Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông pô kô, tỉnh Kon Tum

Sông Pô Kô nằm ở phía Tây của tỉnh Kon Tum và là phụ lưu của sông Sê San với diện tích lưu vực khoảng 3.210 km2 và chiều dài 152 km. Sông bắt nguồn từ đỉnh núi cao Chư Prong thuộc huyện Đăk Glei, chảy theo hướng Bắc - Nam. Đoạn thượng nguồn dài khoảng 21,5 km mang đặc điểm sông miền núi chảy trong thung lũng hẹp dốc, với độ dốc khoảng 3,3 %. Đoạn trung lưu thoải hơn có độ rộng lòng sông khoảng 20 - 30 m trong mùa kiệt và 50 - 70 m trong mùa lũ, có độ dốc khoảng 1,8 %. Độ cao thượng nguồn của lưu vực khoảng 2.000 m và giảm dần tới chỗ hợp lưu của sông Đăk Bla, Pô Kô và đổ vào hồ Yaly.

Lưu vực sông Pô Kô nằm trong vùng mưa lớn, lượng mưa bình quân năm tới 2.500 mm. Lượng mưa lớn nên tiềm năng nước khá dồi dào, mật độ sông suối cao (1 km/km2), modul dòng chảy lớn (khoảng 40 l/s.km2), tổng lượng nước khoảng 3,7 tỷ m3/năm (chiếm trên 25 % lượng nước toàn bộ của các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Kon Tum). Theo Báo cáo Quy hoạch Thủy lợi năm 2015, lượng nước trên lưu vực sông PôKô cung cấp cho các lĩnh vực chính bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và môi trường với tỉ lệ tương ứng lần lượt là 81,24 %, 1,98 %, 3,74 % và13,04 % (Võ Ngọc Quỳnh Trâm và cs, 2015 [52]). Chính vì vậy, có thể nói việc quản lý nguồn nước mặt và nước ngầm trên lưu vực sông Pô Kô đã và đang là vấn đề cấp thiết hiện nay của tỉnh.

 

docx 152 trang dienloan 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông pô kô, tỉnh Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông pô kô, tỉnh Kon Tum

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông pô kô, tỉnh Kon Tum
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
HUỲNH VĂN CHUNG
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHỤC HỒI VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG PÔ KÔ, TỈNH KON TUM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
HUỲNH VĂN CHUNG
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHỤC HỒI VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG PÔ KÔ, TỈNH KON TUM
Chuyên ngành: LÂM SINH
Mã số: 9620205
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: 
	1. PGS. TS. TRẦN VĂN CON
	2. PGS.TS. NGUYỄN DANH
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả phân tích nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Luận án có kế thừa một phần số liệu và kết quả của đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên” do PGS.TS. Trần Văn Con chủ trì, tác giả là cộng tác viên chính của đề tài và là người thực hiện chính các nội dung nghiên cứu đã sử dụng trong luận án. Phần số liệu và các kết quả nghiên cứu đã được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài và những người tham gia cho phép sử dụng vào luận án.
 Tác giả luận án
 Huỳnh Văn Chung
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ chương trình đào tạo tiến sĩ khóa 24.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Ban Đào tạo và Hợp tác quốc tế của Viện; Lãnh đạo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, các đơn vị chủ rừng tỉnh Kon Tum; Lãnh đạo Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án.
Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và chu đáo của PGS.TS. Trần Văn Con và PGS.TS. Nguyễn Danh là những người hướng dẫn khoa học, qua đây tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất về sự giúp đỡ đó.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học và đồng nghiệp công tác tại Viện Nghiên cứu Lâm sinh, đặc biệt là nhóm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên” đã tận tình giúp đỡ tác giả trong công tác ngoại nghiệp và nội nghiệp phục vụ cho luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn GS.TS.Võ Đại Hải, GS.TS. Nguyễn Xuân Quát, TS. Vũ Tấn Phương và các nhà khoa học khác đã có những ý kiến góp ý quý báu để tác giả bổ sung và hoàn thiện luận án. 
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tác giả có thêm nghị lực hoàn thành luận án này.
