Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh xạ hình spect tưới máu cơ tim ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành
Bệnh động mạch vành (Coronary Artery Disease) là bệnh lý tim mạch
được quan tâm hàng đầu của y học hiện đại trên thế giới cũng như ở Việt Nam
[83]. Bệnh nhân (BN) bị hội chứng vành cấp cũng như bệnh động mạch vành ổn
định được điều trị nội khoa hoặc kết hợp điều trị nội khoa và tái tưới máu động
mạch vành (ĐMV). Phương pháp điều trịtái tưới máu động mạch vành chính
gồm phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành (PTBCNCV) và can thiệp động mạch vành
qua da (CTĐMVQD). Các phương pháp tái tưới máu ĐMV tiến hành phù hợp
giúp cải thiện chất lượng sống, giảm tỉ lệ tử vong, nhồi máu cơ tim và tăng thời
gian sống cho BN bệnh ĐMV mạn tính[18],[36],[71],[133].
Tuy nhiên, 20 – 50% BNbệnh ĐMV mạn tính sau đặt stent ĐMV và 10 –
25 %BN sau PTBCNCV biểu hiện đau ngực hoặc đau ngực tái phát trong vòng 5
năm sau thủ thuật [31],[46],[56]. Đau ngực sau tái tưới máu ĐMV có thể là biểu
hiện thiếu máu cơ tim cục bộ do các nguyên nhân chính như tái tưới máu không
hoàn toàn, tái hẹp tại vị trí mạch can thiệp, hẹp tắc mạch cầu nối cũng như tổn
thương hẹp những nhánhĐMVkhác. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy
phương pháp chẩn đoán hình ảnh chức năng không xâm nhập như xạ hình tưới
máu cơ tim (XHTMCT), siêu âm tim gắng sức có giá trị cao trong chẩn đoán
thiếu máu cơ tim và phân tầng BN, hướng dẫn điều trị. Dựa trên đặc điểm hình
ảnh của các phương pháp này, BN được phân loại nguy cơ biến cố tim mạch cao
sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ, tiến hành các phương pháp chẩn đoán xâm nhập và
điều trị tích cực nhằm giảm tỉ lệ biến cố, tăng thời gian sống. Trong khi đó,
những BNcó đặc điểm hình ảnh tương ứng với nguy cơ biến cố tim mạch thấp
thường chỉ điều trị dự phòng, theo dõi định kỳ [3],[23],[71],[72].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh xạ hình spect tưới máu cơ tim ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ----------------------------------------- LÊ MẠNH HÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH XẠ HÌNH SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIMỞ BỆNH NHÂN SAU TÁI TƯỚI MÁU ĐỘNG MẠCH VÀNH LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 LÊ MẠNH HÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH XẠ HÌNH SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN SAU TÁI TƯỚI MÁU ĐỘNG MẠCH VÀNH Chuyên ngành: Nội tim mạch Mã số: 62720141 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ NGỌC HÀ HÀ NỘI – 2020 LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Sau đại học Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108, Ban lãnh đạo Viện Tim mạch - Bệnh viện TƯQĐ 108 đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Ngọc Hà, Chủ nhiệm Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện TƯQĐ 108 những người thầy đã trực tiếp, tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Vũ Điện Biên, PGS. TS. Phạm Nguyên Sơn, cùng toàn thể cán bộ nhân viên Bộ môn Nội tim mạch , Viện Tim mạch - Bệnh viện TƯQĐ 108 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực đề tài. Xin trân trọng cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện TƯQĐ 108 đã luôn tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận án này. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Đoàn Văn Đệ - Học Viện Quân Y, PGS.TS Tạ Mạnh Cường – Viện Tim mạch Quốc Gia, PGS.TS Trần Đình Hà – Trung tâm Y học hạt nhân và U Bướu, Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Trần Văn Riệp, PGS.TS Nguyễn Đức Hải - Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108, đã tận tình chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Với lòng biết ơn vô hạn, tôi xin thành cảm ơn gia đình, những người luôn ở bên tôi, động viên giúp đỡ tôi, là hậu phương vững chắc cho tôi trên con đường khoa học. Xin cảm ơn các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè đã tạo cho tôi nhiều thuận lợi, cổ vũ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Hà Nội, tháng 8 năm 2020 Nghiên cứu sinh Lê Mạnh Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bốtrong bất kì công trình nào khác trước đây. