Luận án Nghiên cứu đặc điểm đột biến gen globin và theo dõi điều trị thải sắt ở bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2013 - 2016

Bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) thuộc nhóm bệnh rối loạn tổng hợp huyết sắc tố, là bệnh di truyền phổ biến nhất trên thế giới với ước tính khoảng 7% dân số mang gen bệnh [1]. Nguyên nhân gây bệnh là do đột biến gen quy định tổng hợp chuỗi globin dẫn đến mất cân bằng các loại chuỗi globin, tạo nên bất thường về huyết sắc tố và thành phần các loại huyết sắc tố, dẫn tới hiện tượng vỡ hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân. Mức độ phổ biến của bệnh tùy thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, bệnh huyết sắc tố ảnh hưởng tới 71% số nước trên thế giới [2]. Hàng năm có khoảng 330.000 trẻ sinh ra bị bệnh (trong đó 83% là hồng cầu hình liềm và 17% là bệnh thalassemia) [2],[3]. Bệnh thalassemia liên quan đến nguồn gốc dân tộc, phân bố khắp toàn cầu song có tính địa dư rõ rệt, thường gặp ở vùng Địa Trung Hải, khu vực Trung Đông và Đông Nam Á [1],[3],[4].

Gen tổng hợp chuỗi α-globin nằm trên nhiễm sắc thể số 16, gen tổng hợp chuỗi β-globin nằm trên nhiễm sắc thể số 11 [3],[5]. Đột biến gen globin rất đa dạng và phức tạp. Việc bị mắc các đột biến khác nhau hoặc kết hợp nhiều loại đột biến trên cùng một người có thể tạo ra các kiểu hình hết sức phong phú, từ người mang gen tới người bị bệnh thể nhẹ, thể nặng hay rất nặng [5],[6]. Trong những năm gần đây, những phát triển vượt bậc trong lĩnh vực sinh học phân tử đã góp phần tích cực trong việc chẩn đoán các kiểu đột biến gen giúp cho công tác tư vấn, quản lý nguồn người mang gen và phòng bệnh ngày càng tốt hơn

doc 184 trang dienloan 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm đột biến gen globin và theo dõi điều trị thải sắt ở bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2013 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm đột biến gen globin và theo dõi điều trị thải sắt ở bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2013 - 2016

Luận án Nghiên cứu đặc điểm đột biến gen globin và theo dõi điều trị thải sắt ở bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2013 - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà, nghiên cứu sinh khóa 32 - Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, tôi xin cam đoan:
Đây là luận án do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Huyết học - Truyền máu, Trường Đại học Y Hà Nội và PGS.TS. Lê Xuân Hải - Trưởng khoa Miễn dịch - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
 Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
 Hà Nội, ngày tháng năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới :
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Huyết học - Truyền máu - Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án Tiến sĩ.
Đảng ủy, Ban Lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Hội đồng khoa học, các khoa/phòng của Viện đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình công tác và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới:
GS.TS. Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học vô cùng quý giá; động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
GS.TS. Phạm Quang Vinh - Chủ nhiệm Bộ môn Huyết học - Truyền máu, người Thầy dành nhiều tâm sức đào tạo, hướng dẫn và động viên giúp đỡ để tôi có được những kiến thức giá trị, những ý kiến rất quý báu trong suốt thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu này. 
PGS.TS. Lê Xuân Hải - Trưởng khoa Miễn dịch Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học vô cùng quý giá; giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
TS. Bạch Quốc Khánh - Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, người Thầy đã luôn truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn quý báu, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình công tác và thực hiện luận án này.
PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, PGS.TS Bùi Thị Mai An, TS. Dương Quốc Chính đã tận tình giúp đỡ, chia sẻ với tôi những kiến thức, kinh nghiệm, những tài liệu tham khảo rất quý giá trong quá trình thực hiện nghiên cứu. 
Tập thể cán bộ Trung tâm thalassemia, khoa Di truyền sinh học phân tử, khoa Miễn dịch, khoa Tế bào tổ chức học, khoa Sinh hóa và những đồng nghiệp tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã dành cho tôi những tình cảm quý mến, sự động viên kịp thời, cũng như sự hỗ trợ, chia sẻ trong công việc và trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh Viện Bạch Mai, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi suốt những năm tháng thực hiện nghiên cứu tại đây. 
