Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một tầng

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý khá phổ biến, bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ hai sau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ước tính khoảng 18,6 người mắc bệnh/100.000 dân [1]. Bệnh lý có thể khởi phát đột ngột do chấn thương, nhưng đa số diễn biến từ từ do quá trình thoái hóa thay đổi thành phần hóa học và cơ học [2],[3]. Triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khá đa dạng tùy thuộc vào vị trí, thể loại, mức độ thoát vị. Biểu hiện đau vùng cổ gáy, đau theo các rễ thần kinh cột sống cổ hoặc có thể nặng nề hơn liệt cứng tứ chi, rối loạn cơ tròn, rối loạn thần kinh thực vật làm giảm khả năng làm việc, giảm chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu của Fejer R. và cs năm 2006 ước tính biểu hiện đau cổ gặp ở khoảng 26% người dân châu Âu mỗi năm, thường gặp hơn ở người trưởng thành so với trẻ em và người già [4]. Radhakrishnan K. và cs công bố số người mắc hội chứng rễ thần kinh cổ do thoái hóa ở Rochester, Minnesota là 83,2/100.000 dân, theo giới nam/nữ là 107,3/ 63,5 và nhóm tuổi 50 - 54 có tỷ lệ mắc cao nhất 202,9/100.000 người [1]. So với hội chứng chèn ép rễ thì hội chứng chèn ép tủy cổ ít gặp hơn, chủ yếu gặp ở người cao tuổi.

Ngày nay, việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống nói chung, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nói riêng không quá khó khăn nhờ sự phổ biến của máy cộng hưởng từ tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, các xét nghiệm hình ảnh khác như chụp X - quang qui ước, chụp cắt lớp vi tính vẫn có giá trị nhất định trong quá trình chẩn đoán. Tuy nhiên, việc thăm khám lâm sàng luôn giữ vai trò quan trọng trong định khu tổn thương và quyết định thái độ xử trí chính xác. Về điều trị, các phương pháp khá phong phú bao gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. Trong đó, điều trị phẫu thuật cũng có nhiều kỹ thuật, đường mổ khác nhau chỉ định riêng biệt cho từng trường hợp nhằm mục đích giải phóng chèn ép rễ và tủy sống do đĩa đệm thoát vị, đảm bảo được cấu trúc của cột sống cổ [5].

 

docx 146 trang dienloan 5560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một tầng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một tầng

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một tầng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN TRUNG KIÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, 
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 
THAY ĐĨA ĐỆM NHÂN TẠO ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ MỘT TẦNG
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
HÀ NỘI – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN TRUNG KIÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, 
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 
THAY ĐĨA ĐỆM NHÂN TẠO ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ MỘT TẦNG
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số: 9720104
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Nguyễn Hùng Minh
PGS. TS. Quách Thị Cần
HÀ NỘI – 2020
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám đốc, Phòng sau đại học, Bộ môn - Khoa Phẫu thuật Thần kinh và các thầy cô của Học viện Quân y đã giành cho tôi sự giúp đỡ tận tình trong thời gian nghiên cứu và học tập tại Học viện.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hòe, Chủ nhiệm Bộ môn - Khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Quân y 103; Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Minh, cùng PGS. TS. Quách Thị Cần là những người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành biết ơn đến các nhà khoa học, các thầy cô đã đóng góp những ý kiến sâu sắc và quí báu cho luận án.
