Luận án Hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng có probiotic, prebiotic đến tình trạng dinh dưỡng, miễn dịch, nhiễm khuẩn ở trẻ em 25 - 36 tháng tuổi

Thiếu dinh dưỡng ở trẻ em hay thường được gọi là suy dinh dưỡng (SDD) vẫn đang còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. SDD thường bắt đầu xuất hiện sau 4 - 5 tháng và tăng nhanh từ 6 - 24 tháng tuổi và đặc biệt là SDD tích lũy với tỷ lệ rất cao trong vòng 2 - 3 năm đầu đời (25 - 36 tháng tuổi). Nguyên nhân SDD trẻ em thường do thiếu ăn, ăn uống không hợp lý và bệnh tật. Các vi chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng (vitamin A, C, E, kẽm, sắt, selen) đã được biết đến với chức năng tham gia vào quá trình miễn dịch, vào các chức năng chuyển hóa ở mức phân tử và tế bào của hệ thống miễn dịch. Bổ sung các chất dinh dưỡng này vào khẩu phần ăn thiếu hụt làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện sức đề kháng với các bệnh nhiễm trùng [1], [2], [3].

Ngoài các vi chất dinh dưỡng, gần đây hệ vi khuẩn đường ruột cũng được nhiều nghiên cứu đề cập đến có vai trò rất quan trọng giúp duy trì sự ổn định nội môi của cơ thể và tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, trẻ suy dinh dưỡng thường kèm theo rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, tăng các đợt tiêu chảy cấp tính,cũng như các bệnh rối loạn mãn tính kéo dài và kéo theo sự thay đổi quan trọng của hệ miễn dịch tại đường tiêu hóa [4]. Giới khoa học chú ý nhiều tới khả năng của một vài loại vi khuẩn đường ruột sinh acid lactic, còn được gọi là probiotic, có tác dụng có lợi đến cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột [5], [6], [7], [8]. Trong số các vi khuẩn này phải kể đến Lactobacilli và Bifidobacteria, chúng là một phần của hệ vi khuẩn đường ruột và đã được tiêu thụ bởi con người từ các sản phẩm sữa khác nhau. Một số giống probiotics này đã được sử dụng thành công để cải thiện kết quả của các bệnh dạ dày ruột, đặc biệt là tiêu chảy [9], [10], [11], [12]. Ngoài tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn chí trong ruột, một số bằng chứng cho thấy probiotics còn có khả năng điều chỉnh hệ thống miễn dịch tại một số cơ quan khác nhau của cơ thể. Theo cách ấy, chúng cải thiện cơ cấu hàng rào miễn dịch và/ hoặc có thể giúp cơ thể điều chỉnh lại các rối loạn của hệ miễn dịch như dị ứng hoặc viêm ruột ở cả trẻ sơ sinh và người lớn [13].

Một biện pháp giúp cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột ở người và hoạt động chuyển hoá của chúng là sử dụng một số carbohydrate có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có ích (chủ yếu là Bifidobacteria) trong đường ruột. Các carbohydrate này được gọi là “prebiotics”, là thành phần của thức ăn không tiêu hoá được, có tác dụng kích thích chọn lọc lên sự phát triển và hoạt động của các vi khuẩn có lợi cho sức khoẻ như Bifidobacteria trong đại tràng của người [14]. Trong nhóm các prebiotics, Inulin và Oligofructose (FOS) nằm trong số những “prebiotics” được sử dụng nhiều nhất, chúng là những thành phần thức ăn tự nhiên có trong các loại cây trồng (rau diếp, tỏi, lúa mì).

 

doc 188 trang dienloan 6240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng có probiotic, prebiotic đến tình trạng dinh dưỡng, miễn dịch, nhiễm khuẩn ở trẻ em 25 - 36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng có probiotic, prebiotic đến tình trạng dinh dưỡng, miễn dịch, nhiễm khuẩn ở trẻ em 25 - 36 tháng tuổi

Luận án Hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng có probiotic, prebiotic đến tình trạng dinh dưỡng, miễn dịch, nhiễm khuẩn ở trẻ em 25 - 36 tháng tuổi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
 VIỆN DINH DƯỠNG
VŨ THỊ KIM HOA 
TÊN LUẬN ÁN: 
HIỆU QUẢ CỦA SẢN PHẨM DINH DƯỠNG CÓ PROBIOTIC, PREBIOTIC ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, MIỄN DỊCH, NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM 25-36 THÁNG TUỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG
Hà Nội, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN DINH DƯỠNG
VŨ THỊ KIM HOA 
TÊN LUẬN ÁN: 
HIỆU QUẢ CỦA SẢN PHẨM DINH DƯỠNG CÓ PROBIOTIC, PREBIOTIC ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, MIỄN DỊCH, NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM 25-36 THÁNG TUỔI
CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG 
Mã số: 
 62.72.03.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh
 2. PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy
Hà Nội, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được bất kỳ tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
 Tác giả
Vũ Thị Kim Hoa
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám đốc Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, các Thầy, các cô, các anh chị đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh và Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đỗ Huy. Những người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ cảm ơn tới Ủy ban nhân xã, trạm y tế xã, 14 trường mầm non và các cộng tác viên của 4 xã Quỳnh Phú, Xuân Lai, Đại Lai, Nhân Thắng huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi cho tôi trong quá trình triển khai thu thập số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành các nội dung nghiên cứu thuận lợi.
