Luận án Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng

Việt Nam là quốc gia biển với bờ biển dài trên 3.260 km, diện tích vùng

biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền; Tiềm năng, lợi thế về

biển, trong đó có thủy sản là rất lớn; Vai trò hoạt động của cộng đồng ngư dân

trên biển có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội cũng

như bảo vệ an ninh, chủ quyền của đất nước. Phát triển kinh tế biển là nội dung

quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước, đã được

Đảng, Nhà nước ta cụ thể hóa thành chủ trương và nhiều Nghị quyết cụ thể. Kinh

tế thủy sản Việt Nam trong nhiều năm qua đã liên tục phát triển, tạo thu nhập và

giải quyết việc làm cho khoảng 4 triệu lao động. Năm 2014, sản phẩm thủy sản

của Việt Nam đã có mặt tại thị trường của hơn 165 quốc gia và vùng lãnh thổ;

kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,9 tỷ USD; Việt Nam trở thành một trong bốn

nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (Tạ Hà, 2014).

Thành phố (Tp.) Hải Phòng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

của Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên là 1.526,3 km2; là một trong 3 cực tam

giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có nhiều tiềm năng

và lợi thế về phát triển kinh tế biển, thuỷ sản (Thế Đạt, 2009). Hải Phòng được

xác định là một trong năm trung tâm nghề cá lớn của cả nước (Thủ tướng Chính

phủ, 2013a, 2013b); là Trung tâm dịch vụ nghề cá lớn của Vịnh Bắc bộ (Thủ

tướng Chính phủ, 2009a); là một trong những trung tâm thương mại lớn của cả

nước và trung tâm dịch vụ thủy sản của vùng duyên hải Bắc bộ (Bộ Chính trị,

2003). Trong giai đoạn 2005 - 2012, kinh tế thủy sản Tp. Hải Phòng hàng năm

đã đóng góp bình quân trên 2,3% GDP của toàn Thành phố, góp phần không nhỏ

vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm

nghèo. Sản phẩm thủy sản Tp. Hải Phòng đã có mặt nhiều quốc gia và vùng lãnh

thổ trên thế giới, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế biển và

bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo thành phố Hải Phòng trong thời gian qua

(Chi cục KT&BVNLTS Hải Phòng, 2012)

