Luận án Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và tình trạng methyl hóa gen rassf1a trong ung thư biểu mô tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới trên 65 tuổi, phần lớn bệnh thường diễn biến thầm lặng không có triệu trứng. Do đó, bệnh khó phát hiện ở giai đoạn sớm, hầu hết các trường hợp được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm mô bệnh học các bệnh phẩm sau phẫu thuật với chẩn đoán trước phẫu thuật là tăng sản tuyến tiền liệt [1], [2]. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt bao gồm: tiền sử gia đình, tuổi, chủng tộc, béo phì, chế độ ăn, lối sống và môi trường sống [3]. Ở các nước Bắc Âu và Bắc Mỹ, ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở nam giới sau ung thư phổi và đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư. Ung thư tuyến tiền liệt có thể được điều trị hiệu quả nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, khi khối u vẫn còn nằm ở phía bên trong lớp vỏ bao của tuyến tiền liệt [4].
Ở Việt Nam, theo một số thống kê người ta thấy tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện qua xét nghiệm mô bệnh học sau phẫu thuật tăng sản tuyến tiền liệt là 8% [5], tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt theo phủ tạng là 3% [6]. Nhìn chung, ung thư tuyến tiền liệt ở nước ta có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi giai đoạn những năm 2002 là 2,3 - 2,5/100.000 dân, đến năm 2012 tỷ lệ này là 3,4/100.000 dân và đứng thứ 10 về tỷ lệ mắc ung thư ở nam giới [7].
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học, các phương tiện sàng lọc, các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị ung thư nói chung và ung thư tuyến tiền liệt nói riêng ngày càng hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật nội soi cắt u tuyến tiền liệt qua niệu đạo được chỉ định rộng rãi hơn. Vì vậy, tỷ lệ phát hiện ung thư tuyến tiền liệt qua xét nghiệm mô bệnh học sẽ còn tăng lên [8], [9].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và tình trạng methyl hóa gen rassf1a trong ung thư biểu mô tuyến tiền liệt
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y === *** === VI THUẬT THẮNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC, HÓA MÔ MIỄN DỊCH VÀ TÌNH TRẠNG METHYL HÓA GEN RASSF1A TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN TIỀN LIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y === *** === VI THUẬT THẮNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC, HÓA MÔ MIỄN DỊCH VÀ TÌNH TRẠNG METHYL HÓA GEN RASSF1A TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN TIỀN LIỆT Chuyên ngành: Khoa học y sinh Mã số: 9720101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. Nguyễn Đình Tảo 2. TS. Nguyễn Ngọc Hùng HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những kết quả và số liệu trong luận án này là trung thực, chính xác, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Nghiên cứu sinh Vi Thuật Thắng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ AFIP Armed Force Institute of Pathology (Viện bệnh học Quân đội Hoa Kỳ) ADN Acid deoxyribonucleic Alu Arthrobacter luteus AMACR Alpha-methylacyl-CoA racemase AQP1 Aquaporin 1 ARN Acid ribonucleic ATM Ataxia telangectasia mutant (thể đột biến giãn mạch mất điều hòa vận động) BCL-2 B-cell lymphoma 2 BEX1 Brain-expressed X-linked 1 gene CEA Carcino embryonic antigen (kháng nguyên ung thư bào thai) CECR1 Cat eye syndrome critical region 1 COBRA Combined bisulfite restriction analysis (phân tích giới hạn bisulfite kết hợp) C1QR1 Complement Component 1 Q Receptor 1 CTAG2 cancer-testis antigens 2 DAG Diacylglycerol DNMT DNA methyltranferase (enzym chuyển methyl hóa ADN) DYNLT3 Dynein Light Chain Tctex-Type 3 EMA Epithelial membrane antigen (kháng nguyên màng biểu mô) GPB Giải phẫu bệnh GSTP1 Glutathion S-transferase Pi 1 gene HMMD Hoá mô miễn dịch KN Kháng nguyên KT Kháng thể LINE 1 Long interspersed nuclear elements 1 MBH Mô bệnh học MSP Methylation specific PCR (phản ứng chuỗi đặc hiệu methyl hóa) NKX3.1 NK homeobox (drosophila), family 3, locus 1 P53AIP1 Tumor