Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ phía Nam, Việt Nam

Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò rất quan trọng và có tác dụng nhiều mặt đối với vùng ven biển, đảo. Rừng ngập mặn hạn chế tác động của sóng, gió bão (Vũ Đoàn Thái, 2006; IUCN, 2005; Sriskanthan, 2006; UNEP, 2005) [35, 81,106, 112], hạn chế xâm thực của biển, chống xói mòn, bảo vệ các các công trình xây dựng, nhất là hệ thống đê biển, bảo vệ con người, giữ lại các trầm tích, bảo vệ các rạn san hô và là nơi nuôi dưỡng các nguồn lợi thủy sản. Theo báo cáo năm 2005 của UNEP, RNM còn giúp bảo vệ các đảo khỏi bị lũ vào mùa bão, giảm được 75% sức gió tấn công các đảo; tuy nhiên, mức độ cản sóng của RNM cũng phụ thuộc vào bề rộng của rừng, loài cây, mật độ và chiều cao của các tầng cây rừng (Mazda et al, 1997) [88]. Nghiên cứu của Vũ Đoàn Thái và cs (2007) [36] ở vùng ven biển Hải Phòng sau các cơn bão số 2, số 6 và số 7 vào năm 2005 cho thấy dải rừng Trang, Bần đã làm giảm độ cao sóng đi 85%, giảm năng lượng sóng xuống còn 10N/m2 (trước đai rừng là 163 N/m2). Một nghiên cứu khác về sóng thần ngày 24/11/2004 ở Ấn độ dương, cho thấy rằng một dải rừng ngập mặn rậm rạp, rộng 100 m có thể làm giảm 50% chiều cao sóng và triệt tiêu đi 90% năng lượng của sóng (Primavera, 2004) [92]

Vấn đề biến đổi khi hậu, sự biến đổi thất thường của thời tiết cũng như thiên tai (động đất, sóng thần, băo lụt.) đă xảy ra và gây tổn thất rất to lớn ở nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP, 2005) [112] về tác động của mực nước biển tăng tại nhiều khu RNM ở 16 quốc gia Thái Bình Dương đã phát hiện hiện tượng nước biển dâng cao do sự thay đổi khí hậu đang đe dọa nhấn chìm các khu RNM ở khu vực Thái Bình Dương. Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) dự báo Việt Nam và Bangladesh là 2 nước đang phát triển bị thiệt hại nặng nề nhất do hiện tượng nước biển dâng. Phần lớn đất màu mỡ nhất của Việt Nam sẽ bị chìm ngập, đất nông nghiệp và GDP đều chịu những tác động xấu (Dasgupta et al, 2007) [66].

 

doc 161 trang dienloan 5340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ phía Nam, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ phía Nam, Việt Nam

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ phía Nam, Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
HOÀNG VĂN THƠI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG
MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN TRÊN NỀN CÁT, ĐÁ, SỎI,
VỤN SAN HÔ NGẬP TRIỀU KHÔNG THƯỜNG XUYÊN
TẠI CÁC ĐẢO VEN BỜ PHÍA NAM, VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
HOÀNG VĂN THƠI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG
MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN TRÊN NỀN CÁT, ĐÁ, SỎI,
VỤN SAN HÔ NGẬP TRIỀU KHÔNG THƯỜNG XUYÊN
TẠI CÁC ĐẢO VEN BỜ PHÍA NAM, VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62 62 02 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
 Người hướng dẫn khoa học: 
GS.TSKH. Đỗ Đình Sâm
PGS.TS. Viên Ngọc Nam
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, luận án được thực hiện trong thời gian từ năm 2009 đến 2013 dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Đỗ Đình Sâm và PGS.TS Viên Ngọc Nam. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực.
Nội dung của luận án có sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ "Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo vùng biển phía Nam" được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 do tác giả làm chủ nhiệm. Trong giai đoạn thực hiện đề tài, tác giả là người trực tiếp thực hiện công việc thiết kế, bố trí thí nghiệm, theo dõi và thu thập số liệu ngoại nghiệp ở các vùng nghiên cứu của đề tài cũng như việc phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo.
 Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2014
 Người viết cam đoan
 NCS. Hoàng Văn Thơi
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam theo chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 22, giai đoạn 2010 - 2014. 
	Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, bộ phận Đào tạo Sau đại học – Ban Đào tạo sau đại học và hợp tác quốc tế, Viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ,  Tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến GS.TSKH. Đỗ Đình Sâm, PGS.TS Viên Ngọc Nam với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian và công sức để chỉ bảo, hướng dẫn tận tình giúp tác giả hoàn thành luận án này. 
Xin chân thành cảm ơn tới Ths Kiều Mạnh Hà, Ths. Lê Thanh Quang, Ks. Bùi Thị Nga, Ths. Nguyễn Khắc Điệu và các bạn đồng nghiệp đã cùng tham gia khảo sát, theo dõi thí nghiệm, thu mẫu trong quá trình thực hiện đề tài, để tác giả hoàn thành luận án. 
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đơn vị ở một số địa phương như: Hạt Kiểm Lâm Cụm Đảo Hòn Khoai (Cà Mau), Hạt Kiểm Lâm huyện Kiên Hải và Vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang), Chi cục Kiểm Lâm Sóc Trăng, Trà Vinh, Vườn quốc gia Côn Đảo, UBND xã Tam Thanh, Phú Quý (Bình Thuận), Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận), UBND thị xã Cam Ranh, Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, UBND xã Ninh Ích- huyện Ninh Hòa, UBND xã Vạn Thạnh- huyện Vạn Ninh, UBND thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), UBND huyện Sông Cầu (Phú Yên), Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bình Định,  đã cung cấp những thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả triển khai các mô hình thí nghiệm và thu thập số liệu ngoài hiện trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. 
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những sự giúp đỡ quý báu đó.
 Tác giả
 Hoàng Văn Thơi
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò rất quan trọng và có tác dụng nhiều mặt đối với vùng ven biển, đảo. Rừng ngập mặn hạn chế tác động của sóng, gió bão (Vũ Đoàn Thái, 2006; IUCN, 2005; Sriskanthan, 2006; UNEP, 2005) [35, 81,106, 112], hạn chế xâm thực của biển, chống xói mòn, bảo vệ các các công trình xây dựng, nhất là hệ thống đê biển, bảo vệ con người, giữ lại các trầm tích, bảo vệ các rạn san hô và là nơi nuôi dưỡng các nguồn lợi thủy sản. Theo báo cáo năm 2005 của UNEP, RNM còn giúp bảo vệ các đảo khỏi bị lũ vào mùa bão, giảm được 75% sức gió tấn công các đảo; tuy nhiên, mức độ cản sóng của RNM cũng phụ thuộc vào bề rộng của rừng, loài cây, mật độ và chiều cao của các tầng cây rừng (Mazda et al, 1997) [88]. Nghiên cứu của Vũ Đoàn Thái và cs (2007) [36] ở vùng ven biển Hải Phòng sau các cơn bão số 2, số 6 và số 7 vào năm 2005 cho thấy dải rừng Trang, Bần đã làm giảm độ cao sóng đi 85%, giảm năng lượng sóng xuống còn 10N/m2 (trước đai rừng là 163 N/m2). Một nghiên cứu khác về sóng thần ngày 24/11/2004 ở Ấn độ dương, cho thấy rằng một dải rừng ngập mặn rậm rạp, rộng 100 m có thể làm giảm 50% chiều cao sóng và triệt tiêu đi 90% năng lượng của sóng (Primavera, 2004) [92]
Vấn đề biến đổi khi hậu, sự biến đổi thất thường của thời tiết cũng như thiên tai (động đất, sóng thần, băo lụt...) đă xảy ra và gây tổn thất rất to lớn ở nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP, 2005) [112] về tác động của mực nước biển tăng tại nhiều khu RNM ở 16 quốc gia Thái Bình Dương đã phát hiện hiện tượng nước biển dâng cao do sự thay đổi khí hậu đang đe dọa nhấn chìm các khu RNM ở khu vực Thái Bình Dương. Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) dự báo Việt Nam và Bangladesh là 2 nước đang phát triển bị thiệt hại nặng nề nhất do hiện tượng nước biển dâng. Phần lớn đất màu mỡ nhất của Việt Nam sẽ bị chìm ngập, đất nông nghiệp và GDP đều chịu những tác động xấu (Dasgupta et al, 2007) [66].
Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, với khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, thường xuyên hứng chịu tác động mạnh của sóng, gió, bão Bên cạnh các thách thức về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vấn đề về an ninh quốc phòng vùng biển đảo đang đặt ra hết sức bức thiết hiện nay. Để bảo vệ đất sản xuất, bảo vệ cuộc sống của người dân và bảo đảm an ninh quốc phòng cần xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển, trong đó vai trò quan trọng là xây dựng và phát triển hành lang xanh, chắn sóng, gió biển. Trong điều kiện cực đoan về lập địa, thời tiết khí hậu khắc nghiệt và tác động mạnh, thường xuyên của sóng gió – bão... để phát triển vành đai xanh ven các đảo là việc làm rất khó khăn; trong khi đó, các nghiên cứu về thành phần loài, cấu trúc RNM, cơ chế hình thành, phát triển và tồn tại trong môi trường với nền đá, cát, sỏi, sạn san hô và trong điều kiện tác động mạnh của sóng, gió biển hoàn toàn là điều chưa được nghiên cứu,. Đặc biệt kỹ thuật chọn giống, gieo ươm và gây trồng cây RNM trong điều kiện khó khăn trên nền cát, đá, sỏi, san hô và tác động mạnh của sóng, gió chưa được nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu chọn loài, chọn lập địa và thử nghiệm gây trồng cần được thực hiện cẩn trọng. Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ phía Nam, Việt Nam” đặt ra là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Về lý luận
Xác định được cơ sở khoa học chủ yếu xây dựng dải rừng ngập mặn phòng hộ trên các dạng lập địa khó khăn ở các đảo ven bờ phía Nam nước ta.
- Về thực tiễn
+ Chọn được 2 - 3 loài cây trồng có khả năng tồn tại và chịu đựng được sóng, gió và thể nền thiếu dinh dưỡng. 
+ Xác định được biện pháp kỹ thuật trồng trong điều kiện lập địa khó khăn. 
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
 * Ý nghĩa khoa học 
	Góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc gây trồng rừng ngập mặn trên các dạng lập địa khó khăn nhằm nâng cao khả năng phòng hộ chắn sóng, gió bảo vệ các công trình hạ tầng trên các đảo ven bờ phía Nam, Việt Nam.
 * Ý nghĩa thực tiễn
Chọn được loài cây thích ứng trong điều kiện khó khăn và phát triển được các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng phù hợp.
4. Những đóng góp mới của luận án
Tìm ra một số loài cây RNM và kỹ thuật để gây trồng trong điều kiện khắc nghiệt của sóng và gió biển, hỗ trợ tích cực cho công tác phục hồi rừng ngập mặn bảo vệ ven biển và các đảo, nhằm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và gia tăng lợi ích phòng hộ môi trường. Luận án có những đóng góp mới về khoa học, lần đầu tiên đã:
- Xác định được thành phần loài, phân bố và đề xuất được các loài cây có triển vọng để gây trồng cho các đảo ven biển miền Trung và miền Nam.
- Đề xuất phân chia lập địa và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn cho các đảo vùng miền Trung và miền Nam.
5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
 5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là một số loài cây ngập mặn có khả năng được sử dụng để trồng rừng phòng hộ ven biển - đảo thuộc vùng biển phía Nam. 
 5.2. Địa điểm nghiên cứu
Các đảo ven bờ và vùng ven biển các tỉnh Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ nơi có rừng rừng ngập mặn phân bố tự nhiên và nơi có khả năng trồng rừng ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Các nội dung về kỹ thuật trồng thử nghiệm chỉ thực hiện trên thể nền đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên
 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
+ Các nội dung nghiên cứu thành phần, đặc điểm phân bố, sinh thái, lựa chọn loài cây trồng, được thực hiện ở nơi có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau và Kiên Giang. Các địa điểm này đã thể hiện được thành phần loài và đặc điểm phân bố của các cây ngập mặn hiện đang sống trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ở VBPN
+ Các nội dung nghiên cứu lập địa và phân chia lập địa trồng rừng được thực hiện ở các đảo và quần đảo như Nhơn Châu (Bình Định), Nhất Tự Sơn (Phú Yên), các đảo ở Vịnh Vân Phong, Hòn Tre - Nha Trang, Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau) và Hòn Tre, Phú Quốc (Kiên Giang). Các địa điểm nghiên cứu này có các điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa hình, thủy triều  đại diện cho các đảo và quần đảo phía Nam nước ta 
+ Các nội dung chọn cây mẹ và thu hái hạt giống được thực hiện ở các tỉnh là Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa và Phú Yên.