pdf 217 trang dienloan 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng

Luận án Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng
 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ 
NGUYỄN VĂN CƯỜNG 
NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN SINH KẾ 
TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỐI VỚI NGƯ DÂN 
VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015
 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ 
NGUYỄN VĂN CƯỜNG 
NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN SINH KẾ 
TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỐI VỚI NGƯ DÂN 
VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển 
Mã số: 62.31.01.05 
Người hướng dẫn khoa học 
 GS.TS. Phạm Vân Đình 
HÀ NỘI, 2015
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên 
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để 
lấy bất kỳ học vị nào. 
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, 
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. 
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 
Tác giả luận án 
Nguyễn Văn Cường 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án này, tôi đã nhận được sự quan 
tâm giúp đỡ của nhiều tập thể, các nhân. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: 
- Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển 
nông thôn và các thầy, cô giáo trong Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Học viện 
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, 
nghiên cứu tại Học viện cũng như trong quá trình thực hiện luận án. 
- GS.TS. Phạm Vân Đình đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực 
hiện luận án. 
- Lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên thuộc các cơ quan: Bộ Nông nghiệp và PTNT; Ủy 
ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở NN&PTNT, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn 
lợi thủy sản Hải Phòng; Ủy ban nhân dân, Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế các quận 
huyện: Đồ Sơn, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Cát Hải; Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã 
phường: Ngọc Hải (Đồ Sơn), Đại Hợp (Kiến Thụy), Lập Lễ (Thủy Nguyên), Phù Long 
(Cát Hải) và người dân địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, 
khảo sát, điều tra thực tế, cung cấp thông tin, số liệu. 
- Các chuyên gia, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, 
khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu học tập và hoàn thành luận án này. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 
Tác giả luận án 
Nguyễn Văn Cường 
iii 
MỤC LỤC 
Trang 
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i 
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii 
Mục lục ............................................................................................................................ iii 
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii 
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii 
Danh mục đồ thị ............................................................................................................... xi 
Danh mục hình ................................................................................................................. xi 
Danh mục hộp ................................................................................................................. xii 
Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii 
Thesis abstact .................................................................................................................. xv 
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 
1.4. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 4 
Phần 2. Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế, cải thiện sinh kế 
trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển ................................... 6 
2.1. Cơ sở lý luận về cải thiện sinh kế đối với ngư dân .............................................. 6 
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan .............................................................................. 6 
