Luận án Nghiên cứu bệnh gumboro trên gà tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Luận án “Nghiên cứu bệnh Gumboro trên gà tại một số tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long” được thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2018. Nội
dung thực hiện gồm: Khảo sát tình hình bệnh Gumboro trên gà tại ĐBSCL. Phân
tích di truyền virus Gumboro được phân lập tại ĐBSCL. Đáp ứng miễn dịch với 3
loại vaccine Gumboro được lựa chọn từ kết quả nghiên cứu trên 2 giống gà (Lương
Phượng, nòi Bến Tre).
Kết quả khảo sát cho tỉ lệ nhiễm bệnh Gumboro của giống gà Tàu Vàng cao
nhất (68,4%), thấp nhất là gà Nòi lai (28,8%). Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà nuôi
theo hình thức nhốt hoàn toàn và bán chăn thả (tương đương 57,1% và 55,0%),
nuôi thả hoàn toàn là 28,0%. Gà mắc bệnh tập trung ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuần
tuổi (21 - 42 ngày tuổi). Gà không tiêm vaccine có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất
(66,7%), thấp nhất ở những đàn được tiêm nhắc lại lần 2 (24,5%). Đàn gà nuôi tại
Hậu Giang có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất (60,0%) và thấp nhất ở An Giang (37,9%).
Kết quả giải trình tự nucleotide và amino aicd từ vị trí 634-1022 ở vùng siêu
biến đổi gene VP2 cho thấy các mẫu virus Gumboro tại Hậu Giang, An Giang, Cần
Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh thuộc chủng có độc lực cao. Mẫu Cần Thơ 1
và các mẫu vaccine Bur 706, Cevac Gumboro L, Georgia thuộc nhóm nhược độc,
mẫu vaccine IBD Blen và Nobilis thuộc nhóm biến đổi độc lực
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu bệnh gumboro trên gà tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGÔ PHÚ CƯỜNG NGHIÊN CỨU BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62640102 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGÔ PHÚ CƯỜNG NGHIÊN CỨU BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62640102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGs.Ts. TRẦN NGỌC BÍCH 2020 i LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập và rèn luyện của bản thân tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã hoàn thành luận án. Tôi đã không ngừng học tập và tích lũy những kiến thức tại trường và kinh nghiệm từ thực tiễn. Trong khoảng thời gian đó tôi đã nhận được sự ủng hộ và động viên rất lớn từ gia đình, sự nhiệt tình giúp đỡ từ quý Thầy Cô giảng dạy, sự chia sẻ từ bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Đến Cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi nên người. Cha mẹ đã cho tôi niềm tin và tạo mọi điều kiện thuận lợi từ vật chất đến tinh thần để tôi hoàn thành tốt con đường học tập. Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau Đại học, Khoa Nông nghiệp đã tạo điều kiện để cho tôi học tập và rèn luyện. Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp – Thủy Sản, Bộ môn Thú Y đã tạo điều kiện để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này Xin chân thành cảm ơn PGs.Ts. Trần Ngọc Bích – cán bộ hướng dẫn đã tạo điều kiện thuận lợi và truyền đạt cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin cám ơn các anh chị nghiên cứu sinh K2, K3 đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình học tập. Xin gửi lời tri ân đến các em Tứ, Tín – học viên cao học K21, K22, K23 đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô và tất cả dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Cần Thơ, ngày 07 tháng 10 năm 2019 Tác giả Ngô Phú Cường ii TÓM TẮT Luận án “Nghiên cứu bệnh Gumboro trên gà tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2018. Nội dung thực hiện gồm: Khảo sát tình hình bệnh Gumboro trên gà tại ĐBSCL. Phân tích di truyền virus Gumboro được phân lập tại ĐBSCL. Đáp ứng miễn dịch với 3 loại vaccine Gumboro được lựa chọn từ kết quả nghiên cứu trên 2 giống gà (Lương Phượng, nòi Bến Tre). Kết quả khảo sát cho tỉ lệ nhiễm bệnh Gumboro của giống gà Tàu Vàng cao nhất (68,4%), thấp nhất là gà Nòi lai (28,8%). Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà nuôi theo hình thức nhốt hoàn toàn và bán chăn thả (tương đương 57,1% và 55,0%), nuôi thả hoàn toàn là 28,0%. Gà mắc bệnh tập trung ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuần tuổi (21 - 42 ngày tuổi). Gà không tiêm vaccine có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất (66,7%), thấp nhất ở những đàn được tiêm nhắc lại lần 2 (24,5%). Đàn gà nuôi tại Hậu Giang có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất (60,0%) và thấp nhất ở An Giang (37,9%). Kết quả giải trình tự nucleotide và amino aicd từ vị trí 634-1022 ở vùng siêu biến đổi gene VP2 cho thấy các mẫu virus Gumboro tại Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh thuộc chủng có độc lực cao. Mẫu Cần Thơ 1 và các mẫu vaccine Bur 706, Cevac Gumboro L, Georgia thuộc nhóm nhược độc, mẫu vaccine IBD Blen và Nobilis thuộc nhóm biến đổi độc lực Đáp ứng miễn dịch của 3 loại vaccine Gumboro được lựa chọn từ kết quả nội dung 2 trên 2 giống gà (Lương Phượng, nòi Bến Tre). Kết quả cho thấy gà được tiêm phòng 2 lần cho đáp ứng miễn dịch cao nhất 86,6%, 1 lần là 62,2% và thấp nhất ở gà không được tiêm phòng (18,3%). Giống gà nòi Bến Tre có tỉ lệ đáp ứng miễn dịch cao hơn giống gà Lương Phượng ở cả 2 lần tiêm phòng vaccine nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tất cả các loại vaccine đều tạo miễn dịch cho gà sau khi tiêm phòng. Gà được tiêm vaccine 1 lần có tỉ lệ đáp ứng miễn dịch giữa 3 loại vaccine thử nghiệm gần tương đồng nhau (60,0% – 63,3%). Gà được tiêm vaccine 2 lần cho đáp ứng miễn dịch cao nhất ở vaccine 3 (93,3%) và thấp nhất là vaccine 2 (80,0%) nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: ĐBSCL, Elisa, gà, Gumboro, RT – PCR, vaccine, VP2, iii ABSTRACT The PhD dissertation named "Study on chicken gumboro disease in some provinces of the Mekong Delta" was conducted from October 2015 to October 2018. The research objectives are to survey the IBD in chickens in some provinces of the Mekong Delta; to analyse the genetic characterization of infectious bursal disease viruses (IBDVs) isolated in the Mekong Delta; and to evaluate the immune responses of vaccinated chickens by using three common vaccines on both Noi Ben Tre and Luong Phuong breeds. Survey findings showed that the prevalence of IBD was highest in Tau Vang breed (68.4%) and lowest in hybrid Noi (28.8%). In addition, the IBD occurred mainly in chickens that reared in confined and semi-confined housing types (57.1% and 55.0% repectively) while it was 28.0% prevalence of IBD in free-range housing type. Moreover, chickens with the ages from 3 to 6 weeks (21 to 42 days of ages) were sensitive with IBD. The prevalence of IBD was highest in non- vaccinated chickens (66.7%) and lowest in second-immunized chickens (24.5%). Furthermore, the highest prevalence of IBD was detected in the chicken flocks in Hau Giang province (60.0%) and lowest in An Giang province (37.9%). The sequencing results of partial VP2 sequences at position 634 to 1022 including hypervariation region revealed that IBDVs presented in Hau Giang, An Giang, Can Tho, Ben Tre, Vinh Long and Tra Vinh provinces were clustered to very virulent IBDV group. On the other hand, IBDV circulating in Can Tho (Can Tho 1) was attenuated IBDV that was similar to vaccine strains such as vaccine Bur 706, Cevac Gumboro L, Georgia. Meanwhile, other vaccine strains including vaccine IBD Blen and Nobilis were grouped to antigenic variant IBDV group. According to the results of phylogentic and pairwise sequence comparison analysis, three IBD vaccines such as IBD BLEN, Cevac Gumboro and Nobilis were selected for evaluating the immune