Tôi xin cảm ơn cán bộ khoa nghiên cứu vi chất dinh dưỡng – Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tự đáy lòng tôi vô cùng xúc động và biết ơn tấm lòng ân tình của gia đình (nhất là chồng và các con tôi), bạn bè, đồng nghiệp và các bạn đã quan tâm, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FOS
: Fructo-oligosaccharid
GOS
: Galacto-oligosaccharit
GDDD
: Giáo dục dinh dưỡng
HAZ
: Z-score chiều cao theo tuổi
NCDDKN
: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
NKHH
: Nhiễm khuẩn hô hấp
OR
: Odd Ratio – Tỷ suất chênh
RR
: Relative Risk – Nguy cơ tương đối
SDD
: Suy dinh dưỡng
TTDD
: Tình trạng dinh dưỡng
T0,
: Thời điểm bắt đầu nghiên cứu
T2,5
: Thời điểm 2,5 tháng sau nghiên cứu
T5
: Thời điểm sau 5 tháng nghiên cứu
UNICEF
: United Nations Children's Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc)
WHO
: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
WAZ
: Z-score cân nặng theo tuổi
WHZ 
: Z-score cân nặng theo chiều cao 
Zn
: Kẽm
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số/ chỉ tiêu và phương pháp thu thập	49
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của sản phẩm sử dụng trong nghiên cứu	56
Bảng 2.3. Thành phần probiotic và prebiotic được bổ sung vào sản phẩm của nhóm nghiên cứu thử nghiệm	58
Bảng 3.1a. Đặc điểm của mẹ trẻ được chọn nghiên cứu, C±SD hoặc n (%)	66
Bảng 3.1b. Đặc điểm về tiền sử nuôi dưỡng trẻ, C±SD hoặc n (%)	67
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi	68
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới	68
Bảng 3.4. Đặc điểm nhân trắc của hai nhóm đối tượng khi bắt đầu can thiệp	69
Bảng 3.5. Tỷ lệ % SDD phân bố theo nhóm tuổi	70
Bảng 3.6. Đặc điểm chỉ số vi chất hai nhóm khi bắt đầu can thiệp	71
Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ bị thiếu vi chất theo nhóm tuổi	72
Bảng 3.8. Tỷ lệ trẻ bị thiếu vi chất theo giới tính	73
Bảng 3.9. Nồng độ IgA trong máuvà trong phân của hai nhóm khi bắt đầu can thiệp	74
Bảng 3.10. Nồng độ IgA trong máu và trong phân theo nhóm tuổi của hai nhóm khi bắt đầu can thiệp	74
Bảng 3.11. Thay đổi cân nặng, chiều cao trước và giữa can thiệp (T2,5)	75
Bảng 3.12. Thay đổi chỉ số Z-score trước và 2,5 tháng can thiệp (T2,5)	76
Bảng 3.13. Thay đổi tỷ lệ SDD trước và giữa can thiệp (T2,5)	77
Bảng 3.14. Thay đổi cân nặng, chiều cao sau 5 tháng can thiệp	78
Bảng 3.15. Thay đổi chỉ số Z-score (± SD) trước và sau can thiệp	79
Bảng 3.16. Ảnh hưởng can thiệp đến thay đổi giá trị Z-score giữa thời điểm/theo nhóm tuổi	80
Bảng 3.17. Tác động của can thiệp đến thay đổi giá trị Z-score giữa 2 thời điểm theo giới tính	81
Bảng 3.18. Thay đổi tỷ lệ SDD trước và sau can thiệp	82
Bảng 3.19. Thay đổi nồng độ các vi chất (± SD) trước và sau can thiệp	83
Bảng 3.20. Gia tăng nồng độ vi chất giữa 2 thời điểm (T5-T0) theo nhóm tuổi	84
Bảng 3.21. Sự gia tăng nồng độ vi chất giữa 2 thời điểm (T5-T0) theo giới tính	85
Bảng 3.22. Gia tăng (T5-T0) nồng độ Hb, retinol và Kẽm huyết thanh trên trẻ bị thiếu hoặc không thiếu vi chất khi bắt đầu can thiệp	86
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của can thiệp đến tỷ lệ thiếu vi chất	87
Bảng 3.24. Nồng độ IgA huyết thanh (± SD) trước và sau can thiệp	88
Bảng 3.25. Thay đổi IgA (mg/ml) trong huyết thanh (T5-T0) theo nhóm tuổi và theo giới	89
Bảng 3.26. Nồng độ IgA trong phân tại T0, T2,5 và T5	90
Bảng 3.27. Thay đổi IgA trong phân (T5-T0) theo nhóm tuổi và giới của các đối tượng nghiên cứu	91
Bảng 3.28. Số đợt và số ngày mắc bệnh tiêu chảy trung bình trong thời gian can thiệp	92
Bảng 3.29. So sánh số đợt mắc bệnh tiêu chảy theo trong 5 tháng	94
Bảng 3.30. Số lần, số ngày mắc bệnh NKHH / 5 tháng can thiệp	94
Bảng 3.31. Tỷ lệ mắc NKHH trên và dưới trong 5 tháng can thiệp	95
Bảng 4.1. So sánh sự cải thiện cân nặng của trẻ trong nghiên cứu này với một số nghiên cứu bổ sung vi chất khác tại Việt Nam	97
Bảng 4.2. So sánh mức tăng chiều cao của hai nhóm với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác tại Việt Nam	98
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Việt Nam 2008 - 2015	6
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo nhóm tháng tuổi	7
Biểu đồ 1.3. Số ca suy dinh dưỡng trên thế giới qua các năm	8
Biểu đồ 1.4. Phân bố vi khuẩn tại các đoạn khác nhau trong đường tiêu hóa người trưởng thành	24
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ SDD của trẻ khi bắt đầu can thiệp	70
Biểu đồ 3 2. Tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng khi bắt đầu can thiệp	72
Biểu đồ 3.3. Nồng độ IgA trong phân tại 3 thời điểm nghiên cứu	91
Biểu đồ 3.4. Diến biễn số ngày mắc bệnh tiêu chảy theo thời gian (tháng) can thiệp	93
Biểu đồ 4.1. Thay đổi lượng IgA trong phân của trẻ bú mẹ theo thời gian	115
