Luận án Nghiên cứu biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân trước và sau tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng nội soi
Sỏi niệu quản là một bệnh lý thường gặp trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có thể gặp đơn lẻ hoặc kết hợp các vị trí khác như đài bể thận, nhu mô thận, bàng quang [1],[2],[3]. Sỏi niệu quản được xuất phát hình thành từ các ống thận bao gồm ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp và quai henle. Quá trình hình thành sỏi cho đến nay vẫn chưa rõ cơ chế, tuy nhiên có một số thuyết giải thích cho sự hình thành sỏi liên quan đến sự hình thành các “hạt tự do” trong ống thận, các hạt này kết tinh dính lại với nhau tăng dần kích thước [4],[5]. Với những hạt kích thước nhỏ, có thể trôi theo ống thận, xuống bể thận, niệu quản qua bàng quang và ra ngoài, cũng có thể các hạt lớn dính và mắc tại các ống thận (sỏi thận) hoặc đài bể thận, hoặc niệu quản [4],[5].
Tổn thương tại thận do sỏi niệu quản bao gồm quá trình ứ niệu ngược dòng, quá trình viêm tại nhu mô thận, vi khuẩn sống trong môi trường nước tiểu ứ đọng dễ sinh sôi nảy nở gây viêm thận bể thận sau sỏi [6],[7],[8]. Ở bệnh nhân sỏi niệu quản, đặc biệt các tình trạng tắc nghẽn gây ứ niệu, giãn đài bể thận một bên hoặc hai bên, có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Chức năng cô đặc của thận do ống thận đảm nhận sẽ bị thay đổi đầu tiên ở người bệnh có sỏi niệu quản. Nếu không được can thiệp, tình trạng giãn đài - bể thận, ống thận có thể gây tổn thương cầu thận, làm chức năng lọc của cầu thận giảm. Hậu quả cuối cùng của người bệnh có sỏi niệu quản gây viêm thận - bể thận là bệnh thận giai đoạn cuối (BTGĐC), bệnh nhân cần phải điều trị thay thế bằng lọc máu hoặc ghép thận. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bệnh thận mạn tính (BTMT) do viêm thận - bể thận mạn tính gặp từ 13,2 - 16,9% các bệnh nhân mắc bệnh thận tại Việt Nam [9],[10],[11]. Đánh giá mức lọc cầu thận (MLCT) cũng như độ thẩm thấu nước tiểu (ĐTTNT) có ý nghĩa trong lâm sàng thực hành điều trị bệnh nhân sỏi niệu quản để xác định gián tiếp tình trạng tổn thương thận (thay đổi chức năng lọc của cầu thận và chức năng cô đặc của ống thận) ở bệnh nhân sỏi niệu quản, giúp các nhà tiết niệu và thận học can thiệp sớm sỏi niệu quản cho bệnh nhân.
Điều trị sỏi niệu quản bằng biện pháp tán sỏi ngược dòng bằng nội soi là một biện pháp hiệu quả, dễ làm và ít biến chứng. Theo khuyến cáo của Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam cũng như Hội Tiết niệu Châu Âu năm 2018, sỏi niệu quản ở bất kỳ vị trí nào đều có thể tán sỏi nội soi ngược dòng mà điều trị nội khoa thất bại, tuy nhiên sỏi niệu quản 1/3 dưới tán được ưu tiên [12],[13]. Kỹ thuật tán sỏi này được thực hiện tại nhiều bệnh viện từ tuyến tỉnh tới tuyến trung ương, tại khoa ngoại niệu đến khoa nội thận - tiết niệu, đã có nhiều thông báo với kết quả tốt [14],[15],[16]. Tuy nhiên, nghiên cứu về biến đổi MLCT và ĐTTNT trước và sau tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng nội soi, đặc biệt đánh giá các yếu tố liên quan đến hồi phục chức năng thận sau tán sỏi còn chưa nhiều. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân trước và sau tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng nội soi ” nhằm hai mục tiêu:
1. Khảo sát mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân sỏi niệu quản có chỉ định điều trị tán sỏi ngược dòng bằng nội soi.
2. Đánh giá biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu sau tán sỏi niệu quản bằng nội soi ngược dòng 1 tuần và 6 tháng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân trước và sau tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng nội soi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI MỨC LỌC CẦU THẬN, ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU Ở BỆNH NHÂN TRƯỚC VÀ SAU TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG BẰNG NỘI SOI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI MỨC LỌC CẦU THẬN, ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU Ở BỆNH NHÂN TRƯỚC VÀ SAU TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG BẰNG NỘI SOI Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 9 72 01 07 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Việt Thắng LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Minh Tuấn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới các cơ quan: Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện E Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện Quân Y Phòng sau đại học Học viện Quân Y Bộ môn - khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai Khoa Thận Tiết Niệu và Lọc Máu Bệnh viện E Phòng Đào tạo - Chỉ đạo tuyến Bệnh viện E Đã hết sức tạo điều kiện, quan tâm và giúp đỡ cho tôi hoàn thành bản luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lòng kính trọng sâu sắc: PGS.TS. Lê Việt Thắng - Thầy hướng dẫn luận án, đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Các thầy cô Bộ môn Thận và Lọc máu, thầy cô các bộ môn Học viện Quân Y, Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai.đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá học tập và hoàn thiện bản luận án này. Tôi xin trân trọng biết ơn và cảm ơn: Các bác sỹ, điều dưỡng, đồng nghiệp khoa Thận Tiết Niệu - Lọc máu, phòng Đào tạo - Chỉ đạo tuyến Bệnh viện E đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, ủng hộ, hỗ trợ giúp đỡ cho tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thiện bản luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn: Gia đình, bè bạn và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành bản luận án này. Xin chân thành cảm ơn các Bệnh nhân đã cho phép tôi sử dụng số liệu trong nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn! Nguyễn Minh Tuấn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN vi DANH MỤC BẢNG BIỂU xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix DANH MỤC HÌNH x ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 3 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỎI NIỆU QUẢN 3 1.1.1. Sỏi tiết niệu và một số yếu tố nguy cơ hình thành sỏi 3 1.1.2. Quá trình hình thành sỏi niệu quản 9 1.1.3. Lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng, chẩn đoán, điều trị sỏi niệu quản 16 1.2. THAY ĐỔI CHỨC NĂNG LỌC CỦA CẦU THẬN VÀ CHỨC NĂNG CÔ ĐẶC CỦA ỐNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SỎI NIỆU QUẢN 23 1.2.1. Biến đổi chức năng lọc của cầu thận ở bệnh nhân sỏi niệu quản 23 1.2.2. Suy giảm chức năng ống thận ở bệnh nhân sỏi niệu quản 32 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THAY ĐỔI MỨC LỌC CẦU THẬN, ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU Ở BỆNH NHÂN TRƯỚC VÀ SAU TÁN SỎI 36 1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài 36 1.3.2. Nghiên cứu trong nước 39 CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu 41 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 41 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 42 2.2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 42 2.2.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu 51 2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 55 2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 56 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 58 3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới và chỉ số khối cơ thể 58 3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 59 3.2. ĐẶC ĐIỂM MỨC LỌC CẦU THẬN, ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU Ở NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 65 3.2.1. Đặc điểm mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 65 3.2.2. Liên quan giữa mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nghiên cứu 67 3.3. BIẾN ĐỔI MỨC LỌC CẦU THẬN VÀ ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU SAU CAN THIỆP NỘI SOI TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG 76 3.3.1. Kết quả của biện pháp nội soi tán sỏi ngược dòng 76 3.3.2. Biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu trước và sau 1 tuần tán sỏi 78 3.3.3. Biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu trước và sau tán sỏi 6 tháng 83 Chương 4: BÀN LUẬN 89 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 89 4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới và chỉ số khối cơ thể 89 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 90 4.2. ĐẶC ĐIỂM MỨC LỌC CẦU THẬN, ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU Ở BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 96 4.2.1. Đặc điểm mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 96 4.2.2. Liên quan giữa mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu với một số đặc điểm bệnh nhân sỏi niệu quản 101 4.3. BIẾN ĐỔI MỨC LỌC CẦU THẬN, ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU SAU 1 TUẦN VÀ 6 THÁNG TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG BẰNG NỘI SOI 108 4.3.1. Kết quả chung của kỹ thuật 108 4.3.2. Biến đổi mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu sau 1 tuần tán sỏi niệu quản bằng nội soi ngược dòng 111 4.3.3. Biến đổi mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu sau 6 tháng 114 4.