responses of chickens after vaccination. In the present study, the prevalence of chickens owned maternal passive immunity was higher in Luong Phuong breed (86.6%) compared to Noi Ben Tre (73.3%). In addition, chickens with twice vaccinations provided the most effective immune response (86.6%), following by only one vaccination (62.2%) and least in non- vaccinated chickens (18.3%). In case of twice vaccination, Noi Ben Tre chickens had higher immune response rates to vaccines than in Luong Phuong chickens; however, this difference was not statistical signification (P<0.05). All used vaccines provided immune reponses in chickens after vaccination. The immune iv response rates of vaccinated chickens with each vaccine without booster were almost similar (60.0% - 63.3%). In booster vaccination, immune responses in chickens to Nobilis vaccine were the most effective (93,35%) and least effective in Cevac Gumboro L vaccine (80.0%); however, this difference was not statistical signification (P<0.05). Key words: Infectious bursal disease, VP2, vaccination, chicken, Mekong Delta v LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Ngọc Bích. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố bởi tác giả khác trong bất cứ luận án cùng cấp nào trước đây Cần Thơ, Ngày 07 tháng 10 năm 2019 Người hướng dẫn khoa học Tác giả luận án PGS.TS. Trần Ngọc Bích Ngô Phú Cường vi MỤC LỤC Trang Tóm tắt .................................................................................................................... ii Abstract .................................................................................................................. iii Lời cam kết kết quả ................................................................................................ v Mục lục .................................................................................................................. vi Danh sách bảng ....................................................................................................... x Danh sách hình ..................................................................................................... xii Danh mục từ viết tắt ............................................................................................ xiv Chương 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của luận án ................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2 1.4 Điểm mới của đề tài .......................................................................................... 3 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1 Virus Gumboro ................................................................................................. 4 2.1.1 Sơ lược lịch sử phát hiện virus Gumboro ...................................................... 4 2.1.2 Hình thái, cấu trúc và phân loại virus gây bệnh Gumboro ............................ 4 2.1.3 Tính chất và cơ chế gây bệnh của IBDV ....................................................... 5 2.1.4 Triệu chứng lâm sàng do IBDV..................................................................... 7 2.1.5 Bệnh tích do IBDV ........................................................................................ 8 2.1.6 Chẩn đoán bệnh do IBDV ........................................................................... 10 2.2 Sinh học phân tử, biển đổi di truyền virus Gumboro ..................................... 17 2.2.1 Hệ gene của virus Gumboro ........................................................................ 17 2.2.2 Protein của virus - cấu trúc và chức năng .................................................... 19 2.2.3 Biến đổi di truyền và tiến hóa của virus Gumboro ...................................... 24 2.2.4 Nhóm quyết định kháng nguyên và sự tiến hóa .......................................... 