DANH MỤC HÌNH/SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em [31]	11
Sơ đồ 1.2. Dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời [32].	14
Sơ đồ 1.3. Cơ chế và lợi ích lâm sàng của probiotic	34
Sơ đồ 2.1. Chọn mẫu, chia nhóm và diễn biến số lượng của đối tượng	47
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN	i
LỜI CẢM ƠN	ii
DANH MỤC BẢNG	iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ	vi
DANH MỤC HÌNH/SƠ ĐỒ	vi
ĐẶT VẤN ĐỀ	1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI	4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU	5
1.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam và trên thế giới	5
1.1.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam	5
1.1.2. Tình hình SDD trẻ em trên thế giới	8
1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng	10
1.1.4. Các giải pháp can thiệp phòng chống SDD trên thế giới và ở Việt Nam	15
1.2. Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam và trên thế giới	18
1.2.1. Tình hình thiếu vi chất dưỡng ở trẻ em tại Việt Nam	18
1.2.2. Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng trên thế giới	21
1.3. Cập nhật các dữ liệu về ứng dụng hệ vi khuẩn chí đường ruột, probiotics, prebiotics trong phòng chống SDD trẻ em	23
1.3.1. Hệ vi khuẩn chí đường ruột	23
1.3.2. Probiotic	27
1.3.3. Prebiotic	29
1.3.4. Synbiotic	30
1.3.5. Nghiên cứu ứng dụng probiotics, prebiotics trong phòng chống bệnh tật và cải thiện tăng trưởng trẻ em	31
1.3.6. Nghiên cứu về Prebiotic, Synbiotic với miễn dịch và tăng trưởng của trẻ	34
1.3.7. Về chủng loại, tính an toàn và liều lượng sử dụng probiotic và prebiotic	35
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	42
2.1. Đối tượng nghiên cứu	42
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn	42
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ	42
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu	42
2.1.4. Thời gian nghiên cứu	43
2.2. Thiết kế nghiên cứu	43
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu	44
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu	44
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và chia nhóm đối tượng nghiên cứu	45
2.3.3. Các biến số và chỉ số/ chỉ tiêu nghiên cứu	47
2.4. Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá các chỉ số/ chỉ tiêu	51
2.4.1. Thu thập số liệu và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ	51
2.4.2. Thu thập số liệu và đánh giá tình trạng một số vi chất	52
2.4.3. Thu thập số liệu và đánh giá tình trạng miễn dịch cơ thể bằng chỉ số IgA huyết thanh IgA trong phân và tình trạng bệnh tật	53
2.5. Chuẩn bị sản phẩm bổ sung	56
2.5.1. Thành phần của sản phẩm dinh dưỡng dùng trong nghiên cứu	56
2.5.2. Cung cấp, bảo quản, pha chế và cho trẻ uống sản phẩm hàng ngày	59
2.6. Tổ chức nghiên cứu, theo dõi và giám sát	60
2.6.1. Công tác chuẩn bị thực địa, tập huấn và tổ chức nghiên cứu	60
2.6.2. Công tác theo dõi và giám sát	61
2.7. Xử lý và phân tích số liệu	62
2.8. Đạo đức nghiên cứu	63
2.9. Các biện pháp hạn chế sai số hệ thống và khống chế nhiễu	64
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU	66
3.1. Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu tại thời điểm ban đầu	66
3.2. Hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng có bổ sung Synbiotic đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ	75
3.2.1. Hiệu quả của bổ sung đến phát triển chiều cao, cân nặng	75
3.2.2. Hiệu quả của bổ sung đối với các chỉ số Z-score sau 5 tháng can thiệp	79
3.3. Tác động của can thiệp đối với tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ	83
3.3.1. Tác động của can thiệp đến nồng Hb, Retinol, kẽm huyết thanh	83
3.3.2. Tác động của can thiệp đến thay đổi nồng độ Hemoglobin và một số vi chất theo nhóm tuổi và theo giới tính	84
3.4. Hiệu quả của sữa bổ sung Synbiotic đối với tình trạng IgA huyết thanh và IgA trong phân của trẻ	88
3.4.1. Hiệu quả của bổ sung đến nồng độ IgA huyết thanh	88
3.4.2. Sự thay đổi nồng độ IgA trong phân tại các thời điểm	90
3.5. Hiệu quả can thiệp đối với bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp	92
3.5.1. Hiệu quả can thiệp đối với bệnh tiêu chảy	92
3.5.2. Hiệu quả can thiệp đối với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp	94
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN	96
4.1. Về hiệu quả bổ sung synbiotic đến cải thiện các chỉ số nhân trắc ở trẻ	96
4.2. Hiệu quả của bổ sung đến các chỉ số vi chất dinh dưỡng của trẻ	104
4.2.1. Về nồng độ Hemoglobin và tình trạng thiếu máu	107
4.2.2. Về nồng độ kẽm huyết thanh và tỷ lệ thiếu kẽm	108
4.2.3. Về nồng độ Retinol huyết thanh và tình trạng thiếu vitamin A	109
4.3. Về hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng giàu synbiotics đến cải thiện tình trạng IgA huyết thanh và IgA trong phân của trẻ	110
