Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây sơn tra (docynia indica (wall.) decne.) tại vùng tây bắc Việt Nam

Tây Bắc nằm ở phía Tây miền Bắc Việt Nam, có đường biên giới chung với Lào và Trung Quốc. Theo phân vùng sinh thái lâm nghiệp (STLN) Việt Nam, vùng Tây Bắc giới hạn bởi phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn và phía Tây của dãy núi Sông Mã, nằm trên địa phận của 6 tỉnh (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, một phần các tỉnh Lào Cai, Yên Bái). Vùng STLN Tây Bắc có tổng diện tích tự nhiên 4.586.350 ha, được chia thành 6 tiểu vùng sinh thái lâm nghiệp (TVST) trên cơ sở các đặc trưng địa mạo, địa chất, khí hậu, hệ sinh thái (Vũ Tấn Phương và cộng sự, 2012) [26]. Tây Bắc cũng là vùng có diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng, với địa hình hầu hết là đất dốc và núi cao, cuộc sống của người dân vẫn phụ thuộc nhiều vào rừng. Canh tác nương rẫy với lúa nương, ngô, sắn, chủ yếu do các hộ gia đình nghèo thực hiện, là một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng tại vùng cao của vùng Tây Bắc, dẫn đến suy thoái, xói mòn đất và rủi ro cao về kinh tế (ICRAF, 2012) [17].

Từ năm 1993, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách, chiến lược, nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng vùng Tây Bắc, điển hình là 2 dự án 327 và 661. Tính đến năm 2016, 6 tỉnh vùng Tây Bắc đã trồng mới 668,6 nghìn ha rừng tập trung (Tổng cục Thống kê, 2017) [69]. Các chương trình, dự án này rất quan tâm đến phát triển các loài cây bản địa, vì đây là những loài cây đã thích nghi với điều kiện lập địa của địa phương và khi trồng sẽ tạo ra hệ sinh thái gần với hệ sinh thái rừng tự nhiên. Tuy nhiên, trồng rừng cây bản địa còn nhiều hạn chế, một trong những nguyên nhân chính là đề xuất chủ yếu dựa trên tổng kết kinh nghiệm, thiếu những hiểu biết về loài, thiếu những nghiên cứu cơ bản làm căn cứ xây dựng kỹ thuật một cách hệ thống (Nguyễn Xuân Quát, Lê Minh Cường (2013) [23]; Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007) [67]) đây là vấn đề quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu.

 

docx 138 trang dienloan 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây sơn tra (docynia indica (wall.) decne.) tại vùng tây bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây sơn tra (docynia indica (wall.) decne.) tại vùng tây bắc Việt Nam

Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây sơn tra (docynia indica (wall.) decne.) tại vùng tây bắc Việt Nam
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2017. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực.
Nội dung của luận án có sử dụng một phần số liệu và kết quả nghiên cứu của Dự án “Nông lâm kết hợp cho sinh kế của nông hộ nhỏ tại vùng Tây Bắc Việt Nam” (Dự án AFLI), do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) và Trung tâm Nông lâm Thế giới (ICRAF) tài trợ. Trong dự án này, Trường Đại học Tây Bắc có phụ trách 3 thử nghiệm (thử nghiệm trồng Sơn tra xen ngô; trồng Sơn tra xen cỏ chăn nuôi; theo dõi sinh trưởng và đánh giá năng suất quả Sơn tra từ các nguồn vật liệu giống khác nhau), nghiên cứu sinh là người trực tiếp tham gia, đã được ICRAF Việt Nam cho phép sử dụng và công bố các số liệu nghiên cứu trong luận án.
Luận án cũng sử dụng số liệu nghiên cứu của nhiệm vụ “Duy trì và phát triển ngân hàng gen cây Sơn tra bản địa (Docynia indica (Wall.) Decne.) tại miền Bắc Việt Nam” Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2017, thuộc Chương trình Nghiên cứu và Bảo tồn nguồn gen các loài cây bản địa của ICRAF. Nghiên cứu sinh là một trong các thành viên trực tiếp tham gia nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Người viết cam đoan
Vũ Đức Toàn
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam theo chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 26 niên khóa 2014 - 2018. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo Viện, Ban Đào tạo - Hợp tác quốc tế, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị tài trợ, đối tác thực hiện dự án “Nông lâm kết hợp cho sinh kế của nông hộ nhỏ tại vùng Tây Bắc Việt Nam”, nhiệm vụ nghiên cứu “Duy trì và phát triển ngân hàng gen cây Sơn tra bản địa (Docynia indica (Wall.) Decne.) tại miền Bắc Việt Nam”, đặc biệt là sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) và Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm Thế giới (ICRAF). Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới GS.TS Vũ Tiến Hinh, PGS.TS. Đỗ Anh Tuân, đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Lâm, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các cán bộ nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao công nghệ Trường Đại học Tây Bắc, cán bộ giảng viên và sinh viên Khoa Nông Lâm đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thí nghiệm và thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới các đồng nghiệp, cộng sự, bạn bè và người thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cả về vật chất, tinh thần đề tôi hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh
Vũ Đức Toàn
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Viết tắt
Nghĩa đầy đủ
1
ACIAR
Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australian.