Tôi xin chân thành cảm ơn các bệnh nhân thalassemia và người nhà bệnh nhân đã luôn tin tưởng và ủng hộ, hợp tác với tôi trong suốt quá trình tôi làm việc và nghiên cứu tại trung tâm thalassemia để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ, Chồng, các Con và những người thân trong gia đình đã thường xuyên động viên, khích lệ, tạo cho tôi nguồn động lực, giúp tôi chuyên tâm học tập, nghiên cứu và không ngừng phấn đấu. Xin cảm ơn bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ tôi mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận án tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN	i
LỜI CẢM ƠN	ii
MỤC LỤC	iv
DANH MỤC BẢNG 	vii
DANH MỤC HÌNH	ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ	x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT	xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các đột biến gây bệnh β-thalassemia thường gặp ở người Việt Nam	10
Bảng 1.2. Sự phân bố sắt trong cơ thể người	19
Bảng 1.3. Tốc độ tích lũy sắt do truyền máu ở bệnh nhân không dùng thuốc thải sắt	24
Bảng 2.1. Cách tính điểm và phân loại mức độ bệnh thalassemia	49
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phân loại theo truyền máu	50
Bảng 2.3. Chỉ số ferritin huyết thanh theo các mức độ quá tải sắt	51
Bảng 2.4. Chỉ số LIC theo các mức độ quá tải sắt tại gan	51
Bảng 2.5. Chỉ số T2* tim theo các mức độ quá tải sắt tại tim	51
Bảng 2.6. Các mức độ quá sắt trong gan	59
Bảng 2.7. Các mức độ quá tải sắt trong tim	59
Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu	62
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân thalassemia	62
Bảng 3.3. Đặc điểm chung của người nghi mang gen bệnh thalassemia	63
Bảng 3.4. Đặc điểm về tiền sử sinh đẻ của sản phụ	64
Bảng 3.5. Các kiểu gen của bố mẹ thai nhi.	64
Bảng 3.6. Kết quả chẩn đoán trước sinh tế bào dịch ối thai nhi	65
Bảng 3.7. Các kiểu đột biến gena-globin phát hiện được trên thai nhi	66
Bảng 3.8. Các kiểu đột biến gen b-globin phát hiện được trên thai nhi	67
Bảng 3.9. Các đột biến α-globin phát hiện được ở người nghi ngờ mang gen bệnh α-thalassemia	68
Bảng 3.10. Các đột biến phát hiện được ở bệnh nhân a-thalassemia	69
Bảng 3.11. Các đột biến β-globin phát hiện được ở người nghi ngờ mang gen bệnh b-thalassemia	69
Bảng 3.12. Các đột biến phát hiện được ở bệnh nhân β-thalassemia	70
Bảng 3.13. Nồng độ Hb trung bình theo các kiểu gen b-globin	71
Bảng 3.14. Tỷ lệ các alen đột biến α-globin được phát hiện	72
Bảng 3.15. Tỷ lệ các alen đột biến β-globin được phát hiện	72
Bảng 3.16. Kết quả các đột biến gen b-globin được xác định bằng b-globin Strip Assay và giải trình tự gen b-globin	73
Bảng 3.17. Đặc điểm chỉ số hồng cầu và thành phần huyết sắc tố của một số người có đột biến hiếm gặp	74
Bảng 3.18. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu	74
Bảng 3.19. Tỷ lệ các mức độ ferritin huyết thanh ở hai nhóm bệnh nhân phụ thuộc truyền máu và không phụ thuộc truyền máu (TDT và NTDT)	76
Bảng 3.20. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt tại gan (LIC) ở hai nhóm bệnh nhân TDT và NTDT	77
Bảng 3.21. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt tại tim (T2* tim) ở hai nhóm bệnh nhân TDT và NTDT	78
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa quá tải sắt tại tim và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân thalassemia	80
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa quá tải sắt tại tim và LIC ở bệnh nhân thalassemia	81
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa LIC và chỉ số xơ gan (APRI*) ở bệnh nhân thalassemia	81
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa quá tải sắt tại tim với sức bóp cơ tim ở bệnh nhân thalassemia	82
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa quá tải sắt tại tim với rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân thalassemia	83
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa LIC và giảm sức bóp cơ tim	83
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa ferritin huyết thanh với giảm sức bóp cơ tim	84
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa T2* tim, LIC, ferritin với tỷ lệ giảm hormon sinh dục ở bệnh nhân nam trên 15 tuổi	86
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa T2* tim, LIC, ferritin với tỷ lệ bệnh nhân giảm hormon tuyến cận giáp	87
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa T2* tim, LIC, ferritin với tỷ lệ bệnh nhân giảm hormon tuyến giáp	87
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa T2* tim, LIC, ferritin với chỉ số HbA1C	88
Bảng 3.33. Đặc điểm chung của nhóm điều trị thải sắt thường xuyên	89
Bảng 3.34. Giá trị trung bình các chỉ số đánh giá quá tải sắt trước và sau điều trị thải sắt 1 năm	90
Bảng 3.35. Sự thay đổi LIC và ferritin sau 1 năm điều trị thải sắt thường xuyên	91
Bảng 3.36. Sự thay đổi LIC và T2* tim ở bệnh nhân có quá tải sắt tại tim sau 1 năm điều trị thải sắt thường xuyên	92
