Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là hội chứng có tổn thương thần kinh ngoại vi thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng ở nhiều chuyên khoa khác nhau (Thần kinh, Cơ Xương Khớp, Ngoại khoa ). Ở Mỹ khoảng 3% người trưởng thành có biểu hiện hội chứng này [1]. Ở Pháp hàng năm có tới 120.000 ca phải phẫu thuật.

Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay là do thần kinh giữa bị chèn ép trong ống hẹp. Thần kinh bị chèn ép thời gian đầu phù nề, xung huyết sau đó xơ, mất myelin ở những thể viêm cũ. Đây là một bệnh liên quan tới nghề nghiệp: nội trợ, nhân viên văn phòng

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay dựa vào lâm sàng, điện cơ và siêu âm. Mỗi một phương pháp đều có giá trị nhất định trong chẩn đoán và bổ sung cho nhau. Càng kết hợp nhiều phương pháp càng cho giá trị chẩn đoán cao, tránh được hiện tượng âm tính giả và dương tính giả.

Lâm sàng là phương pháp được sử dụng phổ biến để chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay. Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng theo hiệp hội thần kinh học Hoa Kỳ (gồm các dấu hiệu cơ năng và test khám). Các Test khám thường được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh gồm: Test Tinel, Test Phalen và Test ấn vùng cổ tay. Theo nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới độ nhạy của Test Phalen dao động từ 40% - 80%, Test Tinel từ 25 – 60% [2].

Điện cơ ra đời từ năm 1950 góp phần chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt và phân độ nặng hội chứng ống cổ tay. Điện cơ được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Độ nhạy và độ đặc hiệu của điện cơ theo một số nghiên cứu là trên 85% và 95% [3].

 

docx 170 trang dienloan 9860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ THỊ LIỄU
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN CƠ VÀ SIÊU ÂM DOPPLER NĂNG LƯỢNG 
TRONG HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ THỊ LIỄU
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN CƠ VÀ SIÊU ÂM DOPPLER NĂNG LƯỢNG 
TRONG HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
Chuyên ngành: Nội xương khớp
Mã số: 62720142
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Thị Liễu, nghiên cứu sinh khóa 33, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nội xương khớp, xin cam đoan:
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan.
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt Nam. 
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017
Người viết cam đoan 
LÊ THỊ LIỄU
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận án, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Nội trường Đại Học Y Hà Nội.
Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Ban lãnh đạo khoa Cơ Xương Khớp, các đồng nghiệp khoa Cơ Xương Khớp, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai, phòng điện cơ viện Lão khoa Trung ương, đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong công tác cũng như trong quá trình thực hiện luận án. 
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan, người thầy kính mến đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này.	
	Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận án đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận án này.
Với gia đình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới bố mẹ, chồng và các con tôi đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, làm việc và hoàn thành luận án.
	Hà nội, ngày tháng 06 năm 2018
	TÁC GIẢ LUẬN ÁN
	 NCS Lê Thị Liễu
am đoan 
MỤC LỤC
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANN:
American Academy of Neurology 
(Viện thần kinh học Hoa Kỳ)
AAEM
American Association and Electrodiagnostic Medicine
(Hiệp hội Điện cơ Hoa Kỳ)
AANEM:
American Association of Neuromuscular and Electrodiagnostic Medicine
(Hiệp hội Điện thần kinh cơ Hoa Kỳ)
BMI:
Body mass index
(Chỉ số khối cơ thể)
CMAP:
Compound muscle action potential
(Điện thế hoạt động)
CSA:
Cross-sectional area
Diện tích cắt ngang
DMLm:
Distal Motor Latency medial
(Thời gian tiềm vận động xa của dây thần kinh giữa
DMLu:
Distal Motor Latency ulnar
(Thời gian tiềm vận động xa của dây thần kinh trụ)
DMLd: 
Hiệu số thời gian tiềm vận động giữa-trụ 
DSLm: 	
Distal Sensory Latency median
(Thời gian tiềm cảm giác xa dây thần kinh giữa)
DSLd:
Hiệu số tiềm cảm giác giữa – trụ
HCOCT:
Hội chứng ống cổ tay
Hi-0b
Historical-objective scale
MCV:
Motor conduction velocity
Tốc độ dẫn truyền vận động
OCT: 
Ống cổ tay
SCV:
Sensory conduction velocity
(Tốc độ dẫn truyền cảm giác)
SNAP:	
Sensory nerve action potential
(Điện thế cảm giác)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. 	Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán điện theo các thông số dẫn truyền	31
Bảng 3.1. 	Các triệu chứng lâm sàng Hội chứng ống cổ tay	70
Bảng 3.2. 	Các test khám lâm sàng	71
Bảng 3.3. 	Phân độ lâm sàng theo thang điểm Mauro Mondelli	71
Bảng 3.4. 	Giá trị trung bình các chỉ số chẩn đoán điện	72
Bảng 3.5. 	Các bất thường trên chẩn đoán điện trong HCOCT	72
Bảng 3.6. 	Phân độ chẩn đoán điện theo Steven’s	73
Bảng 3.7. 	Đặc điểm hình thái siêu âm thần kinh giữa	73
Bảng 3.8. 	Đặc điểm tính chất siêu âm thần kinh giữa	74
Bảng 3.9. 	Độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm theo đường cong ROC	75
Bảng 3.10. 	Phân độ siêu âm theo diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa	76
Bảng 3.11. 	Phân độ tăng sinh mạch trên ống cổ tay bệnh	77
Bảng 3.12. 	Liên quan giữa phân độ lâm sàng theo M.Mondelli với các chỉ số chẩn đoán điện	78
Bảng 3.13. 	Liên quan giữa phân độ lâm sàng theo M.Mondelli và phân độ chẩn đoán điện	79
Bảng 3.14. 	Liên quan giữa điểm Boston và phân độ chẩn đoán điện	79
Bảng 3.15. 	Tương quan giữa điểm Boston với phân độ chẩn đoán điện	80
Bảng 3.16. 	Liên quan giữa phân độ M.Mondelli với chỉ số siêu âm	80
Bảng 3.17. 	Liên quan giữa phân độ sàng và phân độ siêu âm	81
Bảng 3.18. 	Tương quan giữa phân độ lâm sàng M.Mondelli với siêu âm	81
Bảng 3.19. 	Liên quan giữa phân độ lâm sàng và số điểm mạch	82
Bảng 3.20. 	Liên quan giữa phân độ chẩn đoán điện và chỉ số siêu âm	82
Bảng 3.21. 	Liên quan giữa phân độ chẩn đoán điện và phân độ siêu âm	83
Bảng 3.22. 	Tương quan giữa phân độ chẩn đoán điện và chỉ số siêu âm	84
Bảng 3.23. 	Liên quan giữa phân độ chẩn đoán điện và số điểm mạch	85
Bảng 3.24. 	Liên quan giữa phân độ siêu âm và số điểm mạch	86
Bảng 3.25. 	Liên quan giữa diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa (CSAb) và mức độ tăng sinh mạch	87
Bảng 4.1. 	Độ nhạy và độ đặc hiệu của test Phalen theo một số nghiên cứu trên thế giới	96
Bảng 4.2. 	Độ nhạy và độ đặc hiệu của Test Tinel theo một số nghiên cứu trên thế giới	98
Bảng 4.3. 	Độ nhạy và độ đặc hiệu của test ấn vùng cổ tay	100
Bảng 4.4. 	Giá trị chẩn đoán của các thông số chẩn đoán điện theo Nguyễn Ngọc Bích	105
Bảng 4.5. 	Giá trị chẩn đoán của chẩn đoán điện theo Châu Hữu Hầu	106
Bảng 4.6. 	Giá trị chẩn đoán của chẩn đoán điện theo Đỗ Lập Hiếu	106
Bảng 4.7. 	Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán điện theo giá trị thời gian tiềm cảm giác và vận động	107
Bảng 4.8. 	Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán điện theo thời gian tiềm cảm giác và tốc độ dẫn truyền	109
Bảng 4.9. 	Độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay	114
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình
Hình 1.1. 	Cấu tạo giải phẫu ống cổ tay	4
Hình 1.2. 	Teo cơ ô mô cái	11
Hình 1.3. 	Nghiệm pháp Tinel	13
Hình 2.1. 	Đo dẫn truyền vận động 	52
Hình 2.2. 	Ghi thời gian tiềm cảm giác dây giữa 	53
Hình 2.3. 	Mặt cắt dọc thần kinh giữa bình thường 	56
Hình 2.4. 	Dấu hiệu Notch 	57
Hình 2.5. 	Hình ảnh dây thần kinh giữa phù nề, tăng sinh mạch trên Doppler năng lượng	58
Hình 2.6. 	Mặt cắt ngang ống cổ tay vị trí xương đậu 	59
Hình 2.7. 	Mặt cắt ngang đầu xa ống cổ tay	59
Hình 2.8. 	Đo độ dẹt dây thần kinh	60
Hình 2.9. 	Đo độ khum mạc chằng 	60
Hình 2.10. 	Diện tích dưới đường cong ROC	60
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ giới	67
Biểu đồ 3.2. Phân bố tuổi	68
Biểu đồ 3.3. Phân độ BMI	69
Biểu đồ 3.4. Phân bố nghề	69
Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC theo các chỉ số siêu âm	76
Biều đồ 3.6. Phân độ tăng sinh mạch	77
Biểu đồ 3.7. Liên quan giữa phân độ chẩn đoán điện và CSAb	83
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa SCV và CSAb	84
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa DML và CSAb	85
Biểu đồ 3.10. Liên quan phân độ chẩn đoán điện và % điểm mạch	86
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ống cổ tay là hội chứng có tổn thương thần kinh ngoại vi thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng ở nhiều chuyên khoa khác nhau (Thần kinh, Cơ Xương Khớp, Ngoại khoa). Ở Mỹ khoảng 3% người trưởng thành có biểu hiện hội chứng này [1]. Ở Pháp hàng năm có tới 120.000 ca phải phẫu thuật.
Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay là do thần kinh giữa bị chèn ép trong ống hẹp. Thần kinh bị chèn ép thời gian đầu phù nề, xung huyết sau đó xơ, mất myelin ở những thể viêm cũ. Đây là một bệnh liên quan tới nghề nghiệp: nội trợ, nhân viên văn phòng 
Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay dựa vào lâm sàng, điện cơ và siêu âm. Mỗi một phương pháp đều có giá trị nhất định trong chẩn đoán và bổ sung cho nhau. Càng kết hợp nhiều phương pháp càng cho giá trị chẩn đoán cao, tránh được hiện tượng âm tính giả và dương tính giả. 
Lâm sàng là phương pháp được sử dụng phổ biến để chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay. Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng theo hiệp hội thần kinh học Hoa Kỳ (gồm các dấu hiệu cơ năng và test khám). Các Test khám thường được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh gồm: Test Tinel, Test Phalen và Test ấn vùng cổ tay. Theo nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới độ nhạy của Test Phalen dao động từ 40% - 80%, Test Tinel từ 25 – 60% [2]. 
Điện cơ ra đời từ năm 1950 góp phần chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt và phân độ nặng hội chứng ống cổ tay. Điện cơ được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Độ nhạy và độ đặc hiệu của điện cơ theo một số nghiên cứu là trên 85% và 95% [3]. 
Tiếp theo điện cơ, siêu âm và siêu âm Doppler năng lượng cũng là một phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay với độ nhạy và độ đặc hiệu dao động từ 45-96,3% và 57-97% [4], [5]. Siêu âm bổ sung cho điện cơ trong chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay. Siêu âm chẩn đoán các trường hợp không điển hình. Theo một số nghiên cứu siêu âm có vai trò trong phân độ nặng Hội chứng ống cổ tay [6]. 
Ở Việt nam các nghiên cứu về lâm sàng, điện cơ và siêu âm trong Hội chứng ống cổ tay còn đơn lẻ, số lượng bệnh nhân ít. Chưa có nghiên cứu đánh giá về vai trò của siêu âm trong Hội chứng ống cổ tay và mối liên quan giữa siêu âm với lâm sàng và điện cơ trong phân độ nặng hội chứng ống cổ tay. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay” với 2 mục tiêu sau:
1/ Mô tả đặc điểm lâm sàng, điện cơ và giá trị của siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay. 
2/ Khảo sát mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng, điện cơ với siêu âm Doppler năng lượng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
ĐẠI CƯƠNG HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
1.1.1. Khái niệm hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay hay hội chứng chèn ép thần kinh giữa (tên tiếng Anh: Carpal tunnel syndrome) là một tập hợp các triệu chứng của một bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp nhất, đặc biệt là ở phụ nữ (tỉ lệ nữ/nam = 4/1) do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó có nguyên nhân nghề nghiệp. Hội chứng này thường thấy ở những người làm việc văn phòng, sử dụng bàn tay liên tục duy trì tư thế gập cổ tay trong một thời gian dài [7].
Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay do thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay, phần lớn là vô căn. Thần kinh giữa bị dây chằng ngang cổ tay chèn ép khi nó đi qua dưới sợi dây chằng này, làm đau và yếu bàn tay. Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu, teo cơ ô mô cái [7].
1.1.2. Dây thần kinh giữa và cấu tạo giải phẫu ống cổ tay
 Ống cổ tay là ống xơ xương hình bầu dục, đáy đươc tạo bởi mặt gan tay của khối xương cổ tay, bề mặt được tạo thành bởi mạc chằng của các gân gấp. Mạc chằng của các gân gấp là một lớp liên kết dày và dai. Bờ gần của nó từ củ xương thuyền tới xương đậu. Bờ xa từ xương thang tới xương móc [8], [9] [10].
 Chiều rộng ống cổ tay trung bình là 25mm, trong đó đầu gần là 20mm, vùng hẹp nhất ở ngang mức mỏm xương móc, và đầu xa là 26mm. Chiều sâu khoảng 12mm ở đầu gần và 13mm ở đầu xa. Chiều sâu tại điểm hẹp nhất là 10mm ở ngang mức xương móc, vì vùng này là vùng gồ lên của xương cổ tay ở mặt sau và phần dày nhất của dây chằng vòng cổ tay ở trước. Chiều dài khoảng từ 2 đến 2,5cm.
 Thể tích của ống cổ tay khoảng 5ml và thay đổi tùy theo kích thước của bàn tay, thường nhỏ hơn ở nữ giới. Khu vực cắt ngang qua ống cổ tay có diện tích khoảng 185 mm2 và chiếm khoảng 20% tổng diện tích mặt cắt ngang của cổ tay.