2
AFLI
Dự án Nông lâm kết hợp cho sinh kế của nông hộ nhỏ tại vùng Tây Bắc Việt Nam.
3
BNN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4
Cs
Cộng sự.
5
CT
Công thức.
6
D0
Đường kính gốc.
7
D1,3
Đường kính ngang ngực.
8
Dc
Đường kính chồi.
9
Dt 
Đường kính tán.
10
Hc 
Chiều cao của chồi ghép.
11
Hdc
Chiều cao dưới cành.
12
Hvn
Chiều cao vút ngọn.
13
ICRAF
Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm Thế giới.
14
KBTTN
Khu bảo tồn thiên nhiên.
15
KFW
Dự án Trồng rừng Việt Đức.
16
KFW7
Dự án Trồng rừng Việt Đức 7.
17
KHCN
Khoa học và công nghệ.
18
KHLN
Khoa học Lâm nghiệp.
19
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ.
20
NIMM
Viện Dược liệu.
21
ODB
Ô dạng bản.
22
OTC
Ô tiêu chuẩn.
23
PTNT
Phát triển nông thôn.
24
QĐ
Quyết định.
25
R
Hệ số tương quan.
26
S
Sai tiêu chuẩn.
27
S%
Hệ số biến động.
28
Sig.
Mức ý nghĩa.
29
SL
Sắc lệnh.
30
STLN
Sinh thái lâm nghiệp.
31
TB
Trung bình.
32
TCN
Tiêu chuẩn ngành.
33
TCVN
Tiêu chuẩn Việt nam.
34
TQT
Tiểu quân thể.
35
TVST
Tiểu vùng sinh thái.
36
VQG
Vườn quốc gia.
37
χ2
Tiêu chuẩn Chi bình phương.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
2.1.
Các tiêu chí phân tích định loại đất
27
2.2.
Các biện pháp kỹ thuật đã thực hiện năm 2006 để xây dựng mô hình từ 3 nguồn vật liệu giống cây hạt, cây hom, cây ghép tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu
37
3.1.
Kết quả kiểm tra sự sai khác đường kính D1.3 và chiều cao Hvn của các OTC giữa các cấp độ cao theo tiêu chuẩn Duncan
46
3.2.
Kết quả kiểm tra sự khác biệt đường kính D1.3 và chiều cao Hvn của các OTC giữa các cấp độ dốc theo tiêu chuẩn Duncan 
47
3.3.
Đặc điểm khí hậu nơi phân bố với sinh trưởng loài Sơn tra theo tiểu vùng sinh thái 
48
3.4.
Đặc điểm hóa tính đất nơi Sơn tra phân bố tại Tủa Chùa, Thuận Châu, Mường La
50
3.5.
Kết quả phân tích đặc trưng thống kê Hvn và D1.3 cây Sơn tra
55
3.6.
Kích thước lá trưởng thành loài Sơn tra của 15 cây tiêu chuẩn ở 3 TQT Thuận Châu, Tủa Chùa và Mường La
59
3.7.
Bảng tổng hợp tiêu chí kích thước nụ hoa cây Sơn tra
60
3.8.
Bảng tổng hợp các tiêu chí hình thái, kích thước hoa cây Sơn tra thu hái tại 3 TQT Tủa Chùa, Thuận Châu, Mường La
61
3.9.
Kích thước quả Sơn tra tại 3 TQT Tủa Chùa, Thuận Châu, Mường La
63
3.10.
Đặc điểm vật hậu loài Sơn tra
65
3.11.
Tỷ lệ phân đoạn đa hình, giá trị PIC, đa dạng gen một locus và hệ số di nhập gen của 35 mẫu Sơn tra phân tích với 30 chỉ thị ISSR
67
3.12.
Một số thông số đa dạng di truyền quần thể Sơn tra với chỉ thị ISSR
68
3.13.
Hệ số tương đồng di truyền (dưới) và khoảng cách di truyền (trên) theo Nei (1973) giữa 7 quần thể Sơn tra phân tích với chỉ thị ISSR
71
3.14.
Diện tích trồng Sơn tra theo địa phương của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Yên Bái tính đến hết năm 2015
72
3.15.