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 118 KẾT LUẬN 119 KIẾN NGHỊ 121 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 A-CKD Acute Chronic Kidney disease (Đợt cấp bệnh thận mạn) 2 AKI Acute Kidney Injury (Tổn thương thận cấp) 3 BMI Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) 4 BTMT Bệnh thận mạn tính 5 BTGĐC Bệnh thận giai đoạn cuối 6 CaOx Calci oxalat 7 CaP Calci phosphate 8 CLVT Cắt lớp vi tính 9 ĐTĐ Đái tháo đường 10 ĐTTNT Độ thẩm thấu nước tiểu 11 EPO Erythropoietin 12 GFR Glomerular Filtration Rate (Mức lọc cầu thận) 13 HCCH Hội chứng chuyển hóa 14 HST Huyết sắc tố 15 MLCT Mức lọc cầu thận 16 KDOQI Kidney Disease Outcomes Quality Initiatives (Các sáng kiến cải thiện chất lượng bệnh thận) 17 KDIGO Kidney Disease Improving Global Outcomes (Cải thiện chất lượng bệnh thận toàn cầu) 18 RLLP Rối loạn Lipid 19 THA Tăng huyết áp 20 TTTC Tổn thương thận cấp 21 UPTF1 Urinary Prothrombin Fragment 1 (Mảnh prothrombin trong nước tiểu 1) DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang 2.1. Một số loại thuốc được sử dụng trong thời gian bệnh nhân nằm viện 47 2.2. Phân loại rối loạn lipid máu 52 2.3. Phân loại quốc tế chỉ số khối cơ thể trên người trưởng thành 53 2.4. Các chỉ số sinh hoá biến đổi 53 3.1. Đặc điểm tuổi bệnh nhân nghiên cứu (n=183) 58 3.2. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=183) 59 3.3. Đặc điểm bệnh kết hợp 59 3.4. Tần suất xuất hiện lý do vào viện 60 3.5. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân sỏi tiết niệu 60 3.6. Tiền sử mắc sỏi và vị trí sỏi 61 3.7. Đặc điểm nước tiểu 10 thông số 62 3.8. Đặc điểm siêu âm thận tiết niệu 62 3.9. Đặc điểm các chỉ số huyết học 63 3.10. Kết quả một số xét nghiệm cận lâm sàng nhóm nghiên cứu 64 3.11. Đặc điểm mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=183) 65 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=183) 65 3.13. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng giảm mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu (n=183) 66 3.14. Liên quan với giới 67 3.15. Liên quan với tuổi cao 68 3.16. Liên quan với tăng huyết áp 69 3.17. Liên quan với tình trạng đái tháo đường 70 3.18. Liên quan với mức độ giãn đài bể thận 71 3.19. Liên quan với tình trạng bệnh thận mạn 72 3.20. Hồi quy logistic các yếu tố nguy cơ giảm mức lọc cầu thận 73 3.21. Hồi quy logistic các yếu tố nguy cơ giảm độ thẩm thấu nước tiểu 73 3.22. Đặc điểm về một số chỉ số đánh giá kỹ thuật can thiệp 76 3.23. Tỷ lệ bệnh nhân theo các tai biến, biến chứng (n=183) 77 3.24. Biến đổi số lượng bệnh nhân qua các thời điểm theo dõi 77 3.25. So sánh nồng độ ure, creatinine, điện giải máu trước và sau 1 tuần can thiệp (n=87) 78 3.26. So sánh mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu trước và sau 1 tuần can thiệp (n=87) 79 3.27. Đặc điểm biến đổi mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu sau 1 tuần can thiệp (n=87) 80 3.28. So sánh nồng độ ure, creatinine, điện giải máu trước và sau 6 tháng can thiệp (n=41) 83 3.29. So sánh mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu trước và sau 6 tháng can thiệp (n=41) 84 3.30. Đặc điểm biến đổi mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu sau 6 tháng can thiệp (n=41) 85 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới (n=183) 58 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp (n=183) 61 3.3. Tương quan giữa độ thẩm thấu nước tiểu và mức lọc cầu thận ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=183) 66 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn (n=183) 67 3.5. Đường cong ROC tiên lượng giảm độ thẩm thấu nước tiểu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 74 3.6. Đường cong ROC tiên lượng giảm mức lọc cầu thận 75 3.7. Tỷ lệ thành công về kỹ thuật trong nghiên cứu 76 3.8. Đường cong ROC tiên lượng hồi phục chức năng lọc sau 1 tuần 81 3.9. Đường cong ROC tiên lượng hồi phục chức năng ống thận sau 1 tuần 82 3.10. Đường cong ROC tiên lượng hồi phục chức năng lọc sau 6 tháng. 