Luận án Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh sỏi mật ở người tày trưởng thành tại hai huyện Định hóa, Võ nhai tỉnh Thái nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp
Sỏi mật là một bệnh lý phổ biến và đã được biết từ lâu theo y văn trên thế giới. Phần lớn các bệnh nhân đến bệnh viện khi bệnh đã nặng hoặc có các biến chứng, gây khó khăn cho việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Bệnh sỏi mật gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Tỉ lệ tái phát bệnh chiếm khoảng 30% và tỉ lệ tử vong chung do sỏi mật 10% [18], [19].
Tỉ lệ sỏi mật ở người trưởng thành tại Mỹ chiếm 10 - 15% [91]; tỉ lệ sỏi mật người trưởng thành ở các nước châu Âu chiếm 5,9 - 21,9% [39]; Na Uy 21%; Pháp 14%; Châu Phi chiếm 5%; Bắc Ấn Độ 6%; Trung Quốc 4% và Nhật Bản 3% [46]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng (2003) tại Khánh Hoà thấy tỉ lệ sỏi túi mật 4,2%; sỏi ống mật chủ 0,4%; sỏi ống gan 0,3% [13], nghiên cứu của Lê Văn Nghĩa và cs (1999) thấy tỉ lệ sỏi mật chung ở người dân thành phố Hồ Chí Minh 6,11% [23].
Sỏi mật là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh sỏi mật nhằm xác định kế hoạch phòng chống bệnh là một nhu cầu rất cần thiết [3]. Sự phân bố bệnh sinh sỏi mật phụ thuộc nhiều yếu tố có thể điều chỉnh được như vị trí địa lý, tập quán sinh hoạt, chế độ ăn uống, môi trường sống, nhiễm ký sinh trùng đường ruột [46], [111]. Ngoài ra, bệnh sinh sỏi mật còn phụ thuộc vào một số yếu tố không thể điều chỉnh như chủng tộc, giới và tuổi [46].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh sỏi mật ở người tày trưởng thành tại hai huyện Định hóa, Võ nhai tỉnh Thái nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN VĂN CHUNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỎI MẬT Ở NGƯỜI TÀY TRƯỞNG THÀNH TẠI HAI HUYỆN ĐỊNH HÓA, VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN VĂN CHUNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỎI MẬT Ở NGƯỜI TÀY TRƯỞNG THÀNH TẠI HAI HUYỆN ĐỊNH HÓA, VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ MÃ SỐ: 62.72.01.64 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM KHẢI HOÀN PGS.TS TRẦN ĐỨC QUÝ THÁI NGUYÊN, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Văn Chung LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đàm Khải Hoàn, PGS.TS Trần Đức Quý, những người Thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ phận Quản lý đào tạo Sau Đại học - Phòng Đào tạo trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, giảng viên khoa Y tế Công cộng, Bộ môn Y học cộng đồng trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các phòng chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Ban lãnh đạo Bệnh viện, Trung tâm y tế huyện Định Hóa và huyện Võ Nhai. Ban lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, Trạm Y tế các xã Định Biên, Phượng Tiến, Vũ Chấn, Thượng Nung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy Cô trong Hội đồng khoa học đã đã tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn thành khóa học. Xin trân trọng cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017 Nguyễn Văn Chung DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI : Body Mass index – Chỉ số khối cơ thể CBYT : Cán bộ Y tế CSSK : Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu CSSKBM – TE : Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em CSHQ : Chỉ số hiệu quả CT : Can thiệp CTV : Cộng tác viên CS : Cộng sự CSYT : Cơ sở y tế DTTS : Dân tộc thiểu số ĐC : Đối chứng GDSK : Giáo dục sức khỏe HGĐ : Hộ gia đình HQCT : Hiệu quả can thiệp KAP : Kiến thức, thái độ, thực hành KCB : Khám chữa bệnh. NVYTTB : Nhân viên y tế thôn bản OMC : Ống mật chủ PBSM : Phòng bệnh sỏi mật SL : Số lượng SM : Sỏi mật THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TT - GDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe TTYT : Trung tâm y tế TYT : Trạm y tế TL : Tỉ lệ VSMT : Vệ sinh môi trường UBND : Ủy ban nhân dân WHO : World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Chữ viết tắt Mục lục Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ, sơ đồ và hình Danh mục các hộp kết quả định tính DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n =2.400 người) 59 Bảng 3.2. Tình hình vệ sinh môi trường của các hộ gia đình người Tày (n=800 hộ) 60 Bảng 3.3. Kiến thức dự phòng bệnh sỏi mật của đối tượng nghiên cứu (n=800 chủ hộ) 61 Bảng 3.4. Thực hành dự phòng bệnh sỏi mật của đối tượng nghiên cứu (n=800 chủ hộ) 63 Bảng 3.5. Phân bố tỉ lệ bệnh sỏi mật (n = 2.400) 64 Bảng 3.6. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với bệnh sỏi mật 65 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa giới và bệnh sỏi mật 66 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và bệnh sỏi mật 66 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa yếu tố kinh tế và bệnh sỏi mật 67 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa BMI và bệnh sỏi mật 67 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa KAP dự phòng bệnh với bệnh sỏi mật 68 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các yếu tố vệ sinh môi trường của người Tày với bệnh sỏi mật 69 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tiền sử tẩy giun, tiền sử gia đình mắc sỏi mật và bệnh sỏi mật 70 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa TT - GDSK và bệnh sỏi mật 71 Bảng 3.15. Kết quả cải thiện kỹ năng cho CBYT xã tham gia giải pháp can thiệp 78 Bảng 3.16. Kết quả tập huấn kỹ năng truyền thông vận động cho cán bộ địa phương tham gia giải pháp dự phòng bệnh SM trước và sau tập huấn 79 Bảng 3.17. Thay đổi kiến thức của người Tày trưởng thànhvề dự phòng bệnh sỏi mật ở xã can thiệp 81 Bảng 3.18. Thay đổi kiến thức của người Tày trưởng thành về dự phòng bệnh sỏi mật ở xã đối chứng sau 24 tháng 82 Bảng 3.19. Thay đổi kiến thức của người Tày trưởng thành về dự phòng bệnh SM ở hai xã nghiên cứu sau thời gian điều tra cắt ngang 24 tháng 83 Bảng 3.20. Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức dự phòng bệnh sỏi mật của người Tày trưởng thành ở hai xã nghiên cứu 84 Bảng 3.21. Thay đổi thái độ của người Tày trưởng thành về dự phòng bệnh sỏi mật ở xã can thiệp 85 Bảng 3.22. Thay đổi thái độ của người Tày trưởng thành về dự phòng bệnh sỏi mật ở xã đối chứng 85 Bảng 3.23. Thay đổi thái độ của người Tày trưởng thành dự phòng bệnh sỏi mật ở hai xã nghiên cứu sau thời gian điều tra cắt ngang 24 tháng 86 Bảng 3.24. Thay đổi thực hành dự phòng bệnh sỏi mật của người Tày trưởng thành ở xã can thiệp 87 Bảng 3.25. Thay đổi thực hành dự phòng bệnh sỏi mật của người Tày trưởng thành ở xã đối chứng sau thời gian điều tra cắt ngang 24 tháng. 88 Bảng 3.26. Thay đổi thực hành dự phòng bệnh sỏi mật của người Tày trưởng thành ở hai xã sau 24 tháng 89 Bảng 3.27. Hiệu quả can thiệp đối với thực hành dự phòng bệnh sỏi mật của người Tày trưởng thành ở hai xã nghiên cứu. 90 Bảng 3.28. Thay đổi tình hình thực hiện vệ sinh môi trường của các hộ gia đình người Tày trưởng thành để dự phòng bệnh sỏi mật ở xã can thiệp 91 Bảng 3.29. Thay đổi tình hình thực hiện vệ sinh môi trường của các hộ gia đình người Tày để dự phòng bệnh sỏi mật ở xã đối chứng 91 Bảng 3.30. Thay đổi tình hình thực hiện vệ sinh môi trường của các hộ gia đình người Tày trưởng thành trong dự phòng bệnh sỏi mật ở hai xã nghiên cứu 92 Bảng 3.31. Hiệu quả can thiệp về thực hiện vệ sinh môi trường của các hộ gia đình người Tày trong dự phòng bệnh sỏi mật ở hai xã nghiên cứu 93 Bảng 3.32. Thay đổi tỷ lệ bệnh SM của người Tày trưởng thành ở xã can thiệp 93 Bảng 3.33. Thay đổi tỷ lệ bệnh SM của người Tày trưởng thành ở xã đối chứng 94 Bảng 3.34. Thay đổi tỷ lệ bệnh sỏi mật ở hai xã nghiên cứu sau can thiệp 94 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cây vấn đề sỏi mật 25 Hình 1.1. Vị trí các xã nghiên cứu trên bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 38 Hình 2.2. Sơ đồ các bước nghiên cứu 46 Biểu đồ 3.1. Thái độ dự phòng bệnh sỏi mật của đối tượng nghiên cứu 62 Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ bệnh SM theo huyện nghiên cứu (n = 2.400) 64 Biểu đồ 3.3. Kết quả hoạt động truyền thông dự phòng bệnh sỏi mật 80 Biểu đồ 3.4. Hiệu quả can thiệp đối với thái độ dự phòng bệnh sỏi mật của người Tày trưởng thành ở hai xã nghiên cứu 86 Biểu đồ 3.5. Hiệu quả can thiệp đối với tỉ lệ bệnh sỏi mật ở hai xã nghiên cứu 95 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Tình hình bệnh sỏi mật ở các cộng đồng người Tày 71 Hộp 3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác dự phòng bệnh sỏi mật của người Tày 72 Hộp 3.3. Một số phong tục tập quán ảnh hưởng đến dự phòng bệnh sỏi mật của người Tày 74 Hộp 3.4. Hiệu quả của giải pháp nghiên cứu trong dự phòng bệnh sỏi mật của người Tày 96 ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi mật là một bệnh lý phổ biến và đã được biết từ lâu theo y văn trên thế giới. Phần lớn các bệnh nhân đến bệnh viện khi bệnh đã nặng hoặc có các biến chứng, gây khó khăn cho việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Bệnh sỏi mật gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Tỉ lệ tái phát bệnh chiếm khoảng 30% và tỉ lệ tử vong chung do sỏi mật 10% [18], [19]. Tỉ lệ sỏi mật ở người trưởng thành tại Mỹ chiếm 10 - 15% [91]; tỉ lệ sỏi mật người trưởng thành ở các nước châu Âu chiếm 5,9 - 21,9% [39]; Na Uy 21%; Pháp 14%; Châu Phi chiếm 5%; Bắc Ấn Độ 6%; Trung Quốc 4% và Nhật Bản 3% [46]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng (2003) tại Khánh Hoà thấy tỉ lệ sỏi túi mật 4,2%; sỏi ống mật chủ 0,4%; sỏi ống gan 0,3% [13], nghiên cứu của Lê Văn Nghĩa và cs (1999) thấy tỉ lệ sỏi mật chung ở người dân thành phố Hồ Chí Minh 6,11% [23]. Sỏi mật là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh sỏi mật nhằm xác định kế hoạch phòng chống bệnh là một nhu cầu rất cần thiết [3]. Sự phân bố bệnh sinh sỏi mật phụ thuộc nhiều yếu tố có thể điều chỉnh được như vị trí địa lý, tập quán sinh hoạt, chế độ ăn uống, môi trường sống, nhiễm ký sinh trùng đường ruột [46], [111]. Ngoài ra, bệnh sinh sỏi mật còn phụ thuộc vào một số yếu tố không thể điều chỉnh như chủng tộc, giới và tuổi [46]. Người Tày là dân tộc có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộc Kinh, địa bàn cư trú chủ yếu tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc [11]. Thái Nguyên là tỉnh miền núi trung du, với 1,2 triệu người trong đó khoảng 30% người dân tộc thiểu số, khoảng 80% sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, mức sống còn thấp. Tỉ lệ người Tày ở Thái Nguyên chiếm 11% dân số toàn tỉnh và 15% tổng số người Tày tại Việt Nam [32]. Đặc điểm chung của người Tày ở Thái Nguyên là cư trú tại các xã miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn với khoảng 80% sống bằng nghề nông, lâm nghiệp mức sống và điều kiện vệ sinh môi trường, trình độ học vấn còn nhiều hạn chế [11]. Bên cạnh đó, người Tày còn có các thói quen ăn mỡ, uống rượu và tỉ lệ đi khám sức khỏe định kỳ thấp [12], đây là những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh sỏi mật. Hàng năm, tỉ lệ bệnh nhân người dân tộc thiểu số bị bệnh sỏi mật đến khám và điều trị tại bệnh viện Đắc Lắc khá cao (250 - 300 bệnh nhân một năm) trong đó bệnh đã có biến chứng chiếm 85,14% [22]. Vì vậy việc nghiên cứu tình hình bệnh sỏi mật trong cộng đồng, nhất là cộng đồng người dân tộc thiểu số, tìm hiểu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh là vấn đề cần thiết để tổ chức phòng chống bệnh sỏi mật hiệu quả cho bệnh nhân. Vấn đề đặt ra là thực trạng bệnh sỏi mật của người Tày trưởng thành ở hai huyện Định Hóa, Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Yếu tố nào là nguy cơ gây bệnh sỏi mật ở người Tày trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay? Giải pháp nào dự phòng bệnh sỏi mật hiệu quả ở cộng đồng người Tày tỉnh Thái Nguyên? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh sỏi mật ở người Tày trưởng thành tại hai huyện Định Hóa, Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp” với các mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh sỏi mật ở người Tày trưởng thành tại huyện Định Hóa, Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên năm 2010. 2. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng bệnh sỏi mật ở các cộng đồng người Tày tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Dịch tễ học bệnh sỏi mật 1.1.1. Dịch tễ học bệnh sỏi mật trên thế giới 1.1.1.1. Tỷ lệ bệnh Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sỏi mật, các nghiên cứu cho thấy sỏi mật là một bệnh khá phổ biến ở các quốc gia khác nhau ở các nước phát triển cũng như đang phát triển [48], [86], [96]. Tỉ lệ hiện mắc sỏi mật chung dao động trong khoảng 10 - 15% [96], tỉ lệ cao nhất gặp ở các nước Scandinavian, Chile và những người dân gốc Mỹ... [46], [86]. Các quốc gia có tỉ lệ bị sỏi mật ít hơn như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ai Cập... [86]. Tỉ lệ sỏi mật đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, đặc biệt là sự tăng tỉ lệ này có liên quan đến sự thay đổi lối sống [70], [92]. Nghiên cứu của Portincasa Piero và cộng sự (cs) (2006) cho biết tỉ lệ sỏi mật ở Mỹ và Châu Âu dao động 10 - 15% [91]. 1.1.1.2. Phân bố bệnh sỏi mật Tại Mỹ, ở một số chủng tộc khác nhau thì có tỉ lệ sỏi mật cũng khác nhau. Nghiên cứu Stintoncho L.M. và cs (2010) thấy tỉ lệ sỏi mật ở phụ nữ Mỹ gốc Ấn Độ chiếm 64,1% và tỉ lệ sỏi mật ở nam giới Mỹ gốc Ấn Độ 29,5% [107]. Tỉ lệ sỏi mật ở những người Mỹ da đen hay ở người vùng Đông Á thấp hơn các chủng tộc khác và tỉ lệ mắc bệnh này hiếm gặp hơn ở những người vùng cận sa mạc Sahara [107]. Nghiên cứu của Ruhl Constance E. và cs (2011) tại Mỹ trên 14.228 người tuổi từ 20 - 74 trong năm cho kết quả về tỉ lệ bệnh sỏi mật 7,1%, và tỉ lệ phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật là 5,3%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sỏi mật làm tăng nguy cơ tử vong cho người dân Mỹ trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong [94]. Báo cáo nghiên cứu của Shaffer Eldon A. (2006) cho thấy hàng năm ở Mỹ có hơn 700.000 ca phẫu thuật cắt bỏ túi mật với chi phí y tế hơn 6,5 tỉ USD; gánh nặng này chủ yếu gặp ở người Mỹ gốc Ấn Độ, ít xuất hiện hơn ở người Mỹ da trắng [100]. Sỏi mật ở các nước phương Tây thường là sỏi túi mật và có thành phần chủ yếu cholesterol (với thành phần sỏi 50 - 80% là cholesterol) [37], [114]. Để đánh giá tỉ lệ hiện mắc sỏi mật ở Achentina, Brasca A.P. và cs (2000) đã tiến hành nghiên cứu chọn ngẫu nghiên dân số thành phố Rosario với tổng số đối tượng nghiên cứu là 1.173 người, tỉ lệ hiện mắc sỏi mật ở Achentina 20,5% (23,8% ở nữ và 15,5% ở nam) [51]. Farzaneh Sheikh Ahmad E và cs (2007) nghiên cứu phẫu tích 253 xác người trên 13 tuổi, thấy tỉ lệ hiện mắc sỏi mật chung 6,3% (trong đó 4,7% ở nam; 8,6% ở nữ; sự khác nhau về giới ở bệnh nhân bị bệnh sỏi mật không có ý nghĩa thống kê với p = 0,216), có mối liên quan thuận giữa tuổi và tỉ lệ mắc sỏi mật (với p = 0,033) và thành phần sỏi phổ biến nhất là cholesterol và oxalate [62]. Nghiên cứu của Halldestam Ingvar (2008) ở Thụy Điển, tỉ lệ người trưởng thành bị bệnh sỏi mật là 17,2% ở nữ giới và 12,4% ở nam giới; tỉ lệ sỏi mật tăng dần theo tuổi và cao hơn ở nữ; tỉ lệ sỏi mật ở nữ nhóm tuổi từ 35 - 44 là 10,0%; 45 - 54 là 3,9%; 55 - 64 là 13,5%; 64 - 74 là 5,7% và ≥ 75 là 26,7%. Tỉ lệ sỏi mật ở nam từ 45 - 54 là 7,4%; 55 - 64 là 7,8%; 64 - 74 là 7,9% và ≥ 75 là 12,5% [66]. Tại Italia, nghiên cứu trên 11.229 người tuổi từ 29 - 69 được siêu âm để chẩn đoán sỏi mật của Festi D và cs (2010) cho kết quả: tổng số bệnh nhân mắc sỏi mật là 856 với tỉ lệ hiện mắc 7,1%; trong số các bệnh nhân bị mắc sỏi mật 73,1% bệnh nhân