4 
1.2. Tổng quan về 3 kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q .............. 25 
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các kháng thể: anti-dsDNA, anti-
nucleosome và anti-C1q trong chẩn đoán và theo dõi viêm thận lupus ......... 29 
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 36 
2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 36 
2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 36 
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................... 38 
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ................................................................................... 38 
2.5. Quy trình thực hiện nghiên cứu ...................................................................... 39 
2.6. Định nghĩa các biến số .................................................................................... 41 
2.7. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ....................................... 50 
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 55 
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................... 56 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ......................................................................................... 57 
3.1 Đặc điểm chính về dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm thận 
lupus hoạt động tại thời điểm nhận vào nghiên cứu ....................................... 59 
3.2 Tỉ lệ bệnh nhân viêm thận lupus hoạt động có kháng thể anti-dsDNA, anti-
nucleosome, anti-C1q dương tính tại thời điểm nhận vào nghiên cứu ........... 64 
iii 
3.3 Liên quan giữa các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q với tổn 
thương mô bệnh học thận tại thời điểm nhận vào nghiên cứu ........................ 66 
3.4 Giá trị của các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q trong theo 
dõi viêm thận lupus sau 6 tháng điều trị ......................................................... 76 
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 96 
4.1 Bàn về đặc điểm chính về dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân 
viêm thận lupus hoạt động tại thời điểm nhận vào nghiên cứu ...................... 96 
4.2 Bàn về tỉ lệ bệnh nhân viêm thận lupus hoạt động có kháng thể anti-dsDNA, 
anti-nucleosome, anti-C1q dương tính tại thời điểm nhận vào nghiên cứu .... 98 
4.3 Bàn về liên quan giữa các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q 
với tổn thương mô bệnh học thận ở bệnh nhân viêm thận lupus tại thời điểm 
nhận vào nghiên cứu ..................................................................................... 111 
4.4 Bàn về giá trị của các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q, 
trong theo dõi viêm thận lupus sau 6 tháng điều trị ...................................... 120 
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ......................................................................... 132 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 133 
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 134 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ............ 135 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
 Phụ lục 1 Phiếu thu thập số liệu nghiên cứu 
Phụ lục 2 Thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và Phiếu đồng ý tham gia 
nghiên cứu 
Phụ lục 3 Bảng đánh giá độ hoạt động SLEDAI-2K 
Phụ lục 4 Bảng chỉ số BILAG Thận 2004 
Phụ lục 5 Mẫu kết quả sinh thiết thận 
Phụ lục 6 Danh sách bệnh nhân 
Phụ lục 7 Chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học Đại học 
Y Dược TP Hồ Chí Minh 
iv 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
THUẬT NGỮ ANH VIỆT 
Viết tắt Từ nguyên tiếng Anh Tiếng Việt 
BN Bệnh nhân 
BVCR Bệnh viện Chợ Rẫy 
BVĐHYD Bệnh viện Đại học Y Dược 
Thành phố Hồ Chí Minh 
BVNDGD Bệnh viện Nhân Dân Gia Định 
KTC Khoảng tin cậy 
MLCT Mức lọc cầu thận 
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 
TPTNT Tổng phân tích nước tiểu 
ACR American College of 
Rheumatology 
Hiệp hội Thấp học Hoa Kỳ 
AI Activity Index Chỉ số hoạt động 
AKI Acute Kidney Injury Tổn thương thận cấp 
ANA Anti Nuclear Antibody Kháng thể kháng nhân 
ANCA Anti-Neutrophil Cytoplasmic 