Ống cổ tay
Thần kinh giữa
Mạc chằng
Các gân gấp
Mạc chằng
Thần kinh giữa
Các gân gấp
Ống cổ tay
Khối xương 
cổ tay
Các vị trí dị cảm
Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu ống cổ tay [11]
Thần kinh giữa do một rễ tách ra từ bó trong và một rễ tách ra từ bó ngoài của đám rối thần kinh cánh tay hợp lại ở đoạn trước của động mạch nách tạo nên. Vùng cánh tay thần kinh giữa đi xuống dọc bên ngoài động mạch cánh tay (đôi khi bắt chéo sau) ở khoảng giữa xương cánh tay để tiếp tục đi xuống bên trong động mạch. Vùng cẳng tay thần kinh đi ở giữa hai bó cơ sấp tròn, bó sâu cơ sấp tròn ngăn cách thần kinh với động mạch trụ. Tại đây thần kinh tách ra nhánh gian cốt trước rồi tiếp tục đi xuống ở dưới mặt sâu cơ gấp các ngón nông và nằm trong cân của cơ này . 
 Ở cổ tay thần kinh giữa nằm nông ở bờ trong cơ gấp cổ tay quay, đúng trên đường giữa. Sau đó đi dưới mạc giữ gân gấp, tách ra một nhánh quan trọng cho các cơ mô cái, các nhánh vào hai bên cơ giun bên ngoài và các nhánh bì chạy vào mặt gan tay của ba ngón rưỡi bên ngoài. Các nhánh của dây thần kinh giữa gồm:
+ Các nhánh cơ: tất cả các cơ khu cẳng tay trước trừ cơ gấp cổ tay trụ và nửa trong cơ gấp các ngón sâu, các cơ mô cái và hai cơ giun bên ngoài. 
+ Các nhánh bì: cho da nửa bên ngoài gan tay, mặt gan tay (và cả một phần mu tay) của ba ngón rưỡi bên ngoài.
Thần kinh giữa gồm nhiều sợi sắp xếp trong một bó bao quanh bởi tổ chức liên kết gọi là nhú (nụ) thần kinh. Sợi thần kinh được giới hạn bởi bao thần kinh. Cấp máu cho dây thần kinh là hệ tiểu tuần hoàn. Dây thần kinh thích nghi tốt với sự thiếu máu. Động mạch xuất thân từ quanh bao dây thần kinh thẩm thấu vào quanh sợi thần kinh lan ra trung tâm của mỗi bó giàu mạng lưới mao mạch thông thương rộng [10], [12], [13]. 
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh hội chứng ống cổ tay
1.1.3.1.Cơ chế bệnh sinh
Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ làm tăng áp lực trong dây thần kinh, sự tăng áp lực này từ vài phút đến vài giờ sẽ làm giảm tưới máu vi mạch trong dây thần kinh, hạn chế vận chuyển của sợ trục, giảm chức năng của dây thần kinh. Đồng thời cũng gây ra phù nề trong tế bào thần kinh, tăng áp lực trong bó sợi thần kinh và lệch chỗ myelin. Áp lực khoảng 20 mmHg có thể làm hạn chế tưới máu quanh sợi thần kinh, áp lực 30 mmHg làm hạn chế vận chuyển của sợi trục, rối loạn chức năng thần kinh và gây phù trong tế bào thần kinh [14]. Áp lực 50 mmHg có thể gây ra thay đổi cấu trúc bao myelin [15].
Trong hội chứng ống cổ tay, thần kinh giữa bị chèn ép dẫn tới sự tăng áp lực quanh dây thần kinh giữa trong đoạn ống cổ tay. Quá trình này sẽ đẫn đến sự thay đổi về vi tuần hoàn trong tế bào và cấu trúc của sợi thần kinh, gây rối loạn dẫn truyền sợi trục và giảm tưới máu cho dây thần kinh, làm suy giảm chức năng dây thần kinh tạo nên các biểu hiện lâm sàng như tê, đau, rối loạn cảm giác và thay đổi dẫn truyền dây thần kinh. Đối với trường hợp dây thần kinh giữa bị chèn ép cấp tính thì cơ chế thiếu máu đóng vai trò chính, còn trường hợp mạn tính lại do tác động cơ học nhiều hơn.
Sự tắc nghẽn lưu thông tĩnh mạch của mạng mạch xung quanh hay bao ngoài thần kinh dẫn tới sự thiếu oxy và phù nề trong thần kinh. Mức độ của sự phù nề và sự tắc nghẽn dẫn truyền thần kinh có liên quan với mức độ và thời gian chèn ép. Sự chèn ép càng kéo dài càng làm xáo trộn lưu lượng máu và dẫn truyền sợi trục, dẫn tới sự thay đổi vĩnh viễn. Kết quả cuối cùng của sự chèn ép thần kinh kéo dài là sự phá hủy cấu trúc bên trong và bên ngoài thần kinh, thay bằng mô xơ sẹo dày đặc. Về mặt sinh lý bệnh chia 3 giai đoạn tiến triển của hội chứng ...  95-101.
