Luận án Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía nam thành phố Hà Nội

Thuỷ sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của

kinh tế Việt Nam (đứng vị trí thứ tư về kim ngạch xuất khẩu, sau dầu thô, da giầy

và dệt may); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã

hội, tham gia tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Ngành

thuỷ sản có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được các nhu cầu đa

dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là các nước có thị trường lớn và yêu cầu

cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc

Tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được tốc độ cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ

không nhỏ cho quốc gia (Nguyễn Kim Phúc, 2010).

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, phát triển nuôi trồng thuỷ sản

(NTTS) của Hà Nội đang ở mức thấp hơn so với mức chung, chưa tương xứng với

tiềm năng hiện có. Mặt khác, sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát, ồ ạt

cũng đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm cho không gian của hệ thống mặt nước

nuôi thuỷ sản bị chia cắt, manh mún, môi trường nuôi thuỷ sản đang bị ô nhiễm

nghiêm trọng, nguồn lợi thuỷ sản trong những năm gần đây bị giảm sút, một bộ

phận không nhỏ dân cư có đời sống thấp và bấp bênh. Hầu hết các hộ NTTS sử

dụng trực tiếp nguồn nước tự nhiên cho nuôi trồng mà không qua kiểm tra chất

lượng đầu vào, nước thải không xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường, việc sử

dụng hoá chất và chất kháng sinh một cách tuỳ tiện, việc quản lý chất thải rắn kém

hiệu quả, môi trường không khí đặc biệt vào thời điểm thu hoạch sản phẩm bị ô

nhiễm lớn. Đây là những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường bức xúc cần giải

quyết và nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

pdf 190 trang dienloan 7340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía nam thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía nam thành phố Hà Nội