25 vii 2.3 Hệ miễn dịch ở gà ........................................................................................... 30 2.3.1 Cơ quan chính tạo miễn dịch ở gà ............................................................... 30 2.3.2 Ảnh hưởng của IBDV đến khả năng đáp ứng miễn dịch ............................ 32 2.3.3 Sự ức chế miễn dịch..................................................................................... 33 2.4 Tình hình nghiên cứu về bệnh Gumboro ........................................................ 34 2.4.1 Nghiên cứu trong nước ................................................................................ 34 2.4.2 Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................ 38 Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 43 3.1 Nội dung, thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 43 3.1.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 43 3.1.2 Thời gian nghiên cứu: .................................................................................. 43 3.1.3 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 43 3.2 Phương tiện nghiên cứu .................................................................................. 44 3.2.1 Thiết bị ......................................................................................................... 44 3.2.2 Hóa chất ....................................................................................................... 44 3.2.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 45 3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 45 3.3.1 Phương pháp khảo sát hộ/trại chăn nuôi về tình hình dịch bệnh Gumboro trên gà ................................................................................................................... 45 3.3.2 Phương pháp khảo sát một số đặc điểm triệu chứng và bệnh tích đặc trưng trên đàn gà nghi bệnh ............................................................................................ 46 3.3.3 Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán virus Gumboro .................................. 47 3.3.4 Phương pháp xác định gene VP2 của virus Gumboro thu thập tại thực địa 49 3.3.5 Phương pháp giải trình tự Nucleotide gene VP2 và xác định độc lực của virus gây bệnh Gumboro ............................................................................................... 52 3.3.6 Phương pháp so sánh và xây dựng cây phả hệ của các mẫu virus thực địa với ngân hàng gene (genbank) và các chủng vaccine sử dụng phổ biến tại ĐBSCL . 53 viii 3.3.7 Phương pháp khảo sát đáp ứng miễn dịch của 3 loại vaccine Gumboro trên 2 giống gà nòi Bến Tre và Lương Phượng .............................................................. 55 3.4 Chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................. 62 3.4.1 Nội dung 1 ................................................................................................... 62 3.4.2 Nội dung 2 ................................................................................................... 62 3.4.3 Nội dung 3 ................................................................................................... 62 3.5 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 62 Chương IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................. 63 4.1 Nội dung 1: Nghiên cứu tình hình bệnh Gumboro trên gà tại một số tỉnh/ thành vùng ĐBSCL ........................................................................................................ 63 4.1.1 Đặc điểm của các đàn gà bệnh Gumboro .................................................... 63 4.1.2 Tần suất xuất hiện triệu chứng và bệnh tích của gà mắc bệnh Gumboro .... 68 4.1.3 Tỉ lệ mẫu nhiễm bệnh Gumboro ở các tỉnh/ thành vùng ĐBSCL ............... 72 4.1.4 Tỉ lệ gà chết do bệnh Gumboro ................................................................... 