Luận án Nghiên cứu biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai)
Bạch đàn pelita (Eucalyptus pellita F. Muell.) là cây gỗ lớn, có khả năng sinh trưởng nhanh, chống chịu sâu bệnh tốt, đồng thời chất lượng gỗ, màu sắc gỗ phù hợp cho sản phẩm đồ gia dụng và xây dựng (Harwood, 1998). Với nhu cầu sử dụng gỗ trong nước, xuất khẩu ngày càng tăng; đồng thời đáp ứng định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong đó trồng rừng cung cấp gỗ xẻ cũng như chuyển hóa rừng trồng gỗ nguyên liệu sang gỗ xẻ là cấp thiết. Trước tình hình đó, các nhà nghiên cứu chọn giống đã xác định được một số loài cây chủ lực trong đó có keo, bạch đàn và tiến hành nghiên cứu chọn giống nhằm tăng năng suất, chất lượng rừng trồng (cụ thể là chất lượng gỗ xẻ) đáp ứng nhu cầu sản phẩm công nghệ. Do đó, nghiên cứu cải thiện giống cho Bạch đàn pelita theo hướng sinh trưởng và tính chất cơ lý gỗ được đặt ra.
Mặc dù Bạch đàn pelita (Eucalyptus pellita F. Muell.) nhập vào Việt Nam (năm 1990) muộn hơn so với nhiều loài bạch đàn khác, nhưng thông qua các khảo nghiệm loài trước đây đã khẳng định loài này sinh trưởng tốt trên điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đất thấp, tầng dày như vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, và khu vực Tây Nguyên độ cao dưới 800 m so với mặt biển. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, với khả năng sinh trưởng nhanh, chống chịu sâu bệnh hại tốt và tính chất gỗ phù hợp làm gỗ xẻ (Lê Đình Khả et al., 2003; Harwood et al., 1998; Phạm Quang Thu et al., 2009) [10, 67,120], nên Bạch đàn pellita có tiềm năng phát triển trồng rừng diện rộng. Bên cạnh đó, Bạch đàn pelita còn có thể lai giống với các loài bạch đàn khác như Bạch đàn uro, Bạch đàn camal tạo ra giống lai có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt (Hà Huy Thịnh et al., 2011a) [19]. Một số giống lai giữa Bạch đàn pelita với Bạch đàn uro, Bạch đàn camal đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật và đang gây trồng trên nhiều vùng sinh thái.
Để phát triển rừng trồng thành công thì công tác giống phải đi trước một bước tạo ra những giống có năng suất, chất lượng cao cho trồng rừng (Lê Đình Khả và Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006) [13]. Với định hướng phát triển rừng trồng gỗ lớn làm gỗ xẻ, bên cạnh việc chọn giống có sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt thì cần thiết phải quan tâm đến các tính chất gỗ tạo ra sản phẩm phù hợp với công nghiệp chế biến và yêu cầu sử dụng. Muốn xây dựng thành công một chương trình cải thiện giống kết hợp giữa sinh trưởng với tính chất cơ lý làm gỗ xẻ thì việc xác định các chỉ tiêu sinh trưởng, tính chất cơ lý gỗ cần được cải thiện, mức độ biến dị, khả năng di truyền của tính trạng đó cũng như quan hệ giữa tính trạng là hết sức quan trọng, cần nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai)
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là do tôi thực hiện, các số liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ tài liệu hay công trình nào khác, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là do tôi trực tiếp thu thập, đồng thời có kế thừa kết quả các đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” giai đoạn 2001 - 2005, đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực” giai đoạn 2006 - 2010 do TS Hà Huy Thịnh làm chủ nhiệm, và đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống Bạch đàn lai mới giữa Bạch đàn pellita và các giống Bạch đàn khác” giai đoạn 2011 – 2015 do TS Nguyễn Đức Kiên làm chủ nhiệm mà tôi là cộng tác viên, đồng thời đã được hai chủ nhiệm đề tài cho phép. Hà Nội, tháng 6 năm 2016 Tác giả Trần Hữu Biển LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2015. Có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của nghiên cứu sinh không thể thiếu sự giúp đỡ của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ, đặc biệt là Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, đơn vị đã trực tiếp hỗ trợ kinh phí, nhân lực, vật liệu giống và hiện trường nghiên cứu thông qua các đề tài nghiên cứu về cải thiện giống do Viện chủ trì thực hiện. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến TS. Hà Huy Thịnh, TS. Nguyễn Đức Kiên là những người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cám ơn GS.TS Lê Đình Khả, TS. Phí Hồng Hải đã đóng góp ý kiến trong quá trình hoàn thành luận án. Đồng thời cũng gửi lời cám ơn tới tập thể cán bộ Bộ môn nghiên cứu giống – Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, lãnh đạo cùng tập thể Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ đã giúp đỡ tác giả trong việc thu thập và xử lý số liệu. Xin chân thành cám ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 6 năm 2016 MỤC LỤC BẢNG KÊ CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CSIRO Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vượng chung CVA Hệ số biến động di truyền CVG Hệ số biến động kiểu gen CV% Hệ số biến động D1,3 Đường kính ngang ngực Fpr Xác xuất F (Fisher) tính toán Hvn Chiều cao vút ngọn h2 Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp IND Indonesia KLR Khối lượng riêng KNXX Khảo nghiệm xuất xứ LSD (Least Significant Diference) Khoảng sai dị đảm bảo MAS (Marker Assisted Selection) Chọn giống dựa trên chỉ thị phân tử MoE (Modulus of Elasticity) Môđun đàn hồi (uốn tĩnh) MoR (Modulus of Rupture) Độ bền uốn tĩnh PNG Papua New Guinea PP Chỉ số Pilodyn QLD Queensland RTN Rừng tự nhiên R Hệ số tương quan SSO (Seedling Seed Orchard) Vườn giống hữu tính SL Co rút chiều dọc SR Co rút xuyên tâm ST Co rút tiếp tuyến SV Co rút thể tích TB Trung bình TBKN Trung bình khảo nghiệm TBVG Trung bình vườn giống TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Tls Tỷ lệ sống T/R Tỷ lệ co rút tiếp tuyến/co rút xuyên tâm VG Vườn giống Vt Thể tích thân cây DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 1.1. Quan hệ của các tính trạng đến đặc tính của sản phẩm gỗ Bảng 1.2. Khối lượng riêng và hệ số di truyền một số loài bạch đàn Bảng 2.1. Tổng hợp nguồn gốc, xuất xứ, gia đình Bạch đàn pellita Bảng 2.2. Đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu Bảng 2.3. Tính chất vật lý, hóa học đất khu vực nghiên cứu Bảng 2.4. Thời điểm tỉa thưa và số cây còn lại trong khảo nghiệm hậu thế Bảng 3.1. Biến dị sinh trưởng Bạch đàn pellita giữa các xuất xứ ở 3 và 6 năm tuổi tại Bàu Bàng Bảng 3.2. Biến dị sinh trưởng Bạch đàn pellita giữa các xuất xứ ở 8 và 10 năm tuổi tại Bàu Bàng Bảng 3.3. Biến dị sinh trưởng Bạch đàn pellita giữa các xuất xứ ở 3 và 6 năm tuổi tại Pleiku Bảng 3.4. Biến dị sinh trưởng Bạch đàn pellita giữa các xuất xứ ở 8 và 10 năm tuổi tại Pleiku Bảng 3.5. Biến dị sinh trưởng Bạch đàn pellita giữa các gia đình ở 3 và 6 năm tuổi tại Bàu Bàng Bảng 3.6. Biến dị sinh trưởng Bạch đàn pellita giữa các gia đình ở 8 và 10 năm tuổi tại Bàu Bàng Bảng 3.7. Biến dị sinh trưởng Bạch đàn pellita giữa các gia đình ở 3 và 6 năm tuổi tại Pleiku Bảng 3.8. Biến dị sinh trưởng Bạch đàn pellita giữa các gia đình 8 và 10 năm tuổi tại Pleiku Bảng 3.9. Tổng hợp sinh trưởng và tính chất cơ lý gỗ của Bạch đàn pellita Bảng 3.10. Khối lượng riêng của gỗ, pilodyn giữa các xuất xứ Bảng 3.11. Khối lượng riêng và pilodyn giữa các gia đình Bảng 3.12. Độ co rút gỗ giữa các xuất xứ Bảng 3.13. Độ co rút tiếp tuyến gỗ giữa các gia đình Bảng 3.14. Độ co rút xuyên tâm gỗ giữa các gia đình Bảng 3.15. Tỷ lệ co rút tiếp tuyến/xuyên tâm gỗ giữa các gia đình Bảng 3.16. Độ co rút chiều dọc gỗ giữa các gia đình Bảng 3.17. Độ co độ rút thể tích gỗ giữa các gia đình Bảng 3.18. Biến dị môđun đàn hồi và độ bền uốn tĩnh gỗ giữa các xuất xứ Bảng 3.19. Môđun đàn hồi và độ bền uốn tĩnh gỗ của 40 gia đình Bảng 3.20. Hệ số di truyền (h2) và hệ số biến động di truyền lũy tích (CVA) về sinh trưởng Bảng 3.21. Hệ số di truyền (h2) và hệ số biến động di truyền lũy tích (CVa) về tính chất gỗ Bảng 3.22. Tổng hợp tương quan co rút tuyến tính – tổng độ co rút tuyến tính Bảng 3.23. Hệ số tương quan kiểu gen, kiểu hình về sinh trưởng Bảng 3.24. Tương quan giữa một số tính trạng sinh trưởng, tính chất gỗ Bảng 3.25. Tương tác kiểu gen – hoàn cảnh về sinh trưởng Bảng 3.26. Tăng thu di truyền lý thuyết tính trạng sinh trưởng Bảng 3.27. Tăng thu