123.	Phan Hồng Minh (2011), "Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay.", Tạp chí Y học lâm sàng (BV Bạch Mai). Số chuyên đề hội nghị khoa học lần thứ 28:, pp. 127-131.
124.	Châu Hữu Hầu, Nguyễn Thiện Phúc và Trương Thị Lang Hoanh (2010), "Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay", Bệnh viện Nhật Tân.
125.	Hiếu Đỗ Lập (2011), " Nhận xét lâm sàng và các bất thường điện sinh lý thần kinh ở bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay", Luận văn thạc sỹ Y học, Đại Học Y Hà Nội.
126.	Phan Xuân Nam và Nguyễn Thị Phương Nga (2013), "Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay", Tạp chí nghiên cứu Y học thành phố Hồ Chí Minh. Tập 17, phụ bản số 3, pp. 80-84.
127.	Nguyễn Văn Liệu (2012), "Nghiên cứu tác dụng phục hồi dẫn truyền dây thần kinh giữa của tiêm Depomedrol vào dây chằng vòng trong điều trị hội chứng ống cổ tay", Tạp chí Y học thực hành. Số 6/2012, pp. 50-52.
128.	Nguyễn Trọng Hưng (2007), "Nghiên cứu biểu hiện thần kinh ngoại vi ở người trưởng thành suy thận mãn tính giai đoạn cuối", Luận án tiến sỹ Y học. Đại học Y hà Nội.
129.	Lê Thái Bình Khang, Võ Tấn Sơn, Phạm Anh Tuấn (2009), "Đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay trong hội chứng ống cổ tay", Bộ môn ngoại thần kinh Đại học Y dược Nguyễn Tri Phương.
130.	Đoàn Viết Trình (2014), "Đặc điểm hình ảnh và vai trò của siêu âm trong chẩn đoán và theo dõi kết quả sau phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 10/2013 đến tháng 7/2014", Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y hà Nội.
131.	Mondelli M., Farioli A., Mattioli S., et al. (2016), "Severity of Carpal Tunnel Syndrome and Diagnostic Accuracy of Hand and Body Anthropometric Measures", PLoS One. 11(10), pp. e0164715.
132.	Nguyễn Thị Bình , Bùi Thị Ngọc, Nguyễn Văn Liệu (2016), "Biến đổi dẫn truyền thần kinh giữa ở bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay", Tạp chí nghiên cứu Y học TCNCYH 99(1)-2016, pp. 24-31.
133.	Võ Đôn, Hứa Tú Sơn và Nguyễn Mai Hòa (2006), ""Khảo sát hằng số dẫn truyền thần kinh ở 116 người trưởng thành"", Y học TP. Hồ Chí Minh.
134.	Kevin D., Evans, Shawn C., et al. (2012), "Relationship Between Intraneural Vascular Flow Measured With Sonography and Carpal Tunnel Syndrome Diagnosis Based on Electrodiagnostic Testing", Journal of the American Institute of Ultrasound in Medicine, pp. 31(5):729-36 
135.	Stuart R. M. , Koh E. S. C. , Breidahl W. H. (2004), "Sonography of Peripheral Nerve Pathology
", AJR:182, January 2004.
136.	Jbili Z., Wafae Rachidi K.N., Janani Saadia, et al. (2015), "Apport de l’échographie dans le syndrome du canal carpien. The contribution of ultrasonography in carpal tunnel syndrome. Service de Rhumatologie, CHU Ibn Rochd, Casablanca - Maroc.", Rev Mar Rhum,, pp. p. 33: 20-5.
137.	Brasseur J. L. , "Quelle imagerie pour les syndromes compressifs du membre superriuer?", Radiologie – Echographie. Service de radiologie CHU Pitié-Salpêtrière Bd de l’hôpital 75013 Paris jean-louis.brasseur@psl.aphp.fr.
138.	Akcar Nevbahar, Calisir Cuneyt , Adapinar Baki (2010), "Value of Power Doppler and Gray-Scale US in the Diagnosis of Carpal Tunnel Syndrome: Contribution of Cross-Sectional Area just before the Tunnel Inlet as Compared with the Cross-Sectional Area at the Tunnel ", Korean J Radiol. 11, pp. 632-639.
139.	Klauser A., Frauscher F. , Schirmer M., et al (2002), "The value of contrast-enhanced color Doppler ultrasound in the detection of vascularization of finger joints in patients with rheumatoid arthritis ", Arthritis Rheum 2002. 46, pp. 647-653.
140.	Shio K Homma F, Kanno Y et al (2006), "Doppler sonographic comparative study on usefulness of synovial vascularity between knee and metacarpophalangeal joints for evaluation of articular inflamation in patients with rheumatoid arthritis treated by infliximab ", Mod Rheumatol. 16, pp. 220-225.
141.	Chen Y. T., Williams L., Zak M. J., et al. (2016), "Review of Ultrasonography in the Diagnosis of Carpal Tunnel Syndrome and a Proposed Scanning Protocol", J Ultrasound Med. 35(11), pp. 2311-2324.
