Luận án Nghiên cứu đặc điểm huyệt Thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị ĐTL thể thận hư
Đau thắt lưng (ĐTL) là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng
từ ngang đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5 – S1. Nguyên nhân chính của
đau thắt lưng là do thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm thoái hóa đốt sống
thắt lưng, đĩa đệm và xương sụn khớp đốt sống thắt lưng [1], [2].
Tuy đau thắt lưng là chứng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng
nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, là một trong những
nguyên nhân hàng đầu làm giảm khả năng lao động và hiệu quả công việc ở
người trưởng thành.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau thắt lưng có bệnh danh là “Yêu
thống" đã được mô tả rất rõ trong các y văn cổ. Châm cứu là một trong
những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của Y học cổ truyền
(YHCT) đã góp phần không nhỏ trong điều trị các chứng bệnh trong đó có
chứng "Yêu thống".
Châm cứu có cơ sở chữa bệnh là huyệt và kinh lạc. Trong hệ thống
huyệt của các đường kinh trong cơ thể có nhiều loại huyệt, trong đó có huyệt
bối du. Huyệt bối du là nơi dương khí tạng phủ tỏa ra ở vùng lưng, mỗi tạng
phủ có một huyệt bối du. Huyệt phân bố cách đều trục giữa cột sống 1,5 thốn,
nằm trên kinh Túc Thái dương Bàng quang. Khi tạng phủ có bệnh, thường ở
huyệt bối du tương ứng sẽ xuất hiện cảm giác ấn đau hoặc tê tức, vì vậy chữa
bệnh của bản tạng tại huyệt bối du có hiệu quả rõ rệt [3], [4].
Thận du là huyệt bối du của tạng Thận, ký hiệu quốc tế là UB23. Huyệt
Thận du có tác dụng ích thủy, tráng hỏa, điều hòa thận khí, kiện cân cốt, chữa
đau lưng, minh mục, thông nhĩ.Với lý giải bằng y lý YHCT, lưng là phủ của
thận nên những bệnh lý đau lưng đều có liên quan đến tạng thận và huyệt Thận
du thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý của tạng Thận trên lâm sàng.2
Mặc dù huyệt Thận du đã được ứng dụng nhiều trên lâm sàng, nhưng
cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm sinh học
của huyệt này trên cơ thể người Việt Nam bình thường khỏe mạnh và trên cơ
thể người bệnh. Để góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của huyệt Thận du, những
biến đổi của các đặc điểm này khi cơ thể bị bệnh và khi có tác động điện
châm vào huyệt cũng như khẳng định hiệu quả của phương pháp điện châm
trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này với các mục tiêu sau:
1. Xác định một số đặc điểm sinh lý của huyệt Thận du ở người
bình thường khỏe mạnh.
2. Xác định sự biến đổi các đặc điểm sinh lý của huyệt này trên
bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư dưới ảnh hưởng của điện châm.
3. Đánh giá hiệu quả của điện châm huyệt Thận du kết hợp với các
huyệt Giáp tích L2-L5, Thứ liêu, Ủy trung, Dương lăng tuyền trong điều
trị đau thắt lưng thể thận hư
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm huyệt Thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị ĐTL thể thận hư
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đau thắt lưng (ĐTL) là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng từ ngang đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5 – S1. Nguyên nhân chính của đau thắt lưng là do thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm thoái hóa đốt sống thắt lưng, đĩa đệm và xương sụn khớp đốt sống thắt lưng [1], [2]. Tuy đau thắt lưng là chứng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm khả năng lao động và hiệu quả công việc ở người trưởng thành. Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau thắt lưng có bệnh danh là “Yêu thống" đã được mô tả rất rõ trong các y văn cổ. Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của Y học cổ truyền (YHCT) đã góp phần không nhỏ trong điều trị các chứng bệnh trong đó có chứng "Yêu thống". Châm cứu có cơ sở chữa bệnh là huyệt và kinh lạc. Trong hệ thống huyệt của các đường kinh trong cơ thể có nhiều loại huyệt, trong đó có huyệt bối du. Huyệt bối du là nơi dương khí tạng phủ tỏa ra ở vùng lưng, mỗi tạng phủ có một huyệt bối du. Huyệt phân bố cách đều trục giữa cột sống 1,5 thốn, nằm trên kinh Túc Thái dương Bàng quang. Khi tạng phủ có bệnh, thường ở huyệt bối du tương ứng sẽ xuất hiện cảm giác ấn đau hoặc tê tức, vì vậy chữa bệnh của bản tạng tại huyệt bối du có hiệu quả rõ rệt [3], [4]. Thận du là huyệt bối du của tạng Thận, ký hiệu quốc tế là UB23. Huyệt Thận du có tác dụng ích thủy, tráng hỏa, điều hòa thận khí, kiện cân cốt, chữa đau lưng, minh mục, thông nhĩ...Với lý giải bằng y lý YHCT, lưng là phủ của thận nên những bệnh lý đau lưng đều có liên quan đến tạng thận và huyệt Thận du thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý của tạng Thận trên lâm sàng. 2 Mặc dù huyệt Thận du đã được ứng dụng nhiều trên lâm sàng, nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm sinh học của huyệt này trên cơ thể người Việt Nam bình thường khỏe mạnh và trên cơ thể người bệnh. Để góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của huyệt Thận du, những biến đổi của các đặc điểm này khi cơ thể bị bệnh và khi có tác động điện châm vào huyệt cũng như khẳng định hiệu quả của phương pháp điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu sau: 1. Xác định một số đặc điểm sinh lý của huyệt Thận du ở người bình thường khỏe mạnh. 2. Xác định sự biến đổi các đặc điểm sinh lý của huyệt này trên bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư dưới ảnh hưởng của điện châm. 3. Đánh giá hiệu quả của điện châm huyệt Thận du kết hợp với các huyệt Giáp tích L2-L5, Thứ liêu, Ủy trung, Dương lăng tuyền trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. HUYỆT VỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHÂM 1.1.1. Huyệt vị châm cứu 1.1.1.1. Quan niệm của Y học cổ truyền về huyệt châm cứu - Khái niệm về huyệt Theo thiên Cửu châm thập nhị nguyên của sách Linh khu, huyệt là nơi thần khí lưu hành, xuất nhập, chúng được phân bố khắp phần ngoài (biểu) của cơ thể, nhưng không phải hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xương. Theo các sách xưa, huyệt còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như du huyệt, khổng huyệt, kinh huyệt, khí huyệt, khí phủ... Huyệt là tên gọi ngày nay quen dùng nhất [3], [4]. - Phân loại huyệt. Huyệt được phân bố khắp mặt ngoài cơ thể, mỗi huyệt có một tên có ý nghĩa nhất định. Căn cứ vào học thuyết kinh lạc, có thể chia làm ba loại huyệt chính: huyệt của kinh (kinh huyệt), huyệt ngoài kinh (kinh ngoại kỳ huyệt) và huyệt ở chỗ đau (a thị huyệt) [3]. + Huyệt của kinh (Kinh huyệt): là những huyệt nằm trên 12 đường kinh chính và 2 mạch Nhâm, mạch Đốc. Một số huyệt có chức năng và tác dụng giống nhau được chia thành những nhóm huyệt và được gọi bằng những tên chung như huyệt Nguyên, huyệt Lạc, huyệt Du ở lưng, huyệt Mộ, huyệt Ngũ du, huyệt Khích, Bát hội huyệt và Giao hội huyệt. + Huyệt ngoài kinh (Kỳ ngoại huyệt): là những huyệt không thuộc vào 12 kinh chính và hai mạch Nhâm, Đốc. Huyệt thường có vị trí ở ngoài các đường kinh, nhưng cũng có một số huyệt nằm trên đường tuần hành của kinh mạch chính song không phải là huyệt của kinh mạch đó. Huyệt ngoài kinh chưa được nói tới trong cuốn Nội kinh, đó là những huyệt do các nhà châm cứu đời sau quan sát và phát hiện dần. Trên lâm sàng chúng có hiệu quả điều trị rõ ràng và có vị trí cố định. 4 + Huyệt A thị: Sách Nội kinh có viết "lấy chỗ đau làm huyệt", những huyệt đó sau này được gọi là huyệt A thị. Đó là những huyệt không có vị trí cố định, cũng không tồn tại mãi mãi, nó chỉ xuất hiện ở những chỗ thấy đau, nó không phải là những huyệt của các kinh mạch chính và huyệt ngoài kinh. Đặc tính của huyệt A thị là châm vào đó có thể chữa chứng đau nhức rất tốt vì có tác dụng lưu thông khí huyết. - Vai trò và tác dụng của huyệt. Sách Tố Vấn viết "Người ta có 12 khớp lớn, 365 khe nhỏ chưa kể huyệt của 12 kinh mạch, đều là nơi vệ khí lưu hành. Đó cũng là nơi tà khí vào cơ thể và lưu lại, phải dùng châm, cứu để đuổi tà khí đi" [3], [5]. Như vậy, huyệt vừa là nơi thần khí lưu hành xuất nhập, vừa là nơi tà khí xâm nhập vào cơ thể, vừa là nơi dùng kim hay mồi ngải tác động vào đó để đuổi tà khí ra ngoài. + Về sinh lý: Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Huyệt là nơi thần khí vận hành qua lại vào ra, nơi tạng phủ kinh lạc dựa vào đó mà thông suốt với phần ngoài cơ thể, làm