Sinh trưởng của các gia đình cây trội thời điểm 2 tuổi tại khảo nghiệm hậu thế ở Trạm Thực nghiệm Lâm sinh Chiềng Bôm
82
3.16.
Phẩm chất hạt giống Sơn tra thu hái ở 3 TQT Tủa Chùa, Thuận Châu, Mường La
85
3.17.
Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Sơn tra thí nghiệm che sáng
87
3.18.
Tỷ lệ sống và sinh trưởng của Sơn tra tại thí nghiệm thành phần ruột bầu
89
3.19.
Sinh trưởng D0, Hvn cây Sơn tra thí nghiệm cách thức xếp bầu
91
3.20.
Tỷ lệ sống của cành ghép Sơn tra giai đoạn vườn ươm
93
3.21.
Kết quả phân tích ảnh hưởng tổng hợp phương pháp ghép và loại cành ghép đến sinh trưởng của chồi ghép Sơn tra
94
3.22.
Kết quả sinh trưởng của chồi ghép Sơn tra thời điểm 3 và 5 tháng tuổi
95
3.23.
Tỷ lệ sống của cành ghép theo phương pháp ghép và kích thước gốc ghép ở vị trí cắt
98
3.24.
Sinh trưởng của chồi ghép Sơn tra theo phương pháp ghép đổi tán ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo
100
3.25.
Sinh trưởng đường kính và chiều cao chồi ghép Sơn tra theo đường kính cành gốc ghép tại vị trí cắt
101
3.26.
Tỷ lệ sống cành ghép Sơn tra, thí nghiệm ghép đổi tán tại xã Co Mạ
102
3.27.
Sinh trưởng đường kính Dc và chiều cao Hc của chồi ghép Sơn tra 1 năm tuổi trong thí nghiệm ghép đổi tán ở Co Mạ
103
3.28.
Tỷ lệ sống cây Sơn tra ghép sau 6 tháng tuổi và 1 năm tuổi tại thí nghiệm trồng xen ngô, xã Co Mạ, - Thuận Châu - Sơn La
104
3.29.
Sinh trưởng cây Sơn tra ghép 3 năm tuổi tại thí nghiệm trồng xen ngô ở xã Co Mạ - Thuận Châu - Sơn La
106
3.30.
Tỷ lệ sống cây Sơn tra ghép sau 6 tháng tuổi và 1 năm tuổi tại thí nghiệm trồng xen cỏ chăn nuôi tại xã Co Mạ - Thuận Châu – Sơn La
109
3.31.
Tỷ lệ sống của cây Sơn tra trồng lần 2 thí nghiệm trồng xen cỏ chăn tại xã Co Mạ - Thuận Châu - Sơn La
110
3.32.
Tỷ lệ sống cây Sơn tra ghép sau 6 tháng tuổi và 1 năm tuổi trồng lần 1, khối thí nghiệm 1 ở thí nghiệm trồng xen cỏ chăn nuôi
111
3.33.
Sinh trưởng cây Sơn tra ghép 2 năm tuổi của khối thí nghiệm 2, 3, thí nghiệm trồng xen cỏ chăn nuôi
112
3.34.
Sinh trưởng và năng suất quả của ba loại vật liệu giống trong ba năm (2012 – 2014)
113
3.35.
Sự khác nhau về năng suất quả giữa 3 nguồn vật liệu giống trong 2 năm 2013 và 2014
114
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình
Tên hình vẽ, đồ thị
Trang
2.1.
Hình ảnh 3 loại cành ghép
23
2.2.
Sơ đồ cách bố trí tuyến điều tra tại mỗi điểm nghiên cứu
25
2.3.
Sơ đồ bố trí khảo nghiệm hậu thế cây trội
30
2.4.
Ô mẫu thu số liệu thí nghiệm nhân giống từ hạt
33
3.1.
Sơ đồ các điểm Sơn tra phân bố tập trung tại vùng Tây Bắc Việt Nam
43
3.2.
Vỏ và thân cây Sơn tra trưởng thành
52
3.3.
Cành non mang lá cây Sơn tra trưởng thành
53
3.4.
Cành Sơn tra mang nụ hoa và hoa 
53
3.5.
Hình ảnh quả Sơn tra
54
3.6.
Biểu đồ tương quan giữa năng suất quả với các tiêu chí hình thái cây Sơn tra
64
3.7.
Các pha vật hậu loài Sơn tra chu kỳ 1 năm
65
3.8.
Biểu đồ hình cây theo phương pháp của Jacccard và kiểu phân nhóm UPGMA với giá trị bootrap lặp lại 1000 lần thể hiện mối quan hệ di truyền của 35 mẫu Sơn tra phân tích với 30 chỉ thị ISSR
69
3.9.