Hà Nội, tháng 2/2018 Tác giả
Huỳnh Văn Chung
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ
B
Sinh khối (tấn/ha)
BQL
Ban quản lý
BQLRPH
Ban quản lý rừng phòng hộ
BĐKH
Biến đổi khí hậu
CP
Độ che phủ thảm tươi cây bụi (%)
DCM
Dòng chảy mặt (m3/ha/năm)
D1.3
Đường kính tại vị trí 1,3m (cm)
Dt
Đường kính tán cây (m)
ĐDSH
Đa dạng sinh học
G
Tiết diện ngang (m2/ha)
G+TN
Hỗn giao gỗ tre nứa
Hd
Độ dày tầng đất (cm)
HGĐ
Hộ gia đình
HST
Hệ sinh thái
HSTR
Hệ sinh thái rừng
Hvn
Chiều cao cây (m)
LK
Rừng lá kim
LK-G
Lá kim giàu
LK-N
Lá kim nghèo
LK-NK
Lá kim nghèo kiệt
LK-PH
Lá kim phục hồi
LK-TB
Lá kim trung bình
LRLK
Rừng hỗn giao lá rộng, lá kim
LRRL
Rừng lá rộng rụng lá
LRRL-N
Lá rộng rụng lá nghèo
LRRL-NK
Lá rộng rụng lá nghèo kiệt
LRRL-PH
Lá rộng rụng lá phục hồi
LRTX
Rừng lá rộng thường xanh
LRTX-G
Lá rộng thường xanh giàu
LRTX-N
Lá rộng thường xanh nghèo
LRTX-NK
Lá rộng thường xanh nghèo kiệt
LRTX-PH
Lá rộng thường xanh phục hồi
LRTX-TB
Lá rộng thường xanh trung bình
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
M
Trữ lượng (m3/ha)
MC3
Trữ lượng gỗ chất lượng xấu (m3/ha)
MCC
Trữ lượng gỗ chết (m3/ha)
N
Mật độ tầng cây cao (cây/ha)
Nts
Mật độ cây tái sinh (cây/ha)
N/D
Phân bố số cây theo cỡ đường kính
NLKH
Nông lâm kết hợp
OTC
Ô tiêu chuẩn
RPH
Rừng phòng hộ
RT
Rừng trồng
RTN
Rừng tự nhiên
RPHĐN
Rừng phòng hộ đầu nguồn
QXTV
Quần xã thực vật
TC
Độ tàn che tầng cây cao (%)
TM
Độ che phủ thảm mục,vật rơi (%)
TN
Tre nứa
TN+G
Hỗn giao tre nứa, gỗ
XM
Lượng đất xói mòn (tấn/ha/năm)
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
{
Bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Diện tích các trạng thái rừng PHĐN thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
49
3.2
 Diện tích và phân bố các trạng thái RPHĐN theo đơn vị hành chính các huyện trong lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
51
3.3
 Hiện trạng trữ lượng các trạng thái rừng PHĐN theo 3 loại rừng lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
54
3.4
 Hiện trạng diện tích các trạng thái rừng theo các chủ thể quản lý trong lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
67
3.5
 Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp các trạng thái rừng theo các BQL RPHĐN trong lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
70
3.6
Phân tích SWOT về thực trạng quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn của các BQL RPH
72
3.7
Các chỉ tiêu lâm học bình quân của các trạng thái RPHĐN
75
3.8
Các chỉ tiêu bình quân của rừng tre nứa hỗn giao cây gỗ trong khu vực rừng PHĐN
80
3.9
Các chỉ tiêu bình quân của rừng tre nứa thuần loài trong khu vực RPHĐN
81
3.10
 Các chỉ tiêu bình quân của rừng tre nứa trong các trạng thái RPHĐN
82
3.11
Tổ thành rừng, độ nhiều cá thể và số loài trong các OTC của trạng thái rừng LRTX giàu
83
3.12
Tổ thành rừng, độ nhiều cá thể và số loài trong các OTC của trạng thái rừng LRTX trung bình
84
3.13
Tổ thành rừng, độ nhiều cá thể và số loài trong các OTC của trạng thái rừng LRTX nghèo
85
3.14
Tổ thành rừng, độ nhiều cá thể và số loài trong các OTC của trạng thái rừng LRTX phục hồi
86
3.15
Kiểm tra N/H theo phân bố Weibull, Meyer, và khoảng cách của các trạng thái rừng LRTX lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
89
3.16
Chỉ tiêu cấu trúc rừng thực tế liên quan đến chức năng phòng hộ của các trạng thái rừng PHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
95
3.17
Dòng chảy bề mặt (DCM) và lượng đất xói mòn (XM) trong các trạng thái rừng PHĐN
100
3.18
Lượng dòng chảy mặt phụ thuộc vào các chỉ số cấu trúc RPHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
104
3.19
