Luận án Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ

Chúng tôi đã phát triển kỹ thuật ghép 2 mảnh xương vỏ từ mào chậu trong ghép xương khe hở huyệt răng.Một mảnh xương vỏ có kích thước bằng với khe hở được đặt trên vạt nền mũi, sau đó bổ sung thêm xương xốp mào chậu cho đến khi gần đầy khe hở, sau cùng thêm một mảnh xương khối có chứa xương vỏ và xương xốp với kích thước lớn hơn khe hở, phủ qua toàn bộ bờ khe hở và được cố định chắc chắn bằng vít. Kỹ thuật này đã phối hợp được ưu điểm của xương vỏ và xương tủy: xương vỏ có tính cơ học cứng chắc nên hạn chế tiêu xương, implant đễ đạt ổn định ban đầu,trong khi xương xốp có nhiều tế bào tiền thân tạo xương, nhiều mạch máu nên có tính sinh mạch và lành thương nhanh. Xương chậu có thể lấy với khối lượng lớn nên ghép được cho khe hở lớn và khe hở 2 bên.

Áp dụng kỹ thuật này cho kết quả tốt, 90,6% có cầu xương loại I đủ điều kiện cấy ghép implant và tỉ lệ implant tồn tại là 100% sau 18 tháng theo dõi.

 

docx 159 trang dienloan 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ

Luận án Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
eh&gf
VÕ VĂN NHÂN
NGHIÊN CỨU CẤY GHÉP IMPLANT Ở BỆNH NHÂN ĐÃ CẤY GHÉP XƯƠNG HÀM SAU PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KHE HỞ MÔI VÀ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
eh&gf
VÕ VĂN NHÂN
NGHIÊN CỨU CẤY GHÉP IMPLANT Ở BỆNH NHÂN ĐÃ CẤY GHÉP XƯƠNG HÀM SAU PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KHE HỞ MÔI VÀ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: 62.72.06.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ VĂN SƠN
TS. TẠ ANH TUẤN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án này là trung thực, chưa từng công bố.
Tác giả
Võ Văn Nhân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Bộ môn Răng Hàm Mặt Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
Phòng Sau đại học Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
Bệnh viện Vạn Hạnh Tp.HCM
Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy hướng dẫn: PGS. TS. Lê Văn Sơn và TS. Tạ Anh Tuấn đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn:
PGS. TS. Nguyễn Bắc Hùng
PGS. TS. Nguyễn Tài Sơn 
TS. Vũ Ngọc Lâm	
Đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án.
Xin cảm ơn người vợ hiền - Bác sĩ Trần Thị Nga cùng hai con - Võ Trần Yến Nhi và Võ Trần Tường Vy, các đồng nghiệp và tập thể nhân viên của trung tâm nha khoa Nhân Tâm luôn sát cánh động viên tôi trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng, xin kính tặng ba mẹ người sinh thành và dạy dỗ con nên người.
Nghiên cứu sinh
Võ Văn Nhân
MỤC LỤC
Trang phụ bìa 	Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục thuật ngữ Anh-Việt
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục sơ đồ và biểu đồ
Danh mục hình ảnh
Đóng góp mới của luận án
DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Abutment	: Trụ phục hình
Acid etching	: Xoi mòn bằng axit
Alkali etching 	: Xoi mòn bằng kiềm
Ankylos	: Cứng khớp
Anodic oxidation 	: Oxy hoá dương cực
Bilateral cleft lip	: Khe hở môi hai bên
Bioinert type	: Loại trơ về sinh học
Bioreactive type	: Loại phản ứng sinh học
Biotolerant type	: Loại dung nạp sinh học
Bone fusing	: Dung hợp xương
Dish implant	:Implant dạng đĩa
Electropolishing 	: Đánh bóng điện
Endodontic Stabilizer Implant	: Implant để ổn định răng đã nội nha
Feeding obturator	: Phục hình máng bịt giúp ăn uống	
Fibrous encapsulation	: Bao sợi ít mạch máu
Guide Bone Regeneration 	 : Sinh xương có hướng dẫn
Healing abutment	: Ốc lành thương
Implant body	: Thân implant	
Intramucosal Insert implant	: Implant trong mô
Oseointegration	: Tích hợp xương
Plasma spraying	: Phun plasma
Plate/Blade Form implant	: Implant dạng bản
Prolabium	 : Lồi môi
Ramus Frame Implant	: Implant vùng ngành lên
Cleft Lip and Palate 	: Khe hở môi vòm miệng
Root Form implant	: Implant dạng chân răng