Biểu đồ đa chiều thể hiện mối quan hệ di truyền của 35 mẫu Sơn tra phân tích với 30 chỉ thị
70
3.10.
Biểu đồ sinh trưởng đường kính gốc D0 bình quân theo địa điểm
74
3.11.
Biểu đồ sinh trưởng chiều cao Hvn bình quân theo địa điểm
75
3.12.
Biểu đồ sinh trưởng đường kính tán Dt bình quân theo địa điểm
76
3.13.
Biểu đồ đường kính gốc D0 bình quân Sơn tra theo cấp độ cao
77
3.14.
Biểu đồ chiều cao Hvn bình quân Sơn tra theo cấp độ cao
78
3.15.
Biểu đồ đường kính tán Dt bình quân Sơn tra theo cấp độ cao
78
3.16.
Biểu đồ đường kính gốc D0 bình quân Sơn tra theo cấp độ dốc
79
3.17.
Biểu đồ chiều cao Hvn bình quân Sơn tra theo cấp độ dốc
80
3.18.
Biểu đồ đường kính Dt bình quân Sơn tra theo cấp độ dốc
81
3.19.
Sinh trưởng đường kính D0 (a) và chiều cao Hvn (b) cây Sơn tra ghép thí nghiệm trồng xen ngô ở Co Mạ
107
3.20.
Sinh trưởng đường kính D0 (a) và chiều cao Hvn (b) cây Sơn tra ghép thí nghiệm trồng xen cỏ chăn nuôi ở Co Mạ
112
3.21.
Tỷ lệ phần trăm cây ra quả của 3 loại nguồn vật liệu giống Sơn tra tuổi 6 – 8 (2012-2014)
115
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Tây Bắc nằm ở phía Tây miền Bắc Việt Nam, có đường biên giới chung với Lào và Trung Quốc. Theo phân vùng sinh thái lâm nghiệp (STLN) Việt Nam, vùng Tây Bắc giới hạn bởi phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn và phía Tây của dãy núi Sông Mã, nằm trên địa phận của 6 tỉnh (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, một phần các tỉnh Lào Cai, Yên Bái). Vùng STLN Tây Bắc có tổng diện tích tự nhiên 4.586.350 ha, được chia thành 6 tiểu vùng sinh thái lâm nghiệp (TVST) trên cơ sở các đặc trưng địa mạo, địa chất, khí hậu, hệ sinh thái (Vũ Tấn Phương và cộng sự, 2012) [26]. Tây Bắc cũng là vùng có diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng, với địa hình hầu hết là đất dốc và núi cao, cuộc sống của người dân vẫn phụ thuộc nhiều vào rừng. Canh tác nương rẫy với lúa nương, ngô, sắn, chủ yếu do các hộ gia đình nghèo thực hiện, là một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng tại vùng cao của vùng Tây Bắc, dẫn đến suy thoái, xói mòn đất và rủi ro cao về kinh tế (ICRAF, 2012) [17]. 
Từ năm 1993, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách, chiến lược, nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng vùng Tây Bắc, điển hình là 2 dự án 327 và 661. Tính đến năm 2016, 6 tỉnh vùng Tây Bắc đã trồng mới 668,6 nghìn ha rừng tập trung (Tổng cục Thống kê, 2017) [69]. Các chương trình, dự án này rất quan tâm đến phát triển các loài cây bản địa, vì đây là những loài cây đã thích nghi với điều kiện lập địa của địa phương và khi trồng sẽ tạo ra hệ sinh thái gần với hệ sinh thái rừng tự nhiên. Tuy nhiên, trồng rừng cây bản địa còn nhiều hạn chế, một trong những nguyên nhân chính là đề xuất chủ yếu dựa trên tổng kết kinh nghiệm, thiếu những hiểu biết về loài, thiếu những nghiên cứu cơ bản làm căn cứ xây dựng kỹ thuật một cách hệ thống (Nguyễn Xuân Quát, Lê Minh Cường (2013) [23]; Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007) [67]) đây là vấn đề quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu. 
Cây Sơn tra (Docynia indica (Wall.) Decne.) hay còn gọi là Táo mèo, là loài cây lâm sản ngoài gỗ bản địa cho quả vùng Tây Bắc, phân bố tự nhiên trên vùng đồi núi có độ cao trên 1.000 m của ba TVST thượng nguồn sông Mã, thượng nguồn Sông Đà và khối núi Hoàng Liên Sơn. Quả Sơn tra có vị chua, chát, ngọt, thơm rất đặc trưng, được sử dụng rộng rãi trong chế biến nước quả, rượu và là vị thuốc quý trong đông y, có tác dụng chữa một số bệnh về đường tiêu hóa (Võ Văn Chi, 1999) [5]. Thành phần quả Sơn tra có các hợp chất polyphenol, tanin, saponin, axit hữu cơ, amino axit, trong đó có một số hợp chất quan trọng tương tự quả của loài Bắc sơn tra (Crataegus pinnatifida Bunge) như axit triterpene, axit chlorogenic, cho thấy có thể sử dụng quả Sơn tra thay cho quả Bắc sơn tra hiện vẫn phải nhập từ Trung Quốc (ICRAF, 2014) [44].