Tôi cũng xin cảm ơn tới các đồng nghiệp Khoa Phẫu thuật Thần kinh và Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức Bệnh viện Quân Y 175. Các bạn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể những người bệnh đã tham gia vào nghiên cứu, cho tôi những dữ liệu quí báu để hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã dành cho tôi sự động viên và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Hà nội, ngày tháng năm 2020
Nguyễn Trung Kiên
LỜI CAM ĐOAN
	Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên cứu. Các kết quả, số liệu thu thập được trong luận án là hoàn toàn trung thực và đã từng được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Toàn bộ kết quả của luận án chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà nội, ngày tháng năm 2020
Nguyễn Trung Kiên
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM DOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU DỒ
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
1
ACD
Anterior cervical discectomy without fusion
(Cắt đĩa đệm đơn thuần đường trước)
2
ACDF
Anterior cervical discectomy with fusion
(Cắt đĩa đệm và hàn xương đường trước)
3
CHT
Cộng hưởng từ
4
CLVT
Cắt lớp vi tính
5
CS
Cộng sự
6
CSC
Cột sống cổ
7
FDA
Food and Drug Aministration
(hội quản lý thuốc và thực phẩm)
8
HC
Hội chứng
9
JOA
Japanese Orthopedic Association 
(hội chấn thương chỉnh hình Nhật Bản)
10
NB
Người bệnh
11
NC
Nghiên cứu
12
NDI
Neck Disability Index 
(chỉ số giảm chức năng cột sống cổ)
13
ROM
Range of Motion
(tầm vận động khớp)
14
SLT
Số lưu trữ
15
TVĐĐ
Thoát vị đĩa đệm	
16
TVĐĐCSC
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
17
VAS
Visual Analogue Scale
(thang điểm đánh giá mức độ đau)
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1. 	Phân loại thóa hóa đĩa đệm theo Pfirrmann	24
2.1.	Các triệu chứng theo phân bố của thoát vị đĩa đệm vùng cổ	40
2.2. 	Thang điểm JOA	42
2.3. 	Kích cỡ của đĩa đệm cổ có khớp	50
3.1. 	Phân bố theo nghề nghiệp	60
3.2. 	Tiền sử bệnh lý	61
3.3. 	Hội chứng lâm sàng	62
3.4. 	Các triệu chứng và dấu hiệu cảm giác, vận động	63
3.5. 	Các dấu hiệu rối loạn phản xạ, dinh dưỡng	64
3.6. 	Triệu chứng lâm sàng của nhóm hội chứng rễ	64
3.7. 	Triệu chứng lâm sàng của nhóm có hội chứng tủy	65
3.8. 	Triệu chứng lâm sàng của nhóm có hội chứng hỗn hợp rễ - tủy	66
3.9. 	Mức độ giảm chức năng cột sống cổ	67
3.10. 	Mức độ tổn thương tủy theo JOA	68
3.11. 	Các biểu hiện trên hình ảnh X - quang	69
3.12. 	Các biểu hiện trên ảnh cắt đứng dọc	70
3.13. 	Các biểu hiện trên ảnh cắt ngang T2W	71
3.14. 	Phân bố tầng thoát vị	71
3.15. 	Đối chiếu hình ảnh cắt dọc và cắt ngang	72
3.16. 	Đối chiếu giữa hội chứng lâm sàng và vị trí tầng thoát vị	72
3.17. 	Đối chiếu giữa các hội chứng lâm sàng và hướng thoát vị	73
3.18. 	Thời gian mổ, lượng truyền trong mổ	73
3.19. 	Thời gian nằm viện và thời gian đi lại được sau mổ	74
3.20. 	Biến chứng sớm sau mổ	74
3.21. 	So sánh điểm VAS trước và sau mổ lúc ra viện	74
Bảng
Tên bảng
Trang
3.22. 	Mức độ giảm chức năng cột sống cổ trước và lúc ra viện	75
3.23. 	So sánh điểm VAS trước và sau mổ 6 tháng	75
3.24. 	Mức độ giảm chức năng cột sống cổ trước và sau mổ 6 tháng	76
3.25. 	Mức độ tổn thương tủy theo JOA trước mổ, sau mổ 6 tháng	76
3.26. 	Mức độ hồi phục tủy sau mổ 6 tháng	77
3.27. 	So sánh điểm VAS trước và sau mổ 12 tháng	77
3.28. 	Mức độ giảm chức năng cột sống cổ trước và sau mổ 12 tháng	78
3.29. 	Mức độ tổn thương tủy theo JOA trước mổ và sau mổ 12 tháng	78
3.30. 	Mức độ hồi phục tủy sau mổ 12 tháng	79
3.31. 	Quá phát xương tại vị trí thay đĩa đệm sau mổ 12 tháng	79
3.32. 	Quá phát xương tại đốt sống liền kề sau mổ 12 tháng	80
3.33. 	So sánh biên độ vận động của đoạn can thiệp trước và sau mổ 12 tháng	80
3.34. 	So sánh biên độ vận động của đơn vị cột sống chức năng trước và sau mổ 12 tháng	81
3.35. 	So sánh biên độ vận động cột sống cổ toàn bộ trước và sau mổ 12 tháng	81
