Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi

Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính gây tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia. Năm 2018 ước tính toàn thế giới có khoảng 18,1 triệu người mắc và 9,6 triệu người chết vì ung thư các loại. Trong đó UTP chiếm 11,6%, là nguyên nhân tử vong hàng đầu (18,4%) [1]. Tỷ lệ mắc cao nhất ở các nước có chỉ số phát triển con người (HDI) rất cao so với các nước có HDI thấp (42,2 so với 7,9/100.000 nam giới và 21,8 so với 3,1/100.000 nữ) [2].

 Tại Việt Nam, theo Globocan 2018, UTP có tỉ lệ mắc 14,4%, đứng sau ung thư gan (15,4%) trong tổng số 164.671 ca ung thư, cao nhất trong các loại ung thư nói chung, đứng thứ nhất ở nam với 39,8/100.000 và đứng hàng thứ ba sau ung thư vú và ung thư dạ dày ở nữ giới với 10,5/100.000 [1]. Do ở giai đoạn sớm bệnh thường không có triệu chứng hoặc nếu có cũng không đặc hiệu và thường bị bỏ qua hoặc được chẩn đoán chậm trễ, cho nên khoảng 2/3 số bệnh nhân UTP đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những triệu chứng ban đầu của bệnh thường là ho khan hoặc ho có đờm, ở người trên 40 tuổi, nhất là có tiền sử đang hoặc đã hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu nhằm mục đích sàng lọc phát hiện UTP ở những đối tượng này bằng những kĩ thuật cơ bản đã được thực hiện. Frederic W. và CS (2019) bằng X quang ngực quy ước và cắt lớp vi tính ngực liều thấp được áp dụng theo dõi phát hiện và tử vong do UTP cho thấy không có sự khác biệt giữa tỷ lệ phát hiện nhưng có giảm khác biệt ở tỷ lệ tử vong của UTP được theo dõi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp so với X quang ngực quy ước [3]. Những hình ảnh được cho là nghi UTP trên X quang ngực quy ước là những nốt mờ đơn độc hoặc hình nhiều nốt mờ có đường kính ≥ 10mm. Những dấu hiệu gợi ý tính chất ác tính của những nốt hoặc đám mờ trên phim chụp X quang phổi là bờ khối u không nhẵn, đa cung, hoặc có xâm lấn trực tiếp vào màng phổi, thành ngực hoặc trung thất. [4]. Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu sàng lọc bằng X quang ngực quy ước và xác định UTP bằng nội soi phế quản (NSPQ) ở các đối tượng nguy cơ tại cộng đồng, thực hiện trên 1050 đối tượng cho thấy tỷ lệ mắc UTP các giai đoạn là 10,6% [5]. Chẩn đoán UTP trước phẫu thuật thường được sử dụng kết hợp các phương pháp lâm sàng, kĩ thuật không xâm lấn và kĩ thuật xâm lấn. Phổ biến nhất hiện nay là các kĩ thuật xâm lấn được hỗ trợ bởi X quang ngực quy ước hoặc CLVT và NSPQ có sinh thiết.

 NSPQ với 2 nguồn sáng (ánh sáng trắng và ánh sáng huỳnh quang) là một tiến bộ trong phát hiện UTP. Một nghiên cứu đa trung tâm về NSPQ kết hợp 2 nguồn sáng cho 173 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân được tiến hành NSPQ ánh sáng trắng trước, ngay sau đó kiểm tra lại bằng NSPQ huỳnh quang, đã thu được 700 mẫu bệnh phẩm sinh thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NSPQ huỳnh quang hơn hẳn NSPQ ánh sáng trắng, đối với các tổn thương loạn sản vừa, loạn sản nặng hoặc ung thư tại chỗ, với độ nhạy 63% [6].

Tại Việt Nam, những nghiên cứu phát hiện UTP chủ động, tại cộng đồng còn ít do hạn chế về nguồn lực. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào chẩn đoán và điều trị phẫu thuật, hóa-xạ trị, điều trị đích nhưng còn ít những nghiên cứu về NSPQ có nguồn sáng huỳnh quang trong phát hiện tổn thương nghi UTP. Bệnh viện phổi Trung ương là một trong các đơn vị tuyến cuối trong mạng lưới phòng chống UTP, nơi tiếp nhận trực tiếp người bệnh nghi UTP đến khám hoặc nhận từ các tuyến. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi” với hai mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn ung thư ở bệnh nhân nghi ung thư phổi.

2. Đánh giá kết quả chẩn đoán ung thư phổi qua sinh thiết niêm mạc phế quản bằng nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi.

 

docx 139 trang dienloan 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
HOÀNG THỊ BÍCH VIỆT
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG
Ở BỆNH NHÂN NGHI UNG THƯ PHỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
HOÀNG THỊ BÍCH VIỆT
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG
Ở BỆNH NHÂN NGHI UNG THƯ PHỔI
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 972 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ
HÀ NỘI – NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. 
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nghiên cứu sinh
Hoàng Thị Bích Việt
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn chân thành, nhân dịp hoàn thành luận án tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
Ban giám đốc, Phòng đào tạo sau Đại học, Bộ môn Nội Hô hấp, Học viện Quân y.
