Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung
Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) có nguồn gốc từ
Australia, Papua New Guinea và Indonesia, là loài cây đa mục đích, gỗ được sử
dụng sản xuất gỗ dán, ván dăm, bột giấy và đồ gỗ gia dụng . Một đặc điểm nổi bật
của loài cây này là có khả năng thích nghi và sinh trưởng nhanh trên một số dạng
lập địa mà các loài keo khác khó tồn tại, đặc biệt là dạng lập địa có môi trường chua
(pHKCl 3,5 - 6) và đất cát podzol cằn cỗi, như dạng đất cát nội đồng bán ngập
(Turnbull và cộng sự, 1998)[78].
Keo lá liềm được gây trồng ở Việt Nam muộn hơn so với Keo tai tượng (A.
mangium) và Keo lá tràm (A. auriculiformis), song Keo lá liềm sớm trở thành một
trong những loài cây trồng rừng phổ biến ở Việt Nam vì có khả năng sinh trưởng
nhanh, tương đương với hai loài keo trên (Harwood, 1993)[50]. Ở châu Á, ba loài
keo được gây trồng chủ yếu là Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm và giống
Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis), trong đó diện tích rừng trồng Keo lá liềm
ước tính khoảng 330.000 ha chủ yếu là trồng ở Indonesia (Griffin, 2012)[40].
Kết quả điều tra tập đoàn cây trồng rừng trên đất cát tại các tỉnh miền Trung,
cho thấy trong số các loài cây trồng chủ yếu là Keo lá liềm, Keo lá tràm, Keo tai
tượng, Phi lao, Bạch đàn trắng thì chỉ có Keo lá liềm và Phi lao tồn tại và phát triển
thành rừng, còn các loài khác hoặc không tồn tại hoặc tồn tại nhưng không phát
triển được thành rừng (Nguyễn Thị Liệu, 2006)[17]. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu
biến dị về sinh trưởng và một số tính chất gỗ góp phần chọn được những giống
thích hợp phục vụ công tác trồng rừng tại miền Trung là hết sức cần thiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea và Indonesia, là loài cây đa mục đích, gỗ được sử dụng sản xuất gỗ dán, ván dăm, bột giấy và đồ gỗ gia dụng ... Một đặc điểm nổi bật của loài cây này là có khả năng thích nghi và sinh trưởng nhanh trên một số dạng lập địa mà các loài keo khác khó tồn tại, đặc biệt là dạng lập địa có môi trường chua (pHKCl 3,5 - 6) và đất cát podzol cằn cỗi, như dạng đất cát nội đồng bán ngập (Turnbull và cộng sự, 1998)[78]. Keo lá liềm được gây trồng ở Việt Nam muộn hơn so với Keo tai tượng (A. mangium) và Keo lá tràm (A. auriculiformis), song Keo lá liềm sớm trở thành một trong những loài cây trồng rừng phổ biến ở Việt Nam vì có khả năng sinh trưởng nhanh, tương đương với hai loài keo trên (Harwood, 1993)[50]. Ở châu Á, ba loài keo được gây trồng chủ yếu là Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm và giống Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis), trong đó diện tích rừng trồng Keo lá liềm ước tính khoảng 330.000 ha chủ yếu là trồng ở Indonesia (Griffin, 2012)[40]. Kết quả điều tra tập đoàn cây trồng rừng trên đất cát tại các tỉnh miền Trung, cho thấy trong số các loài cây trồng chủ yếu là Keo lá liềm, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Phi lao, Bạch đàn trắng thì chỉ có Keo lá liềm và Phi lao tồn tại và phát triển thành rừng, còn các loài khác hoặc không tồn tại hoặc tồn tại nhưng không phát triển được thành rừng (Nguyễn Thị Liệu, 2006)[17]. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu biến dị về sinh trưởng và một số tính chất gỗ góp phần chọn được những giống thích hợp phục vụ công tác trồng rừng tại miền Trung là hết sức cần thiết. Tổng diện tích đất cát ven biển Việt Nam là 562.936 ha, trong đó tập trung nhiều nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung với diện tích khoảng 415.560 ha (Nguyễn Khang, 2000)[15]. Vùng đất này có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phòng hộ môi trường ven biển. Tuy nhiên đây cũng 2 là vùng sinh thái chịu các điều kiện khắc nghiệt như nắng nóng, khô hạn, nghèo kiệt, cát bay... nên điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vùng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đe dọa những tiềm năng sản