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1.	 Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi	59
3.2. 	Phân bố người bệnh theo giới	60
3.3. 	Cách khởi phát bệnh	61
3.4. 	Thời gian khởi phát bệnh	62
3.5. 	Mức độ đau trước mổ theo VAS	67
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. 	Thân đốt sống cổ	6
1.2. 	Hệ thống dây chằng cột sống cổ	7
1.3. 	Đĩa đệm	9
1.4. 	Giải phẫu vùng cổ trước	11
1.5. 	Phân loại thoát vị đĩa đệm liên quan với rễ thần kinh, tủy sống	14
1.6. 	Phân loại thoát vị liên quan với dây chằng dọc sau	16
1.7. 	X - quang cột sống cổ	21
1.8. 	Cắt lớp vi tính cột sống cổ	22
1.9. 	Hình ảnh thoái hóa đĩa đệm	24
1.10. 	Hình ảnh cộng hưởng từ cắt dọc	25
1.11. 	Hình ảnh cộng hưởng từ cắt ngang	25
1.12. 	Một số hình ảnh đĩa đệm nhân tạo	33
2.1. 	Thang điểm VAS đánh giá mức độ đau	43
2.2. 	Phân độ quá phát xương tại tầng liền kề	45
2.3. 	Cách đo các góc đánh giá biên độ vận động cột sống cổ và đơn vị cột sống chức năng	46
2.4. 	Hình ảnh thoái hóa đĩa đệm	47
2.5. 	Hướng thoát vị đĩa đệm	47
2.6. 	Máy C - arm	48
2.7. 	Khoan mài cao tốc	49
2.8. 	Kính vi phẫu	49
2.9. 	Đĩa đệm nhân tạo Discorcev TM	50
2.10. 	Một số dụng cụ chuyên khoa trong mổ vùng cổ trước	51
2.11. 	Tư thế người bệnh	51
2.12. 	Đường rạch da	52
2.13. 	Đường mổ cổ trước bên	52
Hình
Tên hình
Trang
2.14. 	Lấy đĩa đệm và giải ép	53
2.15. 	Thay đĩa đệm cổ mềm, kiểm tra vị trí đĩa đêm bằng C-arm	54
2.16. 	Phân độ quá phát xương tại vị trí thay đĩa đệm	56
2.17. 	Hình X - quang cúi, ưỡn tối đa sau mổ 12 tháng	57
4.1. 	Quá phát độ I tại vị trí lấy đĩa đệm	107
4.2. 	X - quang trước mổ và sau mổ 12 tháng	109
4.3. 	X - quang quy ước thẳng- nghiêng	112
4.4. 	X – quang động	113
4.5. 	Hình ảnh cộng hưởng từ	113
4.6. 	Chụp X - quang kiểm tra sau mổ	114
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý khá phổ biến, bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ hai sau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ước tính khoảng 18,6 người mắc bệnh/100.000 dân [1]. Bệnh lý có thể khởi phát đột ngột do chấn thương, nhưng đa số diễn biến từ từ do quá trình thoái hóa thay đổi thành phần hóa học và cơ học [2],[3]. Triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khá đa dạng tùy thuộc vào vị trí, thể loại, mức độ thoát vị. Biểu hiện đau vùng cổ gáy, đau theo các rễ thần kinh cột sống cổ hoặc có thể nặng nề hơn liệt cứng tứ chi, rối loạn cơ tròn, rối loạn thần kinh thực vậtlàm giảm khả năng làm việc, giảm chất lượng cuộc sống.
Nghiên cứu của Fejer R. và cs năm 2006 ước tính biểu hiện đau cổ gặp ở khoảng 26% người dân châu Âu mỗi năm, thường gặp hơn ở người trưởng thành so với trẻ em và người già [4]. Radhakrishnan K. và cs công bố số người mắc hội chứng rễ thần kinh cổ do thoái hóa ở Rochester, Minnesota là 83,2/100.000 dân, theo giới nam/nữ là 107,3/ 63,5 và nhóm tuổi 50 - 54 có tỷ lệ mắc cao nhất 202,9/100.000 người [1]. So với hội chứng chèn ép rễ thì hội chứng chèn ép tủy cổ ít gặp hơn, chủ yếu gặp ở người cao tuổi. 
Ngày nay, việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống nói chung, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nói riêng không quá khó khăn nhờ sự phổ biến của máy cộng hưởng từ tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, các xét nghiệm hình ảnh khác như chụp X - quang qui ước, chụp cắt lớp vi tính vẫn có giá trị nhất định trong quá trình chẩn đoán. Tuy nhiên, việc thăm khám lâm sàng luôn giữ vai trò quan trọng trong định khu tổn thương và quyết định thái độ xử trí chính xác. Về điều trị, các phương pháp khá phong phú bao gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. Trong đó, điều trị phẫu thuật cũng có nhiều kỹ thuật, đường mổ khác nhau chỉ định riêng biệt cho từng trường hợp nhằm mục đích giải phóng chèn ép rễ và tủy sống do đĩa đệm thoát vị, đảm bảo được cấu trúc của cột sống cổ [5].
