Luận án Hiệu quả cải thiện mật độ xương bằng bổ sung canxi - Vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên nữ sinh 17 - 19 tuổi

Loãng xương là hệ quả của sự rối loạn quá trình tạo xương và hủy xương của cơ thể dẫn đến hiện tượng mất chất khoáng trong xương, cấu trúc xương bị suy thoái, làm xương mỏng manh hơn và gia tăng nguy cơ gãy xương đồng thời đây cũng là vấn đề y tế công cộng trên toàn thế giới [1].

Tần xuất mắc các bệnh liên quan đến xương khớp tăng lên theo tuổi, trong đó loãng xương là bệnh phổ biến nhất sau 50 tuổi. Sở dĩ như vậy là do bệnh tiến triển âm thầm từ lúc còn trẻ, không có triệu chứng rõ ràng, chỉ khi lượng xương mất đi khoảng 30-40% mới có các biểu hiện như đau mỏi các xương dài, đau cột sống, gù vẹo cột sống, gãy xương [2]. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương rất đa dạng như: khẩu phần thiếu canxi, thiếu dinh dưỡng, tuổi, giới, hoạt động thể lực không thường xuyên. do đó việc phòng tránh tất cả các nguy cơ gây nên bệnh loãng xương khá khó khăn [3],[4],[5]. Mặt khác, bệnh loãng xương hiện không thể phòng bằng vắcxin và cũng không có khả năng tự hồi phục. Khi gãy xương xảy ra sẽ làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tử vong. Do đó, loãng xương và gãy xương do loãng xương không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Mật độ xương có xu hướng giảm dần theo độ tuổi, cho nên tình trạng xương lúc về già sẽ được phản ánh thông qua khối lượng xương đạt đỉnh trong thời niên thiếu. Nhiều nghiên cứu ở trẻ em trước và trong giai đoạn dậy thì đã chứng minh sự gia tăng mật độ xương sau khi được bổ sung canxi [6],[7]. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về sự ảnh hưởng của canxi trên sự bồi tụ khoáng xương trong những năm cuối giai đoạn tuổi dậy thì, đặc biệt là độ tuổi từ 17-19 tuổi. Ở giai đoạn này, quá trình tạo xương sẽ lớn hơn quá trình hủy xương, lúc này xương sẽ dài ra và giúp trẻ tăng chiều cao. Khi cơ thể được bổ sung canxi và các khoáng chất sẽ góp phần tăng chiều cao nhanh hơn cũng như có hệ xương chắc khỏe, dẻo dai và có thể đạt khối lượng xương đỉnh tối đa khi trưởng thành [8],[9]. Bên cạnh đó, với độ tuổi này, các bạn nữ bắt đầu chịu trách nhiệm về chế độ ăn uống, lựa chọn lối sống và nhận thức về các vấn đề sức khỏe của bản thân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của các bạn nữ để thực hiện thiên chức làm mẹ. Một số nghiên cứu đã chứng minh cải thiện lượng canxi khẩu phần hoặc cung cấp đủ vitamin D của bà mẹ và sớm hơn nữa có thể ngay từ độ tuổi vị thành niên sẽ tác động tích cực lên sự phát triển xương của thai nhi [10],[11]. Một nghiên cứu can thiệp đã được thực hiện trên 143 nam thiếu niên ở độ tuổi 16 đến 18. Sau 13 tháng can thiệp, kết quả của nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng đáng kể của việc bổ sung canxi đến tăng trưởng chiều cao và tình trạng xương ở nhóm can thiệp khi so sánh với nhóm chứng. Ở nhóm can thiệp chiều cao tăng cao hơn so với nhóm chứng (tăng 7mm) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. bên="" cạnh="" đó="" mđx="" ở="" toàn="" bộ="" cơ="" thể,="" vùng="" hông="" và="" cổ="" xương="" đùi="" tăng="" cao="" hơn="" so="" với="" ban="" đầu="" và="" so="" với="" nhóm="" chứng="">

Ở nước ta, hiện nay vẫn chưa có chương trình quốc gia dự phòng thiếu, loãng xương. Một số nghiên cứu đã xây dựng các mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng để phòng ngừa tình trạng thiếu, loãng xương ở nhiều nhóm đối tượng [13],[14],[15], như phụ nữ sau mãn kinh [16], hay phụ nữ từ 40-65 tuổi [17]. Sự thay đổi tích cực về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng thiếu loãng xương đã được ghi nhận [18]. Tuy nhiên, hoạt động bổ sung canxi và vitamin D để cải thiện các tình trạng về xương vẫn còn ít nghiên cứu đề cập đến, đặc biệt ở các nhóm tuổi từ 17-19 tuổi. Mặt khác chưa thấy có nghiên cứu nào về mật độ xương từ lứa tuổi thanh thiếu niên đến trưởng thành. Vì vậy, việc xác định ảnh hưởng của canxi lên mật độ xương vào giai đoạn cuối vị thành niên thông qua hiệu quả của các giải pháp can thiệp có ý nghĩa quan trọng giúp cải thiện tầm vóc cũng như các vấn đề liên quan đến sự phát triển của xương. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, nghiên cứu “Hiệu quả cải thiện mật độ xương bằng bổ sung canxi - vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên nữ sinh 17-19 tuổi” đã được thực hiện để góp phần cung cấp các bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chế độ ăn hợp lý, bổ sung canxi và vitamin D đúng cho trẻ ở lứa tuổi cuối giai đoạn vị thành niên, từ 17-19 tuổi tại trường cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

 