Bảng 3.37. Giá trị trung bình các chỉ số đánh giá quá tải sắt sau 1 năm không điều trị thải sắt thường xuyên	93
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của bệnh b-thalassemia	5
Hình 1.2. Cấu trúc gen β-globin	8
Hình 1.3. Cấu trúc gen α-globin	11
Hình 1.4. Cơ chế điều hòa chuyển hóa sắt của hepcidin	24
Hình 1.5. Cơ chế bệnh sinh của tình trạng quá tải sắt .	26
Hình 1.6. Đồ thị diễn tả các mức thời gian suy giảm 63% tín hiệu	32
Hình 1.7. Hình ảnh tín hiệu Echo tại các thời gian phản hồi TE	32
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu	46
Hình 2.1. Ảnh định vị gan theo trục stagital và coronal để lấy lát cắt axial giữa gan.	57
Hình 2.2. Ảnh định vị 4 buồng tim và vị trí chụp theo trục ngắn giữa tim	57
Hình 2.3. Đo trên ROI cùng vị trí như nhau trên tất cả các TE	57
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giới tính của nhóm nghiên cứu	75
Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa ferritin và LIC ở hai nhóm bệnh nhân TDT và NTDT	79
Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa ferritin và T2*tim ở bệnh nhân thalassemia	79
Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa LIC và T2* tim ở bệnh nhân thalassemia	80
Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa LIC và prothrombin	82
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân bị giảm các loại hormon	84
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân bị giảm các loại hormon theo các mức độ quá tải sắt tại tim (T2*tim)	85
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi LIC sau 1 năm điều trị thải sắt thường xuyên	89
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt trước và sau điều trị	90
Biểu đồ 3.10. Mối tương quan giữa sự thay đổi LIC và ferritin huyết thanh	91
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng tại các tổ chức trước và sau 1 năm điều trị thải sắt thường xuyên	92
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt sau 1 năm không điều trị thải sắt thường xuyên	93
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng tại các tổ chức sau 1 năm không điều trị thải sắt thường xuyên	94
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
α
: Alpha
β 
: Beta
d
: Delta
γ
: Gamma
ξ
: Zetta
ADN
: Acid Deoxyribo Nucleotit
ARMS (Amplification refractory mutation system)
: Hệ thống khuếch đại đột biến có tính trơ
ARN
: Acid ribonucleic 
ddNTP
: Dideoxynucleotide triphosphate
dNTP
: Deoxynucleotide triphosphate
FIL
: Filipino
FSH (Follicle-stimulating hormone)
: Hormon kích thích nang trứng, 
Hormon thùy trước tuyến yên, điều tiết sinh sản cả nam và nữ
FT4 (Free thyroxine Hormon)
: Hormon tuyến giáp
Hb (Hemoglobin)
: Huyết sắc tố 
HbA1C (Glycated Hemoglobin)
: Huyết sắc tố gắn glucose máu (glycate hóa)
HC
: Hồng cầu
HbE
: Hemoglobin E
HbF
: Hemoglobin fetal
HbCs
: Hemoglobin Constant Spring
HbQs
: Hemoglobin Quong Sze
HPLC (High Performance Liquid Chromatography)
: Sắc ký lỏng cao áp
HS (Hypersensitive sites)
: Vị trị nhậy cảm
IVS (Intervening sequence)
: Trình tự chèn hay intron
LCR (Locus Control Region)
: Vùng kiểm soát gen
LH (Luteinizing hormone)
: Hormon kích thích hoàng thể 
Hormon thùy trước tuyến yên, điều tiết sinh sản cả nam và nữ
LIC (Liver iron concentration)
: Nồng độ sắt trong gan
MCH (Mean corpuscular Hemoglobin)
: Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu
MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration)
: Nồng độ huyết sắc tố trung bình 
 trong hồng cầu
MCV (Mean Corpuscular Volume)
: Thể tích trung bình hồng cầu 
MED (Mediterranean)
: Người Địa Trung Hải
NST
: Nhiễm sắc thể
PCR (Polymerase Chain Reaction)
: Phản ứng khuyếch đại chuỗi	
SEA (South East Asian)
: Đông Nam Á
TIF (Thalassemia International Federation)
: Liên đoàn Thalassemia quốc tế
THAI
: Thái Lan
TSH (Thyroid - stimulating hormone)
: Hormon kích thích tuyến giáp
ULN (Upper limit of normal)
: Giới hạn trên của giá trị bình thường
WHO (World Heath Organization)
: Tổ chức Y tế thế giới
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) thuộc nhóm bệnh rối loạn tổng hợp huyết sắc tố, là bệnh di truyền phổ biến nhất trên thế giới với ước tính khoảng 7% dân số mang gen bệnh [1]. Nguyên nhân gây bệnh là do đột biến gen quy định tổng hợp chuỗi globin dẫn đến mất cân bằng các loại chuỗi globin, tạo nên bất thường về huyết sắc tố và thành phần các loại huyết sắc tố, dẫn tới hiện tượng vỡ hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân. Mức độ phổ biến của bệnh tùy thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, bệnh huyết sắc tố ảnh hưởng tới 71% số nước trên thế giới [2]. Hàng năm có khoảng 330.000 trẻ sinh ra bị bệnh (trong đó 83% là hồng cầu hình liềm và 17% là bệnh thalassemia) [2],[3]. Bệnh thalassemia liên quan đến nguồn gốc dân tộc, phân bố khắp toàn cầu song có tính địa dư rõ rệt, thường gặp ở vùng Địa Trung Hải, khu vực Trung Đông và Đông Nam Á [1],[3],[4]. 
