Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến khả năng nhân giống bằng vảy củ hoa lily belladonna tại miền bắc Việt Nam

Lily (Lilium spp) là một trong các loại hoa đƣợc ƣa chuộng và có giá trị

kinh tế cao cả trên thế giới và ở Việt Nam. Từ năm 2007 trở lại đây, với những

kết quả nghiên cứu về tuyển chọn giống, quy trình canh tác của các nhà khoa

học, hoa lily đã đƣợc trồng ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung và có thể

nói lily đang trở thành loại hoa không thể thiếu đƣợc trong cơ cấu sản xuất hoa

vụ Đông ở khu vực phía Bắc.

Tuy nhiên việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoa lily vẫn phụ thuộc trực tiếp

hoặc gián tiếp vào nƣớc ngoài nhất là khâu giống. Mỗi năm nƣớc ta phải nhập

hàng chục triệu củ giống hoa lily từ Hà Lan, Pháp, Chi Lê, New Zealand. để

cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc (Đặng Văn Đông và cs., 2010). Giá thành củ

giống lily nhập nội cao từ 11.000 - 19.000 đồng/củ tùy từng giống, luôn phải phụ

thuộc, không chủ động khâu giống do vậy hiệu quả sản xuất hoa lily chƣa thực sự

nhƣ mong muốn. Nếu quyết định đƣợc khâu giống sẽ chủ động cung cấp giống

cho sản xuất từ đó sẽ hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngƣời

trồng hoa lily.

Trong các giống hoa lily đƣợc trồng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, giống

Belladonna có nhiều ƣu điểm nổi trội, hoa màu vàng, hƣơng thơm dịu, cánh hoa

dày, lá to, các hoa bố trí hợp lý trên cành, chiều cao cây từ 85 - 100 cm vừa thích

hợp cho cắt cành và có thể trồng chậu, đáp ứng đƣợc thị hiếu ngƣời tiêu dùng.

Đặc biệt giống Belladonna có khả năng sinh trƣởng, phát triển khỏe, thích hợp

trồng ở nhiều thời vụ và nhiều vùng sinh thái khác nhau ở các tỉnh phía Bắc Việt

Nam, nên đƣợc nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân sử dụng là giống

chủ đạo trong cơ cấu sản xuất (Lê Thu Hƣơng và cs., 2011). Giống Belladonna

đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống sản xuất thử

(Quyết định số 233/QĐ- TT-CLT ngày 13/5/2011 của Cục trồng trọt - Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn) và cho phép mở rộng diện tích sản xuất. Trong

bối cảnh đó, để đáp ứng nhu cầu của sản xuất, đòi hỏi cần có một lƣợng củ giống

lớn để mở rộng diện tích, quy mô sản xuất. Muốn vậy, chúng ta phải chủ động

sản xuất đƣợc củ giống trong nƣớc thì mới đáp ứng đƣợc nhu cầu đó.

pdf 166 trang dienloan 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến khả năng nhân giống bằng vảy củ hoa lily belladonna tại miền bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến khả năng nhân giống bằng vảy củ hoa lily belladonna tại miền bắc Việt Nam