docx 180 trang dienloan 7760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hiệu quả cải thiện mật độ xương bằng bổ sung canxi - Vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên nữ sinh 17 - 19 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hiệu quả cải thiện mật độ xương bằng bổ sung canxi - Vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên nữ sinh 17 - 19 tuổi

Luận án Hiệu quả cải thiện mật độ xương bằng bổ sung canxi - Vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên nữ sinh 17 - 19 tuổi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA
KHÚC THỊ TUYẾT HƯỜNG
HIỆU QUẢ CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG BẰNG BỔ SUNG CANXI - VITAMIN D VÀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
DINH DƯỠNG TRÊN NỮ SINH 17-19 TUỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG
HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA
KHÚC THỊ TUYẾT HƯỜNG
HIỆU QUẢ CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG BẰNG BỔ SUNG CANXI - VITAMIN D VÀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
DINH DƯỠNG TRÊN NỮ SINH 17-19 TUỔI
CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG
MÃ SỐ: 9 72 04 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Hướng dẫn 1: PGS TS Phạm Văn Phú
Hướng dẫn 2: PGS TS Phạm Vân Thuý
HÀ NỘI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong đề tài nghiên cứu có tên: “Hiệu quả can thiệp canxi và tư vấn dinh dưỡng lên mật độ xương của nữ sinh 17-19 tuổi”. Kết quả đề tài này là thành quả nghiên cứu của tập thể mà tôi là thành viên chính. Tôi đã được Chủ nhiệm đề tài và toàn bộ các thành viên trong nhóm nghiên cứu cho phép sử dụng đề tài này vào trong luận án để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Khúc Thị Tuyết Hường
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám đốc Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, các Thầy Cô giáo và các Khoa, Phòng liên quan của Viện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn Phú, Giảng viên cao cấp Bộ môn Dinh dưỡng – ATTP, Trường Đại học Y Hà Nội; PGS.TS. Phạm Vân Thúy, Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, nguyên Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bộ Y tế những người Thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS.BS. Hoàng Anh Tuấn, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên; PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn phó hiệu trưởng; BS CKII Nguyễn Kim Thành phó hiệu trưởng; ThS.BS. Hoàng Việt Ngọc, Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên; các thầy cô giáo và sinh viên trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. 
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, đồng nghiệp, anh chị em, bè bạn đã quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
BMC
: Bone Mineral Content (Khối lượng khoáng xương)
BMD	
: Bone Mineral Density (Mật độ khoáng xương)
BMI
Ca&D
: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
: Canxi - vitamin D
CSTL
: Cột sống thắt lưng
CXĐ
: Cổ xương đùi
DPA
: Dual Photon Absorptiometry (Hấp thụ Photon kép)
DEXA
: Dual Energy Xray absorptiometry (Hấp thụ tia X năng lượng kép)
ĐTNC
: Đối tượng nghiên cứu
GTTC
: Giá trị tham chiếu
MĐX	
: Mật độ xương
PBD	
QCT
: Peak Bone Density (mật độ xương đỉnh)
: Quantitative Computed Tomography (Chụp cắt lớp vi tính định lượng)
QUS
: Quantitative Ultrasound (Siêu âm định lượng)
SD
: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)
SPA
: Single Photon Absorptiometry (Hấp thụ Photon đơn)
SXA
: Single-energy X-ray absorptiometry (Hấp thụ tia X năng lượng đơn)
WHO
: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
XĐ
: Xương đùi
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 	57
Bảng 3.2. Đặc điểm chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu	58
Bảng 3.3. Đặc điểm TS bản thân và gia đình của ĐTNC.........................59
Bảng 3.4. Kiến thức của về nguy cơ và hậu quả thiếu canxi - vitamin D 	59
Bảng 3.5. Kiến thức của ĐTNC về các biện pháp DP thiếu canxi - vitamin D	60
Bảng 3.6. Thói quen sử dụng các loại đồ uống của ĐTNC.........	61
Bảng 3.7. Đặc điểm dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu 	62
Bảng 3.8. Một số thói quen ăn uống của nữ sinh theo nhóm tiêu thụ canxi	63
Bảng 3.9. Chỉ số nhân trắc của các nhóm đối tượng nghiên cứu trước can thiệp	64
Bảng 3.10. Thay đổi chỉ số T-score mật độ xương cột sống thắt lưng và cổ xương đùi giữa các nhóm nghiên cứu ở từng thời điểm khác nhau	65
Bảng 3.11. Thay đổi T-score MĐX CXĐ trước - sau can thiệp ở từng nhóm NC	66
Bảng 3.12. Thay đổi T-score MĐX CSTL trước - sau can thiệp ở từng NNC.	67
Bảng 3.13. Đánh giá PL tình trạng xương CSTL giữa 3 nhóm tại T0, T12, T18	68
Bảng 3.14. Hiệu quả thay đổi MĐX CSTL sau 12 tháng can thiệp.....................69
Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp thay đổi MĐX CSTL sau 18 tháng can thiệp	71
Bảng 3.16. Hiệu quả thay đổi MĐX CSTL ở thời điểm 12 và 18 tháng	73
Bảng 3.17. Mật độ cổ xương đùi tại các thời điểm nghiên cứu	75