86 3.11. Đường cong ROC tiên lượng hồi phục chức năng ống thận sau 6 tháng 87 3.12. Biến đổi mức lọc cầu thận và độ thẩm thấu nước tiểu ở 41 bệnh nhân qua các thời điểm nghiên cứu 88 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Hình thái sỏi và các vị trí 10 1.2. Cơ chế hình thành sỏi thận 11 1.3. Hình ảnh siêu cấu trúc sỏi thận oxalat calci 12 1.4. Hình ảnh sỏi thận quan kính hiển vi điện tử quét và kính hiển vi điện tử truyền 13 1.5. Sự hình thành mảng bám và sỏi calci oxalat Randall 15 2.1. Hình ảnh máy đo độ thẩm thấu nước tiểu 46 2.2. Máy laser và dụng cụ tán sỏi 49 ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi niệu quản là một bệnh lý thường gặp trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có thể gặp đơn lẻ hoặc kết hợp các vị trí khác như đài bể thận, nhu mô thận, bàng quang [1],[2],[3]. Sỏi niệu quản được xuất phát hình thành từ các ống thận bao gồm ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp và quai henle. Quá trình hình thành sỏi cho đến nay vẫn chưa rõ cơ chế, tuy nhiên có một số thuyết giải thích cho sự hình thành sỏi liên quan đến sự hình thành các “hạt tự do” trong ống thận, các hạt này kết tinh dính lại với nhau tăng dần kích thước [4],[5]. Với những hạt kích thước nhỏ, có thể trôi theo ống thận, xuống bể thận, niệu quản qua bàng quang và ra ngoài, cũng có thể các hạt lớn dính và mắc tại các ống thận (sỏi thận) hoặc đài bể thận, hoặc niệu quản [4],[5]. Tổn thương tại thận do sỏi niệu quản bao gồm quá trình ứ niệu ngược dòng, quá trình viêm tại nhu mô thận, vi khuẩn sống trong môi trường nước tiểu ứ đọng dễ sinh sôi nảy nở gây viêm thận bể thận sau sỏi [6],[7],[8]. Ở bệnh nhân sỏi niệu quản, đặc biệt các tình trạng tắc nghẽn gây ứ niệu, giãn đài bể thận một bên hoặc hai bên, có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Chức năng cô đặc của thận do ống thận đảm nhận sẽ bị thay đổi đầu tiên ở người bệnh có sỏi niệu quản. Nếu không được can thiệp, tình trạng giãn đài - bể thận, ống thận có thể gây tổn thương cầu thận, làm chức năng lọc của cầu thận giảm. Hậu quả cuối cùng của người bệnh có sỏi niệu quản gây viêm thận - bể thận là bệnh thận giai đoạn cuối (BTGĐC), bệnh nhân cần phải điều trị thay thế bằng lọc máu hoặc ghép thận. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bệnh thận mạn tính (BTMT) do viêm thận - bể thận mạn tính gặp từ 13,2 - 16,9% các bệnh nhân mắc bệnh thận tại Việt Nam [9],[10],[11]. Đánh giá mức lọc cầu thận (MLCT) cũng như độ thẩm thấu nước tiểu (ĐTTNT) có ý nghĩa trong lâm sàng thực hành điều trị bệnh nhân sỏi niệu quản để xác định gián tiếp tình trạng tổn thương thận (thay đổi chức năng lọc của cầu thận và chức năng cô đặc của ống thận) ở bệnh nhân sỏi niệu quản, giúp các nhà tiết niệu và thận học can thiệp sớm sỏi niệu quản cho bệnh nhân. Điều trị sỏi niệu quản bằng biện pháp tán sỏi ngược dòng bằng nội soi là một biện pháp hiệu quả, dễ làm và ít biến chứng. Theo khuyến cáo của Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam cũng như Hội Tiết niệu Châu Âu năm 2018, sỏi niệu quản ở bất kỳ vị trí nào đều có thể tán sỏi nội soi ngược dòng mà điều trị nội khoa thất bại, tuy nhiên sỏi niệu quản 1/3 dưới tán được ưu tiên [12],[13]. Kỹ thuật tán sỏi này được thực hiện tại nhiều bệnh viện từ tuyến tỉnh tới tuyến trung ương, tại khoa ngoại niệu đến khoa nội thận - tiết niệu, đã có nhiều thông báo với kết quả tốt [14],[15],[16]. Tuy nhiên, nghiên cứu về biến đổi MLCT và ĐTTNT trước và sau tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng nội soi, đặc biệt đánh giá các yếu tố liên quan đến hồi phục chức năng thận sau tán sỏi còn chưa nhiều. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân trước và sau tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng nội soi ” nhằm hai mục tiêu: Khảo sát mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân sỏi niệu quản có chỉ định điều trị tán sỏi ngược dòng bằng nội soi. Đánh giá biến đổi mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu sau tán sỏi niệu quản bằng nội soi ngược dòng 1 tuần và 6 tháng. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỎI NIỆU QUẢN 1.1.1. Sỏi tiết niệu và một số yếu tố nguy cơ hình thành sỏi 1.1.1.1. Sỏi tiết niệu Sỏi thận là hiện tượng những chất cứng được tạo thành từ các khoáng chất và muối hình thành bên trong nhu mô thận, có thể từ khe ống thận. Sỏi đường tiết niệu bắt đầu hình thành ở thận, sỏi di chuyển xuống và lớn dần trong niệu quản hoặc bàng quang. Tùy thuộc vào vị trí của viên sỏi, nó có thể được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang. Quá trình hình thành sỏi được gọi là sỏi tiết niệu, sỏi thận hoặc bệnh thận do sỏi [1],[13]. Sỏi niệu quản là một khối khoáng chất trong niệu quản, có thể có hoặc không có nguồn gốc từ thận và đi xuống niệu quản. Viên sỏi được hình thành từ các hạt khoáng chất trong nước tiểu ứ đọng kết tinh và tạo thành một khối. Nếu đủ nhỏ, viên sỏi có thể dễ đi qua niệu quản và ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu tự nhiên không có triệu chứng gì. Nếu nó quá lớn, nó có thể nằm trong niệu quản và cản trở dòng nước tiểu, có thể gây cơn đau quặn thận hoặc đau âm ỉ, hậu quả gây tổn thương thận cấp (TTTC) sau thận hoặc BTMT do viêm thận bể thận mạn tính [1],[2],[7],[8]. Như vậy, sỏi thận hay niệu quản hay bàng quang có bản chất như nhau, tuỳ theo vị trí viên sỏi có thể gọi tên khác nhau. Mặc dù vậy các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng cũng như biến chứng khác nhau phụ thuộc vào tính chất và vị trí của sỏi. Thành phần sỏi khác nhau tuỳ theo từng bệnh nhân, khoảng 85% sỏi được cấu tạo từ calci và phần còn lại bao gồm nhiều chất khác nhau, bao gồm acid uric, cystine hoặc struvite. Sỏi Struvite là một hỗn hợp gồm magie, amoni và phốt phát cũng được gọi là sỏi do nhiễm trùng, vì chúng chỉ hình thành trong nước tiểu bị nhiễm khuẩn. Sỏi có thể hình thành do nước tiểu trở ... ., Zha Y., et al. (2006). Role of Connective Tissue Growth Factor and Angiotensin II in Tubulointerstitial Fibrosis in Experimental Obstructive Nephropathy. Acta Medica Nagasakiensia 51: 9-17. Rampanelli E., Rouschop K., Teske G.J., et al. (2013). CD44v3-v10 reduces the profibrotic effects of TGF-β1 and attenuates tubular injury in the early stage of chronic obstructive nephropathy. Am J Physiol Renal Physiol. 305(10):F1445-54. Gillen D.L., Worcester E.M., Coe F.L. (2005). Decreased renal function among adults with history of nephrolithiasis:a study of NHANES III. Kidney Int. 67(2):685-90. Rule A.D., Bergstralh E.J., Melton L.J. 3rd., et al. (2009). Kidney stones and the risk for chronic kidney disease. Clin J Am Soc Nephrol. 4:804–811. Chou Y.H., Li C.C., Hsu H., et al. (2011). Renal function in patients with urinary stones of varying compositions. Kaohsiung J Med Sci. 27:264–267. Lorenz E.C., Lieske J.C., Vrtiska T.J., et al (2011). Clinical characteristics of potential kidney donors with asymptomatic kidney stones. Nephrol Dial Transplant. 26:2695–2700. Naganuma T., Takemoto Y., Maeda S., et al. (2012). Chronic kidney disease in patients with ileal conduit urinary diversion. Exp Ther Med. 4:962–966. Saucier N.A., Sinha M.K., Liang K.V., et al. (2010). Risk factors for CKD in persons with kidney stones: a case-control study in Olmsted County, Minnesota. Am J Kidney Dis. 55:61–68. Kittanamongkolchai W., Mara K.C., Mehta R.A., et al. (2017). Risk of Hypertension among First-Time Symptomatic kidney Stone Formers. Clin J Am Soc Nephrol. 12(3):476-482. Patel R., Agarwal S., Sankhwar S.N., et al. (2019). A prospective study assessing feasibility of performing percutaneous nephrolithotomy in chronic idney disease patients - What factors affect the outcome? Int Braz J Urol. 45(4):765-774. Kovacevic L., Lu H., Caruso J.A., et al (2016). Renal Tubular Dysfunction in Pediatric Urolithiasis: Proteomic Evidence. Urology. 92:100-5. Meimaridou E., Lobos E., Hothersall J.S. (2006). Renal oxidative vulnerability due to changes in mitochondrial-glutathione and energy homeostasis in a rat model of calcium oxalat urolithiasis. Am J Physiol Renal Physiol. 