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến khả năng nhân giống bằng vảy củ hoa lily belladonna tại miền bắc Việt Nam
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
NGUYỄN VĂN TỈNH 
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ 
NÔNG SINH HỌC ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG 
BẰNG VẢY CỦ HOA LILY BELLADONNA 
TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM 
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
NGUYỄN VĂN TỈNH 
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ 
NÔNG SINH HỌC ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG 
BẰNG VẢY CỦ HOA LILY BELLADONNA 
TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM 
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG 
MÃ SỐ: 62 62 01 10 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 
1. GS. TS. HOÀNG MINH TẤN 
2. PGS. TS. ĐẶNG VĂN ĐÔNG 
HÀ NỘI, NĂM 2016
 i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên 
cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng để bảo vệ ở bất 
kỳ học vị nào. 
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm 
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. 
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 
Tác giả 
 Nguyễn Văn Tỉnh 
 ii 
LỜI CẢM ƠN 
 Luận án này đƣợc thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết 
ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Hoàng Minh Tấn và PGS.TS. Đặng Văn Đông là những 
ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hƣớng giúp tôi trƣởng thành 
trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện luận án. 
Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô giáo Bộ 
môn Sinh lý thực vật - Khoa Nông học, Viện Sinh học Nông nghiệp, Ban Quản lý đào 
tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, 
nghiên cứu và hoàn thành luận án này. 
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận đƣợc sự hỗ trợ và giúp 
đỡ tận tình từ lãnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển 
Hoa - Cây cảnh, Công ty Cổ phần Cao Nguyên - Mộc Châu, Sơn La và đồng nghiệp đã 
tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn 
thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn. 
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, gia đình và ngƣời thân đã luôn 
kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và 
hoàn thành luận án. 
 Hà Nội, ngày tháng năm 2016 
Tác giả 
Nguyễn Văn Tỉnh 
 iii 
MỤC LỤC 
Lời cam đoan i 
Lời cảm ơn ii 
Mục lục iii 
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi 
Danh mục các bảng vii 
Danh mục các hình x 
Trích yếu luận án xi 
Summary of the thesis xiv 
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 
1.1 Đặt vấn đề 1 
1.2 Mục tiêu 2 
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 
1.4 Những đóng góp mới của luận án 3 
1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 
2.1 Khái quát về cây hoa lily 5 
2.1.1 Giới thiệu về cây hoa lily 5 
2.1.2 Nguồn gốc cây hoa lily 5 
2.1.3 Phân loại cây hoa lily 6 
2.1.4 Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của hoa lily 8 
2.2 Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam 10 
2.2.1 Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới 10 
2.2.2 Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam 13 
2.3 Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới và Việt Nam 15 
2.3.1 Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới 15 
2.3.2 Tình hình nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam 29 
PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài 35 
3.2 Vật liệu nghiên cứu 36 
3.3 Nội dung nghiên cứu 36 
 iv 
3.3.1 Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố đến sự hình thành củ nhỏ từ giâm 
vảy củ hoa lily Belladonna 36 
3.3.2 Nghiên cứu ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp và mật độ trồng đến sự hình 
thành củ nhỡ từ củ nhỏ 37 
3.3.3 Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sự hình 
thành củ thƣơng phẩm từ củ nhỡ 37 
3.3.4 Đánh giá chất lƣợng củ giống thƣơng phẩm, khả năng sinh trƣởng, phát 
triển và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất giống Belladonna bằng giâm vảy 
củ tại miền Bắc Việt Nam 37 
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 37 
3.4.1 Bố trí thí nghiệm 37 
3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp xác định 44 
3.4.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu 48 
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50 
