Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (nilaparvata lugens stål) hại lúa tại Cần Thơ

Luận án có tên “Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu

(Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ” với sự hướng dẫn của TS. Lương

Minh Châu và TS. Ngô Lực Cường, được thực hiện từ tháng 5/2010 đến tháng

5/2014, tại ruộng lúa Tp. Cần Thơ và Viện Lúa ĐBSCL. theo các phương pháp

thường dùng nghiên cứu sinh thái học côn trùng; bố trí thí nghiệm theo khối hoàn

toàn ngẫu nhiên, và khảo sát qua một số vụ trong năm, phân tích thống kê các chỉ số

đa dạng sinh học (Shannon, Simpson, độ đồng đều, số loài đang phát triển N1 và

chiếm ưu thế N2) của sâu hại - thiên địch rầy nâu. Kết quả đã thu được như sau:

- Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 116 loài bao gồm có 27 loài sâu hại

thuộc 7 bộ và 16 họ côn trùng, trong đó phổ biến là rầy nâu, sâu cuốn lá; 76 loài

thiên địch thuộc 7 bộ và 62 họ côn trùng và nhện, trong đó có 4 loài phổ biến là bọ

xít mù xanh, nhện lưới trắng, nhện Pardosa, nhện chân dài.

- Xác định được ảnh hưởng của thuốc hóa học trong quá trình canh tác đến

tính đa dạng sinh học của côn trùng và nhện trong hệ sinh thái ruộng lúa. Các chỉ số

đa dạng sinh học của côn trùng trên ruộng lúa có phun thuốc trừ sâu hóa học

(H’=2,27, D = 0,79, E=0,59) thấp hơn ruộng không xử lý thuốc (H’=2,47, D = 0,83,

E=0,61). Vụ lúa ĐX có các chỉ số đa dạng sinh học Shannon (H’=2,42), chỉ số

Simpson ( D = 0,85) và độ đồng đều (E=0,53) cao hơn vụ lúa Hè thu (2,39, 0,81 và

0,52)

pdf 193 trang dienloan 7620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (nilaparvata lugens stål) hại lúa tại Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (nilaparvata lugens stål) hại lúa tại Cần Thơ