 Ban Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, khoa Nội soi Chẩn đoán và Can thiệp, khoa Ung bướu, khoa Giải phẫu bệnh và một số khoa phòng khác trong bệnh viện đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ người thầy trực tiếp hướng dẫn luận án, đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo phương pháp luận khoa học, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. 
Xin chân thành cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ; những người thân trong gia đình đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong những năm học vừa qua.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên để tôi có thể hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2020
Nghiên cứu sinh
	 Hoàng Thị Bích Việt
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ, sơ đồ
Danh mục hình ảnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
AJCC
American Joint Committee on Cancer
Ủy ban liên kết ung thư Hoa Kỳ 
BMI
Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
CEA
Carcinoembryonic Antigen
CLVT
Cắt lớp vi tính
COPD
Chronic Obstructive Pulmonary Disease
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
CS
Cộng sự
CRP
Protein C reactive
Cyfra 21-1
Cytokeratin-19 Fragment
ENB
Electromagnetic navigation bronchoscopy
Nội soi phế quản định vị điện từ 
HDI
Human Development Index
Chỉ số phát triển con người
MRI
Magnetig resonance imaging
Chụp cộng hưởng từ hạt nhân
NSPQ
Nội soi phế quản
NSPQAST
Nội soi phế quản ánh sáng trắng
NSPQHQ
Nội soi phế quản huỳnh quang
NBI
Narrow band imaging (Nội soi phế quản băng tần hẹp)
PCT
Procalcitonin
PET/CT
Positron emision tomography - computed tomography
Chụp cắt lớp tán xạ 
Pro-GRP
Progastrin-releasing peptide 
SCC
Squamous Cell Carcinoma 
UTP
Ung thư phổi
UTBM
Ung thư biểu mô
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1. 	Phân loại khối u nguyên phát 	13
1.2. 	Phân loại hạch khu vực 	14
1.3. 	Phân loại di căn xa 	14
1.4. 	Phân loại giai đoạn bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ	15
2.1. 	Phân loại chỉ số khối cơ thể	44
2.2. 	Phân loại mô bệnh học ung thư phổi	47
3.1. 	Đặc điểm phân bố theo nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu	53
3.2. 	Đặc điểm hút thuốc lá và thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu	54
3.3. 	Đặc điểm thể trạng chung của bệnh nhân nghiên cứu	55
3.4. 	Đặc điểm triệu chứng toàn thân của bệnh nhân nghiên cứu	56
3.5. 	Đặc điểm triệu chứng cơ năng hô hấp của bệnh nhân nghiên cứu	57
3.6. 	Các hội chứng hô hấp của bệnh nhân nghiên cứu	57
3.7. 	Đặc điểm công thức máu của bệnh nhân nghiên cứu	58
3.8. 	Đặc điểm một số chỉ số sinh hóa máu của bệnh nhân nghiên cứu	58
3.9. 	Đặc điểm một số dấu ấn ung thư của bệnh nhân nghiên cứu	59
3.10. 	Hình thái tổn thương X quang quy ước của bệnh nhân nghiên cứu	60
3.11. 	Hình thái tổn thương trên cắt lớp vi tính của bệnh nhân nghiên cứu	61
3.12. 	Chẩn đoán của bệnh nhân nghiên cứu	62
3.13. 	So sánh triệu chứng toàn thân giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi	63
3.14. 	So sánh triệu chứng cơ năng hô hấp giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi	64
3.15. 	So sánh một số hội chứng hô hấp giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi	64
Bảng
Tên bảng
Trang
3.16. 	So sánh một số dấu ấn ung thư giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi	65
3.17. 	So sánh một số đặc điểm tổn thương trên phim cắt lớp vi tính giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi	66
3.18. 	Vị trí tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ở nhóm bệnh nhân ung thư phổi	66
3.19. 	Đặc điểm xâm lấn trên cắt lớp vi tính ở nhóm bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi	67
3.20. 	Đặc điểm mô bệnh học ở nhóm bệnh nhân ung thư phổi	67
3.21. 	Tỷ lệ phát hiện được tổn thương khi nội soi phế quản bằng hai nguồn sáng ở bệnh nhân nghiên cứu	68
3.22. 	Tỷ lệ không phát hiện được tổn thương khi nội soi phế quản bằng hai nguồn sáng ở bệnh nhân nghiên cứu	68
3.23. 	Đặc điểm tổn thương khi nội soi phế quản ánh sáng trắng của bệnh nhân nghiên cứu	69
3.24. 	So sánh đặc điểm tổn thương khi nội soi phế quản ánh sáng trắng giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi	70
3.25. 	Đặc điểm tổn thương khi nội soi phế quản huỳnh quang của bệnh nhân nghiên cứu	71
3.26. 	So sánh đặc điểm tổn thương khi nội soi phế quản huỳnh quang giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi	71
