Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá có bờ biển dài 102km được giới hạn từ Cửa lạch Càn (giáp Ninh Bình) đến
Đông Hồi, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An). Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn, nhỏ.
Trong đó có 5 cửa lạch chính là: Lạch Sung, lạch Trường, lạch Hới, lạch Ghép và lạch Bạng.
Đây không những là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho các loài thủy sinh vật mà còn
là nơi thuận tiện cho giao thông đường thuỷ, cho tầu thuyền khai thác hải sản ra vào, là bến đậu,
là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, đã và đang trở thành những cụm điểm, trung tâm nghề cá của
tỉnh.
Vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của các vùng biển lân cận đồng
thời chịu tác động mạnh của lượng nước ngọt đổ ra từ lục địa. Đáy biển Thanh Hoá khá bằng
phẳng với độ sâu tăng dần từ bờ ra khơi. Chất đáy chủ yếu là bùn, bùn cát lẫn vỏ sò, vỏ ốc. Khu
hệ sinh vật ở vùng biển Thanh Hóa mang đặc điểm của khu hệ sinh vật vịnh Bắc Bộ. Ở đây, tồn
tại hầu hết cá hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái cửa sông, bãi bồi, vùng triều, rừng ngập
mặn và rạn san hô. Sự đa dạng về hệ sinh thái ở đây đã hình thành khu hệ sinh vật biển phong
phú với nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế.
Những năm qua, điều tra nghiên cứu về khu hệ sinh vật biển nói chung và nguồn lợi hải
sản nói riêng ở vùng biển Thanh Hoa được thực hiện gắn liền với các chương trình điều tra ở
vịnh Bắc Bộ. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng có những đầu từ cho công tác nghiên cứu phục
vụ quản lý của địa phương. Năm 1975-1976, Đỗ Văn Nguyên và Hồ Thanh Hải đã tiến hành
nghiên cứu trứng cá cá con (TCCC) ở vùng biển ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ, từ Móng Cái
(Quảng Ninh) đến Cửa Sót (Hà Tĩnh) bước đầu đã đưa ra thành phần, số lượng và biến động số
lượng của TCCC trong vùng nghiên cứu. Năm 2000, Đoàn quy hoạch thuỷ sản Thanh Hoá phối
hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện dự án điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ vùng biển
Thanh Hoá. Các kết quả nghiên cứu đã được phân tích, chỉnh lý và trình bày trong nhiều báo
cáo và các tập bản đồ có giá trị. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây nhất ở vùng ven biển tỉnh
Thanh Hoá cách đây hơn 10 năm trong khoảng thời gian này đã có sự biến động về số lượng tàu
khai thác, ngành nghề khai thác đặc biệt là tàu cá có công suất <20cv tạo="" áp="" lực="" khai="" thác="">20cv>
vùng biển ven bờ.
Hoạt động khai thác hải sản ở Thanh Hóa mang đặc điểm nghề cá quy mô nhỏ. Cơ cấu
nghề khai thác đa dạng, phạm vi khai thác diễn ra với cường độ cao từ vùng ven bờ đến vùng
lộng và vùng khơi. Những năm gần đây, số lượng tàu khai thác và áp lực khai thác tăng lên
đáng kể, đặc biệt là ở vùng nước ven bờ. Chất lượng nguồn lợi đã suy giảm. Các hình thức khai
thác hủy diệt có tính xâm hại nguồn lợi như nghề te xiệp, đăng đáy, nghề rùng, nghề bát quái
và hoạt động khai thác sử dụng thuốc nổ, sung điện đã tác động lớn đến sự phục hồi và tái
tạo nguồn lợi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN LÊ ĐỨC GIANG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG BIỂN TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Thủy sinh vật học Mã số: 62. 42. 01.08 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HẢI PHÒNG, 2014 2 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Công trình được hoàn thành tại: VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN Số 224. Lê Lai, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Văn Khương TS. Nguyễn Khắc Bát Phản biện 1: . .. Phản biện 1: . .. Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Nghiên cứu Hải sản, vào hồi giờ ......ngày tháng năm 3 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học MỞ ĐẦU Thanh Hoá có bờ biển dài 102km được giới hạn từ Cửa lạch Càn (giáp Ninh Bình) đến Đông Hồi, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An). Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn, nhỏ. Trong đó có 5 cửa lạch chính là: Lạch Sung, lạch Trường, lạch Hới, lạch Ghép và lạch Bạng. Đây không những là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho các loài thủy sinh vật mà còn là nơi thuận tiện cho giao thông đường thuỷ, cho tầu thuyền khai thác hải sản ra vào, là bến đậu, là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, đã và đang trở thành những cụm điểm, trung tâm nghề cá của tỉnh. Vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của các vùng biển lân cận đồng thời chịu tác động mạnh của lượng nước ngọt đổ ra từ lục địa. Đáy biển Thanh Hoá khá bằng phẳng với độ sâu tăng dần từ bờ ra khơi. Chất đáy chủ yếu là bùn, bùn cát lẫn vỏ sò, vỏ ốc. Khu hệ sinh vật ở vùng biển Thanh Hóa mang đặc điểm của khu hệ sinh vật vịnh Bắc Bộ. Ở đây, tồn tại hầu hết cá hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái cửa sông, bãi bồi, vùng triều, rừng ngập mặn và rạn san hô. Sự đa dạng về hệ sinh thái ở đây đã hình thành khu hệ sinh vật biển phong phú với nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế. Những năm qua, điều tra nghiên cứu về khu hệ sinh vật biển nói chung và nguồn lợi hải sản nói riêng ở vùng biển Thanh Hoa được thực hiện gắn liền với các chương trình điều tra ở vịnh Bắc Bộ. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng có những đầu từ cho công tác nghiên cứu phục vụ quản lý của địa phương. Năm 1975-1976, Đỗ Văn Nguyên và Hồ Thanh Hải đã tiến hành nghiên cứu trứng cá cá con (TCCC) ở vùng biển ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Cửa Sót (Hà Tĩnh) bước đầu đã đưa ra thành phần, số lượng và biến động số lượng của TCCC trong vùng nghiên cứu. Năm 2000, Đoàn quy hoạch thuỷ sản Thanh Hoá phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện dự án điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ vùng biển Thanh Hoá. Các kết quả nghiên cứu đã được phân tích, chỉnh lý và trình bày trong nhiều báo cáo và các tập bản đồ có giá trị. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây nhất ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá cách đây hơn 10 năm trong khoảng thời gian này đã có sự biến động về số lượng tàu khai thác, ngành nghề khai thác đặc biệt là tàu cá có công suất <20CV tạo áp lực khai thác ở vùng biển ven bờ. Hoạt động khai thác hải sản ở Thanh Hóa mang đặc điểm nghề cá quy mô nhỏ. Cơ cấu nghề khai thác đa dạng, phạm vi khai thác diễn ra với cường độ cao từ vùng ven bờ đến vùng lộng và vùng khơi. Những năm gần đây, số lượng tàu khai thác và áp lực khai thác tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở vùng nước ven bờ. Chất lượng nguồn lợi đã suy giảm. Các hình thức khai thác hủy diệt có tính xâm hại nguồn lợi như nghề te xiệp, đăng đáy, nghề rùng, nghề bát quái và hoạt động khai thác sử dụng thuốc nổ, sung điện đã tác động lớn đến sự phục hồi và tái tạo nguồn lợi. Bảo vệ, phục hồi nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ trở thành vấn đề cấp thiết trong thời điểm hiện tại khi mà áp lực khai thác ngày càng tăng. Áp lực khai thác tăng không những do số lượng tàu thuyền khai thác ngày càng tăng về số lượng mà ngư dân còn sử dụng các phương pháp khai thác tận diện, có tính xâm hại nguồn lợi lớn như dùng kích điện, dùng hóa chất, thuốc nổ. Ngư trường khai thác bao gồm cả những khu vực bãi sinh sản, bãi ương nuôi tự nhiên của các loài thủy hải sản. Công tác quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi đối mặt với hàng loạt thách thức do thiếu thông tin khoa học làm nền tảng cho các quyết định quản lý. Những khó khăn chính có thể điểm qua như sau : Thiếu thông tin về vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên của các loài cá biển: Vùng sinh sản và vùng ương nuôi tự nhiên của các loài cá biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công các bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. Xác định được vị trí của các vùng sinh sản cũng như vùng ương nuôi tư nhiện của các loài cá biển sẽ quyết định tính hiệu quả của công tác bảo vệ, bảo tồn và tái tạo nguồn lợi. Thực tế hiện nay cho thấy, thông tin về các vùng sinh sản, vùng 4 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học ương nuôi tự nhiên của các loài cá biển hiện nay còn thiếu hoặc rất tản mạn và chưa được hệ thống nên hiệu quả của công tác bảo vệ nguồn lợi chưa thể xác định. Vùng biển Thanh Hóa là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú. Đây cũng được xem là một trong những vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên của các loài hải sản