Luận án Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía nam thành phố Hà Nội
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 
---------------------------- 
NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH 
GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 
CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 
CÁC HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN 
HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 
---------------------------- 
NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH 
GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 
CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 
CÁC HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
 CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN 
 MÃ SỐ : 62.31.01.05 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. PGS.TS. PHẠM VĂN HÙNG 
 2. PGS.TS. ĐỖ VĂN VIỆN 
HÀ NỘI - 2014 
 ii
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là 
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. 
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án này đã 
được cám ơn và trích dẫn trong Luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. 
 Tác giả 
 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 
 iii 
LỜI CẢM ƠN 
Trong thời gian thực hiện đề tài "Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường 
cho phát triển nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội" tôi đã 
nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh 
tế và PTNT, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, một số cơ quan, ban ngành, các 
cán bộ, đồng nghiệp và bè bạn, nhờ đó Luận án của tôi đã hoàn thành. 
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn PGS TS Phạm Văn 
Hùng và PGS TS Đỗ Văn Viện đã giúp đỡ tôi rất tận tình, chu đáo, kịp thời về 
chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài. 
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành của thành phố Hà Nội, 
các phòng, ban chức năng của các huyện Chương Mỹ, Thanh Trì, Phú Xuyên và 
Thường Tín; UBND các xã Đông Mỹ, Tứ Hiệp, Tả Thanh Oai (Thanh Trì), Nghiêm 
Xuyên, Hiền Giang, Tiền Phong (Thường Tín), Chuyên Mỹ, Hoàng Long, Vân Trì 
(Phú Xuyên), Trung Hòa, Trường Yên và Quảng Bị (Chương Mỹ) và các hộ gia 
đình đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của đề tài 
này. Lời cảm ơn chân thành cũng xin gửi đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 
1, Chi cục Thuỷ sản Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cung cấp và 
giúp tôi thu thập thông tin. 
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã đóng góp 
nhiều ý kiến quý giá giúp tôi hoàn thiện Luận án. 
Cuối cùng và không thể thiếu, xin cảm ơn gia đình, người thân, những người 
luôn sát cánh và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. 
 Hà Nội, Ngày tháng năm 2014 
 Tác giả 
 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 
 iv
MỤC LỤC 
Lời cam đoan ii 
Lời cảm ơn iii 
Mục lục iv 
Danh mục từ viết tắt vii 
Danh mục bảng viii 
Danh mục sơ đồ và biểu đồ x 
MỞ ĐẦU 1 
1 Tính cấp thiết của đề tài 1 
2 Mục tiêu nghiên cứu 2 
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 
4 Đóng góp mới của đề tài 3 
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 
1.1 Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát 
triển nuôi trồng thuỷ sản 5 
1.1.1 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản 5 
1.1.2 Môi trường nuôi trồng thuỷ sản 9 
1.1.3 Giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 12 
1.1.4 Quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 17 
1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản 23 
1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện giải pháp kinh tế và 
quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 25 
1.2 Cơ sở thực tiễn 29 
1.2.1 Giải pháp quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới 29 
1.2.2 Giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở 
Việt Nam 32 
1.2.3 Bài học kinh nghiệm 37 
1.2.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 38 
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 40 
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 
 v
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42 
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 42 
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 44 
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn 47 
2.2 Phương pháp nghiên cứu 48 
2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 48 