Protein P53 Regulated Apoptosis Inducing Protein 1 PCa Prostate cancer (ung thư tuyến tiền liệt) PCR Polymerase chain reaction (phản ứng chuỗi polymerase) PIN Prostatic intraepithelial neoplasia (tân sản nội biểu mô tuyến tiền liệt) PSA Prostate specific antigen (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) RASSF1A Ras-association domain family 1 isoform A gene RCC Renal cell carcinoma (ung thư tế bào thận) RLGS Restriction landmark genomic scanning (quét hệ gen đánh dấu mốc giới hạn) SAM S-adenosylmethionine SARAH Sav/RASSF/Hpo SCLC Small cell lung cancer (ung thư phổi tế bào nhỏ) TDRD12 Tudor domain containing 12 TP53 Tumour protein p53 TSG Tumor suppressor gene (gen ức chế u) TTL Tuyến tiền liệt UTBM Ung thư biểu mô UTTTL Ung thư tuyến tiền liệt QĐKN Quyết định kháng nguyên WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) (+) Dương tính (có bộc lộ) (-) Âm tính (không bộc lộ) DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Bảng phân loại mô bệnh học các khối u tuyến tiền liệt của Tổ chức Y tế Thế giới (1980) 7 1.2. Bảng phân loại mô bệnh học tăng sản, u và các tổn thương giống u tuyến tiền liệt của AFIP (2000). 8 1.3. Bảng phân loại mô bệnh học các khối u tuyến tiền liệt củaTổ chức Y tế Thế giới (2004) 9 1.4. Bảng phân loại mô bệnh học các khối u tuyến tiền liệt củaTổ chức Y tế Thế giới (2016) 10 1.5. Phân nhóm điểm Gleason 20 1.6. Phân nhóm độ của hội nghị đồng thuận ISUP (2014) 20 2.1. Các tiêu chuẩn mô bệnh học để chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến nang 51 2.2. Các kháng thể sử dụng trong nghiên cứu 56 2.3. Trình tự nucleotide của các mồi cho phản ứng PCR và MSP 60 3.1. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tuyến tiền liệt theo nhóm tuổi 63 3.2. Kết quả xác định típ mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến tiền liệt 64 3.3. Kết quả xác định các biến thể của ung thư biểu mô tuyến nang 65 3.4. Tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến của tuyến tiền liệt phối hợp và không phối hợp với PIN độ cao 66 3.5. Phân bố tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến theo độ biệt hóa/nhóm điểm Gleason 66 3.6. Phân bố độ biệt hóa ung thư biểu mô tuyến của tuyến tiền liệt theo mẫu thứ nhất và mẫu thứ hai Gleason 67 3.7. Phân bố tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến phối hợp PIN độ cao theo độ biệt hóa/nhóm điểm Gleason 68 3.8. Phân bố tỷ lệ các đặc điểm đặc trưng ác tính của u 68 3.9. Phân bố tỷ lệ các đặc điểm đặc trưng ác tính của u theo nhóm điểm Gleason 69 3.10. Phân bố tỷ lệ u có đặc điểm đặc trưng ác tính và u không có đặc điểm ác tính theo nhóm điểm Gleason 70 3.11. Phân bố tỷ lệ các chất chứa trong tuyến nang ác tính 70 3.12. Phân bố tỷ lệ u chứa tinh thể/chất tiết kết đặc màu hồng theo nhóm điểm Gleason 71 3.13. Phân bố tỷ lệ u chứa tinh thể/chất tiết kết đặc màu hồng và u không chứa tinh thể/chất tiết kết đặc màu hồng theo nhóm điểm Gleason 72 3.14. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch ung thư biểu mô tuyến tiền liệt 77 3.15. Các típ mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến tiền liệt nhuộm hóa mô miễn dịch 78 3.16. Mức độ bộc lộ PSA của tế bào u 78 3.17. Phân bố mức độ bộc lộ PSA theo độ Gleason 79 3.18. Mức độ bộc lộ PSA của tế bào u xâm nhập dây thần kinh 80 3.19. Tình trạng bộc lộ 34βE12 và p63 của tế bào đáy 80 3.20. Mức độ bộc lộ CK34βE12 và p63 của tế bào đáy 81 3.21. Tình trạng và mức độ bộc lộ CK7 và CK5/6 của biểu mô đường niệu lành tính và ác tính 82 3.22. Tình trạng và mức độ bộc lộ actin 83 3.23. Tỷ lệ methyl hóa trong ung thư và tăng sản tuyến tiền liệt 91 3.24. Tỷ lệ methyl hóa theo độ Gleason 92 3.25. Tỷ lệ methyl hóa theo điểm Gleason/độ biệt hóa 92 3.26. Tỷ lệ methyl hóa theo tình trạng u xâm lấn dây thần kinh 93 3.27. Tỷ lệ methyl hóa trong tăng sản tuyến tiền liệt theo tình trạng PIN 93 4.1. So sánh kết quả điểm Gleason trong nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả 114 4.2. So sánh tỷ lệ methyl hóa gen RASSF1A trong ung thư biểu mô tuyến tiền liệt của một số tác giả trong nước và nước