Lượng đất bị xói mòn phụ thuộc vào các chỉ số cấu trúc RPHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum	
107
3.20
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh đề xuất cho từng đối tượng và mức độ suy thoái
114
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
2.1
 Các bước xây dựng bản đồ hiện trạng RPHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum 
34
2.2
Sơ đồ bố trí OTC điều tra các trạng thái RPHĐN tại khu vực nghiên cứu
38
2.3
Bản đồ lưu vực sông Pô Kô
45
3.1
Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Pô Kô
47
3.2
Chỉ số Renyi của rừng lá rộng thường xanh thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
59
3.3
Diện tích các trạng thái rừng thuộc lưu vực sông Pô Kôtheo các chủ thể quản lý
69
3.4
Phân bố tiết diện ngang thân cây của các trạng thái rừng LRTX
76
3.5
Trữ lượng, tiết diện ngang bình quân và sai tiêu chuẩn của các trạng thái rừng PHĐN
77
3.6
Mật độ rừng, mật độ tái sinh và SD của các trạng thái rừng PHĐN
78
3.7
Tổng sinh khối tươi bình quân và sai tiêu chuẩncủa các trạng thái rừng PHĐN
79
3.8
Các chỉ tiêu bình quân và sai tiêu chuẩn của rừng tre nứa trong khu vực RPHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
81
3.9
Phân bố các loài tham gia tổ thành thực vật của các trạng thái RLRTX thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
87
3.10
Xu hướng biến động giữa tổng số loài với số loài chiếm ưu thế trong các trạng thái RLRTX
88
3.11
 Cấu trúc N/H của các trạng thái rừng lá rộng thường xanh trong lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
90
3.12
Cấu trúc N/H theo dạng phân bố Weibull của các trạng thái rừng LRTX lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
91
3.13
Phân bố chiều cao bình quân các trạng thái rừng LRTX thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
96
3.14
Biến động về giá trị trung bình và sai tiêu chuẩn của một số chỉ tiêu cấu trúc liên quan đến chức năng phòng hộ 
97
3.15
Xu hướng biến động chỉ số tổng hợp cấu trúc rừng liên quan đến khả năng phòng hộ của các trạng thái rừng PHĐN
98
3.16
Tương quan giữa một số chỉ tiêu cấu trúc rừng liên quan đến khả năng phòng hộ của các trạng thái rừng PHĐN
99
3.17
Tương quan giữa lượng dòng chảy mặt và lượng đất bị xói mòn theo cấu trúc rừng của các trạng thái rừng PHĐN
101
3.18
Bản đồ mô hình số độ cao lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
102
3.19
Biến thiên dòng chảy mặt ở các trạng thái rừng PHĐN thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
103
3.20
 Biến thiên lượng dòng chảy mặt theo cấu trúc rừng (C) và lập địa (hd/s)
105
3.21
 Biến thiên lượng đất xói mòn ở các trạng thái RPHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
106
3.22
 Biến thiên lượng đất xói mòn theo cấu trúc rừng (C) và lập địa (hd/s)
108
3.23
Tỷ lệ (%) mức độ suy thoái RPHĐN ở lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
110
3.24
Tỷ lệ diện tích theo khả năng phòng hộ của RPHĐN thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
111
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Sông Pô Kô nằm ở phía Tây của tỉnh Kon Tum và là phụ lưu của sông Sê San với diện tích lưu vực khoảng 3.210 km2 và chiều dài 152 km. Sông bắt nguồn từ đỉnh núi cao Chư Prong thuộc huyện Đăk Glei, chảy theo hướng Bắc - Nam. Đoạn thượng nguồn dài khoảng 21,5 km mang đặc điểm sông miền núi chảy trong thung lũng hẹp dốc, với độ dốc khoảng 3,3 %. Đoạn trung lưu thoải hơn có độ rộng lòng sông khoảng 20 - 30 m trong mùa kiệt và 50 - 70 m trong mùa lũ, có độ dốc khoảng 1,8 %. Độ cao thượng nguồn của lưu vực khoảng 2.000 m và giảm dần tới chỗ hợp lưu của sông Đăk Bla, Pô Kô và đổ vào hồ Yaly. 