Bảng 3.18. Hiệu quả thay đổi mật độ cổ xương đùi sau 12 tháng can thiệp	76
Bảng 3.19. Hiệu quả thay đổi mật độ cổ xương đùi sau 18 tháng can thiệp	78
Bảng 3.20. Hiệu quả thay đổi mật độ cổ xương đùi ở thời điểm 12 và 18 tháng	80
Bảng 3.21. Hiểu biết của NS 17-19 tuổi về HQ thiếu canxi sau 12 tháng CT	82
Bảng 3.22. Kiến thức của NS 17-19T về ĐT có NC thiếu canxi sau 12 TCT	83
Bảng 3.23. Kiến thức của nữ sinh 17-19 tuổi về dự phòng thiếu canxi	83
Bảng 3.24. Hành vi ăn uống trong DP thiếu canxi ở 3 nhóm SCT......................84
Bảng 3.25. Hành vi ăn uống TDP thiếu canxi ở nhóm TTGDDD T và SCT.	85
Bảng 3.26. Thay đổi dinh dưỡng KP ở nhóm CT canxi - vitamin D...............86
Bảng 3.27. Thay đổi dinh dưỡng KP ở nhóm can thiệp TTGDDD	87
Bảng 3.28. Thay đổi dinh dưỡng khẩu phần ở nhóm chứng	88
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân bố tỷ lệ thiếu vitamin D trong nhóm trẻ sơ sinh trên thế giới	22
Hình 1.2. Phân bố tỷ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ có thai và cho con bú	24
Hình 1.3. Phân bố tỷ lệ thiếu vitamin D trong nhóm tuổi vị thành niên	25
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn nghiên cứu	46
Hình 2.2. Đo mật độ xương CSTL bằng phương pháp DEXA (Hologic)	51
Hình 2.3. Kỹ thuật thu nhận DEXA hình quạt	52
Hình 2.4. DEXA đánh giá mật độ xương: cổ xương đùi và cột sống thắt lưng.	52
Hình 3.1. Hiệu quả cải thiện MĐX CSTL ở nhóm thiếu - LX sau 12 tháng.	70
Hình 3.2. Hiệu quả cải thiện MĐX CSTL ở nhóm thiếu - LX sau 18 tháng	72
Hình 3.3. Hiệu quả CTMĐX CSTL ở nhóm thiếu - LX giữa TĐ 12 và 18T	74
Hình 3.4. Hiệu quả CTMĐX CXĐ ở trong nhóm thiếu - LX sau 12 tháng	77
Hình 3.5. Hiệu quả CTMĐX CXĐ ở trong nhóm thiếu - LX sau 18 tháng.	79
Hình 3.6. Hiệu quả CTMĐX CXĐ nhóm TLX sau giữa thời điểm 12 và 18T	81
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương là hệ quả của sự rối loạn quá trình tạo xương và hủy xương của cơ thể dẫn đến hiện tượng mất chất khoáng trong xương, cấu trúc xương bị suy thoái, làm xương mỏng manh hơn và gia tăng nguy cơ gãy xương đồng thời đây cũng là vấn đề y tế công cộng trên toàn thế giới [1]. 
Tần xuất mắc các bệnh liên quan đến xương khớp tăng lên theo tuổi, trong đó loãng xương là bệnh phổ biến nhất sau 50 tuổi. Sở dĩ như vậy là do bệnh tiến triển âm thầm từ lúc còn trẻ, không có triệu chứng rõ ràng, chỉ khi lượng xương mất đi khoảng 30-40% mới có các biểu hiện như đau mỏi các xương dài, đau cột sống, gù vẹo cột sống, gãy xương [2]. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương rất đa dạng như: khẩu phần thiếu canxi, thiếu dinh dưỡng, tuổi, giới, hoạt động thể lực không thường xuyên... do đó việc phòng tránh tất cả các nguy cơ gây nên bệnh loãng xương khá khó khăn [3],[4],[5]. Mặt khác, bệnh loãng xương hiện không thể phòng bằng vắcxin và cũng không có khả năng tự hồi phục. Khi gãy xương xảy ra sẽ làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tử vong. Do đó, loãng xương và gãy xương do loãng xương không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. 
Mật độ xương có xu hướng giảm dần theo độ tuổi, cho nên tình trạng xương lúc về già sẽ được phản ánh thông qua khối lượng xương đạt đỉnh trong thời niên thiếu. Nhiều nghiên cứu ở trẻ em trước và trong giai đoạn dậy thì đã chứng minh sự gia tăng mật độ xương sau khi được bổ sung canxi [6],[7]. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về sự ảnh hưởng của canxi trên sự bồi tụ khoáng xương trong những năm cuối giai đoạn tuổi dậy thì, đặc biệt là độ tuổi từ 17-19 tuổi. Ở giai đoạn này, quá trình tạo xương sẽ lớn hơn quá trình hủy xương, lúc này xương sẽ dài ra và giúp trẻ tăng chiều cao. Khi cơ thể được bổ sung canxi và các khoáng chất sẽ góp phần tăng chiều cao nhanh hơn cũng như có hệ xương chắc khỏe, dẻo dai và có thể đạt khối lượng xương đỉnh tối đa khi trưởng thành [8],[9]. Bên cạnh đó, với độ tuổi này, các bạn nữ bắt đầu chịu trách nhiệm về chế độ ăn uống, lựa chọn lối sống và nhận thức về các vấn đề sức khỏe của bản thân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của các bạn nữ để thực hiện thiên chức làm mẹ. Một số nghiên cứu đã chứng minh cải thiện lượng canxi khẩu phần hoặc cung cấp đủ vitamin D của bà mẹ và sớm hơn nữa có thể ngay từ độ tuổi vị thành niên sẽ tác động tích cực lên sự phát triển xương của thai nhi [10],[11]. Một nghiên cứu can thiệp đã được thực hiện trên 143 nam thiếu niên ở độ tuổi 16 đến 18. Sau 13 tháng can thiệp, kết quả của nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng đáng kể của việc bổ sung canxi đến tăng trưởng chiều cao và tình trạng xương ở nhóm can thiệp khi so sánh với nhóm chứng. Ở nhóm can thiệp chiều cao tăng cao hơn so với nhóm chứng (tăng 7mm) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Bên cạnh đó MĐX ở toàn bộ cơ thể, vùng hông và cổ xương đùi tăng cao hơn so với ban đầu và so với nhóm chứng [12].