Antibody 
Kháng thể kháng bạch cầu đa 
nhân trung tính 
Anti-dsDNA Anti-double stranded 
DeoxyriboNucleic Acid 
Antibody 
Kháng thể kháng chuỗi xoắn kép 
DNA 
BILAG Index British Isles Lupus 
Assessment Group Index 
Chỉ số hoạt động của nhóm đánh 
giá lupus Anh quốc 
CI Chronicity Index Chỉ số mạn tính 
ECLAM European Concensus Lupus 
Activity Measurements 
Đo lường độ hoạt động lupus 
theo đồng thuận Châu Âu 
ELISA Enzyme-Linked 
Immunosorbent Assay 
Phương pháp miễn dịch hấp phụ 
gắn kết men 
ENA Extractable Nuclear Antigen Các kháng nguyên nhân trích 
xuất được 
v 
ERA/EDTA European Renal 
Association/European 
Dialysis and Transplant 
Association 
Hiệp hội Thận học Châu 
Âu/Hiệp hội lọc máu và ghép 
tạng Châu Âu 
ESRD End-Stage Renal Disease Bệnh thận giai đoạn cuối 
EULAR European League Against 
Rheumatism 
Hiệp hội Thấp học Châu Âu 
GFR Glomerular Filtration Rate Mức lọc cầu thận 
HE Hematoxylin-Eosin Nhuộm HE 
HEp2 Human epithelial type 2 Biểu mô người loại 2 
HPF High Power Field Quang trường phóng đại cao 
HUS/TTP Hemolytic Uremic 
Syndrome/Thrombotic 
Thrombocytopenic Purpura 
Hội chứng ure huyết cao kèm 
tán huyết/Ban xuất huyết giảm 
tiểu cầu kèm huyết khối 
ICAM-1 InterCellularAdhesion 
Molecule-1 
Phân tử kết dính liên tế bào-1 
INF-α Interferon-α Interferon-α 
ISN/RPS International Society of 
Nephrology/Renal Pathology 
Society 
Hội Thận học thế giới/Hội Bệnh 
học Thận 
KDIGO Kidney Disease: Improving 
Global Outcomes 
Bệnh Thận: Cải thiện kết cục 
toàn cầu 
LAI Lupus Activity Index Chỉ số hoạt động Lupus 
LE Lupus Erythematosus Lupus ban đỏ 
M Mesangial Gian mạch 
NETs Neutrophil Extracellular 
Traps 
Bắt giữ Bạch cầu Đa nhân trung 
tính ngoài tế bào 
NIH National Institute of Health Viện Sức khỏe Quốc gia 
PAS Periodic Acid-Schiff Stain Nhuộm PAS 
RBC Red Blood Cell Hồng cầu 
RIA Radioimmunoassay Phương pháp miễn dịch phóng 
xạ 
vi 
SLAM-R Systemic Lupus Activity 
Measure-Revised 
Đo lường hoạt động lupus ban 
đỏ hệ thống-cải biên 
SLAQ Systemic Lupus Activity 
Questionnaire for population 
studies 
Bộ câu hỏi nghiên cứu độ hoạt 
động lupus ban đỏ hệ thống 
SLE Systemic Lupus 
Erythematosus 
Lupus ban đỏ hệ thống 
SLEDAI Systemic Lupus 
Erythematosus Disease 
Activity Index 
Chỉ số hoạt động bệnh lupus ban 
đỏ hệ thống 
SLICC Systemic Lupus International 
Collaborating Clinics 
Ủy ban cộng tác Quốc tế về 
lupus ban đỏ hệ thống 
Th1 T helper 1 Tế bào Lympho T giúp đỡ 
TMA Thrombotic Microangiopathy Thuyên tắc vi mạch huyết khối 
TTP Thrombotic 
Thrombocytopenic Purpura 
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu 
kèm huyết khối 
uACR Urine Albumin: Creatinine 
ratio 
Tỉ lệ albumin : creatinine trong 
nước tiểu 
uPCR Urine Protein: Creatinine 
ratio 
Tỉ lệ protein : creatinine trong 
nước tiểu 
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới 
vii 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1: Phân loại ISN/RPS 2004 của viêm thận lupus .......................................... 9 
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán lupus theo Hiệp hội Thấp học Hoa Kỳ (ACR) .... 20 
Bảng 2.1: Các biến số về dân số học và lâm sàng sử dụng trong nghiên cứu .......... 41 
Bảng 2.2: Các biến số về cận lâm sàng sử dụng trong nghiên cứu .......................... 45 
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo các điểm nghiên cứu ......................................... 57 
Bảng 3.2: Các đặc điểm chung của 144 bệnh nhân viêm thận lupus ....................... 59 
Bảng 3.3: Các đặc điểm lâm sàng chính của nhóm nghiên cứu tại thời điểm nhận 
vào nghiên cứu ................................................................................................. 60 
Bảng 3.4: Các đặc điểm cận lâm sàng chính về thận của nhóm nghiên cứu tại thời 
điểm nhận vào nghiên cứu ................................................................................ 61 
Bảng 3.5: Đặc điểm về nồng độ bổ thể máu của nhóm nghiên cứu tại thời điểm 
nhận vào nghiên cứu ......................................................................................... 63 
Bảng 3.6: Bảng phân nhóm bệnh nhân theo chỉ số BILAG thận tại thời điểm nhận 
vào nghiên cứu ................................................................................................. 63 