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chị trách nhiệm Nghiên cứu sinh Lê Mạnh Hà MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các ảnh và sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ..........................................................................3 1.1. Bệnh động mạch vành mạn tính ...............................................................3 1.1.1. Khái niệm và định nghĩa .........................................................................3 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh động mạch vành mạn tính và sautái tưới máu động mạch vành ....................................................................................................3 1.1.3. Chẩn đoán và đánh giá bệnh động mạch vành mạn tính ................................8 1.1.4. Điều trị bệnh động mạch vành mạn tính................................................... 17 1.2. Phương pháp xạ hình SPECT tưới máu cơ tim ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính: vai trò, giá trị trong chẩn đoán và điều trị ..................... 18 1.2.1. Lịch sử phương pháp xạ hình SPECT tưới máu cơ tim ............................... 18 1.2.2. Cơ sở phương pháp xạ hình SPECT tưới máu cơ tim.................................. 19 1.2.3. Phân tích và nhận định hình ảnh xạ hình SPECT tưới máu cơ tim................. 22 1.2.4. Vai trò của xạ hình SPECT tưới máu cơ timtrong chẩn đoán và định hướng điều trị bệnh động mạch vành mạn tính .................................................. 28 1.3. Các nghiên cứu về xạ hình tưới máu cơ tim SPECT ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành ........................................................................... 34 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới về xạ hình SPECT tưới máu cơ tim ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành............................................................. 34 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước về bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành và xạ hình SPECT tưới máu cơ tim .......................................................... 39 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 41 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 41 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .............................................................. 41 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ................................................................ 41 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 43 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 43 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ......................................... 43 2.3.3. Tiến hành nghiên cứu ........................................................................... 43 2.3. Xử lý số liệu ........................................................................................ 58 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 61 SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................. 62 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 63 3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu .......................................................... 63 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xạ hình SPECT tưới máu cơ tim ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành................................................. 64 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ........................................................ 