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (nilaparvata lugens stål) hại lúa tại Cần Thơ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
----------------------- 
NGUYỄN VĨNH PHÚC 
NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN 
THIÊN ĐỊCH CỦA RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stål) 
HẠI LÚA TẠI CẦN THƠ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
CẦN THƠ - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
----------------------- 
NGUYỄN VĨNH PHÚC 
NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN 
THIÊN ĐỊCH CỦA RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stål) 
HẠI LÚA TẠI CẦN THƠ 
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật 
Mã số: 62.62.01.12 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. TS. Lương Minh Châu 
2. TS. Ngô Lực Cường 
CẦN THƠ – 2017
i 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
---------- 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan công trình “Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của 
rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) hại lúa tại Cần Thơ” là của riêng tôi. Các số liệu, 
kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất 
kỳ công trình, luận án nào trước đây. 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Vĩnh Phúc 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Xin chân thành cảm ơn! 
 Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Long, Viện Lúa 
Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt 
thời gian học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. 
 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam; Ban Đào tạo sau đại học – Viện 
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Phòng quản lý Khoa học và Đào tạo sau đại học - 
Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành các 
chương trình, thủ tục trong chương trình đào tạo. 
 TS. Lương Minh Châu, Bộ môn Bảo vệ thực vật – Viện Lúa Đồng bằng sông 
Cửu Long đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm quý báu đồng thời hỗ 
trợ kinh phí cho tôi thực hiện đề tài luận án. 
TS. Ngô Lực Cường, Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu 
Long đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận án. 
 Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp nghiên cứu sinh khoá 2010 - 2014 đã 
tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức khoa học trong suốt khóa học. 
 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi 
thực hiện mô hình tại địa phương. 
 Các bạn Chuyên viên nghiên cứu trong Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Lúa 
Đồng bằng sông Cửu Long đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài luận án. 
 Gia đình và bạn bè thân hữu đã luôn động viên, góp ý cho tôi trong suốt thời qua. 
 Nguyễn Vĩnh Phúc 
iii 
TÓM TẮT 
Luận án có tên “Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu 
(Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ” với sự hướng dẫn của TS. Lương 
Minh Châu và TS. Ngô Lực Cường, được thực hiện từ tháng 5/2010 đến tháng 
5/2014, tại ruộng lúa Tp. Cần Thơ và Viện Lúa ĐBSCL. theo các phương pháp 
thường dùng nghiên cứu sinh thái học côn trùng; bố trí thí nghiệm theo khối hoàn 
toàn ngẫu nhiên, và khảo sát qua một số vụ trong năm, phân tích thống kê các chỉ số 
đa dạng sinh học (Shannon, Simpson, độ đồng đều, số loài đang phát triển N1 và 
chiếm ưu thế N2) của sâu hại - thiên địch rầy nâu. Kết quả đã thu được như sau: 
- Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 116 loài bao gồm có 27 loài sâu hại 
thuộc 7 bộ và 16 họ côn trùng, trong đó phổ biến là rầy nâu, sâu cuốn lá; 76 loài 
thiên địch thuộc 7 bộ và 62 họ côn trùng và nhện, trong đó có 4 loài phổ biến là bọ 
xít mù xanh, nhện lưới trắng, nhện Pardosa, nhện chân dài. 
- Xác định được ảnh hưởng của thuốc hóa học trong quá trình canh tác đến 
tính đa dạng sinh học của côn trùng và nhện trong hệ sinh thái ruộng lúa. Các chỉ số 
đa dạng sinh học của côn trùng trên ruộng lúa có phun thuốc trừ sâu hóa học 
(H’=2,27, D
= 0,79, E=0,59) thấp hơn ruộng không xử lý thuốc (H’=2,47, D
= 0,83, 
E=0,61). Vụ lúa ĐX có các chỉ số đa dạng sinh học Shannon (H’=2,42), chỉ số 
Simpson ( D
= 0,85) và độ đồng đều (E=0,53) cao hơn vụ lúa Hè thu (2,39, 0,81 và 
0,52). 
- Trồng hoa Cúc chanh, Trâm ổi, Sao nháy xung quanh bờ ruộng lúa, hay 