ở vịnh Bắc Bộ, tuy nhiên đâu là khu vực sinh sản, đâu là khu vực ương nuôi tự nhiên vẫn còn là câu hỏi. Thiếu thông tin về mùa sinh sản, lượng bổ sung hàng năm của các loài cá biển. Mùa sinh sản của các loài hải sản là thông tin quan trọng trong công tác bảo vệ nguồn lợi và quản lý nghề cá, là cơ sở để xác định các thời điểm hạn chế hoặc cấm khai thác có thời hạn trong năm nhằm giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi tại những khoảng thời gian nhạy cảm. Hiện nay, thông tin về mùa sinh sản của hầu hết các loài cá biển còn thiếu nên tư vấn cho việc xác định thời điểm hạn chế khai thác chưa thực sự hiệu quả. Chưa làm rõ được cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá biển dựa trên các tiếp cận quản lý nghề cá. Do thiếu thông tin về mùa sinh sản và khu vực sinh sản của các loài hải sản nên công tác quản lý nghề cá đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức. Mặc dù mục tiêu của công tác bảo vệ và tái tạo được xác định rõ ràng nhưng việc triển khai thực hiện các mục tiêu đó hầu như chưa đạt hiệu quả như mong đợi do cơ sở khoa học còn thiếu và hạn chế. Xuất phát từ những tồn tại đó, Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa” đã được thực hiện. Nghiên cứu này sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác bảo vệ nguồn lợi vì mục tiêu duy trì cân bằng nguồn lợi trước áp lực của hoạt động khai thác trong vùng nước của tỉnh và các vùng lân cận. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU o Mục tiêu nghiên cứu - Có được bức tranh tổng thể về hiện trạng nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa và lân cận - Xác định được bãi đẻ và bãi ương nuôi tự nhiên của một số loài cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa. - Xác định được mùa sinh sản của một số loài cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa o Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: 1) Nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa và lân cận; 2)Trứng cá và cá con ở biển ven bờ Thanh Hóa và 3) Một số loài cá kinh tế, đại diện cho các nhóm nguồn lợi ở vùng biển Thanh Hóa, gồm cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá mối thường (Saurida tumbil) và cá bánh đường (Evynis cardinalis). o Nội dung nghiên cứu 3.1. Đánh giá hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa và lân cận 3.2. Nghiên cứu xác định mùa sinh sản của một số loài cá kinh tế đại diện cho các nhóm nguồn lợi ở vùng biển Thanh Hóa 3.3. Nghiên cứu xác định vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên của của cá ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa và lân cận 3.4. Đề xuất cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển Thanh Hóa 5 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Luận án thực hiện sẽ cung cấp thông tin có hệ thống về hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản, mùa sinh sản và vùng sinh sản của một số loài cá biển ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận. Những thông tin này là cơ sở khoa học cho việc lập kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp vì mục tiêu duy trì trữ lượng nguồn lợi cá biển theo hướng bền vững trước áp lực của hoạt động khai thác. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa - cơ quan quản lý chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài và áp dụng vào thực tế công tác quản lý của địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngành đồng thời gắn kết được việc áp dụng thông tin khoa học vào công tác quản lý. TÍNH MỚI TRONG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Những điểm mới trong nội dung nghiên cứu của Luận án có thể kể đến như sau: 1. Lần đầu tiên danh sách thành phần loài hải sản bắt gặp ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận được tập hợp khá đầy đủ với 426 loài thuộc 203 giống nằm trong 101 họ khác nhau (Nhiều hơn thống kê của Chu Tiến Vĩnh và nnk (2001) 232 loài và chiếm tới 68,7% tổng số loài và 74,5% về tổng số họ hải sản bắt gặp ở vịnh Bắc Bộ). 