Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người kinh 18 - 25 tuổi để ứng dụng trong y học

Các giá trị nhân trắc sọ mặt thay đổi theo quá trình tăng trưởng của cá thể. Quá trình tăng trưởng của con người được chia thành ba giai đoạn: từ lúc mới sinh đến trước tuổi dậy thì, từ lúc dậy thì đến tuổi trưởng thành và sau tuổi trưởng thành. Đồng hành với tăng trưởng chung này có sự thay đổi các giá trị nhân trắc của phức hợp hệ thống sọ mặt. Hiểu rõ giá trị trung bình các chỉ số đại diện cho cộng đồng có nhiều ý nghĩa trong nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng. Các nhà lâm sàng có thể can thiệp điều trị để đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân, nhằm đạt được một kết quả điều trị thoã mãn về hình thái, ổn định về chức năng và hài lòng về thẩm mỹ

Trong lĩnh vực Y học nói chung và răng hàm mặt, ngoại khoa, phẫu thuật tạo hình hàm mặt nói riêng, các số đo, chỉ số đầu mặt là những thông tin rất quan trọng trong việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị nắn chỉnh răng, chỉnh hình xương, phẫu thuật thẫm mỹ, là căn cứ để phục hồi lại các chức năng cơ bản cũng như thẩm mỹ đã mất do bệnh lý thông do tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Khuôn mặt có thể bị tàn phá, mất tổ chức không thể nhận dạng được khi bệnh nhân có các bệnh lý như ung thư hoặc khi bị tai nạn, các bác sỹ sẽ thể tái lập lại một khuôn mặt phù hợp cho riêng từng ca lâm sàng dựa trên các số đo bình thường của họ ở chính thời điểm đó là như thế nào.

Để có được những quyết định đúng đắn cho các can thiệp về hình thái và chức năng ở vùng đầu – mặt, các tác giả trên thế giới sử dụng những phương pháp đo đạc và phân tích khác nhau để nghiên cứu đặc điểm sọ mặt cho từng chủng tộc khác nhau [1],[2],[3],[4].

Hiện nay các bác sỹ đã và đang sử dụng các tiêu chí của người Cáp-ca chủng tộc Mongoloide để áp dụng cho người Việt Nam. Việc áp dụng chỉ số của một chủng tộc này cho một chủng tộc khác là không phù hợp, đặt biệt là trong lĩnh vực nắn chỉnh răng-hàm, phẫu thuật thẩm mỹ, một yêu cầu ngày càng tăng cao của người dân để nâng cao hơn chất lượng cuộc sống đặc biệt ở lứa tuổi 18-25, là lứa tuổi ổn định để thực hiện các can thiệp y khoa.

Do vậy, xác định các đặc điểm nhân trắc đầu-mặt ở người Việt Nam là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay không chỉ đối với ngành Y mà còn của nhiều chuyên ngành khác.

Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã có một số nghiên cứu về các giá trị nhân trắc trên phim sọ nghiêng và ảnh chụp chuẩn hoá. Tuy nhiên các nghiên cứu này được thực hiện trên số đối tượng còn hạn chế và chưa được hệ thống nên các giá trị thu được chưa mang tính đại diện.

Nhằm góp phần đưa ra hằng số các giá trị nhân trắc sọ mặt của người Kinh trưởng thành độ tuổi 18-25 chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người Kinh 18-25 tuổi để ứng dụng trong Y học” với các mục tiêu sau:

1. Xác định một số đặc điểm hình thái đầu mặt ở nhóm người Kinh tuổi từ 18- 25 trên phim Xquang sọ mặt từ xa và trên ảnh chuẩn hoá đang học tại một số trường Đại học và Cao đẳng tại Hà Nội và Bình Dương.

2. Mô tả mối tương quan giữa mô cứng và mô mềm trên phim sọ mặt từ xa, mối liên quan giữa kết quả đo trên ảnh chuẩn hoá và trên phim sọ mặt từ xa ở một nhóm đối tượng trong nhóm nghiên cứu trên.

 

doc 165 trang dienloan 6960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người kinh 18 - 25 tuổi để ứng dụng trong y học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người kinh 18 - 25 tuổi để ứng dụng trong y học

Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người kinh 18 - 25 tuổi để ứng dụng trong y học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
========
NGUYỄN LÊ HÙNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU MẶT Ở NGƯỜI KINH 18-25 TUỔI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC
Chuyên ngành	: Răng Hàm Mặt
Mã số	: 62720601
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Tống Minh Sơn
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Huy
HÀ NỘI – 2020
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành nhất, em xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Thầy PGS.TS. Trương Mạnh Dũng, PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc chủ nhiệm và thư ký đề tài Nhà Nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng trong y học”. Mã số: ĐTĐL.CN.27/16. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Y Hà Nội
 Thầy PGS.TS. Tống Minh Sơn, Thầy GS.TS. Nguyễn Văn Huy những người Thầy, đã luôn tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu; đã cho em những ý kiến vô cùng bổ ích để em ngày càng hoàn thiện cả về chuyên môn và nghiên cứu.
Em xin được trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, ban lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể phòng Đào tạo sau Đại học, trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Em xin gửi tới PGS.TS Nguyễn Phú Thắng, TS. Hoàng Kim Loan cùng đồng nghiệp của Bộ môn Phẫu thuật miệng và Viện đào tạo Răng Hàm Mặt lời cảm ơn chân thành nhất. 