+ Các nội dung nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con được thực hiện tại Hòn Bà, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Hòn Nhất Tự Sơn, Sông Cầu, Phú Yên. 
+ Các nội dung nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng được thực hiện tại Hòn Bà, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; Hòn Nhất Tự Sơn, Phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên và Hòn Tranh, Hòn Lớn, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Ba địa điểm bố trí thí nghiệm được lựa chọn là các đảo nhỏ nằm trong vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, có khí hậu, thể nền, thủy triều, độ mặn khá đại diện cho các đảo thuộc VBPN.
+ Các đảo Cù Lao Ré (Lý Sơn) và Cù Lao Chàm chỉ tìm hiểu về đặc điểm địa hình, thực vật thông qua các tài liệu thứ cấp.
7. Bố cục luận án
Ngoài các phần lời cam đoan; lời cảm ơn; danh mục các từ viết tắt; danh mục các bảng biểu, hình ảnh; tài liệu tham khảo và các phụ lục; luận án gồm 140 trang, với 55 bảng và 39 hình ảnh, được phân thành các phần chính sau đây:	
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị.
Chương 1
TỔNG QUAN VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu trên thế giới
Về thành phần loài và phân bố
Khái niệm về rừng ngập mặn (RNM) đã được nhiều tác giả đề cập, đáng chú ý là Tomlison P.B (1986) [109] cho rằng RNM là nơi mà các thực vật thân gỗ sinh trưởng và phát triển ở vùng chuyển tiếp giữa đất liền và biển ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nơi chúng có thể tồn tại trong điều kiện độ mặn cao, triều cường, sóng lớn, nhiệt độ cao, trên đất bùn & đất thiếu khí. Các loài cây ngập mặn có thể được phân chia thành 2 nhóm là cây ngập mặn thực thụ (true mangroves) và cây ngập mặn tham gia (mangrove associates), cây ngập mặn thực thụ là cây thích hợp với môi trường ngập mặn mà không phân bố mở rộng ra các quần xã thực vật vùng ven biển khác, cây tham gia rừng ngập mặn là cây được tìm thấy trong môi trường ven biển và cũng tìm thấy trong môi trường ngập mặn. Mặc dù các khái niệm nêu trên được nhiều người thừa nhận; tuy nhiên, cũng có các ý kiến khác nhau về số lượng loài thực vật rừng ngập mặn, điều đó phụ thuộc vào quan niệm và định nghĩa áp dụng cho các vùng sinh cảnh khác nhau trên thế giới. Phần lớn những cây gỗ và cây bụi trên thế giới đều được liệt kê bởi Seanger và cs (1983) [97]. Hơn nữa, những thông tin về cá thể, loài và đặc điểm xác định chúng đã được đề cập đến bởi Chapman (1976), Tomlinson (1986), Watson (1928) [60, 109, 116] và những hướng dẫn ngoài thực địa bởi Aksornkoae et al (1992) [49]. Theo Giesen và Wulffrraat (1998) [75] thì Indonesia là nước có đa dạng nhất về thực vật rừng ngập mặn với 45 loài trong tổng số 60 loài cây chính thức ngập mặn (Saenger et al., 1983) [97]. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về cấu trúc rừng ngập mặn được đề cập (Cintron và Schaeffer, Novelli, 1984) [57] do thưc vật rừng ngập mặn bị tác động của rất nhiều yếu tố như thuỷ triều, các chất dinh dưỡng, lượng mưa  dẫn đến đặc điểm câú trúc cũng thay đổi theo từng vùng và từng dịa phương khác nhau. 
Về đặc điểm phân bố RNM
Rừng ngập mặn phân bố trên vùng ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới trong khoảng 30o vĩ Bắc đến 30o vĩ tuyến Nam, nhưng chúng phát triển tập trung nhiều nhất ở 10o vĩ tuyến Bắc đến 10o vĩ tuyến Nam (Twilley et al, 1992) [111]. 
