Luận án Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây nguyên, Việt Nam

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh nhiễm trùng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Viêm dạ dày (VDD) mạn tính chiếm tỷ lệ rất cao trong các bệnh lý dạ dày – tá tràng (DD-TT) đến khám tại các cơ sở y tế, các chuyên khoa tiêu hóa.

 Nguyên nhân gây bệnh đã được đề cập từ lâu nhưng chỉ tới 1983 Marshall B. J. và Warren J.R [1] mới phát hiện và nuôi cấy thành công vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) đã chứng minh vai trò chính của nó trong bệnh lý DD-TT. Dần dần hầu hết các nghiên cứu đều công nhận vi khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu của VDD mạn tính, loét DD-TT, u MALT (Mucosal – Associated Lymphoma tissue) và ung thư dạ dày (UTDD). Nhiễm H. pylori mạn sẽ gây VDD mạn, dẫn tới viêm teo niêm mạc, dị sản ruột, loạn sản là những tổn thương tiền ung thư [2].

 H. pylori có lẽ là vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, ở các nước công nghiệp phát triển trung bình có khoảng 20 – 30% dân số bị nhiễm khuẩn này và tăng nhanh tới trên 50% ở tuổi 60. Ở các nước đang phát triển những người có điều kiện kinh tế xã hội thấp thường có tỷ lệ nhiễm cao. Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy tình hình nhiễm H. pylori ở 14 nước đang phát triển ở tuổi dưới 15 là 80% [3], [4]. Ở các nước này, nhiễm H. pylori chủ yếu bị mắc từ tuổi nhỏ và sự khác nhau về tỷ lệ hiện nhiễm được theo dõi qua các thế hệ nối tiếp đã phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường họ sống. Ở miền Bắc Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng và cs [5],[6] trên 824 trẻ tỷ lệ nhiễm H. pylori là 34%.

Một trong những đặc điểm chung quan trọng của sự nhiễm H. pylori được nhiều nghiên cứu xác nhận là tỷ lệ nhiễm H. pylori khác nhau ở các tộc người khác nhau. Nghiên cứu của Rothenbacher D và cs [7] tại Đức thấy rằng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ mang quốc tịch Đức và trẻ em quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu của Graham và cs [8] ở Mỹ thấy rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em da đen cao gần gấp đôi so với trẻ em da trắng. Tại Thụy Điển nghiên cứu của Tindberg Y và cs [9] nhận thấy có sự khác biệt về nhiễm H. pylori ở trẻ em các chủng tộc Bắc Âu, Châu Á và Nam Mỹ.

Nghiên cứu về vai trò của di truyền của Malaty HM và cs [10] ở Thụy Điển cho thấy có vai trò của di truyền trong lây nhiễm H. pylori. Những nhóm các cặp sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ nhiễm cao hơn hẳn các cặp sinh đôi khác trứng.

Tại Châu Á và Đông Nam Á theo nghiên cứu của Goh và cs [11] tại Malaysia thấy rằng có sự khác biệt nhiễm H. pylori giữa các chủng tộc, trẻ mang chủng tộc Malaysia có tỷ lệ nhiễm H. pylori thấp hơn trẻ mang chủng tộc Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Việt Nam, Trịnh Xuân Long, Lò Thị Minh và Nguyễn Văn Bàng (2007) nghiên cứu tại huyện Bát Xát (Lào Cai), tỷ lệ nhiễm H. pylori chung ở trẻ em < 18="" tuổi="" của="" tất="" cả="" các="" dân="" tộc="" là="" 29%,="" cụ="" thể="" cho="" các="" dân="" tộc="" như="" sau:="" h’mong="" 16,1%,="" tày="" 26,7%,="" dao="" 20,3%,="" dáy="" 38,5%="" và="" kinh="" 41,1%="" [12].="" do="" trải="" qua="" hàng="" trăm="" năm="" sự="" di="" cư="" của="" loài="" người="" đến="" các="" châu="" lục="" làm="" cho="" nhiễm="" h.="" pylori="" ở="" các="" chủng="" tộc="" trong="" quá="" trình="" nghiên="" cứu="" rất="" phức="" tạp="" do="" quá="" trình="" tiến="" hóa="" và="" đột="" biến="" gien="" ở="" các="" chủng="" h.="" pylori="">

 

doc 162 trang dienloan 7080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây nguyên, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây nguyên, Việt Nam

Luận án Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây nguyên, Việt Nam
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ THỌ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC 
NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM VÙNG TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2014
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ THỌ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC 
NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM VÙNG TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM
Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số: 62720135
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
 Người hướng dẫn khoa học:
	PGS. TS NGUYỄN VĂN BÀNG
 TS HOÀNG THỊ THU HÀ
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
	Lời đầu tiên cho tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới:
	Giáo sư Nguyễn Gia Khánh, Phùng Đức Cam là những người thầy ngay từ đầu đã định hướng cho tôi nghiên cứu về H. pylori một lĩnh vực mới mẻ và thú vị này. Hai thầy đã hướng dẫn cho tôi cách suy nghĩ khoa học để hướng tới nghiên cứu luận án.