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nguyễn Lê Hùng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Lê Hùng, nghiên cứu sinh khóa 35 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan:
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS. Tống Minh Sơn và PGS.TS. Nguyễn Văn Huy. 
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Người viết cam đoan
Nguyễn Lê Hùng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS	: Chỉ số
P	: Mức độ khác biệt
SD	: Độ lệch chuẩn
STT	: Số thứ tự
TQX	: Tương quan xương
X	: Giá trị trung bình
XHD	: Xương hàm dưới
XHT	: Xương hàm trên
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. 	Các kích thước ngang trên ảnh thẳng chuẩn hóa	38
Bảng 2.2. 	Các tỷ lệ trên ảnh thẳng chuẩn hóa	39
Bảng 2.3. 	Các mốc đo trên ảnh nghiêng chuẩn hoá	39
Bảng 2.4. 	Các kích thước trên ảnh nghiêng chuẩn hóa	41
Bảng 2.5. 	Các tỷ lệ trên ảnh nghiêng chuẩn hóa	42
Bảng 2.6. 	Các góc mô mềm trên ảnh nghiêng chuẩn hóa	42
Bảng 2.7. 	Các điểm mốc trên mô cứng	45
Bảng 2.8. 	Các điểm mốc GP mô mềm	47
Bảng 2.9. 	Các kích thước và góc mô cứng trên phim sọ mặt nghiêng	50
Bảng 2.10. 	Điểm mốc giải phẫu phim sọ mặt thẳng	53
Bảng 2.11. 	Các kích thước theo chiều ngang	55
Bảng 2.12. 	Các kích thước theo chiều dọc	55
Bảng 3.1. 	Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trên ảnh chuẩn hoá theo giới 	69
Bảng 3.2. 	Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trên phim sọ mặt theo giới 	70
Bảng 3.3. 	Phân loại tương quan xương theo giới 	70
Bảng 3.4. 	Giá trị trung bình các kích thước, góc và các tỷ lệ trên phim sọ mặt nghiêng giữa nam và nữ 	71
Bảng 3.5. 	Giá trị trung bình các kích thước, góc và các tỷ lệ trên phim sọ mặt nghiêng của ba loại tương quan xương 	73
Bảng 3.6. 	Các giá trị trung bình các kích thước đo trên phim sọ mặt thẳng ở nam và nữ 	75
Bảng 3.7. 	Sự cân đối sọ mặt trên phim sọ mặt thẳng qua mặt phẳng dọc giữa	76
Bảng 3.8. 	Ba kiểu hình thái khuôn mặt ở nam và nữ theo phân loại của Celébie và Jerolimov 	76
Bảng 3.9. 	Giá trị trung bình các kích thước trên ảnh chuẩn hóa theo giới	77
Bảng 3.10. 	Giá trị trung bình các góc trên ảnh chuẩn hóa theo giới 	78
Bảng 3.11. 	Các tỷ lệ giữa các kích thước trung bình trên ảnh chuẩn hóa theo giới	79
Bảng 3.12. 	Khoảng cách từ các điểm môi trên và môi dưới tới các đường thẩm mỹ S, E trên ảnh chuẩn hóa theo giới 	79
Bảng 3.13. 	Các chỉ số theo Martin và Saller trên ảnh chuẩn hóa theo giới	80
Bảng 3.14. 	Giá trị trung bình các kích thước ngang của các dạng mặt 	80
Bảng 3.15. 	Giá trị trung bình các kích thước dọc của các dạng mặt 	81
Bảng 3.16. 	So sánh các góc mô mềm của các dạng mặt 	81
Bảng 3.17. 	So sánh các tỷ lệ giữa các kích thước trung bình của các dạng mặt 	82
Bảng 3.18. 	So sánh khoảng cách từ các điểm môi trên và môi dưới tới các đường thẩm mỹ S, E của các dạng mặt 	83
Bảng 3.19. 	So sánh các chỉ số của các dạng mặt 	83
Bảng 3.20. 	Chỉ số mặt toàn bộ ở mẫu nghiên cứu giữa nam và nữ 	84
Bảng 3.21. 	Chỉ số mặt toàn bộ ở mẫu nghiên cứu giữa các dạng mặt 	84
Bảng 3.22. 	Chỉ số mũi ở mẫu nghiên cứu giữa nam và nữ 	85
Bảng 3.23. 	Chỉ số mũi ở mẫu nghiên cứu giữa các dạng mặt 	85
Bảng 3.24. 	Chỉ số hàm dưới ở mẫu nghiên cứu giữa nam và nữ 	86
Bảng 3.25. 	Chỉ số hàm dưới ở mẫu nghiên cứu giữa các dạng mặt 	86
Bảng 3.26. 	So sánh tương quan các giá trị trung bình các kích thước, góc, tỷ lệ, chỉ số sọ mặt đo trên phim sọ mặt và đo trên ảnh chuẩn hóa theo giới nam 	87
Bảng 3.27. 	So sánh tương quan các giá trị trung bình các kích thước, góc, tỷ lệ, chỉ số sọ mặt đo trên phim sọ mặt và đo trên ảnh chuẩn hóa theo giới nữ 	88
Bảng 3.28. 	So sánh tương quan các giá trị trung bình các kích thước, góc, tỷ lệ, chỉ số sọ mặt đo trên phim sọ mặt và đo trên ảnh chuẩn hóa 	89
Bảng 3.29. 	Các phương trình hồi qui của của các biến khoảng cách và góc và chỉ số 	90
Bảng 3.30. 	Tương quan mô cứng mô mềm trên phim sọ mặt nghiêng của nam giới 	90
Bảng 3.31. 	Tương quan mô cứng mô mềm trên phim sọ mặt nghiêng của nữ giới 	91
Bảng 3.32. 	Tương quan mô cứng mô mềm trên phim sọ mặt nghiêng cho nam và nữ 	92
Bảng 3.33. 	Tương quan mô cứng mô mềm của tương quan xương loại I	93
Bảng 3.34. 	Tương quan mô cứng mô mềm của tương quan xương loại II	94
Bảng 3.35. 	Tương quan mô cứng mô mềm của tương quan xương loại III	95
Bảng 4.1. 	So sánh các kích thước ngang với một số nghiên cứu khác.	99