ngoài 130 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Thiết đồ đứng ngang với hành niệu đạo được duỗi ra và thiết đồ đứng dọc tuyến tiền liệt 4 1.2. Thiết đồ nhìn sau và ngang qua tuyến tiền liệt 4 1.3. Mô học tuyến tiền liệt 6 1.4. Biểu đồ hệ thống phân độ Gleason 18 1.5. Sơ đồ biến đổi ngoại di truyền 32 1.6. Sơ đồ quá trình methyl hóa 33 1.7. Methyl hóa ADN trong ung thư 35 1.8. Sơ đồ các dạng đồng phân của locus gen RASSF1 tại 3p21.3 37 1.9. Nguyên lý phương pháp MSP 42 3.1. Kết quả kiểm tra chất lượng ADN được tách chiết từ mẫu mô ung thư biểu mô tuyến tiền liệt và tăng sản tuyến tiền liệt với cặp mồi GL-F/GL-R của gen β - globulin. 87 3.2. Sản phẩm PCR nhân bản gen β-globin từ khuôn ADN trước (băng đỏ) và sau xử lý (băng vàng) với bisulfite của mẫu mô ung thư và mẫu mô tăng sản. 88 3.3. Sản phẩm MSP nhân bản gen RASSF1A từ khuôn ADN bị xử lý bằng bisulfite của 20 mẫu ung thư (từ P1 đến P20) với cặp mồi methyl RASSF1A-M210-F/RASSF1A-M211-R và cặp mồi không methyl RASSF1A-Un-F2/ RASSF1A-Un-R2. 90 3.4. Sản phẩm MSP nhân bản gen RASSF1A từ khuôn ADN bị xử lý với bisulfite của 10 mẫu tăng sản tuyến tiền liệt (từ B1 đến B10). 91 DANH MỤC ẢNH Ảnh Tên ảnh Trang 3.1. Các mảnh mô tuyến tiền liệt phẫu thuật nội soi có chứa ổ ung thư 73 3.2. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 2 73 3.3. PIN độ cao, típ vi nhú 73 3.4. PIN độ cao típ hình chùm và típ dạng dẹt 73 3.5. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 2 74 3.6. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 2 74 3.7. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 3 74 3.8. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 2, phối hợp với PIN độ cao 74 3.9. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 2 75 3.10. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 3 75 3.11. Ung thư biểu mô tuyến ống 75 3.12. Ung thư biểu mô đường niệu nguyên phát tại chỗ 76 3.13. Ung thư biểu mô đường niệu nguyên phát xâm lấn 76 3.14. Tế bào u xâm nhập dây thần kinh 76 3.15. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 4 76 3.16. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 2 84 3.17. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 3 84 3.18. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 4 84 3.19. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 4, u xâm nhập mô đệm 84 3.20. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 4, u xâm nhập vùng tuyến lành 85 3.21. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 4, u xâm nhập ống dẫn tuyến tiền liệt 85 3.22. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 5, u xâm nhập mạch máu 85 3.23. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 5, u xâm nhập mạch máu 85 3.24. Ung thư biểu mô tuyến nang, Gleason độ 3 86 3.25. Tế bào u xâm nhập dây thần kinh 86 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới trên 65 tuổi, phần lớn bệnh thường diễn biến thầm lặng không có triệu trứng. Do đó, bệnh khó phát hiện ở giai đoạn sớm, hầu hết các trường hợp được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm mô bệnh học các bệnh phẩm sau phẫu thuật với chẩn đoán trước phẫu thuật là tăng sản tuyến tiền liệt [1], [2]. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt bao gồm: tiền sử gia đình, tuổi, chủng tộc, béo phì, chế độ ăn, lối sống và môi trường sống [3]. Ở các nước Bắc Âu và Bắc Mỹ, ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở nam giới sau ung thư phổi và đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư. Ung thư tuyến tiền liệt có thể được điều trị hiệu quả nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, khi khối u vẫn còn nằm ở phía bên trong lớp vỏ bao của tuyến tiền liệt [4]. Ở Việt Nam, theo một số thống kê người ta thấy tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện qua xét nghiệm mô bệnh học sau phẫu thuật tăng sản tuyến tiền liệt là 8% [5], tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt theo phủ tạng là 3% [6]. Nhìn chung, ung thư tuyến tiền liệt ở nước ta có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi giai đoạn những năm 2002 là 2,3 - 2,5/100.000 dân, đến năm 2012 tỷ lệ này là 3,4/100.000 dân và đứng thứ 10 về tỷ lệ mắc ung thư ở nam giới [7]. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học, các phương tiện sàng lọc, các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị ung thư nói chung và ung thư tuyến tiền liệt nói riêng ngày càng hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật nội soi cắt u tuyến tiền liệt qua niệu đạo được chỉ định rộng rãi hơn. Vì vậy, tỷ lệ phát hiện ung thư tuyến tiền liệt qua xét nghiệm mô bệnh học sẽ còn tăng lên [8], [9]. Để xác định đúng típ mô bệnh học, phân độ mô học khối u một cách chính xác, giúp cho việc đánh giá giai đoạn bệnh, dự đoán tiến triển, di căn và khả năng đáp ứng của u với điều trị, việc áp dụng một bảng phân loại mô bệnh học và các tiêu chuẩn mô bệnh học đã thống nhất là rất cần thiết [10], [12]. Ngày nay, người ta thấy gen ức chế khối u Ras- association domain family 1 isoform A (RASSF1A) bị bất hoạt bởi ngoại di truyền xảy ra trong nhiều loại khối u. Đối với ung thư tuyến tiền liệt, tình trạng methyl hóa quá mức gen RASSF1A rất thường gặp và được cho là xảy ra vào giai đoạn sớm của quá trình hình thành và tiến triển của u. Từ đó, đánh giá tình trạng methyl hóa gen RASSF1A trong các mẫu sinh thiết tuyến tiền liệt sẽ góp phần hỗ trợ chẩn đoán, lựa chọn cách thức điều trị và tiên lượng căn bệnh này [13], [14]. Tại Việt Nam, phần lớn các nghiên cứu ung thư tuyến tiền liệt thuộc về điều trị nội khoa, ngoại khoa, xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt... Các nghiên cứu về mô bệnh học, hóa mô miễn dịch chưa nhiều và chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến tiền liệt theo phân loại mô bệnh học các khối u tuyến tiền liệt của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2004 kết hợp với xác định sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch và tình trạng methyl hóa gen RASSF1A trong ung thư biểu mô tuyến tiền liệt. Xuất phát từ thực trạng ở trên, chúng tôi thực hiện đề tài:“Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và tình trạng methyl hóa gen RASSF1A trong ung thư biểu mô tuyến tiền liệt” với mục tiêu: 1. Nghiên cứu một số đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Quân y 103 theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2004. 2. Xác định sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch, tình trạng methyl hóa gen RASSF1A và đối chiếu với một số đặc điểm mô bệnh học trong ung thư biểu mô tuyến tiền liệt. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lược giải phẫu, phôi thai, sinh lý, mô học và phân loại ung thư tuyến tiền liệt 1.1.1. Sơ lược về giải phẫu Tuyến tiền liệt (TTL) nằm trong khung chậu, sau xương mu, dưới bàng quang, giữa hai cơ nâng hậu môn, trước trực tràng và bao bọc quanh đoạn đầu niệu đạo. Tuyến tiền liệt có dạng hình nón, đáy ở trên, đỉnh ở dưới, ở người trưởng thành tuyến nặng khoảng 20 gam. Vỏ bao của TTL không phải là vỏ thực sự mà do sự dày lên của mô đệm xơ-cơ ở vùng ngoại vi. Tuyến tiền liệt được cung cấp máu bởi động mạch bàng quang dưới và động mạch trực tràng giữa, các tĩnh mạch tạo thành đám rối tĩnh mạch TTL. Mạng lưới mạch bạch huyết của TTL tập trung chủ yếu ở lớp vỏ bao và vùng mô liên kết xung quanh TTL và đổ vào các hạch bạch huyết chậu trong. Tuyến tiền liệt có hệ thống đám rối thần kinh rất phong phú tách ra từ đám rối hạ vị. Vùng gần vỏ bao và trong các bó mạch thần kinh thường có nhiều tế bào hạch thần kinh giao cảm. Những nhánh dây thần kinh nhỏ đi qua vỏ bao TTL để vào vùng tuyến, các nhánh dây thần kinh này có thể tiếp xúc hoặc thậm chí có thể ấn lõm vào một phía bờ của các nang tuyến bình thường. [15], [16]. (hình 1.1) và (hình 1.2). 