Việc phát triển cây bản địa như Sơn tra hoàn toàn phù hợp và là một hướng đi đúng cho vùng cao Tây Bắc, không chỉ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ việc thu hoạch quả. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, đến năm 2015, chỉ tính riêng diện tích trồng mới theo các chương trình dự án tại tỉnh Sơn La khoảng hơn 5.000 ha. Mặc dù Sơn tra đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa vào là 1/40 giống cây trồng lâm nghiệp chính (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015) [4], và cũng là một trong hai cây lâm sản ngoài gỗ chủ lực trồng rừng sản xuất cho vùng Tây Bắc (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014) [3], nhưng hiện nay việc phát triển cây Sơn tra mới chú trọng theo hướng đa mục đích. Do chủ yếu là trồng rừng với mục đích phòng hộ nên ngoài mật độ cao (1.600 cây/ha), biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng chưa phù hợp với mục đích lấy quả, cây giống đều là cây hạt, hạt giống từ nhiều nguồn khác nhau, biện pháp kỹ thuật chăm sóc áp dụng theo biện pháp của rừng trồng phòng hộ, nên chất lượng quả chưa cao và không đồng đều (Hoang TL et al 2014) [45]. Mặt khác, các nghiên cứu loài Sơn tra hiện mới tập trung nhiều vào thành phần hóa học, đặc tính dược lý của quả Sơn tra, chưa có nghiên cứu về đặc điểm sinh thái làm cơ sở xác định vùng trồng thích hợp, chưa có nghiên cứu khảo nghiệm hậu thế cây trội, kỹ thuật trồng xen. Vì thế, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây Sơn tra (Docynia indica (Wall.) Decne.) tại vùng Tây Bắc Việt Nam” là cần thiết, góp phần bổ sung sự hiểu biết về đặc điểm hình thái, sinh thái, đặc tính sinh học của cây Sơn tra, bổ sung luận cứ khoa học cho đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, phát triển cây Sơn tra tại vùng Tây Bắc Việt Nam.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã góp phần xây dựng các luận cứ khoa học cho việc gây trồng và phát triển cây Sơn tra ở vùng Tây Bắc. 
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng Sơn tra theo hướng lấy quả, tạo thêm thu nhập cho người dân.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Về lý luận
X ... khi trong cùng TQT có những cá thể có hệ số tương đồng di truyền thấp so với cá thể khác.
- Đường kính D1.3 có tương quan chặt với năng suất quả, có thể sử dụng tiêu chí này để dự đoán năng suất quả và so sánh mức độ phù hợp với các điều kiện lập địa.
(iii) Đặc điểm vật hậu: Sinh trưởng của Sơn tra đầy đủ các pha trong một năm, rụng lá ở cây cuối tháng 11,12 của năm trước và bắt đầu nảy chồi và hình thành lá vào tháng 1 và tháng 2 năm sau, các tháng tiếp theo lá cây tăng kích thước cho đến tháng 8 lá đạt kích thước tối đa; các pha sinh sản cây Sơn tra bắt đầu hình thành nụ và hoa từ cuối tháng 1 – 2, hình thành quả vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3, đến tháng 7 quả đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín đến tháng 9 thì chín hoàn toàn và rụng nhiều.
(iv) Đặc điểm sinh trưởng rừng trồng Sơn tra
- Sinh trưởng bình quân rừng trồng Sơn tra tại 3 điểm nghiên cứu từ tuổi 1 – 7, có đường kính D0 tăng đều khoảng 1,92 cm/tuổi, chiều cao Hvn bình quân khoảng 0,8 m/tuổi, cây sinh trưởng mạnh ở giai đoạn tuổi 3 – 4.
- Sinh trưởng theo độ cao: ở khoảng độ cao 1.200 – 1.400 m, đường kính gốc và đường kính tán cây Sơn tra có chênh lệch lớn hơn so với độ cao < 1.200 m, yếu tố này thuận lợi hơn cho mục đích trồng lấy quả. 
- Sinh trưởng theo độ dốc: trong khoảng độ dốc từ 10 – 35 độ, không có sự khác biệt nhiều về sinh trưởng của Sơn tra giai đoạn tuổi 1 – 7. 