Phẫu thuật lấy đĩa đệm giải ép đơn thuần bằng đường mổ phía trước điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đơn tầng được sử dụng nhiều vào nửa đầu thế kỷ XX [6],[7],[8], cho đến gần đây vẫn được một số tác giả ủng hộ [9],[10]. Tuy nhiên, đa số các tác giả vẫn lựa chọn lấy đĩa đệm sau đó hàn xương liên thân đốt bằng ghép xương tự thân hoặc xương đồng loại kết hợp miếng ghép đĩa đệm nhân tạo [11],[12],[13],[14],[15],[16],[17]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hàn xương liên thân đốt giúp tránh biến chứng gù cột sống cổ, đau dây thần kinh cổ, thậm chí biến dạng vùng cổ - vai so với kỹ thuật lấy đĩa đệm đơn thuần [7],[8],[10],[11],[15],[18]. Với lịch sử hình thành và ứng dụng phổ biến, phương pháp nói trên đã trở thành phẫu thuật tiêu chuẩn điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Song, kết quả điều trị vẫn không đạt được sự lý tưởng do quá trình hàn xương làm cứng một đoạn vận động cột sống cổ, tăng nguy cơ các bệnh lý đốt sống liền kề [19]. Kỹ thuật thay đĩa đệm nhân tạo có khớp vùng cổ ra đời khoảng hơn 20 năm gần đây vừa có hiệu quả tốt trong việc giải quyết được nguyên nhân gây ra bệnh lý, đồng thời duy trì được chiều cao gian đốt, đường cong sinh lý cột sống, bảo tồn chuyển động của các đốt sống, giảm thời gian mang nẹp cổ, tránh nguy cơ thoái hoá các đốt sống liền kề, kết quả điều trị chung rất khả quan [20],[21],[22],[23],[24],[25].
Tại Việt Nam, đĩa đệm nhân tạo có khớp được áp dụng trong khoảng 10 năm gần đây tại một số trung tâm lớn. Một số ít nghiên cứu trong nước, như công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Thạch năm 2011 [26], Hoàng Văn Chiến năm 2016 [27] cho thấy hiệu quả của kỹ thuật trên các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ nói chung. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào trên đối tượng thoát vị đĩa đệm đơn tầng. Những vấn đề tồn tại như việc lựa chọn người bệnh chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo có khớp, việc thay thế đĩa đệm toàn phần đơn tầng có thực sự ưu việt hay không vẫn còn nhiều bàn luận trên cả thế giới cũng như trong nước. Xuất phát từ vấn đề đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X - quang, CHT thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một tầng được chỉ định phẫu thuật.
2. Đánh giá kết quả vi phẫu thuật giải ép có thay đĩa đệm nhân tạo. 
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. Các nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trên thế giới
Trước thế kỷ XX bệnh lý cột sống cổ ít được nghiên cứu, nhất là các bệnh lý đĩa đệm. Wenzel C. và Braun J. đề cập đến mối liên quan giữa thoái hóa đĩa đệm và các biến dạng ở cột sống, cho rằng nguyên nhân gây ra các triệu chứng rễ thần kinh là do thoái hóa cột sống cổ [28]. 
Nửa đầu thế kỉ XX ghi nhận rất nhiều nghiên cứu báo cáo về triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ [29]. Trong giai đoạn này, phương pháp phẫu thuật chủ yếu điều trị thoát vị đĩa đệm cổ là cắt toàn bộ hoặc nửa cung sau giải ép. Tuy nhiên kỹ thuật không có hiệu quả nếu thần kinh bị chèn ép tại lỗ ghép, vì thế Frykholm R. đã cải tiến kỹ thuật, sử dụng khoan mài trong mổ với thể thoát vị đĩa đệm lỗ ghép [30].
Mặc dù có rất nhiều thay đổi trong kỹ thuật với đường vào phía sau, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế không thể tiếp cận xử trí triệt để các mỏ xương và đĩa đệm thoát vị [28],[31]. Những nghiên cứu về cơ sinh học cột sống cũng như đặc điểm hình thái của đĩa đệm, với đại diện nổi bật là Hirsch C. và Lysell E. đã mang lại hiểu biết sâu hơn về giải phẫu bệnh và cơ sinh học cột sống cổ, từ đó có nhiều thay đổi trong lựa chọn đường mổ để điều trị các bệnh lý cột sống cổ [32],[33]. Robinson R. A. và Smith G. W. có báo cáo đầu tiên về đường mổ phía trước với 8 người bệnh vào năm 1955, sau đó là 55 người bệnh vào năm 1962. Hai tác giả cho rằng: tình trạng thoái hóa đĩa đệm dẫn đến hình thành các gai xương, hẹp khe gian đốt và trật mất vững cột sống hoặc lồi đĩa đệm; biến đổi giải phẫu gây ra các triệu chứng lâm sàng [8]. Năm 1958, Cloward R. B. dùng mảnh ghép là miếng xương chậu hình trụ để hàn xương sau khi cắt bỏ đĩa đệm cho 47 người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Tai biến, biến chứng ghi nhận 3 người bệnh tiêu xương và không liền xương, 1 người bệnh tổn thương tủy cổ trong mổ [34]. Để giảm biến chứng tại vị trí lấy xương mào chậu, dụng cụ thay thế là miếng ghép polymehthylmethacrylate (PMMA) được đề xuất, tuy nhiên các tác giả chỉ ra nhược điểm tỉ lệ biến chứng khớp giả cao và sinh nhiệt trong quá trình trùng hợp. Vì lí do trên, miếng đĩa đệm cấu tạo từ titanium, carbon hoặc polyetheretherketone (PEEK); với khoảng rỗng ở trung tâm để nhồi xương đã ra đời và ngày càng áp dụng rộng rãi từ những năm 1990 [8]. 