	Giáo sư Lê Nam Trà và các thầy trong Hội đồng chấm đề cương tiến sỹ, đã định hướng cho tôi mục tiêu nghiên cứu và chọn lọc những dân tộc thích hợp để đưa vào nghiên cứu.
	Phó giáo sư Nguyễn Văn Bàng, là người hướng dẫn tôi, với những dẫn dắt khoa học từ khâu huấn luyện lấy mẫu, cách phân tích, lập luận luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong mọi hoàn cảnh.
	Tiến sĩ Hoàng Thị Thu Hà, người hướng dẫn thứ hai của tôi và là người trực tiếp xét nghiệm huyết thanh học trong 1890 mẫu nghiên cứu, phân tích và đọc kết quả giúp tôi, có kết quả làm luận án chính xác, đồng thời là người chia sẻ nên đã giúp tôi tìm được những thông tin quý báu để viết luận án.
	Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Toàn, Phó giáo sư Hoàng Minh Hằng, Tiến sĩ Phạm Đức Phúc đã giúp tôi biết cách phân tích số liệu để viết luận án.
	Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng và các phòng ban đã tạo điều kiện về mặt thời gian và một phần kinh phí giúp tôi hoàn thành luận án này.
	Sở Y tế tỉnh Đak Lak, Gia Lai, Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar, Trung tâm Y tế huyện Chư Păh, Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng, trạm Y tế xã Ia Phí, xã Ia Khươi, xã Ea Tar, xã N’Thôn Hạ, xã Liên Hiệp, Hiệp An, Ninh Loan tạo điều kiện giúp đỡ về mặt nhân lực để hoàn thành luận án này.
	Nhân viên bệnh viện Nhi Lâm Đồng, mặc dầu mới thành lập nhưng được sự huấn luyện các kỹ năng phỏng vấn và lấy mẫu, vào số liệu, đã cùng tôi sát cánh vượt qua mọi khó khăn đến các vùng xa để hoàn thành luận án này.
	Ban giám đốc trung tâm Y tế Dự Phòng, phòng xét nghiệm trung tâm Y tế Dự Phòng tỉnh Lâm Đồng đã giúp tôi tách chọn huyết thanh theo đúng quy trình chuẩn để chuyển về Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương xét nghiệm.
	Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bệnh nhi và gia đình của các em trong 7 xã thuộc 3 tỉnh vùng Tây Nguyên đã dành cho tôi thời gian quý báu để thực hiện việc nghiên cứu. 
Lê Thọ
LỜI CAM ĐOAN
	Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp với bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
	Lê Thọ
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các ký hiệu:
	(+): Dương tính. >: Lớn hơn.
	(-): Âm tính. <: Nhỏ hơn.
	Σ: Tổng cộng. ≥: Bằng hoặc lớn hơn.
	%: Tỷ lệ phần trăm. ≤: Bằng hoặc nhỏ hơn.
Tiếng Việt:
DD-TT	: Dạ dày-tá tràng.
DSR	: Dị sán ruột.
ĐK	: Đôi khi.
KNKQ	: Khi nhớ khi quên.
LL	: Luôn luôn.
LS	: Loạn sản.
NMDD	: Niêm mạc dạ dày.
TX	: Thường xuyên.
UTDD	: Ung thư dạ dày.
VDD	: Viêm dạ dày.
Tiếng Anh:
CagA	: Cy totoxin Associated gene.
CI	: Canfidence intereal.
CLO test	: Campylobacter like crganrrism test.
ELiSA	: Enzym linhed immanosorbert ASSay.
Etest	: Epsilometer test.
H.pylori	: Helicobacter pylori.
Hp	: Helicobacter pylori.
OR	: odds ratio.
PcR	: Polymerase chain reactium.
RAPD	: Radam amplified polymorplic DNA.
RUT	: Rapid usease test.
UBT	: Urea breath test.