1.1.2. Sơ lược về phôi thai và sinh lý Từ tuần thứ 12 của thai kỳ, TTL được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của androgen (testosterone là thành phần chính của androgen) được sản xuất từ tinh hoàn của thai nhi. Cùng với sự phát triển của nụ biểu mô, trung mô cũng phát triển theo và biệt hóa thành mô đệm xơ-cơ để hình thành mô đệm của TTL. Các tuyến nằm gần ụ núi thường ngắn và có cấu trúc khá đơn giản, trong khi các tuyến ở xa thường dài hơn và có cấu trúc phức tạp hơn. Sau đó, các tuyến ở xa ụ núi lại chia nhánh vào vùng sau bên của tuyến và hiện tượng này cứ tiếp tục tới tận cùng là các nang tuyến [10], [17], [18]. Hình 1.1. Thiết đồ đứng ngang với hành niệu đạo được duỗi ra và thiết đồ đứng dọc tuyến tiền liệt Nguồn: Theo Frank. H. N. (2008) [19]. Hình 1.2. Thiết đồ nhìn sau và ngang qua tuyến tiền liệt Nguồn: Theo Frank. H. N. (2008) [19]. Về sinh lý, dịch TTL được tiết ra bởi các tế bào chế tiết ở nang tuyến và ống tuyến sau đó đổ vào niệu đạo TTL. Dịch tiết của TTL góp phần tạo nên tinh dịch, trung bình mỗi ngày TTL tiết ra khoảng 0,5 - 2,0 ml dịch. Ngoài những thành phần chính là phosphatase acid và acid citric, còn có nhiều loại enzym tiêu hủy protein như fibrinolysin, fibrinogenase, aminopeptidase để góp phần làm loãng tinh dịch. Quá trình chế tiết của TTL chịu sự chi phối của hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm thông qua sự kích thíc ... ing (Vi‐RLGS). Nucleic acids research., 31(15): 4490-4496. 75. Robertson K.D. (2005). DNA methylation and human disease. Nature Reviews Genetics., 6(8): 597-610. 76. Donninger H., Vos M.D., Clark G.J. (2007). The RASSF1A tumor suppressor. Journal of cell science., 120(18): 3163-3172. 77. Li J., Wang F., Protopopov A. et al. (2004). Inactivation of RASSF1C during in vivo tumor growth identifies it as a tumor suppressor gene. Oncogene., 23(35): 5941-5949. 78. Vander W.L., Adams D.J. (2007). The Ras-association domain family (RASSF) members and their role in human tumourigenesis. Biochimica et Biophysica Acta (BBA)-Reviews on Cancer., 1776(1): 58-85. 79. Volodko N., Gordon M., Salla M. et al. (2014).RASSF1A tumor suppressor gene family: biological functions and regulation. FEBS letters., 588(16): 2671-2684. 80. Kim G.H., Ryan J.J., Marsboom G. et al. (2011). Epigenetic mechanisms of pulmonary hypertension. Pulmonary circulation., 1(3): 347-356. 81. Agathanggelou A., Honorio S., Macartney D.P. et al. (2001). Methylation associated inactivation of RASSF1A from region 3p21. 3 in lung, breast and ovarian tumours. Oncogene., 20(12):1509-1518. 82. Grawenda A., O'neill E. (2015). Clinical utility of RASSF1A methylation in human malignancies. British journal of cancer., 113(3): 372-381. 83. Tomizawa Y., Kohno T., Kondo H. et al. (2002). Clinicopathological significance of epigenetic inactivation of RASSF1A at 3p21. 3 in stage I lung adenocarcinoma. Clinical cancer research., 8(7): 2362-2368. 84. Amin K.S. and Banerjee P.P. (2012). The cellular functions of RASSF1A and its inactivation in prostate cancer, Journal of carcinogenesis., 11(1): 31-35. 85. Pfeifer G.P, Dammann R. (2005). Methylation of the tumor suppressor gene RASSF1A in human tumors. Biochemistry (Moscow)., 70(5): 576-583. 86. Challouf S., Ziadi S., Zaghdoudi R. et al. (2012). Patterns of aberrant DNA hypermethylation in nasopharyngeal carcinoma in Tunisian patients. Clinica Chimica Acta., 413(7): 795-802. 87. Lo K.W., Chung G.T.Y., To K.F (2012). Deciphering the molecular genetic basis of NPC through molecular, cytogenetic, and epigenetic approaches. Seminars in Cancer Biology, Elsevier, 79-86. 88. Dammann R., Schargdasurengin U., Seidel C. et al. (2005). The tumor suppressor RASSF1A in human carcinogenesis: an update. Histology and histopathology., 20(2): 645-663. 89. Dammann R., Yang G., Pfeifer G.P. (2001). Hypermethylation of the CpG island of Ras association domain family 1A (RASSF1A), a putative tumor suppressor gene from the 3p21.3 locus, occurs in a large percentage of human breast cancers. Cancer research., 61(7): 3105-3109. 90. Dreijerink K., Braga E., Kuzmin I. et al. (2001). The candidate tumor suppressor gene, RASSF1A, from human chromosome 3p21.3 is involved in kidney tumorigenesis. Proceedings of the National Academy of Sciences., 98(13): 7504-7509. 91. Byun D.S., Lee M.G., Chae K.S. et al. (2001). Frequent epigenetic inactivation of RASSF1A by aberrant promoter hypermethylation in human gastric adenocarcinoma. Cancer Research., 61(19): 7034-7038. 