cho cơ thể thành một khối thống nhất, góp phần duy trì các hoạt động sinh lý của cơ thể luôn ở trong trạng thái bình thường [3], [4], [6]. + Về bệnh lý: Huyệt cũng là cửa ngõ xâm nhập của tà khí lục dâm. Khi sức đề kháng của cơ thể (chính khí) bị suy giảm thì tà khí qua các huyệt này vào gây bệnh cho các đường lạc, nếu bệnh tiến triển nặng hơn tà khí sẽ từ kinh vào sâu trong tạng phủ [3], [4], [6]. + Về chẩn đoán: Khi tạng phủ bị bệnh, có thể có những thay đổi bệnh lý phản ánh ra ở huyệt như đau nhức, hoặc ấn vào đau, hoặc hình thái huyệt bị thay đổi...Thay đổi này là tín hiệu giúp các nhà lâm sàng có thêm tư liệu để quyết định chẩn đoán bệnh [3], [4], [6]. + Về phòng và điều trị bệnh: Huyệt là nơi tiếp nhận những kích thích khác nhau. Tác động lên huyệt một lượng kích thích thích hợp có thể điều hòa được khí, khí hòa thì huyết hòa, khi huyết hòa thì tuần hoàn của huyết trong mạch mới thuận lợi, được chuyển đi để nuôi dưỡng cơ thể, lấy lại thăng bằng 5 âm dương, nghĩa là làm ổn định những rối loạn bệnh lý, lập lại hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể [3], [4], [6]. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về huyệt của y học hiện đại Y học hiện đại (YHHĐ) dựa trên bằng chứng của các nghiên cứu lâm sàng, thực nghiệm, qua các phân tích cụ thể chính xác bằng các phương tiện ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến đã chỉ ra vị trí giải phẫu của các huyệt trên đường kinh, đã đề cập đến cấu trúc giải phẫu và điện sinh học của huyệt. - Đặc điểm giải phẫu của huyệt. + Về hình dáng và diện tích da vùng huyệt: Các nhà khoa học khi nghiên cứu về huyệt đã nhận định rằng huyệt vị trên cơ thể không phải chỉ là một điểm mà mỗi huyệt có vùng hình chiếu tương ứng trên mặt da. Huyệt đa số có hình tròn và chiếm vị trí nhất định trên mặt da, kích thước các huyệt dao động trong khoảng từ 4 đến 18 mm2, là những vùng da nhạy cảm hơn và có chức năng đặc hiệu hơn so với các cấu trúc xung quanh [7], [8], [9], [10]. + Về tổ chức học vùng huyệt: Nghiên cứu các thành phần tổ chức học của Bosy J. cho thấy 29% số huyệt có các sợi thần kinh kiểu não- tủy. Các xung động thần kinh phát sinh tại các huyệt được truyền theo các sợi này về tủy sống và não bộ, 42% số huyệt có dây thần kinh dưới da và 46% số huyệt có tĩnh mạch dưới da và đám rối thần kinh bao quanh (theo [7]). Nghiên cứu của Portnov Ph.G. cho thấy có khoảng 80% các huyệt cũng như vùng da xung quanh có các sợi thần kinh và mạch máu dưới da, trong đó khoảng 30% có các sợi thần kinh, động mạch dưới da và mạch bạch huyết, khoảng 30% có các sợi thần kinh và tĩnh mạch nhỏ dưới da, 10% số huyệt tìm thấy tiểu tĩnh mạch và tiểu động mạch dưới da. Nghiên cứu hình thái của huyệt dưới kính hiển vi điện tử, tác giả đã phát hiện ra đặc điểm của các sợi thần kinh tại huyệt có đường kính từ 20- 200 µm, gồm cả các sợi có và không có myelin, hầu hết các sợi thần kinh ở huyệt có đường kính lớn và rất giàu mucosacarid và cho phản ứng dương tính với serotonin. Gần sợi thần kinh còn có các ống bạch huyết, có các tế bào mast cũng như các lưới mạch máu. Tế bào 6 mast được coi như là nhân tố quan trọng trong điều hòa sự cân bằng nội môi bởi nó có chứa các hạt có hoạt tính sinh học cao tham gia điều hòa các chức năng của cơ thể như heparin, histamin, serotonin, acid hyaluronic, các chất có khả năng gây ảnh hưởng đến điện thế màng tế bào và tính thấm thành mạch làm cho tế bào mast có thể đáp ứng với nhiều loại kích thích khác nhau như cơ học, nhiệt, hóa học, tia, các enzym....Số lượng lớn tế bào mast chịu sự điều hòa của hệ nội tiết và hệ thần kinh trung ương. Ngược lại các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào mast như heparin, histamin, serotonin không những gây ra tác dụng tại chỗ mà còn có thể tham gia điều hòa hoạt động của hệ thần kinh và nội tiết. Bên cạnh đó, các chất trung gian còn có khả năng gây ảnh hưởng đến điện thế màng tế bào, đến tuần hoàn mao mạch, tính thấm thành mạch và màng tế bào, nghĩa là ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do đó có thể xem tế bào mast như một bộ máy đặc biệt tại huyệt (theo [7], [9]). Hsiu H. và cs đã sử dụng tia laser doppler flowmetry (LDF) để phát hiện các đặc điểm vi thể tại huyệt và các mô xung quanh huyệt Hợp cốc và Kinh cốt. Kết quả cho thấy tại huyệt có mạng lưới mao mạch lớn hơn nhiều so với vùng ngoài huyệt [11]. Yan X.H. và cs đã sử dụng bức xạ synchrotron để nghiên cứu cấu trúc của các huyệt Tam âm giao, Thiên khu, Nội quan và Túc tam lý trên chuột. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại các huyệt có tồn tại nhiều vi mạch mà trong các mô xung quanh của huyệt người ta không thể tìm thấy loại cấu trúc đó. Các vi mạch đã làm nên cấu trúc đặc biệt của huyệt, có mối quan hệ nhất định với chức năng của huyệt và đóng vai trò quan trọng trong châm cứu [12]. Bürklein M. đã sử dụng laser quang phổ doppler CO2 để so sánh lưu lượng máu dưới da huyệt Kiên tỉnh và da vùng cơ thang phía ngoài huyệt. Kết quả cho thấy tại huyệt Kiên tỉnh có lưu lượng máu dưới da lớn hơn so với lưu lượng máu dưới da ngoài huyệt (p<0,05) [13]. Khi nghiên cứu sử dụng ánh sáng laser quang học công suất thấp để nghiên cứu đặc điểm của các huyệt Nội quan và Giản sử trên người tình 7 nguyện khỏe mạnh có độ tuổi trung bình là 23,6±1,2, Huang Y. và cs thấy có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm quang học giữa các huyệt và vị trí ngoài huyệt thể hiện qua sự suy giảm hệ số khuếch tán và phổ phát xạ. Các tác giả cho rằng các đặc điểm này tạo ra những tương tác nhân-quả với sự thay đổi chức năng của các mô [14]. Như vậy, có thể nhận định rằng các huyệt châm cứu có cấu trúc hình thái nhất định chiếm một diện tích trên bề mặt da. Vùng huyệt có số lượng khá cao các sợi thần kinh ngoại vi, động mạch, tĩnh mạch và mạch bạch huyết dưới da. Các sợi thần kinh ngoại vi tạo thành mạng lưới quấn quanh mạch máu, có nhiều đầu mút thần kinh và các tế bào mast có hoạt tính sinh học cao. - Đặc điểm sinh học của huyệt. + Về đặc điểm nhiệt độ da tại huyệt: Khi nghiên cứu nhiệt độ bằng máy đo nhiệt độ da tại các huyệt châm cứu, Darras J.C. đã thấy một số huyệt cao hơn và ngược lại một số huyệt thấp hơn so với vùng xung quanh huyệt và khi một bộ phận trong cơ thể bị viêm nhiễm sẽ có cảm ứng ra các huyệt của đường kinh tương ứng làm nhiệt độ da tại huyệt tăng cao hơn từ 10C đến 20C [15]. Nghiên cứu của Xu Y.X. ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng cơ thể con người có hiện tượng bức xạ hồng ngoại với cường độ khác nhau giữa các vùng da trong huyệt và ngoài huyệt. Nhiệt độ da trong huyệt cao hơn so với ngoài huyệt. Chuyển hóa năng lượng tại các huyệt trên cùng đường kinh cao hơn so với vùng ngoài huyệt và cao hơn so với các huyệt không cùng đường kinh [16]. Nghiên cứu của Vũ Văn Lạp về đặc điểm huyệt Túc tam lý cho thấy nhiệt độ da tại huyệt Túc tam lý là 31,180C, cao hơn vùng xung quanh huyệt. Sau 30 phút điện châm, nhiệt độ da tại huyệt Túc tam lý tăng cao hơn so với trước điện châm trong khi đó nhiệt độ da ngoài huyệt không có sự khác biệt ở hai thời điểm trước và sau điện châm [10]. Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm nhiệt độ tại 12 cặp huyệt Nguyên ở người trưởng thành thuộc các lứa tuổi 20- 25, 50-67 cho thấy tại 12 cặp huyệt Nguyên có nhiệt độ da cao hơn hẳn so với 8 vùng xung quanh, không có sự khác biệt về nhiệt độ của 12 cặp huyệt Nguyên giữa bên phải và bên trái cơ thể, nhưng có sư khác nhau giữa nhiệt độ của 12 cặp huyệt Nguyên ở các nhóm lứa tuổi, ở nhóm lứa tuổi 20-25 có nhiệt độ cao hơn so với ở nhóm lứa tuổi 50-67 [17]. Như vậy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy có sự khác nhau về nhiệt độ giữa huyệt và vùng ngoài huyệt, giữa các huyệt trên cơ thể người khỏe mạnh bình thường. Đối với cơ thể đang bị bệnh thì có sự thay đổi nhiệt độ tại các huyệt hoặc các huyệt Nguyên liên quan đến tạng phủ bị bệnh [17], [18]. Thông qua đo nhiệt độ của kinh lạc, huyệt vị có thể xác định sự mất cân bằng âm dương của kinh lạc, từ đó có thể phân tích nguyên nhân gây bệnh, đưa ra phương pháp điều trị. + Về điện trở da và cường độ dòng điện qua da vùng huyệt: Các nhà khoa học cho rằng đặc điểm điện sinh lý của huyệt bao gồm điện trở da và cường độ dòng điện qua da vùng huyệt là hai thông số để phát hiện đặc điểm sinh học sớm nhất của huyệt và là phương tiện để có thể tìm hiểu