4.3.1. Hiệu quả của can thiệp đến nồng độ IgA huyết thanh	110
4.3.2. Hiệu quả của can thiệp đến nồng độ IgA trong phân	113
4.4. Mức độ ảnh hưởng của sản phẩm dinh dưỡng bổ sung prebiotic và synbiotic đến nhiễm khuẩn tiêu hóa và hô hấp ở trẻ	118
4.4.1. Mức độ ảnh hưởng của sản phẩm dinh dưỡng bổ sung prebiotic và synbiotic đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa	118
4.4.2. Mức độ ảnh hưởng của sản phẩm dinh dưỡng bổ sung prebiotic và synbiotic đến các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp	122
4.5. Về các điều kiện đảm bảo tính khoa học của phương pháp nghiên cứu và một số hạn chế của luận án	125
4.6. Tóm tắt những điểm mới của luận án	127
KẾT LUẬN	128
1. Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung synbiotics có hiệu quả rõ rệt tới tăng trưởng của trẻ sau 5 tháng can thiệp	128
2. Hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng bổ sung synbiotics đến nồng độ hemoglobin, retinol, kẽm huyết thanh và các bệnh thiếu vi chất sau 5 tháng can thiệp	128
3. Hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng bổ sung synbiotics đến tình trạng miễn dich (nồng độ IgA huyết thanh, IgA trong phân, bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp) của trẻ sau 5 tháng can thiệp	129
KHUYẾN NGHỊ	130
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ	131
TÀI LIỆU THAM KHẢO	132
PHỤ LỤC 1. CÁC TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN VÀ LOẠI TRỪ	153
PHỤ LỤC 2. LẦN KHÁM 1 (T0)	154
PHỤ LỤC 3. THEO DÕI TÌNH TRẠNG BỆNH TẬT, NHÂN TRẮC, MẪU SINH PHẨM KHI BẮT ĐẦU T1, SAU 2,5 VÀ 5 THÁNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM	155
PHỤ LỤC 4. MẪU KẾT THÚC NGHIÊN CỨU	158
PHỤ LỤC 5. PHIẾU THEO DÕI UỐNG SỮA	159
PHỤ LỤC 6. PHIẾU THEO DÕI VẤN ĐỀ BẤT THƯỜNG	160
PHỤ LỤC 7. CÁC ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP/KÈM THEO/ĐỒNG THỜI	161
PHỤ LỤC 8. MẪU ĐIỀU TRA VIÊN GHI TRONG TRƯỜNG HỢP BẤT THƯỜNG NGUY HIỂM #1 (SAE)	162
PHỤ LỤC 9. PHIẾU THEO DÕI TIÊM CHỦNG	164
PHỤ LỤC 10. CUNG CẤP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU CHO ĐỐI TƯỢNG THAM GIA	165
PHỤ LỤC 11. BẢN THỎA THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU	170
PHỤ LỤC 12. DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU	171
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu dinh dưỡng ở trẻ em hay thường được gọi là suy dinh dưỡng (SDD) vẫn đang còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. SDD thường bắt đầu xuất hiện sau 4 - 5 tháng và tăng nhanh từ 6 - 24 tháng tuổi và đặc biệt là SDD tích lũy với tỷ lệ rất cao trong vòng 2 - 3 năm đầu đời (25 - 36 tháng tuổi). Nguyên nhân SDD trẻ em thường do thiếu ăn, ăn uống không hợp lý và bệnh tật. Các vi chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng (vitamin A, C, E, kẽm, sắt, selen) đã được biết đến với chức năng tham gia vào quá trình miễn dịch, vào các chức năng chuyển hóa ở mức phân tử và tế bào của hệ thống miễn dịch. Bổ sung các chất dinh dưỡng này vào khẩu phần ăn thiếu hụt làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện sức đề kháng với các bệnh nhiễm trùng [1], [2], [3].
Ngoài các vi chất dinh dưỡng, gần đây hệ vi khuẩn đường ruột cũng được nhiều nghiên cứu đề cập đến có vai trò rất quan trọng giúp duy trì sự ổn định nội môi của cơ thể và tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, trẻ suy dinh dưỡng thường kèm theo rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, tăng các đợt tiêu chảy cấp tính,cũng như các bệnh rối loạn mãn tính kéo dài và kéo theo sự thay đổi quan trọng của hệ miễn dịch tại đường tiêu hóa [4]. Giới khoa học chú ý nhiều tới khả năng của một vài loại vi khuẩn đường ruột sinh acid lactic, còn được gọi là probiotic, có tác dụng có lợi đến cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột [5], [6], [7], [8]. Trong số các vi khuẩn này phải kể đến Lactobacilli và Bifidobacteria, chúng là một phần của hệ vi khuẩn đường ruột và đã được tiêu thụ bởi con người từ các sản phẩm sữa khác nhau. Một số giống probiotics này đã được sử dụng thành công để cải thiện kết quả của các bệnh dạ dày ruột, đặc biệt là tiêu chảy [9], [10], [11], [12]. Ngoài tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn chí trong ruột, một số bằng chứng cho thấy probiotics còn có khả năng điều chỉnh hệ thống miễn dịch tại một số cơ quan khác nhau của cơ thể. Theo cách ấy, chúng cải thiện cơ cấu hàng rào miễn dịch và/ hoặc có thể giúp cơ thể điều chỉnh lại các rối loạn của hệ miễn dịch như dị ứng hoặc viêm ruột ở cả trẻ sơ sinh và người lớn [13]. 
Một biện pháp gi ...  nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D giúp phòng chống còi xương, tăng cường miễn dịch.