di truyền lí thuyết tính trạng tính chất gỗ Bảng 3.28. Danh sách cá thể Bạch đàn pelita 11 năm tuổi tại Pleiku có thể tích thân cây và khối lượng riêng vượt trung bình 21 23 40 42 43 44 57 59 61 63 66 69 72 75 78 80 82 84 85 86 88 89 90 91 92 94 96 100 101 105 108 111 113 115 DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình Trang Hình 1.1. Phân bố tự nhiên Bạch đàn pellita Hình 2.1. Địa điểm trồng khảo nghiệm Bạch đàn pellita Hình 2.2. Pilodyn và phương pháp thu thập số liệu pilodyn Hình 2.3. Thu thập mẫu gỗ Bạch đàn pellita 11 năm tuổi tại Pleiku Hình 2.4. Mẫu gỗ nghiên cứu độ co rút Hình 2.5. Phương pháp và các bước tiến hành đo độ co rút. Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng gia đình trong xuất xứ ở 6 năm tuổi tại Bàu Bàng Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng gia đình trong xuất xứ ở 10 năm tuổi tại Bàu Bàng Hình 3.3. Bạch đàn pellita 10 năm tuổi tại Bàu Bàng Hình 3.4. Biểu đồ sinh trưởng gia đình trong xuất xứ 6 năm tuổi tại Pleiku Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng gia đình trong xuất xứ ở 10 năm tuổi tại Pleiku Hình 3.6. Biểu đồ tương quan khối lượng riêng và pilodyn mức gia đình Hình 3.7. Biểu đồ tương quan khối lượng riêng và pilodyn mức độ cá thể Hình 3.8. Biểu đồ tương quan co rút tiếp tuyến ở độ ẩm 12% và 0% Hình 3.9. Biểu đồ tương quan co rút xuyên tâm ở độ ẩm 12% và 0% Hình 3.10. Biểu đồ tương quan co rút chiều dọc ở độ ẩm 12% và 0% Hình 3.11. Biểu đồ tương quan co rút T/R ở độ ẩm 12% và 0% Hình 3.12. Biểu đồ tương quan co rút thể tích (SV) ở độ ẩm 12% và 0% Hình 3.13. Biểu đồ hiệu quả chọn lọc sớm ở 3 năm tuổi tại Bàu Bàng Hình 3.14. Biểu đồ hiệu quả chọn lọc sớm ở 3 năm tuổi tại Pleiku 9 41 47 47 48 50 68 70 71 73 77 98 98 99 99 99 100 100 103 104 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bạch đàn pelita (Eucalyptus pellita F. Muell.) là cây gỗ lớn, có khả năng sinh trưởng nhanh, chống chịu sâu bệnh tốt, đồng thời chất lượng gỗ, màu sắc gỗ phù hợp cho sản phẩm đồ gia dụng và xây dựng (Harwood, 1998). Với nhu cầu sử dụng gỗ trong nước, xuất khẩu ngày càng tăng; đồng thời đáp ứng định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong đó trồng rừng cung cấp gỗ xẻ cũng như chuyển hóa rừng trồng gỗ nguyên liệu sang gỗ xẻ là cấp thiết. Trước tình hình đó, các nhà nghiên cứu chọn giống đã xác định được một số loài cây chủ lực trong đó có keo, bạch đàn và tiến hành nghiên cứu chọn giống nhằm tăng năng suất, chất lượng rừng trồng (cụ thể là chất lượng gỗ xẻ) đáp ứng nhu cầu sản phẩm công nghệ. Do đó, nghiên cứu cải thiện giống cho Bạch đàn pelita theo hướng sinh trưởng và tính chất cơ lý gỗ được đặt ra. Mặc dù Bạch đàn pelita (Eucalyptus pellita F. Muell.) nhập vào Việt Nam (năm 1990) muộn hơn so với nhiều loài bạch đàn khác, nhưng thông qua các khảo nghiệm loài trước đây đã khẳng định loài này sinh trưởng tốt trên điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đất thấp, tầng dày như vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, và khu vực Tây Nguyên độ cao dưới 800 m so với mặt biển. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, với khả năng sinh trưởng nhanh, chống chịu sâu bệnh hại tốt và tính chất gỗ phù hợp làm gỗ xẻ (Lê Đình Khả et al., 2003; Harwood et al., 1998; Phạm Quang Thu et al., 2009) [10, 67,120], nên Bạch đàn pellita có tiềm năng phát triển trồng rừng diện rộng. Bên cạnh đó, Bạch đàn pelita còn có thể lai giống với các loài bạch đàn khác như Bạch đàn uro, Bạch đàn camal tạo ra giống lai có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt (Hà Huy Thịnh et al., 2011a) [19]. Một số giống lai giữa Bạch đàn pelita với Bạch đàn uro, Bạch đàn camal đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật và đang gây trồng trên nhiều vùng sinh thái. Để phát triển rừng trồng thành công thì công tác giống phải đi trước một bước tạo ra những giống có năng suất, chất lượng cao cho trồng rừng (Lê Đình Khả và Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006) [13]. Với định hướng phát triển rừng trồng gỗ lớn làm gỗ xẻ, bên cạnh việc chọn giống có sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt thì cần thiết phải quan tâm đến các tính chất gỗ tạo ra sản phẩm phù hợp với công nghiệp chế biến và yêu cầu sử dụng. Muốn xây dựng thành công một chương trình cải thiện giống kết hợp giữa sinh trưởng với tính chất cơ lý làm gỗ xẻ thì việc xác định các chỉ tiêu sinh trưởng, tính chất cơ lý gỗ cần được cải thiện, mức độ biến dị, khả năng di truyền của tính trạng đó cũng như quan hệ giữa tính trạng là hết sức quan trọng, cần nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm xác định các đặc điểm biến dị và khả năng di truyền của sinh trưởng, tính chất gỗ ở Bạch đàn pelita cũng như quan hệ giữa các tính trạng làm cơ sở khoa học xây dựng chiến lược chọn giống Bạch đàn pelita ở Việt Nam theo hướng cung cấp gỗ xẻ chất lượng cao. Trong khuôn khổ kết quả đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” giai đoạn 2001 - 2005, đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực” giai đoạn 2006 – 2010 đã xây dựng các khảo nghiệm hậu thế kết hợp xây dựng vườn giống. Để tiếp tục đánh giá, định hướng nghiên cứu Bạch đàn pelita phục vụ mục đích gỗ xẻ góp phần giải quyết cơ sở lý luận và thực tiễn trong cải thiện giống, luận án “Nghiên cứu biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai) ” được thực hiện. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần làm cơ sở khoa học bổ sung những hiểu biết về đặc điểm biến dị, khả năng di truyền và mức độ quan hệ di truyền giữa các tính trạng làm cơ sở cho nghiên cứu cải thiện giống Bạch đàn pelita theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng gỗ xẻ. Ý nghĩa thực tiễn + Tại Bàu Bàng: Đã xác định được 11 gia đình có độ vượt thể tích trung bình từ 20 – 44%, 53 cá thể có sinh trưởng nhanh với độ vượt so với thể tích trung bình từ 35% đến 125%. + Tại Pleiku: Đã xác định được 10 gia đình có độ vượt thể tích trung bình từ 20 – 38%, 49 cá thể có sinh trưởng nhanh với độ vượt so với thể tích trung bình từ 44% đến 154% ở tuổi 10; xác định được 45 cá thể sinh trưởng nhanh ở tuổi 11, đồng thời có khối lượng riêng từ trung bình trở lên. + Xác định được tuổi chọn giống về sinh trưởng đối với Bạch đàn pelita có ý nghĩa bắt đầu từ 3 năm tuổi. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Nghiên cứu góp phần cơ sở khoa học cho chọn giống nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng Bạch đàn pelita theo hướng cung cấp gỗ xẻ. Mục tiêu cụ thể + Đánh giá được đặc điểm biến dị, khả năng di truyền của một số tính trạng sinh trưởng và tính chất cơ lý gỗ của Bạch đàn pelita. + Xác định được quan hệ di truyền giữa các tính trạng sinh trưởng ở các giai đoạn tuổi khác nhau làm cơ sở xác định tuổi chọn lọc tối ưu + Xác định được quan hệ di truyền giữa các tính trạng sinh trưởng và chất lượng gỗ làm cơ sở cho chọn giống cung cấp gỗ xẻ 4. Những điểm mới của luận án - Đã đánh giá về biến dị, khả năng di truyền các tính trạng sinh trưởng, tính chất cơ lý gỗ (co rút, độ bền uốn tĩnh, môđun đàn hồi) của Bạch đàn pelita. Xác định được tương quan tuổi – tuổi, tính trạng – tính trạng, tương tác kiểu gen – hoàn cảnh, tăng thu di truyền lý thuyết các tính trạng sinh trưởng và tính chất cơ lý gỗ. - Xác định được một số cá thể Bạch đàn pelita vừa có sinh trưởng nhanh, vừa có tính chất cơ lý gỗ tốt. 5. Đối tượng nghiên cứu Gồm 105 gia đình Bạch đàn pelita trong hai khảo nghiệm hậu thế tại Bàu Bàng – Bình Dương và Pleiku – Gia Lai, nơi đặc trưng cho hai vùng sinh thái khác nhau. Các gia đình có nguồn hạt từ ba vườn giống Cardwell, Melville, Atherton; 5 xuất xứ rừng tự nhiên Bupul Muting ở Irian Jaya - Indonesia và Goe, Kiriwo, South Kiriwo, Serisa thuộc Papua New Guinea; cùng với nguồn hạt thu được trong khảo nghiệm xuất xứ tại Bàu Bàng. 6. Phạm vi nghiên cứu Nội dung + Do Bạch đàn pelita là loài cây có đặc điểm hình dáng thân thẳng, cành nhánh nhỏ, tỉa cành tự nhiên tốt nên luận án không nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu này. + Nghiên cứu giới hạn trong việc tìm hiểu biến dị một số tính trạng sinh trưởng (đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, thể tích thân cây) ở 3, 6, 8, 10 năm tuổi trong khảo