3.27. 	So sánh tổn thương trên nội soi phế quản ánh sáng trắng và nội soi phế quản huỳnh quang ở nhóm có tổn thương nghi ung thư phổi	72
3.28. 	So sánh giữa tỷ lệ tổn thương trên nội soi phế quản và hình thái tổn thương chính trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân nghi ung thư phổi	72
Bảng
Tên bảng
Trang
3.29. 	Tỷ lệ phát hiện được tổn thương khi nội soi phế quản bằng hai nguồn sáng ở bệnh nhân ung thư phổi	73
3.31. 	So sánh hình ảnh nội soi phế quản giữa ánh sáng trắng và huỳnh quang ở bệnh nhân ung thư phổi	74
3.32. 	So sánh giữa tỷ lệ tổn thương trên nội soi phế quản và vị trí tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thư phổi	74
3.33. 	So sánh giữa tỷ lệ tổn thương trên nội soi phế quản và hình thái tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thư phổi	75
3.34. 	So sánh giữa tỷ lệ tổn thương trên nội soi phế quản và đặc điểm xâm lấn trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thư phổi	76
3.35. 	So sánh kết quả chẩn đoán ung thư phổi giữa từng loại tổn thương của nội soi phế quản ánh sáng trắng và ánh sáng huỳnh quang	76
3.36. 	Kết quả phát hiện tổn thương của nội soi phế quản ánh sáng trắng và nội soi phế quản huỳnh quang trong chẩn đoán ung thư phổi	77
3.37. Tai biến, biến chứng kỹ thuật	78
4.1. 	Độ nhạy và độ đặc hiệu của nội soi phế quản huỳnh quang trong một số nghiên cứu	103
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1. 	Sự biến đổi một số dấu ấn ung thư	59
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
1.1. 	Tác động của hút thuốc lá hình thành ung thư phổi	6
3.1. 	Kết quả chẩn đoán ung thư phổi bằng nội soi phế quản có sinh thiết và sinh thiết phổi xuyên thành ngực	62
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. 	Sơ đồ hệ thống nội soi phế quản huỳnh quang	27
2.1. 	Máy soi phế huỳnh quang model D - Light C	41
2.2. 	Hình ảnh nội soi phế quản ánh sáng trắng và ánh sáng huỳnh quang	48
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính gây tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia. Năm 2018 ước tính toàn thế giới có khoảng 18,1 triệu người mắc và 9,6 triệu người chết vì ung thư các loại. Trong đó UTP chiếm 11,6%, là nguyên nhân tử vong hàng đầu (18,4%) [1]. Tỷ lệ mắc cao nhất ở các nước có chỉ số phát triển con người (HDI) rất cao so với các nước có HDI thấp (42,2 so với 7,9/100.000 nam giới và 21,8 so với 3,1/100.000 nữ) [2].
	Tại Việt Nam, theo Globocan 2018, UTP có tỉ lệ mắc 14,4%, đứng sau ung thư gan (15,4%) trong tổng số 164.671 ca ung thư, cao nhất trong các loại ung thư nói chung, đứng thứ nhất ở nam với 39,8/100.000 và đứng hàng thứ ba sau ung thư vú và ung thư dạ dày ở nữ giới với 10,5/100.000 [1]. Do ở giai đoạn sớm bệnh thường không có triệu chứng hoặc nếu có cũng không đặc hiệu và thường bị bỏ qua hoặc được chẩn đoán chậm trễ, cho nên khoảng 2/3 số bệnh nhân UTP đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những triệu chứng ban đầu của bệnh thường là ho khan hoặc ho có đờm, ở người trên 40 tuổi, nhất là có tiền sử đang hoặc đã hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu nhằm mục đích sàng lọc phát hiện UTP ở những đối tượng này bằng những kĩ thuật cơ bản đã được thực hiện. Frederic W. và CS (2019) bằng X quang ngực quy ước và cắt lớp vi tính ngực liều thấp được áp dụng theo dõi phát hiện và tử vong do UTP cho thấy không có sự khác biệt giữa tỷ lệ phát hiện nhưng có giảm khác biệt ở tỷ lệ tử vong của UTP được theo dõi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp so với X quang ngực quy ước [3]. Những hình ảnh được cho là nghi UTP trên X quang ngực quy ước là những nốt mờ đơn độc hoặc hình nhiều nốt mờ có đường kính ≥ 10mm. Những dấu hiệu gợi ý tính chất ác tính của những nốt hoặc đám mờ trên phim chụp X quang phổi là bờ khối u không nhẵn, đa cung, hoặc có xâm lấn trực tiếp vào màng phổi, thành ngực hoặc trung thất... [4]. Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu sàng lọc bằng X quang ngực quy ước và xác định UTP bằng nội soi phế quản (NSPQ) ở các đối tượng nguy cơ tại cộng đồng, thực hiện trên 1050 đối tượng cho thấy tỷ lệ mắc UTP các giai đoạn là 10,6% [5]. Chẩn đoán UTP trước phẫu thuật thường được sử dụng kết hợp các phương pháp lâm sàng, kĩ thuật không xâm lấn và kĩ thuật xâm lấn. Phổ biến nhất hiện nay là các kĩ thuật xâm lấn được hỗ trợ bởi X quang ngực quy ước hoặc CLVT và NSPQ có sinh thiết. 