2. Là nghiên cứu đầu tiên xác định mùa sinh sản và đề xuất thời gian bảo vệ nguồn lợi cá biển trên cơ sở kết hợp các bằng chứng khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản của các loài cá và thời điểm xuất hiện đàn cá con trong quần thể. 3. Là nghiên cứu đầu tiên xác định khu vực bảo vệ nguồn giống cá biển trên cơ sở kết hợp các bằng chứng khoa học về mùa sinh sản, vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên và biến động tần suất chiều dài của cá theo không gian và thời gian. Các nghiên cứu trước đây thường thực hiện đơn lẻ và thiếu đồng bộ nên chưa thể tư vấn chi tiết cho việc thiết lập khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản cũng như xác định thời gian phù hợp cho việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. hợp cho việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nhận xét chung: Trên thế giới, việc nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá biển và các loài hải sản ngoài cá đã được thực hiện từ rất sớm. Mỗi cách tiếp cận đều có các nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu nhằm cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo vệ nguồn lợi và quản lý nghề cá. Đến nay, lý thuyết áp dụng cho mỗi tiếp cận đã được hoàn thiện, các mô hình quản lý cũng đã được xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới. Đối với các nước ôn đới có khu hệ cá đơn loài, việc quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi hải sản chủ yếu dựa trên hạn ngạch khai thác cho phép hàng năm đối với từng loài cụ thể. Trên cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá trữ lượng và sản lượng khai thác hàng năm mà mỗi quốc gia sẽ được cấp hạn ngạch khai thác cụ thể. Hoạt động khai thác sẽ dừng lại khi tổng sản lượng khai thác đạt ngưỡng hạn ngạch khai thác cho phép. Đối với các nước nằm trong vùng nhiệt đới có đặc điểm nguồn lợi đa loài, việc áp dụng tiếp cận quản lý nghề cá dựa vào hạn ngạch không khả thi. Ở khu vực này, tiếp cận quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng hoặc tiếp cận hệ sinh thái được áp dụng. Trong các tiếp cận đó, việc xác định mùa sinh sản, vùng sinh sản và vùng ương nuôi tự nhiên của các loài hải sản là cơ sở khoa học nền tảng cho công tác bảo vệ nguồn lợi. Việc xây dựng các khu bảo tồn biển (Marine Protected Area) hoặc các khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản (Fisheries Refugia) hoặc các vùng hạn chế khai thác (No Take Zone) là những hành động cụ thể trong việc đưa thông tin khoa học vào thực tế công tác quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 6 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Ở Việt Nam, công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản và các nghiên cứu khoa học cơ bản về giai đoạn sớm của các loài hải sản được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 với những thành tựu đáng kể, góp phần định hướng phát triển nghề cá phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cơ sở khoa học cho công tác bảo vệ nguồn lợi còn khá hạn chế với kết quả còn khiêm tốn. Việc xây dựng các khu bảo tồn biển ở Việt Nam mới được nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tiếp cận bảo vệ nguồn lợi bằng phương pháp xây dựng các khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản và giải pháp hạn chế khai thác có thời hạn đã được đề cập, tuy nhiên việc triển khai áp dụng vào thực tế quản lý nghề cá chưa thể thực hiện do thiếu thông tin khoa học cơ bản và cơ sở khoa học của phương pháp chưa được hoàn thiện để có thể triển khai áp dụng trong điều kiện nước ta. Luận giải mục tiêu nghiên cứu của Luận án Vùng biển Thanh Hóa là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú với rất nhiều loài hải đặc sản có giá trị kinh tế, tiềm năng phát triển nghề cá lớn. Trong những năm qua, với chủ trương phát triển khai thác hải sản xa bờ của Đảng và Nhà nước, hoạt động nghề cá ở Thanh Hóa đã và đang phát triển mạnh. Số lượng phương tiện khai thác hải sản tăng, các cơ sở hậu cần nghề cá được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn sản xuất. Các cảng cá Lạch Hới, Lạch Bạng, Ngư Lộc đã trở thành những trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề cá của tỉnh. Nghề cá phát triển mạnh đồng nghĩa với cường lực khai thác gia tăng đã và đang tạo áp lực rất lớn đến khả năng phục hồi và tái táo nguồn lợi thủy sản. Thực tế cho thấy, nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ, đặc biệt là vùng biển ven bờ Thanh Hóa đã và đang bị khai thác quá mức. Ngư dân sử dụng các phương tiện khai thác có mức độ xâm hại nguồn lợi