Bảng 3.7: Đặc điểm các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q của 
nhóm nghiên cứu tại thời điểm nhận vào nghiên cứu ...................................... 65 
Bảng 3.8: Đặc điểm sinh thiết thận của nhóm nghiên cứu ....................................... 67 
Bảng 3.9: Bảng đối chiếu lâm sàng với giải phẫu bệnh ở thời điểm sinh thiết thận 68 
Bảng 3.10: Liên quan giữa viêm thận lupus tăng sinh và không tăng sinh với viêm 
thận lupus hoạt động và không hoạt động trên lâm sàng tại thời điểm nhận vào 
nghiên cứu ........................................................................................................ 69 
Bảng 3.11: Liên quan giữa viêm thận lupus tăng sinh và không tăng sinh với các 
triệu chứng lâm sàng ........................................................................................ 69 
Bảng 3.12: Liên quan giữa viêm thận lupus tăng sinh và không tăng sinh với kiểu 
biểu hiện viêm thận lupus hoạt động trên lâm sàng ......................................... 70 
Bảng 3.13: Đặc điểm chỉ số hoạt động (AI) và chỉ số mạn tính (CI) theo NIH của 
116 BN viêm thận lupus tăng sinh ................................................................... 70 
viii 
Bảng 3.14: Tỉ lệ kháng thể anti-dsDNA dương tính ở hai nhóm viêm thận lupus 
tăng sinh và không tăng sinh ............................................................................ 72 
Bảng 3.15: Tỉ lệ kháng thể anti-nucleosome dương tính ở hai nhóm viêm thận lupus 
tăng sinh và không tăng sinh ............................................................................ 73 
Bảng 3.16: Tỉ lệ kháng thể anti-C1q dương tính ở hai nhóm viêm thận lupus tăng 
sinh và không tăng sinh .................................................................................... 74 
Bảng 3.17: Mối tương quan giữa nồng độ các kháng thể anti-dsDNA, anti-
nucleosome và anti-C1q tại thời điểm sinh thiết thận với chỉ số hoạt động AI 
theo NIH ........................................................................................................... 75 
Bảng 3.18: Mối tương quan giữa nồng độ các kháng thể anti-dsDNA, anti-
nucleosome và anti-C1q tại thời điểm sinh thiết thận với chỉ số mạn tính CI . 75 
Bảng 3.19: Tỉ lệ viêm thận lupus hoạt động và không hoạt động trên lâm sàng ở 2 
lần thăm khám (ban đầu và theo dõi sau 6 tháng) ............................................ 76 
Bảng 3.20: Bảng so sánh các đặc điểm lâm sàng ở 2 lần thăm khám ...................... 76 
Bảng 3.21: Phân bố các kiểu đáp ứng lâm sàng ở lần thăm khám theo dõi sau 6 
tháng ................................................................................................................. 79 
Bảng 3.22: Bảng so sánh nồng độ bổ thể máu ở hai lần thăm khám ....................... 79 
Bảng 3.23: Phân bố 137 bệnh nhân theo các mức hoạt động của chỉ số BILAG 
Thận ở lần thăm khám theo dõi sau 6 tháng ..................................................... 80 
Bảng 3.24: Phân bố 137 BN viêm thận lupus hoạt động và không hoạt động theo 
tiêu chuẩn BILAG Thận ở lần thăm khám theo dõi sau 6 tháng ...................... 80 
Bảng 3.25: Bảng so sánh chỉ số SLEDAI-2K ở 2 lần thăm khám ........................... 81 
Bảng 3.26: Bảng so sánh nồng độ các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, 
anti-C1q ở hai lần thăm khám .......................................................................... 83 
Bảng 3.27: Bảng nồng độ các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q 
theo các kiểu đáp ứng lâm sàng khác nhau ở lần thăm khám theo dõi sau 6 
tháng ................................................................................................................. 83 
ix 
Bảng 3.28: Bảng nồng độ các kháng thể anti-dsDNA, anti-nucleosome, anti-C1q 
theo tình trạng viêm thận lupus hoạt động hay không hoạt động trên lâm sàng 
ở lần thăm khám theo dõi sau 6 tháng .............................................................. 90 
Bảng 3.29: Bảng 2x2 về tần suất viêm thận lupus “hoạt động” và “không hoạt 
động” liên quan đến xét nghiệm anti-dsDNA dương tính ở lần khám theo dõi 
sau 6 tháng .................................. ... ol, 46, pp. 2178-2182. 