xuất lương thực, thực phẩm của khu vực. Một trong những giải pháp chính để ngăn chặn, chống sa mạc hóa, tiến đến cải tạo và sử dụng có hiệu quả dải đất cát ven biển duyên hải miền Trung là trồng rừng, đây được xem là một trong những giải pháp tốt nhất. Rừng trồng có tác dụng hạn chế và ngăn chặn sự di động của cát, dần dần tạo ra quá trình cải thiện điều kiện vi khí hậu, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân thuận lợi hơn, là chìa khoá cơ bản quyết định sự thành công một cách bền vững của tất cả các biện pháp cải tạo tiếp theo. Với khả năng thích nghi cũng như tiềm năng đất đai ở miền Trung thì việc phát triển loài Keo lá liềm trở thành cây trồng rừng chủ lực để cung cấp nguyên liệu và bảo vệ môi trường tại vùng cát khắc nghiệt là hết sức cần thiết. Các nghiên cứu trước đây về gỗ Keo lá liềm cho thấy khối lượng riêng khô trong không khí là 0,72 g/cm3, khối lượng riêng ở độ ẩm cơ bản (12%) là 0,62 g/cm3, thích hợp cho sản xuất nguyên liệu giấy, gỗ xây dựng, đồ mộc, đóng thuyền, làm gỗ dán và làm củi. So sánh với ba loài keo trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay thì Keo lá liềm có các chỉ số không thua kém. Điển hình là Keo lá tràm có khối lượng riêng cơ bản (độ ẩm 12%) là 0,50 - 0,65 g/cm3, hiệu suất bột giấy 49%, sợi dài 0,85 mm, nhiệt lượng 4700 - 4900 kcal/kg. Gỗ Keo lai có khối lượng riêng ở độ ẩm cơ bản là 0,48 - 0,54 g/cm3, hiệu suất bột giấy 49 - 52%. Gỗ Keo tai tượng có khối lượng riêng cơ bản (ở độ ẩm 12%) là 0,42 - 0,48 g/cm3, hiệu suất bột giấy 47% (Nguyễn Ngọc Bình, 2004)[1]. Trên thế giới, Indonesia là nước sản xuất bột giấy lớn nhất từ các loài keo, năm 1990 sản xuất 1 triệu tấn/năm đến năm 2008 sản xuất tăng lên 7,5 triệu tấn/năm và dự báo tăng lên 16 triệu tấn/năm vào năm 2020. Tổng giá trị sản xuất bột giấy hàng năm từ các loài keo ước khoảng 4,3 tỷ USD. Việt Nam năm 2013 đã xuất khẩu 7,45 triệu tấn dăm tương đương 15 triệu m3 gỗ tròn, đạt giá trị xuất khẩu 900 triệu USD (Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, 2013)[8]. Với số lượng này Việt Nam 3 trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ dăm vượt qua cả Australia, các loài đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu dăm là Keo lai, Keo tai tượng sau đó đến Keo lá tràm, Keo lá liềm và một số loài Bạch đàn. Luận án đã kế thừa các kết quả nghiên cứu của chương trình cải thiện giống các loài keo trồng rừng chủ yếu ở trên thế giới và Việt Nam, đồng thời kế thừa hiện trường và kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống năng suất cao và chất lượng tốt một số loài cây trồng rừng chủ yếu” giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 và đề tài “Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cho Keo lá liềm và Keo tai tượng phục vụ trồng rừng kinh tế” giai đoạn 2011 - 2015 (Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp). Với tư cách là cộng tác viên chính tại miền Trung và được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài, tác giả thực hiện luận án “Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung”. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học Đánh giá được đặc điểm biến dị và khả năng di truyền ở mức độ xuất xứ và gia đình Keo lá liềm về các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng thân cây và một số tính chất gỗ. Đồng thời xác định được tương quan của các tính trạng ở các độ tuổi khác nhau, cũng như tương tác kiểu gen - hoàn cảnh giữa các gia đình. Kết quả của đề tài tạo cơ sở khoa học cho việc cải thiện giống Keo lá liềm theo hướng trồng rừng nguyên liệu giấy. - Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu biến dị giữa các xuất xứ và gia đình tại các khảo nghiệm khác nhau: vùng đồi Cam Lộ (Quảng Trị), vùng cát nội đồng Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và vùng đất cát pha Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) giúp xác định được các xuất xứ, gia đình thích hợp trên các lập địa khác nhau. Nghiên cứu tương