Ở nước ta, hiện nay vẫn chưa có chương trình quốc gia dự phòng thiếu, loãng xương. Một số nghiên cứu đã xây dựng các mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng để phòng ngừa tình trạng thiếu, loãng xương ở nhiều nhóm đối tượng [13],[14],[15], như phụ nữ sau mãn kinh [16], hay phụ nữ từ 40-65 tuổi [17]. Sự thay đổi tích cực về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng thiếu loãng xương đã được ghi nhận [18]. Tuy nhiên, hoạt động bổ sung canxi và vitamin D để cải thiện các tình trạng về xương vẫn còn ít nghiên cứu đề cập đến, đặc biệt ở các nhóm tuổi từ 17-19 tuổi. Mặt khác chưa thấy có nghiên cứu nào về mật độ xương từ lứa tuổi thanh thiếu niên đến trưởng thành. Vì vậy, việc xác định ảnh hưởng của canxi lên mật độ xương vào giai đoạn cuối vị thành niên thông qua hiệu quả của các giải pháp can thiệp có ý nghĩa quan trọng giúp cải thiện tầm vóc cũng như các vấn đề liên quan đến sự phát triển của xương. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, nghiên cứu “Hiệu quả cải thiện mật độ xương bằng bổ sung canxi - vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên nữ sinh 17-19 tuổi” đã được thực hiện để góp phần cung cấp các bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chế độ ăn hợp lý, bổ sung canxi và vitamin D đúng cho trẻ ở lứa tuổi cuối giai đoạn vị thành niên, từ 17-19 tuổi tại trường cao đẳng Y tế Thái Nguyên.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá một số chỉ số nhân trắc, kiến thức - thực hành dự phòng thiếu canxi - vitamin D và giá trị dinh dưỡng khẩu phần của nữ sinh 17-19 tuổi trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên năm 2013.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng bổ sung canxi - vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên mật độ xương, kiến thức - thực hành dự phòng thiếu canxi - vitamin D của nữ sinh 17-19 tuổi.
CHƯƠNG I. 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm cấu trúc, chức năng, chuyển hóa của xương, các yếu tố liên quan và các phương pháp đo mật độ xương
1.1.1. Đặc điểm cấu trúc xương người
Mô xương có 2 thành phần cơ bản là tế bào xương và chất khuôn xương:
Chất khuôn xương gồm các sợi collagen và các mô liên kết khác giàu chất glucoaminoglycin, khuôn xương có thể trở thành calci hóa. Mô xương có xương đặc (xương vỏ) và xương xốp (bè xương); 80%-90% khối lượng xương đặc được canxi hóa; 15-25% khối lượng xương xốp có chức năng chuyển hóa. Xương đặc có chức năng bảo vệ còn xương xốp có chức năng chuyển hóa [19].
Các tế bào xương gồm: hủy cốt bào (Osteoblast) là các tế bào khổng lồ đa nhân, có nhiệm vụ tiêu xương. Tế bào tạo xương (Osteoclast) là tế bào có nhân hình thoi, có nhiệm vụ sản sinh ra các thành phần của nền xương (các sợi collagen và các chất nền), có vai trò quan trọng trong quá trình canxi hóa. Cốt bào (Osteocyte) giữ vai trò quan trọng trong sự trao đổi canxi giữa xương và dịch ngoại bào do tiết ra osteocalcin [19].
1.1.2. Các chức năng của xương
Xương là một mô liên kết, cùng với sụn tạo nên hệ xương có 5 chức năng [19]:
Nâng đỡ cơ thể.
Vận động, là nơi bám của các cơ vận động.
Bảo vệ, tạo khung bảo vệ cho các tạng và tủy sống.
Là những khoang tạo máu.
Chuyển hóa các chất khoáng.
1.1.3. Chuyển hóa của xương
Nhờ quá trình tái tạo xương mà mô xương liên tục được thay thế để duy trì khối lượng, hình dáng và sự toàn vẹn của xương. Tuy nhiên để quá trình tái tạo xương được hoàn thiện đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa quá trình huỷ xương và tạo xương. Những thông số sinh hóa phản ánh quá trình tái tạo xương gồm: Osteocalcin; Phosphatase kiềm của xương; Các tiền peptid có tận cùng - COOH (PICP) và các tiền peptid tận cùng - NH2 (PINP) của procollagen I. Những thông số phản ảnh quá trình huỷ xương gồm: Canxi niệu; Hydroxyprolin niệu; Hydroxylysin - glycoside (OL); Pyridinoline (PYD) và Desoxypyridinoline (DPD); Phosphatase acid kháng Tartrate; Liên kết cắt ngang C-telopeptid của collagen; Liên kết cắt ngang N-telopeptid của collagen.
Các yếu tố tham gia điều hòa tái tạo xương gồm: Các hormon (Parathyroid hormon, Calcitonin, Insulin, Growth hormon, 1,25 Dihydroxy Vitamin D3, Glucocorticoid, T3 và T4, Estrogen và Testosterol) và các yếu tố do tế bào xương tổng hợp (Yếu tố tăng trưởng giống Insulin I; Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng; Yếu tố tăng trưởng nguyên bào xơ; Yếu tố tăng trưởng bắt nguồn từ tiểu cầu; Các yếu tố tăng trưởng được tổng hợp bằng các mô liên quan đến xương; Chất bắt nguồn từ tế bào máu, chất bắt nguồn từ sụn)
1.1.4. Khối lượng xương và các yếu tố liên quan 
1.1.4.1. Khối lượng xương 
Khối lượng xương là khối lượng chất khoáng trong xương, một thành tố quan trọng có ảnh hưởng đến lực và sức bền của xương. 
Khối lượng xương đỉnh (Peak Bone Mass - PBM) là khối lượng xương đạt được tại thời điểm trưởng thành của khung xương. Thường tốc độ hình thành xương cao ở xung quanh tuổi dậy thì, đạt độ đỉnh ở tuổi 30 [20]. Tuy nhiên thời điểm đạt được PBM thì khác nhau giữa nam và nữ và giữa các chủng tộc. Nữ đạt PBM sớm hơn so với nam từ 3-5 năm [21]. Nữ da trắng có bộ xương nhẹ nhất, nam da đen có bộ xương nặng nhất [22]. Khối lượng đỉnh càng cao thì nguy cơ loãng xương sau này sẽ càng thấp.