phun dung dịch đường ở giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa trổ, có vai trò thu hút thiên 
địch đến trú ẩn, cung cấp thức ăn còn có tác dụng kiểm soát bờ. Cải tạo sinh cảnh 
thực vật trong vùng trồng lúa bổ sung nơi trú ẩn và thức ăn giúp duy trì sự cân bằng 
tự nhiên của quần thể côn trùng, thiên địch. 
- Xác định rõ hơn sử dụng chế phẩm sinh học (nấm xanh - Metarhizium 
anisopliea), thảo mộc (Thuốc cá - rotenone, Hạt bình bát - Sesquiterpenoid) ít ảnh 
hưởng đến mật số thiên địch, thân thiện với môi trường. 
iv 
- Ứng dụng giải pháp Bảo tồn thiên địch rầy nâu bằng cách tái lập cảnh quan 
đồng ruộng có thể góp phần gia tăng mật số thiên địch trong quản lý rầy nâu hiệu 
quả bền vững và an toàn cho môi trường. 
Qua thực hiện luận án, chúng tôi có những đề nghị sau đây: 
1. Nghiên cứu sâu hơn mối tương quan về không gian như xác định tỷ lệ diện 
tích trồng hoa để thu hút thiên địch so với diện tích trồng lúa; để tạo hành lang cư 
trú và di chuyển của các loài côn trùng có ích tạo nơi trú ẩn, bảo tồn cho chúng. 
2. Khảo sát tính nhiễm các loài côn trùng, bệnh hại trên các loài hoa Sao 
nháy, Trâm ổi, Cúc chanh. 
3. Các số liệu nghiên cứu và ứng dụng của luận án có thể bổ sung vào tư liệu 
giảng dạy về bảo vệ thực vật cho trường cao đẳng, đại học và sau đại học. 
Từ khóa: bảo tồn thiên địch, đa dạng sinh học côn trùng, thực vật có hoa, 
thảo mộc, lúa, rầy nâu, Cần Thơ. 
v 
ABSTRACT 
A research Study on conservation measure to rice brown planthopper 
(Nilaparvata lugens Stål) in Can Tho was supervised by Luong Minh Chau, Ph.D 
and Ngo Luc Cuong, Ph.D, conducted from May of 2010 to May of 2014 at rice 
farmer ‘fields located in Can Tho city and Cuu Long Delta rice research institute. 
The research was studied by using general methods in insect ecology with 
randomized complete block design during sevral seasons per year, statistic data 
analysis based on biodiversity index (such as Shannon, Simpson, Evenness). The 
results showed that: 
- There were 116 species, including 27 insect species belonged to 7 groups and 
16 families and And the most abundance were brown plant hopper and rice leaf 
folder; 76 enemies’ species belonged to 7 orders and 62 families of insect and spider 
with four common species were mirid bug, Orb weavers spider, Wolf spider and 
Long-jawed orb Weavers spider. 
- It was identified the effect of using chemical in rice cultivation on biodiversity 
of insect and spider in rice field ecosystem. Biodiversity index of insect on pesticide 
applied rice fields (H’=2,27, D
= 0,79, E=0,59) was lower in comparison with 
untreated fields (H’=2,47, D
= 0,83, E= 0,61). Winter-Spring crop had biodiversity 
index comprising Shannon value with H’=2,42,Simpson value with D
= 0,85, 
Evenness with E=0,53 were higher than in Summer-Autumn crop with 2,39; 0,81 
and 0,52 respectively. 
- Growing chrysanthemum, tickberry, cosmos around the edge of the rice field 
or spraying sugar solution from tillering to heading stage played important role of 
attracting natural enemies to shelter, providing food as well as controlling the edge. 
It also helped improvement plant habitat in rice paddies through providing more 
shelter, more food as a result the population of insect and natural enemies were 
balanced naturally. 
vi 
- It was clearly revealed that using biological pesticides (Metarhizium 
anisopliea), Botanical agents (tuba root- containing rotenone), custard apple seeds–
containing Sesquiterpenoid) less impacted on the population of natural enemies but 
friendly to environment. 
- Applying a solution of conserving natural enemies’ methods of brown Plant 
hopper by reestablishing the landscape on the rice field can contribute to increasing 
the density of natural enemies, lead to control rice brown plant hopper effectively, 
sustainably and environmentally safe. 
- Based on the research, we would like recommend that: 
1. It needs to study deeply on the spatial correlation such as determining the 
suitable rate of flower area in compare with rice field to attract natural enemies; 
suitable size of flower beds to create sheltering and moving corridor for useful 
insect species having shelter area and preserving themselves. 
2. Observation on the susceptibility to insect pest and diseases of insect species 