2.1.2. Khung sinh kế bền vững trong khai thác hải sản đối với ngư dân ...................... 10 
2.1.3. Ý nghĩa nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân .......... 16 
2.1.4. Đặc điểm cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng 
ven biển ............................................................................................................... 17 
2.1.5. Nội dung nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân ........ 19 
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với 
ngư dân ............................................................................................................... 26 
2.2. Cơ sở thực tiễn về cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân ..... 28 
2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới .................................................. 28 
iv 
2.2.2. Thực tiễn cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân ở nước ta ........ 32 
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 40 
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41 
3.1. Cách tiếp cận và khung phân tích cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản 
đối với ngư dân ................................................................................................... 41 
3.1.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 41 
3.1.2. Khung phân tích cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với 
ngư dân ............................................................................................................... 42 
3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................... 44 
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 47 
3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực sinh kế ................................................................... 47 
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về môi trường dễ bị tổn thương .................................................. 48 
3.3.3. Nhóm chỉ tiêu về tổ chức, định chế, chính sách ................................................. 49 
3.3.4. Nhóm chỉ tiêu về chiến lược sinh kế .................................................................. 49 
3.3.5. Nhóm chỉ tiêu về kết quả sinh kế ........................................................................ 50 
3.3.6. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sinh kế và sinh kế bền vững ................................... 51 
3.4. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 51 
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ................................................................ 51 
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp .................................................................. 52 
3.5. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu .................................................................. 53 
3.6. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 54 
3.6.1. Phương pháp phân tổ thống kê ........................................................................... 54 
3.6.2. Phương pháp thống kê mô tả .............................................................................. 54 
3.6.3. Phương pháp phân tích định lượng ..................................................................... 54 
3.6.4. Phương pháp phân tích định tính ........................................................................ 55 
3.6.5. Phương pháp so sánh .......................................................................................... 55 
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 56 
Phần 4. Thực trạng sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven 
biển thành phố Hải Phòng................................................................................ 57 
4.1. Môi trường dễ bị tổn thương đối với ngư dân .................................................... 57 
4.1.1. Biến động giá xăng dầu ...................................................................................... 57 
4.1.2. Cạnh tranh trong khai thác .................................................................................. 57 
v 
4.1.3. Tranh chấp chủ quyền Biển Đông ...................................................................... 58 