Do vậy đề tài “Hiệu quả của sữa có probiotic, prebiotic và DHA đến tình trạng miễn dịch, nhiễm khuẩn, dinh dưỡng của trẻ 18-36 tháng tuổi” được tiến hành với mục đích trên.
2. Nội dung hoạt động chính của đề tài là gì?
Đối tượng uống sữa: Trẻ ở độ tuổi 18-36 tháng tính đến thời điểm tháng 3/2010, trẻ sinh từ tháng 3/2007 đến tháng 9/2008 sẽ được chọn tham gia chương trình.
Số lượng và thời gian uống: trẻ được uống khoảng 400 ml sữa/ngày, chia làm 2 lần: sáng (khoảng 9h) 200 ml, chiều (trước khi trẻ về nhà) 200 ml; uống 5 ngày/1 tuần (không uống thứ 7 và chủ nhật). Trẻ được uống trong thời gian 5 tháng. Sữa được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng, được Viện Dinh Dưỡng đồng ý.
Trẻ được theo dõi cân nặng, chiều cao, tình hình mắc bệnh trong thời gian uống sữa. Trẻ được xét nghiệm máu 2 lần, xét nghiệm phân 3 lần, để đánh giá tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng như thiếu máu, thiếu vitamin A, thiếu kẽm, miễn dịch khi bắt đầu và khi kết thúc uống sữa.
Mỗi lần xét nghiệm trẻ được lấy 3 ml máu ven, không ảnh hưởng đến sức khỏe, do kỹ thuật viên lành nghề thao tác, tất cả dụng cụ vô trùng, dùng 1 lần, trẻ được bồi dưỡng bánh, kẹo, đường sữa khi xét nghiệm. 
Bố mẹ không phải trả tiền xét nghiệm; được tư vấn về kết quả xét nghiệm, hướng dẫn cách ăn uống, phòng và chữa bệnh (nếu có) trong thời gian uống sữa.
Hàng ngày gia đình thông báo tình hình sức khỏe, bệnh tật của trẻ cho cô giáo biết: trẻ bình thường hay không? Trẻ có ho hoặc sốt không, trẻ có bị tiêu chảy không? Cô giáo sẽ ghi lại các dấu hiệu của trẻ.
Trong thời gian 5 tháng được uống sữa, trẻ không cần phải uống thêm các loại thuốc bổ khác, các men tiêu hóa khác, trừ những trường hợp cần thiết phải có chỉ định của bác sỹ.
3. Mục đích của nghiên cứu: 
- Đánh giá hiệu quả của uống sữa có prebiotic và probiotic đến tình trạng miễn dịch của trẻ (các chỉ số miễn dịch).
- Đánh giá hiệu quả của bổ sung sữa có prebiotic và probiotic đến tình trạng mắc bệnh nhiễm trùng (tiêu hóa, hô hấp), táo bón, dự ứng của trẻ.
- Đánh giá hiệu quả của bổ sung sữa có prebiotic và probiotic đến các chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao), 
- Đánh giá hiệu quả của bổ sung sữa có prebiotic và probiotic lên tình trạng vitamin A, kẽm và thiếu máu của trẻ 18-36 thỏng tuổi.
4. Giới thiệu về người nghiên cứu:
	PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Phụ trách Khoa Vi chất dinh dưỡng, viện Dinh Dưỡng, đã nhiều năm công tác trong lĩnh vực vi chất dinh dưỡng, nhằm phòng và chữa các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ. 
5. Quy trình thực hiện nghiên cứu: 
- Nội dung nghiên cứu đã được HĐKH và HĐ Y đức Viện Dinh dưỡng nhất trí; có sự thống nhất với bố mẹ các cháu, y tế và chính quyền địa phương.
- Cho các cháu uống sữa trong thời gian 5 tháng, từ tháng 3/2010 đến tháng 8/2010
6. Những rủi ro có thể xảy ra khi đối tượng tham gia vào nghiên cứu: 
- Một số trẻ chưa quen mùi, vị của sản phẩm, có thể tập cho trẻ uống thử trong vài ngày. Nếu trẻ vẫn không chịu uống sữa thì loại khỏi nghiên cứu.
- Một số cháu không quen uống sữa có thể bị tiêu chảy, theo dõi trong 1-2 ngày nếu tiêu chảy tiếp tục, sẽ ngững uống sữa. Bố mẹ của trẻ cần cung cấp các thông tin về tiền sử không dung nạp sữa của trẻ cho cán bộ nghiên cứu biết.
- Dụng cụ và nước pha chế sữa cần được thực hiện theo đúng kỹ thuật tránh các vấn đề bị nhiễm khuẩn. Tập huấn kỹ cho các cô giáo tại nhà trẻ pha sữa, cộng tác viên y tế kiểm tra thường xuyên bếp ăn và công tác chuẩn bị ăn cho các cháu.
- Trong thời gian nghiên cứu trẻ có thể bị ốm, hoặc tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau. CTV phối hợp với trạm y tế xã ghi chép, chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn cách điều trị nếu cần thiết. 
- Khi lấy máu xét nghiệm có thể gây đau cho trẻ, tuy nhiên không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cháu. Đề tài mời kỹ thuật viên lấy máu thành thạo để tránh sai lệch ven, giảm đau cho trẻ. Trẻ được bồi dưỡng quà, có nước cam, chanh uống và có phương tiện cấp cứu cần thiết.
7. Những lợi ích của đối tượng khi tham gia nghiên cứu: 
- Trẻ được uống miễn phí 5 ngày/tuần một trong 2 loại sữa, trong thời gian 5 tháng nghiên cứu, trẻ được kiểm tra và theo dõi sức khỏe trong suốt thời gian nghiên cứu, nếu trong quá trình nghiên cứu trẻ bị ốm sẽ được các cán bộ y tế trợ giúp.