nghiệm hậu thế Bạch đàn pelita tại Bàu Bàng và Pleiku, một số tính chất cơ lý gỗ (khối lượng riêng, độ co rút, độ bền uốn tĩnh, môđun đàn hồi) ở giai đoạn 11 năm tuổi trong khảo nghiệm tại Pleiku. Do chi phí xử lý tính chất cơ lý gỗ khá lớn, đồng thời kinh phí của nghiên cứu sinh hạn chế nên luận án chỉ nghiên cứu được các chỉ tiêu này cho một địa điểm Pleiku, còn địa điểm khảo nghiệm tại Bàu Bàng không có số liệu, do đó tương tác kiểu gen – hoàn cảnh đối với tính trạng tính chất cơ lý gỗ chưa làm được. + Xác định khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng, tính chất cơ lý gỗ. + Xác định tăng thu di truyền lý thuyết, tương quan giữa các tính trạng sinh trưởng và tính chất cơ lý gỗ. + Xác định tương tác kiểu gen – hoàn cảnh đối với tính trạng sinh trưởng trên hai địa điểm Bàu Bàng và Pleiku. + Xác định tương quan tuổi – tuổi của tính trạng sinh trưởng theo các độ tuổi 3, 6, 8, 10. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá biến dị sinh trưởng Bạch đàn pelita tại hai địa điểm: Lai Uyên - Bàu Bàng Bình Dương và Trà Bá – Pleiku – Gia Lai. + Khảo nghiệm hậu thế tại Lai Uyên - Bàu Bàng – Bình Dương (105 gia đình). + Khảo nghiệm hậu thế tại Trà Bá - Ple ... ., Gardiner,C.A, and Morse, G.J, 1992. Eucalyptus pellita. Seed collections in PNG and north Qld. Forest Genetic Resources Information 20, 24-31p Hai, P.H., Jansson G, Harwood C, Hannrup B, Thinh HH, Pinyopusarerk K, 2008. Genetic variation in wood basic density and knot index and their relationship with growth traits for Acacia auriculiformis A. Cunn ex Benth in Northern Vietnam. New Zealand Journal of Forestry Science 38:176-192. Hai, Phi Hong, 2009. Genetic improvement of Plantation – Grown Acacia auriculiformis for saw timber production. Doctoral thesis Swedish university of Agricultural Sciences. Uppsala, ISBN 978-91-576-7403-6, 54p. Hai, P.H., Jansson, G., Hannrup, B., Harwood, C. & Thinh, H.H., 2009. Use of wood shrinkage characteristics in breeding of fast-grown Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth in Vietnam. Annals of Forest Science 66 (6): 611p1-611p9. Hai, P.H., Hannrup, B., Harwood, C., Jansson, G. & Ban, D. V., 2010. Wood stiffness and strength as selection traits for sawn timber in Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth. Canadian Journal of Forest Research 40 (2): 322-329. Hamilton, M. G. & Potts, B. M, 2008. Eucalyptus nitens genetic parameters. New Zealand Journal of Forestry Science, 38, 102-119. Hardiyanto, E. B., 2003. Growth and Genetic Improvement of Eucalyptus pellita in South Sumatra, Indonesia. Eucalypts in Asia. Proceedings of an international conference held in Zhanjiang, Guangdong, China, 7-11 April 2003, pp82-88. Harwood, C.E., et al, 1997a. Early growth and survival of Eucalyptus pellita provenances in range of tropical environments, compared with E. grandis, E. urophylla and A. mangium. New forest 14, CSIRO, printed Netherlands, pages: 203 – 219. Harwood, C.E., et al, 1997b. Genetic improvement of Eucalyptus pellita in north Queensland, Australia. Vol.1, in IUFRO Conference on Silviculture and Improvement of Eucalypt, Salvador, pp219-226. Harwood, C. E., 1998. Eucalyptus pellita-an annotated bibliography. CSIRO publishing. 70pp. ISBN 0643 063129. Henson, M., S. Boyton, M. Davies, B. Joe, B. Kangane, T. Murphy, G. Palmer and J. Vanclay, 2004. Genetic parameters of wood properties in a 9 year old E. dunnii progeny trial in NSW, Australia. Hoadley, R.B., 2000. Understanding wood: a craftsman’s guide to wood technology. 2nd ed. Newtown, CT: Taunton Press. 280 p. Hill KD, Johnson LAS, 2000. Systematic studies in the eucalypts. New tropical and subtropical eucalypts from Australia and New Guinea (Eucalyptus Myrtaceae). Telopea 8, 503–540. Hillis, W. and Brown, A., 1984. Eucalypts for wood production. CSIRO, Australia, 434p House, A.P.N and Bell, J.C, 1996. Genetic diversity, mating systems and systematic relationships in two red mahoganies, Eucalyptus pellita and E. scias. Australian Journal of Botany 44, 157-174p. Jacobs, M.R, 1983. Eucalyptus for planting. FAO Forestry series No. 11. FAO Rome Le Dinh Kha, and Nguyen Viet Cuong, 2000. Research on hybridisation of some eucalptus species in Vietnam. In: Dungey, H.S, Dieters, M.J. and Nikles, D.G. ed., Symposium on Hybrid Breeding and Genetics of Forest Tree, Noosa, Queensland, Australia 9-14 April, 2000. Brisbane, Department of Primary Industries, 139-146.