Lưu vực sông Pô Kô nằm trong vùng mưa lớn, lượng mưa bình quân năm tới 2.500 mm. Lượng mưa lớn nên tiềm năng nước khá dồi dào, mật độ sông suối cao (1 km/km2), modul dòng chảy lớn (khoảng 40 l/s.km2), tổng lượng nước khoảng 3,7 tỷ m3/năm (chiếm trên 25 % lượng nước toàn bộ của các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Kon Tum). Theo Báo cáo Quy hoạch Thủy lợi năm 2015, lượng nước trên lưu vực sông PôKô cung cấp cho các lĩnh vực chính bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và môi trường với tỉ lệ tương ứng lần lượt là 81,24 %, 1,98 %, 3,74 % và13,04 % (Võ Ngọc Quỳnh Trâm và cs, 2015 [52]). Chính vì vậy, có thể nói việc quản lý nguồn nước mặt và nước ngầm trên lưu vực sông Pô Kô đã và đang là vấn đề cấp thiết hiện nay của tỉnh.
Lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum có diện tích 316.676 ha, chiếm 32,7 % diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích có rừng 164.685 ha, chiếm 17,7 % diện tích có rừng của toàn tỉnh. Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn là 64.052 ha, rừng đặc dụng 11.909 ha, rừng sản xuất 78.931 ha và đất ngoài lâm nghiệp 9.792 ha. Rừng phòng hộ đầu nguồn (RPHĐN) có vị trí chiến lược rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, chống xói mòn cho các lưu vực sông, các công trình thủy lợi, thủy điện. 
Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư một nguồn kinh phí rất lớn để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, trong đó có rừng phòng hộ đầu nguồn thông qua các chương trình 327 và dự án 661. Nhờ đó mà diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn đã được nâng lên. Tuy nhiên, hiện nay điện tích rừng phòng hộ đầu nguồn ở các địa phương đang đứng trước những khó khăn trong công tác quản lý, chất lượng rừng bị suy giảm nghiêm trọng do thiếu nguồn lực đầu tư và các chính sách phù hợp. Lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Đây là lưu vực quan trọng của hồ Yaly, có tác dụng cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, 
Hiện nay, các nghiên cứu về cơ sở khoa học để quản lý bền vững loại rừng này chưa đầy đủ. Mỗi lưu vực có một đặc thù riêng nên cần có những nghiên cứu cụ thể để phát huy tối đa chức năng phòng hộ của rừng. 
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi và quản lý bền vững RPHĐN lưu vực sông Pô Kô tỉnh Kon Tum là khách quan và cấp bách, đáp ứng được yêu cầu sản xuất thực tiễn hiện nay bởi các lý do sau đây:
- Cấu trúc của RPHDN đã bị phá vỡ không đáp ứng được các chức năng phòng hộ đầu nguồn.
- Tài nguyên gỗ và ĐDSH suy giảm làm cho cơ hội tăng nguồn thu và sinh kế của các cộng đồng cư dân sống trong lưu vực giảm xuống và do đó sức ép vào tài nguyên RPHĐN càng gia tăng.
- Suy thoái RPHĐN kéo theo những hệ lụy thiên tai đối với vùng hạ lưu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của toàn lưu vực.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
	Bổ sung cơ sở khoa học về mặt lâm sinh và kinh tế - xã hội làm căn cứ xây dựng các biện pháp kỹ thuật phục hồi và giải pháp quản lý RPHĐN theo hướng bền vững, đa chức năng ở lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum. 
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
	Đề xuất các giải pháp phục hồi, quản lý và phát triển RPHĐN bền vững; góp phần nâng cao độ che phủ và chất lượng của hệ thống RPHĐN, qua đó cải thiện đời sống người dân trong khu vực và chất lượng sống của các cộng đồng cư dân ở hạ lưu có liên quan.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
	Xây dựng cơ sở khoa học để đề xuất các kỹ thuật và giải pháp phục hồi, quản lý bền vững hệ thống RPHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum theo hướng đa mục đích; nhằm bảo tồn ĐDSH và bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Mục tiêu cụ thể
	- Xác định được cơ sở khoa học về lâm sinh và kinh tế - xã hội cho công tác phục hồi và quản lý RPHĐN ở lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum.