Diện tích RNM hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 16 -17 triệu ha (Field, 1996) [72]. Theo Spalding và cs (1997) và Spalding (2004) [105, 106] thì rừng ngập mặn phân bố ở 114 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng diện tích RNM trên toàn thế giới khoảng 181.000 km2 và được phân bố theo 5 vùng địa lý khác nhau. Tuy nhiên, Duke (1992) [67] lại cho rằng phân bố RNM được chia thành 6 vùng địa lý khác nhau đó là: (1) Tây châu Mỹ, (2) Đông châu Mỹ, (3) Tây Phi, (4) Đông Phi, (5) In do- Malesia và (6) Úc.
Nghiên cứu về lập địa và phân chia lập địa
Về các đảo san hô
Đảo san hô được tạo ra từ quá trình nhô cao của các vành cát và đá carbonate, xung quanh được bao bọc bởi các vỉa san hồ ngầm và tạo ra một dạng đầm phá (lagoon) (Solomon & Forbes, 1999;Woodroffe, 2008) [103, 119]. Vành bên ngoài có thể tiếp tục được nâng lên, nhưng thường thì tạo ra hàng loạt đảo san hô không liền nhau, tạo điều kiện cho phép trao đổi nước giữa đầm phá và đại dương. Đảo san hô là dạng kết hợp giữa đảo hiện tại và hoạt động của sóng, độ cao của các đảo này thường chỉ từ 3-5 m so với mực nước biển (Solomon & Forbes, 1999) [103]. Chất nền là các vật liệu của san hô bao gồm cát và sỏi được làm đầy lên từ nền vỉa san hô (Mueller-Dombois & Fosberg, 1 ... 
Nguyễn Hoàng Trí, 1999. Sinh thái học rừng ngập mặn Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội. 
Trung tâm hải văn, 2012. Bảng thủy triều 2013- tập II. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội,228 trang.
 Lê Xuân Tuấn, 1995. “Ảnh hưởng của độ mặn đến sự nảy mầm, sinh trưởng của Bần chua (Sonneratia caseolaris) trong điều kiện thí nghiệm”, Hội thảo Quốc gia trồng và phục hồi rừng ngập mặn Việt Nam, Hải Phòng. 
Nguyễn Đức Tuấn, 1994. “Một số kết quả nghiên cứu tăng trưởng và sinh khối của 3 loài cây ngập mặn trồng ở Thạch Hà - Hà Tĩnh”, Hội thảo quốc gia về trồng và phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam, TP HCM. 
Viện khoa học thủy lợi Việt Nam, 2011. Trồng cây ngập mặn chắn song bảo vệ đê biển.  40 trang.
Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội: 594 trang.
Tô Văn Vượng, 2009. Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn cho vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Luận văn Thạc sỹ Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên: 81 trang.
II. Tài liệu tiếng nước ngoài
 Aksornkoae, S., G. S . Maxwell, S . Havanond & S . Panichsuko,1992 . Plants in Mangroves . Pub . Chalongrat Co. Ltd ., 99 Tiemruammitr.Rd ., Huaykhwang, Bangkok 10310, Thailand . ISBN 974-89011-7-3 (120 pp) .
Aksornkoea, S. (1993), “Nutrient cycling in mangrove forest of Thailand”, The first training course on mangrove ecosystems. 
Aksornkoae, Sanit,1996. Retoration of Mangrove forest in Thailand: A case study of South China. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 250 pages (page 52-63)
Aragones, E.G., J.P. Rojo & F.C. Pitargue (1998) – Botantical identification handbook on Philippine mangrove trees. Forest Products Research and Development Institute, Department of Science and Technology,Laguna, the Philippines, 127 pp.
Bohorquenz, C., 1996. Retoration of Mangrove in Colombia: A case study of Rosario’s Coral Reef National Park. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan,250 pages (page 189-196)
Bunt,J.S.,W.T.Wiliams and H.J. Clay.1982. River water salinity and the 	distribution of mangrove species along several rivers in North Queesland. 	Agust.J.Bot. 30(4):401-12.
Chan, H.T. & Baba, S., 2009. Manual on Guidelines for Rehabilitation of Coastal Forests damaged by Natural Hazards in the Asia-Pacific Region. International Society for Mangrove Ecosystems (ISME) and International Tropical Timber Organization (ITTO), 66 pp.
Chan, H.T., 1996. Mangrove reforestation in Peninsular Malaysia: a case study of Matang. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, pp. 64–75.