142. Tektonidou M.G., Dasgupta A., Ward M.M., et al. (2016), “Risk of end-stage 
renal disease in patients with lupus nephritis, 1971-2015: a systematic review 
and Bayesian meta-analysis”, Arthritis Rheum, 68, pp. 1432-1441. 
143. Teruel M., Alarcon-Riquelme M.E. (2016), “The genetic basis of systemic 
lupus erythematosus: What are the risk factors and what have we learned”, J 
Autoimmun, 74, pp. 161. 
144. Trendelenburg M., Lopez-Trascasa M., Potlukova E., et al. (2006), “High 
prevalence of anti-C1q antibodies in biopsy-proven active lupus nephritis”, 
Nephrol Dial Transplant, 21, pp. 3115-3121. 
145. Tsokos G.C. (2016), “Appendis”, In: Tsokos G.C.(ed.), Systemic Lupus 
Erythematosus: Basic, applied and clinical aspects, Elsevier, 
146. Vilalata D., Bizzaro N., Bassi N., et al. (2013), “Anti-dsDNA antibodies 
isotypes in systemic lupus erythematosus: IgA in addition to IgG anti-dsDNA 
help to identify glomerulonephritis and active disease”, PloS ONE, 8 
(e71458). 
147. Villalta D., Romelli P.B., Savina C., et al. (2003), “Anti-dsDNA antibody 
avidity determination by a simple reliable ELISA method for SLE diagnosis 
and monitoring”, Lupus, 12, pp. 31-36. 
148. Villegas-Zambrano N.V., Martinez-Taboada V.M., Boliva A., et al. (2009), 
“Correlation between clinical activity and serological markers in a wide cohort 
of patients with systemic lupus erythematosus”, Contemporary Challenges in 
Autoimmunity: Ann NY Acad Sci, 1173, pp. 60-66. 
149. Wadhwani S., Jayne D., Rovin B.H., et al. (2019), “Lupus Nephritis”, In: 
Feehally J., et al.(eds), Comprehensive clinical nephrology, pp. 1465-1468, 
Elsevier. 
150. Wang X., Xia Y. (2019), “Anti-double Stranded DNA Antibodies: Origin, 
Pathogenicity, and targeted therapies”, Front Immunol, 10: 1667. 
151. Weening J.J., D’Agati V.D., Schwartz M.M., et al. (2004), “The classification 
of glomerulonephritis in systemic lupus erythematosus revisited”, Kidney Int, 
65, pp. 521-530. 
152. Yang J., Xu Z., Sui M., et al. (2015), “Co-Positivity for Anti-dsDNA, -
Nucleosome and -Histone antibodies in lupus nephritis is indicative of high 
serum levels and severe nephropathy”, PloS ONE, 10(10), e0140441. 
153. Yang X.W., Tan Y., Yu F., et al. (2012), “Combination of anti-C1q and anti-
dsDNA antibodies is associated with higher renal disease activity and predicts 
renal prognosis of patients with lupus nephritis”, Nephrol Dial Transplant, 27, 
pp. 3552-3559. 
154. Yap D.Y.H., Chan T.M. (2015), “Lupus nephritis in Asia: clinical features and 
Management”, Kidney Dis, 1, pp. 100-109. 
155. Yin Y., Wu X., Shan G., et al. (2012), “Diagnostic value of serum anti-C1q 
antibodies in patients with lupus nephritis: meta-analysis”, Lupus, 21, pp. 
1088-1097. 
156. Yu F., Haas M., Glassock R. (2017), “Redefining lupus nephritis: clinical 
implications of pathophysiologic subtypes”, Nat Rev Nephrol, 13, pp. 483-
495. 