	- Đề xuất được một số giải pháp phù hợp nhằm phục hồi, quản lý bền vững RPHĐN theo hướng đa chức năng ở lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đã xác định được cơ sở khoa học để phục hồi và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn bền vững tại lưu vực sông Pô Kô trên cơ sở phân tích cấu trúc rừng mong muốn dựa vào việc xác định chỉ số tổng hợp Cs.
- Bước đầu đánh giá và phân cấp được các mức độ suy thoái RPHĐN trong lưu vực sông Pô Kô làm cơ sở cho các đề xuất phục hồi và quản lý rừng bền vững trong khu vực nghiên cứu.
5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng và đất RPHĐN, các chủ thể quản lý, và sinh kế người dân thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum.
5.2. Địa điểm nghiên cứu
	Địa điểm triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài là lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum; tập trung chủ yếu ở BQL RPH Đak Ang và BQL RPH Tu Mơ Rông.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
	- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số cơ sở lâm học và kinh tế - xã hội về phục hồi và quản lý RPHĐN thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum như: Các chỉ tiêu bình quân về cây gỗ, tre nứa, cấu trúc tổ thành tầng cây cao, cấu trúc N/H; tài nguyên lâm sản, đa dạng sinh học và khả năng tạo nguồn sinh kế của RPHĐN.
	- Đặc điểm cấu trúc rừng liên quan đến khả năng phòng hộ đầu nguồn (PHĐN) và cấu trúc rừng mong muốn để đáp ứng các chức năng PHĐN của rừng thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum.
6.2. Giới hạn về ... n Con, 2010. Báo cáo tư vấn độc lập giám sát kết quả thực hiện các gói thầu thuộc dự án “thí điểm các phương pháp quản lý rừng đa mục đích tỉnh Lâm Đồng”. Đà Lạt, 2010.
Trần Văn Con và cs., 2015. Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp, phục hồi và quản lý hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, 2015.
Cục Kiểm lâm, 2009. Báo cáo thực thi kế hoạch 5 năm của chỉ thị về các biện pháp cấp bách cho việc quản lý và bảo vệ rừng của Thủ tướng Chính phủ.
Nguyễn Anh Dũng, 2011. Nghiên cứu bổ sung một số giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ sông đà tỉnh Hòa Bình. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2011, 159 trang.
Phạm Hoài Đức, 1998. Chứng chỉ rừng đối với vấn đề quản lý rừn tự nhiên, Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 37.
Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiến (2001). Nghiên cứu hiệu quả của rừng nuôi dưỡng nguồn nước. Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc (Nguyễn Tiến Ngênh dịch). Trường Đại học Lâm nghiệp.
Phạm Văn Điển, 2006. Nghiên cứu khả năng giữ nước của một số thảm thực vật tại vùng phòng hộ hồ thủy điện Hòa Bình. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Hà Nội, 2006.
FAO (1994a). Các hệ thống làm đất nhằm bảo vệ đất và nước (Vũ Hữu Yêm dịch). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
FAO (1994b). Lâm nghiệp và an toàn lương thực (Mai Lương dịch). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Lê Đăng Giảng, Nguyễn Thị Hoài Thu, 1981. Một vài nhận xét về khả năng giữ nước, điều tiết dòng chảy của rừng thứ sinh hỗn giao lá rộng có độ tàn che khác nhau tại vùng núi Tiên - Hữu Lũng - Lạng Sơn, Thông tin Khoa học kỹ thuật, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, 81 (1), tr 8 - 12.
Vũ Đình Huề (1969), Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên, Tập san lâm nghiệp, 7/69, tr 28-30.
Hudson N, 1981, Bảo vệ đất và chống xói mòn, (Đào Trọng Năng và Nguyễn Kim Dung dịch), Nxb khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 287 trang.
Võ Đại Hải, 1996. Nghiên cứu các dạng cấu trúc rừng hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam. Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 1996.
Võ Đại Hải, 2009a. Kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ - những bài học và kinh nghiệm thực tiễn. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nội, 2009.
Võ Đại Hải, 2009b. Những vấn đề thực tiễn trong xây dựng, quản lý và phát triển rừng phòng hộ ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2009.
ITTO, 1990. Hướng dẫn quản lý rừng tự nhiên nhiệt đới. Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1998, tr. 153-163.
ITTO, 1992. Tiêu chí đánh giá quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới. Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1998, tr. 153-163.