4.1 Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố đến sự hình thành củ nhỏ từ giâm 
vảy củ hoa lily Belladonna 50 
4.1.1 Ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ dùng để tách vảy đến sự hình thành củ nhỏ 50 
4.1.2 Ảnh hƣởng của giá thể giâm vảy đến sự hình thành củ nhỏ 56 
4.1.3 Ảnh hƣởng của thời vụ giâm vảy đến sự hình thành củ nhỏ 59 
4.2 Nghiên cứu ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp và mật độ trồng đến sự hình 
thành củ nhỡ từ củ nhỏ 64 
4.2.1 Ảnh hƣởng của các mức nhiệt độ thấp xử lý cho củ nhỏ đến sự nảy mầm 
giống lily Belladonna 64 
4.2.2 Ảnh hƣởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến sự mọc mầm, khả năng 
sinh trƣởng, hàm lƣợng tinh bột và đƣờng của củ nhỏ 66 
4.2.3 Ảnh hƣởng của mật độ trồng củ nhỏ đến sự hình thành củ nhỡ 71 
4.3 Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sự hình 
thành củ thƣơng phẩm từ củ nhỡ 74 
4.3.1 Ảnh hƣởng của mật độ trồng củ nhỡ đến sự hình thành củ thƣơng phẩm 74 
4.3.2 Ảnh hƣởng của vùng sinh thái đến sự hình thành và phát triển củ lily thƣơng 
phẩm đƣợc trồng từ củ nhỡ nhân bằng phƣơng pháp giâm vảy 76 
4.3.3 Ảnh hƣởng của thời điểm ngắt nụ tới sự sinh trƣởng, biến đổi hàm lƣợng 
tinh bột và đƣờng của củ giống lily thƣơng phẩm 79 
 v 
4.4 Đánh giá chất lƣợng củ giống thƣơng phẩm, khả năng sinh trƣởng, phát 
triển, ra hoa và hiệu quả kinh tế của giống lily Belladonna trồng từ củ giống 
sản xuất bằng phƣơng pháp giâm vảy củ tại miền Bắc Việt Nam 85 
4.4.1 Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp đến sự sinh trƣởng, phát triển và biến đổi 
chất dự trữ của củ giống lily thƣơng phẩm 85 
4.4.2 Đánh giá chất lƣợng củ giống thƣơng phẩm, khả năng sinh trƣởng và ra hoa 
của củ giống sản xuất trong nƣớc bằng phƣơng pháp giâm vảy củ 94 
4.4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất củ giống hoa lily Belladonna 
bằng phƣơng pháp giâm vảy ở Việt Nam 99 
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 105 
5.1 Kết luận 105 
5.2 Đề nghị 106 
Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 107 
Tài liệu tham khảo 108 
Phụ lục 116 
 vi 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 
2,4D 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid 
A Asiatic Hybrids 
BA Benzyladenin 
cs. Cộng sự 
CT Công thức 
CV (%) Độ biến động 
Đ/C Đối chứng 
ĐK Đƣờng kính 
GA Gibberelin 
GA3 Acid Gibberellic 
IAA Indole acetic acid 
IBA Indole butyric acid 
KT Kích thƣớc 
L Longiflorum Hybrids 
LA Longgiflorum/Asiatic Hybrids 
LO Longiflorum/ Oriental Hybrids 
LSD0,05 Sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05 
MS Murashige and Skoog 
NAA Naphtyl acetic acid 
O Oriental Hybrids 
OA Oriental/Asiatic Hybrids 
OT Oriental/Trumpet Hybrids 
RAPD Random Amplified Polymorphic DNA 
TA Trumpet/Asiatic Hybrids 
 vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
STT Tên bảng Trang 
2.1 Diện tích sản xuất hoa lily ở miền Bắc Việt Nam qua một số năm 13 
2.2 Nhiệt độ thấp (50C) ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển của lily 28 
4.1 Ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ dùng để tách vảy đến chất lƣợng vảy giâm 
tại Mộc Châu năm 2011 50 
4.2 Ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ dùng để tách vảy đến sự hình thành callus 
và hình thành củ nhỏ tại Mộc Châu năm 2011 51 
4.3 Ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ dùng để tách vảy đến sự phát sinh và sinh 
trƣởng của lá củ nhỏ tại Mộc Châu năm 2011 52 
4.4 Ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ đến năng suất, chất lƣợng củ nhỏ khi thu 
hoạch (sau giâm 200 ngày) tại Mộc Châu năm 2011 54 
4.5 Ảnh hƣởng của giá thể giâm vảy đến sự phát sinh hình thái ban đầu và chất 
lƣợng của vảy sau giâm tại Mộc Châu năm 2011 56 
4.6 Ảnh hƣởng của giá thể giâm vảy đến năng suất và chất lƣợng củ nhỏ thu 
hoạch (sau giâm 200 ngày) tại Mộc Châu năm 2011 58 
4.7 Ảnh hƣởng của thời vụ giâm vảy đến sự hình thành, phát sinh hình thái ban 
đầu và sự tồn tại của vảy củ lily tại Mộc Châu 59 
4.8 Ảnh hƣởng của thời vụ giâm vảy đến thời gian thu hoạch, hệ số nhân và 
chất lƣợng củ nhỏ thu hoạch tại Mộc Châu 61 
4.9 Hàm lƣợng nƣớc trong vảy và rễ ở củ lily Belladonna đƣợc xử lý nhiệt độ 
thấp tại Gia Lâm năm 2012 65 
4.10 Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp đến tỷ lệ mọc mầm của củ nhỏ tại Mộc 
Châu năm 2012 (sau 15 ngày trồng) 66 
4.11 Ảnh hƣởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến hàm lƣợng tinh bột của củ 