291(4):F731-40. Ceban E., Banov P., Galescu A., et al. (2013). Oxidative stress and antioxidant status in patients with complicated urolithiasis. J Med Life. 9(3):259-262. Nouralizadeh A., Sichani M.M., Kashi A.H. (2011). Impacts of percutaneous nephrolithotomy on the estimated glomerular filtration rate during the first few days after surgery. Urol Res. 39(2):129-33. Bayrak O., Seckiner I., Erturhan S.M., et al. (2012). Analysis of changes in the glomerular filtration rate as measured by the cockroft-gault formula in the early period after percutaneous nephrolithotomy. Korean J Urol. 53(8):552. Huang Z., Fu F., Zhong Z., et al. (2012). Chinese minimally invasive percutaneous nephrolithotomy for intrarenal stonesin patients with solitary idney: a single-center experience. PLoS One. 7(7):e40577. Hoarau N., Martin F., Lebdai S., et al. (2015). Impact of retrograde flexible ureteroscopy and intracorporeal lithotripsy on kidney functional outcomes. Int Braz J Urol. 41(5): 920-6. Sninsky B.C., Jhagroo R.A., Astor B.C., et al. (2014). Do multiple ureteroscopies alter long-term renal function? A study using estimated glomerular filtration rate. J Endourol. 28(11):1295-8. Nassir A., Saada H., Alnajjar T., et al. (2018). The impact of stone composition on renal function. Urology Annals., 10(2): 215-218. Mir S., Serdaroglu E. (2005). Quantification of hypercalciuria with the urine calcium osmolality ratio in children. Pediatr Nephrol., 20(11): 1562-5. Perinpam M., Ware E.B., Smith J.A., et al. (2016). Key influence of sex on urine volume and osmolality. Biol Sex Differ. 7:12. eCollection 2016. Porowski T., Kirejczyk J.K., Mrozek P., et al. (2018). Upper metastable limit osmolality of urine as predictor of kidney stone formation in children. Urolithiasis. (2):155-163. Lê Thị Hương, Phạm Thị Duyên (2016). Một số yếu tố liên quan đến bệnh sỏi thận của người dân tại 16 xã, thuộc 8 vùng sinh thái năm 2013 – 2014. Tạp chí nghiên cứu Y học. 104 (6): 69-76. Trương Thanh Tùng, Lê Huy Ngọc, Lê Ngọc Bằng và cộng sự (2017). Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ (mini PCNL): Nghiên cứu tại 2 bệnh viện tuyến tỉnh. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 12 (5): 162-166. Nguyễn Thuỳ Linh, Phạm Hồng Đức, Bùi Văn Giang (2017). Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật đặt đường hầm dưới hướng dẫn của siêu âm trong tán sỏi thận qua da. Tạp chí Y học Việt Nam. 8(1): 247-250. Bộ Y tế Việt nam (2015). Chẩn đoán và điều trị nội khoa sỏi tiết niệu. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận và tiết niệu. 55-64. NKF/KDIGO (2012). KDIGO 2012 Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidneyney Disease. 5. Hoàng Đình Anh (2015). Siêu âm chẩn đoán bệnh lý hệ tiêu hóa, tiết niệu. Nhà xuất bản quân đội nhân dân. 285. Hội tim mạch Việt nam (2015). Cập nhật khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2015: 1-17. WHO. (2011). Haemoglobin for the diagnosis of anemia and assessment of severity. Vitamin and Mineral Nutrition Information System, Geneva: 1-6. Hội tim mạch Việt nam (2015). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu. Annemans L., Shiwaku K., Nogi A., et al. (2003). The new BMI criteria for asians by the regional office for the western pacific region of WHO are suitable for screening of overweight to prevent metabolic syndrome in elder Jamanese worker. J Occup Health, 45(6): 335-43. European Society of Cardiology (2013). ESC guidlines 2013 on management of stable coronary artery disease. European Heart Journal 34 (38): 2260-2261. Inzucchi S.E., Bergenstal R., Fonseces V., et al. (2010). Diagnosis and Classcification of Diabetic Mellitus. Diabetes Care, 33(1): s62-s69. Bộ Y tế Việt Nam (2016). Bệnh Gút. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ, xương, khớp: 89-95. Nông Tô Hiệu, Trần Văn Hinh, Lê Anh Tuấn (2019). Đánh giá kết quả sớm kỹ thuật nội soi tán sỏi ngược dòng điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới sử dụng năng lượng Holmium laser tại Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 44: 99-102. Nguyễn Thị Ánh Hường, Phạm Quang Vinh (2019). Tìm hiểu cơ cấu bệnh lý tiết niệu khám và điều trị tại Bệnh viện Quân Y 103. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 44: 41-46. Villa-Etchegoyen C., Lombarte M., Matamoros N., et al. (2019). Mechanisms involved in the relationship between low calcium intake and high blood pressure. Nutrients. 