quan giữa các tính trạng ở các độ tuổi khác nhau và tương tác kiểu gen - hoàn cảnh, giúp xác định được tuổi tối ưu cho chọn giống cũng như 4 xây dựng các khảo nghiệm giống nhằm rút ngắn thời gian và giảm kinh phí trong nghiên cứu cải thiện giống. Nghiên cứu biến dị xác định được các xuất xứ và gia đình có triển vọng tại khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1 để đưa vào nhân giống, công nhận giống mới đồng thời là nguồn vật liệu quý để xây dựng khảo nghiệm giống cho các thế hệ tiếp theo. 3. Mục tiêu nghiên cứu + Mục tiêu chung Xác định được các đặc điểm di truyền của một số tính trạng quan trọng làm cơ sở khoa học góp phần nghiên cứu cải thiện giống Keo lá liềm. + Mục tiêu cụ thể - Xác định được đặc điểm biến dị và khả năng di truyền của một số tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và một số tính chất gỗ. - Xác định tương quan giữa các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây, và một số tính chất gỗ. - Xác định tăng thu di truyền lý thuyết và thực tế trong chọn giống Keo lá liềm. - Xác định được giải pháp cải thiện giống Keo lá liềm và chọn được một số xuất xứ và gia đình có triển vọng. 4. Những điểm mới của đề tài Lần đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện về đặc điểm biến dị và khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và một số tính chất gỗ giữa các xuất xứ và gia đình Keo lá liềm. Đồng thời đánh giá tương quan giữa các tính trạng sinh trưởng và một số tính chất gỗ; đánh giá tăng thu di truyền lý thuyết và thực tế của các khảo nghiệm Keo lá liềm, nhằm cung cấp cơ sở khoa học để chọn được một số xuất xứ, gia đình có sinh trưởng nhanh và chất lượng thân cây tốt trên khảo nghiệm vùng đồi, vùng cát và cát nội đồng ở một số tỉnh miền Trung. 5 5. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu về biến dị và khả năng di truyền các tính trạng sinh trưởng và một số tính chất gỗ của các xuất xứ và gia đình là các giống Keo lá liềm trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1. - Đối tượng nghiên cứu tăng thu di truyền thực tế là các lô hạt thu hái từ các gia đình tốt nhất từ các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1, kết hợp với lô hạt nguyên sản từ PNG và lô hạt trồng rừng sản xuất tại khu vực miền Trung. 6. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung i. Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền các tính trạng sinh trưởng, các chỉ tiêu chất lượng thân cây và một số tính chất gỗ như khối lượng riêng gỗ, chỉ số pilodyn và hàm lượng cellulose giữa các xuất xứ và gia đình. ii. Nghiên cứu tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với khối lượng riêng gỗ, chỉ số pilodyn và hàm lượng cellulose. iii. Nghiên cứu tương quan của các tính trạng sinh trưởng ở các tuổi khác nhau. iv. Nghiên cứu tương tác kiểu gen - hoàn cảnh giữa các lập địa. v. Nghiên cứu tăng thu di truyền lý thuyết và thực tế của các tính trạng sinh trưởng. vi. Đề xuất giải pháp cải thiện giống Keo lá liềm và chọn được một số xuất xứ và gia đình có triển vọng. + Về địa điểm nghiên cứu - Khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1 Keo lá liềm tại vùng đất đồi Cam Lộ - Quảng Trị, cát nội đồng Phong Điền - Thừa Thiên Huế và đất cát pha Hàm Thuận Nam - Bình Thuận. - Khảo nghiệm tăng thu di truyền thực tế tại vùng đất đồi Cam Lộ và vùng cát nội đồng Triệu Phong - Quảng Trị. - Nghiên cứu khối lượng riêng gỗ và hàm lượng cellulose tại Phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm Nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Công ty TNHH Viện Giấy và Xenluylô. 6 7. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện các kết quả nghiên cứu: 4 năm (2011-2014) 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục các công trình liên quan đã công bố, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án có 101 trang và được kết cấu như sau: - Mở đầu: (6 trang) - Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (23 trang) - Chương 2: Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu (16 trang) - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (53 trang) - Chương 4: Kết luận, tồn tại và khuyến nghị (3 trang) 7 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Thông tin chung về Keo lá liềm Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) thuộc họ Đậu (Fabaceae), tên khác là Keo lưỡi liềm, Keo lưỡi mác. Tên tiếng Anh: Northern wattle, Papua New Guinea red wattle, red wattle Keo lá liềm có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea và Indonesia. Đây là loài cây đa tác dụng và có khả năng sinh trưởng nhanh, tương đương với Keo tai tượng nhưng nhanh hơn Keo lá tràm (Harwood, 1993)[50] và được gây trồng rộng rãi ở nhiều nước (Turnbull và cộng sự, 1998)[78]. Gỗ của loài này được sử dụng sản xuất gỗ dán, ván dăm, giấy và đồ gỗ gia dụng (Turnbull và cộng sự, 1998)[78]. Chúng là loài cây trồng rừng chủ yếu ở nhiều nước tại châu Á, châu Phi và có khả năng thích nghi với nhiều dạng lập địa khác nhau, đặc biệt với môi trường chua (pHKCL 3,5 - 6) và đất cát podzol cằn cỗi, như dạng đất cát nội đồng bị úng nước trong suốt mùa mưa và khô hạn trong suốt mùa khô (Turnbull và cộng sự, 1998)[78]. Keo lá liềm là cây gỗ nhỏ đến trung bình, chiều cao khoảng 25m, tối đa khoảng 30m và đường kính lớn nhất có thể đến 50 - 60cm với thân tương đối thẳng và tán lá nhiều cành nhánh. Keo lá liềm có lá màu xanh bạc, cong hình lưỡi liềm, dài 11-20cm. Hoa thường năm cánh, cánh mỏng. Quả lớn hình chữ nhật, cứng, vỏ dày, chiều dài 5,0 - 7,5cm, chiều rộng 2 - 2,5cm (Bentham và Mueller, 1984)[32]. Keo lá liềm phân bố tự nhiên dọc theo bờ biển phía đông bắc của Australia, từ Townsville tới phần chóp của bán đảo Cape York phía bắc của Queensland. Ở các tỉnh miền tây Papua New Guinea loài này phân bố rộng rãi chủ yếu ở khu vực phía nam của sông Fly, gần Wasua-Duaba. Ngoài ra chúng còn phân bố đến những khu vực lân cận phía đông bắc của Irian Jaya (Indonesia), và tập trung nhiều giữa Merauke và Erambu (sơ đồ 1.1). Chúng phân bố từ vĩ độ 80S đến 200S và ở độ cao dưới 450m so với mực nước biển. Lượng mưa thích nghi từ 500 - 3.500 mm. Đặc 8 biệt Keo lá liềm có thể chịu được mùa khô kéo dài 6 tháng, thích ứng với nhiệt độ tối thiểu từ 15-220C và nhiệt độ tối đa từ 31-340C (www.worldagroforestry.org)[84]. Vùng phân bố tự nhiên Sơ đồ 1.1. Phân bố tự nhiên của Keo lá liềm trên Thế giới (Pinyopusarerk, 1990) 1.2. Nghiên cứu về cải thiện giống Keo lá liềm trên thế giới Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của công tác trồng rừng, chọn và cải thiện theo mục tiêu kinh tế sẽ đưa năng suất rừng trồng ngày một lên cao. Theo Zobel và Talbert (1984)[83] thì cải thiện giống cây rừng chỉ có hiệu quả khi nó kết hợp được tất cả sự khéo léo về lâm sinh và chọn giống của nhà lâm nghiệp để sản xuất ra những sản phẩm cây rừng một cách nhanh nhất và rẻ nhất, là một cuộc “hôn nhân” giữa chọn giống cây rừng và các biện pháp lâm sinh. Vì thế, khi nói đến cải thiện giống cây rừng một mặt phải nghĩ đến việc áp dụng các nguyên lý di truyền học và chọn giống để nâng cao năng suất và chất lượng rừng theo mục tiêu kinh tế là chính, mặt khác không bao giờ được quên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp với đặc điểm sinh thái của từng loài cây rừng. So với Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Keo tai tượng (A. mangium) thì Keo lá liềm được đưa vào gây trồng ở Việt Nam muộn hơn. Chương trình nghiên 9 cứu cải thiện giống Keo lá liềm chính thức bắt đầu từ những năm 1990, nhưng đến nay nó đã trở thành một trong những cây trồng rừng chủ lực, đặc biệt ở các tỉnh ven biển miền Trung, song các kết quả nghiên cứu về cải thiện giống của loài cây này còn rất khiêm tốn. Vì lý do đó trong khuôn khổ luận án này tác giả đề cập đến kết quả nghiên cứu cải thiện giống của Keo lá tràm và Keo tai tượng để làm tăng thêm cơ sở cho việc nghiên cứu cải thiện giống cây Keo lá liềm. 1.2.1. Nghiên cứu về biến dị Trên thế giới