and diseases on chrysanthemum, tickberry, cosmos is necessary. 
3. Data and application abilities from this dissertation can be added to teaching 
materials of Plant protection in Colleges, universities for ungraduated and 
postgraduate students. 
Keywords: conservation of natural enemies, insect biodiversity, flowering 
plants, botanical, rice, brown plant hopper, Can Tho. 
vii 
MỤC LỤC 
TT Nội dung Trang 
 Trang phụ bìa 
 Lời cam đoan i 
 Lời cảm ơn ii 
 Tóm tắt iii 
 Mục lục vii 
 Danh mục chữ viết tắt xii 
 Danh mục bảng xiii 
 Danh mục hình xvii 
MỞ ĐẦU 
1 Sự cần thiết của đề tài 1 
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 
 3.1 Ý nghĩa khoa học 3 
 3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 
 4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 
 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4 
 4.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 4 
5 Tính mới của luận án 4 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 
CỦA ĐỀ TÀI 
6 
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 6 
1.2 Cơ sở lý luận đa dạng sinh học 7 
 1.2.1 Đa dạng sinh học 7 
viii 
 1.2.1.1 Định nghĩa 7 
 1.2.1.2 Đa dạng sinh học côn trùng 7 
 1.2.2 Tính toán phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh 
học 
8 
 1.2.3 Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể côn trùng 11 
 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển côn trùng 12 
 1.2.4.1 Thời tiết, khí hậu 12 
 1.2.4.2 Môi trường 13 
 1.2.4.3 Các yếu tố do con người 14 
 1.2.4.4 Kẻ thù tự nhiên của côn trùng 15 
1.3 Cơ sở nghiên cứu khoa học Rầy nâu và thiên địch 18 
 1.3.1 Nghiên cứu ngoài và trong nước về thành phần sâu hại và 
thiên địch trên ruộng lúa 
18 
 1.3.1.1 Những nghiên cứu của nước ngoài 18 
 1.3.1.2 Những nghiên cứu trong nước 19 
 1.3.2 Tình hình và diện tích lúa thiệt hại do Rầy nâu ở ĐBSCL 20 
 1.3.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái Rầy nâu (Nilaparvata 
lugens Stål) 
22 
 1.3.4 Thành phần thiên địch rầy nâu 25 
 1.3.5 Các biện pháp phòng trừ rầy nâu 27 
1.4 Các biện pháp bảo tồn, gia tăng thiên địch 29 
 1.4.1 Lựa chọn nguồn thức ăn bổ sung 31 
 1.4.2 Sinh cảnh thực vật 33 
 1.4.3 Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học 34 
 1.4.4 Quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa bằng công nghệ sinh 
thái tại ĐBSCL 
36 
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
39 
2.1 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm 39 
ix 
 2.1.1 Vật liệu 39 
 2.1.2 Dụng cụ thí nghiệm 39 
2.2 Nội dung nghiên cứu 40 
 2.2.1 Khảo sát đa dạng sinh học côn trùng trên ruộng lúa tại 
Cần Thơ 
40 
 2.2.2 Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn tập hợp của một số loài 
thiên địch chính trên rầy nâu hại lúa 
40 
 2.2.3 Xây dựng mô hình bảo tồn thiên địch của rầy nâu hại lúa 40 
2.3 Phương pháp nghiên cứu 40 
 2.3.1 Khảo sát đa dạng sinh học côn trùng trên ruộng lúa tại 
Cần Thơ 
40 
 2.3.2 Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn tập hợp của một số loài 
thiên địch chính trên rầy nâu hại lúa 
42 
 2.3.2.1 Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung thức ăn đến thiên địch 
của rầy nâu hại lúa 
42 
 2.3.2.2 Ảnh hưởng của các biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu sinh 
học, thảo mộc và hóa học đến mật số sâu hại và thiên địch 
43 
 2.3.2.3 Xử lý bờ ruộng tạo nơi cư trú cho thiên địch 46 
 2.3.3 Xây dựng mô hình bảo tồn thiên địch của rầy nâu hại lúa 47 
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 49 
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 51 
3.1 Khảo sát đa dạng sinh học côn trùng trên ruộng lúa tại 
Cần Thơ 
51 
 3.1.1 Thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng lúa 
tại huyện Thới Lai - Tp. Cần Thơ 
51 
 3.1.2 Ảnh hưởng của việc phun thuốc BVTV đến thành phần 
loài côn trùng trên một số giống lúa trồng phổ biến tại 
Cần Thơ 
59 
 3.1.3 Ảnh hưởng của việc phun thuốc BVTV đến mật số côn 62 
x 
trùng trên một số giống lúa trồng phổ biến tại Cần Thơ 
 3.1.4 Ảnh hưởng của việc phun thuốc BVTV đến đa dạng sinh 
học côn trùng theo mùa vụ và giai đoạn phát triển của cây 
lúa 
64 
 3.1.5 Ảnh hưởng của phun thuốc BVTV đến cơ cấu thành phần 
loài sâu hại và thiên địch 
66 
 3.1.6 Hành lang trú ẩn và ảnh hưởng của sự di chuyển, nơi trú 