1.1.4.2. Các yếu tố liên quan tới khối lượng xương 
Liên quan giữa khối nạc, khối mỡ và mật độ xương
Các nghiên cứu thực hiện ở cả trẻ em và người lớn xác định trọng lượng cơ thể là yếu tố dự báo chính đến khối lượng xương ở các bộ phận (thắt lưng, hông) và toàn bộ cơ thể. Trọng lượng cơ thể chủ yếu được tạo thành từ hai thành phần là khối nạc và khối mỡ. Đánh giá vai trò của khối nạc, khối mỡ trên xương đã được nhiều tác giả quan tâm, tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu đến nay vẫn còn chưa thống nhất. Trong khi một số nghiên cứu cho rằng khố ... tatus and sun exposure in southeast Asia. Dermatoendocrinol 2013, 5:34-37.
185.	Green TJ, Skeaff CM, Rockell JE, Venn BJ, Lambert A, Todd J, Khor GL, Loh SP, Muslimatun S, Agustina R, Whiting SJ: Vitamin D status and its association with parathyroid hormone concentrations in women of child-bearing age living in Jakarta and Kuala Lumpur. Eur J Clin Nutr 2008, 62:373-378.
186.	Woo J, Lam CW, Leung J, Lau WY, Lau E, Ling X, Xing X, Zhao XH, Skeaff CM, Bacon CJ, et al: Very high rates of vitamin D insufficiency in women of child-bearing age living in Beijing and Hong Kong. Br J Nutr 2008, 99:1330-1334.
187.	Ekbote VH, Khadilkar AV, Khadilkar VV, Chiplonkar SA, Mughal Z: Dietary patterns with special reference to calcium intake in 2-16-year-old Urban Western Indian children. Indian J Public Health 2017, 61:188-193.
188.	Greer FR, Krebs NF: Optimizing bone health and calcium intakes of infants, children, and adolescents. Pediatrics 2006, 117:578-585.
189.	Gopalan C, Balasubramanyam SC, Narasinga Rao BS, Deosthale YG, KC P: Nutritive Value of Indian Food. Indian Council of Medical Research, National Institute of Nutrition 2007.
190.	Tupe R, Chiplonkar SA: Diet patterns of lactovegetarian adolescent girls: need for devising recipes with high zinc bioavailability. Nutrition 2010, 26:390-398.
191.	Phạm Hoàng Hưng: Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em. Luận án tiến sĩ , Viện dinh dưỡng Quôc gia 2010.
192.	Sittilak S. : Sustaining behavior change to enhance micronutrient status, community and women-based interventions in Thailand,ICRW/OMNI research program. Institute of Nutrition, Mahidol University 1999:10-21.
193.	Đoàn Huy Cường: Thực trạng dinh dưỡng , canxi, vitamin D và hiệu quả can thiệp bằng chế độ ăn giàu canxi, bổ sung vitamin D cho trẻ em 9 tuổi tại thành phố Hải Dương. Luận văn cao học, Đại học Y Hà Nội 2018.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Khúc Thị Tuyết Hường, Phạm Văn Phú, Phạm Vân Thúy và cs, (2020). Kiến thức, thực hành về dự phòng thiếu hụt canxi - vitamin D của nữ sinh năm thứ nhất trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, số 5 (16), tr. 76-83.
2. Khúc Thị Tuyết Hường, Phạm Văn Phú, Phạm Vân Thúy và cs (2020). Hiệu quả can thiệp cải thiện mật độ xương bằng bổ sung canxi - vitamin D của nữ sinh năm thứ nhất trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Tạp chí Y dược học, số 10 (5), tr. 72-76.
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Cam kết tham gia.
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi điều tra cắt ngang.
Phụ lục 3: Bộ câu hỏi điều tra can thiệp theo dõi dọc T0- T12- T18
Phụ lục 4: Vật liệu truyền thông
Phụ lục 5: Giấy phép lưu hành sản phẩm
Phụ lục 6: Một số hình ảnh nghiên cứu tại thực địa
PHỤ LỤC 1
CAM KẾT THAM GIA
Tên tôi là:	 
Ngày tháng năm sinh: 	
Sinh viên lớp: . Trường .	
Sau khi nghe Bác sỹ giải thích, tôi hiểu rằng:
- Thiếu vi chất là vấn đề ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại nước ta. Để phòng chống thiếu vi chất, cần có một lối sống lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm. Tôi cũng hiểu rằng, tham gia chương trình sẽ có cơ hội được nghe truyền thông, tư vấn về thiếu vi chất dinh dưỡng và cách phòng chống. 
- Tôi tình nguyện tham gia chương trình này và cam kết thực hiện các yêu cầu của chương trình, tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu của bác sỹ trong suốt thời gian 18 tháng tham gia.
 Ngày 5 tháng 10 năm 2013
Chủ nhiệm đề tài
Người tham gia
(Ký ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA SÀNG LỌC
------------------------
Ngày điều tra: - - - - / - - - /2013
 Họ, tên người phỏng vấn: . 
 1. Họ tên đối tượng: . 2. Mã 
I. KHÁM LÂM SÀNG 
3. Cân nặng (kg): - - , -
4. Chiều cao (cm): - - - , -
5. BMI (kg/m2): - - , - 
 Khám Nội:
6. Tim	1= BT; 2= bệnh (ghi rõ)  
7. Phổi 1= BT; 2= bệnh (ghi rõ) ..
8. Huyết áp: 
II. THÔNG TIN CHUNG 
TT
Câu hỏi
Phương án trả lời
Chuyển
9.
Bạn bao nhiêu tuổi? (dương lịch)
Năm sinh: 19
10.
Bạn là người dân tộc gì?