Cintron,G., Novelli, Y.S., 1984. The mangrove ecosystem 	-reearch methods. On behalf of the UNESCO/ SCOR Working group 60 On 	Mangrove Ecology. UNESCO: 93- 113. 
Choudhury, J.K., 1994. Mangrove re-afforestation in Bangladesh, Proceedings of the workshop in ITTO project Development and Dissemination of Re-afforestation Techniques of Mangrove Forests, Thailand. 
Chapman. V. J., 1975, Mangrove vegetation, Auckland University NewZealand. 
Chapman, V.J., 1976. Mangrove Vegetation. J. Cramer, Valduz, 447 pp.
Chapman, V.J. (ed.), 1977. Wet coastal ecosystems. Ecosystems of the World: 1. Elsevier Scientific Publishing Company, 428 pp.
Vu Van Cuong,11.1964. Flore et vegetation de la mangrove de la region de 	Saigon- Cap Saint Jacques, Sud Vietnam. Ph.D. dissertation, Univ. Paris.
Curtis, J. T., 1959. The vegetation of Winsconsin. An ordination of plant communities, University Winsconsin press, Madison Winsconsin, 657 pp.
 Ding Hou. 1958. Rhizophora. Flora MalesianaSeries 1, 5(4): 429-473.
DeHaan, J. H.1931. Het een en ander over de Tjilatjap’sche vloedbosschen. 	Tectona24:39-76. Ding Hou (1958) - Rhizophoraceae. Flora Malesiana, Ser.I, 5: 429-493.
Dasgupta, Susmita et al. (2007).The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries.A Comparative Analysis. World Bank Policy Research Working Paper 4136, February 2007.
Duke, N.C., 1992. Mangrove floristics and biogeography. In: Tropical mangrove Ecosystems. Coastal and Estuarine Studies 41. American Geophysical Union, Washington, DC. Pp. 63-100.
 Duke. N,1996. Mangrove reforestation in Panama: An evaluation of planting in areas deforested by a large oil spill. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan,250 pages (page 209- 232)
 Duke. N,2012. Mangrove of the Kien Giang Biophere Rererve Vietnam,108 pages. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH.
Ellison, J.C., 2008. Wetlands of the Pacific Island region. Wetlands Ecology and Management, DOI 10.1007/s11273-008-9097-3.
English, S., C. Wilkinson and V. Basker, 1997. Survey Manual for Tropical Marine Resources (2nd Ed). Austrlian Institute of Marine Science. Townsville, p 119 – 195.
Field, C. (Ed.), 1996. Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 250 pp.
 Jagtap, T.G. & Untawale, A.G., 1999. Atoll mangroves and associated flora from republic of Maldives, Indian Ocean. Mangrove Ecosystem Technical Reports,ISME 5: 17–25.
Giesen, W.,M. Baltzer & R. Baruadi (1991) - Integrating Conservationwith Land-use development in Wetlandsof South Sulawesi. PHPA/AWB publication, Bogor, 240pp.
 Giesen. W., Wulffraat. S.,1998. Indonesian Mangroves Part I: Plant Diversity and Vegetation. Tropical Biodiversity 5(2):99-111
 Gillespie, R.G., 2007. Oceanic islands: models of diversity. In: Levin, S.A. (Ed.) Encyclopedia of Biodiversity, 2007 Elsevier Inc., pp 1-13.
Phan Nguyen Hong, Hoang Thi San.1993. Mangroves of Vietnam –	IUCN. Bangkok: 35-50.
Phan Nguyen Hong,1996. Retoration of Mangrove Ecosystems in Vietnam. A case study of Can Gio District, Ho Chi Minh City. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan,250 pages (page 76-96)
Hardjowigeno, S. (1989) - Mangrove soils of Indonesia. In: I. Soerianegara et al. (Eds.), Proc. Symposium onMangroveManagement: its Ecological and Economic Considerations, Bogor, Indonesia, August 9-11,1988,p.: 257-265.
Hideki Hachinohe, Oliva Suko, Atsuo Ida, 1998. Nursery manual for mangrove spicies. The development of sustainable mangrove management Project. Ministry of Forest and Estate Crops, Indonesia and Japan International Cooperation Agency, 50 trang.
IUCN, 2005. The economic value of coastal ecosystem in reducing tsunami impacts the cases of mangrove in Kaputhernwala and Wadurupa, Sri Lanka – Case studies in wetland valuation #1. Aug 2005 IUCN.