VagA	: Vaasolating cytotoxin
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 	Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em các nước phát triển	6
Bảng 1.2 	Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em các nước đang phát triển	7
Bảng 1.3. 	Tỷ lệ tái nhiễm H. pylori ở các nước phát triển	11
Bảng 1.4. 	Tỷ lệ tái nhiễm H. pylori ở các nước đang phát triển	12
Bảng 1.5 	Giá trị chẩn đoán của một số Kit ELISA thông dụng 	33
Bảng 1.6.	Độ nhậy của ELISA in-house, pyloriset, EIA-GIII, HM-CAP và Helicoblot 2.1 trong chẩn đoán nhiễm H. Pylori 	35
Bảng 1.7 	Độ nhậy và độ đặc hiệu của thử nghiệm ELISA tại cộng đồng người Việt Nam so với kit Helicoblot 	36
Bảng 2.1 	Chỉ số nghiên cứu	48
Bảng 3.1 	Phân bố đối tượng của các địa điểm nghiên cứu	60
Bảng 3.2. 	Tỷ lệ nhiễm H. pylori của các đối tượng nghiên cứu.	62
Bảng 3.3 	Tỷ lệ nhiễm H. pylori phân bố theo nhóm tuổi.	64
Bảng 3.4 	Phân bố theo dân tộc	65
Bảng 3.5 	Tỷ lệ nhiễm H. pylori giữa các tỉnh	66
Bảng 3.6.	Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố, mẹ với tình trạng nhiễm	67
Bảng 3.7. 	Mối liên quan giữa học vấn của bố và mẹ với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ	68
Bảng 3.8.	Mối liên quan giữa thu nhập bình quân/tháng/người đến lây nhiễm H. pylori ở trẻ.	69
Bảng 3.9. 	Mối liên quan giữa số người sống trong gia đình với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	70
Bảng 3.10. 	Mối liên quan giữa rửa tay trước khi ăn ở trẻ với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	71
Bảng 3.11. 	Mối liên quan giữa rửa tay sau khi đi vệ sinh với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	72
Bảng 3.12. 	Mối liên quan giữa cách làm sạch sau đại tiện của trẻ với nhiễm H. pylori ở trẻ.	73
Bảng 3.13. 	Mối liên quan giữa cách ăn của trẻ với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ	73
Bảng 3.14. 	Mối liên quan giữa sử dụng chung dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa) với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	74
Bảng 3.15. 	Mối liên quan giữa nhai bón thức ăn cho trẻ với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	75
Bảng 3.16. 	Mối liên quan giữa sử dụng nguồn nước với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	75
Bảng 3. 17. 	Mối liên quan giữa sử dụng nhà vệ sinh trong hộ gia đình với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	76
Bảng 3.18. 	Mối liên quan giữa nuôi động vật trong nhà với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	77
Bảng 3.19 	Mối liên quan giữa dùng phân người tươi để bón ruộng/ vườn với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	78
Bảng 3.20. 	Mối liên quan giữa tiền sử bệnh tiêu hóa của trẻ với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	79
Bảng 3.21. 	Mối liên quan giữa bệnh tiêu hóa hiện nay của trẻ với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	79
Bảng 3.22. 	Mối liên quan giữa tiền sử bệnh dị ứng của trẻ với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	80
Bảng 3.23. 	Mối liên quan giữa tiền sử sử dụng kháng sinh trong vòng 12 tháng với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ.	81
Bảng 3.24. 	Mối liên quan giữa kết quả ELISA bố mẹ đến sự lây nhiễm H. pylori ở con.	82
Bảng 3.25. 	Mối liên quan giữa nhiễm của trẻ là con đầu và con thứ 2 và tình trạng nhiễm H. pylori ở các trẻ khác.	83
Bảng 3.26. 	Mối liên quan giữa thời gian bú mẹ lúc nhỏ và tình trạng nhiễm H. pylori hiện tại của trẻ	84
Bảng 3.27. 	Mối liên quan giữa thời gian sống tập thể lúc nhỏ và tình trạng nhiễm H. pylori hiện tại của trẻ.	85
Bảng 3.28 	Một số yếu tố nguy cơ đến lây nhiễm H. pylori ở trẻ em qua phân tích đa biến	86
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 	Tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi phân theo nhóm tuổi	61
Biểu đồ 3.2 	Phân bố giới trẻ < 16 tuổi trong nghiên cứu.	61
Biểu đồ 3.3 	Tỷ lệ nhiễm H. pylori phân bố theo giới.	63
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu	46
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. 	Hình ảnh H. pylori với các lông roi ở đầu	27
Hình 2.1. 	Quy trình xét nghiệm ELISA	54
Hình 2.2. 	Pipette lấy máu tách chiết huyết thanh	55
Hình 2.3. 	Máy rửa	55
Hình 2.4. 	Máy đọc kết quả	56
Hình 2.5. 	Giếng đọc kết quả	56
ĐẶT VẤN ĐỀ
	Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh nhiễm trùng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Viêm dạ dày (VDD) mạn tính chiếm tỷ lệ rất cao trong các bệnh lý dạ dày – tá tràng (DD-TT) đến khám tại các cơ sở y tế, các chuyên khoa tiêu hóa. 
	Nguyên nhân gây bệnh đã được đề cập từ lâu nhưng chỉ tới 1983 Marshall B. J. và Warren J.R [1] mới phát hiện và nuôi cấy thành công vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) đã chứng minh vai trò chính của nó trong bệnh lý DD-TT. Dần dần hầu hết các nghiên cứu đều công nhận vi khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu của VDD mạn tính, loét DD-TT, u MALT (Mucosal – Associated Lymphoma tissue) và ung thư dạ dày (UTDD). Nhiễm H. pylori mạn sẽ gây VDD mạn, dẫn tới viêm teo niêm mạc, dị sản ruột, loạn sản là những tổn thương tiền ung thư [2]. 
	H. pylori có lẽ là vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, ở các nước công nghiệp phát triển trung bình có khoảng 20 – 30% dân số bị nhiễm khuẩn này và tăng nhanh tới trên 50% ở tuổi 60. Ở các nước đang phát triển những người có điều kiện kinh tế xã hội thấp thường có tỷ lệ nhiễm cao. Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy tình hình nhiễm H. pylori ở 14 nước đang phát triển ở tuổi dưới 15 là 80% [3], [4]. Ở các nước này, nhiễm H. pylori chủ yếu bị mắc từ tuổi nhỏ và sự khác nhau về tỷ lệ hiện nhiễm được theo dõi qua các thế hệ nối tiếp đã phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường họ sống. Ở miền Bắc Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng và cs [5],[6] trên 824 trẻ tỷ lệ nhiễm H. pylori là 34%. 