Cùng với sự phát triển của vi phẫu thuật giúp tăng hiệu quả trong giải ép rễ thần kinh và tủy sống, các nghiên cứu về ảnh hưởng của ghép xương với tình trạng thoái hóa tầng liền kề dẫn đến nhiều tranh luận bắt đầu từ cuối những năm 70 cho đến ngày nay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của đĩa đệm có khớp nhằm bảo tồn các chuyển động [35],[36]. Năm 1999, Hilibrand A.S. và cs nghiên cứu 374 NB sau mổ lấy đĩa đệm có đóng cứng đốt sống, theo dõi trong 10 năm tỷ lệ thoái hoá tầng lân cận là 2,9% năm và sau 10 năm xuất hiện triệu chứng lâm sàng của thoái hoá đĩa đệm là 25,6% [37]. Prioleau G. R thấy tỷ lệ này là 16% theo dõi trong 21 năm [38]. Trong khi đó, năm 1989, khoa Kỹ thuật Y khoa của Bệnh viện Frenchay, Britol (Vương quốc Anh) đã bắt đầu thiết kế đĩa đệm nhân tạo có khớp cấu tạo từ thép không gỉ, gồm 2 mảnh, khớp nối cầu có đế lõm, vít cố định (tên gọi Cummins-Bristol) và đã được thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người năm 1998 [39]. Cho đến tháng 7/2007 cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) của Mỹ đã công nhận và cho lưu hành sản phẩm Prestige của hãng Medtronic. Từ đó nhiều sản phẩm do nhiều  ... transforaminal endoscopic observations. Exp Ther Med, 13(5): 1859-67.
68. 	Hoàng Văn Thuận (2004). Nghiên cứu lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Y học thực hành, 1(471): 18-22.
69. 	Hồ Hữu Lương (2006). Chẩn đoán định khu tổn thương hệ thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
70. 	Nguyễn Văn Chương (2008). Thực hành lâm sàng thần kinh, Tập I. II. III. IV. V, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.
71. 	Nguyễn Thị Tâm (2002). Nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ trong thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện quân y.
72. 	Roberts A. H. (1966). Myelopathy due to cervical spondylosis treated by collar immobilization. Neurology, 16(9): 951.
73. 	Ilkko E., Lahde S., Heiskari M. (1996). Thin-section CT in the examination of cervical disc herniation. A prospective study with 1-mm axial and helical images. Acta Radiol, 37(2): 148-52.
74. 	Goethem J. W. M., Hauwe L., Parizel P.M. (2007). Spinal Imaging: Diagnostic Imaging of the Spine and Spinal Cord, Springer Berlin.
75. 	Pfirrmann C. W. A., Metzdorf A., Zanetti M., et al. (2001). Magnetic Resonance Classification of Lumbar Intervertebral Disc Degeneration. Spine, 26(17): 1873-8.
76. 	Yeung J. T., Johnson J. I., Karim A. S. (2012). Cervical disc herniation presenting with neck pain and contralateral symptoms: a case report. J Med Case Rep, 6: 166.
77. 	De Rooij J. D., Gadjradj P. S., Huygen Fr. J., et al. (2017). Management of Symptomatic Cervical Disk Herniation: A Survey Among Dutch Neurosurgeons. Spine, 42(5): 311-7.
78. 	Wang Z. J., Zhu M. Y., Liu X. J., et al. (2016). Cervical intervertebral disc herniation treatment via radiofrequency combined with low-dose collagenase injection into the disc interior using an anterior cervical approach. Medicine (Baltimore), 95(25): e3953.
79. 	Justin F. Fraser, Roger Härtl (2007). Anterior approaches to fusion of the cervical spine: a metaanalysis of fusion rates. Journal of Neurosurgery: Spine SPI, 6(4): 298-303.
80. 	Kale Sh., Cahill D. (2002). Current Anterior Techniques for Single-Level Cervical Disc Disease. Contemporary Neurosurgery, 24: 1-6.
81. 	Bono Ch. M., Ghiselli G., Gilbert Th. J., et al. (2011). An evidence-based clinical guideline for the diagnosis and treatment of cervical radiculopathy from degenerative disorders. The Spine Journal, 11(1): 64-72.
82. 	Luo J., Huang S., Gong M., et al. (2015). Comparison of artificial cervical arthroplasty versus anterior cervical discectomy and fusion for one-level cervical degenerative disc disease: a meta-analysis of randomized controlled trials. Eur J Orthop Surg Traumatol, 25(Suppl 1): S115-25.
83. 	Zhao Y., Zhang Y., Sun Y., et al. (2016). Application of Cervical Arthroplasty With Bryan Cervical Disc: 10-Year Follow-up Results in China. Spine (Phila Pa 1976), 41(2): 111-5.