(v) Kỹ thuật nhân giống
- Nhân giống cây Sơn tra từ hạt phù hợp với thành phần hỗn hợp ruột bầu 80% đất + 20% phân chuồng, xếp bầu 2 hàng chừa lại 1 hàng và che sáng 50% trong 2 tháng đầu sau khi cấy.
- Sơn tra là loài dễ nhân giống bằng phương pháp ghép tại vườn ươm, có thể sử dụng nhiều phương pháp ghép và loại cành ghép. Phương pháp ghép phù hợp nhất với cây bầu Sơn tra 1 năm tuổi là phương pháp ghép nêm cành hóa gỗ hoàn toàn.
(vi) Kỹ thuật gây trồng: Trồng cây ghép Sơn tra hoàn toàn phù hợp và triển vọng với vùng cao Tây Bắc, có thể trồng xen ngô hoặc cỏ chăn nuôi giúp giải quyết vấn đề lương thực và thức ăn cho gia súc, là mô hình canh tác bền vững cần nhân rộng.
Những kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở để tác giả xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, gây trồng Sơn tra.
2. Tồn tại, hạn chế
Do hạn chế về mặt thời gian nên luận án còn một số hạn chế và tồn tại sau:
- Địa điểm thu mẫu phân tích hình thái bộ phận cây, phân tích đất, năng suất quả,, mới giới hạn ở 3 TQT Thuận Châu, Tủa Chùa và Mường La, cần phải điều tra thêm các TQT khác.
- Đặc điểm vật hậu, năng suất quả mới chỉ theo dõi được 1 năm, chưa đánh giá được chu kỳ sai quả, hoặc tác động của sự thay đổi các yếu tố khí hậu.
- Các thí nghiệm nhân giống từ hạt còn mang tính độc lập chưa bố trí thí nghiệm nhiều nhân tố để thấy được sự ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của Sơn tra giai đoạn vườn ươm.
- Thí nghiệm nhân giống bằng phương pháp ghép chưa nghiên cứu thời vụ ghép, chưa nghiên cứu ghép cây mầm để giảm thời gian lưu vườn của cây con.
- Chưa đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật bón phân, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh.
- Chưa đánh giá được ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm nhân giống tới năng suất quả.
3. Khuyến nghị
- Các kết luận nghiên cứu của luận án có thể áp dụng thực hiện tại các địa điểm có điều kiện tương đồng với điều kiện của thí nghiệm.
- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu các vấn đề tồn tại của đề tài nêu trên.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vũ Thị Thu Hiền, Trần Thị Liễu, Đinh Thị Phòng, Phí Hồng Hải, La Ánh Dương, Vũ Đức Toàn, Delia Catacutan, Đàm Việt Bắc (2016), “Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các quần thể Sơn tra (Docynia indica (Wall.) Decne) bằng chỉ thị ISSR”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp Số 4/2016, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
2. Vũ Đức Toàn, Đỗ Anh Tuân (2017), Ảnh hưởng của phương pháp ghép và loại cành ghép tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây ghép Sơn tra (Docynia indica Wall.) giai đoạn vườn ươm, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp Số 3/2017, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bộ Lâm nghiệp (1993), “Quy phạm Kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93)”, Quyết định Số 804-QĐ/KT ngày 02/11/1993, Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), “Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001 Hạt giống cây trồng lâm nghiệp – Phương pháp kiểm nghiệm”, Quyết định số 3919/2001/QĐ-BNN-KHCN, Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Quyết định Số 4961/QĐ-BNN-TCLN Ban hành danh mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và Danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp, Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Thông tư Số 44/2015/TT-BNNPTNT Ban hành danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính, Hà Nội.
Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
Đinh Thị Kim Chung (2007), “Ảnh hưởng của một số yếu tố tới quá trình lên men vang Táo mèo (Docynia indica)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 45(2), tr. 87 – 92.
Dự án KFW7 (2010), Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Sơn tra, Ban Quản lý Dự án KFW7, Sơn La.
Lại Thanh Hải (2017), Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để trồng rừng Xoan nhừ (Choerospondias axillarix Roxb. Burtt. Et Hill) cung cấp gỗ lớn tại Sơn La và Lào Cai, Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 
Hoàng Thị Lệ Hằng (2016), “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý và bao bì đến thời gian bảo quản quả Táo mèo (Docynia indica)”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Kỳ 1, tháng 5/2016, tr 46 – 51.
Vũ Tiến Hinh (1986), Phương pháp bố trí thí nghiệm và phân tích kết quả, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
Vũ Tiến Hinh (1995), Một số phương pháp thống kê dùng trong Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam. An illustration Flora of Vietnam, Montreal, Nxb Trẻ, Hà Nội.
Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Triệu Văn Hùng và cộng sự (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Nxb Bản đồ, Hà Nội.