 ISRIC, 1995. Procedures for soil analysis. Wageningen, Netherlands.
Kint, A. (1934) - De luchtfoto en de topografische terreingesteldheid in de mangrove. De Tropische Natuur, 23:173-189.
Kogo, M., and Tsuruda, K., 1996. Spicies Selection for Mangrove Planting: A case study of Ras al Khafji, Saudi Arabia. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 250 pages (page 197- 208)
Koko, M., 1986. Spicies Selection for Mangrove Planting: A case study of Ras al Khafji, Saudi Arabia. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 250 pages (page 197- 208)
Mayers,S.P.,P.A.Orput,J,S., and .L.Boral, 1965. Thalassiomycetes.VII. Observations on fungal infestations of turtle grass, 	Thalassia testudinum Koenig. Bull. Mar.Sci.15:548-64
 Macnae, S.E.1968. A general account of fauna and flora of mangrove swamps and forests in the Indo- West Pacific region. Adv. Mar.Biol.6:73 -270.
Mazda, Y., Wolanski, E., King, B., Save, A., Ohstuka, D., M. Magi, M., 1997. Dragfore due to Vegetation in Mangrove swamps. Mangroves and Salt Marshes, voll: 127-135.
Mimura, N., 1999. Vulnerability of island countries in the South Pacific to sea level rise and climate change. Climate Research 12: 137–143.
Milian, C., 1996. Mangrove Ecosystem Retoration in Cuba: A case study in Havana Province. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan,250 pages (page 160-169)
Mueller-Dombois, A. & Fosberg, F.R., 1998. Vegetation of the Tropical Pacific Islands. Springer-Verlag, 733 pp.
Primvera, J. H., 2004. Mangrove greenbelts and utilization of Mangrove ecosystem. TERRAPUB: 204 -220.
 Qureshi, M.T.,1996. Retoration of Mangrove in Pakistan. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 250 pages (page 126-142)
 Reep Ball Foundation, 2008. 
Ravishankar and R. Ramasubramanian,2004. Manual on Mangrove Nursery Raising Techniques. M. S. Swaminathan Research Foundation Chennai, India
 Rao, A.N. (1986), “Mangrove ecosystems of Asia and the Pacific”, Mangrove of Asia and Pacific: Status and management (RAS/79/002) UNDP/UNESCO.
SEANGER, P., HEGERL, E.J. AND DAVIE, J.D.S.1983.Global status of 	Mangrove ecosystems. IUCN Commission on Ecology Papers (3): 1-88. 
Seanger, P.,1996. Mangrove Retoration in Australia: A case study of Brisbane International Airpost. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 250 pages: 36-51.
 Shamsudin,I., Raja Barizan, R.S., Azian, M. & Wan Nurzalia, W.S.,2008. Rehabilitation of mangroves in Peninsular Malaysia after the 2004 Indian Ocean tsunami. In Proceedings of the meeting and workshop on Guidelines for the Rehabilitation of Mangroves and other Coastal Forests damaged by Tsunamis and other Natural Hazards in the Asia-Pacific Region. International Society for Mangrove Ecosystems and International Tropical Timber Organization
 Siddiqi. N.A., M.R. Islam, M.A.S. Khan, M.Shahidullah, 1993. Mangrove Nurseries in Bangladesh. International Society foe Mangrove Ecosystems
Siddiqi, N.A.,and Khan,M.A.S.,1996. Planting techniques for Mangroves on new accretions in the coastal areas of Banglades. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 250 pages (page 143-159)
Snedaker, S.C and Biber, P.D., 1996. Retoration of Mangrove in the United State America: A case study in Florida. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 250 pages (page 170-188)
Solomon, S.M. & Forbes, D.L., 1999. Coastal hazards and associated management issues on South Pacific Islands. Ocean & Coastal Management 42: 523–554.
Soemodihardjo. S, Wiroatmodjo. P, Mulia.F and Harahap.M.K.,1996. Mangrove in Indonesia: A case study of Tembilahan, Sumatra. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 250 pages (page 97-110)
 Spalding, M.D., Blasco, F. & Field, C.D. (Eds.), 1997. World Mangrove Atlas. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 178 pp.
 Spalding, M., 2004. Mangroves. In: Burley, J. (Ed.) Encyclopedia of Forest Sciences,2004, Elsevier Ltd., pp. 1704–1712.