Gen tổng hợp chuỗi α-globin nằm trên nhiễm sắc thể số 16, gen tổng hợp chuỗi β-globin nằm trên nhiễm sắc thể số 11 [3],[5]. Đột biến gen globin rất đa dạng và phức tạp. Việc bị mắc các đột biến khác nhau hoặc kết hợp nhiều loại đột biến trên cùng một người có thể tạo ra các kiểu hình hết sức phong phú, từ người mang gen tới người bị bệnh thể nhẹ, thể nặng hay rất nặng [5],[6]. Trong những năm gần đây, những phát triển vượt bậc trong lĩnh vực sinh học phân tử đã góp phần tích cực trong việc chẩn đoán các kiểu đột biến gen giúp cho công tác tư vấn, quản lý nguồn người mang gen và phòng bệnh ngày càng tốt hơn. Những kỹ thuật dựa trên nguyên lý phản ứng tổng hợp chuỗi (Polymerase Chain Reaction – PCR) ngày càng được cải tiến và được ứng dụng rộng rãi [7]. Trong đó, kỹ thuật lai phân tử dùng bộ kít α-globin Strip Assay có thể phát hiện đồng thời 21 đột biến gen α-globin hoặc bộ kít β-globin Strip Assay có thể phát hiện 22 đột biến gen β-globin phổ biến trong khu vực, bộ kit globin Strip Assay đã và đang được sử dụng ở nhiều quốc gia [7],[8],[9]. 
Biểu hiện của bệnh thalassemia là thiếu máu và quá tải sắt. Theo cảnh báo của Liên đoàn thalassemia quốc tế, quá tải sắt là nguyên nhân chính gây tử vong cho bệnh nhân thalassemia (70%). Tình trạng tích lũy sắt do truyền máu nhiều lần và tăng hấp thu sắt, dẫn đến những biến chứng mang tính hệ thống ở nhiều cơ quan như tim, gan, tuyến nội tiết... ở người bệnh thalassemia [10]. Thực hiện phác đồ thải sắt có thể kiểm soát được tình trạng quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia [10],[11]. Để đánh giá tình trạng quá tải sắt và theo dõi hiệu quả điều trị thải sắt, định lượng nồng độ ferritin huyết thanh là phương pháp được áp dụng rất phổ biến, tuy nhiên, chỉ số này có những hạn chế là không phản ánh được chính xác lượng sắt trong tổ chức của cơ thể [10],[11],[12]. Những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng kỹ thuật cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging - MRI) để đánh giá tình trạng quá tải sắt. MRI là một kỹ thuật có nhiều ưu điểm, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở các cơ sở có máy chụp cộng hưởng từ [11],[13],[14],[15],[16].
Thalassemia là bệnh có thể phòng được và chữa được [1], việc nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh nhân là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Chính vì lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm đột biến gen globin và theo dõi điều trị thải sắt ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2013 - 2016" với hai mục tiêu: 
Nghiên cứu đặc điểm đột biến gen globin bằng kỹ thuật Strip Assay tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2013 - 2016.
Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số quá tải sắt bằng MRI ở bệnh nhân thalassemia được điều trị thải sắt.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh thalassemia
1.1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh thalas ... (2008). Echocardiology. Pediatric Cardiology for Practitioners
Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Phạm Quang Vinh (2012). Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Nguyễn Anh Vũ (2014). Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán. Nhà xuất bản Đại học Huế.
Đỗ Trung Quân (2013). Bệnh nội tiết chuyển hóa. Nhà xuất bản Giáo dục.