nghiên cứu biến dị của Keo lá liềm về các tính trạng sinh trưởng (chiều cao, đường kính và thể tích), các chỉ tiêu chất lượng thân cây (độ thẳng thân, duy trì trục thân) và một số chỉ tiêu về tính chất gỗ (khối lượng riêng, hàm lượng cellulose, độ co rút, độ cứng và độ bền ) cũng đã có một số kết quả nghiên cứu thông qua một số chương trình chọn giống. Nhưng hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ xuất xứ, chỉ có một vài nghiên cứu về biến dị ở cấp độ gia đình. Kết quả cho thấy xuất xứ từ Papua New Guinea (PNG) thích nghi với đất kiềm nhẹ, trong khi xuất xứ Coen River từ Queensland lại khó tồn tại ở Đông Timor, Indonesia, Đông Bắc Thái Lan và Philippines (Baggayan, 1998; Chittachumnonk, Sirilak, 1991)[30]. Tuy nhiên, ở các khu vực gần bờ biển chịu ảnh hưởng nhất định của gió biển, các xuất xứ PNG rất dễ bị uốn cong và gẫy bởi gió lốc (Thomson, 1994; Minquan và Yutian, 1991)[77][61]. Các xuất xứ Bắc Queensland (QLD) chịu đựng gió lốc tốt hơn nhưng sinh trưởng chậm. Biến ... gọc Dao (2013), Giới thiệu một số giống cây trồng rừng lâm nghiệp được công nhận là giống Quốc gia và Giống tiến bộ kỹ thuật, Tổng cục Lâm nghiệp. TIẾNG NƯỚC NGOÀI 24. Aggarwal, P.K., Chauhan, S.S. & Karmarkar, A. (2002). Variation in growth strain, volumetric shrinkage and modulus of elasticity and their inter- 104 relationship in Acacia auriculiformis. Journal of Tropical Forest Products 8(2), 135-142. 25. Ani, S. & Lim, S.C., 1993. Variation in specific gravity of five-year-old Acacia mangium from the Batu Arang plantation, Selangor, Malaysia. Journal of Tropical Forest Science 6, 203-206. 26. Arif, N., 1997. Growth and performance of Acacia crassicarpa seedling seed orchards in south Sumatra, Indonesia. Recent developments in Acacia planting, No 82. Ed. By Turnbull J.W., Crompton, H. R. vµ Pinyopusarerk K. Canberra. Trang 359-362. 27. Arnold, R.J. vµ Cuevas, E. 2003. Genetic variation in early growth, stem straightness and survival in Acacia crassicarpa, A. mangium and Eucalyptus urophylla in Bukidnon province, Philippines. Journal of Tropical Forest Science, Vol. 15-2. pp 332-351 28. Awang Kamis and David Taylor, 1993. Acacia magium: Growing and Utilization. Winrock International and the Food and Agriculture Organization of the United Nations, 280p. 39. Baggayan J. L. and Baggayan R. L., 1998. Potential of selected Acacia species in Cebu province, Phillipines. In: Turnbull, J.W., Crompton, H.R. and Pinyopusarerk, K. (eds). Recent Developments in Acacia Planting. Proceedings of an international workshop, Hanoi, Vietnam, 27–30 October 1997. ACIAR Proceedings No. 82, 125-129. 30. Becker, W.A., 1992. Manual of quantitative genetics. Academic Enterprises, WA, U.S.A. 152 pp. 31. Bentham, G./Mueller, F. 1864. (1984 reprint). Flora Australiensis: A description of the plants of the Australian Territory. Reeve & Co. 32. Brewbaker, J.L.(1986), Performanceof AustralianAcaciain Hawaiian nitrogen - fixing tree trials: p.180-1840,In Australian Acacia in developing countries: Proceedings of an international workshop help at the Forestry training Centre, Gympie, Queensland, Australia, 4-7 August. 33. Clark, N.B. (2001). Longitudinal density variation in irrigated hardwoods. Appita 54(1), 49-53. 105 34. Chittachumnonk, P. and Sirilak, S., 1991. Performance od Acacia species in Thailand. In: Turnbull, J.W. (eds). Advances in tropical Acacia research, Proceedings of an international workshop, Bangkok, Thailand, 11-15 February, 1991. ACIAR Proceedings No, 35, 153-158 35. Chomchran, A., Visuthidepakul, S. & Hortrakul, P. (1986). Wood properties and potential uses of 14 fast-growing tree species. Division of Forest product research, Royal forest department, Thailand. 22p. 36.Cornelius, J. (1994). Heritabilities and additive genetic coefficients of variation in forest trees. Canadian Journal of Forest Research 24(2), 372-378. 