Một trong những đặc điểm chung quan trọng của sự nhiễm H. pylori được nhiều nghiên cứu xác nhận là tỷ lệ nhiễm H. pylori khác nhau ở các tộc người khác nhau. Nghiên cứu của Rothenbacher D và cs [7] tại Đức thấy rằng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ mang quốc tịch Đức và trẻ em quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu của Graham và cs [8] ở Mỹ thấy rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em da đen cao gần gấp đôi so với trẻ em da trắng. Tại Thụy Điển nghiên cứu của Tindberg Y và cs [9] nhận thấy có sự khác biệt về nhiễm H. pylori ở trẻ em các chủng tộc Bắc Âu, Châu Á và Nam Mỹ. 
Nghiên cứu về vai trò của di truyền của Malaty HM và cs [10] ở Thụy Điển cho thấy có vai trò của di truyền trong lây nhiễm H. pylori. Những nhóm các cặp sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ nhiễm cao hơn hẳn các cặp sinh đôi khác trứng. 
Tại Châu Á và Đông Nam Á theo nghiên cứu của Goh và cs [11] tại Malaysia thấy rằng có sự khác biệt nhiễm H. pylori giữa các chủng tộc, trẻ mang chủng tộc Malaysia có tỷ lệ nhiễm H. pylori thấp hơn trẻ mang chủng tộc Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Việt Nam, Trịnh Xuân Long, Lò Thị Minh và Nguyễn Văn Bàng (2007) nghiên cứu tại huyện Bát Xát (Lào Cai), tỷ lệ nhiễm H. pylori chung ở trẻ em < 18 tuổi của tất cả các dân tộc là 29%, cụ thể cho các dân tộc như sau: H’mong 16,1%, Tày 26,7%, Dao 20,3%, Dáy 38,5% và Kinh 41,1% [12]. Do trải qua hàng trăm năm sự di cư của loài người đến các châu lục làm cho nhiễm H. pylori ở các chủng tộc trong quá trình nghiên cứu rất phức tạp do quá trình tiến hóa và đột biến gien ở các chủng H. pylori [11]. 
 Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu các yếu tố liên quan có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nhiễm H. Pylori. Tuy nhiên, đến nay nhiều vấn đề liên quan đến nhiễm H. pylori cũng như bệnh lý do nhiễm H. pylori vẫn còn là những câu hỏi mà khoa học chưa thể trả lời chắc chắn, đặc biệt là cách lây nhiễm, thời điểm bị nhiễm, các yếu tố thuận lợi cho việc lây nhiễm, cũng như cơ chế gây bệnh, cách phòng bệnh.
 Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, có 54 dân tộc cùng sinh sống. Hiện tại các nghiên cứu phần lớn tập trung mô tả về tỷ lệ nhiễm H. pylori trong nhóm biểu hiện bệnh và tác dụng của các phác đồ điều trị diệt H. pylori đối với người lớn và trẻ em. Về mặt sức khỏe cộng đồng việc nghiên cứu các trường hợp biểu hiện bệnh lý tại bệnh viện chưa cho phép các nhà quản lý sức khỏe có cơ sở xây dựng một chiến lược phòng chống bệnh viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày do H. pylori. Tại các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam có một số nghiên cứu về nhiễm H. pylori ở trẻ em, những nghiên cứu này bước đầu đã đánh giá được tỷ lệ nhiễm H. pylori của trẻ em Việt Nam, nhưng các nghiên cứu trên chưa thể hiện được tất cả các dân tộc, phong tục tập quán, đặc biệt vùng Tây Nguyên. Nhằm đánh giá tỷ lệ nhiễm H. pylori của các dân tộc Tây Nguyên và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm H. pylori, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điễm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam” với hai mục tiêu:
Xác định tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em các dân tộc Tây Nguyên Việt Nam năm 2010-2011.
Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm H. pylori ở trẻ em các dân tộc Tây Nguyên Việt Nam năm 2010-2011. 