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 51 
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 53 
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin 54 
2.2.5 Hàm sản xuất 55 
2.2.6 Mô hình logit 57 
2.2.7 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 59 
2.2.8 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 60 
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 61 
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI 
TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CÁC 
HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 63 
3.1 Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam Thành phố Hà Nội 63 
3.1.1 Tổng quan tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản của các huyện 63 
3.1.2 Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các điểm nghiên cứu 65 
3.1.3 Đánh giá chung ngành nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam thành 
phố Hà Nội 74 
3.2 Ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam Hà Nội 76 
3.2.1 Hiện trạng môi trường nước 76 
3.2.2 Đánh giá môi trường nước ở cấp hộ 79 
3.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến nuôi trồng thủy sản của các hộ 80 
3.2.4 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản 85 
3.3 Thực trạng giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi 
trồng thuỷ sản vùng nghiên cứu 90 
3.3.1 Các giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 90 
3.3.2 Các giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thủy sản 92 
 vi
3.3.3 Đánh giá chung về thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi 
trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 104 
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho 
phát triển nuôi trồng thuỷ sản 107 
3.4.1 Chính sách về bảo vệ môi trường 107 
3.4.2 Nhân lực tham gia quản lý môi trường 109 
3.4.3 Hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý môi trường 110 
3.4.4 Vốn đầu tư cho quản lý môi trường 112 
3.4.5 Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường nuôi trồng 
thủy sản 113 
3.4.6 Các yếu tố liên quan đến hộ, trang trại nuôi trồng thuỷ sản 114 
3.4.7 Quan hệ thị trường 115 
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 117 
CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI 
TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC 
HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 119 
4.1 Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho 
phát triển nuôi trồng thủy sản 119 
4.1.1 Quan điểm, định hướng phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường 
nuôi trồng thuỷ sản 119 
4.1.2 Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản 122 
4.1.3 Căn cứ đề xuất và hoàn thiện các giải pháp 122 
4.2 Đề xuất và hoàn thiện giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho 
phát triển nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội 124 
4.2.1 Các giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 124 
4.2.2 Các giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 131 
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 142 
KẾT LUẬN 144 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 
PHỤ LỤC 153 
 vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
Từ viết tắt Nghĩa 
APEC Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương 
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 
BVMT Bảo vệ môi trường 
BVTV Bảo vệ thực vật 
CAC Mệnh lệnh và kiểm soát (Command and Control) 
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa 
CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 
CSHT Cơ sở hạ tầng 
DN Doanh nghiệp 
GAP Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (Good Aquaculture Practices) 
GEP Quỹ môi trường toàn cầu (Global Environment Fund) 
GO Giá trị sản xuất 
HTX Hợp tác xã 
KHCN Khoa học công nghệ 
KHKT Khoa học kỹ thuật 
KT - QL Kinh tế - quản lý 
KT - XH Kinh tế - xã hội 
KTTS Khai thác thủy sản 
MT Môi trường 
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản 
ÔNMT Ô nhiễm môi trường 
PTBV Phát triển bền vững 
QLMT Quản lý môi trường 
QLNN Quản lý Nhà nước 
SX Sản xuất 
TNDN Thu nhập doanh nghiệp 
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 
WTO Tổ chức thương mại Thế giới 
 viii
DANH MỤC BẢNG 
STT Tên bảng Trang 
1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tuân thủ quy định quản lý môi 
trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 28 
2.1 Trình tự nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 50 