Sand blasting 	: Thổi cát
Sub mucous cleft	 : Khe hở thể màng
Subperiosteal Implant	: Implant dưới màng xương
The Implant-Abutment Interface	: Giao diện implant và trụ phục hình
Transosteal Implant	: Implant xuyên xương
Unlateral cleft lip	: Khe hở môi một bên
Columella	: Trụ mũi
Nasal tip	: Đỉnh mũi
Nasal septal cartilage	: Sụn vách mũi
Nasal ala	: Cánh mũi
Orbicularis oris muscle 	: Cơ vòng môi
Nasal vestibular lining	: Đường viền tiền đình mũi
Alveolar cleft bone graft	: Ghép xương khe hở huyệt răng 
Particulate autogenous bone graft	: Ghép xương tự thân dạng hạt
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KHM-VM	: Khe hở môi-vòm miệng
PES	: Pink Esthetic Score (Điểm số thẩm mỹ hồng)
WES	: White Esthetic Score (Điểm số thẩm mỹ trắng)
FP	: Fix prothesis (Phục hình cố định)
RP	: Removable Prothesis (Phục hình tháo lắp)
BMP-2	: Bone Morphogenetic Protein 2 (Protein dạng xương)
ICOI 	: The International Congress of Oral Implantologists	
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn xương để cấy implant thành công	53
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá thành công của implant	56
Bảng 2.3: Tiêu chí đánh giá thẩm mỹ hồng(mô nướu)	57
Bảng 2.4: Tiêu chí đánh giá thẩm mỹ trắng (răng)	58
Bảng 3.1: Bảng phân bố bệnh nhân theo giới 	63
Bảng 3.2: Bảng phân bố vị trí khe hở	64
Bảng 3.3: Tỉ lệ tồn tại lỗ rò miệng - mũi trước ghép xương	65
Bảng 3.4: Tỉ lệ lệch lạc của răng quanh vùng khe hở	65
Bảng 3.5: Tình trạng khớp cắn của bệnh nhân	67
Bảng 3.6: Điều trị răng miệng tổng quát trước phẫu thuật ghép xương	68
Bảng 3.7: Tỉ lệ bệnh nhân cần chỉnh nha trước phẫu thuật	69
Bảng 3.8: Kết quả tình trạng niêm mạc tại vùng nhận xương ghép sau 7 ngày và 4 đến 6 tháng	69
Bảng 3.9: Tỉ lệ đóng kín lỗ rò miệng mũi sau 4 đến 6 tháng ghép xương	70
Bảng 3.10: Kết quả phục hồi xương ở các thời điểm: 6, 12, 15 và 18 tháng sau phẫu thuật ghép xương khe hở huyệt răng	71
Bảng 3.11: Kích thước mảnh ghép theo chiều trên dưới và chiều ngoài trong	72
Bảng 3.12: Chọn lựa điều trị sau ghép xương	74
Bảng 3.13: Số lượng và kích thước implant	75
Bảng 3.14: Lực khi cấy implant	76
Bảng 3.15: Kỹ thuật ghép xương bổ sung trong khi cấy ghép implant	77
Bảng 3.16: Tình trạng niêm mạc tại vùng nhận ghép sau 7 ngày và 6 tháng sau cấy implant	78
Bảng 3.17: Kết quả tích hợp xương của implant ở các thời điểm: 12, 15 và 18 tháng sau phẫu thuật ghép xương khe hở huyệt răng	79
Bảng 3.18: Kết quả thẩm mỹ của phục hình trên implant ở các thời điểm 9 và 12 tháng sau cấy implant	80
Bảng 3.19: Kết quả hài lòng của bệnh nhân về mặt thẩm mỹ của phục hình trên implant sau 9 và 12 tháng cấy implant	81
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Các loại implant nha khoa	29
Sơ đồ 2: Tiến trình thực hiện nghiên cứu	40
Sơ đồ 3: Mô tả quá trình cấy ghép implant trong vùng thẩm mỹ	48
Sơ đồ 4: Thời điểm, nội dung và tiêu chí đánh giá kết quả	61
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ mô tả tỉ lệ giữa nam và nữ	63
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ mô tả tỉ lệ vị trí khe hở	64
Biểu đồ 3.3: Tình trạng răng mọc lệch lạc	66
Biểu đồ 3.4: Tình trạng khớp cắn	67
Biểu đồ 3.5: Tình trạng niêm mạc tại vùng nhận ghépsau 7 ngày và 4 đến 6 tháng sau ghép xương	70
Biểu đồ 3.6: Kết quả phục hồi xương ở các thời điểm: 6, 12, 15 và 18 tháng sau phẫu thuật ghép xương khe hở huyệt răng	72
Biểu đồ 3.7: Tình trạng xương trong vùng khe hở sau phẫu thuật ghép xương	75
Biểu đồ 3.8: Lực cấy implant	76
Biểu đồ 3.9: Ghép bổ sung xương khi cấy ghép implant	77
Biểu đồ 3.10: Kết quả tích hợp xương của implantở các thời điểm: 12, 15 và 18 tháng sau ghép xương khe hở huyệt răng	80
Biểu đồ 3.11: Kết quả thẩm mỹ của phục hình trên implantở các thời điểm 9 và 12 tháng sau cấy implant	81
Biểu đồ 3.12: Kết quả hài lòng của bệnh nhân về mặt thẩm mỹ của phục hìnhở các thời điểm 9 và 12 tháng sau cấy implant 	82