64 3.2.2 Đặc điểm hình ảnh xạ hình SPECT tưới máu cơ tim ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành.............................................................................. 69 3.3. Biến đổi hình ảnh xạ hình SPECT tưới máu cơ tim trước và sau tái tưới máu động mạch vành .................................................................................. 79 3.3.1. So sánh kết quả xạ hình SPECT tưới máu cơ tim trước và sau tái tưới máu động mạch vành........................................................................................... 79 3.3.2. So sánh đặc điểm khuyết xạ pha gắng sức trước và sau tái tưới máu động mạch vành .................................................................................................. 81 3.3.3. So sánh đặc điểm khuyết xạ pha nghỉ trước và sau tái tưới máu động mạch vành .......................................................................................................... 86 3.3.4. So sánh đặc điểm khuyết xạ hồi phục trước và sau tái tưới máu động mạch vành .......................................................................................................... 88 3.3.5. So sánh đặc điểm vận động thành, thể tích, chức năng thất trái trên xạ hình SPECT tưới máu cơ tim trước và sau tái tưới máu động mạch vành....................... 93 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ........................................................................... 94 4.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu .......................................................... 94 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xạ hình SPECT tưới máu cơ tim ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành................................................. 94 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành .................. 94 4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ......................................................................... 97 4.2.3. Đặc điểm hình ảnh xạ hìnhSPECT tưới máu cơ tim ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành.............................................................................. 98 4.3. Biến đổi hình ảnh xạ hình SPECT tưới máu cơ tim trước và sau tái tưới máu động mạch vành ................................................................................ 113 4.3.1. So sánh kết quả xạ hình SPECT tưới máu cơ tim trước và sau tái tưới máu động mạch vành......................................................................................... 114 4.3.2. So sánh đặc điểm khuyết xạ pha gắng sức trước và sau tái tưới máu động mạch vành ................................................................................................ 115 4.3.3. So sánh đặc điểm khuyết xạ pha nghỉ trước và sau tái tưới máu động mạch vành ........................................................................................................ 118 4.3.4. So sánh đặc điểm khuyết xạ hồi phục trước và sau tái tưới máu động mạch vành ........................................................................................................ 119 4.3.5. So sánh đặc điểm vận động thành và thể tích, chức năng thất trái trên xạ hình SPECT tưới máu cơ tim trước và sau tái tưới máu động mạch vành.............. 124 4.4. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................... 124 KẾT LUẬN ............................................................................................. 127 1. Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh xạ hình SPECT tưới máu cơ tim ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành ........ 127 2. Đánh giá biến đổi hình ảnh xạ hình tưới máu cơ tim trước và sau tái tưới máu động mạch vành ................................................................................ 