2.2 Số lượng hộ, xã điều tra 53 
3.1 Số hộ và lao động tham gia NTTS 63 
3.2 Diện tích nuôi thuỷ sản giai đoạn 2005 - 2011 của vùng 64 
3.3 Sản lượng cá các huyện qua các năm 65 
3.4 Thông tin chung về hộ điều tra năm 2011 66 
3.5 Chi phí đầu vào nuôi thuỷ sản của các hộ điều tra năm 2011 71 
3.6 Diện tích, năng suất, và sản lượng cá thịt của các hộ điều tra 72 
3.7 Kết quả và hiệu quả NTTS của các hộ phân theo quy mô nuôi 73 
3.8 Ý kiến của các hộ về môi trường nước NTTS năm 2011 80 
3.9 Mối quan hệ giữa kết quả NTTS và mức độ ô nhiễm 81 
3.10 Kết quả ước lượng hàm sản xuất của các hộ NTTS các huyện phía 
Nam thành phố Hà Nội 83 
3.11 Kết quả ước lượng hàm Logit 84 
3.12 Hàm lượng các yếu tố nhiễm bẩn trong nước ngầm tầng Qh theo mùa 
tại vùng phía Nam sông Hồng 87 
3.13 Chi phí đầu vào nuôi thuỷ sản của các hộ điều tra năm 2011 phân 
theo môi trường nước 89 
3.14 Đánh giá của hộ NTTS về nguồn cung cấp giống 93 
3.15 Đánh giá về chất lượng giống của người NTTS 94 
3.16 Tình trạng cho ăn và quản lý thức ăn 95 
3.17 Tình trạng tuân thủ kỹ thuật môi trường NTTS 97 
3.18 Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng biện pháp xử lý môi trường 99 
3.19 Các dự án chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản của các huyện phía 
Nam thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 - 2009 100 
 ix
3.20 Kết quả thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về MT NTTS 103 
3.21 Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý môi trườngcho phát triển nuôi 
trồng thuỷ sản của các huyện phía Nam thành phố Hà Nội 110 
3.22 Tình hình hỗ trợ kỹ thuật bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 111 
3.23 Công tác thanh tra môi trường của các huyện phía Nam thành phố Hà Nội 113 
4.1 Ma trận phân tích SWOT đối với giải pháp kinh tế và quản lý môi 
trường cho phát triển nuôi trồng thủy sản 123 
4.2 Quy hoạch ruộng trũng nuôi thuỷ sản đến năm 2020 133 
 x
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ 
STT Tên sơ đồ Trang 
2.1 Nội dung và khung phân tích của đề tài 49 
STT Tên biểu đồ Trang 
3.1 Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn ôxy hòa tan trong nước (DO) theo tháng 
trong năm 2011 78 
3.2 Chỉ số chất lượng nước các sông chính của Hà Nội giai đoạn 
2006 - 2010 86 
3.3 Diễn biến thông số BOD5 tại các sông qua các năm 86 
3.4 Tỉ lệ sử dụng nước của một số ngành 88 
 1
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Thuỷ sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của 
kinh tế Việt Nam (đứng vị trí thứ tư về kim ngạch xuất khẩu, sau dầu thô, da giầy 
và dệt may); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã 
hội, tham gia tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Ngành 
thuỷ sản có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước 
và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được các nhu cầu đa 
dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là các nước có thị trường lớn và yêu cầu 
cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc 
Tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được tốc độ cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ 
không nhỏ cho quốc gia (Nguyễn Kim Phúc, 2010). 
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, phát triển nuôi trồng thuỷ sản 
(NTTS) của Hà Nội đang ở mức thấp hơn so với mức chung, chưa tương xứng với 
tiềm năng hiện có. Mặt khác, sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát, ồ ạt 
cũng đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm cho không gian của hệ thống mặt nước 
nuôi thuỷ sản bị chia cắt, manh mún, môi trường nuôi thuỷ sản đang bị ô nhiễm 
nghiêm trọng, nguồn lợi thuỷ sản trong những năm gần đây bị giảm sút, một bộ 
phận không nhỏ dân cư có đời sống thấp và bấp bênh. Hầu hết các hộ NTTS sử 
dụng trực tiếp nguồn nước tự nhiên cho nuôi trồng mà không qua kiểm tra chất 
lượng đầu vào, nước thải không xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường, việc sử 
dụng hoá chất và chất kháng sinh một cách tuỳ tiện, việc quản lý chất thải rắn kém 
hiệu quả, môi trường không khí đặc biệt vào thời điểm thu hoạch sản phẩm bị ô 
nhiễm lớn. Đây là những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường bức xúc cần giải 
quyết và nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. 
Mặc dù các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc 
thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT), nhưng tình trạng vi phạm các quy 