(Compact disk) Kha, Le Dinh, Thinh Ha Huy, and Cuong Nguyen Viet, 2003. Improvement of Eucalyptus for Reforestation in Vietnam. Eucalypts in Asia. Proceedings of an international conference held in Zhanjiang, Guangdong, China, 7-11 April 2003, pp71-81. Kien ND, Gunnar Jansson, Chris Harwood, CurtAlmqvist and Ha Huy Thinh, 2008. Genetic variation in wood basic density and pilodyn penetration and their relationships with growth, stem straightness, and branch size FOR Eucalyptus urophylla in Northern Vietnam. New Zealand Journal of Forestry Science (2008) 38:160-175. Kien, N. D., Jansson, G., Harwood, C. & Thinh, H. H, 2009. Genetic control of growth and form in Eucalyptus urophylla in northern Vietnam. Journal of Tropical Forest Science, 21, 50-65. Kien, N. D., Quang, T. H., Jansson, G., Harwood, C., Clapham, D. & Von Arnold, S, 2009. Cellulose content as a selection trait in breeding for kraft pulp yield in Eucalyptus urophylla. Annal Forest Science, 66, 711p1 - 711p8. Kube, P. D., Raymond, C. A. & Banham, P. W, 2001. Genetic parameters for diameter, basic density, cellulose content and fibre properties for Eucalyptus nitens. Forest Genetics, 8, 285-294. Lan Hesheng, Qiu Jingqing, Xie Guoyang, Huang Delong, Zhao Shirong and Lin Wenge, 2003. Review of Cold-Tolerant Eucalyptus Improvement in Fujian Province. Eucalypts in Asia. Proceedings of an international conference held in Zhanjiang, Guangdong, China, 7-11 April 2003, pp117-122. Leksono, B., and S. Kurinobu, 2005. Trend of within family-plot selection practiced in three seedling seed orchards of Eucalyptus pellita in Indonesia. Journal of Tropical Forest Science, Vol. 17, No. 2, pages: 235-242. Leksono, B., et al, 2006. Optimun age for selection based on a time trend of genetic parameters related to diameter growth in seedling seed orchards of E. pellita in Indonesia. Japan, pages: 359 – 364. Leksono, B., Susumu Kurinobu, and Yuji Ide, 2007. Optimum Design for Seedling Seed Orchards to Maximize Genetic Gain: An Investigation on Seedling Seed Orchards of Eucalyptus pellita. Tokyo University, No. 118, pp15-24. Leksono, B., Susumu Kurinobu, and Yuji Ide, 2008. Realized genentic gains observed in second generation seedling seed orchards of E. pellita in Indonesia. Journal of Forest Reseach, Springer Japan, pages: 110 – 116. Leksono, B., 2009. Breeding zones based on genotype-environment interaction in seedling seed orchards of Eucalyptus pellita in Indonesia. Journal of Forestry Research, Vol. 6, No. 1, pp 74-84. Leksono, B., Susumu Kurinobu, and Yuji Ide, 2009. An optimum design for seedling seed orchards to maximize genetic gain: An investigation on seedling seed orchards of Eucalyptus pellita F. Muell. Journal of Forestry Research, Vol. 6, No. 2, pp85-95. Leksono, B., 2013. Genetic improvement of Eucalyptus pellita in Indonesia, Indonesia, 7p. Lima José Luis, João Caandido de Souza, Magno Antônio Patto Ramalho, Heslder Bolognani Andrace and Leonardo Chagas de Sousa, 2010. Early selection of parents and trees in Eucalyptus full-sib progeny tests. Crop Breeding and Applied Biotechnology, Brazil, No. 11, pp10-16. Luo, J., R. J. Arnold and K. Aken, 2006. Genetic variation in growth and typhoon resistance in Eucalyptus pellita in south-western China. Australian Forestry, Vol. 69, No. 1, pp. 38-47. Magalhaes, J.G.R., 1988. Quality of wood and its effects on charcoal quality and the economic impacts of its use. Pp. 195 – 209 in Carneiro, J. G. de A. (ed) Bilateral Symposium Brazil Finland on forestry actualities. 