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Tình trạng cắn ngược trên phim sọ nghiêng	6
Hình 1.2: Biến dạng khe hở huyệt răng	7
Hình 1.3: Đường rạch vạt trượt bên	12
Hình 1.4: Khâu đóng vạt trượt bên	12
Hình 1.5: Đường rạch vạt trượt chéo	13
Hình 1.6: Khâu đóng vạt trượt chéo	13
Hình 1.7: Đường rạchvạt xoay	14
Hình 1.8: Khâu đóng vạt xoay	14
Hình 1.9: Khâu đóng vạt nền mũi	14
Hình 1.10: Đường rạch vạt vòm miệng	14
Hình 1.11: Khâu đóng vạt vòm miệng	14
Hình 1.12: Chêm xương khối mào chậu vào khe hở	18
Hình 1.13: Sử dụng màng nhân tạo che vật liệu ghép	19
Hình 1.14: Kỹ thuật ghép một mảnh xương vỏ phía vòm miệng	19
Hình 1.15 A + B:Kỹ thuật ghép hai mảnh xương vỏ	20
Hình 1.16:Thang Enermark	22
Hình 1.17: Thang Bergland	23
Hình 1.18:Thang Witherow	24
Hình 1.19:Thang Long	25
Hình 1.20: Các loại implant dạng chân răng	30
Hình 2.1: Máy CT Cone Beam và phần mềm EZDent	36
Hình 2.2: Máy cắt xương siêu âm	36
Hình 2.3: Bộ dụng cụphẫu thuật implant	37
Hình 2.4: Bộ nẹp vítcố định xương	37
Hình 2.5: Dụng cụ chụp phimquanh chóp theo kỹ thuậtchụp song song	37
Hình 2.6: Máng hướng dẫn phẫu thuật implant	37
Hình 2.8: Mũi khoan lấy xương vòng	37
Hình 2.7: Đĩa cắtđường kính 10mm	37
Hình 2.9: Máy khoan xươngđể cấy implant	37
Hình 2.10:Mặt nhìn thẳng	38
Hình 2.11:Cười tự nhiên	38
Hình 2.12:Mặt nhìn nghiêng	38
Hình 2.13: Khớp cắnbên trái trên mẫu hàm	38
Hình 2.14: Khớp cắn phía trước trên mẫu hàm	38
Hình 2.15: Khớp cắn bên phải trên mẫu hàm	38
Hình 2.16:Khớp cắn bên trái	39
Hình 2.17:Khớp cắn phía trước	39
Hình 2.18:Khớp cắn bên phải	39
Hình 2.19:Cung răng hàm trên	39
Hình 2.20:Khe hở và lỗ rò	39
Hình 2.21:Cung răng hàm dưới	39
Hình 2.22: Đường rạch trên đỉnh mào chậu	42
Hình 2.23: 4 đường cắt xươngmào chậu	42
Hình 2.24: Đục tách mảnh xương khối	42
Hình 2.25:Khâu đóng màng xương	42
Hình 2.26:Khâu đóng dưới da	42
Hình 2.27: Đường rạchtạo vạt trong khe hở	43
Hình 2.28: Đường rạch tạo vạtphía tiền đình	43
Hình 2.29: Khâu đóng vạt phía nền mũi	45
Hình 2.30: Đặt mảnh xương vỏ trên vạt nền mũi	45
Hình 2.31: Đặt xương xốp lấp đầy khe hở	45
Hình 2.32: Cố định xương vỏ phía tiền đình bằng vít	45
Hình 2.33:Khâu đóng vết thương	45
Hình 2.34 A + B: Đường rạch tạo vạt	48
Hình 2.35:Hướng implant	48
Hình 2.36: Khoan vị trí implant với máng hướng dẫn phẫu thuật	48
Hình 2.37 A: Vị trí implant theo chiều ngoài trong.	48
Hình 2.37 B: Vị trí implant theo chiều trên dưới.	48
Hình 2.37 C: Vị trí implant theo chiều gần xa.	48
Hình 2.38: Sau khi cấy implant	49
Hình 2.39: Ghép bổ sung xương và đặt màng collagen	49
Hình 2.40:Khâu đóng vết thương	49
Hình 2.41:Khoan lấy vòng xương	50
Hình 2.42:Khoan lỗ cấy implant	50
Hình 2.43: Đặt vòng xương vào vùng nhận ghép	50
Hình 2.44: Cấy implant theo tiêu chuẩn trong vùng thẩm mỹ và ghép bổ sung xương vòng	50
Hình 2.45:Ghép bổ sung xương hạt	51
Hình 2.46:Phủ màng collagen	51
Hình 2.47:Khâu đóng vạt	51
Hình 2.48: Chụp phim CT với máng hướng dẫn phẫu thuật implantcó định vị chất cản quang	54
Hình 2.49: Kích thước chiều trên dưới và chiều ngoài trong của xương ghép	54
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Kỹ thuật ghép 2 mảnh xương vỏ mào chậu
Chúng tôi đã phát triển kỹ thuật ghép 2 mảnh xương vỏ từ mào chậu trong ghép xương khe hở huyệt răng.Một mảnh xương vỏ có kích thước bằng với khe hở được đặt trên vạt nền mũi, sau đó bổ sung thêm xương xốp mào chậu cho đến khi gần đầy khe hở, sau cùng thêm một mảnh xương khối có chứa xương vỏ và xương xốp với kích thước lớn hơn khe hở, phủ qua toàn bộ bờ khe hở và được cố định chắc chắn bằng vít. Kỹ thuật này đã phối hợp được ưu điểm của xương vỏ và xương tủy: xương vỏ có tính cơ học cứng chắc nên hạn chế tiêu xương, implant đễ đạt ổn định ban đầu,trong khi xương xốp có nhiều tế bào tiền thân tạo xương, nhiều mạch máu nên có tính sinh mạch và lành thương nhanh. Xương chậu có thể lấy với khối lượng lớn nên ghép được cho khe hở lớn và khe hở 2 bên. 