định quản lý môi trường, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm 
nước trong NTTS đang là một trong những vấn đề rất đáng lo ngại. Nhiều biện pháp 
 2
hành chính và kinh tế đã và đang được sử dụng để BVMT song thực sự chưa đạt 
được hiệu quả. Trong quá trình triển khai, thực hiện đã nổi lên một số vấn đề nổi 
cộm: tình hình qui hoạch phát triển NTTS chưa đồng bộ, còn hạn chếHệ thống văn 
bản quy phạm pháp luật còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ; các chế tài xử phạt về vi 
phạm về môi trường chưa được thực hiện; hầu hết các công cụ quản lý chỉ mới 
dừng lại mức xử phạt hành chính chưa đưa ra xử lý theo Bộ Luật Hình sự; việc vi 
phạm về ô nhiễm môi trường trong NTTS ngày càng gia tăng cả về số lượng và 
ngày càng nghiêm trọng, hộ NTTS sản xuất manh mún và nhỏ lẻ cũng làm cho việc 
quản lý khó khăn hơn, Làm thế nào để tăng cường quản lý hữu hiệu đối với 
NTTS để từ đó làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần đảm bảo phát 
triển bền vững ngành NTTS nói riêng, kinh tế đất nước nói chung đang là vấn đề 
cần được quan tâm của tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và 
của người dân trong toàn xã hội. Vì vậy, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài 
“Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các 
huyện phía Nam thành phố Hà Nội”. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu chung 
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển nuôi 
trồng thuỷ sản và việc thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho 
phát triển NTTS ở các huyện phía Nam thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất và hoàn 
thiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển NTTS trong thời 
gian tới nhằm đảm bảo phát triển bền vững ngành NTTS vùng nghiên cứu. 
Mục tiêu cụ thể 
- Luận giải cơ sở khoa học về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho 
phát triển NTTS trong điều kiện hiện nay; 
- Đánh giá thực trạng phát triển NTTS, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) NTTS, thực 
trạng mối quan hệ giữa NTTS và ÔNMT và tình hình thực hiện các giải pháp kinh tế và 
quản lý môi trường cho phát triển NTTS tại các huyện phía Nam thành phố Hà Nội; 
- Nghiên cứu đề xuất và hoàn thiện hệ thống các giải pháp kinh tế và quản lý 
môi trường cho phát triển NTTS các huyện phía Nam Hà Nội thời gian tới. 
 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp kinh tế và quản lý môi 
trường (QLMT) cho phát triển NTTS; môi trường, sự ô nhiễm do quá trình phát 
triển NTTS. Phạm vi được bao quát là kinh nghiệm, biện pháp kinh tế, vai trò quản 
lý của Nhà n ... 0 .826 
 TAT .052 .009 .340 6.055 .000 
 TACN .036 .010 .218 3.657 .000 
 CHI_LD .006 .014 .024 .445 .657 
 TC .267 .099 .160 2.707 .007 
 Ktuoi .280 .100 .202 2.808 .006 
 Hoachat .118 .068 .093 1.734 .085 
a Dependent Variable: ns 
 171
Phụ lục Bảng 3.18 Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng NTTS tập trung 
TT Tên dự án Địa điểm 
Quy mô (ha) Vốn đầu tư (triệu đồng) Thời 
gian 
thực 
hiện 
(năm) 
Tổng 
DT 
DT đã 
có 
DT 
cần 
chuyển 
đổi 
Tổng 
vốn đầu 
tư 
Vốn 
ngân 
sách 
TP 
Nguồn 
vốn 
khác 
1 
Dự án đầu tư NTTS kết hợp chăn 
nuôi tập trung huyện Chương Mỹ 
Thôn Thanh Nê, xã Thanh 
Bình, Thôn Chi Nê, xã Trung 
Hoà 
85 30 55 65.000 35.000 30.000 
2013 -
2015 
2 
Dự án đầu tư xây dựng CSHT vùng 
NTTS huyện Chương Mỹ 
Xã Nam Phương Tiến, Hoàng 
Văn Thụ, Tân Tiến 
200 50 150 150.000 90.000 60.000 
2011 - 
2014 
3 
Dự án mở rộng vùng chuyển đổi 
ruộng trũng sang NTTS huyện Phú 
Xuyên 
Xã Chuyên Mỹ huyện Phú 
Xuyên 
200 100 100 112.000 80.000 32.000 
2012 - 
2013 
4 
Dự án đầu tư xây dựng CSHT vùng 
NTTS huyện Phú Xuyên 
Xã Văn Nhân huyện Phú 
Xuyên 
80 50 30 39.400 25.000 14.400 
2013 - 
2014 
5 
Dự án XD hạ tầng kỹ thuật vùng 
NTTS tập trung huyện Thường Tín 
Xã Nghiêm Xuyên huyện 
Thường Tín 
180 93 87 113.000 63.000 50.000 
2011 - 
2013 
6 
Dự án đầu tư XD CSHT vùng 
chuyển đổi NTTS tập trung huyện 
Thanh Trì 
Xá Đại Áng huyện Thanh Trì 67 37 30 40.500 25.500 15.000 
2012 – 
2013 
Nguồn: Tính toán từ số liệu Sở KH-ĐT và Sở NNvà PTNT Hà Nội 
171 
 172
ĐVT: % 
Phụ lục Biều đồ 3.1 Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn COD theo tháng trong năm 2011 
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Chi cục thủy sản, 2011 
 ĐVT: % 
Phụ lục Biều đồ 3.2 Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn BOD theo tháng trong năm 2011 
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Chi cục thủy sản, 2011 