4.1.4. Xu hướng biến đổi khí hậu, nước biển dâng ....................................................... 59 
4.2. Các nguồn lực sinh kế của ngư dân .................................................................... 59 
4.2.1. Nguồn lực con người .......................................................................................... 59 
4.2.2. Nguồn lực vật chất .............................................................................................. 65 
4.2.3. Nguồn lực xã hội ................................................................................................. 73 
4.2.4. Nguồn lực tự nhiên ............................................................................................. 76 
4.2.5. Nguồn lực tài chính ............................................................................................. 79 
4.2.6. Đánh giá về các nguồn lực sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân ...... 82 
4.3. Tổ chức, định chế và chính sách cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối 
với ngư dân vùng ven biển .................................................................................. 85 
4.3.1. Các tổ chức ......................................................................................................... 85 
4.3.2. Các định chế, chính sách ................................................................................... 88 
4.4. Chiến lược sinh kế của ngư dân .......................................................................... 94 
4.4.1. Lựa chọn phương thức kiếm sống ...................................................................... 94 
4.4.2. Lựa chọn vùng biển khai thác ............................................................................. 95 
4.4.3. Lựa chọn nghề khai thác ..................................................................................... 95 
4.4.4. Lựa chọn kết hợp làm thêm nghề khác ............................................................... 97 
4.5. Kết quả sinh kế trong khai thác hải sản của ngư dân vùng ven biển .................. 98 
4.5.1. Hiệu quả kinh tế khai thác gần bờ ...................................................................... 98 
4.5.2. Hiệu quả kinh tế khai thác xa bờ ...................................................................... 100 
4.5.3. Thu nhập của ngư dân từ hoạt động khai thác hải sản ...................................... 102 
4.5.4. Thu nhập của ngư dân từ nghề khác ................................................................. 104 
4.6. Sự phát triển và tính bền vững của sinh kế trong khai thác hải sản đối với 
ngư dân ............................................................................................................. 104 
4.6.1. Sự phát triển của sinh kế ................................................................................... 104 
4.6.2. Tính bền vững của sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân ................ 107 
4.6.3. So sánh sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân giữa các điểm 
nghiên cứu ......................................................................................................... 108 
4.7. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư 
dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng .......................................................... 109 
4.7.1. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện môi trường dễ bị tổn thương ........................ 109 
vi 
4.7.2. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện nguồn lực sinh kế ......................................... 113 
4.7.3. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện tổ chức, định chế, chính sách ....................... 118 
4.7.4. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện chiến lược sinh kế ........................................ 119 
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 128 
Phần 5. Giải pháp cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân 
vùng ven biển thành phố Hải Phòng ............................................................. 129 