cơ chế tác dụng của châm cứu. Colbert A.P. (2008) đã tiến hành ghi điện trở da tại nhiều huyệt cùng một lúc bằng thiết bị đa kênh tự động để nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tại huyệt Nội quan, Ngư tế và tại điểm ở giữa đường nối cổ tay và khuỷu tay của 8 tình nguyện viên lứa tuổi từ 27- 62. Kết quả nghiên cứu cho thấy điện trở da ở huyệt Nội quan và Ngư tế đều thấp hơn so với vị trí không phải huyệt ở gần đó [19]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Thái (1996) về ảnh hưởng của điện châm lên ngưỡng đau và một số đặc điểm của huyệt châm cứu đã nhận thấy dưới tác dụng của điện châm, nhiệt độ da ở đa số huyệt đều biến đổi theo xu hướng tăng, độ thông điện tại huyệt tăng còn điện trở da lại giảm xuống [20]. Nghiên cứu của Phạm Hữu Lợi (2003) về một số đặc điểm sinh học tại huyệt Nguyên ở trẻ bình thường và bệnh nhi viêm não Nhật Bản, đánh giá hiệu quả phục hồi vận động bằng điện châm của cho thấy nhiệt độ tại các huyệt Nguyên của trẻ viêm não Nhật Bản cao hơn so với trẻ bình thường. Sau điều trị 9 bằng điện châm, thấy có sự tương ứng giữa mức độ phục hồi trên lâm sàng với sự trở về bình thường của nhiệt độ và cường độ dòng ... , Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp cấy chỉ cattgut vào huyệt. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. 98. TarasenkoLidiya (2003), Nghiên cứu điều trị hội chứng Đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống L1 - S1 bằng điện mãng châm. Luận văn thạc sỹ trường Đại học Y Hà Nội. 132 99. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (1998), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản Y học. tr. 693- 698. 100. Trường Đại học Y Hà Nội (2000), Sinh lý học tập 2. Nhà xuất bản Y học. tr. 207. 101. Roland M., Morris R. (1983), A study of the natural history of back pain. Part I: development of a reliable and sensitive measure of disability in low-back pain. Spine (Phila Pa 1976). 8(2): p. 141-4. 102. Dương Văn Hạng, Lê Quang Cường (1998), Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh. Nhà xuất bản Yhọc, Hà Nội. 103. Lisinski P. (2000), Surface EMG in chronic low back pain. European Spine Journal. vol 9( 6): p. 559- 562. 104. Tanaka T.H., Leisman G., Nishijo K. (1998), Dynamic electromyographic response following acupuncture: possible influence on synergistic coordination. Int J Neurosci. 95(1-2): p. 51-61. 105. Bùi Mỹ Hạnh; Phạm Thị Minh Đức (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của châm huyệt Nội quan lên một số chất truyền đạt thần kinh và trục tuyến Yên - vỏ thượng thận, . Tạp chí sinh lý học. 5(3): tr. 31 - 38. 106. Nguyễn Châu Quỳnh (1994), Báo cáo hồi cứu điều trị đau lưng tại Khoa Châm cứu dưỡng sinh Viện Y học cổ truyền Việt Nam. Tạp chí Y học Việt Nam. 2: tr. 22-28. 133 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 3 1.1. HUYỆT VỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHÂM............................................................... 3 1.1.1. Huyệt vị châm cứu.............................................................................. 3 1.1.2. Phương pháp châm và điện châm..................................................... 10 1.1.3. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của châm các huyệt lên chức năng các cơ quan trong cơ thể.................................................................................. 16 1.2. HUYỆT THẬN DU VÀ CÁC NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HUYỆT THẬN DU TRONG ĐIỀU TRỊ. ........................................................................................................ 20 1.2.1. Vị trí, liên quan giải phẫu và tác dụng của huyệt Thận du............... 20 1.2.2. Ứng dụng huyệt Thận du trong thực tiễn lâm sàng.......................... 21 1.2.3. Các nghiên cứu sử dụng huyệt Thận du trong điều trị đau thắt lưng. 22 1.3. CHỨNG ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN .......................................................................... 25 1.3.1. Sơ lược cấu trúc giải phẫu chức năng vùng thắt lưng...................... 25 1.3.2. Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống theo Y học hiện đại. ............... 