16 – 22 October, 1988, Brazil. Mercadet, A et al., 1995. Adaption de Eucalyptus pellita in Cuba. Instituto de Investigaciones Forestales, Havana, Cuba, 2pp. Montes, S. C., Beaulieu, J. & Hernández, R. E, 2007. Genetic variation in wood shrinkage and its correlations with tree growth and wood density of Calycophyllum spruceanum at an early age in the Peruvian Amazon. Canadian Journal of Forest Research, 37, 966-976. Mulawarman and Agus Sukarno, 2000. Genetic Variation in Early Performance of Interspecific Hybrid Between Eucalyptus pellita and E. urophylla and E. brassiana in Wanagama. Prosiding of seminar Nasionnal Status Silvikultur 1999, pp194-198. Mulawarman, Setyono Sastrosumarto, and mohamad Na’iem, 2003. Crossability in interspecific hybrid between Eucalyptus pellita and E. urophylla. Zuriat, Vol. 14, No. 2, pp12-21. Mulawarman, Mohamad Na’iem, and Setyono Sastrosumarto, 2006. Genetic control of growth and wood density of Eucalyptus pellita x urophylla hybrid families under two nutrient conditions. Zuriat, Vol. 15, No. 3,pp 15-28. Mullin T.J., Park Y.S., 1992. Estimating genetic gains from alternative breeding strategies for clonal forestry. Can. J. For. Res. 22, p.14-23. Nghia Nguyen Hoang, 1997. Variation in growth and disease resistance of Eucalyptus species and provenances tested in Vietnam. IUFRO Conference on Silviculture and Improvement of Eucalypt, Salvador, Portugese. Vol.1, 426-422p. Olesen, P.O., 1971. The water displacement method. A fast and accurate method of determining the green volumn of wood samples. Forest Tree Improvement, 3: 1-23 Oliveira, A.C et al., 1984. Resistance of Eucalyptus spp. (Myrtaceace) to the larval defoliator Thyrinteina arnobia. Revista Arvore 8(2), 93-103. Ormarsson, S. et al., 1998. A numerical study of the shape stability of sawn timber subjected to moisture variance. Wood Science Technology 32(5), 325-334 Pegg, R.E. and Wang, G.X., 1994. Results of Eucalyptus pellita trials at Dongmen, China. Proceedings of an international workshop held at Zhangzhou, Fujian, China,108-115pp Pinyopusarerk, K., Luangviriyasaeng, V. and Rattanasvanh, D., 1996. Two-year performance of Acacia and Eucalyptus species in a provenance trial in Lao PDR. Journal of Tropical Forest Science 8(3): 412-422 Pinyopusarerk, K., Chris Harwood, 2009. Advanced-generation breeding and deployment of Acacia and Eucalyptus species and hybrids. International Symposium on Forest Genetic Resources 5-8 Octorber 2009, Kuala Lumpur, 15p. Raymon, C.A., 2000. Tree breeding issues for solid wood production. The furniture of eucalyptus for wood products. IUFRO Conference. Launceston, Australia, 11p Raymond, C.A., 2002. Genetic of Eucalyptus wood properties. Annals Forest Science 59, 525-531. Raymond, C. A. & Schimleck, L. R, 2002. Development of near infrared reflectance analysis calibrations for estimating genetic parameters for cellulose content in Eucalyptus globulus. Canadian Journal of Forest Research, 32, 170-176. Regina Celia Goncalves Peralta et al., 2003. Feeding Preference of Subterranean Termites for Forest Species Associated or not a Wood-decaying Fungi. Floresta e Ambiente, Vol. 10, No. 2, p. 58-63. Regina Celia Goncalves Peralta et al., 2004. Wood consumption rates of forest species by subterranean termites (Isoptera) under field condition. Revista Arvore, Brazil, Vol. 27, No. 2, pp 283-289. Reilly, D. F., R. M. Robertson, D. G. Nikles, K. Robson and D. J. Lee, 2007. Testing and Breeding Forest Trees for Plantations in the Northern Terriory. Natural Heritage Trust, p20-28. Research Institute of Wood Industry, 2006. Report paper, 24 p. Australia Rozenberg, P.H. and Cahalan, C.H., 1997. Spruce and wood quality: Genetic aspect (A review). Silvae Gentica 46(5), 270-279 Schimleck, L. R., Kube, P. & Raymond, C. A, 2004. Genetic improvement of kraft pulp yield in Eucalyptus nitens using cellulose content determined by near infrared spectroscopy. Canadian Journal of Forest Research, 34, 2263 - 2370. Shelbourne, C. J. A, 1992. Genetic gain from different kind of breeding population and seed and plant production population. South African Forestry Journal, 160, 49 - 65. Siarot, P. T., 1986. Prelimitary result of the development of genetically superior trees in genus Eucalyptus. Sylvatrop 11 (3 – 4), 147 – 160. Skaar, C., 