ĐVT: % 
Phụ lục Biều đồ 3.3 Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn tảo độc theo tháng trong năm 2011 
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Chi cục thủy sản, 2011 
 173
Phụ lục Biểu đồ 3.4 Diễn biến thông số N- NH4
+ tại các sông qua các năm 
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội– Sở TNvà MT Hà Nội 
Trung tâm khoa học và kỹ thuật môi trường; Trung tâm Quan trắc môi trường - TCMT,2011 
Phụ lục Biểu đồ 3.5 Diễn biến thông số PO4
3- tại các sông qua các năm 
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội– Sở TNvà MT Hà Nội 
Trung tâm khoa học và kỹ thuật môi trường; Trung tâm Quan trắc môi trường - TCMT,2011 
Phụ lục Biểu đồ 3.6 Diễn biến thông số NO3
- tại các sông qua các năm 
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội– Sở TNvà MT Hà Nội 
Trung tâm khoa học và kỹ thuật môi trường; Trung tâm Quan trắc môi trường - TCMT,2011 
 174
Phụ lục Biểu đồ 3.7 Diễn biến thông số COD tại sông Nhuệ qua các năm 
Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường - TCMT 
Phụ lục Biểu đồ 3.8 Diễn biến thông số N- NH4
+ tại sông Nhuệ qua các năm 
Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường - TCMT,2011 
 175
Phụ lục: Các văn bản, chính sách đã được ban hành và áp dụng 
* Lĩnh vực thu phí và lệ phí bao gồm các văn bản pháp qui chủ yếu sau: Pháp lệnh 
Phí và lệ phí ngày 28/8/2001; Nghị định số 57/2002/ NĐ- CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ 
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 
15/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ 
phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC 
của Bộ tài chính ngày 31/7/200 về việc Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, 
lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản; Và Thông tư số 107/2012/TT-
BTC ngày 28/6/2012 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, 
lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản. 
* Lĩnh vực quản lý giống thủy sản gồm 2 nghị định: Nghị định 31/2010/NĐ-CP 
ngày 29/03/ 2010 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TS và Nghị định 
40/ 2009/ NĐ - CP ngày 24/04/ 2009 về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y. 
* Lĩnh vực chất xử lý cải tạo môi trường, thuốc thú y thủy sản bao gồm 2 thông tư: 
Thông tư 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 về Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử 
dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản, và Thông tư số 
04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 về Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, 
lệ phí trong công tác thú y. 
* Lĩnh vực quản lý thức ăn thủy sản có Nghị định 08/2011/NĐ-CP ngày 
25/01/2011 về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thức ăn. 
Các chính sách và tiêu chuẩn liên quan đến môi trường 
1. Các văn bản, chính sách, pháp luật đã được ban hành và áp dụng 
* Văn bản có tính chất luật về môi trường bao gồm: Luật BVMT năm 1993 đã 
được sửa đổi và bổ sung, thay thế bằng Luật BVMT năm 2005; Quyết định 256/QĐ-TTg 
ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia 
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định 1031/2007/QĐ-BTS ngày 
30/7/2007 phê duyệt “Chương trình hành động của ngành thuỷ sản thực hiện Nghị quyết số 
41/ NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-
HĐH đất nước”; Chỉ thị số 200-TTg ngày 25/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc 
tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc BVTV và các chất hữu cơ gây ô nhiễm 
khó phân huỷ 
* Văn bản liên quan đến quản lý, khai thác thuỷ sản 
Luật thuỷ sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003. 
 176
Chỉ thị 01/1998/ CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc 
nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản. 
Chỉ thị 02/2007/ CT-BTS ngày 15/6/2007 về việc tăng cường quản lý nghề các nội địa. 
Thông tư 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thuỷ sản. 
Phụ lục Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020 
* Xây dựng các phương án phát triển đến năm 2020 
Trên cơ sở hiện trạng phát triển thuỷ sản của thành phố trong giai đoạn 2005 - 2011, 
vai trò của thuỷ sản trong ngành nông nghiệp và trong tổng thể KT-XH của thành phố. Từ 
tiềm năng phát triển NTTS của thành phố, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tại chỗ, 
trong nước, bối cảnh hội nhập và nhu cầu phát triển nhanh để xây dựng nền nông nghiệp 