157. Yung S., Chan T.M. (2015), “Mechanisms of kidney injury in lupus nephritis - 
the role of anti-dsDNA antibodies”, Front Immunol, 6(475); doi: 
10.3389/fimmu.2015.00475. 
158. Zhang C.Q., Ren L., Gao F., et al. (2011), “Anti-C1q antibodies are associated 
with systemic lupus erythematosus disease activity and lupus nephritis in 
northeast of China”, Clin Rheumatol, 30, pp. 967-973. 
159. Zivkovic V., Stankovic A., Cvetkovic T., et al. (2014), “Anti-dsDNA, Anti-
Nucleosome and Anti-C1q antibodies as Disease activity markers in patients 
with systemic lupus erythematosus”, Srp Arh Celok Lek, 142(7), pp. 431-436. 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1 
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 
I. Hành chánh 
Họ tên: (Viết tắt) Năm sinh: Giới: 
Số nhập viện: Số hồ sơ: 
Mã số nghiên cứu: 
Địa chỉ liên lạc: 
Điện thoại: 
Nghề nghiệp: 
Cân nặng Chiều cao Diện tích da 
II. Tiền sử 
lần đầu: có  Không  
tái phát: có  Không  Số lần tái phát:  
Thời gian từ lúc khởi bệnh: 
Thuốc đã được sử dụng trước đây kèm liều đang dùng: 
corticosteroide ., methylprenisolone truyền tĩnh mạch, 
cylophosphamide, azathioprine.., 
cyclosporin A.., mycophenolate mofetil, 
tacrolimus.................., hydroxychoroquine, 
rituximab.. 
III. Lâm sàng: 
Các cơ quan bị tổn thương: Da , khớp , viêm màng phổi , viêm màng 
ngoài tim , thiếu máu tán huyết , giảm bạch cầu , giảm tiểu cầu , thận , 
thần kinh , tim , ggan , viêm ruột , viêm mạch máu , hội chứng anti-
phospholipid . 
- Tăng huyết áp: Có  Không  
IV. Cận lâm sàng 
1. Sinh thiết thận: Có  ngày sinh thiết Mã số: 
Số cầu thận: 
Phân lọai ISN/RPS 2004: 
Chỉ số họat động NIH Chỉ số mạn tính: 
Miễn dịch hùynh quang: 
Các tổn thương mô học khác: 
2. Các xét nghiệm: 
 Lần 1 
Ngày: 
Lần 2 
Ngày: 
Ghi chú 
Đạm niệu que nhúng 
Albumin:creatinine niệu 
Đạm niệu 24giờ 
Hồng cầu/NT (que nhúng) 
Hồng cầu/NT (cặn lắng) 
Hồng cầu/NT (Cặn Addis) 
Bạch cầu/NT (que nhúng) 
Bạch cầu/NT (cặn lắng) 
Bạch cầu/NT (Cặn Addis) 
Trụ niệu 
Creatinine HT 
eGFR 
Albumin HT 
Protein HT 
C3/máu 
C4/máu 
BILAG-2004 
SLEDAI-2K 
ANA 
Anti-dsDNA 
Anti-nucleosome 
Anti-C1q 
PHỤ LỤC 2 
THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
VÀ PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Tên nghiên cứu: Giá trị của các xét nghiệm tự kháng thể: Anti-dsDNA, Anti-
nucleosome, và Anti-C1q trong chẩn đoán và theo dõi độ hoạt động của viêm 
thận do Lupus. 
Nhà tài trợ: Không có .................................................................................................... 
Nghiên cứu viên chính: Huỳnh Ngọc Phương Thảo 
Đơn vị chủ trì: Bộ môn Nội – Khoa Y – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 
I.THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU 
Mục đích và tiến hành nghiên cứu 
Viêm thận do Lupus là bệnh lý phức tạp, nặng nề, có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ 
bệnh phối hợp cao, có thể dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Bệnh diễn tiến 
thành từng đợt bùng phát xen kẽ lui bệnh. Sinh thiết thận là công cụ chẩn đoán và 
tiên lượng bệnh quan trọng nhưng không thể lặp lại nhiều lần. Vì vậy, chúng tôi 
mong muốn tìm ra một loại xét nghiệm máu mới có khả năng theo dõi độ hoạt động 
của bệnh. 