ẩn đến đa dạng sinh học của các loài thiên địch 
69 
3.2 Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn một số loài thiên địch 
chính của Rầy nâu hại lúa 
72 
 3.2.1 Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung thức ăn đến thiên địch 
của Rầy nâu hại lúa 
72 
 3.2.1.1 Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung thức ăn đến mật số 
Rầy nâu và thiên địch chính 
72 
 3.2.1.2 Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung thức ăn đến mật số côn 
trùng phân theo nhóm chức năng 
84 
 3.2.1.3 Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung thức ăn đến sự đa dạng 
và phong phú của quần thể sâu hại và thiên địch trên 
ruộng lúa có trồng hoa 
88 
 3.2.2 Ảnh hưởng của các biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu sinh 
học, thảo mộc và hóa học đến mật số sâu hại và thiên địch 
99 
 3.2.2.1 Ảnh hưởng của biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu sinh học 
đến mật số sâu hại và thiên địch 
99 
 3.2.2.2 Ảnh hưởng của biện pháp sử dụng thuốc thảo mộc đến 
mật số sâu hại và thiên địch 
103 
 3.2.2.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ sâu phao và sâu cuốn lá 
đến rầy nâu và thiên địch trên ruộng lúa 
107 
 3.2.3 Xử lý bờ ruộng tạo nơi cư trú cho thiên địch 111 
 3.2.3.1 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý bờ ruộng đến mật số rầy 111 
xi 
nâu trên ruộng lúa 
 3.2.3.2 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý bờ đến mật số nhện 114 
 3.2.3.3 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý bờ đến mật số ong ký 
sinh 
115 
 3.2.3.4 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý bờ đến mật số bọ xít mù 
xanh 
117 
 3.2.3.5 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý bờ đến mật số kiến 3 
khoang, bọ rùa 
118 
3.3 Xây dựng mô hình bảo tồn thiên địch của rầy nâu hại lúa 120 
 3.3.1 Tình hình sử dụng phân bón 120 
 3.3.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV 122 
 3.3.3 Tình hình sâu bệnh và thiên địch trên ruộng 123 
 3.3.4 Hiệu quả mô hình 127 
 3.3.4.1 Hiệu quả kinh tế 127 
 3.3.4.2 Hội thảo đầu bờ 129 
3.4 Giải pháp bảo tồn thiên địch rầy nâu 130 
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 133 
4.1 Kết luận 133 
4.2 Đề nghị 133 
 Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 PHỤ LỤC 
xii 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 
BMAT Bắt mồi ăn thịt 
BVTV Bảo vệ thực vật 
BXMX Bọ xít mù xanh 
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 
ĐC  ... ustus Nhện Atypena Formosana 
 (Araneae, Araneidae) (Araneae, Linyphiidae) 
 Nhện Hamochirus Nhện nhảy Bianor hotingchiehi 
 (Araneae, Salticidae) (Araneae, Salticidae) 
 Nhện clubiona japonica 
 (Araneae, Clubionidae) 
Nhện Pardosa pseudoannulata 
( Lycosidae) 
 Muỗi Nilobezzia sp. Ong ký sinh Eurytoma sp 
 ( Diptera, Ceratopogonidae) (Hymenoptera, Eurytomidae) 
 Ong Gonatocerus spp. Ong ký sinh Trichomma cnaphalocrosis Uchida 
 ( Hymenoptera, Mymaridae) (Hymenoptera , Ichneumonidae) 
Ong ký sinh Xanthopimpla flavolineata Cameron Paederus fuscipes Curtis 
 (Hymenoptera,Ichneumonidae) (Coleoptera, Staphylinidae) 
PHỤ LỤC 2 
Thành phần thiên địch trên bờ mè qua các giai đoạn sinh trưởng của lúa 
vụ HT 2011 tại Thới Lai – TP. Cần Thơ 
Bộ (Order) Họ (Family) Loài Gđ1 Gđ2 Gđ3 Gđ4 Gđ5 TCộng 
Araneae Araneidae Araneus inustus 5 0 2 5 8 20 
Araneae Araneidae Singa pymaea 2 4 0 0 1 7 
Araneae Araneidae Argiope catenulata 0 0 0 1 6 7 
Araneae Lycosidae Pardosa pseudoannulata 35 4 0 0 7 46 
Araneae Salticidae 
Bianor hotingchiehi 
(Schenkel) 0 0 1 0 0 1 
Araneae Salticidae Hamochirus 5 0 0 0 0 5 
Araneae Linyphiidae Atypena formosana 2 12 5 3 31 53 
Araneae Oxyopidae 
OXyopes Lineatipes 
(C.L.Koch) 0 0 0 1 0 1 
Araneae Tetragnathidae 
Tetragnatha maxillosa 
(Thonell) 10 1 3 0 2 16 
Araneae Tetragnathidae Dyschiriognatha tenera 1 0 1 1 3 6 
Araneae Theridiidae Coleosoma blandum 0 0 0 0 1 1 
Araneae Theridiidae Theridion sp. 0 0 1 0 0 1 
Coleoptera Coccinellidae Scymnus sp. 0 0 0 1 0 1 
Coleoptera Coccinellidae Micraspis crocea 0 0 0 1 0 1 
Coleoptera Coccinellidae Micraspis sp 3 0 0 1 2 6 
Coleoptera Staphylinidae Paederus fuscipes Curtis 2 0 0 1 2 5 
Coleoptera Carabidae Eucolliusis sp. 0 0 0 0 2 2 
Coleoptera Carabidae Ophionea - nigrofasciata 1 0 0 1 0 2 