26 1.3.3. Chứng yêu thống theo y học cổ truyền. ........................................... 32 1.3.4. Liên hệ giữa bệnh danh, nguyên nhân, phân thể lâm sàng chứng yêu thống của y học cổ truyền với y học hiện đại. ................................................ 33 1.3.5. Yêu thống thể thận hư. ..................................................................... 34 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 36 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 36 2.1.1. Người khỏe mạnh ............................................................................. 36 2.1.2. Bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư................................................ 36 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 38 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. ......................................................................... 38 134 2.2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm huyệt Thận du. ............................................ 38 2.2.1.2. Nghiên cứu lâm sàng. .................................................................... 38 2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu....................................................................... 41 2.2.2.1. Chỉ số nghiên cứu về đặc điểm huyệt Thận du.............................. 41 2.2.2.2. Chỉ số nghiên cứu về hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư .................................................................................. 41 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu và phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ... 42 2.2.4. Quy trình nghiên cứu........................................................................ 53 2.2.5. Xử lý số liệu ..................................................................................... 56 2.2.6. Y đức trong nghiên cứu.................................................................... 56 2.2.7. Mô hình nghiên cứu.......................................................................... 56 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 58 3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HUYỆT THẬN DU Ở NGƯỜI KHỎE MẠNH.............. 58 3.1.1. Vị trí, hình dáng và diện tích của huyệt Thận du ............................. 58 3.1.2. Đặc điểm sinh lý của huyệt Thận du ................................................ 60 3.2. ĐẶC ĐIỂM HUYỆT THẬN DU Ở BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG THỂ THẬN HƯ ....................................................................................................................... 68 3.2.1. Đặc điểm huyệt Thận du ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư .... 68 3.2.2. Sự biến đổi đặc điểm huyệt Thận du dưới ảnh hưởng của điện châm..... 71 3.3. HIỆU QUẢ CỦA ĐIỆN CHÂM HUYỆT THẬN DU KẾT HỢP VỚI CÁC HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG THỂ THẬN HƯ........................... 72 3.3.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư .......... 72 3.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư ... 76 3.3.3. Hiệu quả của điện châm điều trị đau thắt lưng thể thận hư trên lâm sàng .. 77 3.3.4. Sự biến đổi các chỉ số sinh lý ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư được điều trị bằng điện châm.......................................................................... 82 135 3.3.5. Sự biến đổi các chỉ số hóa sinh và huyết học ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư được điều trị bằng điện châm............................................... 84 3.3.6. Kết quả điều trị chung .......................................................................... 85 Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................................. 87 4.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HUYỆT THẬN DU Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG KHỎE MẠNH ................................................................................................................ 87 4.1.1. Về vị trí, hình dáng và diện tích huyệt Thận du............................... 88 4.1.2. Về nhiệt độ da tại huyệt Thận du ..................................................... 