37. Dart. P., Umali-Garcia, M., Almendras, A. (1991) Role of symbiotic association in nutrition of tropical acacias, Advances in tropical Acacia Research, ACIAR proseedings, No.35, Ed.J.W. Turnbull, p. 13-19. 38. Dunlop, R.W., Resende, M.D.V. & Beck, S.L. (2005). Early assessment of first year height data from five Acacia mearnsii (black wattle) sub-populations in South Africa using REML/BLUP. Silvae Genetica 54(4-5), 166-174. 39. Falconer, D.S. & Mackay, T.F.C. (1996). Introduction to quantitative genetics. Harlow, England: Pearson Education Limited, 480 p. 40. Gilmour, A.R., Gogel, B.J., Cullis, B.R., Welham, S.J., Thompson, R., 2002. ASReml user guide release 1.0. VSN International Ltd, Hemel Hempstead, UK. 41. Greaves, B. L., Borralho, M. N. G., Raymond, C. A. vµ Farrington, A., 1996. Use of a Pilodyn for the indirect selection of basic density in Eucalyptus nitens. Can. J. For. Res. Vol 26. pp 1643-1650. 42. Griffin, 2012. Global uses of Australian acacias – recent trends and future prospects. Diversity and Distributions, (Diversity Distrib.) pp 837–847 43. Kamis, A., Venkateswarlu, P., Nor Aini, A., Adjers, G., Bhumibhamon, S., Kietvuttinon, B., Pan, F., Pitpreecha, K. & Simsiri, A. (1994b). Three year performance of international provenance trials of Acacia auriculiformis. Forest Ecology and Management 70(1), 147-158. 44. Khasa, P.D., Li, P., Vallee, G., Magnussen, S. & Bousquet, J. (1995). Early evaluation of Racosperma auriculiforme and R. mangium provenance trials on four sites in Zaire. Forest Ecology and Management 78(1-3), 99-113. 106 45. Khamis bin Selamat, 1991. Trials of Acacia mangium at the Sabah Forestry Development Authority, In: Turnbull, J.W. (eds). Advances in tropical Acacia research. Proceedings of an international workshop, Bangkok, Thailand, 11- 15 February, 1991. ACIAR Proceedings No. 35, 224-226. 46. Keating, W.G. & Bolza, E. (1982). Characteristics properties and use of timbers in South-East Asia, North Australia and the Pacific. Melbourne: Inkarta, 496 p. 47. Kien N. D, Gunnar Jansson, Chris Harwood, CurtAlmqvist and Ha Huy Thinh, 2008. Genetic variation in wood basic density and pilodyn penetration and their relationships with growth, stem straightness, and branch size FOR Eucalyptus urophylla in Northern Vietnam. New Zealand Journal of Forestry Science (2008) 38:160-175. 48. Kien, N. D., Jansson, G., Harwood, C. & Thinh, H. H, 2009. Genetic control of growth and form in Eucalyptus urophylla in northern Vietnam. Journal of Tropical Forest Science, 21, 50-65. 49. Kumar, S., Carson, S.D. & Garrick, D.J. (2000). Detecting linkage between a fully informative marker locus and a trait locus in outbred populations using analysis of variance. Forest Genetics 7, 47-56 50. Kube, P.D., Raymond, C.A. & Banham, P.W. (2001). Genetic parameters for diameter, basic density, cellulose content and fibre properties for Eucalyptus nitens. Forest Genetics 8(4), 285-294. 51. Harwood, C.E., Matheson, A.C., Groro, N. and Haines, M. W. (1991),Seed orchard of Acacia auriculiformis at Melville Island, Northem Territory, Australia, In: Turnbull, J. W., ed. Advances in tropical acacia research. Proceedings of an international worshop held in Bangkok, Thailand, 11 – 15 Feb. 1991, ACIAR. 52. Harwood, C. E., Haines, M.W. vµ Williams, E. K., 1993. Early growth of Acacia crassicarpa in a seedling seed orchard at Melville Island, Australia. Forest Genetic Resources Information, Vol 21. pp 46-53. 53. Hai, P.H., Genetic variation in growth, stem straightness and branch thickness in clonal trials of Acacia auriculiformis at three contrasting sites in Vietnam 107 54. Hai, P.H., Hannrup, B., Harwood, C., Jansson, G. & Ban, D. V., 2010. Wood stiffness and strength as selection traits for sawn timber in Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth. Canadian Journal of Forest Research 40 (2): 322-329. 55. Hamilton, M. G. & Potts, B. M, 2008. Eucalyptus nitens genetic parameters. New Zealand Journal of Forestry Science, 38, 102-119. 