Khoảng 130 bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận do Lupus, đồng ý tham 
gia nghiên cứu sẽ được lấy 3ml máu xét nghiệm các kháng thể nêu trên tại 3 thời 
điểm: lúc mới vào, sau 3 tháng, sau 6 tháng. Bệnh nhân sẽ được sinh thiết thận chẩn 
đoán lần đầu nếu ở dạng bệnh hoạt động. Sau đó, ghi nhận kết quả và phân tích mối 
liên quan giữa nồng độ kháng thể và độ hoạt động của bệnh. 
Lợi ích: 
Người tham gia sẽ được thăm khám, chăm sóc chu đáo theo đúng phác đồ 
của bệnh viện, và góp công sức vào quá trình nghiên cứu khoa học nhằm góp phần 
hoàn thiện chẩn đoán. 
Người tham gia nghiên cứu không được bồi dưỡng tiền thù lao cũng như 
không nhận bồi thường về chi phí đi lại, hoặc mất thu nhập. Người tham gia nghiên 
cứu phải trả cho các xét nghiệm thường qui trong quá trình chẩn đoán và điều trị 
bệnh, chỉ được miễn phí trong các xét nghiệm mới đưa vào nghiên cứu. 
Các nguy cơ và bất lợi 
Các nguy cơ từ nghiên cứu không khác biệt với nhóm không tham gia nghiên 
cứu. Nguy cơ tai biến từ sinh thiết thận là 1%, và đây là thủ thuật thường qui trong 
quá trình chẩn đoán bệnh chứ không phải xét nghiệm phát sinh trong quá trình 
nghiên cứu. 
Người liên hệ 
• Huỳnh Ngọc Phương Thảo, số điện thoại: 0918196969 
Sự tự nguyện tham gia 
• Người tham gia được quyền tự quyết định, không hề bị ép buộc tham gia 
• Người tham gia có thể rút lui ở bất kỳ thời điểm nào mà không bị ảnh hưởng 
gì đến việc điều trị/chăm sóc mà họ đáng được hưởng. 
• Trong trường hợp là người vị thành niên, suy giảm trí tuệ hoặc mất khả năng, 
việc lấy bản chấp thuận tham gia từ người đại diện hợp pháp. 
Tính bảo mật 
Các thông tin cá nhân của người tham gia nghiên cứu sẽ được giữ bảo mật tuyệt đối. 
II. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi về 
thông tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện trực tiếp 
với nghiên cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. Tôi nhận một bản 
sao của Bản Thông tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên 
cứu này. Tôi tự nguyện đồng ý tham gia. 
Chữ ký của người tham gia: 
Họ tên___________________ Chữ ký___________________ 
Ngày tháng năm_________________ 
Chữ ký của người làm chứng hoặc của người đại diện hợp pháp (nếu áp dụng): 
Họ tên___________________ Chữ ký ___________________ 
Ngày tháng năm_________________ 
Chữ ký của Nghiên cứu viên/người lấy chấp thuận: 
Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân/người tình nguyện tham 
gia nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các 
thông tin này đã được giải thích cặn kẽ cho Ông/Bà và Ông/Bà đã hiểu rõ bản chất, 
các nguy cơ và lợi ích của việc Ông/Bà tham gia vào nghiên cứu này. 
Họ tên ___________________ Chữ ký___________________ 
Ngày tháng năm_________________ 
PHỤ LỤC 3 
BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐỘ HOẠT ĐỘNG SLEDAI-2K 
STT Giá trị Triệu chứng Định nghĩa Điểm 
1 8 Co giật Mới xuất hiện. Loại trừ các nguyên 
nhân chuyển hoá, nhiễm trùng, do 
thuốc 
2 8 Rối loạn tâm thần Rối loạn hành vi do mất khả năng 
nhận thức thực tế; bao gồm: ảo giác, 
tư duy không liên quan, tư duy 
nghèo nàn, suy nghĩ không logic, 
hành vi bất thường, mất khả năng 
phối hợp, hội chứng căng trương 
lực; loại trừ do urê huyết cao hoặc 
do thuốc 
3 8 Tổn thương não 
thực thể 
Rối loạn chức năng thần kinh như 
mất định hướng, mất trí nhớ hoặc 
các biểu hiện khác xuất hiện đột 
ngột hoặc diễn tiến từng cơn; bao 
gồm: rối loạn tri giác kèm giảm khả 
năng tập trung, mất khả năng chú ý 
với môi trường xung quanh đi kèm 
với ít nhất 2 triệu chứng sau: rối 
loạn nhận thức, lời nói không mạch 
lạc, mất ngủ hoặc ngủ gà, tăng hoặc 
giảm các hoạt động tâm thần vận 
động. Loại trừ nguyên nhân chuyển 
hoá, nhiễm trùng, do thuốc 
4 8 Rối loạn thị giác Tổn thương võng mạc do Lupus. 