Nguyễn Văn Huy (2002), Điều tra nhanh tài nguyên thực vật trong khu vực quanh núi Copia, Báo cáo NCKH, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
Lê Thị Huyên (2004), Hình thái và phân loại thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
ICRAF Việt Nam (2012), Khảo sát thông tin cơ sở Dự án Nông lâm kết hợp cho sinh kế của nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc Việt Nam, Báo cáo điều tra, Dự án AFLI, Hà Nội.
ICRAF Việt Nam (2013), Bản tin AFLI Số 2, Dự án AFLI, Hà Nội.
ICRAF Việt Nam (2015), Báo cáo kết quả thử nghiệm ghép cải tạo Sơn tra tại xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, Dự án AFLI, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh Loan và cộng sự (2011), “Tác dụng chống béo phì và giảm trọng lượng của dịch chiết quả Sơn tra Docynia indica (Wall.) Decne trên mô hình chuột béo phì thực nghiệm”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (27), tr. 125 – 133.
Đỗ Tất Lợi (1962), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 355 – 357.
Trần Đình Lý và CS (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới, tr. 189 – 193.
Nguyễn Xuân Quát (2013), “Thực trạng và kết quả nghiên cứu trồng rừng cây bản địa ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (3), tr. 2920-2931.
Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005), Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn Ngọc Bình (2006), “Đất và dinh dưỡng đất”, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và Đối tác, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội. 
Vũ Tấn Phương, Hoàng Việt Anh, Nguyễn Ngọc Lung, Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Định Kỳ, Trần Việt Liễn (2011), Phân vùng sinh thái Lâm nghiệp ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Vũ Thị Hạnh Tâm (2011), Nghiên cứu tác dụng hạ lipid và đường huyết của dịch chiết quả Sơn tra (Docynia indica Wall. Decne) trên mô hình chuột thực nghiệm, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Hoàng Thị Minh Tân (2009), Nghiên cứu tách chiết một số hợp chất tự nhiên từ cây Sơn tra có tác dụng chống rối loạn trao đổi gluxit, lipid, Luận văn thạc sỹ sinh học, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Vũ Văn Thuận (2006), Ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống cây Sơn tra tại Sơn La, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La.
Vũ Đức Thuận, Nguyễn Huy Tuấn, Phạm Hồng Tiến, Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Văn Kiên (2012), Báo cáo khả thi Dự án trồng rừng sản xuất trên địa bàn xã Chiềng Ngần - Thành phố Sơn La, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Sơn La, Sơn La.
Nguyễn Thị Minh Thư (2012), Nghiên cứu tác dụng chống lại một số vi khuẩn kháng kháng sinh (Moraxella catarrhalis) gây nhiễm đường hô hấp trên ở người của dịch lên men quả Táo mèo (Docynia indica), Luận văn thạc sĩ Sinh học, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Thước và CS (1964), Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến cây Xà cừ, Tập san SVĐH III1, Hà Nội.
Hồ Hoài Thương (2008), Phát triển thị trường các sản phẩm từ cây Sơn tra Sơn La, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
Hà Văn Tiệp và Bùi Chính Nghĩa (2014), Hướng dẫn kỹ thuật ghép Sơn tra, tài liệu Dự án AFLI, ICRAF Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông Lâm nghiệp trên máy vi tính, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
Tiếng nước ngoài
A. V. S. S. Sambamurty (2005), Taxonomy of Angiosperms, I.K. International Pvt. Ltd. New Delhi, India, p 365.
Amal Bhusan Chaudhuri (1993), Forest Plants of Eastern India, Ashish Publishing House, New Delhi India, p 50. 
B.G. Schubert, L. I. Nevling, C.E. Wood, Lazella Schwarten (1964), Journal of the Arnold Arboretum. Harvard University, Volume XLV. p 168.
Beigmohamadi M. and Rahmani F., (2011), Genetic variation in hawthorn (Crataegus spp.) using RAPD markers, African Journal of Biotechnology 10(37): pp 7131-7135.
Chen Jin et al (1999), Thnobotanical studies on wilde dibble fruits in Southern Yunnan, Folk names, Nutritional value and uses, Economic Botany, Vol. 53(1), pp 2-14.
HOOKER, J.D. (1878), The Flora of British India, Rosaceae, Vol. 2, Reeve & Co. Ltd., London, pp 307-388.
ICRAF (2014), Study on nutrient compositions of and processed products development from Son Tra (Docynia indica Wall.), Technical Reports of AFLI project.
Hoang Thi Lua, Simelton E, Ha Van Tiep, Vu Duc Toan, Nguyen Thi Hoa, Nguyen Van Chung, Phung Quoc Tuan Anh (2014), Diagnosis of farming systems in the Agroforestry for Livelihoods of Smallholder farmers in Northwestern Viet Nam project. Working Paper no.161. Hanoi, Viet Nam: World Agroforestry Centre (ICRAF) Southeast Asia Regional Program. 24p. DOI: 10.5716/WP13033.PDF.