84. 	Henningsen H. K., Thiry N., Laet C. D., et al. (2015). Cervical and lumbar total disc replacements. Health Technology Assessment (HTA) Brussels: Belgian Health Care Knowledge Centre (KCE).
85. 	Vital J. M., Boissière L. (2014). Total disc replacement. Orthopaedics & Traumatology: Surgery & Research, 100(1, Supplement): S1-S14.
86. 	Yi S., Lee D., Kim D., et al. (2008). Cervical Artificial Disc Replacement: Part 1: History, Design, and Overview of the Cervical Artificial Disc. Neurosurgery Quarterly, 18: 89-95.
87. 	Cheung J. P., Luk K. D. (2016). Complications of Anterior and Posterior Cervical Spine Surgery. Asian Spine J, 10(2): 385-400.
88. 	Gaudinez R. F., English G. M., Gebhard J. S., et al. (2000). Esophageal perforations after anterior cervical surgery. J Spinal Disord, 13(1): 77-84.
89. 	Epstein N. E. (2019). A Review of Complication Rates for Anterior Cervical Diskectomy and Fusion (ACDF). Surg Neurol Int, 10: 100.
90. 	Loret J. E., Francois P., Papagiannaki C., et al. (2013). Internal carotid artery dissection after anterior cervical disc replacement: first case report and literature review of vascular complications of the approach. Eur J Orthop Surg Traumatol, 23(Suppl 1): S107-10.
91. 	Golfinos J. G., Dickman C. A., Zabramski J. M., et al. (1994). Repair of vertebral artery injury during anterior cervical decompression. Spine (Phila Pa 1976), 19(22): 2552-6.
92. 	Nunley P. D., Cavanaugh D. A., Kerr E. J., et al. (2018). Heterotopic Ossification After Cervical Total Disc Replacement at 7 Years—Prevalence, Progression, Clinical Implications, and Risk Factors. International Journal of Spine Surgery, 12(3): 352-61.
93. 	Benzel E. C., Lancon J., Kesterson L., et al. (1991). Cervical laminectomy and dentate ligament section for cervical spondylotic myelopathy. J Spinal Disord, 4(3): 286-95.
94. 	David G. B. (2004). Clinical evalution of Neck and Low back pain. In: Low Back and Neck pain, Elsevier, 3rd: 96-7.
95. 	Vernon H., Mior S. (1991). The Neck Disability Index: a study of reliability and validity. J Manipulative Physiol Ther, 14(7): 409-15.
96. 	Kellgren J. H., Lawrence J. S. (1957). Radiological assessment of osteo-arthrosis. Ann Rheum Dis, 16(4): 494-502.
97. 	Yang Y. C., Nie L., Cheng L., et al. (2009). Clinical and radiographic reports following cervical arthroplasty: a 24-month follow-up. Int Orthop, 33(4): 1037-42.
98. 	Zhang H. X., Chen Y., Gao P., et al. (2014). Clinical and radiographic evaluation of cervical disk replacement: a retrospective study. Orthopedics, 37(11): e956-61.
99. 	Võ Văn Nho (2015). Phẫu thuật thần kinh, Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh.
100. 	Zhang H. Y., Kim D. H. (2006). Surgical anatomy and techniques to the spine, Elsevier: 141-67.
101. 	Hirabayashi K., Miyakawa J., Satomi K., et al. (1981). Operative results and postoperative progression of ossification among patients with ossification of cervical posterior longitudinal ligament. Spine (Phila Pa 1976), 6(4): 354-64.
102. 	McAfee P. C., Cunningham B. W., Devine J., et al. (2003). Classification of heterotopic ossification (HO) in artificial disk replacement. J Spinal Disord Tech, 16(4): 384-9.
103. 	Yonenobu K. (2000). Cervical radiculopathy and myelopathy: when and what can surgery contribute to treatment? Eur Spine J, 9(1): 1-7.
104. 	Nguyễn Công Tô (2008). Điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước bên. Tạp chí Ngoại khoa, 58(4): 26-32.
105. 	Bucciero A., Vizioli L., Cerillo A. (1998). Soft cervical disc herniation. An analysis of 187 cases. J Neurosurg Sci, 42(3): 125-30.
106. 	Phan Việt Nga, Trần Thị Ngọc Trường (2013). Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Tạp chí Y - Dược học quân sự, 38(4): 55-61.
107. 	Nguyễn Thị Ánh Hồng (1999). Hẹp ống sống cổ: giá trị của MRI qua khảo sát 300 trường hợp. Tạp chí y học Việt Nam (Chuyên đề chẩn đoán hình ảnh 6-7): 126-9.
108. 	Greenberg M. S. (2016). Cervical disc disease. In: Handbook of neurosuregy, Eight Edition, Thieme: 963-85.
109. 	Clarke C. R. (1991). Degenerative conditions of the spine, differential diagnosis and non-surgical treatment. In: The adult spine: principles and practice: 1145-62.