nhỏ tại Gia Lâm năm 2012 67 
4.12 Ảnh hƣởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến hàm lƣợng đƣờng hòa tan 
của củ giống tại Gia Lâm năm 2012 68 
4.13 Ảnh hƣởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến hàm lƣợng đƣờng 
saccharose tại Gia Lâm năm 2012 69 
 viii 
4.14 Ảnh hƣởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến khả năng mọc mầm của củ 
nhỏ, thời gian thu hoạch củ nhỡ tại Mộc Châu năm 2012 69 
4.15 Ảnh hƣởng của mật độ trồng củ nhỡ đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá 
của cây tại Mộc Châu năm 2012 72 
4.16 Ảnh hƣởng của mật độ trồng củ nhỏ đến chiều cao cây, đƣờng kính thân, 
chu vi củ và thời gian thu hoạch củ nhỡ tại Mộc Châu năm 2012 73 
4.17 Ảnh hƣởng của mật độ trồng củ nhỡ đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá 
của cây tại Mộc Châu năm 2013 75 
4.18 Ảnh hƣởng của mật độ trồng củ nhỡ đến chiều cao cây, đƣờng kính thân và 
chu vi củ thƣơng phẩm tại Mộc Châu năm 2013 75 
4.19 Ảnh hƣởng của vùng sinh thái đến thời gian qua các giai đoạn sinh trƣởng, 
phát triển của cây (ngày trồng 1/3/2013) 77 
4.20 Ảnh hƣởng của các vùng sinh thái đến chu vi, khối lƣợng và hàm lƣợng 
nƣớc của củ qua các giai đoạn sinh trƣởng (ngày trồng 1/3/2013) 78 
4.21 Ảnh hƣởng của thời điểm ngắt nụ đến chu vi của củ lily tại các giai đoạn 
sinh trƣởng khi trồng tại Mộc Châu năm 2013 80 
4.22 Ảnh hƣởng của thời điểm ngắt nụ đến khối lƣợng của củ lily tại các giai 
đoạn sinh trƣởng khi trồng tại Mộc Châu năm 2013 80 
4.23 Ảnh hƣởng của thời điểm ngắt nụ đến hàm lƣợng tinh bột tầng vẩy ngoài 
của củ lily trồng tại Mộc Châu năm 2013 82 
4.24 Ảnh hƣởng của thời điểm ngắt nụ đến hàm lƣợng tinh bột tầng vảy trong 
của củ lily trồng tại Mộc Châu năm 2013 82 
4.25 Ảnh hƣởng của thời điểm ngắt nụ đến hàm lƣợng đƣờng hòa tan tầng vảy 
ngoài của củ lily trồng tại Mộc Châu năm 2013 84 
4.26 Ảnh hƣởng của thời điểm ngắt nụ đến hàm lƣợng đƣờng hòa tan tầng vảy 
trong của củ lily trồng tại Mộc Châu năm 2013 84 
4.27 Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp đến tỷ lệ mọc mầm của củ thƣơng phẩm 
tại Mộc Châu năm 2013 (sau 15 ngày trồng) 87 
4.28 Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp đến tổng thời gian sinh trƣởng của lily 
tại Mộc Châu năm 2013 88 
4.29 Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp đến hàm lƣợng nƣớc trong vảy và rễ củ 
tại Mộc Châu năm 2013 89 
 ix 
4.30 Hàm lƣợng tinh bột ở tầng vảy ngoài của củ giống khi xử lý ở các nhiệt độ 
khác nhau tại Mộc Châu năm 2013 90 
4.31 Hàm lƣợng tinh bột ở tầng vảy trong của củ giống khi xử lý ở các nhiệt độ 
khác nhau tại Mộc Châu năm 2013 91 
4.32 Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp đến hàm lƣợng đƣờng saccharose ở tầng 
vảy ngoài của củ giống tại Gia Lâm năm 2013 93 
4.33 Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp đến hàm lƣợng đƣờng saccharose ở tầng 
vảy trong của củ giống tại Gia Lâm năm 2013 93 
4.34 Đánh giá về hình thái củ giống sản xuất trong nƣớc với củ giống nhập khẩu 
năm 2013 94 
4.35 Đánh giá hàm lƣợng chất dự trữ của củ giống sản xuất trong nƣớc với củ 
giống nhập khẩu năm 2013 95 
4.36 Đánh giá tình hình sinh trƣởng của củ giống lily sản xuất trong nƣớc với củ 
giống nhập vụ Đông năm 2013 tại Mộc Châu và Gia Lâm 95 
4.37 Đánh giá tình hình bệnh hại, tỷ lệ cây thu hoạch và độ đồng đều thu hoạch 
của củ giống lily sản xuất trong nƣớc với củ giống nhập vụ Đông năm 2013 
tại Mộc Châu và Gia Lâm 98 
4.38 Chất lƣợng hoa lily của củ giống lily sản xuất trong nƣớc và củ giống nhập 
năm 2013 tại Mộc Châu và Gia Lâm 99 
4.39 Chi phí sản xuất củ giống lily bằng phƣơng pháp giâm vảy 102 
 x 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
STT Tên hình Trang 
2.1 Phân bố của chi Lilium trên thế giới (vùng màu đỏ) 6 
3.1 Giống hoa lily Belladonna 35 
4.1 Ảnh thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ dùng để tách 
vảy đến sự hình thành lá của củ nhỏ tại Mộc Châu năm 2011 53 
4.2 Sự hình thành củ nhỏ ở các công thức kích thƣớc củ mẹ dùng để tách vảy 
tại Mộc Châu năm 2011 54 
4.3 Ảnh thí nghiệm sau 60 ngày giâm vảy trên các giá thể khác nhau tại Mộc 
Châu năm 2011 57 
4.4 Ảnh sản xuất đại trà củ giống Belladonna bằng phƣơng pháp giâm vảy vụ 
Thu năm 2012 tại Mộc Châu (Sơn La) 63 
4.5 Động thái tăng trƣởng chiều dài mầm khi xử lý củ nhỏ ở các mức nhiệt độ 
thấp khác nhau tại Gia Lâm năm 2012 64 
4.6 Ảnh củ nhỏ đã qua xử lý nhiệt độ thấp 50 ngày ở nhiệt độ 50C sau trồng 30 