89 4.1.3. Về cường độ dòng điện qua da và điện trở da vùng huyệt Thận du 91 4.2. SỰ BIẾN ĐỔI CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HUYỆT THẬN DU TRÊN BỆNH NHÂN DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN CHÂM ...................................................... 94 4.2.1. Đặc điểm huyệt Thận du ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư .... 94 4.2.2. Về sự biến đổi các đặc điểm sinh lý của huyệt Thận du dưới ảnh hưởng của điện châm ...................................................................................... 97 4.3. HIỆU QUẢ CỦA ĐIỆN CHÂM HUYỆT THẬN DU KẾT HỢP VỚI CÁC HUYỆT GIÁP TÍCH L2-L5, THỨ LIÊU, ỦY TRUNG, DƯƠNG LĂNG TUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG THỂ THẬN HƯ.......................................... 99 4.3.1. Đặc điểm của bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư ......................... 99 4.3.2. Về chọn kinh huyệt và kỹ thuật châm ............................................ 104 4.3.3. Về hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư trên lâm sàng.................................................................................................. 106 4.3.4. Về sự biến đổi một số chỉ số sinh lý dưới tác dụng điện châm các huyệt... 112 4.3.5. Về sự biến đổi một số chỉ số hóa sinh dưới tác dụng điện châm các huyệt 114 4.3.6. Về kết quả điều trị............................................................................ 118 4.3.7. Về tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị................ 120 KẾT LUẬN................................................................................................................... 121 136 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại đau thắt lưng của Mooney ............................................. 27 Bảng 2.1. Kinh, huyệt, vị trí, liên quan giải phẫu thần kinh và danh pháp quốc tế các huyệt trong phác đồ điều trị đau thắt lưng thể thận hư ........................ 54 Bảng 3.1. Khoảng cách từ đầu dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng L2 đến vị trí huyệt Thận du (mm) được xác định bằng thốn đồng thân và bằng máy dò huyệt 58 Bảng 3.2. Diện tích huyệt Thận du (mm2)...................................................... 60 Bảng 3.3. Nhiệt độ da (0C) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 18- 29...... 61 Bảng 3.4. Nhiệt độ da (0C) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 30-39....... 61 Bảng 3.5. Nhiệt độ da (0C) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi trên 40. 62 Bảng 3.6. So sánh nhiệt độ da (0C) trong và ngoài huyệt Thận du giữa các nhóm tuổi......................................................................................................... 62 Bảng 3.7. Cường độ dòng điện (μA) qua da trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 18-29 .............................................................................................. 63 Bảng 3.8. Cường độ dòng điện qua da (μA) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 30-39 .............................................................................................. 63 Bảng 3.9. Cường độ dòng điện qua da (μA) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi trên 40 ............................................................................................ 64 Bảng 3.10. So sánh cường độ dòng điện qua da (μA) trong và ngoài huyệt Thận du giữa các nhóm tuổi........................................................................... 64 Bảng 3.11. Điện trở da (kΩ) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 18-29.. 65 Bảng 3.12. Điện trở da (kΩ) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 30-39.. 66 Bảng 3.13. Điện trở da (kΩ) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi trên 40. . 66 Bảng 3.14. So sánh điện trở da (kΩ) trong và ngoài huyệt Thận du theo giới tính giữa các nhóm tuổi. .................................................................................. 67 Bảng 3.17. Đặc điểm điện trở da vùng huyệt Thận du (kΩ) ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận, so sánh với người bình thường khỏe mạnh .......... 