5.1. Quan điểm và định hướng cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với 
ngư dân vùng ven biển ...................................................................................... 129 
5.1.1. Quan điểm ......................................................................................................... 129 
5.1.2. Định hướng ....................................................................................................... 130 
5.2. Một số giải pháp chủ yếu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với 
ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng ................................................... 130 
5.2.1. Giải pháp cải thiện môi trường dễ bị tổn thương .............................................. 130 
5.2.2. Giải pháp cải thiện các nguồn lực sinh kế ........................................................ 133 
5.2.3. Giải pháp cải thiện chiến lược sinh kế .............................................................. 137 
5.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về khai thác hải sản, hỗ trợ 
ngư dân ............................................................................................................. 140 
5.2.5. Giải pháp về chính sách phát triển khai thác hải sản, hỗ trợ ngư dân............... 142 
5.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp ................................................................ 146 
Tóm tắt phần 5 ................................................................................................... ... VỀ VIỆC CHỦ TÀU THUÊ LAO ĐỘNG KHAI THÁC 
(Trường hợp chủ tàu không tham gia khai thác cùng) 
Diễn giải 
Nhóm nghề 
Nghề lưới rê Nghề lưới kéo Nghề chụp mực Nghề câu Nghề khác 
Các hình thức 
cho thuê 
Không Không 
Ở Hải Phòng chỉ có 1 số ít chủ tàu chụp mực ở Thủy 
Nguyên thuê lao động đi khai thác theo hình thức 
này: Giao tàu cho thuyền trưởng và đội thủy thủ đi 
khai thác. Cuối chuyến về bán cá, ăn chia lợi nhuận 
Không Không 
Đối tượng ăn 
chia 
Không Không 
Chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ, đầu 
bếp 
Không Không 
Hình thức ăn 
chia 
Không Không 
Lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí của chuyến 
biển được lợi nhuận. Lợi nhuận này chủ tàu hưởng 
50%, người lao động hưởng chung 50%. Trong 50% 
của người lao động thì thuyền trưởng hưởng 15 điểm 
(phân), máy trưởng hưởng 12 điểm, lưới trưởng 
(boong trưởng) hưởng 12 điểm, thủy thủ hưởng từ 7-
10 điểm tùy theo năng lực của từng người. đầu bếp 
hưởng như thủy thủ và được cộng thêm 2 điểm. 
Không Không 
Tỷ lệ ăn chia Không Không 50/50 Không Không 
Những vấn đề 
khác liên quan 
 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2013) 
1
9
0
PHỤ LỤC 4b 
BẢNG THÔNG TIN VỀ VIỆC CHỦ TÀU THUÊ LAO ĐỘNG KHAI THÁC 
(Trường hợp chủ tàu có tham gia khai thác cùng) 
Diễn giải 
Nhóm nghề 
Nghề lưới rê Nghề lưới kéo Nghề chụp mực Nghề câu Nghề khác 
Các hình 
thức thuê 
Trả lương, trả lương + ăn chia lợi 
nhuận 
Trả lương + ăn 
chia lợi nhuận 
Ăn chia lợi nhuận Ăn chia lợi nhuận, 
trả lương + ăn chia 
lợi nhuận 
Ăn chia lợi nhuận, 
trả lương, trả lương 
+ ăn chia lợi nhuận 
Đối tượng ăn 
chia 
Chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng, 
thủy thủ, đầu bếp 
Chủ tàu, thuyền 
trưởng, máy 
trưởng, thủy 
thủ, đầu bếp 
Chủ tàu, thuyền trưởng, máy 
trưởng, thủy thủ, đầu bếp 
Chủ tàu, thuyền 
trưởng, máy trưởng, 
thủy thủ, đầu bếp 
Chủ tàu, thuyền 
trưởng, máy 
trưởng, thủy thủ, 
đầu bếp 
Hình thức ăn 
chia 
- Trường hợp 1- Trả lương: Đối với 
những tàu nhỏ, khai thác ven bờ hay 
sử dụng hình thức này. Chủ tàu thuê 
thêm 1-2 lao động đi khai thác trong 
ngày, trả lương theo ngày khoảng 
150.000đ/ngày. Bao ăn bữa trưa trên 
tàu. 
- Trường hợp 2 - Trả lương + ăn chia 
lợi nhuận: Những tàu nhóm công suất 
50-90cv đi khai thác khoảng 3-5 
ngày/chuyến biển thường áp dụng 
hình thức này. Chủ tàu trả lương cố 
định 2-3trđ/tháng/người. Nếu có lợi 
nhuận thì người lao động được chia 
thêm 20-30% 
Tương tự Lấy tổng doanh thu trừ đi 
tổng chi phí của chuyến biển 
được lợi nhuận. Lợi nhuận 
này chủ tàu hưởng 50%, 
người lao động hưởng chung 
50%. Trong 50% của người 
lao động thì thuyền trưởng 