cao như sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ, sử dụng hóa chất, xung điện trong khai thác. Mặt khác, ngư trường khai thác chủ yếu tập trung ở khu vực ven bờ, bao gồm cả những nơi sinh cư, khu vực sinh sản, khu vực ương nuôi tự nhiên của ấu thể các loài thủy hải sản làm phá vỡ cân bằng sinh thái, thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật và làm giảm khả năng phục hồi nguồn lợi. Quản lý nghề cá ở vùng biển ven bờ đối mặt với hàng loạt thách thức do thiếu thông tin khoa học về hiện trạng nguồn lợi và hoạt động khai thác. Trước áp lực khai thác ngày càng tăng thì việc khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xác định thời gian hạn chế khai thác hoặc cấm khai thác có thời hạn là cần thiết, góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn lợi vì mục tiêu phát triển bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đề xuất hoạt động “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào: 1) Phân tích đặc điểm nguồn lợi hải sản, phân bố theo không gian của trứng cá, cá con và cấu trúc quần thể một số loài cá đại diện cho các nhóm cá tầng đáy, cá nổi và cá rạn để xác định khu vực bãi sinh sản và bãi ương nuôi tự nhiên của một số loài cá; 2) Mùa sinh sản của một số loài cá đại diện được xác định dựa trên những phân tích về độ thành thục sinh dục tương đối (Gonado Somatic Index) và biến động ... g khoảng tháng 4 hoặc tháng 5 hàng năm. Bảng 2. Một số chỉ số sinh học sinh học của cá bánh đường, cá mối thường và cá nục sồ ở vùng biển Thanh Hóa (dấu “+” biểu thị giá trị tăng lên; dấu “-” biểu thị giá trị giảm xuống) 3.3. Vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên của một số loài cá ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận 3.3.1. Phân bố trứng cá trong mùa sinh sản Kết quả phân tích tổng hợp dữ liệu trứng cá thu thập ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận trong giai đoạn 2003-2013 cho thấy, hai khu vực có mật độ phân bố rất cao của trứng cá là: 1) cửa Lạch Sung đến Lạch Ghép và 2) khu vực ven biển kéo dài từ cửa sông Yên Hòa, Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến cửa Lạch Quèn, Quỳnh Lưu (Nghệ An). Ở các khu vực này, mật độ phân bố trung bình đạt mức trên 5000 trứng cá/1000 m3 nước. Khu vực xung quanh Hòn Nẹ là nơi có mật độ phân bố của trứng cá cao nhất. Từ ven bờ ra vùng lộng và vùng biển khơi, mật độ phân bố của trứng cá giảm dần. Các khu vực có mật độ phân bố trứng cá ở mức 3000-5000 trứng cá/1000m3 nước tập trung ở phía đông bắc đảo Hòn Nẹ thuộc khu vực cửa sông Đáy và cửa sông Ninh Cơ nằm trong vùng lộng của tỉnh Ninh Bình và khu vực từ Hòn Mê đến cảng Nghi Sơn. Các khu vực khác ở vùng bờ vùng khơi biển Thanh Hóa, mật độ phân bố của trứng cá thấp, chủ yếu trong khoảng dưới 2000 trứng cá/1000m3 nước. 19 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Hình 2. Phân bố mật độ của trứng cá (trứng/1000 m3 nước) ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận 3.3.2. Phân bố của cá con Phân bố của cá con sau mùa sinh sản của các họ cá khế, cá mối và cá bánh đường được trình bày ở Hình 3. Kết quả phân tích cho thấy, mật độ phân bố cá con ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận tương đối tập trung. Khu vực phân bố với mật độ rất cao, trên 2000 cá thể/1000 m3 nước chủ yếu tập trung ở 4 khu vực, bao gồm: (1) Vùng ven biển cửa Lạch Hới; (2) Vùng tiếp giáp tuyến lộng với tâm tọa độ là 19° 29' 8" N, 106° 29' 13" E và bán kính 5,2 hải lý; (3) Vùng tiếp giáp với tuyến bờ có tâm tọa độ là 19° 30' 22" N, 106° 8' 51" E và có chiều dài 5,6 hải lý, chiều rộng 2,6 hải lý; (4) Vùng ven biển cửa Lạch Quèn (Nghệ An). Mật độ phân bố từ 1.000- 2.000 cá thể/m3 nước là các khu vực phát tán từ 4 khu vực tập trung rất cao, gồm (1) Vùng ven biển từ Lạch Sung – Hòn Nẹ đến Lạch Ghép được mở rộng ra vùng lộng; (2) Vùng tiếp giáp tuyến lộng với tâm tọa độ là 19° 29' 8" N, 106° 29' 13" E và bán kính 7,7 hải lý; (3) Vùng phía nam Hòn Mê đến Lạch Quèn (Nghệ An) và (4) Vùng ngoài khơi biển Nam Định nơi tiếp giáp với vĩ tuyến 20°N. Sự phân bố tập trung của cá con phù hợp cho thấy, sau khi nở cá con có khả năng di chuyển chủ động, tụ lại ở các khu vực có điều kiện thức ăn dồi dào. 20 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Hình 3. Phân bố mật độ chung của