có triệu chứng của bệnh; 11,8% có triệu chứng bệnh mức độ nhẹ và 15,1% có biểu hiện triệu chứng bệnh mức độ nặng [63], [51]. Nghiên cứu ở Anh của Heaton K.W và cs (1991), tỉ lệ mắc sỏi mật ở nam giới là 5,3% (44/838) và tỉ lệ mắc sỏi mật ở nữ giới là 4,5% (48/1058) [67]. Tỉ lệ hiện mắc sỏi mật không chỉ cao ở các nước phát triển có mức sống cao mà còn phổ biến ở các nước đang phát triển có mức sống thấp và hoạt động thể lực nhiều. Moro P.L và cộng sự (2000) nghiên cứu cắt ngang trên cộng đồng sống quanh các khu vực ngoại ô Liam, ... Bà đã nghe nói về bệnh sỏi mật bao giờ chưa? 1. Có nghe 2. Chưa nghe C2. Theo Ông/Bà biêt biểu hiện mắc bệnh sỏi mật thì sẽ có biểu hiện như thế nào? 1. Sốt cao 2. Đau hạ sườn phải 3. Vàng da 4. Mệt mỏi toàn thân 5. Biểu hiện khác.................... 6. Không biết. C3. Theo Ông/Bà bệnh sỏi mật là do cái gì gây nên? 1. Nhiễm khuẩn 2. Ký sinh trùng đường ruột 3. Khác......................... 4. Không biết C3. Theo Ông/Bà các yếu tố nào liên quan đến bệnh sỏi mật ? (Điều tra viên không đọc đáp án) 1. Môi trường bị ô nhiễm 2. Ý thức vệ sinh của người dân kém 3. Tuổi cao 4. Mang thai 5. Phụ nữ uống thuốc tránh thai 6. Ít vận động thể lực 7. Dùng nhiều cà phê 8. Chế độ ăn nhiều chất đạm, mỡ 9. Béo phì 10. Không biết 11.Yếu tố khác:................................................................................................ C4. Theo Ông/Bà bệnh sỏi mật có lây không? 1. Có 2. Không C5. Theo Ông/Bà khi một người bị mắc bệnh sỏi mật thì cần phải làm gì? (Điều tra viên không đọc đáp án) 1. Để ở nhà và mời thầy cúng đến cúng 2. Để ở nhà và mời thầy lang đến chữa 3. Mời cán bộ y tế đến khám và chữa bệnh tại nhà 4. Đưa ngay đến trạm y tế xã 5. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện 6. Cách xử trí khác........................................................................................... 7. Không biết C6. Theo Ông/Bà bệnh sỏi mật có phòng được không? 1. Có 2. Không C7. Ông/Bà cho biết bệnh sỏi mật nguy hiểm như thế nào? 1. Biến chứng chết người 2. Mất sức lao động 3. Không có thuốc làm tan sỏi. 4. Khác................................................................................................ 5. Không biết C8.Theo Ông/Bà bệnh sỏi mật có mang tính chất gia đình không ? 1. Có 2. Không 3. Không biết C9. Theo Ông/Bà để phòng tránh bệnh sỏi mật thì cần phải làm gì? (Có thể chọn nhiều ý, điều tra viên không đọc đáp án) 1. Vệ sinh môi trường 2. Tích cực nâng cao ý thức vệ sinh 3. Tẩy giun định kỳ 4. Đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng hợp lý 5. Tăng cường vận động thể lực 6. Khác:. 7. Không biết C10. Theo Ông/Bà khi đang bị bệnh sỏi mật có phải dùng thuốc không? 1. Có 2. Không C11. Theo Ông/Bà thì bệnh sỏi mật nguy hiểm như thế nào? 1. Rất nguy hiểm 2. Nguy hiểm 3. Không có ý kiến 4. Không nguy hiểm 5. Phản đối C12. Theo Ông/Bà bệnh sỏi mật cần thiết phải phòng chống như thế nào? 1. Rất cần 2. Cần 3. Không ý kiến 4. Không cần 5. Phản đối C13. Bệnh sỏi mật là bệnh có thể chữa khỏi được, quan điểm của Ông/Bà như thế nào? 1. Đồng ý 2. Rất đồng ý 3. Không ý kiến 4. Không đồng ý 5. Phản đối C14. Bệnh sỏi mật là bệnh có thể dự phòng được, quan điểm của Ông/Bà như thế nào? 1. Đồng ý 2. Rất đồng ý 3. Không ý kiến 4. Không đồng ý 5. Phản đối C15. Giữ gìn VSMT Gia đình sạch sẽ, tẩy giun định là biện pháp dự phòng bệnh sỏi mật? 1. Đồng ý 2. Rất đồng ý 3. Không ý kiến 4. Không đồng ý 5. Phản đối C16. Trong gia đình ta có ai bị sỏi mật không? 1. Có 2. Không C17. Gia đình ta có thường xuyên thực hiện các việc sau đây không? (Điều tra viên đọc lần lượt) 1. Tẩy giun định kỳ 1. Có 2. Không 2. Tích cực Vệ sinh môi trường 1. Có 2. Không 3. Điều chỉnh bữa ăn dinh dưỡng hợp lý 1. Có 2. Không 4. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai hợp lý 1. Có 2. Không 5. Khi mắc sỏi mật thì đến KB tại CSYT 1. Có 2. Không 6. Thực hiện các hướng dẫn dự phòng bệnh của cán bộ y tế 1. Có 2. Không C18. Ông/Bà có được nghe truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh sỏi mật không? 