11:1112. Liu F., Zhang N., Jiang P., et al. (2020). Characteristics of the urinary microbiome in kidney stone patients with hypertension. J Transl Med. 18(1):130. Li D.F., Gao Y.L., Liu H.C., et al. (2020). Use of thiazide diuretics for the prevention of recurrent kidney calculi: a systematic review and meta-analysis. J Transl Med. 18(1):106. Dương Văn Trung, Trần Văn Hinh, Trịnh Hoàng Hoan và cộng sự (2019). Kinh nghiệm tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ định vị bằng siêu âm trên 1200 bệnh nhân. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 44: 86-91. Cao Quyết Thắng, Trần Văn Hinh, Phạm Quang Vinh (2019). Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm tại Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 44: 75-80. Covic A., Nistor I., Donciu M.D., et al. (2014). Erythropoiesis-stimulating agents (ESA) for preventing the progression of chronic kidney disease: a meta-analysis of 19 studies. Am J Nephrol. 40(3): 263-79. Artunc F., Risler T. (2007). Serum erythropoietin concentrations and responses to anaemia in patients with or without chronic kidney disease. Nephrol. Dial. Transplant, 22(10): 2900 – 2908. Auerbach M. (2014). Intravenous iron and chronic kidney disease. Am J Hematol. 89(11):1083. Coyne D. (2006). Challenging the boundaries of anemia management: a balanced approach to i.v. iron and EPO therapy. Kidney Int, 69:S1–S3. Alexander R.T., Hemmelgarn B.R., Wiebe N., et al. (2012). Kidney stones and kidney function loss: a cohort study. BMJ. 345:e5287. Baatiah N.Y., Alhazmi R.B., Albathi F.A., et al. (2020). Urolithiasis: Prevalence, risk factors, and public awareness regarding dietary and lifestyle habits in Jeddah, Saudi Arabia in 2017. Urol Ann. 12(1):57-62. Ferraro P.M., Bargagli M., Trinchieri A., et al. (2020). Risk of kidney Stones: Influence of Dietary Factors, Dietary Patterns, and Vegetarian-Vegan Diets. Nutrients. 12(3). pii: E779. Perrier E.T., Buendia-Jimenez I., Vecchio M., et al. (2015). Twenty-four-hour urine osmolality as a physiological index of adequate water intake. Dis Markers. 231063. Perrier E.T., Vergne S., Klein A., et al. (2013). Hydration biomarkers in free-living adults with different levels of habitual fluid consumption. The British Journal of Nutrition. 109(9):1678–1687. Armstrong L.E., Johnson E.C., Munoz C.X., et al. (2012). Hydration biomarkers and dietary fluid consumption of women. Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics. 112(7):1056–1061. Hsi R.S., Kabagambe E.K., Shu X., et al. (2018). Race- and Sex-related Differences in Nephrolithiasis Risk Among Blacks and Whites in the Southern Community Cohort Study. Urology. 118:36-42. Perinpam M., Ware E.B., Smith J.A., et al. (2016). Key influence of sex on urine volume and osmolality. Biol Sex Differ. 7:12. eCollection 2016. Schmitt R., Cantley L.G. (2008). The impact of aging on kidney repair. Am J Physiol Renal Physiol. 294:F1265–72. HommOsm M.S., Glassock R.J., Rule A.D. (2017). Structural and Functional Changes in Human kidney with Healthy Aging. J Am Soc Nephrol. 28(10):2838-2844. Tylicki L, Rutkowki B. (2004). Tubulointerstitial injury: early or late event in the pathogenesis of hypertensive nephropathy? Kidneyney Int. 65(5):1971-2. Seccia TM, Caroccia B, Piazza M, et al. (2019). The Key Role of Epithelial to Mesenchymal Transition (EMT) in Hypertensive kidney Disease. Int J Mol Sci. 20(14). pii: E3567. Ioannou K. (2017). Diabetic nephropathy: is it always there? Assumptions, weaknesses and pitfalls in the diagnosis. Hormons (Athens). 16(4):351-361. Błaszczyk M., Cichocki P., Bieńkiewicz M., et al. (2018). Assessment of the relation between pelvicalyceal dilatation in ultrasound and features of obstructive uropathy in dynamic renal scintigraphy. Nucl Med Rev Cent East Eur. 21(2):96-99. Javanmard B., Kashi A.H., Mazloomfard M.M., et al. (2016). Retrograde Intrarenal Surgery Versus Shock Wave Lithotripsy for Renal Stones Smaller Than 2 cm: A Randomized Clinical Trial. Urol J. 13(5):2823-2828. Gucuk A., Yilmaz B., Gucuk S., et al. (2019). Are Stone Density and Location Useful Parameters That Can Determine the Endourological Surgical Technique for kidney Stones That are Smaller than 2 cm? A Prospective