56. Hazani, O. (1994). Physical and mechanical properties of Acacia mangium Willd and A. auriculiformis A. Cunn ex. Benth from different sites and provenances. Faculty of Forestry, University Putra Malaysia, 15 p. 57. Henson, M., Boyton, S., Davies, M., Joe, B., Kangane, B., Murphy, T., Palmer, G. & Vanclay, J. (2004). Genetic parameters of wood properties in a 9 years old 46 Eucalyptus dunnii progeny trial in NSW, Australia. In: Borralho, N.M.G., et al. (Eds.) Proceedings of Eucalyptus in a changing world, Portugal, 83-83. 58. Logan, A.F. (1981), Pulping of tropical hardwood reforestation species, Research review 1981, CSIRO Division of Chemical Technology, Melbourne. 59. Lim, S.C. & Gan, K.S, 2000. Some physical properties and anatomical features of 14-year-old Acacia mangium. Journal of Tropical Forest Products 6(2), 206-213. 60. Luangviriyasaeng, V., Pinyopusarerk, K., 2002. Genetic variation in second- generation progeny trial of Acacia auriculiformis in Thailand. J. Trop. Forest Sci. Vol 14. pp 131-144. 61. Mahat, M.N. (1999). Genetic variation of growth and selected wood properties of four years old Acacia auriculiformis provenances at Serdang Selangor. Diss. Putra University of Malaysia, 139p. 62. McDonald, M.W., and B.R.Maslin, Austral. Syst. Bot. 13(1): 41– (2000). 63. Minquan Yang and Yutian Zeng, 1991. Results from afour-year tropical Acacia species/provenance trial on Hainan Island, China. In: Turnbull, J.W. (eds). Advances in tropical Acacia research, Proceedings of an international workshop, Bangkok, Thailand, 11-15 February, 1991. ACIAR Proceedings No, 35, 170-172. 108 64. Mullin, T.J., Park, Y.S., 1992. Estimating genetic gains from alternative breeding strategies for clonal forestry. Can. J. For. Res. 22, pp 14-23. 65. Nor Aini Ab. Shukor, Abel Nelson Nang and Kamis Awang (1998). Selected wood properties of Acacia auriculiformis and Acacia crassicarpa provenances in Malaysia. Aciar proceedings - No.82 – 1998. 66. Nor Aini, A.S., Kamis, A., Mansor, M.R. & Abd, L.S. (1994). Provenance trial of Acacia auriculiformis in Peninsular Malaysia: 12-month performance. Journal of Tropical Forest Science 6(3), 249-256. 67. Nirsatmanto, A. & Kurinobu, S. (2002). Trend of within-plot selection practiced in two seedling seed orchards of Acacia mangium in Indonesia. Journal of Forest Research 7(1), 49-52. 68. Old K. M., 1998. Diseases of tropical acacias. In: Turnbull, J.W., Crompton, H.R. and Pinyopusarerk, K. (eds). Recent Developments in Acacia Planting. Proceedings of an international workshop, Hanoi, Vietnam, 27–30 October 1997. ACIAR Proceedings No. 82, 224–233 69. Olesen, P.O. (1971). The water displacement method. Forest Tree Improvement 3(1), 1-23. Ormarsson, S., Dahlblom, O. & Petersson, H. (1998). A numerical study of the shape stability of sawn timber subjected to moisture variation. Wood Science Technology 32(5), 325-334. 70. Otsamo, A.O., Nikles, D.G. & Vuokko, R.H.O. (1996). Species and provenance variation of candidate Acacias for afforestation of Imperata cylindrica grasslands in South Kalimantan, Indonesia. In: Dieters, M.J., et al. (Eds.) Tree Improvement for Sustainable Tropical Forestry - QFRI-IUFRO Conf. Caloundra, Queensland, Australia: Queensland Forest Research Institute. 71. Pinyopusarerk, K. (1990). Acacia auriculiformis: an annotated bibliography. Bangkok, Thailand: Winrock International-F/FRED and ACIAR, 154 p. 72. Pederson A.P., K. Oleson and L. Graudal (1993), Tree improvement at Speces and Provenance Level, Lecture Note D-3, Danida Forest Seed Centre, Humlebeak- Denmark 109 73. Pedley, L. (1987), Australian Acacias: Taxonomy and Phytogeogaply,In: J.W.Turnbull (ed.), Australian Acacias in Developing Countries, ACIAR Proseedings No.16. 