Bảng 4.2. 	So sánh phân loại tương quan xương dựa vào góc ANB với các nghiên cứu khác	102
Bảng 4.3. 	So sánh với các nghiên cứu trong nước.	102
Bảng 4.4. 	So sánh giá trị trung bình của đối tượng nghiên cứu với các chủng tộc khác	103
Bảng 4.5. 	So sánh khoảng cách trên phim sọ mặt nghiêng của một số nghiên cứu khác nhau	103
Bảng 4.6.	So sánh phân loại hình dạng mặt với một số dân tộc khác	106
Bảng 4.7. 	So sánh giá trị trung bình một số kích thước ngang ở nam với các tác giả khác trong nước	107
Bảng 4.8. 	So sánh giá trị trung bình một số kích thước ngang ở nữ với các tác giả khác trong nước.	108
Bảng 4.9. 	So sánh các góc nghiêng mô mềm ở nam với một số tác giả khác trong nước	109
Bảng 4.10. 	So sánh các góc nghiêng mô mềm ở nữ với một số tác giả khác trong nước	110
Bảng 4.11. 	Danh sách các biến có có thể sử dụng để dự đoán	116
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. 	Xương hàm trên và tầng mặt giữa	4
Hình 1.2. 	Xương hàm trên	5
Hình 1.3. 	Xương hàm trên	6
Hình 1.4. 	Các thành phần xương hàm dưới 	7
Hình 1.5. 	Mô mềm vùng đầu mặt 	9
Hình 1.6. 	Mô mềm vùng đầu mặt 	10
Hình 1.7. 	Lớp cơ 	11
Hình 1.8. 	Phim chụp sọ mặt nghiêng từ xa 	13
Hình 1.9. 	So sánh kết quả trên phim sọ mặt thẳng và ảnh thẳng 	Error! Bookmark not defined.
Hình 1.10. 	So sánh kết quả trên phim sọ mặt nghiêng và ảnh nghiêng 	Error! Bookmark not defined.
Hình 2.1. 	Các mốc giải phẫu trên ảnh thẳng	37
Hình 2.2. 	Các mốc giải phẫu trên ảnh nghiêng	40
Hình 2.3. 	Phân loại mặt theo Celébie Jerolimov 	43
Hình 2.4. 	Các dạng khuôn mặt theo Celébie và Jerolimov	44
Hình 2.5. 	Các điểm mốc trên mô cứng	46
Hình 2.6. 	Các mốc giải phẫu trên mô mềm	48
Hình 2.7. 	Một số điểm mốc giải phẫu trên phim sọ mặt nghiêng 	48
Hình 2.8. 	Các mặt phẳng tham chiếu trên mô cứng	48
Hình 2.9. 	Đường thẩm mỹ E 	49
Hình 2.10. 	Đường thẩm mỹ S 	49
Hình 2.11. 	Góc SNA, SNB và ANB 	51
Hình 2.12. 	Các góc mô mềm trên phim sọ mặt từ xa 	52
Hình 2.13. 	Góc Z của Merryfield 	52
Hình 2.14. 	Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ mặt thẳng	54
Hình 2.15. 	Các kích thước trên phim sọ mặt thẳng	54
Hình 2.16. 	Các điểm mốc và các kích thước trên phim sọ mặt thẳng	56
Hình 2.17. 	Máy chụp phim X Quang kỹ thuật số Orthophos XG5	59
Hình 2.18. 	Máy ảnh, ống kính, hắt sáng, chân máy ảnh, thước đo có thủy bình được sử dụng trong nghiên cứu	60
Hình 2.19. 	Vị trí khi chụp ảnh chuẩn hóa nghiêng	61
Hình 2.20. 	Căn chỉnh thước thủy bình trên giá kẹp	62
Hình 2.21. 	Giao diện chính của phần mềm	63
Hình 2.22. 	Giao diện quản lý điểm mốc đo đạc	64
Hình 4.1. 	Lược đồ tần suất khoảng cách ANS-Me, N-Me, i-NB, Ls-E, Li-S trên phim sọ mặt	97
Hình 4.2. 	Lược đồ tần suất các góc N-Sn-Pg, FMIA, i-MP trên phim sọ mặt	97
Hình 4.3. 	So sánh hai phương pháp đo trên phim sọ mặt và trên ảnh chuẩn hoá 	114
Hình 4.4. 	Tương quan mô mềm và mô cứng	120
Hình 4.5. 	Các biến số trên mô cứng có thể dự đoán trên lâm sàng	121
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các giá trị nhân trắc sọ mặt thay đổi theo quá trình tăng trưởng của cá thể. Quá trình tăng trưởng của con người được chia thành ba giai đoạn: từ lúc mới sinh đến trước tuổi dậy thì, từ lúc dậy thì đến tuổi trưởng thành và sau tuổi trưởng thành. Đồng hành với tăng trưởng chung này có sự thay đổi các giá trị nhân trắc của phức hợp hệ thống sọ mặt. Hiểu rõ giá trị trung bình các chỉ số đại diện cho cộng đồng có nhiều ý nghĩa trong nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng. Các nhà lâm sàng có thể can thiệp điều trị để đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân, nhằm đạt được một kết quả điều trị thoã mãn về hình thái, ổn định về chức năng và hài lòng về thẩm mỹ 
Trong lĩnh vực Y học nói chung và răng hàm mặt, ngoại khoa, phẫu thuật tạo hình hàm mặt nói riêng, các số đo, chỉ số đầu mặtlà những thông tin rất quan trọng trong việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị nắn chỉnh răng, chỉnh hình xương, phẫu thuật thẫm mỹ, là căn cứ để phục hồi lại các chức năng cơ bản cũng như thẩm mỹ đã mất do bệnh lý thông do tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Khuôn mặt có thể bị tàn phá, mất tổ chức không thể nhận dạng được khi bệnh nhân có các bệnh lý như ung thư hoặc khi bị tai nạn, các bác sỹ sẽ thể tái lập lại một khuôn mặt phù hợp cho riêng từng ca lâm sàng dựa trên các số đo bình thường của họ ở chính thời điểm đó là như thế nào. 