1988. Wood water relations. New York: Springer-Verlag, 213-232p Son, L., 2009. Genetic differentiation among and within three red mahoganies, Eucalyptus pellita, E. resinifera and E. scias. MSc thesis, Southern Cross University, Lismore, NSW, 39-43pp. Steele, P.H., 1984. Factor determining lumber recovery in sawmilling. United States Department of Agriculture, Forest Service, Forest Products Laboratory. General Technical Report, 10p Sturion et al., 1987. Variation in wood density in twelve Eucalyptus species planted in Uberaba, Minas, Gerais. Boletim de Pesquisa Florestal. No.14, 28 – 38. Thomas, D., Harding, K., Henson, M., Kien, N.D., Thinh, H. H., Trung, N. Q, 2009. Genetic variation in growth and wood quality of Eucalyptus urophylla in northern Vietnam. Report prepared for ACIAR Project FST/1999/95. Thu, Pham Quang, Bernard Dell, Treena Isobel Burgess, 2009. Susceptibility of 18 eucalypt species to gall wasp Leptocybe invasa in the nursery and young plantations in Vietnam. ScienceAsia, No. 35, pp113-117. Tibbits, W. & Hodge, G., 1998. Genetic parameters and breeding value predictions for Eucalyptus nitens wood fiber production traits. Forest Science 44(4), 587 - 598 Tomazello Filho, M., 1987. Anatomical structure of the wood of eight species of eucalyptus cultivated in Brazil. IPEF Instituto de Pesquisas e Estudos Florestais. No. 29, 25 – 36 Treena I. Burgess, Paul A. Berber, Supeni Sufaati, Daping Xu, Giles E. StJ. Hardy and Bernard Dell, 2007. Mycosphaerella spp. on Eucalyptus in Asia; new species; new hosts and new records. Fungal Diversity, No. 24, p135-157. Turnbull, J.W. 1999. Eucalypt plantations. New Forest 17: 37−52. Van Royen, P., 1963. Notes on the vetation of South New Guinea. Sertulum Papuanum 7. Nova Guinea. Botany 13. 195 – 247 Varghese, M., Harwood, C.H., Hedge, R. & Ravi, N., 2008. Evaluation of provenances of Eucalyptus pellita and clones of E. camaldulensis and E. tereticornis at contrasting sites in southern India. Silvae Genetica 57(3), 170 - 179 Vercoe, T.K. and McDonald, M.V, 1991. Eucalyptus pellita and Acacia seed collections in New Guinea. Forest Genetic Resources Information 19, 38-42p. Walker, J.C.F., 2006. Primary wood processing: principles and practice. The Netherlands: Springer, 543-559 Wang, T., Aitken, S. N., Rozenberg, P, 1999. Selection for height growth and Pilodyn pin penetration in lodgepole pine: effects on growth traits, wood properties, and their relationships. Can. J. For. Res., Vol.29. trang 434–445. Wei, X. and Borralho, N.M.G., 1998. Genetic control of growth traits of Eucalytus urophylla in South East China. Silvae Genetica 47(2-3), 158-165. White TL, Adams WT, Neale DB, 2007. Forest genetics. CABI International, Wallingford. William S. Dvorak et al., 2011. International Tree Breeding and Conservation. 2011 Camcore Annual Report, USA, 50p. Yang, J.L. and Evans, R., 2003. Prediction of MoE fo Eucalypt wood from microfibril angle and density. Holz als Roh-und Werkstoff 61(6), 449-452 Yang, J. & Fife, D., 2003. Identifying check-prone trees of Eucalyptus globulus Labill. using collapse and shrinkage measurements. Australian Forestry 66(2), 90-92. Yang Minsheng, 2003. Present Situation and Prospects for Eucalyptus Plantations in China. Eucalypts in Asia. Proceedings of an international conference held in Zhanjiang, Guangdong, China, 7-11 April 2003, pp9-15. Zhou XuDong. Xie Y. J, Chen S. F, and Wingfield M.J, 2008. Diseases of eucalypt plantations in China: challenges and opportunities. Fungal Diversity, No. 32, pp1-7. Zobel, B., Talbert, 1984. Applied Forest Tree Improvement. New York. Zobel, B. and Van Buijtenen, J.P., 1989. Wood variation in veneer quality and its correlation to growth in white spruce. Canadian Journal of Forest Research 34(6), 1311-1318. Zobel Bruce J., Jacksson B.Jett, 1995. Genetics of Wood Production. Springer-Verlag, Berlin, Heidelberg, New York, London, 337 pp.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_bien_di_kha_nang_di_truyen_ve_sinh_truong.docx
- TT Đưa lên mạng.doc
- TTĐưa lên mạng - english.docx
- Tóm tắt luận án.docx