cá con (cá thể/1000 m3 nước) ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận Sự phân bố của cá con đối với từng họ khác nhau có sự khác biệt nhất định. Cá con họ cá khế phân bố với mật độ rất cao chủ yếu nằm trong dải độ sâu dưới 20m nước ở hai khu vực chính là (1) vùng ven biển Lạch Sung - Hòn Nẹ và (2) vùng ven biển Lạch Hới đến Lạch Ghép. Ở khu vực này, mật độ phân bố cá con của họ cá khế nằm trong khoảng 500-860 cá thể/1000 m3 nước (Hình 4). Các khu vực khác trong vùng biển Thanh Hóa và lân cận có mật độ phân bố của cá con họ cá khế chủ yếu nằm trong khoảng dưới 100 cá thể/1000 m3 nước. 21 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Hình 4. Phân bố mật độ cá con họ cá khế (trái) và họ cá mối (phải) vào mùa sinh sản ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận Phân bố của cá con họ cá mối sau mùa sinh sản tập trung hơn so với phân bố của cá con họ cá khế. Kết quả phân tích cho thấy, khu vực phân bố với mật độ rất cao chủ yếu tập trung ở khu vực ven biển Lạch Hới, trong phạm vi 3 hải lý trở vào bờ. Mật độ phân bố cao nhất ở khu vực này đạt 769 cá thể/1000 m3 nước. Các khu vực có mật độ phân bố khá cao tập trung thành 3 vùng chính, gồm (1) cửa Lạch Sung – Hòn Nẹ; (2) cửa Lạch Hới đến Lạch Ghép trải rộng đến tuyến lộng và (3) Vùng khơi giáp với tuyến lộng có tâm tọa độ là 19° 30' 32" N và 106° 42' 13" E và có bán kính 2,8 hải lý (Hình 4). 3.3.3. Xác định khu vực bảo vệ nguồn lợi Kết quả tổng hợp các dữ liệu mật độ phân bố của trứng cá thu thập được từ các hoạt động điều tra, nghiên cứu trong giai đoạn 2003-2013 ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận cho thấy, vùng sinh sản của các loài cá tập trung chủ yếu ở vùng nước ven bờ trong phạm vi dải độ sâu 20 m nước. Kết hợp giữa bản đồ phân bố các khu vực tập trung của trứng cá và cá con ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận cho thấy, vùng biển ven bờ từ cửa sông Đáy đến cảng Nghi Sơn là khu vực phân bố chính của trứng cá và cá con. Trong đó các khu vực ven bờ Lạch Sung - Hòn Nẹ và Lạch Hới - Lạch Ghép là những khu vực có mật độ phân bố cá con cao hơn so với các khu vực khác. Các khu vực này có thể xem xét đề xuất xây dựng khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản ở Thanh Hóa. 3.4. Đề xuất giải pháp cho công tác bảo vệ nguồn giống thủy sản ở vùng biển Thanh Hóa Vùng biển Thanh Hóa là một phần của vịnh Bắc Bộ có đặc điểm nguồn lợi hải sản đa dạng về thành phần loài, hầu hết các loài có kích thước nhỏ, vòng đời ngắn và sinh sản rải rác trong năm [3]. Các kết quả nghiên cứu được thực hiện trong những năm qua đã khẳng định vùng biển Thanh Hóa là ngư trường khai thác quan trọng của nhiều loại nghề khai thác, với nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế cao đồng thời vùng ven biển Thanh Hóa còn là bãi đẻ và bãi ương nuôi tự nhiên của nhiều loài cá, giáp xác và động vật chân đầu [1, 3, 4]. Kết quả phân tích số liệu điều tra nguồn lợi hải sản bằng lưới kéo đáy cá và lưới kéo đáy tôm giai đoạn 2001-2005 và 22 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học 2012-2103 cho thấy vùng biển Thanh Hóa là nơi phân bố của 426 loài thuộc 203 giống nằm trong 101 họ hải sản với trữ lượng đánh được bằng lưới kéo đáy ở vùng bờ và vùng lộng khoảng 33 ngàn tấn. Với đặc điểm nghề cá quy mô nhỏ và hoạt động tự phát, công tác quản lý còn nhiều bất cập nên công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn nhiều hạn chế. Hiện nay, có rất nhiều tiếp cận trong quản lý nghề cá đã được áp dụng thành công ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Đối với các nước ôn đới có đặc điểm nguồn lợi đơn loài và nghề cá công nghiệp, việc quản lý nghề cá chủ yếu dựa vào hạn ngạch khai thác cho phép hàng năm. Các nước có khu hệ cá đa loài và nghề cá quy mô nhỏ, việc bảo vệ nguồn lợi chủ yếu bằng tiếp cận thiết lập các khu bảo tồn biển, các khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản hoặc ban hành các quy định cấm khai thác theo không gian và thời gian. Ngoài ra, việc kết hợp các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và quản lý dựa vào hệ sinh thái được áp dụng sẽ tăng hiệu quả của công tác bảo vệ nguồn lợi và quản lý nghề cá theo hướng bền vững. Trên cơ sở đặc điểm nguồn lợi ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa kết hợp với các thông tin về mùa sinh sản, thời điểm xuất hiện của cá con trong sản lượng khai thác và đặc điểm phân bố của cá con sau mùa sinh sản, NCS đề xuất thiết lập khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản ở vùng biển Thanh Hóa như sau (Hình 5): Vùng lõi của khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản: đây là khu vực có mật độ phân bố cá con cao nhất, gồm: 1) khu vực Lạch Sung – Hòn Nẹ, giới hạn về phía Bắc là cửa sông Đáy và phía Nam là bãi biển Hoàng Trường. Khu vực này bao phủ toàn khu khu vực xung quanh đảo Hòn Nẹ; 2) khu vực Lạch Hới - Lạch Ghép, vùng lõi giới hạn trong phạm vi đường đẳng sâu 20 m nước vào bờ, giới hạn về phía Bắc là cửa sông Mã và giới hạn về phía Nam là mũi Hải Ninh. Vùng đệm cho cả khu vực Lạch Sung – Hòn Nẹ và Lạch Hới - Lạch Ghép là vùng tiếp giáp, mở rộng từ vùng lõi. Vùng đệm được giới hạn phía ngoài là đường phân tuyến vùng bờ – vùng lộng, phía Bắc là cửa sông Đáy và phía Nam là mũi Bạng. Đối với vùng lõi, cấm hoàn toàn hoạt động khai thác của các loại nghề có mức độ xâm hại nguồn lợi cao như: nghề lưới kéo, nghề lưới vây, nghề vó mành, nghề chụp mực, chụp cá, nghề đăng đáy trong tháng 5 hàng năm, có thể xem xét ban hành quy định cấm khai thác ở khu vực này từ 15/4 đến 15/6. Đối với vùng lộng, vận động ngư dân hạn chế khai thác trong khu vực này trong thời gian từ 15/4 đến 15/6 hàng năm. Kết quả phân tích tổng hợp phân bố của trứng cá, cá con và cấu trúc đàn cá ở các vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi trong vùng biển Thanh Hóa thì việc khoanh vùng bảo vệ nguồn giống thủy sản như trên sẽ đồng thời bảo vệ các khu vực phân bố của trứng cá và cá con được sinh ra sau mùa sinh sản, góp phần phục hồi và tái tạo nguồn cá biển ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận. Việc xây dựng khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản ở vùng bờ có mức độ khả thi cao do việc triển khai các biện pháp thực thi pháp luật dễ dàng hơn so với ở vùng biển ngoài khơi. Mặt khác, vùng bờ là nơi khai thác chủ yếu của các phương tiện khai thác thô sơ của cộng đồng ngư dân ven biển do đó có thể xem xét triển khai các mô hình quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi dựa vào cộng đồng để tăng hiệu quả của công tác bảo vệ nguồn lợi. 23 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Hình 5. Đề xuất khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản ở vùng biển Thanh Hóa KẾT LUẬN 1. Đặc điểm nguồn lợi hải sản ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận Vùng biển Thanh Hóa và lân cận là khu vực có đa dạng sinh học cao, thành phần loài hải sản phong phú với 426 loài thuộc 203 giống nằm trong 101 họ hải sản khác nhau đã thống kê được từ các chuyến điều tra nguồn lợi bằng lưới kéo đáy trong giai đoạn 2001-2005 và 2012- 2013, chiếm 68,7% tổng số loài bắt gặp ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Năng suất khai thác của nhóm cá đáy không khác nhau giữa mùa gió Tây Nam và mùa gió Đông Bắc. Năng suất khai thác của các nhóm cá nổi nhỏ và cá rạn thay đổi và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai mùa gió. Ở khu vực phía Bắc vĩ độ 19o30N, năng suất khai thác cao hơn so với ở phía Nam vĩ độ 19o30N. Ở vùng bờ, khu vực từ Hòn Mê đến Hòn Nẹ có năng suất khai thác cao và ổn định hơn so với các khu vực khác. Trữ lượng nguồn lợi đánh được bằng lưới kéo đáy ở vùng biển biển ven bờ Thanh Hóa có sự biến động lớn theo thời gian, trung bình khoảng 33 ngàn tấn. So với trữ lượng trước năm 2000 thì trữ lượng nguồn lợi đánh được bằng lưới kéo đáy ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa đã giảm khoảng 24-50%. 24 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học 2. Mùa sinh sản của một số loài cá ở vùng biển Thanh Hóa Mùa sinh sản của cá bánh đường ở vùng biển Thanh Hóa kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Cá con của loài cá bánh đường xuất hiện nhiều trong sản lượng khai thác từ tháng 5 đến tháng 7. Cá mối thường sinh sản rải rác trong năm. Mùa sinh sản chính kéo dài trong khoảng tháng 6-8 và mùa sinh sản phụ ở các tháng 2-3 hàng năm. Cá con của loài cá mối thường chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác ở các tháng 12 – tháng 1 và tháng 4- tháng 5. Mùa sinh sản của cá nục sồ kéo dài trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Trong mùa sinh sản, cá nục sồ sinh sản làm hai đợt. Đợt sinh sản đầu diễn ra trong tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm và đợt sinh sản thứ hai diễn ra trong khoảng tháng 4 hoặc tháng 5 hàng năm. Cá con xuất hiện nhiều trong sản lượng khai thác trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. 3. Vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên của một số loài cá ở vùng biển Thanh Hóa Vùng sinh sản của cá biển ở vùng biển Thanh Hóa tập trung ở hai khu vực chính là 1) cửa Lạch Sung đến Lạch Ghép và 2) khu vực ven biển kéo dài từ cửa sông Yên Hòa, Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến cửa Lạch Quèn, Quỳnh Lưu (Nghệ An). Vùng ương nuôi tự nhiên của cá con ở vùng biển Thanh Hóa sau mùa sinh sản là các khu vực: 1) Vùng ven biển cửa Lạch Hới; 2) Vùng tiếp giáp tuyến lộng với tâm tọa độ là 19° 29' 8" N, 106° 29' 13" E và bán kính 5,2 hải lý; 3) Vùng tiếp giáp với tuyến bờ có tâm tọa độ là 19° 30' 22" N, 106° 8' 51" E và có chiều dài 5,6 hải lý, chiều rộng 2,6 hải lý; 4) Vùng ven biển cửa Lạch Quèn (Nghệ An). 4. Giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển Thanh Hóa Với đặc thù đặc điểm nguồn lợi đa loài, nghề cá quy mô nhỏ và sự tồn tại các khu vực bãi sinh sản, bãi ương nuôi tự nhiên ở khu vực ven bờ, việc bảo vệ nguồn lợi cần có sự triển khai đồng bộ của nhiều phương pháp khác nhau, trong đó việc thiết lập các khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản kết hợp với mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng có thể là phương án khả thi đối với vùng biển Thanh Hóa. Phạm vi không gian của khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản cần xem xét, thiết lập như sau: Vùng lõi gồm: 1) khu vực Lạch Sung – Hòn Nẹ, giới hạn về phía Bắc là cửa sông Đáy và phía Nam là bãi biển Hoàng Trường; 2) khu vực Lạch Hới - Lạch Ghép, giới hạn trong phạm vi đường đẳng sâu 20 m nước vào bờ, giới hạn về phía Bắc là cửa sông Mã và giới hạn về phía Nam là mũi Hải Ninh. Vùng đệm cho cả khu vực Lạch Sung – Hòn Nẹ và Lạch Hới - Lạch Ghép là vùng tiếp giáp, mở rộng từ vùng lõi. Vùng đệm được giới hạn phía ngoài là đường phân tuyến vùng bờ – vùng lộng, phía Bắc là cửa sông Đáy và phía Nam là mũi Bạng. Thực hiện việc cấm các hoạt động khai thác có sử dụng các loại nghề có mức độ xâm hại nguồn lợi cao như: nghề lưới kéo, nghề lưới vây, nghề vó mành, nghề chụp mực, chụp cá, nghề đăng đáy từ 15/4 đến 15/6 hàng năm ở vùng lõi của khu bảo vệ nguồn giống thủy sản. Triển khai mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng đối với các khu vực khoanh vùng bảo vệ nguồn giống thủy sản sẽ tăng hiệu quả của công tác bảo vệ nguồn lợi vì sự phát triển bền vững 25 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Lê Đức Giang (2012). Hiện trạng thành phần loài cá con bắt gặp ở vùng biển ven bờ và cửa sông Thanh Hóa. Tạp chí Thông tin khoa học công nghệ kinh tế Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Số tháng 1+2/2012 Trần Văn Cường và Lê Đức Giang (2013). Đặc điểm sinh học của cá nục sồ (Decapterus maruadsi Tem. & Schl., 1844) ở vùng biển Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 12/2013. Phạm Quốc Huy và Lê Đức Giang (2013). Hiện trạng thành phần loài và phân bố mật độ của trứng cá, cá con ở vùng biển ven bờ và cửa sông Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 12/2013. Lê Đức Giang (2014). Đặc điểm sinh học sinh sản của cá bánh đường Evynnis cardinalis (Lacepede, 1802) ở vùng biển Thanh Hóa. Tạp chí biển Việt Nam, số tháng 3, 4, 5 năm 2014. Lê Đức Giang (2014). Đặc điểm sinh học sinh sản của cá mối thường (Saurida tumbil) ở vùng biển Thanh Hóa. Tạp chí biển Việt Nam, số tháng 7 năm 2014. Lê Đức Giang, Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường (2014). Nghiên cứu xác định vùng sinh sản và vùng ương nuôi tự nhiên của một số loài cá biển ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số tháng 8/2014. Lê Đức Giang, Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường (2014). Nghiên cứu xác định mùa sinh sản của một số loài cá biển ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (Đã phản biện xong, chờ đăng)
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_cho_viec_bao_ve_nguon_loi.pdf