Randomized Controlled Trial. Urol J. 16(3):236-241. Bayrak O., Seckiner I., Erturhan S.M., et al. (2015). Analysis of changes in the glomerular filtration rate as measured by the cockroft-gault formula in the early period after percutaneous nephrolithotomy. Korean J Urol. 53(8):552-5. Mukherjee S., Sinha R.K., Jindal T., et al. (2019). Short-term Alteration of Renal Function and Electrolytes after Percutaneous Nephrolithotomy. Urol J. 16(6):530-535. Tuan PNH, Quyen DBQ, Van Khoa H, et al. (2020). Serum and Urine Neutrophil Gelatinase-Associated Lipocalin Levels Measured at Admission Predict Progression to Chronic Kidney Disease in Sepsis-Associated Acute Kidney Injury Patients. Dis Markers. 2020 Aug 17;2020:8883404. eCollection 2020. Sato Y., Yanagita M. (2018). Immune cells and inflammation in AKI to CKD progression. American Journal of Physiology. Renal Physiology. 2018;315(6):F1501–F1512. Basile D.P., Bonventre J.V., Mehta R., et al. (2016). Progression after AKI: Understanding Maladaptive Repair Processes to Predict and Identify Therapeutic Treatments. Journal of the American Society of Nephrology. 2016;27(3):687–697. Chawla L.S., Eggers P.W., Star R.A., et al. (2014). Acute kidney injury and chronic kidney disease as interconnected syndromes. The New England Journal of Medicine. 2014;371(1):58–66. Karlidag I., Abat D., Altunkol A., et al. (2018). Is the Homocysteine Level a Good Predictive Marker for Evaluating kidney Function in Patients After Percutaneous Nephrolithotomy. Urol J. 15(4):153-157. Zisman A.L. (2017). Effectiveness of Treatment Modalities on kidney Stone Recurrence. Clin J Am Soc Nephrol. 12(10):1699-1708. PHỤ LỤC 1 Mã số NC:. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU I. HÀNH CHÍNH Họ và tên: Tuổi: Nam/nữ: Nghề nghiệp: Địa chỉ: Ngày vào viện: Mã vào viện: II. HỎI BỆNH 2.1. Tiền sử sỏi, thói quen gây nguy cơ sỏi (Có/Không) 2.1.1. Tiền sử - Tiền sử sỏi: - Thời gian mắc sỏi trên 3 tháng: - Đã điều trị sỏi: - Gia đình có người mắc sỏi: - Bệnh kết hợp (loại bệnh): 2.1.2. Thói quen gây nguy cơ sỏi - Uống nước không đủ: - Thói quen ăn uống gây sỏi (ăn nhiều thịt, hải sản, mặn, ít rau): - Từng phẫu thuật tiêu hóa: - Uống thuốc lợi tiểu: - Dị dạng đường tiết niệu (hẹp khúc nối, niệu quản,bể thận đôi.): III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (Có/Không) 1. Có cơn đau quặn thận: 2. Đau âm ỉ hố thắt lưng: 3. Tiểu buốt, tiểu dắt: 4 Tiểu đục mủ: 5. Tiểu máu toàn bãi: 6. Tiểu hồng: 7. Tiểu ra sỏi: 8. Vô niệu/thiểu niệu: 9. Hội chứng nhiễm trùng: 10. Nhức đầu, nôn, buồn nôn: 11. HA: mmHg 12. Cân nặng: Kg ; Chiều cao: cm; BMI: * Đặc điểm tổn thương thận: IV. XÉT NGHIỆM 4.1 Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm Đơn vị Giá trị Trước can thiệp Sau can thiệp 5 – 7 ngày Sau can thiệp 6 tháng Huyết học Hồng cầu T/l HGB g/l Hematocrit % Bạch cầu G/l Tiểu cầu G/l Sinh hóa máu Glucose mmol/l Urê mmol/l Creatinine μmol/l Mức lọc cầu thận ml/phút GOT UI/l GPT UI/l Na+ mmol/l K+ mmol/l Cl- mmol/l Acid uric μmol/l Cholesterol mmol/l Triglycerid mmol/l HDL-C mmol/l LDL-C mmol/l Sinh hóa nước tiểu Hồng cầu niệu dương/âm tính Bạch cầu niệu dương/âm tính Protein niệu dương/âm tính Glucose niệu dương/âm tính Nitrit niệu dương/âm tính Tỉ trọng niệu Độ thẩm thấu niệu mOsm 4.2. Siêu âm thận tiết niệu: 4.2.1. Vị trí, kích thước sỏi (có/không) - Sỏi niệu quản 2 bên: - Sỏi đài - bể thận: - Sỏi nhu mô thận: - Sỏi nhiều vị trí: - Sỏi trên 1cm: 4.2.2. Đặc điểm thận trên siêu âm (có/không) - Nhu mô thận: - Thận to: - Một thận teo: - Nang thận: - Độ giãn thận trên siêu âm trước can thiệp (độ): - Độ giãn thận trên siêu âm sau can thiệp 5 – 7 ngày (độ): - Độ giãn thận trên siêu âm sau can thiệp 6 tháng (độ): V. CHẨN ĐOÁN VI. KẾT QUẢ CAN THIỆP 1. Thời gian can thiệp: 2. Tai biến, biến chứng và triệu chứng lâm sàng sau tán sỏi (có/không): + Thủng, rách niệu quản: + Sỏi vỡ và chạy một phần lên thận: + Sốt sau tán sỏi: + Đau âm ỉ hố thắt lưng sau sỏi: + Đau quặn thận sau tán sỏi: + Tiểu buốt, tiểu dắt sau tán sỏi: + Tiểu máu toàn bãi sau tán sỏi: + Tiểu hồng sau tán sỏi: - Kết quả tán: - Kết quả can thiệp: XÁC NHẬN LÃNH ĐẠO KHOA HỌC VIÊN Nguyễn Minh Tuấn
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_bien_doi_muc_loc_cau_than_do_tham_thau_nu.doc