Kinh
98
Khác: 
(ghi rõ)
11.
Nghề nghiệp
Sinh viên năm thứ
Học sinh Cấp 3
98.
Khác . 
(ghi rõ)
12.
Hiện bạn đã có chồng chưa?
1
2
Có
Chưa
13.
Nếu có gia đình, đã có con chưa, số con
1
2
3
99
1 con
2 con
 ≥3 con
Chưa có con
14.
Chi phí cho ăn uống/ 1 tháng của bạn ? 
< 800. 000đ/người/tháng
≥ 800.000 đ/người/tháng
98
Khác
15.
Trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, con) có ai bị gãy xương không
1
2
99
Có (ghi rõ ai?).
Không
Không biết
16.
Từ trước tới nay bạn có bị gãy xương không?
1
2
99
Có (vị trí, thời gian).
Không
Không rõ
17.
Trong 1 tháng vừa qua bạn có dùng thuốc gì không? Đặc biệt là Canxi, vitamin D, Hocmon sinh dục
1
2
98
Có (ghi rõ)..
Không
Có nhưng không rõ
18.
Tuổi lần đầu tiên có kinh?
1
99
 tuổi
Không nhớ/không biết
III. KIẾN THỨC DINH DƯỠNG/ CHẾ ĐỘ ĂN
TT
Câu hỏi
Mã
Phương án trả lời
Chuyển
19.
Bạn đã từng nghe nói đến thiếu canxi và vitamin D chưa? 
1.
Đã từng nghe
2.
Chưa
C 19 
99
Không biết/không rõ
20.
Nếu có, nghe từ đâu? (không gợi ý, nhiều lựa chọn)
1
Cán bộ y tế, Hội PN
2
Ti vi, Đài PT, Báo
3
Biển quảng cáo/tờ rơi
 98
Khác 
(ghi rõ)
21.
Theo bạn, thiếu canxi và vitamin D gây hậu quả gì cho sức khỏe? 
(không gợi ý, nhiều lựa chọn)
Tê buồn chân tay, chuột rút
Sảy thai, đẻ non, thiếu cân 
Mấy ngủ, ngủ không ngon 
Còi xương ở trẻ em
Loãng xương ở người lớn
98
Khác 
(ghi rõ)
99
Không biết
22.
Theo bạn, lứa tuổi/đối tượng nào có nguy cơ cao bị thiếu Canxi-vitamin D? (không gợi ý, nhiều lựa chọn)
Trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên
Phụ nữ có thai
Phụ nữ tuổi sinh đẻ
Người cao tuổi
99
Không biết
23.
Theo bạn, thiếu canxi-vitamin D có phòng/chữa được không? 
1.
Có
2.
Không
99
Không biết
24.
Nếu có, phòng/chữa bằng cách nào? 
(không gợi ý, nhiều lựa chọn)
1.
Ăn nhiều cá, tôm, cua
2
Uống sữa các loại
3
Tăng tiếp xúc với ánh nắng
4
Khám bác sĩ để uống thuốc
5
Dùng TP tăng cường Ca-D
98
Khác 
(ghi rõ)
99
Không biết
25.
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống sữa (200 ml/ngày) không? 
1
2
3
5-7 cốc/tuần
3-4 cốc/tuần
< 2 cốc/tuần
4
Không
26.
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống cà phê (50 ml/ngày) không?
1
2
3
4
5-7 cốc/tuần
3-4 cốc/tuần
< 2 cốc/tuần
Không
27
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống cacao (200 ml/ngày) không?
1
2
3
4
5-7 cốc/tuần
3-4 cốc/tuần
< 2 cốc/tuần
Không
28.
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống chè đặc (50 ml/mgày) không?	
1
2
3
4
5-7 chén/tuần
3-4 chén/tuần
< 2 chén/tuần
Không
29.
Trong 3 tháng qua bạn có ăn kiêng không?
1
2
Có 
Không
30.
Lý do ăn kiêng
1
2
Để giảm cân
Chữa bệnh
Họ và tên đối tượng: ..Lớp. Mã ĐT: ...
Bảng hỏi Tần suất bán định lượng thực phẩm giàu canxi
(trong 3 tháng qua kể từ ngày phỏng vấn)
STT
Tên thực phẩm
Đơn vị tham khảo
Đơn vị thường dùng so với ĐV tham khảo
Số đơn vị thường ăn trong khoảng thời gian sau
Mã TP
Quy đổi sống sạch
Ghi chú
Đơn vị
g
Nhỏ
Bằng
To
Ngày
Tuần
Tháng
3 tháng
Chưa bao giờ ăn
Gạo tẻ 
miệng bát HD
120
Gạo nếp cái
Miệng
150
Miến
Bát tô
60
Bánh phở
Bát tô
170
Bánh mỳ
Cái/lát
55/22
Thịt lợn nạc
Gam/miếng
100/10
Thịt ba chỉ
Gam/miếng
50/7
Thịt chân giò
 Gam/miếng
100/10
Sườn lợn
Gam/miếng
50/2
Thịt gà
Gam/miếng
25/1
Thịt bò
Gam/miếng
50/6
Cá trôi
Gam/khúc
100/1
Cá biển
Khúc
40
Tôm đồng
Con/thìa
13/1
Cua đồng
gam
50
Hến
Thìa canh
20
Ốc vặn
100 gam
40
Trai
100 gam
30
Trứng gà
1 quả
35
Trứng vịt
1 quả
55
Đậu phụ
Bìa
120
Lạc 
TC/gam
20
Vừng
TC/gam
10
Rau muống
Bát/gắp
66/15
Rau ngót
gắp
17
Rau đay
gắp
7
Rau mùng tơi
gắp
20
Rau dền
gắp
13
Cải xanh
gắp
13
Na chín
Quả
160
Cam
Quả
200
Sữa đậu nành
Cốc/hộp
200
Sữa bò đặc
Hộp nhỏ
40
Sữa bột
Muỗng
10
Sữa chua
Hộp
100
Nước mắm cá
Thìa 5ml
5
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐIỀU TRA T0
------------------------
 Họ, tên người phỏng vấn: . Ngày thực hiện: ../../.