Áp dụng kỹ thuật này cho kết quả tốt, 90,6% có cầu xương loại I đủ điều kiện cấy ghép implant và tỉ lệ implant tồn tại là 100% sau 18 tháng theo dõi.
Đưa ra qui trình điều trị implant cho bệnh nhân KHM-VM trên 16 tuổi (Phụ lục 5).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khe hở môi - vòm miệng (KHM - VM) là dị tật bẩm sinh thường gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ. Theo Tổ chức sức khỏe thế giới, tỉ lệ bệnh nhân có KHM - VM ước tính 1/500 trẻ em mới sinh ra. Tỉ lệ này thay đổi tùy theo vùng và chủng tộc, thấp ở người da đen nhưng cao ở người Nhật, người Trung Quốc và người Mỹ gốc Ấn. Ở Ấn Độ, tỉ lệ dị tật khe hở môi - vòm miệng là 1: 800 trẻ em sinh ra [138]. Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ bị dị tật KHM - VM từ 1/709 đến 1/1000 [2], [7]. 
Dị tật bẩm sinh KHM - VM gây thiếu hổng và biến dạng mũi, môi, vòm miệng ảnh hưởng đến sự hình thành mầm răng, mọc răng, rối loạn khớp cắn, ảnh hưởng chức năng nhai, biến dạng tầng giữa và tầng dưới mặt, ảnh hưởng đến phát âm, thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Do vậy, những người mắc phải dị tật này luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti, xa lánh cộng đồng [65], [94]. 
Điều trị dị tật KHM - VM là một quá trình lâu dài, từ khi trẻ còn trong bụng mẹ đến khi trưởng thành với sự phối hợp của nhiều chuyên gia và các biện pháp kỹ thuật khác nhau bao gồm: tư vấn tâm lý, phẫu thuật tạo hình đóng kín khe hở, phẫu thuật ghép xương khe hở huyệt răng, chỉnh nha, phục hình răng,[101], [106].
Phương pháp implant tích hợp xương đã được phát triển bởi giáo sư Brånemark vào những năm 1960 và ngày nay đã trở thành phương thức điều trị thường qui để phục hồi các răng mất cũng như tình trạng thiếu răng bẩm sinh ở bệnh nhân có khe hở môi - vòm miệng. Răng trên implant là giải pháp lí tưởng khắc phục những nhược điểm của phục hình răng cổ điển, đồng thời đem lại thẩm mỹ và chức năng gần như răng thật mà không phá hủy các răng còn nguyên vẹn để làm trụ cầu [88].
	Trên thế giới, các tác giả như Verdi(1991) [139],Kearns (1997) [68],đã áp dụng thành công kỹ thuật implant cho bệnh nhân KHM-VM. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trên bệnh nhân KHM-VM chủ yếu đánh giá dịch tễ học và kỹ thuật đóng KHM-VM[1], [3], [4], [5],[7],một số ít nghiên cứu ghép xương khe hở huyệt răngnhư nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà (2009) [6];các nghiên cứucấy ghép implant chỉ được thực hiện trên bệnh nhân bình thường không có dị tật KHM-VM như công trình của Tạ Anh Tuấn (2007) [8]. 
	Như vậy, cấy ghép implant trên vùng xương ghépở khe hở huyệt răng và phục hình răng trên implant cho bệnh nhân KHM-VM là vấn đề chưa được nghiên cứutoàn diện tại Việt Nam. Trong khi đó, bệnh nhân thường đến điều trị rất muộn [1] nên bỏ mất cơ hội được ghép xương khe hở huyệt răngvà chỉnh nha để đóng khoảng trống do răng bị thiếu.Mặc khác, nhu cầu điều trị là rất lớn vì hầu hết bệnh nhân KHM-VM từ trước đến nay chưa từng được phẫu thuật ghép xương khe hở huyệt răngvà phục hình răng. Về khía cạnh xã hội, bệnh nhân KHM-VM là bệnh nhân đặc biệt nên điều trị bệnh lí cũng đồng thời giải quyết vấn đề tâm lý, mang ý nghĩa nhân đạo cao vì đem lại sự tự tin, xóa bỏ mặc cảm, tự ti trong mỗi cá nhân người bệnh cũng như thân nhân của họ. 