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử phát hiện Helicobacter pylori
 	Trong quan niệm kinh điển, dịch dạ dày được coi là vô khuẩn do khả năng diệt khuẩn mạnh của axit clohydric. Trước khi H. pylori chính thức được công nhận, đã có một vài thông báo về một loại vi khuẩn tìm thấy trong dạ dày người. Năm 1940, Freedberg AS và cs đã công bố về sự tồn tại một loại vi khuẩn hình xoắn trên niêm mạc dạ dày bị cắt bỏ [13]. Năm 1979, tại bệnh viện hoàng gia Perth (Australia), Robin Warren một nhà giải phẫu bệnh đã phát hiện thấy một loại vi khuẩn hình xoắn, thường xuất hiện trong các mảnh sinh thiết dạ dày ở lớp chất nhầy phủ lên tế bào niêm mạc dạ dày, quan sát dưới kính hiển vi điện tử, ông thấy chúng rất giống loại vi khuẩn đã tìm được trong các thông báo trước đó [1]. Năm 1981, Barry Marshall khi đó đang thực hành tại Khoa Nội tiêu hoá của Bệnh viện Perth rất quan tâm đến quan sát của Robin Warren, nhân tình cờ một bệnh nhân viêm hang vị dạ dày được điều trị bằng Tetracycline, sau đó các triệu chứng hoàn toàn biến mất, nội soi và kiểm tra mô bệnh học thấy sự biến mất của các tế bào viêm cùng các xoắn khuẩn. Ông đã tìm cách phân lập vi khuẩn này. Sau nhiều lần nuôi cấy không thành công, đến mẫu nuôi cấy thứ 35 thì được để lại trong tủ ấm 5 ngày do nghỉ Lễ Phục Sinh, khi dĩa nuôi cấy được kiểm tra thì thấy xuất hiện một loại khuẩn lạc thuần, đường kính 1mm, kiểm tra trên tiêu bản nhuộm Gram thấy hình vi khuẩn cong, xoắn nhẹ phù hợp với hình thể trên tiêu bản trực tiếp từ mảnh sinh thiết. H. pylori đã được phân lập thành công và được Marshall B.J chính thức công bố [1]. Vi khuẩn này ban đầu được gọi là Campylobacter like organism, do chúng có hình thái tương tự như một nhóm tác nhân gây bệnh đường ruột được biết là các Campylobacters. Tại hội thảo quốc tế về nhiễm trùng Campylobacters (Brussels, 1983), Skirrow đề nghị gọi vi khuẩn mới này là Campylobacters pyloridis, về sau được đổi lại là Campylobacters pylori cho phù hợp với nguyên tắc đặt tên theo ngôn ngữ Latin. Năm 1988 Goodwin và cs trong khi nghiên cứu về siêu cấu trúc, thành phần acid béo của tế bào và trình tự chuỗi rRNA 16S của Campylobacters pylori và Campylobacters mustelae đã nhận thấy, chúng khác hẳn với giống Campylobacters. Trên cơ sở nghiên cứu đó, Goodwin và cs đề nghị xếp Campylobacters pylori và Campylobacters mustelae vào một giống mới, giống Helicobacter (Helicobacter genus). Tháng 6 năm 1989 tạp chí quốc tế về hệ t ... hamad al-tannir., ziad naja1., Fouad ziade., Mariam el-rajab. (2007). Fecoprevalence and determinants of Helicobacter pylori infection among asymptomatic children in lebanon. J med liban, 55 (3) , pp. 138-144. 
Mônica M. C. Moraes., Gisélia A. P. da Silva. (2003). Risk factors for Helicobacter pylori infection in children. J Pediatr (Rio J), 79(1), pp. 21-8. 
Tayfun Yucel., Dikek Aygin., Selen sen. (2008). The prevalence of Helicobacter pylori and related factors among university students in Turkey. J. infect, 61(3), pp. 208-283. 
F.Luzza., D. Concolino., M. Imeneo., A. Pascuzzi., E. Pietragalla., F. Pallone. (2004). High seroprevalence of Helicobacter pylori infection in non-institutionalised children with mental retardation. Clinical Microbiology and Infection. Volume 10, Issue 7, pp. 670–673. 
Jahan H., Chowdhury O. A and Uddin M. J. (2010). Helicobacter pylori infection on medical students: A study on MAG Osmani Medical College, Bangladesh. International Journal of Medicine and Medical Sciences Vol, 2(11), pp. 354-358. 
Chiaojung j. Tsai., Sharon Perry., Luz Sanchez and Julie Pasonet, (2005). Helicobacter pylori Infection in different Generations of Hispanics in the San Francisco Bay Area. Am. J. Epidemiol, 162 (4) , pp. 351-357. 
Deniz Ertem., Hande Harmancý., Ender Pehlivanoðlu. (2003). Helicobacter pylori infection in Turkish preschool and school children: role of socioeconomic factors and breast feeding. The Turkish Journal of Pediatrics, 45, pp. 114-122. 
Vitor Camilo Cavalcante Dattoli., Rafael Valente Veiga., Sergio Souza da Cunha., Lain Carlos Pontes-de-Carvalho., Maurício Lima Barreto., and Neuza Maria Alcântara-Neves. (2010). Seroprevalence and Potential Risk Factors for Helicobacter pylori Infection in Brazilian Children. Helicobacter, 5(4), pp. 273–278. 
A. H. M. Alizadeh., S. Ansari., M. Ranjbar., H. M. Shalmani., I. Habibi., M. Firouzi1 and M. R. Zali1. (2009). Seroprevalence of Helicobacter pylori in Nahavand: a populationbased study. Eastern Mediterranean Health Journal, Vol. 15, No. 1, pp. 129. 
Dowsett SA et al. (1999). Helicobacter pylori infection in indigenous families of Central America: serostatus and oral and fingernail carriage. Journal of clinical microbiology, 37(8), pp. 2456–60. 