73 4.2 Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm di truyền ... Giống fixed 2 Lương Phượng, Nòi Bến Tre Vaccine fixed 3 VC1, VC2, VC3 Lần tiêm fixed 2 lần 1, lần 2 Analysis of Variance for Kháng thể, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Giống 1 482567 97148 97148 0.40 0.527 Vaccine 2 278027 72265 36132 0.15 0.861 Lần tiêm 1 257735420 256040626 256040626 1059.53 0.000 Giống*Vaccine 2 777935 774470 387235 1.60 0.203 Vaccine*Lần tiêm 2 15598 15328 7664 0.03 0.969 Giống*Lần tiêm 1 908 908 908 0.00 0.951 Error 258 62347020 62347020 241655 Total 267 321637476 Least Squares Means for Kháng thể Giống Mean SE Mean Lương Phượng 1538.8 44.38 Nòi Bến Tre 1500.1 41.98 Vaccine VC1 1525.4 54.45 VC2 1496.9 52.51 VC3 1536.1 51.68 Lần tiêm lần 1 525.8 46.60 lần 2 2513.2 39.48 140 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Lần tiêm N Mean Grouping lần 2 156 2513.2 A lần 1 112 525.8 B Means that do not share a letter are significantly different. 141 Phụ lục 9: MỘT SỐ LOẠI VACCINE, KHÁNG THỂ, GIỐNG GÀ PHỔ BIẾN TẠI ĐBSCL 1 Một số loại vaccine và kháng thể phòng chống bệnh Gumboro trên gà tại ĐBSCL 1.1 Một số vaccine phòng bệnh Gumboro 1.1.1 Vaccine Gumboro của công ty cổ phần thuốc thú y Navetco Đặc tính: vaccine nhược độc dạng đông khô được sản xuất từ virus Gumboro nuôi cấy trên môi trường tế bào xơ phôi gà. Vaccine an toàn, tạo miễn dịch tốt cho gà mọi lứa tuổi (Hình 2.15). Hình 1: Vaccine Gumboro của công ty thuốc thú y Navetco (www.navetco.com.vn) Thành phần: Mỗi liều vaccine chứa ít nhất 103TCID50 virus Gumboro nhược độc và chất ổn định (sữa không kem). Chỉ định: Dùng để phòng bệnh Gumboro cho gà khỏe mạnh từ 1 ngày tuổi trở lên. Cách sử dụng: Vaccine có thể sử dụng bằng phương pháp nhỏ mắt, cho uống hoặc tiêm dưới da. Để tạo được miễn dịch đầy đủ, gà phải được chủng vaccine 2 lần: www.navetco.com.vn 142 - Lần 1: 5-10 ngày tuổi. - Lần 2: 20-25 ngày tuổi. - Không nên sử dụng vaccine Gumboro đồng thời với các loại vaccine khác. Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8oC, không để vaccine vào ngăn đông, tránh ánh sáng mặt trời. Hạn sử dụng: 18 tháng kể từ ngày sản xuất. 1.1.2 Medivac Gumboro A của Medion-Indonesia Thành phần: Medivac Gumboro A chứa virus Gumboro chủng Cheville 1/68. Mỗi liều chứa ít nhất 102EID50 virus (Hình 2.16). Chỉ định: Medivac Gumboro A được chỉ định để phòng bệnh Gumboro cho gà ở 7 ngày tuổi. Cách sử dụng: Medivac Gumboro A chủng cho gà theo phương pháp nhỏ miệng hoặc pha nước uống. Gà một tuần tuổi trở lên có thể chủng theo phương pháp pha nước uống nhưng để đạt được hiệu quả tối đa nên chủng bằng phương pháp nhỏ miệng. Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8oC Hình 2: Vaccine Medivac Gumboro A (www.bukalapak.com) 1.1.3 Cevac® IBD L của Ceva-Hungary Thành phần: Cevac®IBD L chứa virus dòng Winterfield 2512 G-61 gây viêm túi Bursal, ở dạng nhược độc, đông khô. Phôi trứng gà dùng để sản xuất vaccine được lấy từ đàn gà "sạch" không có mầm bệnh (SPF) (Hình 2.17). www.bukalapak.com 143 Chỉ định: dùng để phòng bệnh Gumboro cho gà khỏe mạnh. Chống chỉ định: không dùng cho gà không có kháng thể mẹ truyền. Cách sử dụng: Có thể xác định ngày thực hiện chủng ngừa chính xác bằng cách kiểm tra hiệu giá kháng thể mẹ truyền bằng các phương pháp huyết thanh học. Cevac® IBD L được sử dụng bằng cách pha nước uống. Gà thịt nên được phòng bệnh từ 10 đến 18 ngày tuổi, phụ thuộc vào hàm lượng kháng thể mẹ truyền. Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8oC, tránh đông đá, tránh ánh sáng trực tiếp. Hình 3: Vaccine Cevac® IBD L (www.ceva.vn) 1.1.4 BUR-706 của MERIAL-Pháp Thành phần: vaccine sống cải tiến, đông khô. Mỗi liều vaccine có chứa tối thiểu 104 CCID50 chủng S 706 trên gà (Hình 2.18). Đường cấp thuốc: nhỏ mắt, nhúng mỏ, pha vào nước uống, phun sương. Lịch chủng ngừa: Bur-706 cấp được cho gà ngay lúc 01 ngày tuổi. Lịch cấp vaccine phải phù hợp với điều kiện dịch tễ của địa phương (dòng virus tại địa phương, điều kiện vệ sinh, kháng thể gà bố mẹ không) và mô hình chăn nuôi (gà thịt, gà hậu bị hướng đẻ). Chú ý: Chỉ cấp cho gà khoẻ. Khi pha loãng vaccine, nên dùng dụng cụ đã tiệt trùng và hoàn toàn không có bất kỳ chất sát trùng nào. Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8oC, tránh ánh sáng. 144 Hình 4: Vaccine BUR-706 của MERIAL-Pháp ( 1.1.5 IBD BLEN của MERIAL-Mỹ Thành phần: Vaccine sống gây bệnh Gumboro chứa virus dòng Winterfield 2512 (chủng cổ điển) IBD Blen. Mỗi liều vaccine có chứa tối thiểu 102 EID50 (Hình 2.19). Hình 5: Vaccine IBD BLEN ( viphavet.com 145 Cách sử dụng: Pha vào nước uống cho gà khoẻ mạnh từ 07 đến 14 ngày tuổi. Chú ý: - Chỉ cấp vaccine cho gà khỏe mạnh. - Cấp vaccine cho tất cả gà cùng một lúc. - Cấp tối thiểu 01 liều/con. - Tránh gây stress cho gà trong và sau khi cấp vaccine. - Sử dụng hết toàn bộ vaccine khi mở nắp lần đầu. - Đốt các lọ chứa vaccine và toàn bộ vaccine dư không sử dụng. Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8oC, không đông đá. 1.1.6 Bursine®-2 của Zoetis-Mỹ Thành phần: Vaccine chứa virus Gumboro nhược độc dòng trung bình. Chỉ định: sử dụng để phòng bệnh Gumboro cho gà khỏe mạnh (Hình 2.20). Hình 6: Vaccine Bursine -2 (www.zoetisus.com) Hướng dẫn sử dụng: - Gà thương phẩm: chủng cho gà khỏe mạnh từ 7 ngày tuổi. Rất an toàn cho gà 1 ngày tuổi khi mức kháng thể mẹ truyền thấp. - Gà giống: cho uống lúc 6-8 tuần trước khi sử dụng vaccine chết. Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8oC, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. www.zoetisus.com 146 1.1.7 Bursine®-Plus của Zoetis-Mỹ Thành phần: Vaccine chứa virus Gumboro nhược độc dòng trung bình cộng. Chỉ định: sử dụng để phòng bệnh Gumboro cho gà khỏe mạnh. Hướng dẫn sử dụng: - Gà thương phẩm: chủng cho gà khỏe mạnh từ 7 ngày tuổi. - Gà giống: cho uống lúc 6-8 tuần trước khi sử dụng vaccine chết. Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8oC, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. 1.1.8 NOBILIS® GUMBORO D78 Thành phần: Nobilis® Gumboro D78 là một loại vaccine sống đông khô có chứa chủng virus D78 sống truyền bệnh (Gumboro) với chất ổn định và gentamycin. Mỗi liều chứa ít nhất 4log10 TCID50 chủng IBDV D78 (Hình 2.21). Hình 7: Vaccine NOBILIS® GUMBORO288E (www.msd-animal-health.co.za) Chỉ định: Tiêm phòng cho gà chống lại bệnh Gumboro (IBD). Hướng dẫn sử dụng: Nobilis® Gumboro D78 có thể được dùng cho gà trong khoảng từ 7 đến 28 ngày tuổi. Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8oC, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. 1.2 Một số loại kháng thể Gumboro đang lưu hành trên thị trường 1.2.1 Kháng thể Gumboro và Newcastle của Phân viện Thú y Miền Trung Đặc tính kỹ thuật: Kháng thể Gumboro và Newcastle là sinh phẩm thú y được sản xuất từ lòng đỏ trứng gà chứa kháng thể kháng virus Gumboro, Newcastle www.msd-animal-health.co.za 147 và viêm phế quản truyền nhiễm. Sinh phẩm có tính ổn định cao về an toàn và hiệu lực. Chỉ định: Dùng để phòng và trị bệnh Gumboro, Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm cho gà ở mọi lứa tuổi. Thành phần - Kháng thể Gumboro (hiệu giá AGP 4log2). - Kháng thể Newcastle (hiệu giá HI 9 log2). - Kháng thể viêm phế quản truyền nhiễm (chỉ số S/P 0,85). Cách sử dụng: Để kháng thể ở nhiệt độ phòng cho đến khi trở lại dạng lỏng bình thường, lắc đều trước khi dùng và sử dụng ngay trong ngày. Điều trị bệnh: Gà dưới 2 tháng tuổi tiêm bắp 1ml/con/lần. Gà trên 2 tháng tuổi tiêm 2ml/con/lần. Tiềm hai lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Phòng bệnh: Bằng nửa liều điều trị (tiêm một lần duy nhất). Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8oC ( pham/56-KT-Gumboro-va-Newcastle.html). 