	NSPQ với 2 nguồn sáng (ánh sáng trắng và ánh sáng huỳnh quang) là một tiến bộ trong phát hiện UTP. Một nghiên cứu đa trung tâm về NSPQ kết hợp 2 nguồn sáng cho 173 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân được tiến hành NSPQ ánh sáng trắng trước, ngay sau đó kiểm tra lại bằng NSPQ huỳnh quang, đã thu được 700 mẫu bệnh phẩm sinh thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NSPQ huỳnh quang hơn hẳn NSPQ ánh sáng trắng, đối với các tổn thương loạn sản vừa, loạn sản nặng hoặc ung thư tại chỗ, với độ nhạy 63% [6].
Tại Việt Nam, những nghiên cứu phát hiện UTP chủ động, tại cộng đồng còn ít do hạn chế về nguồn lực. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào chẩn đoán và điều trị phẫu thuật, hóa-xạ trị, điều trị đích nhưng còn ít những nghiên cứu về NSPQ có nguồn sáng huỳnh quang trong phát hiện tổn thương nghi UTP... Bệnh viện phổi Trung ương là một trong các đơn vị tuyến cuối trong mạng lưới phòng chống UTP, nơi tiếp nhận trực tiếp người bệnh nghi UTP đến khám hoặc nhận từ các tuyến. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn ung thư ở bệnh nhân nghi ung thư phổi.
2. Đánh giá kết quả chẩn đoán ung thư phổi qua sinh thiết niêm mạc phế quản bằng nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ PHỔI
1.1.1. Tình hình ung thư phổi trên thế giới
Những đặc điểm lâm sàng của UTP đã được Laennec (1781 – 1826), một bác sĩ người Pháp mô tả lần đầu tiên trong y văn vào năm 1805. Hơn 100 năm sau (1912), Adler I. đã thu thập được 375 trường hợp UTP. Năm 1950, lần đầu tiên người ta đã chứng minh mối liên quan giữa UTP và thuốc lá nhận thấy rằng 80% các UTP liên quan đến yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, khói thuốc lá, sự nhiễm độc nước, không khí, điều kiện lao động Nếu có nhiều yếu tố phối hợp thì nguy cơ mắc UTP càng cao [7].
Trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (100/100.000 dân) ở vùng New Orleans (Hoa Kỳ) và Maoris (New Zealand), tiếp theo là ở vương quốc Anh và Hà Lan. Tỷ lệ mắc bệnh thấp là ở châu Phi và Nam Á (< 3/100.000 dân) [8]. 
 	UTP vẫn là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới trên toàn thế giới (1,2 triệu chiếm 16,7%) với tỷ lệ mắc được ước tính theo tuổi cao nhất ở Trung và Đông Âu (53,5/100.000) và Đông Á (50,4/100.000). Đáng chú ý là tỷ lệ mắc bệnh thấp ở Trung và Tây Phi (tương ứng là 2,0 và 1,7/100.000). Ở phụ nữ, tỷ lệ mắc bệnh thường thấp hơn, ước tính cao nhất là ở Bắc Mỹ (33,8) và Bắc Âu (23,7) với tỷ lệ tương đối cao ở Đông Á (19,2) và thấp nhất vẫn ở Tây và Trung Phi (1,1 và 0,8 tương ứng) [9]. UTP là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới, ước tính 1,59 triệu ca tử vong, chiếm 19,4% tổng số [10].
Tại châu Âu, năm 2012 ước tính có khoảng 448.618 trường hợp mắc UTP chiếm 12,1% đứng thứ hai trong số các loại ung thư. Nhưng tỷ lệ tử vong do UTP lại đứng hàng đầu với khoảng 388.203 trường hợp chiếm 20,1% [10].
Tại châu Á, năm 2012 ước tính có khoảng 742.718 trường hợp mắc UTP ở nam giới chiếm 20,1%, tỷ lệ mắc ở nữ giới thấp hơn hẳn khoảng 302.977 trường hợp chiếm 9,9%. Tỷ lệ tử vong do UTP ở nam giới cũng giống tỷ lệ mắc đều đứng hàng đầu, có khoảng 668.765 trường hợp chiếm 24,9%. Tỷ lệ mắc ở nữ giới đứng hàng thứ hai sau ung thư vú, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do UTP ở nữ giới lại đứng hàng đầu khoảng 267.286 trường hợp chiếm 14,8% [10].
Theo ước tính mới nhất của Globocan 2018, toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu ca UTP mới mắc và 1,8 triệu ca tử vong. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất ở nam giới ở các nước châu Âu, đặc biệt là Đông Âu như Hungary 77,4/100.000 dân, Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) là 40/100.000 dân. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới nói chung vẫn thấp ở châu Phi khoảng 30/100.000 dân. Tỷ lệ UTP mắc cao nhất ở nữ giới được ghi nhận ở Đan Mạch, Hà Lan và Úc. Tỷ lệ nữ giới mắc UTP ở Trung Quốc là 22,8/100.000 dân, Pháp là 22,5/100.000 dân [1].