- Các dụng cụ pha chế sữa, cốc cho các cháu uống được công ty Nesle cung cấp đến 4 nhà trẻ.
- Các bà mẹ được cung cấp thêm kiến thức về vai trò quan trọng của việc bổ sung các chất dinh dưỡng thường bị thiếu hụt trong thời kỳ ăn bổ sung của trẻ (nhất là vùng nghèo, thức ăn bổ sung chủ yếu là gạo và ngũ cốc)
- Trẻ được xét nghiệm máu, xét nghiệm phân để đánh giá về tình trạng sức khỏe. 
- Trẻ được mua bảo hiểm sức khỏe, thân thể trong thời gian nghiên cứu.
8. Trả công cho đối tượng tham gia nghiên cứu (nếu có): 
Theo định mức quy định của nhà nước cho người được phỏng vấn, cho trẻ khi lấy máu xét nghiệm. Cho cộng tác viên (y tế, cô giáo) trong thời gian phối hợp nghiên cứu.
9. Đảm bảo sự bí mật riêng tư của đối tượng nghiªn cøu: 
Những thông tin về bệnh tật của trẻ chỉ được biết và trao đổi giữa nhà nghiên cứu và bố mẹ của trẻ, hoặc y tế xã khi cần thiết. Không được phổ biến cho người khác biết.
10. Nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu: 
- Gia đình cho trẻ đến nhà trẻ đều đặn uống sữa hàng ngày. Phản ánh trung thực những vấn đề liên quan như trẻ ngon miệng, có rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bị bệnh về hô hấp, dị ứng hay không.
- Tự nguyện cho cháu lấy máu xét nghiệm 2 lần: lần 1 khi bắt đầu nghiên cứu (3 ml); lần 2 khi kết thúc nghiên cứu (3 ml) để đánh giá tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ.
- Trẻ được lấy phân xét nghiệm 3 lần: khi bắt đầu nghiên cứu, giữa nghiên cứu (2,5 tháng) và khi kết thúc nghiên cứu. Mỗi lần 5g phân theo hướng dẫn vào dụng cụ được cung cấp.
- Bà mẹ của trẻ cần phối hợp với cán bộ nghiên cứu. Mang cháu tới khám tại trạm y tế khám trước khi bắt đầu uống sữa, 2.5 tháng và 5 tháng sau khi uống sữa khi có giấy mời của trạm y tế và nhà nghiên cứu.
11. Sự tình nguyện tham gia và rút lui ra khỏi nghiên cứu: 
Gia đình của trẻ cũng có thể lựa chọn không tham gia vào nghiên cứu và rút lui khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào.
12. Phương thức liên hệ với những người tổ chức nghiên cứu: 
Trong quá trình tham gia nghiên cứu, nếu cần thiết liên hệ trực tiếp hoặc thông qua điện thoại với cộng tác viên dinh dưỡng hoặc cán bộ phụ trách nghiên cứu trên đây (PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh, ĐT. 04-9719280/ 091 222 07 23).
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2010
 	 TM. Chủ nhiệm đề tài 
 	 Nguyễn Xuân Ninh
PHỤ LỤC 11. 
BẢN THỎA THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Tên tôi là:...........................................................
Địa chỉ: thôn	 	 Xã 	Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
Xác nhận rằng tôi đã đọc thông tin liên quan đến nghiên cứu “Hiệu quả của sữa có probiotic, prebiotic và DHA đến tình trạng miễn dịch, nhiễm khuẩn, dinh dưỡng của trẻ 18-36 tháng tuổi”,
Tôi đã hiểu về mục tiêu và phương pháp của nghiên cứu, và tôi đã nhận được những câu trả lời làm thoả mãn cho những câu hỏi của tôi.
Chữ ký dưới đây xác nhận rằng tôi đã hiểu dự án và tôi chấp nhận cho của con tôi
là ..................................................tham gia vào nghiên cứu này.
Khi tham gia, tôi cam kết:
- Cho trẻ đến nhà trẻ uống sữa đều đặn 2 lần trong ngày, trong thời gian 5 tháng, từ tháng 3 đến tháng 8/2010.
- Phản ánh trung thực những vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ khi được phỏng vấn
- Chấp nhận cho lấy máu 2 lần (mỗi lần 3ml) để xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe, cung cấp 3 lần phân của trẻ để đánh giá tình trạng tiêu hóa của trẻ.
- Tôi đã hiểu rằng con tôi có thể rút khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào và không cần đưa ra bất kỳ lý do gì.
Bắc Ninh, ngày ..............................
Phụ huynh đối tượng nghiên cứu:
(Ký và ghi rõ họ tên)
Họ tên:..............................................
Ngày tháng năm 2010
Chứng nhận của nghiên cứu viên 
 (Ký và ghi rõ họ tên) ....................................................
..................................................... .
.....................................................
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh
Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
Ký và xác nhận:
PHỤ LỤC 12.