Để có được những quyết định đúng đắn cho các can thiệp về hình thái và chức năng ở vùng đầu – mặt, các tác giả trên thế giới sử dụng những phương pháp đo đạc và phân tích khác nhau để nghiên cứu đặc điểm sọ mặt cho từng chủng tộc khác nhau [1],[2],[3],[4].
Hiện nay các bác sỹ đã và đang sử dụng các tiêu chí của người Cáp-ca chủng tộc Mongoloide để áp dụng cho người Việt Nam. Việc áp dụng chỉ số của một chủng tộc này cho một chủng tộc khác là không phù hợp, đặt biệt là trong lĩnh vực nắn chỉnh răng-hàm, phẫu thuật thẩm mỹ, một yêu cầu ngày càng tăng cao của người dân để nâng cao hơn chất lượng cuộc sống đặc biệt ở lứa tuổi 18-25, là lứa tuổi ổn định để thực hiện các can thiệp y khoa.
Do vậy, xác định các đặc điểm nhân trắc đầu-mặt ở người Việt Nam là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay không chỉ đối với ngành Y mà còn của nhiều chuyên ngành khác.
Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã có một số nghiên cứu về các giá trị nhân trắc trên phim sọ nghiêng và ảnh chụp chuẩn hoá. Tuy nhiên các nghiên cứu này được thực hiện trên số đối tượng còn hạn chế và chưa được hệ thống nên các giá trị thu được chưa mang tính đại diện. 
Nhằm góp phần đưa ra hằng số các giá trị nhân trắc sọ mặt của người Kinh trưởng thành độ tuổi 18-25 chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người Kinh 18-25 tuổi để ứng dụng trong Y học” với các mục tiêu sau:
Xác định một số đặc điểm hình thái đầu mặt ở nhóm người Kinh tuổi từ 18- 25 trên phim Xquang sọ mặt từ xa và trên ảnh chuẩn hoá đang học tại một số trường Đại học và Cao đẳng tại Hà Nội và Bình Dương.
Mô tả mối tương quan giữa mô cứng và mô mềm trên phim sọ mặt từ xa, mối liên quan giữa kết quả đo trên ảnh chuẩn hoá và trên phim sọ mặt từ xa ở một nhóm đối tượng trong nhóm nghiên cứu trên.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu mô cứng và mô mềm
1.1.1. Giải phẫu mô cứng
1.1.1.1. Giải phẫu xương hàm trên
Xương hàm trên (XHT) là xương chính ở mặt, cùng với các xương khác tạo thành hốc mắt, hốc mũi, vòm miệng. XHT tạo nên khung xương nâng đỡ các cơ quan trên mặt thực hiện các chức năng và tạo nên hình dáng khuôn mặt là đặc điểm riêng của mỗi cá thể. XHT gồm một thân hình tháp bốn mặt và bốn mỏm tiếp khớp các xương của sọ mặt. [Hình 1.1]
Hàm trên được tạo nên bởi hai xương hàm trên, mỗi xương bao gồm 1 thân và bốn mỏm. Thân xương hình kim tự tháp xù xì. Bên trong rỗng tạo thành xoang hàm trên. Mặt trên thân xương tạo thành sàn ổ mắt, mặt sau tạo nên thành trước của hố dưới thái dương. Mặt trong tạo nên phần lớn thành ngoài của khoang mũi và mặt trước tạo thành phần cong lồi ra ngoài của hàm trên. Bên trên răng cửa về phía trước có một hố sâu gọi là hố răng cửa. Phía bên có một gờ gọi là ụ nanh, tạo bởi trục chân răng nanh, phía bên xa và sâu hơn hố răng cửa là hố nanh. Bên trên hố nanh là hố trên ổ mắt. Mặt trước giữa tạo thành khoảng hở hình quả lê (trước mũi), dưới đó, hàm trên tạo ra một mỏm ở giữa gọi là gai mũi trước.