Nhìn chung tỷ lệ sống của những người UTP rất thấp. Tính trên quy mô toàn thế giới, tỷ lệ sống sót 5 năm ở nam giới chỉ là 6% - 14% và ở nữ giới tỷ lệ này là khoảng 7 - 18% [11]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ sống rất thấp này là do hạn chế trong việc chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm. Một nguyên nhân khác làm giảm khả năng sống sót là tác hại của thuốc lá, yếu tố gây ra đồng thời nhiều tình trạng bệnh khác như các bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 
1.1.2. Tình hình ung thư phổi tại Việt Nam
Tại Việt Nam, xu hướng tăng lên trong gánh nặng bệnh tật do ung thư ngày càng rõ rệt. Năm 1990, số mới mắc ung thư chỉ là 52.721 trường hợp thì đến năm 2000 con số này ghi nhận được ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đến 71.710. Ở nam giới, UTP là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất 31/100.000 dân. Ở nữ giới, xu hướng cũng tương tự như tình hình chung trên thế giới, tỷ lệ mắc UTP 6,7/100.000, đứng hàng thứ tư trong số các loại ung thư, sau ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư cổ tử cung [12]. 
Theo ghi nhận tại 5 tỉnh thành giai đoạn 2001 – 2004, ước tính hàng năm số ca mắc mới trung bình từ 27,6 – 40,2/100.000 dân. Tỷ lệ mắc cao nhấ ... e system. Lung Cancer, 48(3): 307-313. 
52. 
Lam B., Wong M.P., Fung S.L., et al. (2006). The clinical value of autofluorescence bronchoscopy for the diagnosis of lung cancer. European Respiratory Journal, 28(5): 915-919. 
53. 
Ikeda N., Honda H., Hayashi A., et al. (2006). Early detection of bronchial lesions using newly developed videoendoscopy-based autofluorescence bronchoscopy. Lung Cancer, 52(1): 21-27. 
54. 
Chhajed PN., Shibuya K., Hoshino H., et al. (2005). A comparison of video and autofluorescence bronchoscopy in patients at high risk of lung cancer. European Respiratory Journal, 25(6): 951-955. 
55. 
Hanibuchi M., Yano S., Nishioka Y., et al. (2007). Autofluorescence bronchoscopy, a novel modality for the early detection of bronchial premalignant and malignant lesions. The Journal of Medical Investigation, 54(3-4): 261-6. 
56. 
Ueno K., Kusunoki Y., Imamura F., et al. (2007). Clinical experience with autofluorescence imaging system in patients with lung cancers and precancerous lesions. Respiration, 74(3): 304-8. 
57. 
Haussinger K., Becker H., Stanzel F., et al. (2005). Autofluorescence bronchoscopy with white light bronchoscopy compared with white light bronchoscopy alone for the detection of precancerous lesions: a European randomised controlled multicentre trial. Thorax, 60(6): 496-503. 
58. 
Stringer M.R., Moghissi K., Dixon K. (2008). Autofluorescence bronchoscopy in volunteer asymptomatic smokers. Photodiagnosis and Photodynamic Therapy, 5(2): 148-52. 
59. 
Ernst A., Simoff M.J., Mathur P., et al. (2005). D-Light Autofluorescence in the Detection of Premalignant Airway Changes. Journal of Bronchology & Interventional Pulmonology, 12(3): 133-138. 
60. 
Nguyễn Thị Oanh (2015). Nghiên cứu ứng dụng nội soi phế quản huỳnh quang trong chẩn đoán ung thư phế quản thể trung tâm. Tạp chí Y học Việt Nam, (11): 24 - 27.
61. 
Đặng Duy Đức (2016). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh tổn thương của nội soi phế quản ánh sáng trắng, huỳnh quang trong chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn sớm tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2016. Tạp chí Y học Việt Nam, (10): 56 - 60.
62. 
Bộ Y tế (2014). Nội soi phế quản sinh thiết. Trong: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa chuyên ngành Hô hấp, Nhà xuất bản y học, Hà nội: 121-125
. 
63.
Bộ Y tế (2014). Sinh thiết khối u phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính. Trong: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa chuyên ngành Hô hấp, Nhà xuất bản y học, Hà nội: 242-242. 
64.
IASO International Association for the Study of Obesity (2000). The Asia-Pacific perspective: Redefining obesity and its treatment. Health Communications Australia: 14-15. 
65. 
American Cancer Society. Cigarette Calculator. https://www.can-cer.org/healthy/stay-away-from-tobacco/cigarette-calculator.html. 
66. 
Phạm Ngọc Hoa và Lê Văn Phước (2009). U phổi. Trong: X quang ngực, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh: 203-220. 
67. 
Richard W.W., Charles B.H. (2011). Thoracic imaging-Caridovascular radiology. In: Lippincott Williams and Wilkins; Second, North American edition.
68. 
Mason R.J., Broaddus V.C., Martin T.R. et al. (2010), “Flexible bronchoscopy. In: Murray and Nadel's Textbook of Respiratory Medicine, Saunders, San Francisco: 1175-1199. 
69. 