Sriskanthan, G., 2006. The role of ecosystem in protection of shoreline, lives àd livelihoods: Lessons from the Asian tsunami. In: Phan Nguyen Hong (ed). The role of mangrove and coral reef ecosystem in natural disaster and coastal life improment. Agriculture Publishing House, Hanoi,2007: 77-88.
 Stodart, D. R., G. W. Bryan and P. E. Gibbs, 1973. Inland mangroves and water chemistry, Barbuda, West Indies. J. Nat. Hist. 7: 33 – 46.
Tomlinson,P.B., 1986.The Botany od Mangroves, Cambridge University Press.
 Mai Sy Tuan.1995. Ecophysiological response of Avicenia marina seedlings 	to salimity. Doctoral thesis. Ehime Univerdity, Japan.
 Twilley, R. R., R. H. Chen and T. Hargis (1992): Carbon sinks in mangroves and their implications to carbon budget of tropical coastal ecosystems. Water, Air, Soil Pollut., 64, 265–288.
UNEP,2005. After the tsunami. Rapid environment assessment. UNEP Nairobi, Keynia.
 Untawale,A.G.,1996. Retoration of Mangrove along the Central West Coast of India. In: Field, C. (Ed.) Restoration of Mangrove Ecosystems. International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 250 pages (page 111-125)
 van Steenis, C.G.G.J., 1957, Outline of vegetation types in Indonesia and some adjacent regions. Proceedings ofthe 8th Pacific Science Congress, vol. IV: 61-97.
van Steenis, C.G.G.J., 1958. Ecology ofmangroves. Introduction to account of the Rhizophoraceae by Ding Hou, Flora Malesiana, Ser. I, 5: 431- 441.
WATSON, J.G. 1928. Mangrove forests of the the Malay Peninsula. Malayan Forest Records (6):1-275. 
 Wentworth..Kích thước hạt. 
Worldclim.org. Free climate data for ecological modeling and GIS. www. Worldclim.org/
Woodroffe, C.D., 2008. Reef-island topography and the vulnerability of atolls to sea-level rise. Global and Planetary Change 62: 77–96.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Hoàng Văn Thơi, 2013. Nghiên cứu thành phần loài và phân bố cây ngập mặn làm cơ sở chọn loài cây trồng trên nền đá, sỏi, san hô bán ngập triều tại Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 3, 2013; tr. 2861-2869.
Hoàng Văn Thơi -Phạm Trọng Thịnh, 2012. Hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm một số loài cây ngập mặn. Dự án quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tại Sóc Trăng. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH, 33 trang.
Hoàng Văn Thơi, Trần Đức Thành, Kiều Mạnh Hà, 2012. Nghiên cứu thành phần loài và phân bố cây ngập mặn làm cơ sở chọn loài cây trồng trên nền san hô ngập nước ven biển, đảo các tỉnh duyên hải Nam trung Bộ. Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 3, tr. 2333-2345.
Hoàng Văn Thơi, 2011. Xác định thành phần loài và phân bố của cây ngập mặn trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô tại một số đảo ven bờ Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, tr. 230-240, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & PTNT. Nhà xuất bản Nông nghiệp- Hà Nội.
Hoàng Văn Thơi, 2011. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con một số loài cây ngập mặn phục vụ trồng rừng trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo phía Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, tr. 241-248, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & PTNT. Nhà xuất bản Nông nghiệp- Hà Nội.
Hoàng Văn Thơi, 2010. Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc tính phân bố của thực vật với độ mặn đất, tần suất ngập triều tại vùng ven sông rạch Cà Mau. Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 1, tr. 1187-1195.
Kiều Tuấn Đạt, Phạm Thế Dũng, Hoàng Văn Thơi, 2012.  Điều tra các yếu tố hình thành rừng ngập mặn trên nền cát san hô ở Vườn quốc gia Côn Đảo làm cơ sở đề xuất mở rộng gây trồng. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT. Số 5/2012, 102 trang (81-90).
PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_va_ky_thuat_gay_trong_mot.doc
  • docBao cao tom tat BDao.doc trang A5.doc 24.9.14B.doc
  • docThtin LA 22.9.14 Thoi.doc
  • docTrich yeu luan an Thoi.doc 22.9.14 A.doc