Thân XHT có 4 mặt:
+ Mặt ổ mắt: Mặt ổ mắt nhẵn, hình tam giác, tạo thành phần lớn nền ổ mắt. Phía sau có rãnh dưới ổ mắt, rãnh này liên tiếp với ống dưới ổ mắt, nơi có dây thần kinh ổ mắt đi qua.
+ Mặt trước: Mặt trước ngăn cách với mặt ổ mắt bởi bờ dưới ổ mắt. Ở dưới bờ này có lỗ dưới ổ mắt là nơi dây thần kinh dưới ổ mắt thoát ra. Ngang mức răng nanh ở phía trên chân răng có hố nanh.
+ Mặt thái dương: Phía sau lồi lên là lồi củ hàm trên. Trên lồi củ có 4-5 lỗ để dây thần kinh huyệt răng sau đi qua.
+ Mặt mũi:
Hình 1.1. Xương hàm trên và tầng mặt giữa [5]
1. Mỏm trán
2. Viền dưới ổ mắt
3. Lỗ dưới ổ mắt
4. Mỏm gò má
5. Khớp hàm trên-gò má
6. Mòm ổ răng
7. Hố nanh
8. Trụ nanh
9. Hố răng cửa
10. Gai mũi trước
Bốn mỏm của XHT:
	Mỏm gò má: Phía bên thân xương tạo nên phía trước cung gò má. Tương ứng với đỉnh của thân xương, hình tháp. Phía trên có một diện gồ ghề để khớp với xương gò má
	Mỏm trán: Mỏm này tiếp khớp bên trên với xương trán, và tạo thành thành bên của mũi, tiếp khớp phía trong với xương mũi. 
Mỏm khẩu cái: tiếp khớp với mỏm xương bên đối diện, cùng tạo nên ¾ khẩu cái cứng ở phía trước; ¼ phía sau còn lại được tạo bởi mảnh ngang xương khẩu cái. Khẩu cái cứng tạo nên trần miệng và sàn ổ mũi. Các phàn trái phải của khẩu cái cứng được chia tách bởi đường khớp giữa. Biên giới phía sau của khẩu cái cứng là một mỏm ở giữa, được gọi là gai mũi sau. Khẩu cái cứng được bao phủ bới mô mềm tạo nên vòm miệng cứng. Vòm miệng cứng được uốn cong xuống dưới nhiều hơn bởi mỏm ổ răng hơn là so với bất kì vùng lõm trên nào của mỏm khẩu cái 
Mỏm huyệt ổ răng: Hướng xuống dưới, tạo huyệt ổ răng cho những chân răng hàm trên. Mỏm ổ răng kết thúc ở lồi củ xương hàm trên-một củ lồi tròn phía sau răng hàm trên cuối cù ... Anh, Nguyen Thi Thu Phuong, Vo Truong Nhu Ngoc et al (2015). Cephalometric norms for the Vietnamese population. Apos trends in Orthodontics, 6(4), 200-204.
Lưu Ngọc Hoạt (2014). Nghiên cứu khoa học trong y học, Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 108-124, 124-125, 161-199.
Ngô Thị Quỳnh Lan (2000). Nghiên cứu dọc sự phát triển của đầu mặt và cung răng ở trẻ từ 3-5,5 tuổi, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y-Dược thành phố Hồ Chí Minh, 1-165.
Lê Đức Lánh (2000). Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 56-72.
Lê Nguyên Lâm và Nguyễn Bắc Hùng (2014). Sự tăng trưởng của xương hàm dưới ở trẻ từ 12 – 15 tuổi theo phân tích Ricketts. Y học thực hành, 6(923), 67-71.
Stephen F S., Ram S N., Currier G F. (1993). A longitudinal cephalometric study of transverse and vertical craniofacial growth. Am J Orthod and Dentofac Orthop, 104(5), 471-483.
Amjad AlT. (2015). Dentofacial transverse dimensions in Palestinian adults. Smile Dental Journal, 4(4), 6-10.
P. S. Vig, A. B. Hewitt (1975). Asymmetry of the human facial skeleton. Am J Orthod, 45(2), 125-129.
Sharad M S., Joshi M R. (1978). An assessment of asymmetry in the normal craniofacial complex. Amer J Orthodont, 48(2), 141-147.
Ricketts (1957). Planning treatment on the basic of the facial pattern and estimate its growth. Angle Orhod, 27(1), 14-37.
Steiner C.C. (1953). Cephalometric for you and me. Am J Orthor, 39, 729-755.
Rodrigo Oyonarte (2016).​ Evolution of ANB and SN-GoGn angles during craniofacial growth: A retrospective longitudinal study. Original Article, 6(6), 295-301.
Hoàng Thị Bạch Dương (2000). Điều tra về lệch lạc răng - hàm trẻ em lứa tuổi 12 ở trường cấp II Amsterdam Hà Nội, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 36-40.
Phan Hồng Nhung (2014). Phân tích đặc điểm góc ANB và khoảng cách AO-BO ở bệnh nhân sai khớp cắn lứa tuổi từ 18-25 điều trị tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương năm 2013-2014, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội, 38-40.
Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thu Phương, Võ Trương Như Ngọc và CS (2016). Nghiên cứu một số chỉ số, số đo, kích thước đầu mặt trên phim sọ nghiêng từ xa ở một nhóm sinh viên người Việt tuổi từ 18-25 có khớp cắn bình thường. Tạp chí Y học Việt Nam, số CĐ-tập 466, 52-62.