ngày tại Mộc Châu, Sơn La năm 2012 71 
4.7 Ảnh hƣởng của thời điểm ngắt nụ đến sự sinh trƣởng của cây 81 
4.8 Động thái tăng trƣởng chiều dài mầm khi xử lý củ thƣơng phẩm ở các nhiệt 
độ thấp khác nhau tại Gia Lâm năm 2013 85 
4.9 Chiều dài mầm củ lily thƣơng phẩm khi xử lý phá ngủ ở 20C 86 
4.10 Củ lily thƣơng phẩm đủ tiêu chuẩn trồng lấy hoa sau khi xử lý phá ngủ ở 
20C, thời gian 49 ngày 86 
4.11 Động thái hàm lƣợng đƣờng hoa tan ở tầng vảy ngoài của củ giống xử lý ở 
các nhiệt độ khác nhau tại Gia Lâm 92 
4.12 Động thái hàm lƣợng đƣờng hoa tan ở tầng vảy trong của củ giống xử lý ở 
các nhiệt độ khác nhau tại Gia Lâm 92 
4.13 Thí nghiệm đánh giá sự sinh trƣởng của củ giống sản xuất trong nƣớc so 
với củ nhập khẩu của Hà Lan 96 
4.14 Sơ đồ về quá trình nhân giống hoa lily bằng phƣơng pháp giâm vảy 100 
4.15 Kích thƣớc củ giống lily ở các giai đoạn nhân giống bằng phƣơng pháp 
giâm vảy 101 
 xi 
 TRÍCH YẾU LUẬN ÁN 
Tên tác giả: Nguyễn Văn Tỉnh 
Tên Luận án: Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố nông sinh học đến khả 
năng nhân giống bằng vảy củ hoa lily Belladonna tại miền Bắc Việt Nam 
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62 62 01 10 
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
Mục tiêu nghiên cứu 
Lily là một trong các loại hoa đƣợc ƣa chuộng và có giá trị kinh tế cao 
nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay toàn bộ củ giống lily cung cấp cho sản xuất 
hoàn toàn phải nhập khẩu với giá thành cao và không chủ động trong sản xuất 
nên hiệu quả kinh tế chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Nghiên cứu về nhân giống 
lily ở Việt Nam còn rất hạn chế, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có 
hệ thống biện pháp nhân giống vô tính để sản xuất củ giống lily thƣơng phẩm. 
Chính vì thế luận án đã đƣợc lựa chọn để giải quyết khó khăn, tồn tại trên. 
 Nghiên cứu này đƣợc tiến hành trên giống lily Belladonna với các mục tiêu: (i) 
Nghiên cứu ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ dùng để tách vảy đến khả năng 
nhân giống bằng vảy củ lily Belladonna; (ii) Nghiên cứu ảnh hƣởng của xử lý 
nhiệt độ thấp cho củ giống đến sự nảy mầm, sự biến đổi tinh bột và đƣờng, sự 
sinh trƣởng và ra hoa của lily Belladonna; (iii) Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số 
biện pháp kỹ thuật (vùng khí hậu, thời vụ, giá thể, mật độ, biện pháp ngắt nụ...) 
đến khả năng nhân giống lily Belladonna bằng vảy củ tại Việt Nam; (iv) Đánh 
giá chất lƣợng củ giống, khả năng sinh trƣởng và ra hoa cũng ...  95-100 ngày (giống 
đƣợc công nhận chính thức 5/2009) 
+ Giống Acpulco (16/18, 18/20): Cao 95-110cm, có 4-7 hoa, hoa hồng đậm 
có đốm chấm đỏ, lá to, thời gian sinh trƣởng 95-100 ngày (giống đƣợc công nhận 
tạm thời 5/2006) 
+ Giống Tiber (16/18, 18/20): Cao 80-100cm, có 4-6 hoa, hoa hồng nhạt, lá 
nhỏ, thời gian sinh trƣởng 85-100 ngày (giống đƣợc công nhận tạm thời 5/2006) 
+ Giống Belladonna (16/18, 18/20): Cao 85-100cm, có 3-5 hoa, hoa màu 
vàng, lá to, thời gian sinh trƣởng 75-95 ngày. 
+ Giống Concador (16/18, 18/20): Cao 85 -90 cm, có 4 -7 hoa, hoa màu 
vàng, lá to, thời gian sinh trƣởng 82 -88 ngày. 
+ Giống Curly (16/18): Cao 70-85cm, có 3-5 hoa, hoa màu hồng đậm, lá 
thuôn nhọn, thời gian sinh trƣởng 75-90 ngày. 
- Dòng lily không thơm: 
+ Giống Goden Tycoon (16/18): Cao 60-90cm, có 3-5 hoa, hoa màu vàng 
cam, lá to, thời gian sinh trƣởng 65-70 ngày. 
+ Giống Freya (14/16): Cao 60-90cm, có 3-4 hoa, hoa màu vàng chanh, lá 
to, thời gian sinh trƣởng 65-70 ngày. 
II. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC 
1. Thời vụ trồng 
- Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Trung trồng chủ yếu 2 vụ 
chính: vụ Thu Đông T9 - T10 để thu hoạch vào dịp Tết, vụ Đông Xuân T10 - 
T12 để thu hoạch vào dịp 8/3. Đối với một số vùng nhƣ Mộc Châu, Mƣờng La 
(Sơn La) và các vùng có điều kiện khí hậu tƣơng tự có thể trồng để thu hoạch 
quanh năm. 
 Căn cứ vào thời gian sinh trƣởng của từng giống lily và điều kiện khí hậu 
của vùng trồng để chọn thời điểm trồng cho phù hợp. 
 Ví dụ đối với giống Sorbonne, để thu hoa vào dịp tết thì thời điểm trồng 
thích hợp là: 
 - Vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Bắc Ninh): 20/9-27/9 (âm lịch). 
 - Vùng miền núi phía Bắc (Mộc Châu, Sa Pa, Bắc Cạn): 5/9-12/9 (âm 
lịch). 
 - Vùng miền Trung (từ Thanh Hóa trở vào Huế): 25/9-2/10 (âm lịch). 
 143 
2. Chuẩn bị nhà che 
 Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng lily trong 
nhà có mái che mƣa, che giảm ánh sáng: có thể dùng nhà lƣới hiện đại, nhà lƣới 
đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác. 
3. Chuẩn bị đất/giá thể trồng lily 
Yêu cầu chung của đất/giá thể trồng lily: 
 + Tơi xốp, thoát nƣớc tốt, không chứa mầm bệnh hại. 
 + Độ dẫn điện dung dịch đất: EC=0,5-0,8mS/cm. 
 + pH: Đối với nhóm lily thơm pH=5,5-6,5; Đối với nhóm lily không thơm 
pH=6,0-7,0. 
a, Đất trồng lily (trƣờng hợp trồng trên luống): 
 Tốt nhất là nên trồng trên chân đất luân canh với lúa nƣớc hoặc cây ngũ 
cốc, không trồng trên chân đất vụ trƣớc trồng cây cùng họ (hành, tỏi...) hoặc trên 
chân đất vụ trƣớc trồng loại cây bón nhiều phân, phun nhiều thuốc phòng trừ sâu 
bệnh (hoa đồng tiền, hoa cúc, rau màu...). Nếu trồng ở vùng đất bị nhiễm mặn 
cần trồng trên chậu có giá thể. 
 * Làm đất/lên luống: 
 - Làm đất: 
 + Đất đƣợc cày bừa tơi, phẳng, sạch cỏ rác. 
 + Khử trùng đất: Dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 – 1/100 lần; 
hoặc dùng Viben C 50BTN pha theo tỷ lệ 1/400 lần, phun vào đất với lƣợng 
250lít/ha. Sau đó dùng nilon phủ kín mặt đất 5-7 ngày, phơi đất 10-15 ngày trồng 
là đƣợc. Nếu không có điều kiện khử trùng nhƣ trên thì ngâm đất bằng nƣớc 
không bị ô nhiễm (thời gian ngâm đất từ 24-48h và tháo sạch nƣớc đi). 
 + Bón lót: Có thể bón lót bằng phân chuồng hoai mục: 0,5m3/100m2, trộn 
đều phân với đất trƣớc khi trồng. 
 - Lên luống: Mặt luống rộng 1,0-1,2m; cao 25-30cm, rãnh luống 30-35cm. 
b, Giá thể trồng lily (trƣờng hợp trồng trong chậu) 
- Giá thể tốt nhất trồng lily là: Đất: xơ dừa (mùn cƣa gỗ tạp): phân chuồng 
(hoai mục) với tỷ lệ 2:2:1 (về thể tích). 
 - Trƣớc khi trồng, giá thể phải đƣợc xử lý tiêu độc. Dùng Foocmalin 40% 
pha theo tỷ lệ 1/80 – 1/100 lần; hoặc dùng Viben C 50BTN pha theo tỷ lệ 1/400 
lần, phun hoặc tƣới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 3- 5 ngày, sau 1-2 ngày 
là trồng đƣợc. 
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 
4.1. Chọn củ giống 
 Kích cỡ củ giống đem trồng: có chu vi là 14/16 cm, 16/18cm, 18/20cm 
hoặc >20cm. Củ có kích cỡ càng lớn thì càng nhiều hoa nhƣng dễ bị bệnh cháy 
lá. 
Ví dụ: đối với giống Sorbonne: 
+ Củ 14/16: cây cao 60-70cm, ít hoa (2-3 hoa/cây), không bị cháy lá 
+ Củ 16/18: cây cao 80-90cm, ít hoa (3-5 hoa/cây), không bị cháy lá 
+ Củ 18/20: cây cao 90-100, nhiều hoa (5-7 hoa/cây), ít bị cháy lá 
+ Củ > 20cm: cây cao 100-110, nhiều hoa (6-9 hoa/cây), cháy lá nhiều 
 144 
4.2. Kỹ thuật trồng 
a, Xử lý nấm bệnh củ giống trước khi trồng 
 - Dùng Daconil 75WP hoặc Rhidomil Gold 68%WP (pha tỷ lệ 20-25g/10 
lít nƣớc), ngâm củ 8-10 phút, sau đó vớt củ, để ráo rồi đem trồng. 
 - Ngoài ra, có thể áp dụng phƣơng pháp xử lý mát củ giống trƣớc khi 
trồng bằng cách: xếp củ lần lƣợt ra khay nhựa có phủ giá thể (có sẵn trong khay 
củ nhập về hoặc xơ dừa), tƣới ẩm, để vào kho lạnh (10o-12oC) trong 15 ngày giúp 
cây sinh trƣởng, phát triển thuận lợi, giảm hiện tƣợng cháy lá. 
b, Kỹ thuật trồng 
 * Đối với trồng đất: 
 - Lên luống: mặt luống rộng 1m rạch 5 hàng; rộng 1,2m rạch 6 hàng; rãnh 
sâu 10-12cm. 
 - Mật độ trồng: căn cứ vào kích cỡ củ. Ví dụ giống Sorbonne (18/20cm) 
trồng 25 củ/m2 (khoảng cách 20 x 20cm). 
- Trồng xong lấp đất dày 8-10cm, tƣới đẫm nƣớc (cho nƣớc ngấm cả phần 
củ). 
 * Đối với trồng chậu 
 - Dùng chậu nhựa hoặc chậu sứ có kích thƣớc, kiểu dáng khác nhau. Chậu 
có đƣờng kính 26cm trồng 3 củ/chậu; đƣờng kính 35cm trồng 5 củ/chậu; chiều 
cao chậu tối thiểu là 30cm. 
 - Cách trồng: 
 + Cho giá thể vào chậu (dày tối thiểu 5cm), đặt mầm củ quay ra phía 
ngoài thành chậu để khi cây mọc lên sẽ thẳng và phân bố đều trên mặt chậu, sau 
đó phủ giá thể dày 8-10cm (tính từ đỉnh củ). Khi trồng xong phải tƣới nƣớc đảm 
bảo độ ẩm cho củ và giá thể. 
 + Xếp chậu với chậu cách nhau 10-15cm (tính từ mép chậu). 
4.3. Kiểm tra cây sau trồng 
 - Sau trồng 10-12 ngày, bới đất ở phần gốc của một số cây để kiểm tra sự 
phát triển của rễ. Nếu thấy rễ trắng, ra đều xung quanh gốc là cây sinh trƣởng 
bình thƣờng; ngƣợc lại cần phải xem xét tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp 
khắc phục ngay lập tức (lúc này cần có sự tư vấn của các nhà khoa học). 
 - Đối với trồng chậu, nên kiểm tra để bổ sung giá thể nếu thấy rễ thân bị 
nhô lên khỏi mặt giá thể. 
4.4. Kỹ thuật tưới nước 
 - Luôn phải giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng. 