1.2.2 HANVET K.T.G Thành phần: Là kháng thể đa giá chiết xuất từ gà được tối miễn dịch bao gồm: Kháng thể chống bệnh Gumboro, Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, CRD, cúm gia cầm và các kháng thể không đặc hiệu khác (Hình 2.22). Tác dụng - Do sử dụng hệ virus địa phương nên kháng thể rất có hiệu quả trong điều trị các bệnh Gumboro, Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm. - Thay vaccine phòng bệnh Gumboro ở gà thịt. - Phòng bệnh: IB, CRD, Cúm. - Kháng thể có tác dụng điều trị ngay sau khi tiêm vài giờ. - Có tác dụng như một Protein liệu pháp nhằm tăng sức đề kháng, tăng trọng cho gia cầm. - Kháng thể lưu giữ trong máu 20 ngày nhưng tác dụng bảo hộ tốt nhất trong vòng 10 ngày sau khi tiêm. Bảo quản - Bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 - 4°C, tránh ánh sáng trực tiếp. 148 - Thời gian bảo quản 6 tháng kể từ ngày sản xuất. ( Hình 8: Kháng thể Hanvet K.T.G ( 1.2.3 Navet – kháng Gum Đặc điểm: Chế phẩm dạng dung dịch, màu vàng, chứa kháng thể Gumboro đặc hiệu dùng phòng và trị bệnh Gumboro. Kháng thể chứa trong sản phẩm thu được từ lòng đỏ trứng gà của những gà đã được gây tối miễn dịch với virus Gumboro và tiêm vaccine phòng một số bệnh nguy hiểm khác của gà như: Newcastle, Cúm gia cầm, IB,.... (Hình 2.23). Thành phần: Kháng thể Gumboro, với hiệu giá VN≥8 log2. Chất bảo quản. Công dụng: Phòng và trị bệnh Gumboro. Cho gà đẻ cung cấp trứng để sản xuất Navet-Kháng Gum được tiêm phòng các loại vaccine như: Newcastle, Cúm gia cầm H5N1, IB,... Nên trong chế phẩm này có thể có các kháng thể đặc hiệu phòng và trị các loại bệnh trên. Bảo quản: Bảo quản ở 2 – 8oC. Thời gian sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất. ( 149 Hình 9: Kháng thể Navet – kháng Gum (www.navetco.com.vn) 2 Một số đặc điểm của gà Nòi lai và gà Lương Phượng nuôi tại ĐBSCL 2.1 Gà Nòi lai 2.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình Giống gà Nòi lai được nuôi phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ, là sự kết hợp giữa gà Nòi với một số giống gà địa phương hoặc giống gà nhập nội để sản xuất con lai nuôi thịt, thích nghi tốt với điều kiện chăn thả do sức đề kháng cao. Ngoại hình của gà Nòi với những đặc điểm chân cao, mình dài, cổ cao, mào đỏ tía, cựa sắc và dài, màu sắc lông rất đa dạng (Nguyễn Thị Mai và ctv, 2009). Giống gà Nòi được người chăn nuôi rất ưa chuộng vì chúng có rất nhiều ưu điểm gà thích nghi tốt với điều kiện chăn thả vì chúng có sức đề kháng cao và ít bệnh hơn so với một số giống gà thả vườn khác. Theo Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001) giống gà Nòi được nuôi khắp nơi trong cả nước và thường được gọi là gà Chọi (Nguyễn Mạnh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006). Về ngoại hình giống gà Nòi có tầm vóc lớn con, cao ráo, màu sắc lông rất đa dạng (Bảng 2.1). Da cổ, da ức có màu đỏ tía, da vùng nách màu vàng nhạt, đùi to, chân không lông, chân thường có màu đen, vàng hoặc trắng. www.navetco.com.vn 150 Bảng 1: Một số màu sắc lông của gà Nòi (Nguyễn Trọng Ngữ và ctv., 2016) Màu lông Trống Mái Toàn đàn Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Đen (ô) 61 36,53 48 35,56 36,09 Đen (tía) 23 13,77 17 12,59 13,25 Xám (xám tro) 27 16,17 26 19,26 17,55 Trắng (nhạn) 11 6,59 9 6,67 6,62 Nâu, bịp 9 5,39 7 5,19 5,3 Mã mây 13 7,78 13 9,63 8,61 Ngũ sắc 12 7,19 5 3,7 5,63 Mã chuối (vàng trắng) 11 6,59 10 7,41 6,95 Tổng 135 100 116 100 100 2.1.2 Khả năng sinh trưởng Khả năng tăng khối lượng của gà Nòi nuôi ở các nông hộ ĐBSCL hiện nay nhìn chung còn rất thấp. Khối lượng cơ thể lúc 4,5 – 5 tháng tuổi trống nặng khoảng 1,2 – 1,4Kg, con mái nặng 1,1 – 1,2Kg (Lê Hồng Mận và Trần Văn Bình, 2009). Theo kết quả nghiên cứu Nguyễn Văn Quyên (2008) khối lượng cơ thể gà mới nở trung bình là 31,97g, ở 18 tuần tuổi gà mái có