Võ Thị Kim Liên (2007). Nhận xét khuôn mặt trên lâm sàng và trên phim cephalometric ở nhóm sinh viên 18 tuổi, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Răng Hàm Mặt, 1-60.
Miura F., Inone N. and Suzuki K. (1965). Cephalometric standards for Japanese according to the Steiner analysis. American Journal of Orthodontics, 51(4), 288-295.
Park I.C., Doughlas B. and Lewis C. (1989). A cephalometric study of Korean Adults. American journal of Orthodontics & dento facial orthopedics, 96(1), 54-59.
Nanda R. and Nanda R.S. (1969). Cephalometric Study of the Dentofacial Complex of North Indians. The Angle Orthodontist, 39(1), 22-28.
Nguyễn Thị Trang (2017). Đặc điểm mô cứng trên phim sọ mặt nghiêng ở người Việt trưởng thành có sai khớp cắn loại I theo Angel, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội, 35-37.
Tayseer Al Zain and Donald J. Ferguson, Cephalometric characterization of an adult Emirati sample with Class I malocclusion, J Orthod Sci, 2012 Jan-Mar; 1(1): 11–15.
Khezran Qamar (2013). Role of Cephalometery in evaluation of vertical dimension I. Pakistan Oral & Dental Journal, 33(1).
Charles J. Burstone and Legan H.L. (1980). Soft tissue cephalometric analysis for orthognathic surgery. Journal of oral surgery (American Dental Association: 1965), 38(10), 744-751.
Reed A. Holdaway (1983). A soft tissue cephalometric analysis and it’s use in orthodontic treatment planning. Am J. Orthod, 84(1), 1-28.
Scheideman G.B., Bell W.H. and Legan H.L (1980). Cephalometric analysis of dentofacial normals. Am J. Orthod and Dent Orthop, 78, 404-420.
Basciftci FA, Uysal T and Buyukerkmen A (2014). The influence of extraction treatment on Holdaway soft-tissue measurements. Angle Orthod, 74, 167-173. 
Basciftci FA, Uysal T and Buyukerkmen A (2003). Determination of Holdaway soft tissue norems in Anatolian Turkish adults. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 12, 395-400.
Alcade R.E., Jinno T., Orsini M.G. et al (2000). Soft tissue cephalometric norms in Japanese aldut. American journal of orthodontics and dentofacial orthopedics, 118(1), 84-89.
Bùi Ngọc Dương (2018). Đặc điểm nhân trắc khuôn mặt ở một nhóm người Mường độ tuổi 18-25 trên ảnh chuẩn hoá tại tỉnh Hoà Bình năm 2016-2018, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, trang 49-54.
Nguyễn Văn Tấn (2017). Đặc điểm nhân trắc khuôn mặt ở một nhóm người Thái độ tuổi 18-25 trên ảnh chuẩn hoá, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, trang 60-72.
Ozdemir S.T, Sigirli D., Ercan I. et al (2009). Photographic facial soft tissue analysis of healthy Turkish young adults: anthropometric measurements. Aesthetic plastic surgery, 33(2), 175-184.
Nagle E., Teibe U. and Kapoka D. (2005). Craniofacial anthropometry in a group of healthy Latvian residents. Acta Medica Lituanica, 12(1), 47-53.
Steiner C.C (1960). The use of cephalometrics as an aid to planning and assessing orthodontic treatment: report of a case. American Journal of Orthodontics, 46(10), 721-735.
Rickett R.M. (1998). Progressive cephalometrics Paradigm 2000, American Institute for Bioprogressive Education, 1-124.
Neil I. Sushner (1977). A photographic study of the soft-tissue profile of the Negro population. Am J Orthod, 72(4).
Bass N.M (2003). Measurements of the profile angle and the aesthetic analysis of facial profile. Journal of Orthodontics, 30, 3-9.
Zhang X, Hans MG, Graham G, Kirchner HL, Redline S (2007). Correlations between cephalometric and facial photographic measurements of craniofacial form. Am J Orthod, 131, 67-71.
Gomes L.C.R, Horta K.O.C and Gandini L.G et al (2013). Photographic assessment of cephalometric measurements. The Angle Orthodontists, 83(6), 1049-1056.
Burstone CJ (1958). The integumental profile. Angle Orthod, 44, 1-25.
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2
CDY 0013 Trần Thị Thanh H., 19 tuổi
Ảnh mặt thẳng
Ảnh mặt nghiêng
Phim X-quang từ xa
CDY0024 Phạm Thị T., 19 tuổi
Ảnh mặt thẳng
Ảnh mặt nghiêng
Ảnh trên phim X-quang từ xa
CDY 0096 Lê Xuân S., 19 tuổi
Ảnh mặt thẳng
Ảnh mặt nghiêng
Phim X quang từ xa
CDY0101 Phạm Dương Việt H., 19 tuổi
Ảnh mặt thẳng
Ảnh mặt nghiêng
Phim X quang từ xa
 MÃ PHIẾU
Mã trường
Mã số ĐTNC
PHỤ LỤC 3
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
THÔNG TIN CHUNG:
1. Họ và tên ĐTNC:...................................................................................................
2. Ngày /tháng /năm sinh: ............/........../....................
3. Giới tính: A. Nam B. Nữ
4. Dân tộc: 1. Kinh 2. Khác 
5. Dân tộc của Ông nội:........................... Bà nội:.........................., Bố:...................
 Dân tộc của Ông ngoại: ...................... Bà ngoại:......................., Mẹ:..................