Đào Công Khanh (1996). Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Khoa học Nông nghiêp, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Lung, 1992. Phương pháp phân cấp xung yếu đầu nguồn. Báo cáo khoa học. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 1992.
Nguyễn Ngọc Lung và cs, 1995. Nghiên cứu và áp dụng các cơ sở khoa học các giải pháp kinh tế kỹ thuật để quy hoạch thiết kế lưu vực phòng hộ xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, rừng chống gió ven biển, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước KN 03 - 09, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải, 1997. Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước.Nhà xuất bản nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 1997.
Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Hà Văn Tuế, Lê Đồng Tấn, 1995. Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng, Báo cáo đề tài KN 03-11, Hà Nội.
 Trần Ngọc Lân (chủ biên), 1999. Phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Bá Long, 2006. Kinh nghiệm giải quyết xung đột vùng đệm trên thế giới và Việt Nam. Tạp chí NN&PTNT, kỳ 2/2006.
Vũ Văn Mễ, Nguyễn Thanh Đạm, 1990. Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng giữ đất, giữ nước, cải thiện điều kiện đất đai và tiểu khí hậu trên một số vùng có điều kiện đặc biệt. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu 04A.00.07, thuộc chương trình 04A (1983 - 1990), Hà Nội.
Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yềm và Hoàng Xuân Cơ, 1984. Nghiên cứu xói mòn và thử nghiệm một số biện pháp chống xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên. UBKHKTNN các báo cáo khoa học của chương trình điều tra tổng hợp vùng Tây Nguyên 1976-1980, Hà Nội 1984, tr.263-279.
Bùi Ngạnh, Nguyễn Danh Mô, 1977. Nghiên cứu khả năng điều tiết dòng chảy giữ nước, giữ đất của rừng thứ sinh hỗn loài lá rộng với độ tàn che 0,3-0,4 và 0,7-0,8 ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Viện Lâm nghiệp, 1977.
Bùi Ngạnh, Nguyễn Ngọc Đích, 1985. Nghiên cứu xây dựng các nguyên tắc để tạo rừng và kinh doanh rừng phòng hộ các lưu vực hồ chứa nước, đầu nguồn và dọc bờ sông. Báo cáo khoa học đề tài 04010501. Viện Nghiên cứu lâm nghiệp, Hà Nội, 1985.
Vũ Tấn Phương, 2009. Nghiên cứu trữ lượng các bon thảm tươi và cây bụi: cơ sở để xác định đường các bon cơ sở trong các dự án trồng rừng tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Võ Quý, 1997. Bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, tr 19-26.
Võ Quý, 1998. Về vấn đề quản lý vùng đệm ở Việt Nam - Những kinh nghiệm bước đầu. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2009. Xây dựng tiêu chí và xác định rừng phòng hộ đầu nguồn bị thoái hóa nghiêm trọng. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2009.
Vương Văn Quỳnh và cs, 2007. Nghiên cứu xác định diện tích và phân bố rừng cần thiết cho các địa phương. Báo cáo tổng kết đề tài. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, 2007.
Vương Văn Quỳnh và cs, 2010. Nghiên cứu các giải pháp sử dụng rừng để chắn sóng ven biển và giảm lũ ở Việt Nam, Báo cáo khoa học đề tài, Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước KC 08/06-10, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Hoàng Đình Quang, 2011. Chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su ở Tây Nguyên. Tạp chí Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam, (41), 2011.
Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/07/2016 của Bộ NN&PTNT về công bố hiện trạng rừng năm 2015.
Quyết định 2831/QĐ-BNN-TCLN ngày 20/07/2017 phê duyệt kết quả điều tra, kiểm kê rừng 13 tỉnh năm 2013 - 2014, thuộc dự án: “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016”.
Richards. P.W, 1986. Rừng mưa nhiệt đới, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, 1999. Đất đồi núi Việt Nam -Thái hóa và phục hồi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương, 2002. Mối quan hệ giữa sử dụng đất và phòng hộ đầu nguồn, Báo cáo tại Hội thảo mối liên hệ giữa sử dụng đất và phòng hộ đầu nguồn, Hà Nội, tháng 5/2002, FSIV và IIED.
Hoàng Liên Sơn, 2012. Nghiên cứu đánh giá việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và kinh tế xã hội trong phục hồi RPHĐN của hộ gia đình tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2012.
Sở NN&PTNT Kon Tum. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020.Báo cáo tổng kết.