 1. Họ tên ĐT: ..2. Lớp: . 3. Mã: 
I. KHÁM LÂM SÀNG 
4. Cân nặng
(kg)
: - - , -
5. Chiều cao (cm): - - - , -
6. BMI (kg/m2): - - , - 
7. Mỡ cơ thể (%): . . . . . . . . .
8. Lượng nước (%): . . . . . . 
9. Lượng cơ (kg): - - , -
10. Lượng xương (kg): - - , - 
11. CHCB (kcal) . . . . . .
.
. .
12. HA (mmHg): . . . . . . . .
II. KIẾN THỨC DINH DƯỠNG/ CHẾ ĐỘ ĂN
TT
Câu hỏi
Mã
Phương án trả lời
Chuyển
13.
Bạn đã từng nghe nói đến thiếu canxi và vitamin D chưa? 
1.
Đã từng nghe
2.
Chưa
C 14 
99
Không biết/không rõ
14.
Nếu có, nghe từ đâu? (không gợi ý, nhiều lựa chọn)
1
Cán bộ y tế, Hội PN
2
Ti vi, Đài PT, Báo
3
Biển quảng cáo/tờ rơi
 98
Khác 
(ghi rõ)
15.
Theo bạn, thiếu canxi và vitamin D gây hậu quả gì cho sức khỏe ? (không gợi ý, nhiều lựa chọn)
Tê buồn chân tay, chuột rút
Sảy thai, đẻ non, thiếu cân 
Mấy ngủ, ngủ không ngon 
Còi xương ở trẻ em
Loãng xương ở người lớn
98
Khác 
(ghi rõ)
99
Không biết
16.
Theo bạn, lứa tuổi/đối tượng nào có nguy cơ cao bị thiếu Canxi-vitamin D? (không gợi ý, nhiều lựa chọn)
Trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên
Phụ nữ có thai
Phụ nữ tuổi sinh đẻ
Người cao tuổi
99
Không biết
17.
Theo bạn, thiếu canxi-vitamin D có phòng/chữa được không? 
1.
Có
2.
Không
99
Không biết
18.
Nếu có, phòng/chữa bằng cách nào? 
(không gợi ý, nhiều lựa chọn)
1.
Ăn nhiều cá, tôm, cua
2
Uống sữa các loại
3
Tăng tiếp xúc với ánh nắng
4
Khám bác sĩ để uống thuốc
5
Dùng TP tăng cường Ca-D
98
Khác 
(ghi rõ)
99
Không biết
19.
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống sữa (200 ml/cốc) không? 
1
2
3
5-7 cốc/tuần
3-4 cốc/tuần
< 2 cốc/tuần
4
Không
20.
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống cà phê (50 ml/cốc) không?
1
2
3
4
5-7 cốc/tuần
3-4 cốc/tuần
< 2 cốc/tuần
Không
21.
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống cacao (200 ml/cốc) không?
1
2
3
4
5-7 cốc/tuần
3-4 cốc/tuần
< 2 cốc/tuần
Không
22.
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống chè đặc (50 ml/cốc) không?	
1
2
3
4
5-7 chén/tuần
3-4 chén/tuần
< 2 chén/tuần
Không
23.
Trong 3 tháng qua bạn có ăn kiêng không?
1
2
Có 
Không
24.
Lý do ăn kiêng
1
2
Để giảm cân
Chữa bệnh
III. BỔ SUNG VI CHẤT 
TT
Câu hỏi
Mã
Phương án trả lời
25.
Bạn đã được nghe về bổ sung vi chất chưa?
1.
Có
2.
Không
26.
Nếu phải mua viên đa vi chất (5000 đ/1 viên/1 ngày), bạn có sẵn sàng mua để dùng không?
1.
Có
2.
Không
99
Không biết
27.
Bạn đã uống bổ sung thuốc gì khác ngoài viên canxi?
1
Có (ghi rõ liều dùng)
2
Không
IV. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT: 
Trong hai tuần vừa qua bạn có bị:
28.
Sốt (trên 24 giờ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1= có; 2= không
29.
Ỉa chảy (trên 3 lần/ngày) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
1= có; 2= không
30.
Viêm đường hô hấp (ho, sổ mũi, sốt) . . . . . . . . . 
1= có; 2= không
31.
Dùng bất kỳ loại thuốc nào khác (nếu có ghi rõ): . . . . . . . . . . 1= có; 2= không
V. ĐO DEXA
TT
Chỉ số
Kết quả
32
T-score (cột sống)
33
T-score (cổ xương đùi)
KHẨU PHẦN 24 GIỜ QUA
Họ tên đối tượng: .. Lớp: ...Mã ĐT: 
Bữa ăn
Món ăn
Thành phần
ĐVT 
Số lượng
Mã TP
Quy đổi sống sạch
Ghi chú
 Xin cảm ơn!
PHIẾU ĐIỀU TRA T12
------------------------
 Họ, tên người phỏng vấn: . Ngày thực hiện: ../../.
 1. Họ tên ĐT: ..2. Lớp: . 3. Mã: 
I. KHÁM LÂM SÀNG 
4. Cân nặng
(kg)
: - - , -
5. Chiều cao (cm): - - - , -
6. BMI (kg/m2): - - , - 
7. Mỡ cơ thể (%): . . . . . . . . .
8. Lượng nước (%): . . . . . . 
9. Lượng cơ (kg): - - , -
10. Lượng xương (kg): - - , - 
11. CHCB (kcal) . . . . . .
.
. .