110. 	Sampath P., Bendebba M., Davis J. D., et al. (1999). Outcome in patients with cervical radiculopathy. Prospective, multicenter study with independent clinical review. Spine (Phila Pa 1976), 24(6): 591-7.
111. 	Bernardo K. L., Grubb R. L., Coxe W. S., et al. (1988). Anterior cervical disc herniation. Case report. J Neurosurg, 69(1): 134-6.
112. 	Davies B., Mowforth O., Sadler I., et al. (2019). Recovery priorities in degenerative cervical myelopathy: a cross-sectional survey of an international, online community of patients. BMJ Open, 9(10): e031486.
113. 	Maldonado C. V., Paz R. D., Martin C. B. (2011). Adjacent-level degeneration after cervical disc arthroplasty versus fusion. Eur Spine J, 20 Suppl 3(Suppl 3): 403-7.
114. 	Ellenberg M. R., Honet J. C., Treanor W. J. (1994). Cervical radiculopathy. Arch Phys Med Rehabil, 75(3): 342-52.
115. 	Nguyễn Quốc Dũng (2005). Một số nhận xét về hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Tạp chí Y học thực hành, 503(2): 65-8.
116. 	Mizuno J., Nakagawa H., Inoue T., et al. (2003). Clinicopathological study of “snake-eye appearance” in compressive myelopathy of the cervical spinal cord, 99(2): 162.
117. 	Sorar M., Seckin H., Hatipoglu C., et al. (2007). Cervical compression myelopathy: is fusion the main prognostic indicator? J Neurosurg Spine, 6(6): 531-9.
118. 	Takahashi K., Koyama T., Igarashi S., et al. (1987). [A classification of the herniated cervical disc based on metrizamide CT]. No Shinkei Geka, 15(2): 125-30.
119. 	Dubuisson A., Lenelle J., Stevenaert A. (1993). Soft cervical disc herniation: a retrospective study of 100 cases. Acta Neurochir (Wien), 125(1-4): 115-9.
120. 	Bhadra A. K., Raman A. S., Casey Adrian T. H., et al. (2009). Single-level cervical radiculopathy: clinical outcome and cost-effectiveness of four techniques of anterior cervical discectomy and fusion and disc arthroplasty. European Spine Journal, 18(2): 232-7.
121. 	Helseth O., Lied B., Heskestad B., et al. (2019). Retrospective single-centre series of 1300 consecutive cases of outpatient cervical spine surgery: complications, hospital readmissions, and reoperations. Br J Neurosurg, 33(6): 613-9.
122. 	Shangguan L., Ning G. Z., Tang Y., et al. (2017). Discover cervical disc arthroplasty versus anterior cervical discectomy and fusion in symptomatic cervical disc diseases: A meta-analysis. PLoS One, 12(3): e0174822.
123. 	Mayer H. M., Siepe C., Korge A. (2010). The microsurgical anterior approach for total cervical disc replacement. Oper Orthop Traumatol, 22(5-6): 454-67.
124. 	Greenberg A., Mummaneni P. V., Yoon S. T. (2016). Predictors of Extended Hospital Stay after Cervical Disc replacement or Anterior Cervical Discectomy and Fusion: Results from 1,004 Patients in an FDA Trial. Global Spine Journal, 6(1_suppl).
125. 	Segal D. N., Wilson J. M., Staley C., et al. (2019). Outpatient and Inpatient Single-level Cervical Total Disc Replacement: A Comparison of 30-day Outcomes. Spine (Phila Pa 1976), 44(1): 79-83.
126. 	Tasiou A., Giannis T., Brotis A. G., et al. (2017). Anterior cervical spine surgery-associated complications in a retrospective case-control study. J Spine Surg, 3(3): 444-59.
127. 	O'Neill K. R., Neuman B., Peters C., et al. (2014). Risk factors for postoperative retropharyngeal hematoma after anterior cervical spine surgery. Spine (Phila Pa 1976), 39(4): E246-52.
128. 	Burke J. P., Gerszten P. C., Welch W. C. (2005). Iatrogenic vertebral artery injury during anterior cervical spine surgery. Spine J, 5(5): 508-14; discussion 14.
129. 	Samuel A. M., Moore H. G., Vaishnav A. S., et al. (2019). Effect of Myelopathy on Early Clinical Improvement After Cervical Disc Replacement: A Study of a Local Patient Cohort and a Large National Cohort. Neurospine, 16(3): 563-73.
130. 	Zhao Y., Zhou F., Sun Y., et al. (2019). Single-level cervical arthroplasty with ProDisc-C artificial disc: 10-year follow-up results in one centre. Eur Spine J.