hưởng 15 điểm (phân), máy 
trưởng hưởng 12 điểm, lưới 
trưởng (boong trưởng) hưởng 
12 điểm, thủy thủ hưởng từ 
7-10 điểm tùy theo năng lực 
của từng người. đầu bếp 
hưởng như thủy thủ và được 
cộng thêm 2 điểm. 
Tương tự Tương tự 
Tỷ lệ ăn chia 50/50 50/50 50/50 50/50 50/50 
Nguồn: Tổng hợp điều tra (2005) 
 191 
PHỤ LỤC 5 
 192 
PHỤ LỤC 6 
SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ 
GIỮA ĐẦU TƯ ĐÓNG TÀU VỎ GỖ VÀ TÀU VỎ THÉP 
Kết quả điều tra và tính toán cho thấy, có sự chênh lệch khá lớn về vốn đầu tư giữa 
việc đóng mới tàu vỏ thép so với tàu vỏ gỗ. Cụ thể, với tàu có công suất 400-800CV, chi 
phí đóng mới với tàu vỏ gỗ khoảng 3,5 tỷ đống, trong khi đó với tàu vỏ sắt vào khoảng 6,5 
– 8 tỷ đồng. Trong tình hình như hiện nay, nếu không có sự thay đổi về mô hình tổ chức 
trong khai thác, hoạt động khai thác của ngư dân với tàu sắt cùng công suất vẫn chỉ là với 
ngư trường cũ, thời gian khai thác trên biển không đổi, trong khi chi phí lại tăng, hiệu quả 
khai thác mang lại trung bình mỗi chuyến khai thác không cao hơn so nhiều với tàu gỗ. 
Tính toán hiệu quả đầu tư giữa việc đóng tàu gỗ với tàu vỏ thép thông qua chỉ tiêu giá trị 
hiện tại thuần (NPV) cho thấy, với việc đầu tư tàu vỏ gỗ cho hiệu quả kinh tế cao hơn 
Bảng 1: So sánh hiệu quả đầu tư giữa đóng tàu vỏ gỗ và tàu vỏ thép 
ĐVT: triệu đồng 
Loại tàu 
(400-
800CV) 
Tổng 
vốn 
đầu 
tư 
đóng 
mới 
Số 
vốn 
được 
vay 
tối đa 
Thời 
hạn 
vay 
Lãi suất 
chủ tàu 
trả theo 
số vốn 
được 
vay ưu 
đãi 
Lãi suất 
chủ tàu 
trả/số 
vốn 
không 
được 
vay ưu 
đãi 
Tỷ lệ 
chiết 
khâu 
chung 
Thu 
nhập 
TB/năm 
(1000đ) 
Chí phí 
bảo 
dưỡng 
hàng 
năm 
(1000đ) 
NVP 
Tàu vỏ gỗ 3.500 70% 11 năm 3%/năm 12% 6%/năm 800 30 2.167 
Tàu vỏ thép 6.500 90% 11 năm 2%/năm 12% 3%/năm 1.000 60 1.518 
Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán 
 Kết quả trên cho ta thấy, để việc đầu tư đóng mới tàu vỏ thép phát triển khai thác 
hải sản xa bờ thành công, đòi hỏi phải nghiên cứu thực hiện đồng bộ các giải pháp khác có 
liên quan như: tổ chức lại mô hình khai thác trên biển, có sự liên kết, hợp tác giữa các 
nhóm tàu khai thác với tàu dịch vụ hậu cần; hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá thuận lợi (tàu 
vỏ thép có trọng lượng nặng hơn); nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng thao tác các trang 
thiết bị hiện đại đi cùng... 
 193 
PHỤ LỤC 7 
SỎ NÔNG NGHIỆP 
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẢI 
PHÒNG 
CHI CỤC KHAI THÁC 
VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY 
SẢN 
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 
NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
*** 
Hải phòng, ngày 09 tháng 3 năm 2012. 
DANH SÁCH 
Tàu cá Hải Phòng lựa chọn lắp đặt thiết bị vệ tinh thuộc dự án MOVIMAR 
TT 
Họ và tên chủ 
tàu 
Địa chỉ Số đăng ký 
Công 
suất 
Nghề 
hoạt 
động 
Ngư 
trường 
hoạt 
động 
Số lao 
động 
Họ và tên thuyền 
trưởng 
Địa chỉ 
1 Nguyễn Đình 
Xoành 
Hải Phòng HP-90075-TS 105 L.Rê 
khơi 
VBB 12 Nguyễn Đình 
Xoành 
Hải Phòng 
2 Lê Tiến Trung Hải Phòng HP-90227-TS 410 L.Kéo VBB 04 Lê Tiến Trung Hải Phòng 
3 Vũ Văn Thế Phả Lễ HP-90144-TS 105 Chụp 
Mực VBB 05 Vũ Văn Thế Phả Lễ 
4 Vũ Văn Hường Phả Lễ HP-90266-TS 125 Chụp 
Mực VBB 05 Vũ Văn Hưng Phả Lễ 
5 Lê Khắc Doanh Phả Lễ HP-90118-TS 125 Chụp 
Mực 
VBB 05 Lê Khắc Doanh Phả Lễ 
6 Đinh Hữu Chạt Phả Lễ HP-90264-TS 125 Chụp 
Mực VBB 05 Đinh Hữu Chạt Phả Lễ 
7 Đinh Chính 
Phương 
Phả Lễ HP-90268-TS 195 Chụp 
Mực VBB 05 Đinh Chính Phương 
Phả Lễ 
8 Vũ Văn Tình Phả Lễ HP-90357-TS 115 L.Kéo VBB 03 Vũ Văn Vĩnh Phả Lễ 
9 Lê Khắc Dinh Phả Lễ HP-90418-TS 160 Chụp 
Mực VBB 03 Lê Khắc Dinh Phả Lễ 
10 Vũ Văn Hải Phả Lễ HP-90354-TS 150 Chụp 
Mực VBB 03 Vũ Văn Hài Phả Lễ 
11 Đinh Hữu Kỳ Phả Lễ HP-90272-TS 105 Chụp 
Mực 
VBB 03 Đinh Hữu Kỳ Phả Lễ 
12 Đinh Hữu Dũng Phả Lễ HP-90058-TS 155 Chụp 
Mực VBB 05 Đinh Hữu Dũng Phả Lễ 
13 Nguyễn Thế Hiển Đ.Hợp HP-90226-TS 180 L.Rê 
khơi 
VBB 13 Nguyễn Thế Hiển Đ.Hợp 
14 Nguyễn Văn Hải Đ.Hợp HP-90021-TS 175 L.Rê 
khơi 
VBB 13 Nguyễn Văn Hải Đ.Hợp 
15 Phạm Văn Hân Đ.Hợp HP-90318-TS 100 L.Rê 
khơi 
VBB 12 Phạm Văn Hân Đ.Hợp 
16 Phạm Quang 
Toản 
Đ.Hợp HP-90283-TS 125 L.Rê 
khơi 