Lin ZH, Xin YN, Dong QJ at el (2011). Performance of the aspartate aminotransferase-to-platelet ratio index for the staging of hepatitis C-related fibrosis: an updated meta-analysis. Hepatology. 2011 Mar;53(3):726-36. doi: 10.1002/hep.24105.
Telfer PT, Prestcott E, Holden S. (2000). Hepatic iron concentration combined with long-term monitoring of serum ferritin to predict complications of iron overload in thalassaemia major. Br J Haematol. 2000 Sep;110(4):971-7.
Alústiza Echeverría J.M, Agustín Castiella, Emparanza J.I. (2012). Quantification of iron concentration in the liver by MRI. Insights Imaging. 2012 Apr; 3(2): 173–180.
Kwiatkowski JL (2011). Real world use of iron chelators. Hematology Am Soc Hematology Educ Program 2011;2011:451-458
Phạm Quang Vinh, Phùng Thị Hồng Hạnh (2010). Một số đặc điểm các thể bệnh và kết quả truyền máu ở bệnh nhân thalassemia được điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương năm 2009. Y học Việt Nam tập 373 tháng 9 năm 2010, Trang 36 - 4.
Bạch Quốc Khánh, Vũ Hải Toàn, Nguyễn Thị Thu Hà (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và đột biến gen ở bệnh nhân b- thalassemia/HbE. Y học Việt Nam tập 434 tháng 9 năm 2015.
Phan Thị Thùy Hoa và cs (2010). Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh nhân thalassemia điều trị tại bệnh viện TW Huế. Y học Việt Nam tập 373 tháng 9 năm 2010.
Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2016). Đặc điểm một số chỉ số huyết học ở người mang gen bệnh thalassemia đến tư vấn tại Viện Huyết học - truyền máu Trung ương. Y học Việt Nam tập 448 số chuyên đề, trang 169 - 176.
Nguyễn Kiều Giang và cộng sự (2016). Thực trạng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh ở phụ nữ dân tộc Tày tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Y học Việt Nam tập 448 số chuyên đề, trang 13 - 20.
Viprakasit V., Chanin L., et al (2013). Problems in determining thalassemia carrier status in a program for prevention and control of severe thalassemia syndrome: a lesson from Thailand. Clin Chem Lab Med 51 (8) page 1605 – 1614.
Chan L C, Ma S K, Chan A Y Y (2001). Should we screen for globin gene mutations in blood samples with mean corpuscular volume (MCV) greater than 80 fL in areas with a high prevalence of thalassaemia? J Clin Pathol 2001;54 page 317–320.
Ahmad R, Saleem M, Sabrina R, et al (2013). "Distribution of alpha thalassaemia gene variants in diverse ethnic populations in Malaysia: data from the institute for medical research". International journal of molecular sciences, 14(9), page 18599-18614.
Wibhasiri Srisuwan, Thanusak Tatu (2013). Diagnosis of thalassemia carriers commonly found in Northern Thailand via a combination of MCV or MCH and PCR-based methods. Bulletin of Chiang Mai Associated Medical Sciences., 46(1), page 22-32.
David H K Chui (2005). a-Thalassemia: Hb H Disease and
Hb Barts Hydrops Fetalis. Ann. N.Y. Acad. Sci. 1054: 25–32
Liao C., Q.H. Mo, J. Li, et al. (2005). Carrier screening for α- and β-thalassemia in pregnancy: the results of an 11-year prospective program in Guangzhou Maternal and Neo natal hospital. Prenat. Diagn. 25:163–171
Chen P, Long GF, Lin WX (2004). Homozygous hemoglobin constan spring in Guangxi province. Zhonghua Xue Ye Xue Za Zhi. 2004 Apr;25(4 page 205-208.
Azma RZ, Othman A, Azman N, (2012). Co-inheritance of compound heterozygous Hb Constant Spring and a single -alpha(3.7) gene deletion with heterozygous deltabeta thalassaemia: a diagnostic chalenge. Malays J Pathol. 2012 Jun;34(1) page 57-62.
Cornelis L H., Douglas R.H. (2010) Review alpha thalassemia. Orphanet Journal of Rare Diseases 2010, 5:13
Viprakasit V1, Tanphaichitr VS, Pung-Amritt P (2002). Clinical phenotypes and molecular characterization of Hb H-Paksé disease. Haematologica. 2002 Feb;87(2):117-25
Trần Tuấn Anh, Vũ Thị Bích Hường và cs (2016). Nghiên cứu tỷ lệ đồng hợp tử và dị hợp tử của một số đột biến trong bệnh beta thalassemia tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Y học Việt Nam tập 448 số chuyên đề, trang 21 – 27.
Renzo G., ADNroulla E., Joanne T., et al. (2008). Prevention of thalassemia and other haemoglobin disorders, Volume I. Thalassemia International Ferderation, 2nd edition.