Bao gồm tổn thương võng mạc do 
tắc mạch, xuất huyết võng mạc, xuất 
tiết hay xuất huyết màng bồ đào, 
viêm thần kinh thị. Loại trừ nguyên 
nhân tăng huyết áp, nhiễm trùng 
hoặc do thuốc 
5 8 Tổn thương thần 
kính sọ 
Bệnh thần kinh cảm giác hoặc vận 
động mới xuất hiện do tổn thương 
thần kinh sọ 
6 8 Đau đầu Đau đầu nặng và kéo dài, có thể do 
migrain nhưng kháng với các thuốc 
giảm đau có chất gây nghiện 
7 8 Tai biến mạch 
máu não 
Tai biến mạch máu não mới xuất 
hiện. Loại trừ do xơ vữa động mạch 
8 8 Viêm mạch máu Loét, hoại thư, xuất hiện những nốt 
ở đầu chi đau, nhồi máu quanh 
móng, hoặc bằng chứng mô học 
hoặc chụp động mạch cho thấy viêm 
mạch máu 
9 4 Viêm khớp Ít nhất hai khớp bị đau kèm với các 
dấu hiệu viêm tại chỗ (đau, sưng, 
hoặc tràn dịch khớp) 
10 4 Viêm cơ Đau, yếu gốc cơ kèm tăng CPK và 
hoặc aldolase hoặc những thay đổi 
trên điện cơ hoặc sinh thiết cho thấy 
dấu hiệu của viêm cơ trên sinh thiết 
11 4 Trụ niệu Trụ hồng cầu, trụ hạt, trụ 
hemoglobin 
12 4 Tiểu máu >5 hồng cầu/quang trường phóng 
đại cao. Loại trừ nguyên nhân do 
sỏi, nhiễm trùng, hoặc nguyên nhân 
khác 
13 4 Đạm niệu > 0,5 g/24 giờ. 
14 4 Tiểu mủ >5 bạch cầu/quang trường phóng đại 
cao. Loại trừ do nhiễm khuẩn đường 
tiết niệu 
15 2 Phát ban da mới Phát ban dạng viêm 
16 2 Rụng tóc Rụng tóc bất thường từng mảng 
hoặc lan tỏa 
17 2 Loét niêm mạc Loét niêm mạc miệng hoặc niêm 
mạc mũi 
18 2 Viêm màng phổi Đau ngực kiểu viêm màng phổi kèm 
tiếng cọ màng phổi, hoặc tràn dịch, 
hoặc dày màng phổi 
19 2 Viêm màng 
ngoài tim 
Đau ngực kiểu màng ngoài tim kèm 
ít nhất một trong các triệu chứng 
sau: tiếng cọ, tràn dịch màng ngoài 
tim, hoặc xác nhận bằng ECG hoặc 
siêu âm tim 
20 2 Bổ thể Giảm CH50, C3 hoặc C4 máu dưới 
giới hạn bình thường của phòng xét 
nghiệm 
21 2 Anti-dsDNA Tăng trên giới hạn bình thường của 
phòng xét nghiệm 
22 1 Sốt >380C, loại trừ nguyên nhân nhiễm 
trùng 
23 1 Giảm tiểu cầu <100000/mm3, loại trừ do thuốc 
24 1 Giảm bạch cầu <3000/mm3, loại trừ do thuốc 
 Tổng điểm 
PHỤ LỤC 4 
BẢNG CHỈ SỐ BILAG THẬN 2004 
Nhóm A: Hiện diện ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây, trong đó ít nhất phải có 
một trong các triệu chứng (1), (4) và (5): 
(1) Đạm niệu tăng (nặng) được định nghĩa như sau: 
-Protein niệu trên que nhúng nước tiểu ≥ 2+ (chỉ sử dụng nếu các phương 
pháp ước lượng protein niệu khác không có sẵn) ; HOẶC 
- Protein niệu 24 giờ >1 g, chỉ số này không cải thiện ≥25% so với lần trước; 
HOẶC 
- Tỉ lệ protein: creatinine niệu> 100 mg/mmol, chỉ số này không cải thiện ≥ 
25% so với lần trước; HOẶC 
- Tỉ lệ albumin:creatinine niệu>100 mg/mmol, chỉ số này không cải thiện 
≥25% so với lần trước. 