II. TIỀN SỬ
1. Anh/ chị/em đã từng năm chỉnh răng bao giờ chưa?
	 1. Đã từng 2. Chưa từng
2. Anh/ chị đã từng phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt trước đó không?
 1. Có 2. không 
3. Anh/chị/em đã từng bị chấn thương vào vùng đầu, mặt bao giờ chưa? 
 1. Có 2. Không 
4. Anh chị đã bị mất cái răng nào chưa?
 1. Có 2. Chưa
5. Chị có đang trong thời kỳ thai nghén không? (Dành cho ĐTNC là nữ)
	 1. Có 2. Không
6. Hiện tại, sức khoẻ của chị như thế nào?
	 1. Tốt 2. Không tốt
III. HỎI TRƯỚC KHI CHỤP ẢNH CHUẨN HÓA: 
1. Anh/chị/em đã được giải thích quy trình chụp ảnh?
	A. Đã được giải thích, hiểu rõ 	B. Đã được giải thích, không hiểu rõ
	C. Chưa được giải thích 
2. Trong tư thế chụp ảnh chuẩn hóa mặt thẳng?
	A. Mắt nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh
	B. Mắt nhìn thẳng vào mắt đối diện trong gương phẳng
	C. Mắt nhìn bất kỳ 
3. Trong tư thế chụp ảnh chuẩn hóa mặt nghiêng?
	A. Mắt nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh
	B. Mắt nhìn thẳng vào mắt đối diện trong gương phẳng
	C. Mắt nhìn bất kỳ 
4. Trong khi chụp ảnh chuẩn hóa mặt thẳng và nghiêng, Anh/chị/em có được cười trong khi chụp?
	A. Không được cười 	B. Có được cười
5. Trong khi chụp ảnh chuẩn hóa, Anh/chị/em để vị trí hai tay như thế nào?
	A. Vị trí thoải mái bất kỳ	
	B. Hai tay xuôi dọc cơ thể, khuỷu tay để vuông góc kiểu chụp ảnh chân dung
IV. CHỤP ẢNH THẲNG NGHIÊNG:
1. Chụp ảnh thẳng (tích dấu V sau khi chụp xong): □
2. Chụp ảnh nghiêng (tích dấu V sau khi chụp xong): □
V. ĐƯA PHIẾU HẸN CHỤP XQUANG CHO ĐTNC (Nếu có): □
(Đề nghị tích dấu V sau khi đưa giấy hẹn ĐTNC đến chụp Xquang).
Xác nhận của ĐTNC 	 Người khai thác thông tin
PHỤ LỤC 4
BIÊN BẢN CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
THÔNG TIN CHO BỆNH NHÂN
Tên đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người Kinh 18-25 tuổi để ứng dụng trong Y học” 
Chúng tôi muốn mời anh/chị tham gia vào chương trình nghiên cứu này. Trước hết, chúng tôi xin thông báo với anh/chị:
Sự tham gia của anh/chị hay là hoàn toàn tự nguyện.
Anh/chị có thể không tham gia, hoặc anh/chị có thể rút khỏi chương trình bất cứ lúc nào. Trong bất kỳ trường hợp nào, anh/chị sẽ không bị mất những quyền lợi chăm sóc sức khỏe mà anh/chị được hưởng.
Nếu anh/chị có câu hỏi nào về chương trình nghiên cứu này thì xin anh/chị hãy thảo luận các câu hỏi đó với bác sĩ trước khi anh/chị đồng ý tham gia chương trình.
Xin anh/chị vui lòng đọc kỹ bản cam kết này hoặc nhờ ai đó đọc nếu anh/chị không thể đọc được. Anh/chị sẽ được giữ một bản sao của cam kết này. Anh/chị có thể tham khảo ý kiến của những người khác về chương trình nghiên cứu trước khi quyết định tham gia. Bây giờ chúng tôi sẽ trình bày chương trình nghiên cứu.
Mục đích của chương trình nghiên cứu này:
Xác định một số đặc điểm hình thái đầu mặt ở nhóm người Kinh tuổi từ 18- 25 trên phim Xquang sọ mặt từ xa và trên ảnh chuẩn hoá.
Mô tả mối tương quan giữa mô cứng và mô mềm trên phim sọ mặt từ xa ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên
Nghiên cứu này sẽ mời hơn 7000 bệnh nhân có đầy đủ các tiêu chuẩn sau: 
Đối tượng nghiên cứu là nam nữ thanh niên khỏe mạnh, dân tộc Kinh ở độ tuổi 18-25.
Có bố mẹ, ông bà nội ngoại là người dân tộc Kinh.
Không có dị dạng hàm mặt, không có tiền sử chấn thương hay phẫu thuật vùng hàm mặt.
Chưa điều trị nắn chỉnh răng và các phẫu thuật tạo hình khác.
Không có các biến dạng xương hàm.
Đối tượng không có các dấu hiệu rối loạn thần kinh.
Đối tượng hợp tác tham gia nghiên cứu.
Đây là một nghiên cứu trong nước và được thực hiện tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội
Các bước của quá trình tham gia nghiên cứu
- Bước 1: Lập danh sách sinh viên.
- Bước 2: Thăm khám trong miệng
- Bước 4: Chụp ảnh chuẩn hóa thẳng
- Bước 5: Chụp phim 
- Bước 6: Đo đạc các kích thước, chỉ số
- Bước 7: Nhập và xử lý số liệu.