 Lantip R, Muhammad B., Wahyu S., et al (2016). Modifying effect of XmnI, BCL11A, and HBS1L-MYB on clinical appearances: A study on β-thalassemia and hemoglobin E/β-thalassemia patients in Indonesia. Hematology/Oncology and Stem Cell Therapy, Volume 9, Issue 2.
Lai Kuan Teh, Elizabeth George, Mei I Lai (2013). Molecular basis of transfusion dependent beta-thalassemia major patients in Sabah Journal of Human Genetics (2014) 59, 119–123.
Borgna-Pignatti C, Rugolotto S, De Stefano, et al (1998). Survival and disease complications in thalassemia major. Ann N Y Acad Sci 1998; 850:227-230.
Taher AT., Viprakasit V., Musallam KM. (2013). Treating iron overload in patients with non-transfusion-dependent thalassemia. Am. J. Hematol. 88 page 409–415. 
Pakbaz Z , Fischer R, Fung E, et al. (2007). Serum ferritin underestimates liver iron concentration in transfusion independent thalassemia patients as compared to regularly transfused thalassemia and sickle cell patients. Pediatr Blood Cancer, 49(3) page 329-332.
Tony S, Daar S, Elshinawy M, 2012. T2* MRI in regularly transfused children with thalassemia intermedia: serum ferritin does not reflect liver iron stores. Pediatr Hematol Oncol, 2012 Sep; 29(6) page 579-584.
Azarkeivan A, Hashemieh M, Akhlaghpoor S, et al (2013). Relation between serum ferritin and liver and heart MRI T2* in beta thalassaemia major patients. East Mediterr Health J, 19(8), page 727-732.
Samir A. Ammara , Khalid I (2014). Splenectomy for patients with β- thalassemia major: long-term outcomes. The Egyptian Journal of Surgery. Page 1110-1121.
Wai C.T., Greenson J.K., Fontana R.J., et al. (2003). A simple noninvasive index can predict both significant fibrosis and cirrhosis in patients with chronic hepatitis C, Hepatology, 38 (2), pp. 518-526.
Yilmaz Y., Yonal O., Kurt R., ... et al.2011, Noninvasive assessment of liver fibrosis with the aspartate transaminase to platelet ratio index (APRI): Usefulness in patients with chronic liver disease: APRI in chronic liver disease, Hepatitis Monthly, 11 (2), pp. 103-6
C K Li, K W Chik, CWK Lam at el (2001). Liver disease in transfusion dependent thalassaemia major. Arch Dis Child 2002;86:344–347.
Nguyễn Thùy Dung (2012),Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và bước đầu đánh giá một số chỉ số APRI và fibroscan ở bệnh nhân viêm gan mạn do virus viêm gan C,Luận văn bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
Olynyk JK1, St Pierre TG (2005). Duration of hepatic iron exposure increases the risk of significant fibrosis in hereditary hemochromatosis: a new role for magnetic resonance imaging. Am J Gastroenterol. 2005 Apr;100(4):837-41.
Wood J.C. (2009). History and Current Impact of Cardiac Magnetic Resonance Imaging on the Management of Iron Overload. Circulation, 2009 November 17; 120(20) page 1937–1939. doi:10.1161.
Lekawanvijit S., Chattipakorn N. (2009). Iron overload thalassemic cardiomyopathy: Iron status assessment and mechanisms of mechanical and electrical disturbance due to iron toxicity. Can J Cardiol. 2009 Apr; 25(4) page 213–218.
Quatre A., Jacquier A., Petit P. (2014). MRI monitoring of myocardial iron overload: Use of cardiac MRI combined with hepatic MRI in a cohort of multi-transfused patients with thalassaemia. Diagnostic and Interventional Imaging (2014) 95, 1065-1069.
De Sanctis V, Gamberini MR, Gilli G (2008). Hypogonadism, diabetes mellitus, hypothyroidism, hypoparathyroidism: incidence and prevalence related to iron overload and chelation therapy in patients with thalassaemia major followed from 1980 to 2007 in the Ferrara Centre, Pediatr Endocrinol Rev. 2008 Oct;6Suppl 1:158-69.
Al Hashmi H, Mula-Abed WA, Al Muslahi M, et al (2008). Prevalence of endocrinopathies in patients with Beta-thalassaemiamajor - a cross sectional study in oman. Oman Med J, 23(4) page 257-62.
Shirodkar A, Merchant RH, Ahmed J (2011).Evaluation of growth, puberty and endocrine dysfunctions in relation to iron overload in multi transfused Indian thalassemia patients. Indian J Pediatr, 78(6) page 679 - 683.