Lee P. (2013). Autofluorescence Bronchoscopy and Narrow Band Imaging. In: Principles and Practice of Interventional Pulmonology, Springer Science+ Business Media, New York: 217-226. 
70. 
Nguyễn Đạt Anh (2013). Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội: 757-767.
71. 
Đặng Văn Khoa (2016). Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán sớm ung thư phổi bằng nội soi phế quản ống mềm sử dụng băng tần hẹp. Tạp chí Y học Việt Nam, (3): 45 - 48.
72. 
Vũ Hữu Khiêm (2017). Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phác đồ hóa - xạ trị với kỹ thuật PET/CT mô phỏng. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
73. 
Wu C.F.,  Fu J.Y., Yeh C.J., et al. (2015). Recurrence Risk Factors Analysis for Stage I Non-small Cell Lung Cancer. Medicine, 94(32): e1337-e1337. 
74. 
Lê Hoàn (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu áp dụng phân loại TNM 2009 cho ung thư phổi nguyên phát tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt nam, (9): 35 - 38.
75. 
Nguyễn Khắc Kiểm (2016). Nghiên cứu nạo vét hạch theo bản đồ trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I, II, IIA. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 
76. 
Phan Lê Thắng (2017). Nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn II, IIIA bằng phối hợp phẫu thuật triệt căn và hóa - xạ trị bổ trợ. Luận án tiến sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
77. 
Tạ Bá Thắng, Nguyễn Văn Chương (2012). Đặc điểm lâm sàng, giai đoạn bệnh ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tạp chí Y học thực hành, (1): 110 - 113.
78. 
Zhang Y.H., Lu Y., Lu H. et al. (2018). Pretreatment Hemoglobin Level Is an Independent Prognostic Factor in Patients with Lung Adenocarcinoma. Canadian Respiratory Journal, 10(1): 1-6. 
79. 
Liu H., Wu Y., Wang Z. et al. (2013). Pretreatment platelet-tolymphocyte ratio (PLR) as a predictor of response to first-line platinumbased chemotherapy and prognosis for patients with non-small cell lung cancer. Journal of Thoracic Disease, 5(6): 783-789. 
80. 
Huang W., Wang S., Zhang H. et al. (2018). Prognostic significance of combined fibrinogen concentration and neutrophil-to-lymphocyte ratio in patients with resectable non-small cell lung cancer. Cancer Biology and Medicine, 15(1): 88-96. 
81. 
Yang L., Dong H., Li Z. et al. (2018). Correlation between circulating tumor cells and D-D and platelet in patients with pulmonary malignancies. Oncology Letters, 15(2): 2169-2172. 
82. 
Mumbarkar P., Raste A.S., Ghadge M.S. (2006). Significance of tumor markers in lung cancer. Indian Journal of Clinical Biochemistry, 21(1): 173-176. 
83. 
Okamura K., Takayama K., Izumi M., et al. (2013). Diagnostic value of CEA and CYFRA 21-1 tumor markers in primary lung cancer. Lung Cancer, 80(1): 45-9. 
84. 
Jiang Z.F., Wang M., Xu J.L. (2018). Thymidine kinase 1 combined with CEA, CYFRA21-1 and NSE improved its diagnostic value for lung cancer. Life Sciences Journal, 194: 1-6.
85. 
Zhao W., Yu H., Han Z., et al. (2015). Clinical significance of joint detection of serum CEA, SCCA, and bFGF in the diagnosis of lung cancer. International Journal of Clinical and Experimental Pathology, 8(8): 9506-9511.
86. 
Cung Văn Công (2015), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát ở người lớn, Luận án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
87. 
Thakur A., Gao L., Ren H., et al. (2011). Descriptive data on cancerous lung lesions detected by auto-fluorescence bronchoscope: A five-year study. Annals of Thoracic Medicine, 7(1): 21-25. 
88. 
Stellman S.D., Muscat J.E., Thompson S., et al. (1997). Risk of squamous cell carcinoma and adenocarcinoma of the lung in relation to lifetime filter cigarette smoking. Cancer, 80(3): 382-388. 
89. 
Ridge C.A., McErlean A.M., Ginsberg M.S. (2013). Epidemiology of Lung Cancer. Semin Intervent Radiol, 30(02): 093-098. 
90. 
Montesinos J., Bare M., Dalmau E., et al. (2011). The changing pattern of non-small cell lung cancer between the 90 and 2000 decades. The Open Respiratory Medicine Journal, 5(1): 24-30. 
91. 
Chen W., Gao X., Tian Q., et al. (2011). A comparison of autofluorescence bronchoscopy and white light bronchoscopy in detection of lung cancer and preneoplastic lesions: a meta-analysis. Lung Cancer, 73(2): 183-8. 
92. 
Andreev V.Y., Yanev N.A., Stanimirov S.K., et al. (2018). Autofluorescence and White Light Bronchoscopy in the Diagnosis of Endobronchial Malignant Lesions. Folia Medica, 60(3): 439-446. 
93. 
Wang Y., Wang Q., Feng J., et al. (2013). Comparison of autofluorescence imaging bronchoscopy and white light bronchoscopy for detection of lung cancers and precancerous lesions. Patient Preference and Adherence, 7: 621-31.