128 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1. AHA Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Association of Heart) 2. AUC Diện tích dưới đường cong ROC (Area Under Curve) 3. BARI 2D Thử nghiệm lâm sàng BARI 2D (the Bypass Angioplasty Revascularization Investigation 2 Diabetes) 4. BN Bệnh nhân 5. PTBCNCV Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành 6. COURAGE Thử nghiệm lâm sàng COURAGE (the Clinical Outcomes Utilizing Revascularization and Aggressive Drug Evaluation) 7. CTĐMVQD Can thiệp động mạch vành qua da 8. Dd Đường kính thất trái cuối tâm trương 9. Ds Đường kính thất trái cuối tâm thu 10. ĐTĐ Đái tháo đường 11. ĐMV Động mạch vành 12. EDV Thể tích thất trái cuối tâm trương 13. ESV Thể tích thất trái cuối tâm thu 14. HATT Huyết áp tâm thu 15. HATTR Huyết áp tâm trương 16. HR Tỉ số nguy cơ (Hazard ratio) 17. IVUS Siêu âm nội mạch (IntraVascular UltraSound) 18. KX Khuyết xạ 19. KXGS Khuyết xạ pha gắng sức 20. KXN Khuyết xạ pha nghỉ 21. KXHP Khuyết xạ cơ tim thiếu máu 22. LAD Động mạch liên thất trước (Left Anterior Descending TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ Artery) 23. LCx Động mạch mũ (Left Circumflex Artery) 24. LVEF Phân xuất tống máu thất trái 25. NMCT Nhồi máu cơ tim 26. NPV Giá trị dự báo âm tính (Negative Predictive Value) 27. OR Tỉ số chênh (Odds ratio) 28. PET Positron Emission Tomography 29. PTBCNCV Phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành 30. PPV Giá trị dự báo dương tính (Positive Predictive Value) 31. RCA Động mạch vành phải (Right Coronary Artery) 32. RL Rối loạn 33. RLVĐ Rối loạn vận động 34. RR Tỉ số nguy cơ (relative risk) 35. Se Độ nhạy (Sensitivity) 36. Sp Độ đặc hiệu (Specificity) 37. SPECT Single Photon Emission Computed Tomography – chụp xạ hình cắt lớp vi tính đơn photon 38. SSS Tổng điểm pha gắng sức (Summed Stress Score) 39. SWMS Tổng điểm rối loạn vận động co bóp thành thất trái 40. SWTS Tổng điểm rối loạn vận động dày mỏng thành thất trái 41. TPD Diện khuyết xạ tính toán kết hợp giữa diện rộng và mức độ khuyết xạ theo từng pixel (Total Perfusion Deficit) 42. THA Tăng huyết áp 43. XHTMCT Xạ hình tưới máu cơ tim DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1 Các dược chất phóng xạ thông dụng trong xạ hình SPECT tưới máu cơ tim ............................................................................................................ 19 Bảng 3. 1 Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu .................................................... 63 Bảng 3.2 Đặc điểm đau ngực ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành .......... 64 Bảng 3.3 Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành ......................... 64 Bảng 3.4 Thời gian chụp xạ hình tưới máu cơ tim sau tái tưới máu động mạch vành .......................................................................................................... 65 Bảng 3. 5 Tỉ lệ bệnh nhân theo nhánh động mạch vành được đặt stent ................... 65 Bảng 3. 6 Tỉ lệ số nhánh động mạch vành được đặt stent ..................................... 66 Bảng 3. 7 Tỉ lệ bệnh nhân theo nhánh động mạch vành được phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành ............................................................................................. 66 Bảng 3. 8 Tỉ lệ nhánh động mạch vành được phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành......... 66 Bảng 3. 9 Đặc điểm một số xét nghiệm máu ..................................................... 67 Bảng 3. 10 Tỉ lệ bệnh nhân có hình ảnh thiếu máu cơ tim cục bộ trên điện tim ........ 67 Bảng 3. 11 Một số đặc điểm siêu âm tim ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành .................................................................................................. 68 Bảng 3. 12 Đặc điểm khuyết xạ pha gắng sức theo nhánh động mạch vành chi phối ở bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành qua da ...................................... 