1. Có 2. Không D. CÂN ĐO THĂM KHÁM BỆNH 1. Toàn thân - Trọng lượng: ................ Kg - Chiều cao: ....................Cm - Chỉ số BMI: ................. - Mạch: .......................... lần/phút - Huyết áp: ..................... mmHg - Nhiệt độ: ...................... C 2. Khám lâm sàng: Khám phát hiện triệu chứng bệnh sỏi mật: (Tam chứng Charcot) : 1. Đau hạ sườn phải 2. Gan to: 3. Túi mật to 4. Vàng da 5. Triệu chứng khác 6. Không 3. Khám siêu âm Chỉ số siêu âm: các chỉ số siêu âm bao gồm . Kích thước, mật độ nhu mô gan: ........................................................... . Tình trạng đường mật trong, ngoài gan: ................................................ . Tình trạng túi mật: .................................................................................. . Kích thước ống mật chủ: ........................................................................ . Vị trí và số lượng sỏi: ............................................................................ 3. Kết luận:......................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà. Ngày tháng năm 201 Người điều tra (Ký, ghi rõ họ tên) Người được phỏng vấn/khám (Ký, ghi rõ họ tên) Xác nhận của địa phương (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC 2 BẢN HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 1. Thông tin cá nhân - Họ và tên: .. - Tuổi: ..................................... - Giới ............................................................................... - Nghề nghiệp: - Chức vụ: .......... - Đơn vị công tác: .. - Ngày phỏng vấn: .................................................................................... 2. Nội dung Ông (bà) có cho rằng công tác dự phòng bệnh sỏi mật tại các xã là quan trọng không? Ông (bà) đánh giá như thế nào về thực trạng bệnh sỏi mật của người Tày tại địa phương trong những năm vừa qua? Những yếu tố liên quan nào ảnh hưởng đến bệnh sỏi mật của người Tày trưởng thành ở gia đình và trong cộng đồng ? Những phong tục tục quán nào của người Tày liên quan / ảnh hưởng đến dự phòng bệnh sỏi mật của người Tày trưởng thành ở gia đình và trong cộng đồng ? Những khó khăn nào ông (bà) gặp phải trong quá trình tổ chức thực hiện: cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, cán bộ Y tế, kinh phí, nhu cầu của người dân? Ông (bà) thấy sự chỉ đạo hoạt động dự phòng bệnh SM cho người Tày trưởng thành hiện nay của Ủy ban xã và Trạm y tế xã như thế nào? Sự kết hợp giữa Chính quyền và Y tế đã tốt chưa? nếu chưa thì tại sao? Ông (bà) thấy vai trò, thái độ của Hội phụ nữ đối với hoạt động này như thế nào? Xin ông (bà) cho ý kiến về giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình ? Ông (bà) đánh giá như thế nào về hiệu quả áp dụng các giải pháp can thiệp vào dự phòng bệnh sỏi mật tại xã? Người phỏng vấn PHỤ LỤC 3 BẢNG HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM TRỌNG TÂM 1. Họ và tên người hướng dẫn:................................................................. 2. Họ và tên người thư ký:........................................................................ 3. Địa điểm: ; Thời gian.................................... 4. Thành viên: TT Họ và tên Địa chỉ 1 2 3 4 5 6 5. Nội dung 1) Tình hình thực hiện công tác dự phòng bệnh SM cho người Tày trưởng thành tại trạm xá xã - Tổ chức: + Nhân lực: Số lượng, chất lượng ra sao? + Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Nhà cửa, trang thiết bị làm việc, hậu cần...như thế nào? + Kinh phí: Các nguồn thu, chi ra sao để hỗ trợ khám phát hiện bệnh sỏi mật ? - Hoạt động: + Hoạt động TT- giáo dục sức khỏe cho Người Tày như thế nào? + Kết quả hoạt động ra sao? 2) Thực hiện công tác dự phòng bệnh SM cho người Tày trưởng thành ở địa phương - Tổ chức hoạt động tại cộng đồng, hộ gia đình. + Nhân lực: Những đối tượng nào tham gia? + Kinh phí phục vụ cho các hoạt động ? - Hoạt động: + Hoạt động tuyên truyền như thế nào + Kết quả hoạt động ra sao 3) Thách thức khó khăn trong việc tổ chức thực hiện dự phòng bệnh SM tại Y tế cơ sở? - Tổ chức - Nguồn lực - Hoạt động 4) Thách thức khó khăn trong việc tổ chức thực hiện dự phòng bệnh SM tại hộ gia đình và cộng đồng? - Các hình thức tổ chức phát hiện bệnh sỏi mật. - Các hoạt động, nguồn lực để kiểm tra, giám sát. - Cách đánh giá, nhận xét kết quả triển khai thực hiện các biện pháp PCBSM cho người Tày trưởng thành tại hộ gia đình. 5) Giải pháp nào để nâng cao chất lượng thực hiện công tác dự phòng bệnh SM ở Thái Nguyên trong những năm tiếp theo ? - Tổ chức triển khai - Nguồn lực được huy động và sẵn có tại địa phương - Hoạt động được thực hiện như thế nào. - Sự phối hợp: Phối hợp giữa các đơn vị, ban ngành ở xã, huyện. Ngày ...... tháng ...... năm ......... Người hướng dẫn PHỤ LỤC 4. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ DỰ PHÒNG BỆNH SỎI MẬT TT NỘI DUNG ĐIỂM CHUẨN ĐIỂM ĐẠT GHI CHÚ (Đáp án) 1 C1 1 Trả lời có 2 C2 1 Trả lời đúng ≥3/5 câu 3 C3 1 Trả lời đúng: 1hoặc 2 hoặc cả 1,2 4 C4 1 Trả lời có 5 C5 1 Trả lời đúng: câu 4, 5. 6 C6 1 Trả lời có 7 C7 1 Trả lời đúng: 1hoặc 2 hoặc cả 1,2 8 C8 1 Trả lời có 9 C9 1 Trả lời đúng ≥3/5 câu 10 C10 1 Trả lời có TỔNG 10 PHỤ LỤC 5. ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ DỰ PHÒNG BỆNH SỎI MẬT TT NỘI DUNG ĐIỂM CHUẨN ĐIỂM ĐẠT GHI CHÚ (Đáp án) 1 C11 1 Rất nguy hiểm hoặc nguy hiểm hoặc cả 2 2 C12 1 Rất cần thiết hoặc cần thiết hoặc cả 2 3 C13 1 Rất đồng ý hoặc đồng ý hoặc cả 2 4 C14 1 Rất đồng ý hoặc đồng ý hoặc cả 2 5 C15 1 Rất đồng ý hoặc đồng ý hoặc cả 2 TỔNG 10 PHỤ LỤC 6 ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ DỰ PHÒNG BỆNH SỎI MẬT C17. Gia đình ta có thường xuyên thực hiện các việc sau đây không? (Điều tra viên đọc lần lượt) 1. Tẩy giun định kỳ 1. Có 2. Không 2. Tích cực Vệ sinh môi trường 1. Có 2. Không 3. Điều chỉnh bữa ăn dinh dưỡng hợp lý 1. Có 2. Không 4. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai hợp lý 1. Có 2. Không 5. Khi mắc sỏi mật thì đến KB tại CSYT 1. Có 2. Không 6. Thực hiện các hướng dẫn dự phòng bệnh của cán bộ y tế 1. Có 2. Không Ghi chú: Tất cả có là tốt PHỤ LỤC 7 CÁC BẢNG KIỂM VỀ NGUỒN NƯỚC VÀ NHÀ TIÊU Bảng kiểm dành cho giếng khoan Thông tin định lượng đánh giá nguy cơ ô nhiễm Có Không Cầu tiêu cách giếng trong vòng 10m Cầu tiêu cao hơn mặt giếng Nguồn ô nhiễm khác cách giếng <10m (chuồng gia súc, hố rác...) Nước đọng vũng trên nền xi măng trong vòng 2m Hệ thống dẫn nước bị hư vỡ, làm nước đọng vũng Bán kính nền xi măng quanh giếng <1m Nền xi măng xung quanh giếng bị nứt nẻ để nước thấm vào giếng Bơm tay bị lỏng chỗ nối từ trên xuống. Nước thấm vào giếng Rãnh thoát nước không tốt Tổng điểm Bảng kiểm dành cho giếng đào, giếng cải tạo có bơm tay Thông tin định lượng đánh giá nguy cơ ô nhiễm Có Không Cầu tiêu cách giếng trong vòng 10m Cầu tiêu cao hơn mặt giếng Nước đọng vũng trên nền xi măng trong vòng 2m Nguồn ô nhiễm khác cách giếng <10m (chuồng gia súc, hố rác) Hệ thống dẫn nước bị hư vỡ Không có tường rào bảo vệ giếng Bán kính sân giếng quanh giếng <1m Sân giếng xung quanh giếng bị nứt nẻ để nước thấm vào giếng Thành giếng không được trát kỹ ở độ sâu <3m Bơm tay hở để nước xâm nhập từ ngoài vào ống Nắp giếng bị nhiễm bẩn hoặc không có nắp Gầu múc nước ở trên sàn giếng Tổng điểm Bảng kiểm vệ sinh nguồn nước mưa Thông tin định lượng đánh giá nguy cơ ô nhiễm Có Không Có các chất gây ô nhiễm trên mái hứng nước (rác, cỏ cây phân chim..) Hệ thống máng nước xối dơ bẩn Phương tiện lọc nước mưa không tốt trước khi chảy vào bể chứa (sỏi nhỏ) hoặc không có chỗ lọc nước trước khi chảy vào bể Các điểm khác làm cho nước chảy vào bể chưa được che kín, hoặc không có nắp bể Những vết nứt trên bể làm cho nước thấm vào bể Không có hệ thống thoát nước quanh bể Có nguồn ô nhiễm