12. HA (mmHg): . . . . . . . .
II. KIẾN THỨC DINH DƯỠNG/ CHẾ ĐỘ ĂN
TT
Câu hỏi
Mã
Phương án trả lời
Chuyển
13.
Bạn đã từng nghe nói đến thiếu canxi và vitamin D chưa? 
1.
Đã từng nghe
2.
Chưa
C 14 
99
Không biết/không rõ
14.
Nếu có, nghe từ đâu? (không gợi ý, nhiều lựa chọn)
1
Cán bộ y tế, Hội PN
2
Ti vi, Đài PT, Báo
3
Biển quảng cáo/tờ rơi
 98
Khác 
(ghi rõ)
15.
Theo bạn, thiếu canxi và vitamin D gây hậu quả gì cho sức khỏe ? (không gợi ý, nhiều lựa chọn)
Tê buồn chân tay, chuột rút
Sảy thai, đẻ non, thiếu cân 
Mấy ngủ, ngủ không ngon 
Còi xương ở trẻ em
Loãng xương ở người lớn
98
Khác 
(ghi rõ)
99
Không biết
16.
Theo bạn, lứa tuổi/đối tượng nào có nguy cơ cao bị thiếu Canxi-vitamin D? (không gợi ý, nhiều lựa chọn)
Trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên
Phụ nữ có thai
Phụ nữ tuổi sinh đẻ
Người cao tuổi
99
Không biết
17.
Theo bạn, thiếu canxi-vitamin D có phòng/chữa được không? 
1.
Có
2.
Không
99
Không biết
18.
Nếu có, phòng/chữa bằng cách nào? 
(không gợi ý, nhiều lựa chọn)
1.
Ăn nhiều cá, tôm, cua
2
Uống sữa các loại
3
Tăng tiếp xúc với ánh nắng
4
Khám bác sĩ để uống thuốc
5
Dùng TP tăng cường Ca-D
98
Khác 
(ghi rõ)
99
Không biết
19.
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống sữa (200 ml/cốc) không? 
1
2
3
5-7 cốc/tuần
3-4 cốc/tuần
< 2 cốc/tuần
4
Không
20.
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống cà phê (50 ml/cốc) không?
1
2
3
4
5-7 cốc/tuần
3-4 cốc/tuần
< 2 cốc/tuần
Không
21.
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống cacao (200 ml/cốc) không?
1
2
3
4
5-7 cốc/tuần
3-4 cốc/tuần
< 2 cốc/tuần
Không
22.
Trong 3 tháng qua, bạn có thói quen uống chè đặc (50 ml/cốc) không?	
1
2
3
4
5-7 chén/tuần
3-4 chén/tuần
< 2 chén/tuần
Không
23.
Trong 3 tháng qua bạn có ăn kiêng không?
1
2
Có 
Không
24.
Lý do ăn kiêng
1
2
Để giảm cân
Chữa bệnh
III. BỔ SUNG VI CHẤT 
TT
Câu hỏi
Mã
Phương án trả lời
25.
Bạn đã được nghe về bổ sung vi chất chưa?
1.
Có
2.
Không
26.
Nếu phải mua viên đa vi chất (5000 đ/1 viên/1 ngày), bạn có sẵn sàng mua để dùng không?
1.
Có
2.
Không
99
Không biết
27.
Bạn đã uống bổ sung thuốc gì khác ngoài viên canxi?
1
Có (ghi rõ liều dùng)
2
Không
IV. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT: 
Trong hai tuần vừa qua bạn có bị:
28.
Sốt (trên 24 giờ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1= có; 2= không
29.
Ỉa chảy (trên 3 lần/ngày) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
1= có; 2= không
30.
Viêm đường hô hấp (ho, sổ mũi, sốt) . . . . . . . . . 
1= có; 2= không
31.
Dùng bất kỳ loại thuốc nào khác (nếu có ghi rõ): . . . . . . . . . . 1= có; 2= không
V. ĐO DEXA
TT
Chỉ số
Kết quả
32
T-score (cột sống)
33
T-score (cổ xương đùi)
KHẨU PHẦN 24 GIỜ QUA
Họ tên đối tượng: .. Lớp: ...Mã ĐT: 
Bữa ăn
Món ăn
Thành phần
ĐVT 
Số lượng
Mã TP
Quy đổi sống sạch
Ghi chú
 Xin cảm ơn!
PHIẾU ĐIỀU TRA T18 
------------------------
 Họ, tên người phỏng vấn: . Ngày thực hiện: ../../.
 1. Họ tên ĐT: ..2. Lớp: . 3. Mã: 
I. KHÁM LÂM SÀNG 
4. Cân nặng
(kg)
: - - , -
5. Chiều cao (cm): - - - , -
6. BMI (kg/m2): - - , - 
7. Mỡ cơ thể (%): . . . . . . . . .
8. Lượng nước (%): . . . . . . 
9. Lượng cơ (kg): - - , -
10. Lượng xương (kg): - - , - 
11. CHCB (kcal) . . . . . .
.
. .
12. HA (mmHg): . . . . . . . .
II. ĐO DEXA
TT
Chỉ số
Kết quả
13
T-score (cột sống)
14
T-score (cổ xương đùi)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU TẠI THỰC ĐỊA

File đính kèm:

  • docxluan_an_hieu_qua_cai_thien_mat_do_xuong_bang_bo_sung_canxi_v.docx
  • docxTóm tăt luan an tieng viet NCS Hường ( tiếng việt) (1).docx
  • docxTóm tắt tiếng anh NCS Hường (1) (1).docx
  • docxTrang TT những kết luận mới ( tiếng anh) 2.7.2021.docx
  • docxTrang TT những kết luận mới tiếng Việt.docx
  • docxTRÍCH YẾU LUẬN ÁN (TIẾNG ANH).docx
  • docxTRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ ( tiếng việt) 2.7.2021 (1).docx