69 Bảng 3. 13 Đặc điểm khuyết xạ pha gắng sức theo nhánh động mạch vành chi phối ở bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành ........................................ 69 Bảng 3. 14 Tỉ lệ bệnh nhân theo tổng điểm gắng sức (SSS).................................. 70 Bảng 3.15 Tỉ lệ bệnh nhân theo độ rộng khuyết xạ pha gắng sức........................... 70 Bảng 3. 16 Tỉ lệ bệnh nhân theo tổng điểm pha nghỉ (SRS) ................................. 71 Bảng 3. 17 Tỉ lệ bệnh nhân theo độ rộng khuyết xạ pha nghỉ................................ 71 Bảng 3. 18 Tỉ lệ khuyết xạ hồi phục theo nhánh động mạch vành chi phối ở bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành qua da ....................................................... 72 Bảng 3. 19 Tỉ lệ khuyết xạ hồi phục theo nhánh động mạch vành chi phối ở bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành....................................................... ... , Nuclear Cardiac Imaging: Principles and Applications, Iskandrian E V G, Editor., Oxford University Press, Inc. pp. 102 - 116. 163. Williams J B, DeLong E R, Peterson E D, Dokholyan R S, et al. (2011)," Secondary Prevention After Coronary Artery Bypass Graft Surgery Findings of a National Randomized Controlled Trial and Sustained Society-Led Incorporation Into Practice." Circulation, 123(1): pp. 39-45. 164. World Health Organization (2011)," Use of glycated haemoglobin (HbA1c) in diagnosis of diabetes mellitus: abbreviated report of a WHO consultation." pp. 6-17. 165. World Health Organization (2006)," Definition and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycaemia: report of a WHO/IDF consultation." pp. 9-13. 166. Zafrir N, Madduri J, Mats I, Ben-Gal T, et al. (2003)," Discrepancy between myocardial ischemia and luminal stenosis in patients with left internal mammary artery grafting to left anterior descending coronary artery." Journal of Nuclear Cardiology, 10(6): pp. 663-668. 167. Zellweger M J, Fahrni G, Ritter M, Jeger R V, et al. (2014)," Prognostic Value of “Routine” Cardiac Stress Imaging 5 Years After Percutaneous Coronary InterventionThe Prospective Long-Term Observational BASKET (Basel Stent Kosteneffektivitäts Trial) LATE IMAGING Study." JACC: Cardiovascular Interventions, 7(6): pp. 615-621. 168. Zellweger M J, Lewin H C, Lai S, Dubois E A, et al. (2001)," When to stress patients after coronary artery bypass surgery?Risk stratification in patients early and late post-CABG using stress myocardial perfusion SPECT: implications of apppropriate clinical strategies." Journal of the American College of Cardiology, 37(1): pp. 144-152. 169. Zhang X, Liu X, He Z-X, Shi R, et al. (2004)," Long-term prognostic value of exercise 99mTc-MIBI SPET myocardial perfusion imaging in patients after percutaneous coronary intervention." European Journal of Nuclear Medicine and Molecular Imaging, 31(5): pp. 655-662. PHỤ LỤC I MINH HỌA CA LÂM SÀNG Ca lâm sàng 1 Bệnh nhân Nguyễn Phong P*, Nam giới, năm sinh 1941 Tháng 01/2008 Lâm sàng: Không đau ngực Nhồi máu cơ tim cấp (tháng 12/2007) điều trị nội khoa Tăng huyết áp từ năm 2002, điều trị nội khoa Đái tháo đường từ năm 2005, điều trị nội khoa Xạ hình SPECT tưới máu cơ tim Khuyết xạ cố định, mức độ nặng, diện hẹp, giảm vận động ở vùng tương ứng LAD (khả năng sẹo nhồi máu cơ tim). LVEF pha gắng sức: 73%. Xử lý sau chụp xạ hình SPECT tưới máu cơ tim: Điều trị các yếu tố nguy cơ. Theo dõi định kỳ đặc điểm đau ngực, điện tim, siêu âm tim. Tháng 11/2014 Lâm sàng: Đau ngực không điển hình. Tăng huyết áp điều trị nội khoa, chưa kiểm soát huyết áp (150/90mmHg). Đái tháo đường điều trị nội khoa, kiểm soát đường máu (HbA1c: 6,3%). ECG: sóng Q sâu tại DII, DIII, aVF. Xạ hình SPECT gắn cổng điện tim gắng sức Dipyridamole: Khuyết xạ diện hẹp, mức độ nặng, hồi phục một phần không đáng kể, ở vùng mỏm tim, tương ứng chi phối của LAD (mũi tên). Diện rộng: 10% cơ tim thất trái. Khuyết xạ diện rộng, mức độ vừa – nặng, hồi phục một phần đáng kể, ở vùng tương ứng chi phối của LCx và RCA (đầu mũi tên). Diện rộng: 35% cơ tim thất trái. LVEF pha gắng sức: 38%, LVEF pha nghỉ: 49%. FDG PET/CT đánh giá khả năng sống của cơ tim: Khuyết xạ tương đồng (matched) giảm nặng tưới máu và chuyển hóa ở vùng tương ứng chi phối tưới máu LAD. Diện rộng: 9% cơ tim thất trái. Khả năng sẹo cơ tim thất trái, ít khả năng sống, hồi phục sau tái tưới máu cơ tim. Cơ tim vùng LCx, RCA chuyển hóa FDG bình thường. Diện cơ tim tương ứng khuyết xạ trên XHTMCT khả năng sống, hồi phục sau tái tưới máu cơ tim, diện rộng: 35% cơ tim thất trái. Chụp ĐMV cản quang: ưu thế RCA. Tắc mạn tính LAD đoạn II, có bàng hệ ngoại vi từ RCA. Hẹp 90% RCA đoạn I. Điều trị tái tưới máu ĐMV: CTĐMVQD đặt 2 stent bọc thuốc vị trí RCA đoạn I. Sau đặt stent: TIMI: 3, TMP: 3 Tháng 4/2015 Lâm sàng: Đau ngực không điển hình (giảm rõ rệt mức độ đau ngực). Tăng huyết áp điều trị nội khoa, chưa kiểm soát huyết áp (150/90mmHg). Đái tháo đường điều trị nội khoa, kiểm soát đường máu (HbA1c: 6,2%). ECG: sóng Q sâu tại DII, DIII, aVF. Xạ hình SPECT gắn cổng điện tim gắng sức Dipyridamole: - Khuyết xạ diện hẹp, mức độ nặng, hồi phục một phần không đáng kể, ở vùng mỏm tim, tương ứng chi phối của LAD (mũi tên). Không thay đổi rõ rệt so với XHTMCT SPECT trước tái tưới máu ĐMV. - Không còn thấy khuyết xạ diện rộng ở vùng tương ứng chi phối của LCx và RCA (đầu mũi tên) như trên xạ hình trước tái tưới máu. - LVEF pha gắng sức: 54 %, LVEF pha nghỉ: 51 % PHA GẮNG SỨC PHA NGHỈ Tháng 11/2014, Xạ hình SPECT gắn cổng điện tim gắng sức Dipyridamole, trước can thiệp động mạch vành qua da PHA GẮNG SỨC PHA NGHỈ Tháng 4/2015, Xạ hình SPECT gắn cổng điện tim gắng sức Dipyridamole, sau can thiệp động mạch vành qua da Các thông số định lượng xạ hình Trước CTĐM VQD Sau CTĐMVQ D Khuyết xạ pha gắng sức(KXGS) SSS 29 11 Diện khuyết xạ (% )* 46 10 Khuyết xạ pha nghỉ (KXN) SRS 13 9 Diện khuyết xạ (% )* 22 7 Khuyết xạ hổi phục (KXHP) SDS 16 6 Diện khuyết xạ (% )* 24 3 Thể tích, chức năng thất trái EDV pha gắng sức (ml) 157 124 ESV pha gắng sức (ml) 99 52 LVEF pha gắng sức (% ) 37 58 LVEF pha nghỉ (% ) 48 53 SWMS pha gắng sức 33 13 SWTS pha gắng sức 23 15 Diện RL co bóp pha gắng sức (% ) 52 15 Diện RLVdày mỏng pha gắng sức (% ) 40 7 *: % diện cơ tim thất trái. Tiên lượng và hướng điều trị sau chụp xạ hình SPECT tưới máu cơ tim: Hiệu quả tái tái tưới máu rõ rệt: lâm sàng cải thiện giảm mức độ đau ngực, không còn KX thiếu máu ở vùng tương ứng chi phổi của LCx, RCA, diện KXHP 3%, Hiệu số độ rộng KXGS ≤ -5%, Hiệu số độ rộng KXHP ≤ -5%. Tiên lượng: xạ hình SPECT TMCT bổ sung tiên lượng cho các yếu tố lâm sàng. BN có nguy cơ thấp – trung bình biến cố tim mạch (đau ngực không điển hình, kiểm soát ĐTĐ, diện KXGS 10%, diện KXHP 3%, LVEF pha gắng sức 58%) Hướng điều trị: điều trị các yếu tố nguy cơ. Theo dõi định kỳ đặc điểm đau ngực, điện tim, siêu âm tim. Chưa đặt chỉ định chụp ĐMV xét tái tưới máu bổ sung. Ca lâm sàng 2 Bệnh nhân Ngô Thị M*, Nữ giới, năm sinh 1951 Tháng 3/2014 Lâm sàng: Đau ngực không điển hình, Suy tim độ II,Nhồi máu cơ tim 2/2014, Tăng huyết áp từ năm 2010, điều trị nội khoa ECG: QS tại DII, DIII, aVF. Siêu âm tim: buồng thất trái giãn, giảm vừa – nặng vận động mỏm tim, thành dưới, thành bên, LVEF simpson: 36%. Xạ hình SPECT gắn cổng điện tim gắng sức Dipyridamole: KXdiện trung bình (10% cơ tim thất trái), mức độ vừa - nặng, có hồi phụcmột phần ở mỏm tim, thành trước gần mỏm, giảm vận động tương ứng với vùng chi phối tưới máu của LAD (đầu mũi tên). KXdiện rộng (20% cơ tim thất trái), mức độ vừa - nặng, có hồi phục một phần ở thành bên, dưới - bên, giảm vận động tương ứng với vùng chi phối tưới máu của LCx (đầu mũi tên). KXdiện trung bình (16% cơ tim thất trái), mức độ vừa - nặng, có hồi phụcmột phần ở thành dưới, giảm