A. Sheikhian., S. Ataherian., M. Delfan., F. Ebrahimzadeh and Y. Pournia. (2011). Prevalence and Risk Factors of Helicobacter pylori Infection among Health Center Referrals in Khorramabad (West of Iran). Asian Journal of Epidemiology , 4, pp. 1-8. 
P. Lindkvist., F. Enquselassi., D. Asrat., I. Nilsson., L. Muhe., J. Giesecke. (1999). Helicobacter pylori infection in Ethiopian children: a cohort study. Scand. J. Infect. Dis, 31, pp. 475–480. 
Zhannat z., Nurgalieva., Hoda M. Malaty., David y. Graham., R. Almuchambetova., A. Machmudova., D. Kapsultanova., Michael s. Osato., f. Blaine Hollinger and Abai zhangabylov. (2002). Helicobacter pylori infection in kazakhstan: effect of water Source and household hygiene. Am. J. Trop. Med. Hyg, 67(2), pp. 201–206. 
F. Carter., T Seaton., Y Yuan., D Armstrong. (2012). Prevalence of Helicobacter pylori Infection in Children in The Bahamas. West India med. j. vol. 61(7), pp. 698- 702. 
Nguyen VB. , Nguyen GK., Phung DC., Okrainec K., Raymond J., Dupond C., et al. (2006). Intra-familial transmission of Helicobacter pylori infection in children of households with multiple generations in Vietnam. Eur J Epidemiol, 21, pp. 459–63. 
Elin Hestvik1., Thorkild Tylleskar., Deogratias H Kaddu-Mulindwa., Grace Ndeezi., Lena Grahnquist., Edda Olafsdottir and James K Tumwine. (2010). Helicobacter pylori in apparently healthy children aged 0-12 years in urban Kampala, Uganda: a community-based cross sectional survey. BMC Gastroenterology 2010, pp. 1471- 1474. 
Maria P. Dores., Hoda M. Malaty., David Y. Graham., Giuseppe Fanciulli., Giuseppe Delitala., and Giuseppe Realdi. (2002). Risk Factors Associated with Helicobacter pylori Infection among Children in a Defined Geographic Area. Clin Infect Dis.Volume 35, Issue 3, pp. 240-245. 
Dale A., Thomas JE., Harding M., Darboe MK., Coward WA., Harding M., Weaver LT. (1998). Acute Helicobacter pylori infection, gastric acid secretion and infant growth. J Pediatr Gastroenterol Nutr, 26, pp. 393–7. 
Hoffmann KM., Eherer AJ., Krejs GJ. (2003). Are dyspeptic symptoms linked to Helicobacter pylori? A prospective cohort study among medical students, 115(5-6), pp. 175-8. 
Figura N., Peronne A., Gennari C., Orlandini G., Bianciardi L., Giannace R., Vaira D., Vagliasinti M., Rottoli P. (1999). Food allergy and Helicobacter pylori infection. Ital J Gastroenterol Hepatol, 31(3), pp. 186-91. 
Wedi B., kapp A. (2002). Helicobacter pylori infection in skin diseases; a critical appraisal. Am J Clin Dermatol, 3(4), pp. 273-82. 
Yu Chen., Martin J. Blaser. (2007). Inverse Associations of Helicobacter pylori With Asthma and Allergy. Arch Intern Med, 167, pp. 821-827
M. Kivi., A. L. V. Johansson., M. Reilly and Y. Tindberg. (2005). Helicobacter pylori status in family members as risk factors for infection in children. Epidemiol. Infect, 133, pp. 645–652. 
M. Kathleen Glynn., Cindy R. Friedman., Benjamin D. Gold., Bhawna Khanna., Lori Hutwagner., Naomi Iihoshi., Carmen Revollo and Robert Quick. (2002). Seroincidence of Helicobacter pylori Infection in a Cohort of Rural Bolivian Children: Acquisition and Analysis of Possible Risk Factors. Clinical Infectious Diseases, 35, pp. 1059–65. 
Escobar ML., Kawakami E. (2004). Evidence of mother-child transmission of Helicobacter pylori infection. Arq Gastroenterol, 41, pp. 239–44. 
Urita Y., Watanabe T., Kawagoe N., Takemoto I., Tanaka H., Kijima S., Kido H., Maeda T., Sugasawa Y., Miyazaki T., Honda Y., Nakanishi K., Shimada N., Nakajima H., Sugimoto M., Urita C. (2013). Role of infected grandmothers in transmission of Helicobacter pylori to children in a Japanese rural town. 49(5), pp. 394-8. 
Kivi M., tinberg Y., Soberg M et al. (2003). Concordance of Helicobacter pylori Strains within Families. J Clin Microbiol, 41, pp. 5604-8. 
G. Guzmán-Domínguez., O. A. Newton-Sánchez., R. Bustos-Saldaña1., B. M. Guzmán-Villa and A. Barajas-Martínez. (2008). Seropositivity to Helicobacter pylori among university students and their families, Acomparative cross-sectional study.Rev Esp Enferm Diag, Vol. 100. N. ° 9, pp. 540-544. 