Dermaptera Carcinophoridae Euborellia Stali (Dohrr) 1 0 0 0 1 2 
Diptera Ceratopogonidae Nilobezzia sp. 1 0 9 0 0 10 
Diptera Dolichopodidae Sympychus sp. 0 0 1 0 0 1 
Diptera Phoridae Megaselia scalaris L. 0 0 0 1 0 1 
Hemiptera Miridae 
Cyrtorhinus lividipennis 
reuter 2 0 18 4 9 33 
Hymenoptera Formicidae Solenopsis geminata 0 0 3 2 8 13 
Hymenoptera Braconidae Cotesia angustibasis 5 0 0 1 0 6 
Hymenoptera Braconidae Phanerotama sp. 0 0 0 0 2 2 
Hymenoptera Braconidae Opius sp. 0 0 0 0 4 4 
Hymenoptera Ichneumonidae Paraphylax sp. 0 0 0 1 0 1 
Hymenoptera Ichneumonidae 
Xanthopimpla 
flavolineata Cameron 0 0 0 1 0 1 
Hymenoptera Ichneumonidae Temelucha philippinensis 0 0 0 1 0 1 
Hymenoptera Scelionidae Psix lacunnatus 1 0 0 0 1 2 
Hymenoptera Encyrtidae 
Copidosomopsis 
hanoinensis 4 0 0 2 0 6 
Hymenoptera Bethylidae Goniozuz sp. 0 0 0 0 2 2 
Hymenoptera Pteromalidae 
Trichomalopsis 
apanteloctenae 
(Crawford) 0 0 0 0 1 1 
Hymenoptera Pteromalidae 
Pansternon nr. Collavis 
Boucek 0 0 0 1 3 4 
Hymenoptera Dryinidae 
Pseudogonatopus 
flavifemur 3 0 0 0 2 5 
Hymenoptera Chalcididae 
Brachymeria excarinata 
(Gahan) 0 0 2 0 2 4 
Hymenoptera Eurytomidae Eurytoma braconidis 0 0 0 2 2 4 
Odonata Coenagrionidae Agriocnemis pygmea 1 1 0 0 0 2 
Orthoptera Gryllidae Anaxiphalongipennis 1 0 0 1 3 5 
Orthoptera Tethigoniidae 
Conocephalus 
longgipennis 0 0 0 0 2 2 
 85 22 46 33 107 293 
PHỤ LỤC 3 
ĐẶC TÍNH CÁC LOÀI HOA 
1. Hoa cẩm Tú Mai 
- Tên phổ thông: Cẩm tú 
mai, Tiểu hồng. 
- Tên khoa học: Cuphea 
hyssopifolia 
- Tên tiếng Anh: False 
Heather, Mexican Heather, 
Hawaiian Heather hay Elfin Herb 
- Họ thực vật: Lythraceae 
(Tử vi). 
- Nguồn gốc xuất xứ: Châu 
Mỹ (Mehico, Jamaica) 
Cẩm Tú Mai là một loại cây bụi nhỏ, chiều cao khoảng 60cm đến 90cm, có 
những bông hoa màu tím xuất hiện quanh năm. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán 
phần. Phù hợp với đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt.. Hoa Cẩm Tú Mai 
hấp dẫn đối với các côn trùng liên quan đến mục đích của việc thụ phấn. Hoa Cẩm 
Tú Mai thu hút các loài côn trùng là ceratina sp., Apisflorea, A. dorsata, A. 
ceratina, Trigona, kiến, bướm (Murali và ctv, 2013). 
2. Hoa Sao Nháy 
- Tên thông thường ở Việt 
Nam: Cúc Sao nháy, hoa chuồn 
chuồn, hoa cánh bướm, hoa bướm 
- Tên khoa học: Cosmos 
bipinnatus, Cav. 
- Tên tiếng Anh: Cosmos 
- Họ thực vật: Họ Cúc. 
Hoa Cẩm Tú Mai (Cuphea hyssopifolia) 
Hoa Sao Nháy (Cosmos bipinnatus, Cav) 
Hoa Soi Nháy là cây thân thảo, mảnh mai mọc thành bụi, chiều cao khoảng 
60cm đến 80cm, cho những cọng hoa dài như tăm nhang, gắn trên đầu một 
nụ hoa tròn, đến khi nở thành một cái hoa tròn có 8 cánh, đường kính 4-6cm vươn 
cao làm thành một thảm hoa nhiều màu vàng, cam, đỏ, hồng, trắng đỏ Hột hoa 
cosmos có thể thu hái dễ dàng sau một lứa trồng cây hoa làm cảnh. Khác với các 
loài hoa cúc anh em với cosmos thì hoa sao nháy tự thụ phấn lấy để sau khi hoa tàn 
rồi cho nhiều hạt, đầu có 2 móc nhỏ mỗi hạt. Sau khi toàn cây bắt đầu khô héo thì 
hạt cũng vừa chín tới dễ dàng. Hoa Soi Nhay thu hút nhiều loài côn trùng thụ phấn 
bướm, ong,.. 
3. Hoa Cúc Chanh 
- Tên thông thường: Cúc 
Mặt trời, Cúc Chanh 
- Tên Khoa học: 
Melampodium paludosum 
- Tên tiếng Anh: Aster 
Daisy, Million Gold, Showstar 
- Họ thực vật: Asteraceae 
Hoa Cúc Chanh có dạng 
hình cây bụi, sống hàng năm, cao 
khoảng 20-40 cm, phân cành 
nhánh nhiều. Cụm hoa hình đầu mang hoa không đều và đều trên một cuống chung, 
mọc ra ở nách lá. Hoa không đều với cánh môi lớn dạng bầu dục, màu vàng tươi ở 
vòng ngoài. Hoa đều ở vòng trong cũng màu vàng. Tốc độ sinh trưởng nhanh, cây 
ưa sáng, khí hậu khô thoáng, nhiều năng. Nhu cầu nước thấp, dễ nhân giống từ hạt 
Hoa Cúc chanh (Melampodium paludosum) 
4. Hoa Trâm ổi 
- Tên thường gọi: Cây Trâm ổi, cây Ngũ sắc, cây Thơm ổi. 
- Tên khoa học: Lantana camara. 
- Họ thực vật: Verbenaceae 
Hoa Trẩm dạng hình cây bụi thân gỗ, cành non dài, mểm, có lông và gai 
mềm. Cụm hoa có thể có một màu hoặc nhiều màu. Đối với hoa có 2, 3 màu thì 
thường hoa chuyển màu khi nở đến khi tàn. Màu sắc hoa Trâm ổi có thể là màu 
vàng, đỏ cam, trắng, hồng phấn, đỏ,.. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, cây dễ trồng 
và cho hoa nở quanh năm. Cây ưa sáng, chịu được khô hạn, không kén đất. 
 Hoa Trâm ổi (Lantana camara) 
PHỤ LỤC 4 