vận động tương ứng với vùng chi phối tưới máu của RCA (đầu mũi tên). Buồng thất trái giãn. LVEF pha gắng sức: 22%, LVEF pha nghỉ: 30%. Chụp ĐMV cản quang 4/2014:Hẹp đa thân động mạch vành: hẹp 80% LAD đoạn III, hẹp 85% LCx đoạn I, hẹp 99% RCA đoạn II. Điều trị tái tưới máu ĐMV 4/2014:PTBCNCV cầu LIMA vào LAD đoạn III, cầu LIMA vào LCx đoạn II, cầu SVG vào RCA đoạn III Tháng 7/2015 Lâm sàng: Đau ngực không điển hình, Không còn biểu hiện suy tim Tăng huyết áp kiểm soát huyết áp bằng điều trị nội khoa ECG: QS tại DII, DIII, aVF Siêu âm tim: buồng thất trái giãn, giảm vừa vận động mỏm tim, thành dưới, thành bên, LVEF simpson: 47% Xạ hình SPECT gắn cổng điện tim gắng sức Dipyridamole: KXdiện hẹp (6% cơ tim thất trái), mức độ vừa - nặng, cố định ở mỏm tim tương ứng với vùng chi phối tưới máu của LAD (đầu mũi tên). Giảm một phần điện rộng so với trước PTBCNCV. KXdiện rộng (16% cơ tim thất trái), mức độ vừa - nặng, có hồi phục một phần ở thành bên, dưới - bên tương ứng với vùng chi phối tưới máu của LCx (đầu mũi tên). Giảm một phần điện rộng, mức độ so với trước PTBCNCV. KXdiện trung bình (10% cơ tim thất trái), mức độ vừa có hồi phục một phần ở thành dưới, giảm vận động tương ứng với vùng chi phối tưới máu của RCA (đầu mũi tên). Giảm một phần điện rộng, mức độ so với trước PTBCNCV. Buồng thất trái giãn. LVEF pha gắng sức: 24%, LVEF pha nghỉ: 35%. PHA GẮNG SỨC PHA NGHỈ Tháng 03/2014, Xạ hình SPECT gắn cổng điện tim gắng sức Dipyridamole, trước can phẫu thuật cầu nối chủ vành PHA GẮNG SỨC PHA NGHỈ Tháng 7/2015, Xạ hình SPECT gắn cổng điện tim gắng sức Dipyridamole, sau phẫu thuật cầu nối chủ vành Các thông số định lượng xạ hình Trước PTCNC V Sau PTCNC V Khuyết xạ pha gắng sức(KXGS) SSS 30 22 Diện khuyết xạ (% )* 46 32 Khuyết xạ pha nghỉ(KXN) SRS 24 18 Diện khuyết xạ (% )* 33 30 Khuyết xạ hổi phục (KXHP) SDS 6 3 Diện khuyết xạ (% )* 13 2 Thể tích, chức năng thất trái EDV pha gắng sức (ml) 117 94 ESV pha gắng sức (ml) 91 72 LVEF pha gắng sức (% ) 22 24 LVEF pha nghỉ (% ) 30 35 SWMS pha gắng sức 79 53 SWTS pha gắng sức 58 53 Diện RLco bóp pha gắng sức (% ) 47 45 Diện RLdày mỏng pha gắng sức (% ) 33 32 *: % diện cơ tim thất trái. Tiên lượng và hướng điều trị sau chụp xạ hình SPECT tưới máu cơ tim: Hiệu quả tái tưới máu: lâm sàng cải thiện không còn biểu hiện suy tim, giảm diện KXGS, KXTM, diện KXHP 2%, Hiệu số độ rộng KXGS ≤ -5%, Hiệu số độ rộng KXHP ≤ -5%. Tiên lượng: xạ hình SPECT TMCT bổ sung tiên lượng cho các yếu tố nguy cơ lâm sàng. BN có nguy cơ cao biến cố tim mạch do diện KXGS rộng 32%, LVEF pha gắng sức 24%. Hướng điều trị: can thiệp thay đổi lối sống, điều trị tích cực nội khoa các yếu tố nguy cơ do BN có nguy cơ cao biến cố tim mạch. Theo dõi sátđặc điểm đau ngực, điện tim, siêu âm tim. Cân nhắc chụp xạ hình SPECT TMCT, chụp ĐMV cản quang (đánh giá cầu nối) khi có đau ngực tăng mức độ, nghi ngờ thiếu máu cơ tim trên ECG. PHỤ LỤC II HỒ SƠ NGHIÊN CỨU Mã số: Họ tên bệnh nhân: Năm sinh: Giới tính: Địa chỉ: Số điện thoại: Nơi gửi chụp xạ hình: Số bệnh án: Lâm sàng: Đau ngực: Phát hiện từ: Diễn biến đau: Tần suất cơn đau ngực Liên quan: gắng sức xúc cảm khi nghỉ Vị trí đau: Hướng lan: Kiểu đau: Điển hình / Không điển hình/ Không đau ngực Mức độ đau ngực: Các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành và biểu hiện tim mạch khác: Tăng huyết áp Độ: Giai đoạn: Điều trị: Huyết áp hiện tại: Đái tháo đường Type: Phát hiện: Điều trị: Glucose / HbA1c: RLCH lipid Phát hiện: Điều trị: Cholesterol/HDL/LDL/ Triglycerit Hút thuốc Đã từng hút/ Hiện còn hút Số điếu/ngày: Số năm hút: Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch: TS Đột quỵ não Bệnh mạch ngoại vi Suy tim Phân độ suy tim: RL nhịp tim Loại RL: Điều trị: Nhồi máu cơ tim, thời gian: cấp cứu / điều trị tại : Đặt stent ĐMV, thời gian: cấp cứu / kế hoạch Mạch can thiệp LAD LCx RCA Bắc cầu nối PTBCNCV, thời gian: Số lượng cầu nối: Vị trí cầu