92. Shen W.J., Dai D.Q., Teng Y. et al. (2008). Regulation of demethylation and re-expression of RASSF1A gene in gastric cancer cell lines by combined treatment of 5-Aza-CdR and NaB. World journal of gastroenterology: WJG., 14(4): 595-600. 93. Yu M.Y., Tong J.H., Chan P.K. et al. (2003). Hypermethylation of the tumor suppressor gene RASSFIA and frequent concomitant loss of heterozygosity at 3p21 in cervical cancers. International journal of cancer., 105(2): 204-209. 94. Dong S.M., Sun D.I., Benoit N.E. et al. (2003). Epigenetic inactivation of RASSF1A in head and neck cancer. Clinical cancer research., 9(10): 3635-3640. 95. Jerónimo C., Henrique R., Hoque M.O. et al. (2004). A quantitative promoter methylation profile of prostate cancer. Clinical Cancer Research., 10(24): 8472-8478. 96. Spugnardi M., Tommasi S., Dammann R. et al. (2003). Epigenetic inactivation of RAS association domain family protein 1(RASSF1A) in malignant cutaneous melanoma. Cancer research., 63(7): 1639-1643. 97. Murray P.G., Qiu G.H., Fu L. et al. (2004). Frequent epigenetic inactivation of the RASSF1A tumor suppressor gene in Hodgkin's lymphoma. Oncogene., 23(6): 1326-1331. 98. Yang B., Guo M., Herman J.G. et al. (2003). Aberrant promoter methylation profiles of tumor suppressor genes in hepatocellular carcinoma. The American journal of pathology., 163(3): 1101-1107. 99. Netto G.J. (2015). Molecular updates in prostate cancer. Surgical pathology clinics., 8(4): 561-580. 100. Ge Y.Z., Xu L.W., Jia R.P. et al. (2013). The association between RASSF1A promoter methylation and prostate cancer: evidence from 19 published studies. Tumor Biology., 35(4): 3881-3890. 101. Pan J., Chen J., Zhang B. et al. (2013). Association between RASSF1A promoter methylation and prostate cancer: a systematic review and meta-analysis. PloS one., 8(9): e75283. 102. Watanabe Y., Maekawa M. (2010). Methylation of DNA in cancer. Advances in clinical chemistry., 52: 145-167. 103. Kawamoto K., Okino S.T., Place R.F. et al. (2007). Epigenetic modifications of RASSF1A gene through chromatin remodeling in prostate cancer. Clinical Cancer Research., 13(9): 2541-2548. 104. Liu L., Yoon J., Dammann R. et al. (2002). Frequent hypermethylation of the RASSF1A gene in prostate cancer. Oncogene., 21(44): 6835-6840. 105. Nelson W.G., De Marzo A.M., Isaacs W.B. (2003). Prostate cancer. The New England journal of medicine., 349(4):366-381. 106. Vương Diệu Linh, Tạ Văn Tờ, Đặng Bảo Châu và cộng sự (2010). Nghiên cứu hiện tượng methyl hóa promoter gen GSTP1 ở bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến tại Bệnh viện K. Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư từ 25-26/10/2012, Hội phòng chống ung thư Việt Nam, 2: 224-229. 107. Vo Thi Thuong Lan, Bui Thi Thuan, Vuong Dieu Linh (2016). Promoter methylation profile of GSTP1 and RASSF1A in prostate cancerand benign hyperplasia in Vietnamese men. Turk J Med Sci., 46(1): 228-235. 108. Herman J.G., Graff J.R., Myöhänen S. et al. (1996). Methylation-specific PCR: a novel PCR assay for methylation status of CpG islands. Proceedings of the national academy of sciences., 93(18): 9821-9826. 109. Kim J.S., Chae Y., Ha Y.S. et al. (2012). Ras association domain family 1A: a promising prognostic marker in recurrent nonmuscle invasive bladder cancer. Clinical genitourinary cancer., 10(2): 114-120. 110. Shames D.S., Minna J.D., Gazdar A.F. (2007). Methods for detecting DNA methylation in tumors: from bench to bedside. Cancer letters., 251(2): 187-198. 111. Xiong Z. and Laird P.W. (1997). COBRA: a sensitive and quantitative DNA methylation assay. Nucleic acids research., 25(12): 2532-2534. 112. Andrés G., Ashour N., Sánchez-Chapado M. et al. (2013). The study of DNA methylation in urological cancer: present and future. Actas Urológicas Españolas (English Edition)., 37(6): 368-375. 113. DeMarzo A.M., Nelson W.G., Isaacs W.B. et al. (2003). Pathological and molecular aspects of prostate cancer. The Lancet., 361(9361): 955-964. 