94. 
Li Y., Li X., Sui X.Z., et al. (2010). Comparison of the autofluorescence bronchoscope and the white light bronchoscope in airway examination. Chinese Journal of Cancer, 29(12): 1018-1022. 
95. 
Liu Z., Zhang Y., Li Y.P., et al. (2016). Clinical relevance of using autofluorescence bronchoscopy and white light bronchoscopy in different types of airway lesions. Journal of Cancer Research and Therapeutics, 12(1): 69-72. 
96. 
Zhu L.Y., Xu Y.J., Liang D., et al. (2012). The clinical value of autofluorescence bronchoscopy for the diagnosis of lung cancer. Chinese journal of tuberculosis and respiratory diseases, 35(6): 419-422. 
97. 
Peng A., Li M., Zhang G., et al. (2015). The value of autofluorescence bronchoscopy in assessment of tumor extent and guide of therapeutic strategy in central lung cancer. Chinese Journal of Internal Medicine, 54(1): 40-43. 
98. 
Zaric B., Perin B., Stojsic V., et al. (2013). Detection of premalignant bronchial lesions can be significantly improved by combination of advanced bronchoscopic imaging techniques. Annals of thoracic medicine, 8(2): 93-98. 
99. 
Zhang J., Wu J., Yang Y., et al. (2016). White light, autofluorescence and narrow-band imaging bronchoscopy for diagnosing airway pre-cancerous and early cancer lesions: a systematic review and meta-analysis. Journal of Thoracic Disease, 8(11): 3205-3216.
100. 
Beamis J.F., Ernst A., Simoff M., et al. (2004). A multicenter study comparing autofluorescence bronchoscopy to white light bronchoscopy using a non-laser light stimulation system. Chest, 125(5 Suppl): 148s-9s. 
101. 
Ernst A., Herth F.J.F. (2013). Principles and Practice of Interventional Pulmonology. Springer Science + Business Media New York. 
102. 
Edell E., Lam S., Pass H., et al. (2009). Detection and localization of intraepithelial neoplasia and invasive carcinoma using fluorescence-reflectance bronchoscopy: an international, multicenter clinical trial. Journal of Thoracic Oncology, 4(1): 49-54. 
103. 
Cetti E.,  Nicholson A.G., Singh S., et al. (2010). An evaluation of a videobronchoscopy-based autofluorescence system in lung cancer. European Respiratory Journal, 35(5): 1185-1187.
104. 
Zaric B., Perin B., Becker H.D., et al. (2011). Autofluorescence imaging videobronchoscopy in the detection of lung cancer: from research tool to everyday procedure. Expert Review of Medical Devices, 8(2): 167-72.
105. 
Divisi D., Tommaso S., Vico A., et al. (2010). Early diagnosis of lung cancer using a SAFE-3000 autofluorescence bronchoscopy. Interactive Cardiovascular and Thoracic Surgery, 11(6): 740-4.
106. 
Sun J., Garfield D.H., Lam B., et al. (2011). The value of autofluorescence bronchoscopy combined with white light bronchoscopy compared with white light alone in the diagnosis of intraepithelial neoplasia and invasive lung cancer: a meta-analysis. Journal of Thoracic Oncology, 6(8): 1336-44.
107. 
Zheng X., Xiong H., Li Y., et al. (2017). Application of quantitative autofluorescence bronchoscopy image analysis method in identifying bronchopulmonary cancer. Technology in cancer research & treatment, 16(4): 482-487.
PHỤ LỤC 2
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
I. HÀNH CHÍNH
Họ tên BN:...Tuổi:...
Giới:	Nam ¨	Nữ ¨
Địa chỉ:................................................................................................................
Điện thoại liên lạc:..............................................................................................
Nghề nghiệp:.......................................................................................................
NGầy vào viện:.........................................NGầy ra viện.......................................
II. LÝ DO VÀO VIỆN
1. Ho ¨ 2. Ho ra máu ¨ 3. Khó thở ¨ 4. Nói khàn ¨ 5. Đau ngực ¨
 6. Sốt ¨ 7. Gầy sút ¨ 8.Mệt mỏi ¨ 9.Nuốt nghẹn ¨ 10. Khác(ghi cụ thể) ¨
III. TIỀN SỬ
3.1. Hút thuốc lá:	Hút thuốc lá, lào: 	Có 	¨ Không ¨
Hiện tại:	Còn hút	¨	Đã bỏ ¨
Tuổi bắt đầu hút thuốc:....
Thời gian bỏ thuốc:.....
Số bao-năm:......