VBB 12 Phạm Quang 
Toản 
Đ.Hợp 
17 Đặng Văn Tiếp Đ.Hợp HP-90219-TS 350 L.Rê 
khơi 
VBB 13 Đặng Văn Tiếp Đ.Hợp 
 194 
TT 
Họ và tên chủ 
tàu 
Địa chỉ Số đăng ký 
Công 
suất 
Nghề 
hoạt 
động 
Ngư 
trường 
hoạt 
động 
Số lao 
động 
Họ và tên thuyền 
trưởng 
Địa chỉ 
18 Đồng Đức Thành Đ.Hợp HP-90296-TS 300 L.Rê 
khơi 
VBB 13 Đồng Đức Thành Đ.Hợp 
19 Bùi Văn Hà An Lư HP-90348-TS 125 L.Kéo VBB 04 Bùi Văn Hà An Lư 
20 Bùi Văn Mạnh An Lư HP-90336-TS 125 L.Kéo VBB 04 Bùi Văn Mạnh An Lư 
21 Đinh Khắc Định Phả Lễ HP-90179-TS 105 Chụp 
Mực 
VBB 05 Đinh Khắc Định Phả Lễ 
22 Đinh Đình Hiệp Vạn Hương HP-90365-TS 105 Câu VBB 09 Đinh Đình Hiệp Vạn 
Hương 
23 Phạm Văn Dương Phả Lễ HP-90468-TS 155 L.Kéo VBB 04 Phạm Văn Dương Phả Lễ 
24 Lê Khắc Lai Phả Lễ HP-90389-TS 155 L.Kéo VBB 04 Lê Khắc Lai Phả Lễ 
25 Phạm Văn Dụng Lập Lễ HP-90304-TS 110 Chụp 
Mực 
VBB 05 Phạm Văn Dụng Lập Lễ 
26 Hoàng Gia Thành Ngọc Hải HP-90045-TS 330 L.Rê VBB 12 Hoàng Gia Thành N.Hải 
27 Lưu Đình Đông Ngọc Hải HP-90398-TS 430 L.Rê VBB 12 Lưu Đình Đông N.Hải 
28 Lưu Đình Dũng Ngọc Hải HP-90299-TS 120 L.Rê VBB 12 Lưu Đình Dũng N.Hải 
29 Lưu Đình Thành Ngọc Hải HP-2134-TS 90 L.Rê VBB 12 Lưu Đình Thành N.Hải 
30 Đỗ Văn Giang Ngọc Hải HP-90193-TS 125 L.Rê VBB 12 Đỗ Văn Giang N.Hải 
31 Ngô Văn Hậu Ngọc Hải HP-90285-TS 190 L.Rê VBB 12 Ngô Văn Hậu N.Hải 
32 Lưu Đình Thái Ngọc Hải HP-90047-TS 247 L.Rê VBB 12 Lưu Đình Thái N.Hải 
33 Lưu Đình Mạnh Ngọc Hải HP-90377-TS 190 L.Rê VBB 12 Lưu Đình Mạnh N.Hải 
34 Nguyễn Quang 
Bình 
Ngọc Hải HP-90217-TS 247 L.Rê VBB 12 Nguyễn Quang 
Bình 
N.Hải 
35 Nguyễn Văn Quý Ngọc Hải HP-90197-TS 120 L.Rê VBB 12 Nguyễn Văn Quý N.Hải 
36 Trần Văn Thành Ngọc Hải HP-90298-TS 105 L.Rê VBB 12 Trần Văn Thành N.Hải 
37 Đinh Văn Chềm Lập Lễ HP-90225-TS 125 Chụp 
Mực 
VBB 05 Đinh Văn Chềm Lập Lễ 
38 Đinh Như Tiệp Lập Lễ HP-90329-TS 115 L.Kéo VBB 04 Đinh Như Tiệp Lập Lễ 
39 Đinh Viết Lâm Lập Lễ HP-90186-TS 160 Chụp 
Mực 
VBB 05 Đinh Viết Lâm Lập Lễ 
40 Lê Khắc Huệ Lập Lễ HP-90220-TS 110 Chụp 
Mực 
VBB 05 Lê Khắc Huệ Lập Lễ 
41 Đinh Như Thắng Lập Lễ HP-90178-TS 125 Chụp 
Mực 
VBB 05 Đinh Như Thắng Lập Lễ 
42 Vũ Văn Huấn Lập Lễ HP-90356-TS 230 Chụp 
Mực 
VBB 05 Vũ Văn Huấn Lập Lễ 
43 Phạm Khắc Trực Lập Lễ HP-90396-TS 220 Chụp 
Mực 
VBB 05 Phạm Khắc Trực Lập Lễ 
 195 
TT 
Họ và tên chủ 
tàu 
Địa chỉ Số đăng ký 
Công 
suất 
Nghề 
hoạt 
động 
Ngư 
trường 
hoạt 
động 
Số lao 
động 
Họ và tên thuyền 
trưởng 
Địa chỉ 
44 Đinh Như Sưa Lập Lễ HP-90164-TS 230 Chụp 
Mực 
VBB 05 Đinh Như Sưa Lập Lễ 
45 Đinh Viết Tài Lập Lễ HP-90140-TS 90 Chụp 
Mực 
VBB 05 Đinh Viết Tài Lập Lễ 
46 Đinh Khắc Lương Lập Lễ HP-90067-TS 105 Chụp 
Mực 
VBB 05 Đinh Khắc Lương Lập Lễ 
47 Hoàng Gia Hiệp Vạn Hương HP-90431-TS 150 L.Rê VBB 09 Hoàng Gia Hiệp Vạn 
Hương 
48 Nguyễn Văn 
Dũng 
Vạn Hương HP-90372-TS 105 L.Rê VBB 09 Nguyễn Văn 
Dũng 
Vạn 
Hương 
49 Lưu Đình Tùng Ngọc Hải HP-90287-TS 190 L.Rê VBB 12 Lưu Đình Tùng N. Hải 
50 Phạm Văn Dũng Ngọc Hải HP-90290-TS 120 L.Rê VBB 12 Phạm Văn Dũng N. Hải 
Nguồn: Chi cục KT&BVNLTS Hải Phòng (2012) 
 196 
PHỤ LỤC 8 
TÀU THUYỀN KHAI THÁC THỦY SẢN 
 1. Giới thiệu 
 Tàu thuyền khai thác thủy sản là tàu thuyền có kết cấu và tính năng phù hợp với yêu 
cầu hoạt động của từng loại ngư cụ nhằm đạt hiệu quả đánh bắt cao. Phân loại tàu thuyền 
đánh cá dựa vào các yếu tố sau: 
 Trang bị động lực: 
 - Có lắp máy 
 - Không lắp máy 
 Loại ngư cụ: 
 - Tàu thuyền làm nghề lưới kéo 
 - Tàu thuyền làm nghề lưới vây 
 - Tàu thuyền làm nghề lưới rê 
 - Tàu thuyền làm nghề câu 
 - Tàu thuyền làm nghề chụp mực 
 Vật liệu vỏ tàu: 
 - Tàu vỏ gỗ 
 - Tàu vỏ thép 
 - Tàu vỏ xi măng lưới thép 
 - Tàu vỏ composit 
 - Thuyền nan 
 2. Một số loại tàu chính đang được sử dụng ở Việt Nam 
 2.1. Tàu làm nghề lưới kéo 
 Nghề lưới kéo thường xuyên hoạt động xa và dài ngày trên biển trong điều kiện thời 
tiết sóng gió khắc nghiệt. Vì vậy, tàu làm nghề lưới kéo phải có: 
 - Kết cấu vỏ và trang thiết bị trên tàu phải vững chắc và có độ bền cao. 
 - Hình dạng và kết cấu phù hợp với đặc điểm của nghề khai thác bằng lưới kéo như 
có tốc độ kéo tốt, boong khai thác rộng 
 - Độ ổn định và tính định hướng cao. 