142.	Miquel A. , Lesavre A., "Diagnostic echographique du syndrome du canal carpien", Hôpital Saint Antoine, Hôpital du Kremlin-Bicêtre.
143.	Nguyễn Thị Bình Bùi Thị Ngọc và Nguyễn Văn Liệu (2016), "Biến đổi dẫn truyền thần kinh giữa ở bệnh nhân mắc Hội chứng ống cổ tay", Tạp chí nghiên cứu Y học. 99, pp. 24-31.
144.	Bari Ahmed Abdul, Yousif Shamam, A. Ghalib, et al. ( July 2013), "The Importance of Ultrasound in the Diagnosis of Carpal Tunnel Syndrome in Iraqi ", Iraqi J. Comm. Med.
145.	Y. Chan K., George, John, et al. (2011), Ultrasonography in the evaluation of carpal tunnel syndrome: Diagnostic criteria and comparison with nerve conduction studies, Tập 16, 57-64.
146.	Sahebari Maryam, Pezeshki Rad Masoud, Nahayati Mohammad Ali, et al. (2017), "High-resolution ultrasonography of cross-sectional area of median nerve compared with electro-diagnostic study in carpal-tunnel syndrome", Rheumatology Research. 2(4), pp. 127-131.
147.	Ahmad Reza Ghasemi-Esfe Omid Khalilzadeh, MPH Seyed Mehran Vaziri-Bozorg (2011), "Color and Power Doppler US for Diagnosis Carpal Tunnel Syndrome and Determining Its Severity: A Quantitative Image Processing Method", Radiologie. 261: Number 2, pp. 499-506.
148.	Maha K. , Ghaffar Abdel, Maha A., et al. (2012), "Gray scale and color Doppler sonography in the diagnosis of carpal tunnel syndrome", Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. 43, pp. 581-587.
149.	Wong S. M., Griffith J. F., Hui A. C., et al. (2004), "Carpal tunnel syndrome: diagnostic usefulness of sonography", Radiology. 232(1), pp. 93-9.
150.	Yesildag A., Kutluhan S., Sengul N., et al. (2004), "The role of ultrasonographic measurements of the median nerve in the diagnosis of carpal tunnel syndrome", Clin Radiol. 59(10), pp. 910-5.
151.	El Miedany Y., El Gaafary M., Youssef S., et al. (2015), "Ultrasound assessment of the median nerve: a biomarker that can help in setting a treat to target approach tailored for carpal tunnel syndrome patients", Springerplus. 4, pp. 13.
152.	Badry El, Ashraf, Sherif El, et al. (2016), Can Sonography Replace Electromyography and Nerve Conduction Velocity in Carpal Tunnel Syndrome?, Tập 6, 1-1024211.
153.	S. Cartwright M., O. Walker F., N. Blocker J., et al. (2013), "Ultrasound for carpal tunnel syndrome screening in manual laborers", Muscle Nerve. 48(1), pp. 127-31.
154.	Chiotis K., Dimisianos N., Rigopoulou A., et al. (2013), "Role of anthropometric characteristics in idiopathic carpal tunnel syndrome", Arch Phys Med Rehabil. 94(4), pp. 737-44.
155.	Demirtas Semih Saglik and Gokhan (2017), "The relationship between ultrasonography findings and physical examination findings in carpal tunnel syndrome", Biomed Res-India. 28(15).
156.	Fu T., Cao M., Liu F., et al. (2015), "Carpal tunnel syndrome assessment with ultrasonography: value of inlet-to-outlet median nerve area ratio in patients versus healthy volunteers", PLoS One. 10(1), pp. e0116777.
157.	Yazdchi M., Tarzemani M. K., Mikaeili H., et al. (2012), "Sensitivity and specificity of median nerve ultrasonography in diagnosis of carpal tunnel syndrome", Int J Gen Med. 5, pp. 99-103.
158.	Tajika T., Kobayashi T., Yamamoto A., et al. (2013), "Diagnostic utility of sonography and correlation between sonographic and clinical findings in patients with carpal tunnel syndrome", J Ultrasound Med. 32(11), pp. 1987-93.
159.	Zafar Ali Adnan Khan, Syed Muhammad Anwar Shah (2012), "Clinical and electrodiagnostic quantification of the severity of carpal tunnel syndrome", Ann.Par.Inst. Med. Sci. 8(4), pp. 207-212.
160.	Kwon B. C., Jung K. I. , Baek G. H. (2008), "Comparison of sonography and electrodiagnostic testing in the diagnosis of carpal tunnel syndrome", J Hand Surg Am. 33(1), pp. 65-71.
161.	TzirulnikV Marcelo de Pinho Teixeira AlvesI; Clovis Orlando Pereira da FonsecaII; José Mauro GranjeiroIII; Paulo Roberto Gonçalves de SouzaIV; Marcos (2013), "Carpal tunnel syndrome: comparative study between sonographic and surgical measurements of the median nerve in moderate and severe cases of disease*", Radiol Bras. vol.46 (no.1).