(2) Tăng huyết áp tiến triển 
(3) Suy thận tiến triển (nặng) được định nghĩa như sau: 
- Creatinine huyết tương>130 µmol/l và tăng > 130% so với giá trị trước 
đó; HOẶC 
- Độ lọc cầu thận <80 ml/phút/1,73m2 da và chỉ số này <67% so với giá trị 
trước đó; HOẶC 
- Độ lọc cầu thận 50 
ml/phút/1,73m2 da hoặc chưa có. 
(4) Cặn lắng nước tiểu hoạt động 
(5) Bằng chứng mô học của viêm thận hoạt động trong vòng 3 tháng qua 
(6) Hội chứng thận hư 
Nhóm B: khi có bất cứ triệu chứng nào sau đây: 
(1) 1 triệu chứng thuộc nhóm A 
(2) Protein niệu không thỏa tiêu chuẩn thuộc nhóm A 
- Protein niệu trên que nhúng 1-2+, chỉ áp dụng khi các phương pháp đo 
lường khác không có sẵn ; HOẶC 
- Protein niệu 24 giờ ≥ 0,5 g, chỉ số này không cải thiện≥ 25% so với lần 
trước; HOẶC 
- Tỉ lệ protein: creatinine niệu > 50 mg/mmol, chỉ số này không cải thiện ≥ 
25% so với lần trước; HOẶC 
- Tỉ lệ albumin: creatinine niệu> 50 mg/mmol, chỉ số này không cải thiện ≥ 
25% so với lần trước. 
(3) Creatinine huyết tương > 130 µmol/l và tăng ≥ 115% nhưng ≤ 130% so với 
giá trị trước đó. 
Nhóm C: khi có bất cứ triệu chứng nào sau đây: 
(1) Protein niệu tăng nhẹ hoặc ổn định được định nghĩa như sau: 
- Protein niệu trên que nhúng ≥1+ nhưng không thỏa tiêu chuẩn của nhóm 
A và nhóm B (chỉ áp dụng khi các phương pháp đo lường khác không có 
sẵn) ; HOẶC 
- Protein niệu 24 giờ > 0,25 g, nhưng không thỏa tiêu chuẩn thuộc nhóm A 
và B; HOẶC 
- Tỉ lệ Protein:creatinine niệu>25 mg/mmol nhưng không thỏa tiêu chuẩn 
thuộc nhóm A và B; HOẶC 
- Tỉ lệ albumin:craetinine niệu > 25 mg/mmol nhưng không thỏa tiêu 
chuẩn thuộc nhóm A và B. 
(2) Tăng huyết áp (giá trị ghi nhận được >140/90 mmHg), không thỏa tiêu chuẩn 
thuộc nhóm A và B, được định nghĩa là: 
- Tăng huyết áp tâm thu ≥30 mmHg 
- Tăng huyết áp tâm trương ≥ 15 mmHg 
Nhóm D: Trước đây có tổn thương, hiện giờ đã khỏi 
Nhóm E: Trước đây chưa có tổn thương. 
Ghi chú: mặc dù tỉ lệ protein: creatinine niệu khác với tỉ lệ albumin: creatinine niệu 
nhưng ở đây dùng cùng một điểm cắt giá trị. 
PHỤ LỤC 5 
MẪU KẾT QUẢ SINH THIẾT THẬN 
PHỤ LỤC 6 
Danh sách bệnh nhân 
PHỤ LỤC 7 
Chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học Đại học 
Y Dược TP Hồ Chí Minh 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_gia_tri_cua_cac_xet_nghiem_tu_khang_the_anti_dsdna_a.pdf
  • pdfNCS. HUỲNH NGỌC PHƯƠNG THẢO.pdf
  • docxTOM TAT LUAN AN 2021_03_15.docx