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
TT
Họ và Tên Trẻ
1
Nguyễn Văn Đ
2
Nguyễn Văn Kh
3
Ngô Xuân S
4
Nguyễn Đăng K
5
Nguyễn Văn Kh
6
Nguyễn Thị H
7
Nguyễn Thị Quỳnh G
8
Nguyễn Bằng A
9
Nguyễn Duy Quang Nh
10
Đinh Thị H
11
Nguyễn Thị Yến Nh
12
Nguyễn Thị Mai A
13
Nguyễn Thị X
14
Nguyễn Tăng H
15
Nguyễn Thị Ng
16
Nguyễn Trà M
17
Nguyễn Thu H
18
Nguyễn Ngọc L
19
Nguyễn Văn T
20
Nguyễn Thị Minh A
21
Nguyễn Thanh H
22
Vũ Thị Bình M
23
Vũ Văn T
24
Nguyễn Tiến Th
25
Nguyễn Thị Nh
26
Hoàng Khánh H
27
Vũ Ngọc M
28
Nguyễn Thảo V
29
Nguyễn Minh Ch
30
Đinh Văn Q
31
Hoàng Thị Thu Tr
32
Nguyễn Văn M
33
Nguyễn Thùy D
34
Đặng Văn Tr
35
Vũ Thị Lan A
36
Nguyễn Xuân D
37
Vũ Thị D
38
Hoàng Thị Q
39
Nguyễn Văn D
40
Vũ Văn Chiến
41
Nguyễn Văn D
42
Đặng Minh H
43
Hoàng Văn Ph
44
Trần Danh Đ
45
Nguyễn Phúc Đ
46
Đoàn Văn H
47
Đoàn Thị Khánh B
48
Nguyễn Thị H
49
Trần Danh H
50
Nguyễn Hồng V
51
Nguyễn Thị Minh S
52
Phan Huy Ph
53
Bùi Văn Th
54
Nguyễn Thị Phương L
55
Đoàn Xuân T
56
Trần Danh Th
57
Trần Danh Đ
58
Đoàn Thị Cẩm L
59
Đoàn Thị Ph
60
Lê Thị Ngọc A
61
Lê Hữu Th
62
Phạm Thị Ngời
63
Trần Quỳnh Tr
64
Trần Thị Ngọc A
65
Trần Danh Th
66
Trần Hùng V
67
Nguyễn Thị Thu H
68
Bùi Văn M
69
Bùi Thị Th
70
Nguyễn Bá Th
71
Phạm Thị Hà L
72
Vũ Đình Tr
73
Nguyễn Văn Th
74
Nguyễn Thị L
75
Vũ Xuân Th
76
Vũ Thị Minh Th
77
Nguyễn Thị Kim Th
78
Nguyễn Văn H
79
Vũ Thị Thúy H
80
Vũ Trọng C
81
Nguyễn Văn Tuấn H
82
Nguyễn Văn H
83
Đào Việt A
84
Hoàng Thị Hồng H
85
Nguyễn Văn Ph
86
Vũ Xuân H
87
Nguyễn Văn Th
88
Nguyễn Thị H
89
Vũ Đình H
90
Vũ Trí H
91
Nguyễn Văn Tuấn Ph
92
Trần Thị U
93
Nguyễn Thị Quỳnh Tr
94
Nguyễn Anh B
95
Đặng Danh Hoàng L
96
Nguyễn Thị Quỳnh Ch
97
Nguyễn Văn Q
98
Trịnh Thị Lâm A
99
Nguyễn Thị Vân A
100
Vũ Xuân H
101
Nguyễn Thị L
102
Đặng Văn Ph
103
Nguyễn Văn H
104
Nguyễn Văn L
105
Nguyễn Văn K
106
Nguyễn Thị H
107
Nguyễn Văn H
108
Nguyễn Việt Kh
109
Nguyễn Kim H
110
Nguyễn Thị G
111
Nguyễn Thị Th
112
Nguyễn Đình Nh
113
Nguyễn Kim Th
114
Nguyễn Linh Ch
115
Trần Duy V
116
Nguyễn Thành Q
117
Nguyễn Văn Q
118
Nguyễn Thành H
119
Nguyễn Đình Hoàng A
120
Nguyễn Thị Ngọc Á
121
Nguyễn Huy H
122
Nguyễn Thị Tr
123
Nguyễn Văn T
124
Lê Thị Tuyết Ng
125
Nguyễn Đình Việt L
126
Nguyễn Văn D
127
Vũ Nhật N
128
Đinh Vũ Duy A
129
Đinh Cao C
130
Trịnh Xuân D
131
Nguyễn Phương Th
132
Trịnh Văn H
133
Nguyễn Thị Trà M
134
Đỗ Minh D
135
Nguyễn Đăng D
136
Nguyễn Văn Hải A
137
Nguyễn Thị Phương A
138
Phạm Nguyễn Phú C
139
Nguyễn Văn Th
140
Nguyễn Mai L
141
Trần Lê Quỳnh A
142
Lê Quang C
143
Trần Thị Hồng Nh
144
Vũ Gia T
145
Trần Tú U
146
Hoàng Thị Th
147
Nguyễn Thị Ng
148
Trịnh Đức Tr
149
Lê Văn Minh Á
150
Hoàng Khắc Tr
151
Vũ Tuấn A
152
Nguyễn Quốc A
153
Trịnh Văn H
154
Nguyễn Văn H
155
Trần Ngọc Nh
156
Nguyễn Sỹ B
157
Nguyễn Thị M
158
Nguyễn Thị Thúy H
159
Nguyễn Thị Thủy T
160
Nguyễn Bá S
161
Đỗ Danh Ph
162
Nguyễn Trung Đại Th
163
Nguyễn Trung H
164
Vũ Thế D
165
Nguyễn Thị Tr
166
Nguyễn Thị Tr
167
Nguyễn Thị Ng
168
Nông Văn D
169
Nguyễn Văn D
170