162.	de Krom M.C, Knipschild P.G, Kester A.D., et al. (1990), "Efficacy of provocative tests for diagnosis of carpal tunnel syndrome. ", Lancet, pp. 335 (8686), 393-395.
163.	Fenl E., Wober C. , Zeitlhofer J. (1998), "The serial use of two provocative tests in the clinicai diagnosis of carpal tunnel syndrome
328-332.", Acta Neurologica Scandinavia, pp. 98(5): 328-332.
164.	Kim M. K., Jeon H. J., Park S. H., et al. (2014), "Value of ultrasonography in the diagnosis of carpal tunnel syndrome: correlation with electrophysiological abnormalities and clinical severity", J Korean Neurosurg Soc. 55(2), pp. 78-82.
165.	Ahmad Reza Ghasemi-Esfe M.O.K. MD. , Seyed Mehran Vaziri-Bozorg MPH. (2011), "Color and Power Doppler US for Diagnosis Carpal Tunnel Syndrome and Determining Its Severity: A Quantitative Image Processing Method", Radiologie. 261: Number 2, pp. p. 499-506.
166.	Cartwright M. S., Hobson-Webb L. D., Boon A. J., et al. (2012), "Evidence-based guideline: neuromuscular ultrasound for the diagnosis of carpal tunnel syndrome", Muscle Nerve. 46(2), pp. 287-93.
167.	Mohamed Younes Wided Korbâa, Mourad Said, Saoussen Zrour, Ismail Béjia, Mongi Touzi, Naceur Bergaoui (2009), "Apport de l'echographie dans le syndrome du canal carpien", La tunisie Medicale 87(No 01), pp. 68-71.
168.	Yazdchi , Mohammad ((2012)), "“Sensitivity and Specificity of Median Nerve Ultrasonography in Diagnosis of Carpal Tunnel Syndrome.”", International Journal of General Medicine 5, pp. 99–103.
169.	Dejaco C., Stradner M., Zauner D., et al. (2013), "Ultrasound for diagnosis of carpal tunnel syndrome: comparison of different methods to determine median nerve volume and value of power Doppler sonography", Ann Rheum Dis. 72(12), pp. 1934-9.
170.	Maha K., Abdel Ghaffar M.A.E. S., Fawzy Hazem, et al. ( 2012), "Gray scale and color Doppler sonography in the diagnosis of carpal tunnel syndrome", Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine, pp. 43: p. 581-587.
171.	Moran L., Perez M., Esteban A., et al. (2009), "Sonographic measurement of cross-sectional area of the median nerve in the diagnosis of carpal tunnel syndrome: correlation with nerve conduction studies", J Clin Ultrasound. 37(3), pp. 125-31.
172.	Kyu Kwon Hee, Jung Kang Hyo, Woo Byun Chan, et al. (2014), Correlation between Ultrasonography Findings and Electrodiagnostic Severity in Carpal Tunnel Syndrome: 3D Ultrasonography, Tập 10, 348-53.
173.	VijayanJoya A.K., Therimadasamya Y. C. , Chanb E. P. , et al. (2011), "Combined Doppler and B-mode sonography in carpal tunnel syndrome", Journal of the Neurological Siences pp. 308 (2011) 16-20.
BẢNG CÂU HỎI BOSTON
Họ tên:
Địa chỉ:
Ngày đánh giá:.
STT
Các câu hỏi phản ánh triệu chứng điển hình bệnh
Điểm
Tay phải
Điểm
Tay trái
1
Mức độ đau của bàn tay và cổ tay về đêm
Không đau về đêm
Đau ít
Đau trung bình
Đau nhiều
Đau rất nhiều 
2
Số lần thức dậy trong đêm vì đau trong 2 tuần vừa qua
Không đau
Một lần
Hai hoặc 3 lần
Bốn đến lăm lần
Trên 5 lần
3
Bạn có thường đau tay và cổ tay về ban ngày không?
Không đau 
Đau ít
Đau trung bình
Đau nhiều
Đau nặng
4
Số lần đau tay và cổ tay ban ngày
Không đau
1-2 lần/ngày
3-5 lần/ngày
> 5 lần/ngày
Đau liên tục
5
Trung bình thời gian đau trong ngày trong giai đoạn trước đó
Không đau
< 10 phút
10 – 60 phút
 > 60 phút
Đau cả ngày
6
Bạn có bị mất nhạy cảm bàn tay không?
Không
Một chút
Trung bình
Nặng
Rất nặng
7
Bạn có yếu tay và cổ tay không?
Không yếu
Yếu nhẹ
Yếu trung bình
Yếu nặng
Rất nặng
8
Bạn có bị tê bì bàn tay không?