 - Lực kéo lớn và dễ điều khiển trong quá trình đánh bắt. 
Hình 8.1. Tàu làm nghề lưới kéo 
 197 
 - Đủ hầm chứa cá. 
 - Kích thước vỏ tàu phổ biến như sau: 
 Chiều dài của tàu từ 13,4m-32m 
 Chiều rộng của tàu từ 3,5m-6,9m 
2.2. Tàu làm nghề lưới vây 
 Tàu làm nghề lưới vây có một số đặc điểm khác tàu thuyền làm nghề thủy sản khác, 
như tốc độ tàu khi vây lưới phải cao, bán kính quay trở nhỏ, be thấp, chiều rộng của tàu 
lớn. 
 2.3. Tàu làm nghề lưới rê 
 Lưới rê sử dụng lưới có độ thô nhỏ nên be tàu phải nhẵn, vỏ tàu khai thác thủy sản 
bằng nghề lưới rê hầu hết cấu tạo bằng gỗ với kích thước và kiểu dáng rất khác nhau, đa số 
các tàu có cabin ở phía đuôi tàu, hầm bảo quản cá được đặt ở phía trước hầm máy. Riêng 
đối với nghề lưới rê cá thu, ngừ do vàng lưới dài nên hầu hết các tàu có hầm lưới ở phía 
trước mũi, giúp cho ngư dân thao tác thả và thu lưới nhanh gọn, dễ dàng hơn. Tàu lưới rê 
có kích thước nhỏ, chiều dài từ 8-14,5m. Từ Đà Nẵng trở vào tàu lưới rê có kích thước lớn 
hơn, chiều dài tàu từ 8-20m. Công suất máy tàu của nghề lưới rê ở Việt Nam hiện nay phổ 
biến từ 12-350 CV. 
 Trên các tàu lưới rê loại lớn thường được trang bị hệ thống tời thủy lực thu lưới và 
các thiết bị hàng hải là ra đa và các máy thông tin đường ngắn, máy thông tin đường dài, 
những máy này giúp các tàu liên lạc với nhau về những thông tin cần thiết như sự xuất hiện 
của các đàn cá, về tình hình ngư trường. 
 Một số tàu lưới vây cỡ nhỏ hoạt động gần bờ chỉ có trang bị duy nhất 1 thiết bị phục 
vụ khai thác trên biển là chiếc la bàn từ. Tàu có công suất từ 30-84 CV ngoài la bàn từ còn 
được trang bị máy liên lạc VHF, máy định vị. 
Hình 8.2. Tàu làm nghề lưới vây 
 198 
 2.4. Tàu làm nghề câu 
 Hầu hết các tàu nghề câu đóng bằng gỗ dày từ 20-40mm, kiểu dáng phong phú theo từng 
vùng, tàu khu vực miền Trung đóng theo kiểu dân gian truyền thống, miền Nam đóng theo 
kiểu Thái Lan có cải tiến, boong thao tác bố trí phía trước cabin. 
 2.5. Tàu làm nghề chụp mực 
 Vỏ tàu làm nghề khai thác bằng lưới chụp mực hầu hết cấu tạo vỏ bằng gỗ, đóng theo 
kiểu dân gian, boong thao tác được đặt phía trước cabin, hầm bảo quản đặt phía trước hầm 
máy, hai bên mạn phía trước và phía sau có lắp đặt 2-4 tăng gông dùng để căng lưới chụp mực 
thường từ 11-17m tùy thuộc vào công suất từ 45-250 CV. 
3. Phân loại tàu thuyền theo loại vật liệu làm vỏ tàu 
 Theo cấu trúc vật liệu vỏ tàu, có các loại tàu sau: tàu vỏ gỗ, tàu vỏ thép, tàu vỏ 
composit, thuyền nan, tàu xi măng lưới thép 
Hình 8.3. Tàu làm nghề câu mực 
Hình 8.4. Tàu làm nghề chụp mực 
 199 
 - Tàu vỏ gỗ: hầu hết các tàu cá của Việt Nam hiện nay được đóng bằng vỏ gỗ, bề 
mặt vỏ tàu được bảo quản bằng sơn hoặc nước dầu bóng. Đặc điểm của tàu vỏ gỗ là nhẹ, 
nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ thi công phù hợp với mọi loại nghề khai thác hiện có, tránh sự 
ăn mòn của nước biển. 
 - Tàu vỏ thép: một số xí nghiệp đánh cá quốc doanh sử dụng tàu vỏ sắt làm tàu khai 
thác thủy sản, một số địa phương sử dụng làm tàu kiểm ngư. Đặc điểm của tàu vỏ sắt là 
nặng, giá thành cao, dễ bị ăn mòn của nước biển nhưng tàu vỏ sắt chịu đựng sóng gió lớn 
khá tốt. 
 - Tàu vỏ composit: hiện nay với công nghệ tiên tiến, một số địa phương đã dùng 
nguyên vật liệu là composit làm vỏ tàu. Đặc điểm của loại vỏ tàu này là nhẹ, độ bền cao 
không bị ăn mòn của nước biển nhưng chi phí lớn. 
 - Tàu xi măng lưới thép: có thể bên trong vỏ tàu là nguyên vật liệu gỗ, bên ngoài bọc 
xi măng lưới thép để tăng độ bền cho vỏ tàu, một số tàu được thi công hoàn toàn bằng xi 
măng lưới thép. Đặc điểm của tàu xi măng lưới thép là rất nặng, tốc độ chậm, độ bền 
không cao, dễ bị ăn mòn bởi nước biển. Khả năng chịu đựng sóng gió kém. 
 - Thuyền nan: ngư dân một số tỉnh ven biển đã sử dụng tre, nứa làm thuyền nan, loại 
phương tiện này được sử dụng làm một số nghề khai thác thủy sản nhỏ ven bờ. Thuyền nan 
có thể được trang bị máy đẩy hoặc chèo tay. 
Nguồn: Bách khoa thủy sản 
Hội Nghề cá Việt Nam 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cai_thien_sinh_ke_trong_khai_thac_hai_san.pdf
  • pdfKTPT - TTLA - Nguyen Van Cuong.pdf
  • docTTT - Nguyen Van Cuong.doc
  • pdfTTT - Nguyen Van Cuong.pdf