 - Tƣới cây ở phần gốc, tránh làm lá và nụ bị ƣớt. 
 - Nên sử dụng hệ thống tƣới nhỏ giọt cho lily với chế độ tƣới 30 
phút/ngày. 
 - Kinh nghiệm kiểm tra lƣợng nƣớc tƣới vừa đủ: Bóp chặt 1 nắm đất sau 
khi tƣới, không thấy nƣớc rỉ ra ngoài tay, đất nắm thành cục, khi gõ nhẹ vào nắm 
đất sẽ bị vỡ ra. 
4.5. Che phủ sau trồng 
 - Che phủ mặt luống: sau khi trồng xong dùng trấu hoặc rơm dạ phủ lên 
mặt luống. 
 145 
 - Che lƣới đen: dùng 2 lớp lƣới đen che cách mặt luống (chậu) từ 2,0-
2,5m. Sau 15-20 ngày bỏ 1 lớp lƣới đen ra. Khi cây bắt đầu xuất hiện nụ thì kéo 
lớp lƣới đen còn lại ra. Những ngày nắng nóng thì che lƣới đen lại. 
4.6. Kỹ thuật bón phân 
 - Sau trồng 3 tuần (cây lily cao 15-20cm) tiến hành bón phân thúc. 
 + Loại phân bón thúc chính thƣờng dùng là NPK Đầu trâu (13-13-
13+TE), ở mỗi giai đoạn sinh trƣởng của cây có bổ sung thêm phân đạm, lân, 
kali khác nhau, nên hòa phân với nƣớc để tƣới. 
 - Lần 1: sau trồng 3 tuần: dùng NPK Đầu trâu (13-13-13+TE) lƣợng dùng 
2kg/100m
2
. 
 - Lần 2: bón sau lần 1 từ 7-10 ngày. Lƣợng bón cho 100m2: 0,2kg đạm Urê + 
3kg NPK Đầu Trâu. 
 - Lần 3: khi cây sắp xuất hiện nụ. Lƣợng bón cho 100m2: 0,3kg đạm Urê + 
4kg NPK Đầu Trâu + 0,5kg lân Lâm Thao + 1kg Canxi Nitrat. 
 - Lần 4: khi đang xuất hiện nụ hoa. Lƣợng bón cho 100m2: 0,2kg đạm Urê 
+ 4kg NPK Đầu Trâu + 0,5kg lân Lâm Thao + 0,3kg kali clorua + 1kg Canxi 
Nitrat. 
 - Lần 5: sau lần 4 từ 7-10 ngày. Lƣợng bón cho 100m2: 4kg NPK Đầu trâu 
+ 0,5kg lân Lâm Thao+ 0,3kg kali clorua. 
 - Lần 6: sau lần 5 từ 7-10 ngày. Lƣợng bón cho 100m2: 4kg NPK Đầu 
Trâu + 0,4kg lân Lâm Thao + 0,4kg kali clorua. 
 + Ngoài ra, muốn nâng cao chất lƣợng hoa cần phun một số phân bón lá 
và thuốc kích thích sinh trƣởng nhƣ: Antonix, Komix, Đầu trâu (502, 901, 902). 
Phun sau trồng 15-20 ngày, phun định lỳ 5-7 ngày/lần. 
4.7. Điều khiển sinh trưởng cho lily 
 - Biện pháp rút ngắn thời gian sinh trƣởng cho hoa nở sớm: Khi đã ấn định 
thời điểm thu hoạch, nếu trƣớc khi thu hoạch 35 ngày, nhiệt độ dƣới 180C, chiều 
dài nụ hoa vẫn nhỏ hơn 3cm, có thể dùng nilon quây kín và thắp điện vào ban 
đêm hoặc phun chế phẩm Đầu trâu 902 (có tác dụng rút ngắn thời gian sinh 
trƣởng của lily từ 3-6 ngày) 
 - Biện pháp kéo dài thời gian sinh trƣởng cho hoa nở muộn: muốn kéo dài 
thời gian sinh trƣởng của lily cần tổng hợp các biện pháp hạ nhiệt độ, giảm ánh 
sáng bằng cách che nắng, hạn chế tƣới nƣớc... Nếu phát hiện hoa có khả năng nở 
sớm hơn so với thời điểm tiêu thụ thì có thể xếp các chậu hoa vào trong kho lạnh 
(12-15
oC) trƣớc khi tiêu thụ. 
III. PHÕNG TRỪ SÂU BỆNH 
1. Sâu hại: 
1.1. Rệp: chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông. 
 - Triệu chứng: Thƣờng làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, 
hoa không nở đƣợc hoặc dị dạng. 
- Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lƣợng 10 - 15 ml/bình 10lít, hoặc 
Supracide 40ND liều lƣợng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lƣợng 25-
30g/ha... 
 146 
1.2. Sâu hại bộ cánh vẩy (sâu khoang, sâu xanh, sâu xám) 
- Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu 
tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và 
làm hỏng nụ, hoa. 
- Phòng trừ: Sử dụng Supracide 40 ND liều lƣợng 10 –15 ml/bình 10 lít; 
Pegasus 500 SC liều lƣợng 7 – 10 ml/bình 10 lít; Actara, Regon 25WP liều lƣợng 
1g/bình 10 lít phun vào thời kỳ cây còn non. 
2. Bệnh hại 
2.1. Nhóm bệnh do nấm hại 
2.1.1. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) 
a, Triệu chứng 
 Cây héo rũ, quanh thân có các sợi nấm có màu trắng hoặc các hạch nấm 
nhỏ màu nâu, bộ phận bị bệnh biến nâu và thối nát; trên bề mặt đất có thể nhìn 
thấy rõ một lƣợng lớn các sợi nấm màu trắng và các hạch nấm màu nâu. 
b, Nguyên nhân: do nấm Sclerotium rolfsii gây ra. 
c, Phòng trừ bệnh 
 - Tránh trồng gối vụ, tốt nhất sử dụng các loại cây trồng ngũ cốc để luân 
canh và luân canh với cây trồng nƣớc. 
 - Phun Rhidomil Gold 68%WP 25g/bình 10 lít hoặc Score 250EC 7-
10ml/bình 8 lít; phun 2-3 bình/sào Bắc bộ. 
2.1.2. Bệnh thối hạch đen (Phytophthora) 
a, Triệu chứng 
 Cây mới bị bệnh lá có biểu hiện màu vàng về sau lan ra toàn bộ cây và 
khô héo. b, Nguyên nhân: do nấm Phytophthora gây ra. 
c, Phòng trừ bệnh 
 Cần luân canh với cây trồng khác. Phát hiện và loại bỏ kịp thời cây bị 
bệnh. Dùng Rhidomil Gold kết hợp với Score phun kĩ vào chỗ vết bệnh nặng, 
khử trùng những chỗ đã bỏ cây bằng vôi bột. 
2.1.3. Bệnh thối củ, vảy củ (Fusarium) 