Với mong muốn triển khai kỹ thuật này và thực hiện nghiên cứu một cáchkhoa học, có hệ thống nhằm đánh giá kết quả điều trị, rút ra khuyến cáo về qui trình áp dụng implant cho bệnh nhân KHM-VM tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ”với các mục tiêu sau:
Đánh giá tình trạng xương hàm sau ghép xương khe hở huyệt răng.
Đánh giá kết quả cấy ghép Implant.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
KHE HỞ MÔI VÒM MIỆNG
Phân loại khe hở môi vòm miệng
Theo Syed Nasir Shah (2012) [126], về mặt phân loại KHM-VM, một trong những phân loại đầu tiên có lẽ là của Davis và Ritchie vào năm 1922, ông chia KHM-VM thành 3 nhóm:
Nhóm 1: 	Khe hở trước cung răng:khe hởmột bên, hai bên và khe hở ở giữa.
Nhóm 2: 	Khe hở sau cung răng: chỉ liên quan đến vòm miệng mềm, vòm miệng cứng và khe hở thể màng.
Nhóm 3: 	Khe hở cung răng:khe hở một bên, hai bên và ở giữa
Sau đó, vào năm 1931, Veau chia KHM-VM gồm 4 loại: 
Loại A: 	Khe hở vòm miệng mềm
Loại B: 	Khe hở vòm miệng cứng và mềm nhưng chưa vượt quá lỗ cửa, chỉ liên quan đến vòm miệng thứ phát.
Loại C: 	Khe hở toàn bộ một bên: kéo dài từ l ... le implant treatment”, Int J Periodontics Restorative Dent, 17, pp.326–333.
Jia Y.L., Fu M.K., Ma L. (2006), “Long-term outcome of secondary alveolar bone grafting in patients with various types of cleft”, Br J Oral Maxillofac Surg, 44, pp.308–312. 
Jordan R.E., Kraus B.S., Neptune C.M. (1996), “Dental abnormalities associated with cleft lip and/or palate”,Cleft Palate J, 3, pp.22-55.
Jovanovic S.A. (2005), “Esthetic therapy with standard and scalloped implant designs: the five biologic elements for success”, J Calif Dent Assoc, 33(11), pp.873-80.
Kapagiannidis D., Kontonasaki P., Bikos P. (2005), “Teeth and gingival display in the premolar area during smiling in relation to gender and age”, J Oral Rehabil, 32, pp.830–837. 
Kearns Gerard, David H. Perrott, Arun Sharma (1997), “Placement of endosseous implants in grafted alveolar clefts”, The Cleft Palate-Craniofacial Journal, 34(6), pp.520-525.
Kienapfel H., Sprey C., Wilke A., Griss P. (1999), “Implant fixation by bone ingrowth”, The Journal of Arthroplasty, 14(3), pp.355-368. 
Kilpadi K.L., Chang P.L., Bellis S.L. (2001), “Hydroxylapatite binds more serum proteins, purified integrins, and osteoblast precursor cells than titanium or steel”, Journal of Biomedical Materials Research, 57(2), pp. 258-267. 
Kim J.H., Lee J.G., Han D.H. (2011), “Morphometric analysis of the anterior region of the maxillary bone for immediate implant placement using micro-CT”, Clin Anat, 24, pp.462-468.
Kindelan J.D., Nashed R.R., Bromige M.R.(1997), “Radiographic assessment of secondary autogenous alveolar bone grafting in cleft lip and palate patients”,Cleft Palate Craniofac J, 34, pp.195-198.
Kline R.M. Jr., Wolfe S.A. (1995), “Complications associated with the harvesting of cranial bone grafts”, Plast Reconstr Surg, 95, pp.5–20.
Kramer F.J., Baethge C., Swennen G. (2005), “Dental implants in patients with orofacial clefts: a long-term follow-up study”, Int J Oral Maxillofac Surg, 34, pp.715–721.
Kyu-Ry Kim, Sukwha Kim (2008), “Change in grafted secondary alveolar bone in patients with UCLP and UCLA. A three-dimensional computed tomography study”, Angle Orthodontist, 78 (4), pp.631-640.
La Rossa D., Buchman S., Rothkopf D.M. (1995), “A comparison of iliac and cranial bone in secondary grafting of alveolar clefts”, Plast Reconstr Surg, 96, pp.789–797.
Lee C., Crepeau R.J., Williams H.B.(1995), “Alveolar cleft bone grafts: results and imprecisions of the dental radiograph”, Plast Reconstr Surg,96, pp.1534-8.
Lekholm U. (1993), “The use of osseointegrated implants in growing jaws”, Int Oral Maxillofac Implants, 8(3), pp. 243-244. 