Không
Tê nhẹ
Tê trung bình
Tê nặng
Rất nặng 
9
Mức độ giảm nhạy cảm hoặc tê bì về đêm
Không
Giảm ít
Trung bình
Nặng
Rất nặng
10
Số lần mất cảm giác hoặc tê bì phải thức dậy vầ đêm trong 2 tuần vừa qua
Không
1 lần
2-3 lần
4-5 lần
> 5 lần
11
Khó khăn khi cầm vật nhỏ (ví, chìa khóa, bút)
Không khó
Hơi khó
Khó trung bình
Khó nhiều
Rất khó
Trong ngày hoặc hai tuần gần đây, bạn có khó khăn khi mang hoặc thực hiện các động tác dưới đây không?
1.Viết
2. Cài nút áo
3. Giữ quyển sách để đọc
4. Giữ điện thoại
5. Dọn phòng
6. Mở nắp lọ xoáy
7. Mở khóa cặp
8. Tắm và mặc quần áo
Chú thích cho phần thực hiện các hoạt đông.
Có 5 mức độ khó khi thực hiện động tác, cho điểm từ 1 tới 5
Không khó
Khó ít
Khó vừa
Khó nhiều
Không hoàn thành động tác
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
I. HÀNH CHÍNH
1 Họ tên:...............................................Tuổi...............Giới..........................
2. Địa chỉ:......................................................................................................
3. Số điện thoại:............................................................................................
4. Nghề nghiệp:.............................................................................................
5. Ngày vào viên:..........................................................................................
6. Lý do vào viện:.........................................................................................
II. TIỀN SỬ BỆNH
1. Thời gian bị bệnh:.....................tháng....................năm..........................
2. Các bệnh mạn tính đi kèm:
STT
TÊN BỆNH
Y/N
STT
TÊN BỆNH
Y/N
1
Tiểu đường 
11
Béo phì
2
Amyloidosis 
(Thận chu kỳ)
12
Có thai và cho con bú
3
To đầu chi
13
Phù
4
Suy giáp
14
Suy tim xung huyết
5
Cường giáp
15
Chấn thương cal xấu
6
Bệnh Gút 
16
Bất thường giải phẫu
7
Giả Gút
17
U bao hoạt dịch
8
Viêm khớp 
nhiễm khuẩn
18
U mỡ
9
Viêm bao gân 
gấp không đặc hiệu
19
U dây thần kinh
10
VKDT 
20
U máu
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
STT
TRIỆU CHỨNG
TAY PHẢI
TAY TRÁI
Đau tự nhiên
Vị trí đau
Đau về đêm
Yếu tố khởi phát
Dị cảm
Vị trí dị cảm
Giảm cảm giác
Mất cảm giác
Teo cơ
Cử động đối ngón, cầm nắm yếu
Dấu hiệu Tinel
Phalen
Ducan
IV. CẬN LÂM SÀNG
1. Sinh hóa-Huyết học
Hồng cầu: ..Bạch cầu.Tiểu cầu..Hb.
Máu Lắng:1h..2h
CHỈ SỐ
KQUA
CHỈ SỐ
KQ
CHỈ SỐ
KQ
URE
ACID URIC
RF
CRE
GLUCOSE
ANTI CCP
GOT
HbA1C
PTH
GPT
CHOLESTẺOL
TSH
GGT
TRIGLYCERID
FT4
CALCI
HDL
CRP
CALCI ION
LDL
2. Siêu âm thần kinh giữa
DẤU HIỆU SIÊU ÂM
PHẢI
TRÁI
Y/N
KQ SÂ
Y/N
KQ SÂ
Noch (encoche)
Phù dây thần kinh
Tăng sinh mạch (0,1,2,3)
Diện tích thần kinh giữa đầu gần OCT 
Diện tích thần kinh giữa trong OCT 
Diện tích thần kinh giữa đầu xa OCT 
Diện tích thần kinh giữa ngang cơ sấp 
Đường kính ngang D-L (mm)
Đường kính trước sau D-S (mm)
Độ dẹt dây thần kinh (D-L/D-S)
Độ khum mạc chằng (mm)
Độ dày mạc chằng (mm)
3. Siêu âm đánh giá nguyên nhân
STT
NGUYÊN NHÂN
Y/N
VỊ TRÍ
KÍCH THƯỚC
1
Viêm bao gân gấp
2
Hạt Tophi
3
Kén hoạt dịch
4
U dây thần kinh
5
Nguyên nhân khác
4. Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh 
Chỉ số dẫn truyền vận động, cảm giác của dây TK giữa và trụ 

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_dien_co_va_sieu_am_dopp.docx
  • docxBan tom tat ket luan moi cua luan an_Tieng viet_Tieng Anh.docx
  • pdfBan tom tat ket luan moi cua luan an_Tieng viet_Tieng Anh.pdf
  • pdfToan van luan an.pdf
  • docxTom tat luan an Tieng Anh.docx
  • pdfTom tat luan an Tieng Anh.pdf
  • docTom tat luan an Tieng Viet.doc
  • pdfTom tat luan an Tieng Viet.pdf
  • docxTRICH YEU LUAN AN.docx
  • pdfTRICH YEU LUAN AN.pdf