Phụ lục 1
Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
________
Số: 09/2011/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo
 áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015
___________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Điều 2. Mức chuẩn nghèo quy định tại Điều 1 Quyết định này là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
THỦ TƯỚNG 
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng 
Phụ lục 2
Phỏng vấn hộ gia đình tại xã N Thol Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Lấy mẫu máu tại xã Ea Tar, huyện Cư M Gar, tỉnh Đak Lak
Nhóm nghiên cứu tại xã Ia Phí, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai
Hình ảnh nhóm nghiên cứu tại xã N ThoL Hạ, huyện Đức Trọng
 tỉnh lâm Đồng
Phụ lục 3
Bộ câu hỏi điều tra hộ gia đình
Họ tên điều tra viên: Ngày phỏng vấn: Địa điểm NC: Huyện: Tỉnh: 
I.   Thông tin chung: Họ tên chủ hộ: Dân tộc: Mã số hộ GĐ: Số người trong hộ GĐ:
TT Vị trí GĐ
Họ tên
Tuổi
Giới
Nghề
Học vấn
TS TH
Bệnh TH
TS DỨ
KS 1 tháng
KS 12 th
TG bú
Sống TT
RT 
TA
RT SVS
Sau VS
Người/Gig
Nhai/ bón
Ăn bốc
Ăn chung
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
1. Bố
2 Mẹ
3 Ông
4 Bà
5 Con 1
6 Con 2
7 Con 3
8 Con 4
9 Con 5
Khác 1
Khác 2
Khác 3
Ghi chú: 
3. Tuổi: Dưới 5 tuổi ghi theo số tháng
4. Giới: Trai (T) hay gái (G)
5. Nghề nghiệp: nông dân (ND), công nhân (CN), giáo viên (GV), văn phòng khác (VP), buôn bán (BB), nội trợ (NT), tự do (TD)...
6. Học vấn: ghi theo lớp (1,2,3...) hoặc mù chữ (MC)
7. TS bệnh tiêu hoá (từ 3 tháng trước trở về trước): Không (o), Đau thượng vị (ĐTV: đau điển hình vùng thượng vị có hoặc không lên quan đến bữa ăn), đau bụng tái diễn (ĐBTD: >3 lần trong thời gian kéo dài > 3 tháng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt), nôn tái diễn (NTD), nôn máu (NM), phân đen (PĐ)
8. Bệnh TH hiện nay (từ dưới 3 tháng đến hiện nay): Không (o), Đau thượng vị (ĐTV: đau điển hình vùng thượng vị có hoặc không lên quan đến bữa ăn), đau bụng tái diễn (ĐBTD: >3 lần trong thời gian kéo dài > 3 tháng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt), nôn tái diễn (NTD), nôn máu (NM), phân đen (PĐ).
9. Tiền sử dị ứng: Mày đay (MĐ), hen PQ (HPQ), chàm (Ch), di ứng thức ăn (DƯTA), khác (ghi rõ...): 
10. KS 1 tháng: Kháng sinh dùng trong tháng vừa qua: Có (+) hoặc không (-)
11. KS 12 tháng: số đợt dùng KS trong năm qua: ghi số đợt dùng KS
12. Thời gian bú mẹ: ghi tổng số tháng bú mẹ
13. Sống tập thể: ghi thời điểm (tháng) bắt đầu sống tập thể (như đến nhà trẻ, nếu không đi nhà trẻ, ghi tuổi đi học tiểu học...)
14/15 RT TA (rửa tay trước khi ăn) và RT SVS (rửa tay sau khi đi đại tiện): ghi theo các mức độ: luôn luôn (LL), 
thường xuyên (thỉnh thoảng quên) (TX), khi nhớ khi quên (KNKQ), đôi khi (ĐK), không bao giờ (KBG)
16. Sau vệ sinh (sau đại tiện: chùi hay rửa): Chỉ rửa (RR), rửa là chính (R), chỉ chùi (CC), chùi là chính (C), khi rửa, khi chùi (R+C)
17. Người/giường: số người ngủ chung một giường thường xuyên nhất: ghi theo số người (2,3,4,5...)
18. Nhai/bón: có ăn thức ăn do người khác nhai bón trong tiền sử (kể cả trẻ em và người lớn): có (+), không (-)
19. Ăn bốc: không bao giờ (-), đôi khi (+/-), luôn luôn hay thường xuyên (+)
20. (ăn chung bát, đũa, thìa...): không bao giờ (-), đôi khi (+/-), luôn luôn hay thường xuyên (+) 
II. Thông tin về hộ gia đình:
2.1 Thu nhập trung bình/tháng/đầu người: ngàn đồng/tháng
ngàn đồng/tháng
ước tính cả lương, khác (can bộ)/thóc,khoai, sắn, chăn nuôi, khác(nông dân):
2.2 Nhà ở:
Diện tích bình quân.m2/ người.