114. Salmond J.M. (2016). Pathology of tumours of the kidney and urinary tract. Surgery (Oxford)., 34(10): 487-492. 115. Epstein J.I. (2010). An update of the Gleason grading system.The Journal of urology., 183(2): 433-440. 116. Gilliland F.D., Gleason D.F., Hunt W.C. et al. (2001). Trends in Gleason score for prostate cancer diagnosed between 1983 and 1993. The Journal of urology., 165(3): 846-850. 117. Eisen R.N. (2008). Quality management in immunohistochemistry. Diagnostic Histopathology., 14(7): 299-307. 118. McNeal J.E., Villers A., Redwine E.A. et al. (1991). Microcarcinoma in the prostate: its association with duct-acinar dysplasia. Human pathology., 22(7): 644-652. 119. Hoque M.O., Topaloglu O., Begum S. et al. (2005). Quantitative methylation-specific polymerase chain reaction gene patterns in urine sediment distinguish prostate cancer patients from control subjects. Journal of Clinical Oncology., 23(27): 6569-6575. 120. Ngô Văn Trung (2004). Nghiên cứu các đặc điểm vi thể các khối u tuyến tiền liệt được phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện trường Đại học Y dược Huế từ tháng 1/2000-6/2003. Hội thảo quốc gia về phòng chống ung thư 2004, Bộ Y tế, 489: 223-226. 121. Nguyễn Thanh Hải (2016). Giá trị ngưỡng, độ đặc hiệu và độ nhạy của PSA trong phát hiện ung thư tiền liệt tuyến tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất. Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ XVIII, ngày 6-7/10/2016, Hội phòng chống ung thư Việt Nam, 175-178. 122. Grönberg H. (2003). Prostate cancer epidemiology. The Lancet., 361(9360): 859-864. 123. Mostofi F., Sesterhenn I.A., Davis C.C.J. (1992). Prostatic carcinoma: problems in the interpretation of prostatic biopsies. Human pathology., 23(3): 223-241. 124. Mcneal J.E. , Kindrachuk R., Freiha F. et al. (1986). Patterns of progression in prostate cancer. The Lancet., 327(8472): 60-63. 125. Kramer C.E., Epstein J.I. (1993) Nucleoli in low-grade prostate adenocarcinoma and adenosis. Human pathology., 24(6): 618-623. 126. Vasiu R., Olinici C., Coman I. (2005). Signet-ring prostatic carcinoma. Case presentation and review of the literature. Romanian journal of morphology and embryology., 46(2): 161-163. 127. Feneley M.R., Busch C. (1997). Precursor lesions for prostate cancer. Journal of the Royal Society of Medicine., 90(10): 533-539. 128. Kabalin J.N., McNeal J.E., Johnstone I.M. et al. (1995). Serum prostate-specific antigen and the biologic progression of prostate cancer. Urology., 46(1): 65-70. 129. Bostwick D.G. and Qian J. (2004). High-grade prostatic intraepithelial neoplasia. Modern Pathology., 17: 360-379. 130. Bostwick D.G. (1996). Prospective origins of prostate carcinoma: prostatic intraepithelialneoplasia and atypical adenomatous hyperplasia. Cancer., 78(2): 330-336. 131. Alexander E.E., Qian J., Wollan P.C. et al. (1996). Prostatic intraepithelial neoplasia does not appear to raise serum prostate-specific antigen concentration.Urology., 47(5):693-698. 132. Fiorentino M., Capizzi E., Loda M. (2010). Blood and tissue biomarkers in prostate cancer: state of the art. Urologic Clinics of North America., 37(2010): 131-141. 133. Hessels D., Rittenhouse H.G., Schalken J.A. (2005). Molecular diagnostics in prostate cancer. EAU Update series., 3(4):200-213. 134. Schrecengost R. and Knudsen K.E. (2013). Molecular pathogenesis and progression of prostate cancer. Seminars in oncology, Elsevier, 244-258. 135. Samaratunga H., Delahunt B., Yaxley J. et al. (2014). Clinical significance of cancer in radical prostatectomy specimens: analysis from a contemporary series of 2900 men. Pathology-Journal of the RCPA., 46(1): 11-14. 136. Sgrignoli A., Walsh P., Steinberg G. et al. (1994). Prognostic factors in men with stage D1 prostate cancer: identification of patients less likely to have prolonged survival after radical prostatectomy. The Journal of urology., 152(4): 1077-1081. 137. Hoogland A.M., Kweldam C.F., Leenders V.G.J. (2014). Prognostic histopathological and molecular markers on prostate cancer needle-biopsies: a review. BioMed research international., 2014: 1-12. 