khối lượng 1.178g và khối lượng gà trống là 1.261g (Bảng 2.2). Tuổi đẻ quả trứng đầu là 219 ngày và khối lượng cơ thể lúc 30 tuần tuổi của gà trống nặng 1.874g và mái nặng 1.682g. Lúc 48 tuần tuổi gà trống 3.132g, gà mái nặng 2.216g. Theo Nguyễn Trọng Ngữ và ctv (2016) giống gà Nòi lai nuôi nhốt cho ăn khẩu phần đầy đủ dinh dưỡng sẽ kết thúc lúc 14 tuần tuổi, đạt khối lượng sống trung bình là 1,3 kg/mái và 1,5 kg/trống. Gà đẻ 50 – 70 quả trứng/năm, khối lượng trứng 50 – 55g. Thịt gà Nòi săn chắc, thơm, ngon có hàm lượng dinh dưỡng cao và có thể chế biến được món ăn ngon 151 Bảng 2: Khối lượng cơ thể gà Nòi (g) qua các tuần tuổi (n = 100) (Nguyễn Văn Quyên, 2008) Tuần tuổi Gà trống Gà mái TL trung bình CV (%) TL trung bình CV (%) Mới nở 31,97 ± 0,12 3,8 31,97 ± 0,12 3.8 8 367,38 ± 3,14 7,38 367,38 ± 3,14 8,56 18 1.261,75 ± 7,78 5,33 1.178,68±4,55 3,86 24 1.546,95 ± 7,78 4,31 1.447,22±6,13 4,24 30 1.874,16 ± 7,16 4,12 1.682,38±5,98 4,06 48 3.132,36±13,33 4,19 2.216,39±8,92 4,03 2.2 Gà Lương Phượng 2.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình Gà Lương Phượng (còn được gọi là gà Lương Phượng Hoa) được các nhà tạo giống của xí nghiệp gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc nghiên cứu sử dụng dòng gà trống địa phương và mái ngoại nhập, đã được Ủy ban khoa học Thành phố Nam Ninh giám định tính ổn định đặc điểm di truyền các tính trạng và tính năng sản suất. Năm 1995, hàng chục ngàn gà Lương Phượng bố mẹ chính thống lần đầu tiên đã được nhập về Việt Nam theo dự án “Đầu tư phát triển giống gà năng suất chất lượng cao”. Tiếp đến, nhằm từng bước chủ động giống, các nghiên cứu chọn tạo dòng Lương Phượng có năng suất trên 95% nguyên gốc nhưng có chất lượng sản phẩm tương đương (Trần Công Xuân và ctv, 2003). Không chỉ chọn tạo trong dòng, gà Lương Phượng còn được nghiên cứu lai tạo với các giống gà nội địa khác nhằm phục vụ nuôi thả vườn tại nông hộ như: lai tạo giữa gà Lương Phượng và gà Ri (Nguyễn Huy Đạt và ctv, 2001) nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai ¾ máu Lương Phượng và ¼ máu Sasso (Phùng Đức Tiến và ctv, 2003). Tại Việt Nam qua 3 thế hệ chọn tạo dòng gà Lương Phượng vẫn còn duy trì đặc điểm ngoại hình của từng dòng: có màu sắc lông đa đạng khi mới nở gà có màu 152 lông vàng nhạt, chấm đen có ba sọc đen dọc lưng, số còn lại màu xám tro, vàng đậm, vàng nhạt và trắng. Khi trưởng thành gà trống có lông màu vàng đậm và nhiều đốm đen trong khi gà mái phần lớn có lông màu vàng nhạt đốm đen phân biệt ở phần lông cổ và cánh (Trần Công Xuân và ctv, 2003). 2.2.2 Khả năng sinh trưởng Cùng với các yếu tố thích nghi về điều kiện khí hậu thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng, thõa mãn đủ các nhu cầu sinh lý cần cho mỗi giai đoạn phát triển của cơ thể là rất cần thiết vì giúp khai khác tối đa tiềm năng di truyền và khối lượng hạ thịt cho gia cầm nói chung. Khối lượng trưởng thành của gà trống 2,7kg và gà mái 2,1kg. Gà mái bắt đầu đẻ trứng lúc 24 tuần, đến 66 tuần tuổi đạt 170 quả/mái. Gà thịt nuôi đến 70 ngày 1,58 – 1,87kg, tiêu tốn thức ăn 2,53 kg/kg tăng khối lượng (Trần Công Xuân và ctv, 2003). Khối lượng gà mái lúc 20 tuần tuổi là 1,9 – 2,1 kg, gà trống là 2,8 – 3,1kg, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 22 – 23 tuần tuổi, tuổi đẻ cao nhất của gà là 29 – 31 tuần tuổi, sản lượng trứng lú 68 tuần tuổi 150 – 170 quả/mái, tỷ lệ ấp nở 80 – 85%. Chỉ tiêu năng suất thịt đến 12 tuần tuổi; khối lượng 2 – 2,5kg, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng 3 – 3,2 kg, chất lượng thịt mềm ngon (Nguyễn Thị Thủy, 2012).
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_benh_gumboro_tren_ga_tai_mot_so_tinh_dong.pdf
- 1. DU_Thông tin tieng viet 21.10.19.pdf
- 2. DU_Thông tin tieng anh 21.10.19.pdf
- 3.DU_ TOM TAT TIENG VIET _21.10.19.pdf
- 4. DU_TOM TAT TIENG ANH _14.09.19.pdf