nối vào LAD LCx RCA Thuốc sử dụng : Xanthin Nitroglycerin Chẹn / Digoxin Chẹn kênh Canxi Khác: Hen phế quản / COPD Bệnh lý khác: TIỀN SỬ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH Ngày tháng năm Vị trí can thiệp: Tai biến: TIỀN SỬ PHẪU THUẬT CẦU NỐI CHỦ VÀNH Ngày tháng năm Vị trí cầu nối: Tai biến: Kết luận: ĐIỆN TIM, S IÊU ÂM TIM VÀ CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC Điện tim nghỉ 12 đạo trình: Nhịp xoang Máy tạo nhịp Tần số: CK/phút Rung/ cuồng nhĩ WPW Ngoại tâm thu RL nhịp khác: LBB RBB Block nhĩ thất Độ Dày thất ( trái / phải) T cao nhọn tại: T (-) tại: ST chênh xuống: ST chênh lên: QS tại: sóng Q bệnh lý tại: ST - T Bình thường Siêu âm tim: Dd: Ds: Vd Vs: EF: EDV: ESV: EFsimpson’s: Tình trạng các van: Vận động thành: bình thường / bất thường Nghiệm pháp gắng sức: Treadmill Bruce/Modi Bruce Dobutamine Đau ngực: Biểu hiện khác: Mức gắng sức: % tần số tim dự tính theo tuổi Biến đổi điện tim 12 đạo trình khi gắng sức: Dipyridamole Đau ngực: Biểu hiện khác: Biến đổi điện tim 12 đạo trình khi gắng sức: KẾT QUẢ XẠ HÌNH TƯỚI MÁU CƠ TIM Sau tái tưới máu ĐMV Trước tái tưới máu ĐMV Vùng tương ứng chi phối tưới máu LAD: Pha gắng sức: Không có khuyết xạ Khuyết xạ Diện khuyết xạ: Rộng Trung bình Hẹp Ước lượng số phân vùng (tổng cơ tim 17 phân vùng): Mức độ: Nặng Vừa Nhẹ Pha nghỉ: Không có khuyết xạ Khuyết xạ Diện khuyết xạ: Rộng Trung bình Hẹp Ước lượng số phân vùng (tổng cơ tim 17 phân vùng): Mức độ: Nặng Vừa Nhẹ Thay đổi pha gắng sức – pha nghỉ: Khả năng hồi phục: Hồi phục Cố định Hồi phục một phần Số phân vùng hồi phục (tổng cơ tim 17 phân vùng): cố định: Vùng tương ứng chi phối tưới máu LCx: Pha gắng sức: Không có khuyết xạ Khuyết xạ Diện khuyết xạ: Rộng Trung bình Hẹp Ước lượng số phân vùng (tổng cơ tim 17 phân vùng): Mức độ: Nặng Vừa Nhẹ Pha nghỉ: Không có khuyết xạ Khuyết xạ Diện khuyết xạ: Rộng Trung bình Hẹp Ước lượng số phân vùng (tổng cơ tim 17 phân vùng): Mức độ: Nặng Vừa Nhẹ Thay đổi pha gắng sức – pha nghỉ: Khả năng hồi phục: Hồi phục Cố định Hồi phục một phần Số phân vùng hồi phục (tổng cơ tim 17 phân vùng): cố định: Vùng tương ứng chi phối tưới máu RCA: Pha gắng sức: Không có khuyết xạ Khuyết xạ Diện khuyết xạ: Rộng Trung bình Hẹp Ước lượng số phân vùng (tổng cơ tim 17 phân vùng): Mức độ: Nặng Vừa Nhẹ Pha nghỉ: Không có khuyết xạ Khuyết xạ Diện khuyết xạ: Rộng Trung bình Hẹp Ước lượng số phân vùng (tổng cơ tim 17 phân vùng): Mức độ: Nặng Vừa Nhẹ Thay đổi pha gắng sức – pha nghỉ: Khả năng hồi phục: Hồi phục Cố định Hồi phục một phần Số phân vùng hồi phục (tổng cơ tim 17 phân vùng): cố định: Diện rối loạn vận động dày mỏng thành thất trái (% cơ tim thất trái): Các thông số định lượng xạ hình tưới máu cơ tim Tổng điểm xạ hình pha gắng sức (SSS): Diện khuyết xạ pha gắng sức (% cơ tim thất trái): Tổng điểm xạ hình pha nghỉ (SRS): Diện khuyết xạ pha nghỉ (% cơ tim thất trái): Hiệu điểm xạ hình pha gắng sức - pha nghỉ (SDS): Diện khuyết xạ hồi phục (% cơ tim thất trái): Các thông số thể tích, chức năng, vận động thành thất trái trên xạ hình Pha gắng sức: Thể tích cuối tâm trương thất trái (EDV): ml Thể tích cuối tâm thu thất trái (ESV): ml Phân suất tống máu thất trái (LVEF): % Tổng điểm vận động co bóp thành thất trái (SWMS): Tổng điểm vận động dày mỏng thành thất trái (SWTS): Diện rối loạn vận động co bóp thành thất trái (% cơ tim thất trái): Diện rối loạn vận động dày mỏng thành thất trái (% cơ tim thất trái): Pha nghỉ: Thể tích cuối tâm trương thất trái (EDV): ml Thể tích cuối tâm thu thất trái (ESV): ml Phân suất tống máu thất trái (LVEF): % Tổng điểm vận động co bóp thành thất trái (SWMS): Tổng điểm vận động dày mỏng thành thất trái (SWTS): Diện rối loạn vận động co bóp thành thất trái (% cơ tim thất trái):
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_hinh_an.pdf
- TOM TAT DIEM MOI VE LUAN AN.docx
- Tom tat luan an - Eng.pdf
- Tom tat luan an - Viet.pdf