138. Christian J.D., Lamm T.C., Morrow J.F. et al. (2005).Corpora amylacea in adenocarcinoma of the prostate: incidence and histology within needle core biopsies. Modern Pathology., 18(1): 36-39. 139. Ro J.Y., Grignon D.J., Ayala A.G. et al. (1990). Mucinous adenocarcinoma of the prostate: histochemical and immunohistochemical studies. Human pathology., 21(6): 593-600. 140. Otero J.R., Gomez B.G., Juanatey F.C. et al. (2013). Prostate cancer biomarkers: an update. Urologic Oncology: Seminars and Original Investigations, Elsevier, 1-9. 141. Gittes R. F. (1991). Carcinoma of the prostate. New England Journal of Medicine., 324(4): 234-245. 142. Cadeddu J.A., Pearson J.D., Partin A.W. et al. (1993). Relationship between changes in prostate-specific antigen and prognosis of prostate cancer. Urology., 42(4): 383-389. 143. Epstein J.I., Egevad L., Humphrey P.A. et al. (2014). Best practices recommendations in the application of immunohistochemistry in the prostate: report from the International Society of Urologic Pathology consensus conference. The American journal of surgical pathology., 38(8): e6-e19. 144. Brimo F. and Epstein J.I. (2012). Immunohistochemical pitfalls in prostate pathology. Human pathology., 43(3): 313-324. 145. Bastian P.J., Yegnasubramanian S., Palapattu G.S. et al. (2004). Molecular biomarker in prostate cancer: the role of CpG island hypermethylation. European urology., 46(6): 698-708. 146. Syeed N., Syed S.A., HamidA. et al. (2010). Promoter methylation profile of GSTP1 and RASSF1A in benign hyperplasia and metastatic prostate cancer patients in a Kashmiri population. Molecular medicine reports., 3(5): 883-887. 147. Cairns P. (2007). Gene methylation and early detection of genitourinary cancer: the road ahead. Nature Reviews Cancer., 7(7): 531-543. 148. Aitchison A., Warren A., Neal D. et al. (2007). RASSF1A promoter methylation is frequently detected in both pre-malignant and non-malignant microdissected prostatic epithelial tissues. The prostate., 67(6): 638-644. Phụ lục BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 Khoa GPB - TB ĐT: (069)566.493 BIÊN BẢN HỘI CHẨN TIÊU BẢN KÈM THEO PHIẾU TRẢ LỜI KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC SỐ: Khoa: .............. Mã số tiêu bản: Số bệnh án:..............Ngày lấy mẫu: Họ tên bệnh nhân: Tuổi:........Giới:....... Đối tượng: Lấy ở vùng: Chẩn đoán lâm sàng: Theo phiếu trả lời mô bệnh học số: .................của khoa GPB Bệnh viện Quân y 103, chúng tôi đã hội chẩn theo yêu cầu của Bs Vi Thuật Thắng và kết luận như sau: A. Mô bệnh học: Chẩn đoán MBH (tiêu bản nhuộm H.E): Biến thể: Độ Gleason: - Vùng diện tích lớn nhất (mẫu 1): Độ 1 □, Độ 2 □, Độ 3 □, Độ 4 □, Độ 5 □. - Vùng diện tích ít hơn (mẫu 2): Độ 1 □, Độ 2 □, Độ 3 □, Độ 4 □, Độ 5 □. Điểm Gleason (mẫu 1+ mẫu 2): Đặc điểm đặc trưng ác tính: - Xâm nhập dây thần kinh: Có □; Không □ - Tăng sinh xơ nhày: Có □; Không □ - Tuyến ung thư giống cầu thận: Có □; Không □ - Kết hợp 2-3 đặc điểm ác tính: Có □; Không □ Chất chứa trong tuyến nang ác tính: - Tinh thể: Có □; Không □ - Chất tiết kết đặc màu hồng: Có □; Không □ - Tinh thể và chất tiết kết đặc màu hồng: Có □; Không □ 7. Tổn thương phối hợp: - Tân sản nội biểu mô độ cao (PIN độ cao): Có □; Không □ - Tân sản nội biểu mô độ thấp (PIN độ thấp): Có □; Không □ B. Nhuộm hóa mô miễn dịch 1. PSA: (4+): □, (3+): □, (2+): □, (1+): □, (-): □. 2. CK34βE12: (4+): □, (3+): □, (2+): □, (1+): □, (-): □. 3. p63: (4+): □, (3+): □, (2+): □, (1+): □, (-): □. 4. CK7: (4+): □, (3+): □, (2+): □, (1+): □, (-): □. 5. CK5/6: (4+): □, (3+): □, (2+): □, (1+): □, (-): □. 6. actin: (4+): □, (3+): □, (2+): □, (1+): □, (-): □. C. Xét nghiệm methyl hóa gen RASSF1A: (+): □. (-): □. Biên bản hội chẩn kết thúc lúc giờ.Ngày . tháng . năm....... Chữ ký thành viên tham gia hội chẩn.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_mo_benh_hoc_hoa_mo_mien_dich_va.docx
- Tom tat luan an (tieng Viet).doc
- tóm tắt tiếng anh_4.12.2018.docx
- Trang thong tin.docx