nói chung và NTTS nói riêng của Hà Nội theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại và đảm 
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, khả năng thu hút công nghệ và vốn đầu tư cho phát triển 
thuỷ sản. Đồng thời từ quan điểm, định hướng đến năm 2020 và mục tiêu phát triển, xác 
định các phương án phải đảm bảo PTBV, không chạy theo tốc độ tăng trưởng nhanh mà 
cần coi trọng chất lượng của sự tăng trưởng; Đề xuất các phương án sau: 
Phương án 1 (Phương án chọn) 
Phương án này lấy mục tiêu PTBV, hình thành nên các vùng NTTS tập trung theo 
quy mô công nghiệp làm tiền đề cho nền sản xuất hàng hoá. Phương án này có tính toán 
đến khả năng chuyển đổi diện tích ruộng trũng ở một số vùng gặp khó khăn. Theo phương 
án cần có sự nỗ lực rất lớn của thành phố và sự hỗ trợ tích cực của trung ương. 
Phương án này không chú trọng đến tăng diện tích nuôi, đến năm 2020 diện tích nuôi 
toàn thành phố Hà Nội đạt 22.500 ha, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 0,9%/ năm. 
Mặc dù tốc độ tăng diện tích thấp nhưng sản lượng nuôi năm 2020 đạt 212.026 tấn, 
đạt tốc độ tăng bình quân 14,6%/năm. Đạt được điều này là nhờ trong giai đoạn này tập 
trung phát triển theo chiều sâu, tăng mức độ thâm canh. Năng suất nuôi năm 2020 tăng gấp 
ba lần năm 2011 đạt tốc độ tăng bình quân 14,6%/năm. 
Tổng sản lượng chế biến thuỷ sản đến năm 2015 đạt 4.820 tấn, đến năm 2020 tổng 
sản lượng chế biến 6.850 tấn; sản lượng CBTS trong giai đoạn 2011 - 2020 tăng bình quân 
15,7%/năm. 
Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá so sánh năm 2020 đạt 1.300 tỷ với tốc độ tăng 
bình quân 12,1%/năm và giải quyết được việc làm ổn định cho khoảng 38.000 lao động 
tham gia trực tiếp. 
 177
Phụ lục Bảng 4.1 Chỉ tiêu cụ thể phát triển thuỷ sản đến 2020 (phương án 1) 
T
T 
Diễn giải ĐVT 
Năm 
2011 
Quy 
hoạch 
năm 2015 
Quy 
hoạch 
năm 2020 
Tốc độ tăng BQ/năm 
(%) 
2011- 
2015 
2016 – 
2020 
2011 - 
2020 
I Nuôi trồng thuỷ sản 
1 Tổng diện tích nuôi Ha 20.667,7 21.500,0 22.500,0 1,0 0,9 0,9 
2 Năng suất bình quân Tấn/ha 3,0 5,6 9,4 16,6 11,1 13,5 
3 Tổng sản lượng Tấn 62.130,1 119.440 212.026 17,8 12,2 14,6 
4 Trong đó: NTTS ruộng 
trũng (nuôi thâm canh và 
bán thâm canh) 
Ha 9.640,7 10.473,0 11.473,0 2,1 1,8 2,0 
 Năng suất bình quân 5,0 9,8 16,7 18,3 11,2 14,3 
 Sản lượng 48.163,0 101.942,0 191.093,0 20,6 13,4 16,5 
a Nuôi thâm canh Ha 180,0 500,0 1.300,0 29,1 21,1 24,6 
 Năng suất bình quân Tấn/Ha 20,0 25,0 30,0 5,7 3,7 4,6 
 Sản lượng Tấn 3.600,0 12.500,0 39.000,0 36,5 25,6 30,3 
b Nuôi bán thâm canh Ha 9.460,7 9.973,0 10.173,0 1,3 0,4 0,8 
 Năng suất bình quân Tấn/ Ha 4,7 9,0 15,0 17,5 10,8 13,7 
 Sản lượng Tấn 44.563,0 89.442,0 152.093,0 19,0 11,2 14,6 
II Sản lượng chế biến Tấn 1.837 4.820,0 6.850,0 27,3 7,3 15,7 
III Tổng sản lượng TS Tấn 64.983,1 122.039,7 214.425,7 17,1 11,9 14,2 
IV Lao động thuỷ sản Người 31.523,0 35.000,0 38.000,0 2,7 1,7 2,1 
V Giá trị SX (giá CĐ 94) 488,0 953,3 1.344,5 18,2 7,1 11,9 
 Nguồn: Dự thảo báo cáo quy hoạch thuỷ sản HN 
Phương án 2 (phương án so sánh) 
 Phương án này tính toán trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế của thuỷ sản Hà Nội. 
Quá trình chuyển đổi diện tích ruộng trũng sang NTTS không gặp khó khăn, môi trường 
nuôi được quản lý tốt. Theo phương án này đến năm 2020 sẽ khai thác 77,8% diện tích 
tiềm năng vào NTTS. Tận dụng được lợi thế về đầu tư hạ tầng cơ sở trên địa bàn nông 
thôn, khuyến khích huy động được các nguồn lực vào đầu tư phát triển trong lĩnh vực thuỷ 
sản. Thúc đẩy mạnh phát triển NTTS vùng tập trung công nghiệp, trang trại xa khu dân cư. 
Các điều kiện về cơ sở hạ tầng được đồng bộ, khoa học công nghệ được áp dụng vào sản xuất 
để đưa năng suất và sản lượng tăng cao. 
 178
Phụ lục Bảng 4.2 Các chỉ tiêu phát triển thuỷ sản đến năm 2020 (phương án 2) 
T
T 
Diễn giải ĐVT 
Năm 
2011 
Quy 
hoạch 
năm 2015 
Quy 
hoạch 
năm 2020 
Tốc độ tăng BQ/năm 
(%) 
2011
- 
2015 
2016 – 
2020 
2011 – 
2020 
I Nuôi trồng thuỷ sản 
1 Tổng diện tích nuôi Ha 20.667,7 23.000,0 24.000,0 2,7 0,9 1,7 
2 Năng suất bình quân Tấn/ Ha 3,0 5,8 9,8 17,8 11,1 14,0 
3 Tổng sản lượng Tấn 62.130,1 137.110,0 239.220 21,9 11,8 16,2 
4 Trong đó: NTTS ruộng 
trũng (nuôi thâm canh và 
bán thâm canh) 
Ha 9.640,7 11.973,0 12.973,0 5,6 1,6 3,4 
 Năng suất bình quân 5,0 9,7 16,5 18,0 11,3 14,2 
 Sản lượng 48.163,0 116.177,3 214.617,5 24,6 13,1 14,2 
a Nuôi thâm canh Ha 180,0 500,0 1.300,0 29,1 21,1 24,6 
 Năng suất bình quân Tấn/Ha 20,0 25,0 30,0 5,7 3,7 4,6 