Lilja Jan, Evtim Yontchev, Hans Friede (1998), “Use of Titanium Dental Implants as an Integrated Part of a CLP Protocol”, Journal of Plastic and Reconstructive Surgery and Hand Surgery, 2, pp.213 – 220.
Long R.E. Jr., Hathaway R., Daskalogiannakis J.(2011), “The Americleft study: an inter-center study of treatment outcomes for patients with unilateral cleft lip and palate. Part 1:Principles and study design”,Cleft Palate Craniofac J, 48, pp.239-243. 
Long R.E. Jr., Semb G., Shaw W.(2000), “Orthodontic treatment of the patient with complete clefts of lip, alveolus, and palate: lessons of the past 60 years”,Cleft Palate Craniofac J, pp.37-533.
Long R.E. Jr., Spangler B.E., Yow M.(1995), “Cleft width and secondary alveolar bone graft success”,Cleft Palate Craniofac J, 32, pp.420-427.
Marco, F. Milena, F. Gianluca, G. (2005). “Peri-implant osteogenesis in health and osteoporosis”, Micron, 36(7-8), pp. 630-644. 
Marx R., Miller R.I., Ehler W.J. (1984), “A comparison of particulate allogenic and particulate autogenous bone grafts into maxillary alveolar clefts in dog”, J Oral Maxillofac Surg, 42, pp.3–9. 
Masatoshi Ishii, Yoshimasaishii, Takashimoriyama (2001), “Simultaneous Cortex Bone Plate Graft With Particulate Marrow and Cancellous Bone for Reliable Closure of Palatal Fistulae Associated WithCleft Deformities”, Cleft Palate–Craniofacial Journal, 39(3), pp.364-369.
Meijer H.J., Stellingsma K., Meijndert L. (2005), “A new index for rating aesthetics of implant-supported singlecrowns and adjacent soft tissues – the Implant Crown Aesthetic Index”, Clin Oral Implants Res, 16, pp.645-649.
Misch C.E. (2008), “Generic root form component terminology”, Contemporary Implant Dentistry, Chapter 2, pp.26-37.
Misch C.E. (2008), “Prosthetic option in implant dentistry”, Contemporary Implant Dentistry, Chapter 5, pp.92-104.
Misch E., Sammartino G., Rebaudi A. (2008), “Implant Success, Survival, and Failure: The International Congress of OralImplantologists (ICOI) Pisa Consensus Conference”, Implant Dentistry, 17(1), pp.5-15. 
Morton D. Bornstein M.M., Wittneben J.G. (2010), “Early loading after 21 days ofhealing of nonsubmerged titanium implants with a chemically modified sandblasted and acid-etched surface: two-year results of a prospective two-center study”, Clinical Implant Dentistry and Related Research, 12(1), pp. 9-17. 
Mustafa Ramazanoglu, Yoshiki Oshida (2011), “Osseointegration and Bioscience of Implant Surfaces - Current Concepts at Bone-Implant Interface”, Implant Dentistry - A Rapidly Evolving Practice, 3, pp.57-82.
Neugebauer J., Traini T., Thams U. (2006), “Peri-implant bone organization under immediate loading state. Circularly polarized light analyses: a minipig study”, J Periodontol, 77(2), pp.152-60.
Nightingale C., Witherow H., Reid F.D. (2003), “Comparative reproducibility of three methods of radiographic assessment of alveolar bonegrafting”, Eur J Orthod, 25, pp.35–41.
Norifumi Nakamura (2011),“Surgical Strategy for Secondary Correction of Unilateral and Bilateral Cleft Lip-Nose Deformities”,Rhinoplasty, Ed. Michael Brenner, Intech, 5, pp.57-70.
Ochs M.W. (1996), “Alveolar cleft bone grafting (part II): secondary bone grafting”, J Oral Maxillofac Surg, 54, pp.83–88.
Osterle L., Cronin R., Ranly D. (1993), “Maxillary implant and the growing patient”, Int J Oral Max Fac Impl, 8, pp.377-387.
Ostman P.O., Hellman M., Wendelhag I. (2006), “Resonance frequency analysis measurements of implants at placement surgery”, Int J Prosthodont, 19(1), pp.77-8.
Ottoni J.M., Oliveira Z.F., Mansini R. (2005), “Correlation between placement torque and survival of single-tooth implants”, Int J Oral Maxillofac Implants, 20(5), pp.769-76.
Paulin G., Astrand P., Rosenquist J.B. (1988), “Intermediate bone grafting of alveolar clefts”, J Cranio-Maxillo-Fac Surg, 16, pp.2–7.
Peled M., Aizenbud D., Horwitz J., Machtei E.E. (2005), “Treatment of Osseous Cleft Palate Defects: A Preliminary Evaluation of Novel Treatment Modalities”, Cleft Palate Craniofac J, 42(4), pp.344-8.
Peter E. Larsen (2004), “Reconstruction of the alveolar cleft”, Peterson’s Principles of Oral and Maxillofacial surgery, 2nd ed., 43, pp.859-870.