- Bước 8: Viết báo cáo đề tài.
Rút khỏi tham gia nghiên cứu:
Anh/chị có thể được yêu cầu không tiếp tục tham gia nghiên cứu do những nguyên nhân khác nhau bao gồm:
Các bác sĩ thấy rằng nếu tiếp tục tham gia nghiên cứu sẽ có hại cho anh/chị.
Các bác sĩ quyết định ngừng hoặc hủy bỏ nghiên cứu.
Hội đồng đạo đức quyết định ngừng nghiên cứu.
Lưu ý: Không tham gia nếu có một trong các tiêu chí sau
+ Có bất thường sọ mặt
+ Mất răng, hoặc thiếu răng
+ Đã được chỉnh hình răng - miệng, hoặc phẫu thuật thẩm mỹ hay tạo hình vùng hàm mặt.
Những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình tham gia nghiên cứu: 
+ Chưa phát hiện nguy cơ gì.
Các vấn đề khác có liên quan đến nghiên cứu:
Trong thời gian nghiên cứu, có thể một số thông tin về bệnh tật của anh/chị sẽ được phát hiện, chúng tôi sẽ thông báo cho anh/chị biết.
Hồ sơ bệnh án của anh/chị sẽ được tra cứu bởi các cơ quan quản lý và sẽ được bảo vệ tuyệt mật.
Kết quả nghiên cứu có thể được công bố trên tạp chí khoa học nhưng không liên quan đến danh tính của anh/chị khi tham gia nghiên cứu.
Việc tham gia vào các nghiên cứu khác: Bản cam kết này chỉ nói đến việc tham gia của anh/chị vào nghiên cứu đề cập ở trên. Khi ký vào bản cam kết này, anh/chị sẽ không được tham gia vào một nghiên cứu lâm sàng khác. Anh/chị hoàn toàn có quyền rút khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào và sẽ không bị phạt hay mất đi quyền lợi chữa bệnh mà anh/chị đáng được hưởng.
Những lợi ích nào có thể nhận được từ nghiên cứu này:
+ Được phát hiện sớm được các bệnh lý về răng miệng
+ Được tư vấn, giới thiệu đi điều trị chuyên khoa nếu cần thiết.
Đảm bảo bí mật:
Trình bày phương pháp lưu giữ mật các hồ sơ nhưng có thể nhận dạng được đối tượng tham gia nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được giấu tên. Tên sẽ được người quản lý mã hoá riêng, chúng tôi sẽ không thông báo kết quả cho đối tượng. Những thông tin này sẽ được lưu trữ tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội và được cung cấp khi có yêu cầu.
Mọi thông tin về anh/chị sẽ được giữ kín và không được tiết lộ cho bất cứ ai không có liên quan. Chỉ nghiên cứu viên, Cơ quan quản lý và Hội đồng y đức mới được quyền xem bệnh án khi cần thiết. Tên của anh/chị sẽ không được ghi trên các bản báo cáo thông tin nghiên cứu.
Kết quả của nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu sẽ không được thông báo với anh/chị. Tuy nhiên, nếu kết quả nào bất thường và có thể ảnh hưởng đến quyết định rút khỏi nghiên cứu của anh/chị sẽ được chúng tôi thông báo tới anh/chị.
Chi phí và bồi thường: 
Anh/chị không phải trả chi phí nào hết trong suốt quá trình tham gia nghiên cứu. 
Câu hỏi:
Nếu anh/chị có bất cứ vấn đề hay câu hỏi nào liên quan đến nghiên cứu này hay về quyền lợi của anh/chị với tư cách là người tham gia, hay về bất cứ thiệt hại nào liên quan đến nghiên cứu, xin hãy liên hệ: 
Bs. Nguyễn Lê Hùng 
Điện thoại: 0935.3333.99
Email: dr.nguyenlehung@gmail.com
Xin dành thời gian để hỏi bất cứ câu hỏi nào trước khi ký bản cam kết này.
Mã số bệnh nhân: .
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
I. NGHIÊN CỨU VIÊN
1. Họ và tên:	Nguyễn Lê Hùng
2. Nghề nghiệp:	Học viên
3. Địa chỉ: Lớp NCS35 - Viện đào tạo Răng Hàm Mặt- Đại học Y Hà Nội
4.Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người Việt Nam 18-25 tuổi để ứng dụng trong điều trị y học
II. NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU
1. Họ và tên:........................................................... Giới: Nam Nữ
2. Tuổi: ..................... Dân tộc: ..........................................................................
3. Địa chỉ:...........................................................................................................
III. Ý KIẾN CỦA NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU
Sau khi được bác sỹ thông báo về mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ, những nguy cơ tiềm tàng và lợi ích của đối tượng tham gia vào nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt ở người Việt Nam 18-25 tuổi để ứng dụng trong điều trị y học 
Tôi đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu này (chụp ảnh và chụp phim). Tôi xin tuân thủ các quy định của nghiên cứu.
Người tham gia nghiên cứu

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_dac_diem_hinh_thai_dau_mat_o_nguoi_kinh_1.doc
  • doc2. Tóm tắt luận án tiếng Việt.doc
  • doc3. Tóm tắt luận án tiếng Anh.doc
  • docx4. Thông tin kết luận mới của luận án.docx
  • docx5. Trích yếu luận án.docx