69 Bảng 3.18. Đặc điểm của huyệt Thận du ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư theo thể bệnh của YHCT, so sánh với người bình thường khỏe mạnh .............. 70 137 Bảng 3.19. Biến đổi nhiệt độ da (0C) tại huyệt Thận du ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90)................................................. 71 Bảng 3.20. Biến đổi cường độ dòng điện qua da (μA) tại huyệt Thận du ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90).... 71 Bảng 3.21. Biến đổi điện trở da (kΩ)tại huyệt Thận du ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90)................................................. 72 Bảng 3.22. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ...................................... 72 Bảng 3.23. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính............................... 73 Bảng 3.24. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp......................... 73 Bảng 3.25. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh.............. 74 Bảng 3.26. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm đau ........... 74 Bảng 3.27. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thể bệnh của YHCT ............ 75 Bảng 3.28. Đặc điểm phim chụp X quang cột sống thắt lưng........................ 76 Bảng 3.29. Đặc điểm một số chỉ số hóa sinh liên quan đến chức năng thận . 76 Bảng 3.30. Sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS........................... 78 Bảng 3.31. Sự thay đổi của ngưỡng đau (g/s) trước và sau điều trị ............... 78 Bảng 2.32. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt của người bệnh sau điều trị theo bảng câu hỏi RMQ ........................................................................................... 80 Bảng 3.34. Sự cải thiện mức độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị ............. 81 Bảng 3.35. Sự biến đổi điện cơ ở bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=30) ...................................................................................... 82 Bảng 3.36. Sự biến đổi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90)................................... 83 Bảng 3.37. Sự biến đổi hàm lượng β- endorphin, adrenalin, noradrenalin trong máu bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=30). ................ 84 Bảng 3.38. Sự biến đổi hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, ure và creatinin trong máu bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90) ......... 85 Bảng 3.39. Kết quả điều trị ............................................................................. 85 Bảng 3.40. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị .............. 86 138 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa chiều cao cơ thể và khoảng cách xác định huyệt.. 59 Biểu đồ 3.2. Sự thay đổi của mức độ đau theo thang điểm VAS................... 77 Biểu đồ 3.3. Sự cải thiện điểm RMQ của các nhóm nghiên cứu ................... 79 Biểu đồ 3.4. Sự cải thiện của độ giãn cột sống thắt lưng ............................... 80 139 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các đốt sống thắt lưng.................................................................... 25 Hình 2.1. Máy Thermo- Finer type N-1 ......................................................... 43 Hình 2.2. Máy Neurometer type RB-65 ......................................................... 44 Hình 2.3. Máy Electrodermometer PD-1 type MR W-52.............................. 44 Hình 2.4. Thước đo độ đau VAS (Visual Analog Scales) ............................. 46 Hình 2.5. Giao diện module Peak Analysis trong phân tích điện cơ ............. 50 Hình 2.6. Vị trí các huyệt trong phác đồ điều trị............................................ 55 Hình 2.7. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................ 57
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_huyet_than_du_va_hieu_qua_cua_di.pdf
- Tóm tắt kết luận mới của luận án (tiếng Anh) final.doc
- Tóm tắt kết luận mới của luận án (tiếng Việt) final.doc
- Tóm tắt luận án (tiếng Anh)- final.doc
- Tóm tắt luận án (tiếng việt )- final.doc