ĐẶC TÍNH CÁC GIỐNG LÚA 
1. Giống OM 6162 
Thuốc nhóm A1, có thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, cứng cây, đẻ nhánh 
khỏe, hình dạng đẹp, bông chùm, tỷ lệ lép thấp dưới 12%, cây cao khoảng 103 cm, 
có 340-380 bông/m2,120-150 hạt chắc/bông. Khối lượng 100 hạt đạt từ 27,3 gam trở 
lên. 
Có khả năng chống chịu khô hạn, chống chịu được với bệnh đạo ôn cấp 3-5, 
có tính kháng trung bình đối với rầy nâu cấp 3-5, có khả năng chống chịu được 
bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. 
Năng suất ổn định, đạt cao trong vụ Đông Xuân: 5-7 tấn/ha. 
2. Giống OM 4900 
Thuộc nhóm A1, thời gian sinh trưởng 95-105 ngày, chiều cao cây trung bình 
đạt 102 cm, có khả năng đẻ nhánh khỏe, dạng hình đẹp, có bộ lá thẳng đứng, đặc 
biệt giống có thân rạ cứng, có 10-15 bông/khóm, có 110-160 hạt chắc/bông. Khối 
lượng 1000 hạt đạt 27,3 gam. 
Có khả năng kháng được bệnh đạo ôn trung bình cấp 3-5 và kháng tốt đối với 
rầy nâu cấp 1-3. 
Năng suất cao và ổn định. Năng suất đạt cao trong vụ Đông Xuân và vụ Hè 
Thu 6-7 tấn/ha . 
3. Giống OM 6976 
 Giống OM 6976 có thời gian sinh trưởng từ 95-105 ngày, có chiều cao cây 
100-110 cm, đặc biệt rất cứng cây. Khả năng đẻ nhánh khỏe, có 9-11 bông/khóm, 
có 150-200 hạt chắc/bông. Trọng lượng 1000 hạt đạt 25-26 gam. 
 Kháng rầy nâu trung bình cấp 3-5, kháng đạo ôn cấp 3-5, ít bệnh vàng lùn 
lùn xoắn lá. 
 Có tiềm năng năng suất cao, có thể đạt 9 tấn/ha. 
4. Giống OM10041 
Thuộc nhóm A0, thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, chiều cao cây trung bình 
đạt 105 cm, khả năng đẻ nhánh khá, có 8-12 bông/khóm, có 168 hạt chắc/bông. 
Khối lượng 1000 hạt đạt 26-27 gam. 
Có khả năng kháng bệnh bạc lá cấp 3 và kháng tốt đối với rầy nâu (cấp 3). 
Năng suất cao trong vụ Đông Xuân và Hè Thu 6 – 8,5 tấn/ha. 
(Nguồn: Nguyễn Thị Lang, Giống lúa và sản xuất giống lúa phẩm chất cao 
phục vụ xuất khẩu, NXB Giáo dục Việt nam, 2013, trang 60-61) 
5. Giống Jasmine 85 
 Giống Jasmine 85 là giống nhập nội từ Viện lúa quốc tế (IRRI) được Viện 
lúa ĐBSCL chọn thuần. Giống có khả năng thích nghi rộng, năng suất cao ổn định 
thời gian sinh trưởng 93-98 ngày, chiều cao cây 95-100 cm; nở bụi tốt, khả năng đẻ 
nhánh 350 -450 bông/m2; lá cờ đứng. Số hạt chắc/bông: 90-105 hạt; tỷ lệ lép 14-
15%; trọng lượng 1000 hạt: 27 gam; 
 Nhiễm rầy nâu, nhiễm bệnh cháy bìa lá, hơi nhiễm bệnh đạo ôn. 
 Năng suất cao 6-8 tấn/ha. 
PHỤ LỤC 5 
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG TỈNH CẦN THƠ (2011 -2014) 
NĂM 2011 
Tháng 
Nhiệt độ không khí (oC) 
Mưa 
(mm) 
Ẩm độ 
KK (%) 
Nắng (giờ) 
 TB Cao nhất Thấp nhất 
1 25.5 30 21 00,0 81.7 225 
2 26.5 31.1 21.9 00,0 78.3 226 
3 27.75 32.7 22.8 103,4 77.1 242 
4 27.75 34.5 21 1,7 77.7 246 
5 28.05 32.4 23.7 155,7 82.4 251 
6 27.8 32.1 23.5 181,1 85 241 
7 27.3 31.1 23.5 384,5 81.1 240 
8 27.3 31 23.6 167,7 85 241 
9 27.3 30.8 23.8 152,2 85.8 240 
10 25.75 30.5 21 201,3 81.9 243 
11 27.45 31.1 23.8 291,1 81 238 
12 26.05 29.7 22.4 50,0 82.2 226 
NĂM 2012 
Tháng 
Nhiệt độ không khí (oC) Mưa 
(mm) 
Ẩm độ 
KK (%) 
Nắng (giờ) 
TB Cao nhất Thấp nhất 
1 26,2 31,5 21,5 19,7 79,0 189,6 
2 26,6 32,6 21,9 8,6 77,0 226,9 
3 28,1 33,8 23,5 8,7 76,7 266,3 
4 28,3 34,4 23,2 154,1 79,3 252,0 
5 28,3 34,7 22,7 125,0 82,3 222,0 
6 27,8 33,3 23,2 154,4 84,3 220,7 
7 27,8 33,8 23,0 120,1 83,7 228,0 
8 28,0 33,5 22,9 68,9 82,3 258,1 
9 27,0 32,3 23,5 240,2 86,7 176,9 
10 27,1 32,2 22,9 401,2 85,7 299,6 
11 28,3 33,7 24,4 77,9 81,0 231,5 
12 28,1 33,5 24,4 23,4 79,3 242,1 
NĂM 2013 
Tháng 
Nhiệt độ không khí (oC) Mưa 
(mm) 
Ẩm độ 
KK (%) 
Nắng (giờ) 
TB Cao nhất Thấp nhất 
1 26,7 33,1 22,5 16,1 79,0 196,1 
2 26,9 33,5 22,1 15,1 75,0 385,3 
3 27,7 33,9 23,4 3,7 75,3 246,5 
4 28,9 35,2 24,4 30,6 78,0 429,4 
5 29,0 35,1 24,5 159,7 81,0 227,8 
6 27,9 34,3 24,3 262,5 85,3 174,6 
7 27,8 33,6 23,6 136,2 84,3 192,0 
8 27,2 33,2 23,5 131,7 86,0 184,8 
9 27,4 33,8 23,6 271,5 84,7 195,3 
10 27,1 32,1 23,6 210,9 86,7 149,9 
11 27,5 32,6 24,2 85,9 83,0 211,5 
12 26,7 32,2 22,5 42,2 80,3 184,2 
NĂM 2014 
Tháng 
Nhiệt độ không khí (oC) Mưa 
(mm) 
Ẩm độ 
KK (%) 
Nắng (giờ) 
TB Cao nhất Thấp nhất 
1 24,9 30,5 20,2 1,4 77,3 192,1 
2 25,1 31,9 19,9 0,0 77,0 271,5 
3 26,9 33,4 22,0 0,0 75,7 277,2 
4 28,7 35,5 24,2 63,4 76,3 270,1 
5 29,4 35,6 24,9 189,0 78,0 238,6 
6 28,5 34,8 24,2 157,0 84,0 193,7 