3.2. Tiếp xúc hóa chất độc hai: Không ¨	Có ¨ (ghi cụ thể) 
3.3. Tiền sử bệnh phổi – phế quản:
Bụi phổi 	¨	Bệnh phổi kẽ	¨
Viêm phế quản mạn tính	¨	Lao phổi	¨
Xơ phổi 	¨	Giãn phế quản	¨
Áp xe phổi 	¨	Phẫu thuật lồng ngực 	¨
Hen phế quản 	¨	COPD 	¨
U lympho	 	¨ Khác (ghi cụ thể)	¨
3.4. Gia đình có người mắc bệnh ung thư: Có ¨ Không ¨
IV. CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
4.1. Thời gian bắt đầu bị bệnh đến khi vào viện:.......... ngày
4.1. Toàn thân:
1. Cao
Cân nặng
BMI
2. Sốt
3. Gầy sút
4. Mệt mỏi
5. Chán ăn
6. Ngón tay dùi trống 
7. Hạch thượng đòn
8. Chỉ số Karnofsky
9. Hội chứng cận u
4.2. Lâm sàng
1. Ho khan
2: Ho khạc đờm 
3. Ho ra máu
4. Đau ngực
5: Khó thở 
6. HC phế quản
7. HC đông đặc
8: HC tràn dịch màng phổi
9. HC trung thất
V. CẬN LÂM SÀNG.
5.1 Công thức máu
Hồng cầu (T/l):
Huyết sắc tố (g/l):
Bạch cầu (G/l): 
N (%):
L (%):
Tiểu cầu (G/l)
5.2 Sinh hóa máu và dấu ấn ung thư
Protein (g/l):
CEA (ng/ml):
Albumin (g/l):
Cyfra 21-1 (ng/ml):
CRP (mg/l):
Pro-GRP (ng/l):
PCT (ng/ml):
SCC (ng/ml):
5.3. X quang: Tổn thương nghi UTP ¨ Tổn thương không nghi UTP	¨
5.3.1. Tổn thương nghi UTP
	Nốt mờ	 ¨
	Khối mờ	 ¨
	Xẹp phổi	 ¨
	Đám mờ	 ¨
	Tràn dịch màng phổi ¨
5.3.2. Tổn thương không nghi UTP
5.4. CLVT: Tổn thương nghi UTP ¨	 Tổn thương không nghi UTP	¨
5.4.1. Tổn thương nghi UTP	
5.4.1.1. Vị trí của tổn thương	
	Trung tâm:	¨	Ngoại vi:	¨
	Phổi phải:	¨	Phổi trái:	¨	Hai phổi:	¨
	Phổi phải: Thùy trên ¨	Thùy giữa ¨	Thùy dưới ¨
	Phổi trái: Thùy trên ¨	Thùy dưới ¨
5.4.1.2. Các hình thái tổn thương và xâm lấn:
	Khối ¨	Bờ đều ¨	Bờ đa cung ¨	Bờ tua gai ¨
	Xẹp phổi 	¨
Đông đặc 	¨
Xâm lấn màng phổi	¨
Xâm lấn thành ngực	¨
Xâm lấn trung thất	¨
5.4.2. Tổn thương không nghi UTP.
5.5. NSPQ ánh sáng trắng
5.5.1. Tổn thương trong lòng phế quản: Có ¨ Không ¨
5.5.2. Vị trí tổn thương
	Khí quản 	¨	Carina 	¨	
	Phế quản gốc phải 	¨	Phế quản gốc trái 	¨
	Thùy trên trái 	¨	Thùy dưới trái 	¨
	Thùy trên phải 	¨	Thùy giữa phải 	¨	Thùy dưới phải ¨
5.5.3. Hình ảnh tổn thương
	Xung huyết	¨	Thâm nhiễm	 ¨
	U sùi	¨	Chèn ép	 ¨
5.6. NSPQ ánh huỳnh quang
5.6.1. Tổn thương trong lòng phế quản: 
Có giảm tín hiệu ¨ Không giảm tín hiệu ¨
5.6.2. Vị trí tổn thương
	Khí quản 	¨	Carina 	¨	
	Phế quản gốc phải 	¨	Phế quản gốc trái 	¨
	Thùy trên trái 	¨	Thùy dưới trái 	¨
	Thùy trên phải 	¨	Thùy giữa phải 	¨	Thùy dưới phải ¨
5.7. Giải phẫu bệnh
5.7.1 GPB mảnh sinh thiết qua NSPQ ánh sánh trắng
5.7.2 GPB mảnh sinh thiết qua NSPQ huỳnh quang
1. Bình thường 
Quá sản 
Dị sản 
Loạn sản: 
5.Viêm phế quản 
6. Ung thư:
-BM vảy 
-BM dạng tuyến 
-BM tế bào nhỏ 
-BM tế bào lớn 
-BM tuyến – vảy 
Bình thường 
Quá sản 
Dị sản 
Loạn sản: 
5.Viêm phế quản 
6. Ung thư:
-BM vảy 
-BM dạng tuyến 
-BM tế bào nhỏ 
-BM tế bào lớn 
-BM tuyến – vảy 
Chú ý : 
Nghiên cứu sinh
Hoàng Thị Bích Việt

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua.docx
  • doc2.TÓM TẮT LUẬN ÁN 01.9.2020 (tiếng Việt).doc
  • doc3.BÌA TÓM TĂT TIÊNG ANH 01.9.2020.doc
  • docx3.ENGLISH ABSTRACT 01.9.2020.docx
  • doc7. THÔNG TIN VỀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN22-04.doc