Pjetursson B.E., Tan K., Lang N.P. (2004), “A systematic review of the survival and complication rates of fixed partial dentures (FPDs) after an observation period of at least 5 years”, Clin Oral Implants Res, 15, pp.667–676. 
Posadas M.R., Alvarado L.V., Behar J.M. (2001), “A new approach to classify cleft lip and palate”, Cleft Palate Craniofac J, 38(6), pp.545-50.
Posnick J. C. (2000), “Cleft - Orthognathic Surgery: The Bilateral Cleft Lip and Palate Deformity”, Orthognathic Surgery: Principles Practice, Ed. Posnick J. C., WP Saunder Co, 33, pp.1371-1440.
Posnick J. C. (2000), “Cleft - Orthognathic Surgery: The Unilateral Cleft Lip and Palate Deformity”, Orthognathic Surgery: Principles Practice, Ed. Posnick J. C., WP Saunder Co, 32, pp.1297-1370.
Posnick J.C., Ruiz R.L. (2002), “Staging of cleft lip and palate reconstruction: infancy through adolescence”,Cleft Lip and Palate:From Origin To Treatment, New York: Oxford University Press, pp.319-353.
Proskin H.M., Jeffcoat R.L., Catlin A. (2007), “A meta-analytic approach to determine the state of thescience on implant dentistry”, Int J Oral Maxillofac Implants, 22, pp.11–18.
Rosenstein S.W., Long R.E., Dado D.V. (1997), “Comparison of 2-D calculations from periapical and occlusalradiographs versus 3-D calculations from CAT scans indetermining bone support for cleft-adjacent teeth followingearly alveolar bone grafts”, Cleft Palate Craniofac J, 34, pp.199-205.
Ruiter, A.P. (2012), “Micro structured Calcium Phosphate ceramic for donor site repair after harvesting chin bone for grafting alveolar clefts in children. Chapter 7: Micro-structured β-TCP for repair of the alveolar cleft in CLP patients: a pilot study”,Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, pp.115-124.
Samuel B.F., Luis A.E., Michyele C.S. (2010), “Survival Of Dental Implants In The Cleft Area- A Retrospective Stdy”, Cleft Palate Craniofac J, 47 (6), pp.566-590. 
Schliephake H., Kroly C., Wu stenfeld H. (1994), “Experimental study by fluorescence microscopy and microangiography of remodeling and regeneration of bone inside alloplastic contour augmentations”, Int J Oral Maxillofac Surg, 23, pp.300–305.
Schultze-Mosgau S., Nkenke E., Schlegel A.K. (2003), “Analysis of Bone Resorption After Secondary Alveolar Cleft Bone Grafts Before and After Canine Eruption in Connection With Orthodontic Gap Closure or Prosthodontic Treatment”,J Oral Maxillofac Surg, 61, pp.1245-1248. 
Schwartz S., Kapala J.T., Rajchgot H. (1993), “Accurate and systematic numerical recording system for the identification of various types of lip and maxillary clefts”, Cleft Palate Craniofac J, 30, pp.330-2.
Schwartz-Arad D., Herzberg R., Levin L. (2005), “Evaluation of longterm implant success”, J Periodontol, 76, pp.1623–1628.
Semb G. (1988), “Effect of Alveolar Bone Grafting on Maxillary Growth in Unillateral Cleft Lip and Palate Patients”,Cleft Palate Journal, 25(3),pp.288 - 294.
Shaw W.C., Brattstrom V., Molsted K. (2005), “The Eurocleft study: intercenter study of the treatment outcome in patients with complete cleft lip and palate. Part 5: discussion and conclusions”,Cleft Palate Craniofac J, 42, pp.93-98.
Shaw W.C., Dahl E., Asher-McDade C. (1992), “A six-center international study of treatment outcome in patients with clefts of the lip and palate: part 5. General discussion and conclusions”,Cleft Palate Craniofac J, 29, pp.413-418.
Sindet-Pedersen S., Enemark H. (1988), “Mandibular bone grafts for reconstruction of alveolar clefts”, J Oral Maxillofac Surg., 46, pp.533–537.
Sivarajasingam V., Pell G., Morse M., Shepherd J.P. (2001), “Secondary bone grafting of alveolar clefts: A densitometric comparison of iliac crest and tibial bone grafts”, Cleft Palate Craniofac J, 38(1), pp.11-4.
Smith D.E., Zarb G.A. (1989), “Criteria for success of osseointegratedendosseous implants”, J Prosthet Dent, 62, pp.567–572. 
Sowmya S., Shadakshari S., Ravi M.B. (2013), “Prosthodontic Care for Patients with Cleft Palate”, J Orofac Res, 3(1), pp.22-27.
Stanford C.M., Keller, J.C. (1991). “The concept of osseointegration and bone matrix expression”, Critical Reviews in Oral Biology and Medicine 2(1), pp.83-101. 