Nguyễn Thị Hải H
171
Trần Văn D
172
Dương Đình Th
173
Phùng Thị H
174
Nguyễn Thị Quỳnh M
175
Phùng Sỹ Q
176
Nguyễn Văn V
177
Nguyễn Thị Thanh H
178
Nguyễn Văn L
179
Phạm Văn Nh
180
Lương Đức A
181
Phùng Thị Ch
182
Phùng An D
183
Nguyễn Quang H
184
Phùng Văn Q
185
Phạm Khánh L
186
Nguyễn Thị H
187
Phạm Thị T
188
Phạm Văn H
189
Nguyễn Công K
190
Phạm Văn H
191
Phạm Thị Q
192
Nguyễn Thị Th
193
Phùng Sỹ H
194
Phạm Văn H
195
Trần Thị Khánh L
196
Phạm Văn Ph
197
Phùng Thu Tr
198
Phạm Văn D
199
Hoàng Văn Minh Đ
200
 Đào Thị Th
201
Phạm Thị U
202
Nguyễn Thị Thu H
203
Nguyễn Thị T
204
Lê Văn Quang Th
205
Lê Văn D
206
Nguyễn Thị Khánh L
207
Lê Văn H
208
Nguyễn Thị H
209
Lê Văn Tuấn A
210
Phạm Thị Huệ
211
Nguyễn Văn Đ
212
Nguyễn Sỹ Q
213
Nguyễn Thị Ng
214
Phạm Trọng Tr
215
Lê Văn V
216
Lã Thị Nh
217
Nguyễn Thị Ch
218
Lê Văn H
219
Nguyễn Thị Y
220
Phạm Thu H
221
Nguyễn Sỹ H
222
Vũ Thế S
223
Nguyễn Đắc Kh
224
Nguyễn Công Kh
225
Ngô Hoàng L
226
Nguyễn Công Ph
227
Phạm Thị H
228
Nguyễn Thị Ph
229
Nguyễn Bá L
230
Nguyễn Thị L
231
Lê Thị Ngọc Á
232
Phan Đình Đ
233
Đỗ Duy Đại Đ
234
Đỗ Văn Quốc Tr
235
Nguyễn Thị Kim Th
236
La Nguyễn Hà V
237
Nguyễn Thị Kim Ng
238
Đỗ Xuân Th
239
Vũ Thị Thanh T
240
Nguyễn Danh Hoàng Đ
241
Nguyễn Thị H
242
Nguyễn Như Hải Đ
243
Nguyễn Đức Ch
244
Nguyễn Thị Phương A
245
Đỗ Khánh L
246
Đặng Danh Trung H
247
Nguyễn Thị Khánh V
248
Trần Thanh Trung H
249
Nguyễn Đỗ Tuấn A
250
Nguyễn Thị Ngọc Á
251
Nguyễn Kim Hải A
252
Nguyễn Đức Thanh Th
253
Nguyễn Hữu Tr
254
Đỗ Văn Minh Tr
255
Nguyễn Đăng T
256
Nguyễn Bá Th
257
Lê Đăng C
258
Nguyễn Đình Q
259
Nguyễn Đăng Ph
260
Nguyễn Thùy Tr
261
Nguyễn Kim H
262
Nguyễn Kim Ph
263
Nguyễn H Ữu Hải L
264
Trần Đức H
265
Nguyễn Thị L
266
Nguyễn Khắc K
267
Nguyễn Danh C
268
Nguyễn Viết H
269
Đặng Thị H
270
Bùi Thị Hà Ph
271
Trần Thế Hải S
272
Nguyễn Thị Vân A
273
Nguyễn Viết H
274
Trần Đức T
275
Nguyễn Viết Hải A
276
Vương Hoàng A
277
Bùi Thị Khánh L
278
Nguyễn Văn T
279
Nguyễn Xuân H
280
Phan Đình Đ
281
Nguyễn Xuân Tuấn H
282
Nguyễn Sỹ Anh T
283
Bùi Tuấn A
284
Đoàn Minh Th
285
Đoàn Thị Hồng L
286
Đoàn Trắc Tuấn A
287
Đoàn Thị Ngân H
288
Nguyễn Thị Y
289
Nguyễn Đức Việt A
290
Bạch Thị D
291
Cát Thanh H
292
Cát Văn L
293
Đoàn Thị Nh
294
Nguyễn Công Kh
295
Đoàn Thị H
296
Lê Thị Th
297
Đoàn Thị L
298
Đoàn Việt A
299
Đoàn Thị D
300
Đoàn Trắc A
301
Đoàn Thị Ng
302
Đoàn Trắc H
303
Lê Tuán A
304
Phan Đình Đ
305
Đoàn Trắc T
306
Nguyễn Sỹ Th
307
Bạch Thi T
308
Bạch Thị Y
309
Đoàn Thị Huyên Tr
310
Lê Văn C
311
Lê Văn M
312
Đặng Thị H
313
Bùi Thế Kh
314
Đoàn Thị Ch
315
Vũ Đình Th
316
Bùi Thế H
317
Nguyễn Văn Tr
318
Bùi Thế Hà G
319
Đào Duy Thanh D
320
Đào Thị Ngọc A
321
Bùi Thị Vân A
322
Đào Thị Thu Ph
323
Đào Duy A
324
Đào Duy T
325
Bùi Thị Thảo M
326
Trần Xuân Ph
327
Đào Duy C
328
Nguyễn Thị Phương Th
329
Nguyễn Ngọc Tr
330
Vũ Tiến A
331
Bùi Thế T
332
Đinh Thị Quỳnh H
333
Nguyễn Đăng T
334
Nguyễn Hoàng L

File đính kèm:

  • docluan_an_hieu_qua_cua_san_pham_dinh_duong_co_probiotic_prebio.doc