7 27,6 33,5 23,5 263,4 85,0 188,7 
8 27,7 33,5 23,8 185,9 83,7 229,3 
9 27,0 34,1 23,3 180,1 84,3 175,9 
10 27,6 33,5 24,0 284,9 84,0 203,6 
11 27,9 33,8 23,9 258,9 80,7 234,6 
12 27,5 32,9 23,5 124,3 79,3 192,1 
PHỤ LỤC 6 
KỸ THUẬT THÂM CANH THEO HƯỚNG 
 “3 GIẢM 3 TĂNG”; “1 PHẢI 5 GIẢM” 
----------0---------- 
1. Qui trình 
1.1 Sản xuất lúa theo hướng “3 giảm – 3 tăng” 
 a/ 3 Giảm: 
 Giảm chi phí đầu tư: giảm phân bón và thuốc BVTV 
  Giảm lượng lúa giống: Sạ: 200 kg/ha giảm xuống còn: 80–100 kg/ha 
 Giảm công lao động, 
 b..3 Tăng: 
  Tăng năng suất 
  Tăng chất lượng sản phẩm: 
  Tăng thu nhập 
1.2. Sản xuất lúa theo hướng “1 phải – 5 giảm” 
 a. 1 Phải : Phải sử dụng giống xác nhận (hay giống tương đương xác nhận 
 b. 5 Giảm: 
  Giảm chi phí đầu tư (Phân bón, thuốc BVTV) 
  Giảm lượng giống. 
  Giảm công lao động 
  Giảm thất thoát sau thu hoạch:(cắt,bó, suốt,sấy). 
  Giảm lượng nước ở giai đoạn không cần thiết. 
2. Quy trình kỹ thuật 
2.1 Giảm lượng giống: Nên sử dụng giống nguyên chủng hoặc giống xác nhận để 
sản xuất. Hạt giống có tỷ lệ nẩy mầm cao đạt hơn 80% trở lên, hạt giống có màu sắc 
sáng đẹp, giống Ít lẫn tạp các giống khác. 
2.2 Kỹ thuật làm đất: Làm đất kỹ, bằng phẳng: Tạo thuận lợi cho rễ mầm phát 
triển, rễ dễ bám vào đất – nhanh, giúp cây phát triển đồng đều, đảm bảo mật độ cây 
trên đơn vị diện tích, dễ điều chỉnh mực nước, hạn chế sâu phao, ốc bươu vàng, cỏ 
dại hại lúa. 
2.3 Điều chỉnh mật độ sạ: 
 - Sạ thưa giúp cây lúa khỏe cứng, hạn chế sâu bệnh phá hại, ít đỗ ngã cuối 
vụ. 
 - Áp dụng sạ hàng là một biện pháp tiết kiệm lượng giống tốt nhất, chỉ cần 
80 – 100 kg giống cho 1 ha so với sạ lan là 200 kg/ha.(Giảm 50% lượng giống trung 
bình là 100 kg. 
2.4 Tưới nước – điều chỉnh nước hợp lý: 
 - Nên đưa nước vào ruộng sau khi sạ từ 3 – 5 ngày, giữ nước ở độ sâu 
khoảng : 3 – 5 phân. 
 - Cần rút nước bớt khi bón phân và sau bón phân cho nước vào ruộng. 
 - Nên rút nước giữ khô giữa vụ một thời gian từ 5 – 7 ngày vào cuối thời kỳ 
làm đòng (40 – 47 ngày sau sạ ta rút toàn bộ nước trên ruộng thấy mặt đất nứt chân 
chim) nhằm tạo điều kiện để rễ lúa ăn sâu xuống đất tìm nước và dinh dưỡng, giúp 
cây lúa, hạn chế cây lúa đỗ ngã, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cho cây lúa tốt 
hơn. 
 - Trước thu hoạch 7 ngày rút nước toàn bộ tạo mặt đất khô ráo dễ thu hoạch 
nhất là thu hoạch bằng cơ giới. 
2.5 Bón phân cân đối: Bón phân cân đối: Bón phân đạm theo bảng so màu lá lúa, 
bón đúng theo công thức, tùy vào điều kiện đất đai, thời vụ khác nhau ,tập quán 
canh tác từng vùng  
2.6 Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh theo IPM 
 - Ưu tiên chọn những giống kháng sâu bệnh để sản xuất. 
 - Áp dụng quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, hạn chế sử dụng thuốc hóa 
học trong vòng 40 ngày sau sạ. Mục đích, bảo vệ thiên địch có ích trên ruộng lúa. 
 - Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi sâu bệnh tấn công nghiêm trọng có thể làm 
giảm năng suất lúa sau này. 
- Đối với cỏ dại: Phòng trừ cỏ dại, lúa cỏ là khâu quan trọng cho cây lúa phát 
triển: (1) Làm đất kỹ, ruộng bằng phẳng, dễ diệt cỏ, sử dụng thuốc tiền nẩy mầm và 
phun sớm. (2) Điều chỉnh mực nước cũng hạn chế cỏ dại (cho nước vào ruộng và 
giữ nước độ 3 – 5 cm). (3) Có trường hợp không sử dụng thuốc tiền nẩy mầm thì sử 
dụng hậu nẩy mầm sớm để phòng trừ cỏ dại. Tùy điều kiện cụ thể của từng ruộng, 
tùy vụ lúa, tùy loại cỏ khác nhau sử dụng thuốc trừ cỏ cho phù hợp. 
2.7 Thu hoạch: 
 - Nên thu hoạch đúng độ chín, khi hạt vào chắc đầy đủ; không nên để lúa 
chín hoàn toàn trên bông khi thu hoạch những hạt ở chót bông có thể rơi rụng làm 
ảnh hưởng tỉ lệ hao hụt giảm thất thoát sau thu hoạch. 
 - Không nên phơi lúa mớ ngoài đồng lâu quá làm ảnh hưởng chất lượng khi 
xay chà: tỷ lệ gạo nguyên giảm, chất lượng không đảm bảo. 
 - Nên sử dụng máy cắt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp đang có trên các cánh 
đồng hiện nay để giảm chi phí trong khâu thu hoạch. 
- Nên sử dụng máy sấy hạt là tốt nhất, mới đảm bảo: Chất lượng hạt tốt, giảm 
căng thẳng khi thời tiết xấu, giảm công lao động phơi lúa, giảm hao hụt khi phơi, 
thất thoát sau thu hoạch, tăng tỷ lệ gạo nguyên khi xây xác. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_bien_phap_bao_ton_thien_dich_cua_ray.pdf