Võ Ngọc Quỳnh Trâm, Nguyễn Duy Liêm, Nguyễn Kim Lợi, 2015. Mô phỏng dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm trên lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum. DOI: 10.13140/RG.2.1.2504.6163. Oct 19, 2015
Trần Thục, Huỳnh Thị Lan Hương, 1999. Tính toán đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi sử dụng đất đến chế độ dòng chảy lưu vực sông, Hà Nội.
Phạm Minh Thoa, 2009. Quản lý rừng bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu, Kỷ yếu hội thảo quản lý rừng bền vững trong bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2009.
Nguyễn Minh Thanh, 2013. Nghiên cứu đặc điểm tích lũy và phân hủy chất hữu cơ thực vật ở rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện Hòa Bình, Báo cáo tổng kết đề tài, Trường Đại học Lâm nghiệp.
Vũ Văn Tuấn, 1977. Vài nhận xét về dòng chảy kiệt qua tài liệu nghiên cứu thực nghiệm, Tập san Khí tượng thủy văn, 77 (2), tr. 24-26.
 Vũ Văn Tuấn, 1981. Nhận xét về ảnh hưởng của rừng qua tài liệu thực nghiệm thủy văn, Tập san Khí tượng thủy văn, 81 (7), tr. 17-19.
 Vũ Văn Tuấn, 1982. Dòng chảy dưới mặt trên sườn dốc và việc xây dựng đai rừng phòng hộ ở vùng mưa nhiệt đới, Tập san Khí tượng thủy văn, 82 (11), tr. 19-21.
Trần Xuân Thiệp, 1995. Vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên trong diễn biến tài nguyên rừng các vùng Miền Bắc", Công trình khoa học kỹ thuật điều tra qui hoạch rừng (1991-1995). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 36-42
Lê Đồng Tấn, 1999. Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau NR tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi. Luận án tiến sĩ sinh học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
Nguyễn Văn Thông, 2000. Một số kết quả khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Cầu Hai", Báo cáo chuyên đề khảo sát mô hình kỹ thuật tái sinh phục hồi rừng bền vững theo hướng lâm nghiệp xã hội cho vùng bắc bộ Việt Nam, Cục phát triển Lâm Nghiệp, tr.36-47.
Phạm Ngọc Thường, 2002. Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng tại VQG Ba Bể tỉnh Bắc kạn, Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Văn Tuấn (2014). Phân tích dữ liệu với R, Nxb Tổng hợp TP HCM.
Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2013). Dự án điều tra, đánh giá tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích khác trong cả nước. Báo cáo tổng kết dự án. 66 trang.
WB, 2009. Những phân tích xã hội quốc gia: Dân tộc và sự phát triển ở Việt Nam. Ngân hàng thế giới. Washington DC.
Xobonep C.C, 1962. Xói mòn và biện pháp chống, (Hồ Sỹ Phấn dịch), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr 24 - 27.
Zakharop P.X, 1981. Xói mòn và biện pháp chống, (Ngô Quốc Trân dịch), Nxb Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh, 280 trang.
B. TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Anderson. HW, Hoover. MD, Reinhart. KG (1976), Forest and water: Effects of forest management on floods, sedimentation, and water supply General Technical Report PSW - 018. Berkeley, CA: U.S, Department of Agriculture, Forest Service, Pacific Southwest Forest and Range Experiment Station, 115p.
Agus F. et al (1998), Soil erosion research in Indonesia: Past experience and future direction, Soil erosion at multiple scales, CABI publishing, USA.
C.A.A Ciesiolkn và C.W Rose (1988), The measurement of soil erosion, Soil erosion at multiple scales, CABI publishing, USA.
Ching J.G, 1978, Conservation meausures and soil los factors evaluation on cultivated slopland of Taiwan, Asian Institute of Technology, Bangkok, Thailand, April 1978, PP. 5-52.
Giacomin A, Trucchi P., 1992, Railfall interception in a beech coppice, Am sterdam, Journal of hydrology. Vol 137. P.P 141 - 147.
G. Fiebiger, 1993, Watershed Management, Tropical Foresty Handbook, Germany.
Gyenge J. et all., 2009, Effects on site water balance of conversion from native mixed forest to Douglas-fir plantaion in N.W Patagonia, New forests, 38, p.p. 50 - 56.