Eleftheriou A, De Sanctis V, Malaventura C (2004). Prevalence of endocrine complications and short stature in patients with thalassaemia major: a multicenter study by the Thalassaemia International Federation (TIF). Pediatr Endocrinol Rev, 2 Suppl 2 page 249-255.
Bakir ML, Belhoul KM, Kadhim AM, et al (2013). Prevalence of iron overload complicationsamong patients with b-thalassemia major treated at Dubai Thalassemia Centre. Ann Saudi Med, 33(1) page 18-21.
John C. Wood (2014). Use of Magnetic Resonance Imaging to Monitor Iron Overload. Hematol Oncol Clin North Am. 2014 August ; 28(4): 747–764. doi:10.1016/j.hoc.2014.04.002.
Nicholas G. A, Anastsia G., Grigorios R, et al (2006). Hypoparathyroidism in transfusion-dependent patients with β-thalassemia. Journal of Bone and Mineral Metabolism. March 2006, Volume 24, Issue 2, pp 138–14
Filosa A, Di Maio S, Aloj G (2006). Longitudinal study on thyroid function in patients with thalassemia major. Journal of Pediatric Endocrinology and Metabolism. 2006 Dec;19(12):1397-404
Maria R. G., Antonella M., Vincenzo C. (2011). Diabetes Mellitus and Cardiac Complications in Thalassemia Major Patients. Blood 2011 118:2150.
Cappellini MD, Galanello R, Piga A et al (2008). Efficacy and safety of Deferasirox (Exjade®) with up to 4.5 years of treatment in patients with β-thalassemia major: A pooled analysis. Blood, 112(11), abstract 3878.
Ali T. Taher, M. Domenica Cappellini, Yesim Aydinok, et al (2015). Optimising iron chelation therapy with deferasirox for
non-transfusion-dependent thalassaemia patients: 1-year results from
the THETIS study. Blood Cells, Molecules and Diseases 57 (2016) 23–29.
Puliyel M, Sposto R, Berdoukas V.A, (2013). Ferritin trends do not predict changes in total body iron in patients with transfusional iron overload. American Journal of Hematology, Vol. 89, No. 4, April 2014 page 391 – 394.
Viprakasit V, Lee C.L, Chong Q.T (2009). Iron chelation therapy in the management of thalassemia: the Asian perspectives. Int J hematol (2009) 90 page 435 – 445.
Viprakasit V. IbrahimH., Shau Yin Ha et al (2011). Clinical efficacy and safety evaluation of tailoring iron chelation practice in thalassemia patients from Asia-Pacific: a subanalysis of EPIC study of deferasirox. Int J Hematol (2011) 93: 319-328.
Cohen A.R, Glimm E, Porter J.B. (2008). Effect of transfusional iron intake on response to chelation therapy in β-thalassemia major. Blood 2008 111 page 583-587.
Viprakasit V. Nuchprayoon I, Chuansumrit A. (2013). Deferiprone (GPO-L-ONEV R) monotherapy reduces iron overload in
transfusion-dependent thalassemias: 1-year results from a multicenter prospective, single arm, open label, dose escalating phase III pediatric study (GPO-L-ONE; A001) from Thailand. Wiley Online Library (wileyonlinelibrary.com).
Pennell D.J, Porter J.B, Cappellini M.D. (2012). Deferasirox for up to 3 years leads to continued improvement of myocardial T2* in patients with b-thalassemia major. Haematologica 2012;97(6):842-848.
Wu SF1, Peng CT, Wu KH, (2006). Liver fibrosis and iron levels during long-term deferiprone treatment of thalassemia major patients. Hemoglobin. 2006;30(2):215-8.
Farmaki K, Tzoumari I, Pappa C (2011). Oral chelators in transfusion-dependent thalassemia major patients may prevent or reverse iron overload complications. Blood Cells Mol Dis. 2011 Jun 15;47(1):33-40. doi: 10.1016/j.bcmd.2011.03.007. Epub 2011 Apr 29.