131. 	Du J., Li M., Liu H., et al. (2011). Early follow-up outcomes after treatment of degenerative disc disease with the discover cervical disc prosthesis. Spine J, 11(4): 281-9.
132. 	Kim S. W., Limson M. A., Kim S. B., et al. (2009). Comparison of radiographic changes after ACDF versus Bryan disc arthroplasty in single and bi-level cases. Eur Spine J, 18(2): 218-31.
133. 	Kong Li., Cao J., Wang L., et al. (2016). Prevalence of adjacent segment disease following cervical spine surgery: A PRISMA-compliant systematic review and meta-analysis. Medicine, 95(27): e4171.
134. 	Zhong Z. M., Zhu S. Y., Zhuang J. S., et al. (2016). Reoperation After Cervical Disc Arthroplasty Versus Anterior Cervical Discectomy and Fusion: A Meta-analysis. Clin Orthop Relat Res, 474(5): 1307-16.
135. 	Latka D., Kozlowska K., Miekisiak G., et al. (2019). Safety and efficacy of cervical disc arthroplasty in preventing the adjacent segment disease: a meta-analysis of mid- to long-term outcomes in prospective, randomized, controlled multicenter studies. Ther Clin Risk Manag, 15: 531-9.
136. 	Vaccaro A., Beutler W., Peppelman W., et al. (2018). Long-Term Clinical Experience with Selectively Constrained SECURE-C Cervical Artificial Disc for 1-Level Cervical Disc Disease: Results from Seven-Year Follow-Up of a Prospective, Randomized, Controlled Investigational Device Exemption Clinical Trial. Int J Spine Surg, 12(3): 377-87.
137. 	Oh C. H., Kim D. Y., Ji G. Y., et al. (2014). Cervical arthroplasty for moderate to severe disc degeneration: clinical and radiological assessments after a minimum follow-up of 18 months--Pfirrmann grade and cervical arthroplasty. Yonsei Med J, 55(4): 1072-9.
138. 	Leung C., Casey A. T., Goffin J., et al. (2005). Clinical significance of heterotopic ossification in cervical disc replacement: a prospective multicenter clinical trial. Neurosurgery, 57(4): 759-63; discussion -63.
139.	Yi S., Shin D. A., Kim K. N., et al. (2013). The predisposing factors for the heterotopic ossification after cervical artificial disc replacement. Spine J, 13(9): 1048-54.
140. 	Zhou H. H., Qu Y., Dong R. P., et al. (2015). Does heterotopic ossification affect the outcomes of cervical total disc replacement? A meta-analysis. Spine (Phila Pa 1976), 40(6): E332-40.
141. 	Robertson J. T., Papadopoulos S. M., Traynelis V. C. (2005). Assessment of adjacent-segment disease in patients treated with cervical fusion or arthroplasty: a prospective 2-year study. J Neurosurg Spine, 3(6): 417-23.
142. 	Mehren C., Heider F., Siepe C. J., et al. (2017). Clinical and radiological outcome at 10 years of follow-up after total cervical disc replacement. Eur Spine J, 26(9): 2441-9.
143. 	Davis R. J., Hoffman G. A., Bae H. W., et al. (2013). Cervical Disc Arthroplasty Results in Fewer Secondary Surgeries through 48 Months Compared to ACDF: Results for a Prospective Randomized IDE Study for Two-Level Use. The Spine Journal, 13(9): S164-S5.
144. 	Ghobrial G. M., Lavelle W. F., Florman J. E., et al. (2019). Symptomatic Adjacent Level Disease Requiring Surgery: Analysis of 10-Year Results From a Prospective, Randomized, Clinical Trial Comparing Cervical Disc Arthroplasty to Anterior Cervical Fusion. Neurosurgery, 84(2): 347-54.
145. 	Joaquim A. F., Makhni M. C., Riew K. D. (2019). Evidence-based use of arthroplasty in cervical degenerative disc disease. Int Orthop, 43(4): 767-75.
146. 	Colle K. O., Butler J. B., Reyes P. M., et al. (2013). Biomechanical evaluation of a metal-on-metal cervical intervertebral disc prosthesis. Spine J, 13(11): 1640-9.
147. 	Ryu W. H., Kowalczyk I., Duggal N. (2013). Long-term kinematic analysis of cervical spine after single-level implantation of Bryan cervical disc prosthesis. Spine J, 13(6): 628-34.
148. 	Dufour T., Beaurain J., Huppert J., et al. (2019). Clinical and radiological evaluation of cervical disc arthroplasty with 5-year follow-up: a prospective study of 384 patients. European Spine Journal, 28(10): 2371-9.

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_chan_doan_hinh_anh_va_k.docx
  • docxĐóng góp mới Tiếng Anh.docx
  • docxĐóng góp mới Tiếng Việt.docx
  • docxTTLA tiếng Anh 23-11.docx
  • docxTTLA Tiếng Việt sau sửa 23-11.docx