 Sản lượng Tấn 3.600,0 12.500,0 39.000,0 36,5 25,6 30,3 
b Nuôi bán thâm canh Ha 9.460,7 11.473,0 11.673,0 4,9 0,3 2,4 
 Năng suất bình quân Tấn/ Ha 4,7 9,0 15,0 17,5 10,8 13,7 
 Sản lượng Tấn 44.563,0 103.677,3 175.617,5 4,9 0,3 2,4 
II Sản lượng chế biến Tấn 1.837 5.820 9.580 33,4 10,5 20,1 
III Tổng sản lượng TS Tấn 64.983,1 140.110,0 242.420,2 21,2 11,6 15,8 
IV Lao động thuỷ sản Người 31.523,0 36.000,0 40.000,0 3,4 2,1 2,7 
V Giá trị SX (giá CĐ 1994) 488,0 1.077,1 1.841,6 21,9 11,3 15,9 
 Nguồn: Dự thảo báo cáo quy hoạch thuỷ sản HN 
Phương án này sẽ tận dụng diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS 
nhằm tăng diện tích nuôi, đến năm 2020 diện tích nuôi toàn thành phố đạt 24.000 ha, đạt 
tốc độ tăng trưởng bình quân 1,7%/ năm. Tổng sản lượng nuôi năm 2020 đạt 239.220 tấn, 
đạt tốc độ tăng bình quân 16,2%/ năm. Năng suất nuôi năm 2020 tăng gấp hơn 3 lần năn 
2011 đạt tốc độ tăng bình quân 14,0%/ năm. Tổng sản lượng chế biến thuỷ sản đến năm 
2015 đạt 5.820 tấn, đến năm 2020 tổng sản lượng chế biến 9.580 tấn; sản lượng CBTS 
trong giai đoạn 2010 - 2020 tăng bình quân 20,1%/năm. 
Giá trị NTTS theo giá so sánh năm 2020 đạt trên 1.840 tỷ với tốc độ tăng bình quân 
15,9%/năm và giải quyết được việc làm ổn định cho khoảng 40.000 lao động tham gia trực 
tiếp. 
* Luận chứng lựa chọn phương án phát triển 
Nuôi trồng thuỷ sản: 
Xét về diện tích nuôi: Từ nay đến năm 2020, cả hai phương án đều có sự tăng về 
diện tích, phương án 1 tốc độ tăng bình quân 0,9%/năm và với phương án 2 là 1,7%/năm. 
 179
Phương án tính đến khả năng chuyển đổi một số diện tích ruộng trũng gặp khó khăn và 
một số diện tích NTTS bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Với phương án 2 thực hiện được 
khi quá trình chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS gặp nhiều thuận lợi và diện tích ao nuôi 
không bị mất vào các mục đích khác. 
Xét về mức độ thâm canh: Cả phương án 1 và phương án 2 có mức độ thâm canh ở 
giai đoạn 2016 - 2020 cao hơn đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn về vốn, kỹ thuật để tăng năng 
suất nuôi và môi trường ao nuôi phải được quản lý tốt. Cơ sở để tăng mạnh năng suất nuôi 
trong giai đoạn này là trong giai đoạn này: 1. Các vùng NTTS được đầu tư cơ sở hạ tầng 
đồng bộ, hiện đại, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật. Hình thành nên một số vùng 
NTTS công nghệ cao để tăng năng suất và giá trị sản phẩm. 2. Trong giai đoạn trước năng 
suất nuôi trung bình của thành phố còn ở mức thấp (3 tấn/ha) và ở vùng NTTS tập trung 
4,5-5 tấn/ha nên vẫn có thể tăng mạnh về năng suất nuôi. 
Chế biến thuỷ sản: 
Cả 2 phương án đều có tốc độ tăng bình quân trên 15% của cả thời kỳ, do trong giai 
đoạn này sẽ đầu tư một số nhà máy chế biến thuỷ sản nước ngọt sử dụng nguồn nguyên 
liệu từ NTTS của địa phương. Tuy nhiên, phương án 1 có tốc độ tăng trưởng phù hợp hơn 
so với phương án 2. Trong 2 phương án trên phương án 1 có tính khả thi cao, có tính toán 
đến các yếu tố khó khăn trong quá trình thực hiện, tốc độ tăng trưởng phù hợp. Phương án 
này lấy mục tiêu PTBV tạo lập những tiền đề cơ bản cho nền sản xuất hàng hoá. Phương 
án 2 là phương án có tính phấn đấu cao, trong điều kiện kinh tế phát triển hoàn toàn thuận 
lợi, đầu tư có quy mô lớn, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, việc chuyển đổi diện tích 
ruộng trũng không gặp khó khăn. NTTS có sự chỉ đạo quyết liệt để phát triển mạnh theo 
hướng hình thành các vùng NTTS tập trung, tăng mức độ thâm canh... để tăng nhanh sản 
lượng cũng như chất lượng tạo bước đột phá trong phát triển thuỷ sản. 
Từ bối cảnh chung của ngành thuỷ sản cả nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng Bắc Bộ 
và Hà Nội, đánh giá hiện trạng phát triển thuỷ sản của thành phố trong giai đoạn vừa qua. 
Sau khi cân nhắc 2 phương án đã trình bày kết hợp với mục tiêu tăng trưởng và chuyển đổi 
cơ cấu cây trồng vật nuôi trong ngành nông nghiệp, với khả năng và nguồn lực trong giai 
đoạn tới thì sẽ chọn phương án 1 để làm phương án xây dựng quy hoạch. Phương án 2 là 
phương án phấn đấu của ngành thuỷ sản. Tuy nhiên, giữa các phương án có ranh giới mềm, 
do đó co thể chuyển đổi giữa cắc phương án theo từng giai đoạn khác nhau cho phù hợp 
với tình hình thực tiễn sản xuất của địa phương trong thành phố. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_giai_phap_kinh_te_va_quan_ly_moi_truong_cho_phat_tri.pdf
  • pdfKTPT - TTLA - Nguyen Thi Quynh Anh.pdf
  • pdfTTT - Nguyen Thi Quynh Anh.pdf