Steinberg B., Padwa B.L., Boyne P., Kaban L. (1999), “State of the art in oral and maxillofacial surgery: treatment of maxillary hypoplasia and anterior palatal and alveolar clefts”, Cleft Palate Craniofac J, 36, pp.283–291.
Steven Goudy, David Lott, Richard Burton (2009), “Secondary Alveolar Bone Grafting: Outcomes, Revisions, and New Applications”, The Cleft Palate-Craniofacial Journal, 46(6), pp.610-612.
Susami T., Kamiyama R., Uji M. (1993). “Quantitative evaluation of the shape and the elasticity of repaired cleft lip”, Cleft Palate-Craniofacial Journal, 30(3), pp.309–312. 
Syed Nasir Shah, Mariya Khalid, Muhammad Sartaj Khan (2012), “A review of classification systems for cleftlip and palate patients. Embryological classifications”, JKCD, 2(2), pp.86-91. 
Tadashi Mikoya., Nobuo Inoue, Yusuke Matsuzawa (2010), “Monocortical mandibular Bone Grafting for Reconstruction of Alveolar Cleft”, Cleft Palate–Craniofacial Journal, 47(5), pp.453-468.
Tai C.E., Sutherland I.S., McFadden L. (2000), “Prospective analysis ofsecondary alveolar bone grafting using computed tomography”, J Oral Maxillofac Surg, 58, pp.1241-1249.
Takahashi T. (2011), “Dental rescontruction using secondary bone graft followed by implant placement in alveolar cleft of patients with cleft lip and/or palate”, Implant Dentistry - The Most Promising Discipline of Dentistry, Ed. Prof. Ilser Turkyilmaz, InTech, pp.109-128. 
Takahashi T., Fukuda M., Yamaguchi T, Kochi S. (1997), “Use of endosseous implants for dental reconstruction of patients with grafted alveolar clefts”, J Oral Maxillofac Surg, 55, pp.576–583.
Takahashi Tetsu, Masayuki Fukuda, Tai Yamaguchi (1999), “Placement of Endosseous Implants Into Bone-Grafted Alveolar Clefts: Assessment of Bone Bridge after Autogenous Particulate Cancellous Bone and Marrow Graft”, Int J Oralmaxillofacimplants, 14, pp.86–93.
Tan A.E.S., Brogan W.F., McComb H.K. (1996), “Secondary alveolar bone grafting-fiveyear periodontal and radiographic evaluation in 100 consecutive cases”,Cleft Palate Craniofac J,33, pp.513-518.
Tjan A. H. L., Miller G. D. (1984). “Some esthetic factors in a smile”. The Journal of Prosthetic Dentistry, 51(1), pp. 24–28.
Tomoki Oyama, Soh Nishimoto, Tomoe Tsugawa (2004), “Efficacy of Platelet-Rich Plasma in Alveolar Bone Grafting”, J Oral Maxillofac Surg, 62, pp.555-558.
Trindade I.K., Mazzottini R., Silva Filho O.G.(2005), “Long-term radiographic assessment of secondary alveolar bone grafting outcomes in patients with alveolar clefts”,Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 100, pp.271-277. 
Turvey T.A., Vig K., Moriarty J., Hoke J. (1984), “Delayed bone grafting in the cleft maxilla and palate: a retrospective multidisciplinary analysis”, Am J Orthod, 86, pp.244-256.
Van der Meij A.J.W., Baart J.A., Prahl-Andersen B. (1994), “Computed tomography in evaluation of early secondary bone grafting”, Int J OralMaxillofac Surg, 23, pp.132-6.
Varghese Mani (2010),“Sugical Correction of Facial Deformities”, Alveolar bone graft, Jaypee, 15,pp.165-172.
Verdi F.J., Landi G.L., Cohen S.G. (1991), “Use of the Branemark implant in the cleft palate patient”. Cleft Palate Craniofacial Journal, 28, pp.301.
Wait D. (1987), “Discussion on long-term results after secondary bone grafting in alveolar clefts”, Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 45, pp.919. 
Waite P.D., Waite D.E. (1996), “Bone grafting for the alveolar cleft defect”, Semin Orthod, 2(3), pp.192-6.
Wenz H.J., Bartsch J., Wolfart S. (2008), “Osseointegration and clinical success of zirconia dental implants: a systematic review”, International Journal of Prosthodontics, 21(1), pp.27-36. 
Witherow H., Cox S., Jones E., Carr R. (2002), “A new scale to assess radiographic success of secondary alveolar bone grafts”, Cleft Palate Craniofac J, 39, pp.255–260.
Yoshiro Matsui, Kohsuke Ohno, Akiko Nishimura (2007),“Long term study of dental implants places into alveolar clefts sites”, The Cleft Palate-Craniofacial Journal, 44(4), pp.444-447.
PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_cay_ghep_implant_o_benh_nhan_da_cay_ghep.docx
  • docNhung dong gop moi cua LA.doc
  • docxTOM TAT LUAN AN (Anh).docx
  • docxTOM TAT LUAN AN (Viet).docx