PHỤ LỤC 1
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
(Nhóm 1)
Mã BA:
Mã XN:
Hành chính
Họ tên mẹ:	Năm sinh: 	Dân tộc:
Họ tên bố: 	Năm sinh: 	Dân tộc:
Họ tên con (nếu có):	Năm sinh:	Dân tộc:
Địa chỉ: 	
Tiền sử gia đình:
Bên họ nội:
Bên họ ngoại:
Bệnh sử
Người mẹ:
Người bố:
Người con (nếu có)
Lâm sàng
Người mẹ:
Người bố:
Người con (nếu có)
Xét nghiệm
Chỉ số XN
Người mẹ
Người bố
Con 1(nếu có)
Con 2(nếu có)
Tổng phân tích tế bào máu:
HC (T/L)
Hb (g/L)
Hct (L/L)
MCV (fL)
MCH (pg)
MCHC (pg)
RDW (%)
Thành phần huyết sắc tố
HbA1 (%)
HbA2 (%)
HbE (%)
HbF (%)
HbH (%)
Hb khác (%)
Đột biến DNA
Âm tính
Dương tính
Xét nghiệm dịch ối: 
Tuổi thai
Các đột biến được khảo sát:
Đột biến phát hiện được: 
Xét nghiệm trẻ sau sinh
Tổng phân tích tế bào máu:
Thành phần huyết sắc tố:
Đột biến DNA:
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
(Nhóm 2)
Mã BN:
Mã lưu trữ:
Hành chính
Họ tên :	Năm sinh: 	Dân tộc:
Học vấn/nghề nghiệp:
Địa chỉ: 	
Tiền sử gia đình:
Bên họ nội:
Bên họ ngoại:
Bệnh sử:
Thời điểm được chẩn đoán bệnh
Thời điểm được truyền máu lần đầu, tần suất truyền máu
Thời điểm bắt đầu thời thải sắt, liều lượng điều trị...
Tuổi dậy, mãn dục
Lâm sàng
Chiều cao, cân nặng
Da, niêm mạc
Hệ tim mạch: Nhịp tim, huyết áp
Hệ thần kinh
Hệ xương khớp
Gan, lách
Xét nghiệm
Chỉ số XN
Lần 1
Sau 3 tháng
Sau 6 tháng
Sau 9 tháng
Sau 12 tháng
Sau 15 tháng
Sau 18 tháng
Sau 21 tháng
Sau 24 tháng
Ghi chú
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
HC (T/L)
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Hb (g/L)
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Hct (L/L)
X
X
X
X
X
X
X
X
X
MCV (fL)
X
X
X
X
X
X
X
X
X
MCH (pg)
X
X
X
X
X
X
X
X
X
MCHC (pg)
X
X
X
X
X
X
X
X
X
RDW (%)
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Thành phần huyết sắc tố
HbA1 (%)
X
HbA2 (%)
X
HbE (%)
X
HbF (%)
X
HbH (%)
X
Hb khác (%)
X
MRI
Gan (LIC)
X
X
X
Tim (T2*)
X
X
X
Sinh hóa máu
Fe
X
X
X
X
X
Ferritin
X
X
X
X
X
GOT
X
X
X
X
X
GPT
X
X
X
X
X
Bilirubin TP
X
X
X
X
X
Bilirubin GT
X
X
X
X
X
Glucose lúc đói
X
X
X
X
X
Glucose bất kì
X
X
X
X
X
HbA1C
X
X
X
X
X
CPK
X
X
X
Canxi
X
X
X
Canxi ion
X
X
X
Canxi niệu
X
X
X
Phosphate máu (ALP)
X
X
X
Magne máu
X
X
X
Vitamin B12
X
X
X
Acid folic
X
X
X
FSH
X
X
X
LH
X
X
X
Testosterone (nam)
X
X
X
>14 tuổi
Estradiol (nữ)
X
X
X
>13 tuổi
Prolactin (nữ)
X
X
X
>13 tuổi
Progesterol (nữ)
X
X
X
>13 tuổi
FT3
X
X
X
FT4
X
X
X
TSH
X
X
X
PTH
X
X
X
GH
X
X
X
ACTH
X
X
X
ADH
X
X
X
Chẩn đoán hình ảnh
Thể tích tinh hoàn (siêu âm) 
X
X
X
>14 tuổi
Kích thước tử cung (siêu âm) 
X
X
X
>13 tuổi
Kích thước buồng trứng (siêu âm) 
X
X
X
>13 tuổi
Kích thước gan (siêu âm)
X
X
X
Kích thước lách (siêu âm)
X
X
X
XN sàng lọc
HCV
X
X
X
X
X
X
X
X
X
HbsAg
X
X
X
X
X
X
X
X
X
HIV
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Điện tâm đồ
X
X
X
Siêu âm tim
X
X
X
 Điều trị
Tổng số đơn vị /thể tích khối hồng cầu được truyền trong thời gian nghiên cứu
Thuốc thải sắt: loại thuốc, liều lượng
Các điều trị khác

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_dac_diem_dot_bien_gen_globin_va_theo_doi.doc
  • docx1.1.Bia luan an cap truong.docx
  • doc1.3. phu luc luan an.doc
  • doc2.1.bia tom tat tieng Viet.doc
  • doc2.2.Tom tat luan an tieng Viet (24 trang).doc
  • docx3.1.Bia tom tat tieng Anh.docx
  • docx3.2.Tom tat luan an tieng Anh (24 trang).docx
  • docx4.Trang TT dong gop moi cua luan an.docx
  • docx5.Trich yeu luan an.docx