Nhà ở: nhà tư nhân ڤ (nhà sàn/nhà rông/nhà nền đất/nhà xây nền lát)
nhà tập thể o (nhà nền đất/nhà xây nền lát/nhà tầng)
2.3 Nguồn nước (có thể dùng nhiều nguồn):
Nước máy o giếng xây ¨ giếng đào ڤ giếng làng o
Sông o suối o
2.4 Hố xí:
Tự hoại ڤ bán tự hoại o hai ngăn o thùng 1 ngăn ¨
khác o, không có hố xí cố định: o
2.5 Dùng phân bắc tươi:
Không ai dùng bao giờ: ڤ trong ruộng /vườn nhà o trong địa phương o
2.6 Nuôi động vật:
Nuôi trong nhà: Chó ڤ mèo o lợn khác ¨
Khoảng cách từ chỗ người ở đến chuồng trâu bò/lợn: m
2.7 Những thức ăn đặc biệt (ghi rõ loại thức ăn đặc biệt của bản, của dân tộc ấy):
2.8 Những tập quán riêng biệt của gia đình hoặc của thôn bản:
2.9. Tuổi kết hôn: Chồng: vợ:
2.10. Tuổi sinh con đầu lòng: Chồng: vợ:
2.11 Những điều ghi chú đặc biệt:
Phụ lục 4
Kỹ thuật ELISA in-house
 Kháng nguyên H. pylori đã được sử dụng: Kháng nguyên toàn thân vi khuẩn bất hoạt bằng siêu ly tâm từ 5 loại chủng H. pylori phân lập được trên bệnh nhân viêm hoặc loét dạ dày-tá tràng (Kháng nguyên này được sản xuất theo thường qui của Học viện Karolinska, Thụy Điển)
	- Kháng nguyên Campylobacter jejuni được sản xuất từ các chủng bệnh nhân tiêu chảy người Việt Nam (theo thường qui của Học viện Karolinska, Thụy Điển)
	- Chuẩn bị cho bản ELISA: Pha loãng kháng nguyên H. pylori trong dung dịch PBS pH 7,4 theo nồng độ 80µg/ml. Nhỏ 100µl dung dịch kháng nguyên đã pha loãng vào trong từng giếng của bản ELISA. Phủ kín bản bằng giấy bạc và giữ ở nhiệt độ phòng qua đêm. 
	- Chuẩn bị các dung dịch đệm: 
Dung dịch gắn bản: PBS pH 7,4. 
Dung dịch pha loãng huyết thanh: PBS-BSA 1%-Tween 20
 PBS-BSA 1%-Tween 20 và kháng nguyên Campylobacter jejuni
Dung dịch rửa bản: PBS-Tween 20
Dung dịch cơ chất: Chỉ chuẩn bị trước khi dùng 5 phút theo tỷ lệ 1 viên cơ chất trong 5ml dung dịch cơ chất (tránh ánh sáng). 
 - Huyết thanh bệnh nhân được pha loãng 1:100 trong dung dịch đệm PBS-BSA 1%- Tween 20, sau đó tiếp tục pha loãng 1:10 trong PBS bao gồm 90 µg/ml của kháng nguyên Campylobacter jejuni để tránh phản ứng chéo giữa các kháng thể. 
	- Nhỏ 100µl dung dịch huyết thanh đã pha loãng vào trong từng lỗ của bản nhựa đã gắn kháng nguyên H. pylori. Ủ bản nhựa 1giờ ở 370C. 
	Sử dụng hai chứng dương và hai chứng âm (chuẩn quốc tế). Mỗi mẫu huyết thanh được làm đúp trên một bản nhựa. 
	- Rửa bản nhựa 3 lần bằng dung dịch PBS -Tween 20, pH=7
	- Nhỏ 100µl dung dịch kháng thể dê kháng IgG người đã được pha loãng theo tỉ lệ 1:2500 vào từng lỗ trên bản nhựa. Tiếp tục ủ trong 1 giờ ở 370C. 
	- Rửa bản nhựa 3 lần bằng dung dịch PBS - Tween 20, pH =7. 
	- Nhỏ 100µl dung dịch cơ chất vào từng lỗ của bản nhựa. Dùng hàng đầu tiên của bản nhựa chỉ nhỏ dung dịch cơ chất để làm hàng chứng cho phản ứng trong ngày. Tiếp tục ủ bản nhựa 15 phút ở 370C hoặc 30 phút ở nhiệt độ phòng. 
	- Đọc kết quả phản ứng bằng máy ELISA với bước sóng 405nm. 
	* Đánh giá kết quả:
 	Giá trị 0,2 là giới hạn đánh giá kết quả dương tính hay âm tính của phương pháp. Giá trị này đã được xác định từ nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hà và cs [125], trong đó chuẩn vàng là sự hợp các phương pháp CLO, mô bệnh học, nuôi cấy, ELISA của chủng H. pylori dương tính được nuôi cấy từ 124 bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng và 200 người lành, với độ nhạy cảm 100% (124/124) và độ đặc hiệu 96% (192/200).
Phụ lục 5

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_dac_diem_dich_te_hoc_nhiem_helicobacter_p.doc
  • docKET LUAN MOI CUA LUAN AN TIEN ANH.doc
  • docKẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TS Y KHOA TIẾNG VIỆT.doc
  • docTÓM TẮT LUẬN ÁN TS Y KHOA TIẾNG ANH.doc
  • docTÓM TẮT LUẬN ÁN TS Y KHOA TIẾNG VIỆT.doc