Hartig G.L, 1840. Anweisung zur Taxation und Beschreibung der forest. Verlag Giesen und Darmstadt, 2, Auflage.
Hewlett. JD, 1982. Principles of Forest Hydrology, University of Georgia Press Athens GA, 183 p.
H. Lamprecht, 1989, Silvicultrure in Tropics. Eschborn.
Liu Wenyoao, Liu Lunhui, Zheng Zheng, 1992, Pryliminary study on hydrologic funtion of differently structuesd Pinus yunnanesis forest in Central Yunnan province, Journal of Beijing Foresty university, vol 14, No2, P.P 38 - 45.
Price, M.F. and Bary, R.G., 1997. Climate change. In Messerli, B. and Ives, J.D. (eds), 1997. Mountains of the World: a global priority Parthenon. London. Pp. 281-311.
Price, M.F. and Butt, N, 2000. Forests in suatainable mountain development: a state of knowledge report for 2000, task force on forests in sustainable mountain development. CABI publishing, 2000.
Vu Tan Phuong, Nguyen Viet Xuan, Dang Thinh Trieu, Phung Dinh Trung, Nguyen Xuan Giap và Pham Ngọc Thanh. 2012. Tree allometric equation development for estimation of forest above-ground biomass in Viet Nam - Evergreen broadleaf, Deciduous, and Bamboo forests in the Central Highland region. UN-REDD Programme Vietnam, 2012.
Rambal S., 1984, Water balance and pattern of root water uptake by a Quercus coccifera L. evergereen scrub, Oecologia, 62, p.p 18-25.
Rolllet. B, 1969, La né généraation naturelle en forets dense humide sempervirente de la Guyaue Vénézuéliennae. Bois et Dorêts des tropiques No 124.
Richard A., Diane P., 2000, Inetgrated geographycal assessment of enviromental condition in water catchments: lingking ladscape ecology,environmental modelling and GIS, Journal of Environment Management, 59, p.p 299 - 319.
Santa Rigina L, Gallardo J.F San Miguel C, 1989, Interception, throughfall and stemflow in a Pinus silvestris plantation in the Candelaric basin, West central Spain, Bosque - Spain, vol 1-2, p.p 19-27.
Said A. B., 1991, The rehabilitation of troppical rainforests ecosystems, Restoration of tropical fosest ecosystems, Proceeding of symposium held on October 7-19, p.p 110 - 117.
Sun G., et all., 2005, Regional annual water yield from forest lands and its response to potential deforestation across the southeastern United States, Journal of hydrology, 308, p.p 258 - 268.
Van Steenis J, 1956, Basic principles of Rain forest Sociology, Study of tropical vegetation Proceedings of the Kandy symposium UNESCO.
Van Dijk et all., 2007, Reforestation, water availability and stream salinity: asmulti-scal analysis in the Muray-Darling Basin, Australia, Forest Ecol.Manage, 251, p.p 94-109.
Wischmeier, W. H., and D. D. Smith (1978), Predicting rainfall erosion soil losses: A guide to conservation planning. USDA, Agriculture Handbook, No. 537.
Wischmeir W. H (1978), Predicting rainfall erosion soil loss, US, Dept Agri. Handbook, USA.
Wil de Jong, Do Dinh Sam, Trieu Van Hung, 2006, Dorest rehabilitation in Viet Nam: histories, realites and future, CIFOR, Indonesia, ISBN 979-24-4652-4,76P.
Yong G., Lai, 2009, Watershed runoff and erosion modelling with a Hybrid mesh model, 14:1 (15).
Zhang L., Dawes W.R., & Waklker G.E., 2001, Response of mean annual evapotranspiration to vegetation changse at catchment scal, Watter resources research, 37 (3), P.P 701 - 708.
Zhang et all., 2004, Arational funtion approach for estimating mean annual evapotraspiration, Watter resour. Res, 40, W02502.
PHỤ LỤC
Phụ lục I
Một số chỉ tiêu lâm học rừng lá rộng thường xanh
Phụ lục II
Hệ số tổ thành
Phụ lục III
Đa dạng sinh học các trạng thái rừng
Phụ lục IV
Phân bố N/H của các trạng thái rừng
Phụ lục V
Xây dựng phương trình hồi quy về dòng chảy mặt và lượng đất xói mòn với chỉ số cấu trúc rừng

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_de_phuc_hoi_va_quan_ly_ben.docx