a, Triệu chứng 
Cây ngừng sinh trƣởng, bộ lá xanh nhợt đi. Trên vảy củ và phần dƣới thân 
cây sát củ xuất hiện chấm màu nâu, những chấm này sẽ phát triển rộng làm thối 
củ. 
b, Nguyên nhân: do nấm Fusarium gây ra. 
c, Phòng trừ bệnh: 
Trồng luân canh với cây trồng khác họ. Khi mới chớm bệnh có thể dùng 
Daconil 75WP tƣới vào gốc cây với liều lƣợng 10g/8 lít nƣớc; Anvil 10-15g/8lít 
nƣớc. Nếu bệnh nặng hơn nên nhổ bỏ cây bệnh tránh lây sang các cây khác. 
2.2. Nhóm bệnh sinh lý 
2.2.1. Bệnh cháy ngọn (cháy lá) 
a, Triệu chứng 
 Bệnh xuất hiện khi nụ hoa chƣa nở. Trƣớc tiên, đầu lá non cuốn vào bên 
trong, sau mấy ngày trên phiến lá xuất hiện các vết ban từ màu xanh vàng sang 
màu trắng. Ở mức độ nặng, các vết ban trắng chuyển sang màu nâu, làm tổn 
 147 
thƣơng đến chỗ phát sinh, phiến lá cong lại, ở mức độ nghiêm trọng, tất cả các 
phiến lá và mầm còn non đều rụng, cây không thể tiếp tục phát triển. 
b, Nguyên nhân: do mất cân bằng giữa hấp thu nƣớc và thoát hơi nƣớc của cây; 
thời kỳ phân hóa nụ gặp phải nhiệt độ và ẩm độ không khí cao; trồng củ giống có 
kích thƣớc lớn (chu vi củ>20cm) 
c, Phòng trừ: 
 - Chọn những giống ít mẫn cảm với bệnh cháy lá, không nên trồng củ có 
kích thƣớc lớn. Đảm bảo độ ẩm đất, trồng sâu vừa phải (mặt trên củ giống nên 
cách mặt đất 6-10cm). 
 - Ở giai đoạn phân hoá hoa, giai đoạn mẫn cảm nhất, giữ cho nhiệt độ, độ 
ẩm không bến động lớn, tốt nhất là duy trì độ ẩm khoảng 75%, che nắng để giảm 
bớt bốc hơi nƣớc. 
2.2.2. Bệnh teo, rụng nụ 
a, Triệu chứng 
 Nụ có màu xanh nhạt, dần dần chuyển màu vàng, lúc này tại cuống nụ 
xuất hiện tầng rời và làm rụng nụ hoa. 
b, Nguyên nhân: do thiếu nƣớc, vi lƣợng (Bo) và thiếu ánh sáng (là nguyên nhân 
chính) 
c, Phòng trừ 
 Chiếu sáng đầy đủ, bổ sung dinh dƣỡng, nƣớc tƣới, cải tạo đất... 
2.2.3. Bệnh thiếu sắt (Fe) 
a, Triệu chứng 
 Phần giữa gân lá chuyển vàng, xuất hiện tập trung ở phần đỉnh ngọn. Cây 
bị thiếu Fe nặng có thể dẫn đến đỉnh ngọn chuyển màu trắng. 
b, Phòng trừ 
 Dùng Fe-EDTA (9% Fe) hoặc Fe – EDDHA (6% Fe) phun lên lá. Ngoài 
ra cũng có thể sử dụng các loại phân bón lá giàu Fe để phun. 
2.2.4. Bệnh lá bao hoa 
a, Triệu chứng 
 Biểu hiện là cánh hoa không phát triển bình thƣờng mà phát triển dị dạng, 
biến đổi thành dạng lá uốn cong, màu xanh bao bên ngoài nụ hoa, làm giảm chất 
lƣợng hoa. 
b, Nguyên nhân: 
 Do sự biến đổi nhiệt độ và độ ẩm quá lớn cộng với sự ảnh hƣởng của 
cƣờng độ ánh sáng đã dẫn đến sự biến đổi của lá bao hoa. 
c, Phòng trừ 
 Tránh để nhiệt độ và ẩm độ trong nhà trồng biến đổi đột ngột; cung cấp 
đầy đủ và cân đối dinh dƣỡng cho cây; tránh để cho cây sinh trƣởng quá nhanh 
(bằng cách giảm nhiệt độ đất giai đoạn đầu sau trồng) 
IV. THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ HOA 
1. Đối với hoa cắt cành 
 - Thời gian thu hái hoa: khi nụ dƣới cùng phình to và bắt đầu có màu (nếu 
cành có trên 6 nụ thì thu khi 2 nụ ở dƣới phình to và có màu). Dùng dao hoặc kéo 
sắc cắt cách mặt đất 10-15cm. Sau đó phân loại hoa (căn cứ vào số nụ, độ dài 
 148 
cành), tuốt bỏ lá sát gốc khoảng 10cm; xếp bằng gốc và bó lại (10 cành/bó) và 
ngâm bó hoa vào nƣớc. Dùng giấy báo hoặc túi PE bọc lại, sau đó cho các bó hoa 
vào thùng carton có đục lỗ để thông khí. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh để 
nhiệt độ từ 5-10oC. 
 - Bảo quản hoa 
+ Bảo quản bằng hóa chất: sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3-5%, 
AgNO3, Chrysal RVB. 
 + Bảo quản trong kho lạnh: Sau khi bao gói xong cho thùng carton vào 
kho lạnh, rồi điều chỉnh kho ở nhiệt độ khoảng 4-50C, ẩm độ 85-90%. 
2. Đối với hoa chơi chậu: 
 - Thời điểm xuất chậu hoa: tùy thuộc vào nhu cầu của ngƣời mua. Trƣờng 
hợp lily trồng đất muốn đánh vào trồng chậu thì khi đào củ lên tránh làm đứt rễ, 
đất vẫn còn bám vào gốc và rễ cây, dùng túi nilon bó từng gốc cây lại, xếp cây 
vào sọt và dùng nilon to bao bên ngoài các cây/sọt rồi buộc cố định. Trong thời 
gian 1 ngày sau khi đánh cây lên cần phải trồng ngay vào chậu. Trồng xong tƣới 
nƣớc cho chặt gốc cây và hàng ngày cần tƣới nƣớc giữ đủ độ ẩm cho cây. 
 - Vận chuyển: Khi xếp chậu/sọt đựng cây lên xe, chú ý xếp các chậu/sọt 
khít nhau để giảm va đập khi vận chuyển. Có thể dùng bao hoa bao những nụ hoa 
to lại trƣớc khi bao gói, vận chuyển. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_yeu_to_nong_sinh_hoc.pdf
  • pdfKHCT - TTLA - Nguyen Van Tinh.pdf
  • docTTT - Nguyen Van Tinh.doc
  • pdfTTT - Nguyen Van Tinh.pdf