74. Santos, P.E.T., Geraldi, I.O. & Garcia, J.N. (2004). Estimates of genetic parameters of wood traits for sawn timber production in Eucalyptus grandis. Genetics and Molecular Biology 27(4), 567-573 75. Sotelo Montes, C., Hernandez, R.E., Beaulieu, J. & Weber, J.C. (2006). Genetic variation and correlations between growth and wood density of Calycophyllum spruceanum at an early age in the Peruvian Amazon. Silvae Genetica 55(4/5), 217-228. 76. Stephen Midgley (2000), Acacia crassicarpa a tree in the domestication fast lane Portfolio Manager, Tree Improvement and Genetic Resources Program. 77. Susumu Kurinobu and Anto Rimbawanto, 2004. Genetic improvement of plantation species in Indonesia. Bulletin of forest tree improvement centre – Indonesia No 20. 9-10. 78. Suanto, M., Prayitno, T.A. & Fujisawa, Y. (2008). Wood genetic variation of Acacia auriculiformis at Wonogiri trial in Indonesia. Journal of Forestry Research 5(2), 135-145. 79. Thomas, D., Harding, K., Henson, M., Kien, N.D., Thinh, H. H., Trung, N. Q, 2009. Genetic variation in growth and wood quality of Eucalyptus urophylla in northern Vietnam. Report prepared for ACIAR Project FST/1999/95. 80. Thomson L., 1994. Acacia aulococarpa, A. cincinnata, A. crassicarpa and A. wetarensis: An annotated bibliography.. National LibraryCataloguing-in- Publication Entry. 131 p. 81. Turnbul, J.W; Midgley, S.J,; Cossalter, C., 1998: Tropical Acacias planted in Asia: An overview recent developments in Acacia planting, Pp, 14–18 in Turnbull, J.W.; Crompton, H.R.; Pinyopuserak, K. (Ed,). “Recent Developments in Acacia Planting”, ACIAR Proceedings No, 82, Canberra, Australia. 82. Raymond, C.A., Schimleck, L.R., Muneri, A. & Michell, A.J. (2001). Genetic parameters and genotype-by-environment interactions for pulp yield predicted 110 using near infrared reflectance analysis and pulp productivity in Eucalyptus globulus. Forest Genetics 8(3), 213-224. 83. Wallis, A.F.A., Wearne, R.H. and Wright, P.J., 1996. Analytical characteristics of plantation eucalyptus woods relating to kraft pulp yields. Appita J. 49: 427-432. 84. Wililams, E.R., and A.C Matheson. (1994), Experimental Design and Analysis for Use in tree Improvement. CSIRO, Melbourne and ACIAR, Canberra. 85. Wang, T., Aitken, S. N., Rozenberg, P., 1999. Selection for height growth and Pilodyn pin penetration in lodgepole pine: effects on growth traits, wood properties, and their relationships. Can. J. For. Res., Vol.29. pp 434–445 86. Wei, X. & Borralho, N.M.G. (1997). Genetic control of wood basic density and bark thickness and their relationships with growth traits of Eucalyptus urophylla in South East China. Silvae Genetica 46(4), 245-250. 87. Zobel, B., and Talbert, J. 1984. Applied forest tree improvement. John Wiley and Sons. New York. 505 pp 88. www.worldagroforestry.org. 111 NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phạm Xuân Đỉnh, Hà Huy Thịnh, Phí Hồng Hải (2010), Biến dị di truyền Keo lá liềm tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. Số đặc biệt - 2010 (1469 -1486). 2. Phạm Xuân Đỉnh, Phí Hồng Hải, Chris Harwood, Chris Beadle, Sadanandan Nambiar, Vũ Đình Hưởng, Đặng Thịnh Triều, Triệu Thái Hưng (2010), Trồng rừng keo gỗ xẻ: Một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh và khuyến nghị các giống keo phù hợp. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. Số 2 - 2010 (1244 -1250). 3. Phí Hồng Hải, Phạm Xuân Đỉnh, La Ánh Dương (2012), Biến dị di truyền về sinh trưởng và độ thẳng thân Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1 tại tuổi 8 - 10 ở miền Trung Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 15 – 2012 (97 - 105). 4. Phạm Xuân Đỉnh, Phí Hồng Hải, Nguyễn Hoàng Nghĩa, La Ánh Dương, Nguyễn Quốc Toản, Dương Hồng Quân (2014), Khả năng cải thiện về khối lượng riêng và hàm lượng cellulose của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) trong khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1 tại Cam Lộ - Quảng Trị. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. Số 2 - 2014 (3271 - 3282).
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_bien_di_va_kha_nang_di_truyen_mot_so_tinh.pdf