cách <2m bể chứa hay nơi hứng nước (chuồng gia súc, hay nơi đổ rác...) Gáo múc nước đặt ở nơi có thể bị ô nhiễm Có rong, rêu, rác...trong bể Không thay rửa nước định kỳ Tổng điểm Bảng kiểm dành cho hố xí hai ngăn Các chỉ số nguy cơ Có Không Kỹ thuật Khoảng cách dưới 6m với giếng Ngăn chứa phân nứt nẻ nước vào được Nắp lấy phân không kín Nắp nút hố xí không có hoặc nắp nút cỏ cọc thấp <40cm Nước tiểu không được tách riêng Không đủ chất độn (tro, đất, vôi bột...) Mái che không kín Vệ inh Có mùi Có ruồi nhặng Không có sọt đựng giấy chùi Có súc vật tới đào bới Có dây phân ở nền Sử dụng Sử dụng hai ngăn cùng một lúc Ở vị trí không thuận lợi (xa, khó đi..) Không làm vệ sinh thường xuyên Không có cửa, vách hở Tổng điểm Bảng kiểm dành cho hố xí tự hoại, hố xí thấm dội nước Các chỉ số nguy cơ Có Không Kỹ thuật 1 Khoảng cách dưới 10m so với nguồn nước 2 Khoảng cách dưới 15m so với nhà ở 3 Nút nước không đúng kỹ thuật 4 Hố xí bị tắc 5 Mái che không kín Vệ sinh 6 Có mùi 7 Có ruồi nhặng 8 Không có sọt đựng giấy chùi 9 Có dây phân ở nền 10 Không có đủ hoặc không có nước dội sau khi đi ngoài Sử dụng 11 Chỗ để đổ nước ở xa không thuận tiện 12 Không sẵn dụng cụ làm vệ sinh 13 Ở vị trí không thuận lợi (xa, khó đi..) 14 Không có cửa, vách hở Tổng điểm Cách dùng bảng kiểm Nếu vào ô "Có" sẽ cho 1 điểm; ô "Không" cho 0 điểm. Sau đó sẽ cộng tổng số điểm cho từng phần và phân loại theo qui định PHỤ LỤC 8. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIA KỸ NĂNG BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG NÓI CHUYỆN TT – GDSK (Dànhcho các đối tượng) TT Các bước tiến hành Có Không 1 Tác phong, thái độ thân mật, đón tiếp đối tượng niềm nở 2 Giới thiệu mục tiêu, nội dung buổi nói chuyện GDSK 3 Cung cấp thông tin đầy đủ, khoa học, chính xác, sát mục tiêu đề ra 4 Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng 5 Minh hoạ bằng các ví dụ thực tế 6 Sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp với nội dung giáo dục 7 Khuyến khích đối tượng đặt các câu hỏi 8 Kiểm tra xem đối tượng hiểu, tin và sẽ thực hiện hành vi mới như thế nào 9 Tham gia thảo luận, hỗ trợ đối tượng thực hiện và duy trì hành vi mới. BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE THÔNG QUA THẢO LUẬN NHÓM (Dành cho CBYT xã) TT Các bước tiến hành Có Không 1 Tác phong, thái độ thân mật, đón tiếp đối tượng niềm nở 2 Sắp sắp chỗ ngồi của các thành viên tham gia thảo luận hợp lý 3 Giới thiệu để mọi người trong nhóm làm quen với nhau 4 Giới thiệu mục tiêu, nội dung, cách tiến hành thảo luận, thời gian tiến hành thảo luận (trong bao lâu) 5 Tiến hành cuộc thảo luận theo từng mục tiêu đề ra 6 Đặt câu hỏi thảo luận rõ ràng 7 Khuyến khích mọi thành viên trong nhóm tham gia thảo luận 8 Giải đáp rõ ràng, mạch lạc những câu hỏi của đối tượng 9 Có thư ký quan sát, ghi chép các ý kiến thảo luận 10 Sử dụng các phương tiện TT – GDSK 11 Ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu 12 Nhận xét tóm tắt kết quả cuộc thảo luận trước khi kết thúc 13 Cảm ơn đối tượng và hẹn gặp lại BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ THỰC HÀNH KỸ NĂNG TƯ VẤN (Dành cho CBYT xã và NVYTTB) TT Nội dung Có Không 1 Tiếp đón đối tượng niềm nở ngay từ đầu: - Chào hỏi, mời ngồi - Giới thiệu về mình 2 Hỏi thăm, giải đáp các vấn đề liên quan đến sự lo lắng của đối tượng 3 Ân cần hướng dẫn các biện pháp để giải quyết vấn đề cần được tư vấn. 4 Nhẫn nại giúp đối tượng lựa chọn cách giải quyết phù hợp nhất đối với vấn đề cần được tư vấn. 5 Khuyên đối tượng an tâm thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề cần tư vấn đã thống nhất. 6 Giải thích cho đối tượng biết khi nào phải trở lại
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_dich_te_hoc_benh_soi_mat_o_nguoi.doc
- 1. TRANG THONG TIN LA TIENG VIET VA TIENG ANH NCS NGUYEN VAN CHUNG.doc
- 3. TOM TAT LA TIENG VIET-NCS NGUYEN VAN CHUNG.doc
- 4. TOM TAT LA TIENG ANH-NCS NGUYEN VAN CHUNG.doc