Hoang Thi Lua, Ann Degrande, Delia Catacutan, Nguyen Thi Hoa, Vien Kim Cuong (2014), Son tra (Docynia indica) value chain and market analysis, AFLI Technical Report No.9, ICRAF.
Manju Sundriyal, R.C. Sundriyal (2003), Underutilized edible plants of the Sikkim Himalaya, Current Science, Vol. 85, No. 6, pp 731-736.
Mariette Manktelow (2004), History of Taxonomy, Dept of Systematic Biology, Evolutionary Biology Centre, Uppsala University.
Mei Wenquan, He Chengyao , Wang Luxiang , Chen Jinyu (2002), Analysis on Fruit Components of Docynia indica of Lijiang, Yunnan Chinese Wild Plant Resources, vol. 21(5), pp 55-56.
Nei M. (1973), Analysis of genetic diversity in subdivided populations. Proc. Natl. Acad. Sci. USA. 70: pp 3321-3323.
N. Rai, B.S. Asati, R.K. Patel, K.K. Patel and D.S. Yadav (2005), Underutilized horticultural crops in North Eastern region, Himalayan Ecology, Vol. 13(1).
Peter Hanelt, R. Büttner, Rudolf Mansfeld (2001), Mansfeld's encyclopedia of agricultural and horticultural crops (except ornamentals), Institut für Pflanzengenetik und Kulturpflanzenforschung Gatersleben, Germany, Vol. 3, p 458.
Prasit WANGPAKAPATTANAWONG, Stephen ELLIOTT (2008), Testing the Framework Species Method for Forest Restoration in Chiang Mai, Northern Thailand, Walailak J Sci & Tech 2008; 5(1), pp 1-15.
Rohlf F.J. (1992), NTSYS-PC: Numerical taxonomy and multivariate analysis system version 2.0. State University of New York (Stony Brook, New York).
Shende KM, Singh NI, Negi PS (2016), Phytochemical Characterization and Biological Activities of Docynia indica (Wall.) Fruit Extracts, J. Mol Genet Med 10: 204 doi:10.4172/1747-0862.1000204.
T. K. Bose, P. Das, G. G. Maiti (1998), Trees of the world, Volume 1, Regional Plant Resource Centre, Bhubaneswar, India, p178.
Tian Y., Xing C., Cao Y., Wang C., Guan F., Li R., Meng (2015), Evaluat ion of genetic diversity on Prunus mira Koehne by using ISSR and RAPD markers. Biotechnology & Biotechnological Equipment 29 (6): pp 1053 – 1061.
Ha Van Tiep, Vu Van Tuan, Carsan S, Harwood C, Dam Viet Bac, Hoang Lua, Catacutan DC, Jamnadass R. (2016), Selection of son tra clones in North West Vietnam. ICRAF Working Paper No 228. Nairobi, World Agroforestry Centre. DOI: 
J. S. Siemonsma (1989), Plant Resources of South-East Asia. Proceedings of the First PROSEA International Symposium, May 22-25, 1989, Jakarta, Indonesia, p 286.
Joseph Decaisne el all (1876), A General system of botany descriptive and analytical, Longmans green and Co, London Vol. 10, pp131-132.
Joseph D. Postman (1994), Graft compatibility of Pear with related genera, International Society for Horticultural Science, DOI: 10.17660 /ActaHortic.1994.367.57.
Jubilee Purkayastha (2016), Bioprospecting of Indigenous Bioresources of North-East India, Springer Science + Business Media Singapore, pp 50 - 55.
Jyoti Prakash Tamang et al (2005), Carrying Capacity Study of Teesta Basin in Sikkim, Biological enviroment - Food resources, Vol. VIII, Centre for inter-Disciplinary stuies of mountain and Hill environment, Delhi University.
Yash Paul Singh, Geeta Sumbali (2012), Penicillium toxins associated with post-harvest fruit rot of crab apples (Docynia indica Decne), Journal of Biosphere, 1: 4-6, 2012.
Yap I. V. and Nelson R. J. (1996), Winboot: a program for performing bootstrap analysis of binary data to determine the confidence of UPGMA - based dendrograms, IRRI, Manila.
Jingyun Fang, Zhiheng Wang, Zhiyao Tang (2011), Atlas of Woody Plants in China Distribution and Climate, Volume 1, pp 487 - 643 (Chinese).
Các trang Website đã truy cập
Công Ty Trách nhiệm hữu hạn OVANET (2017).  Ngày truy cập: 30/11/2014.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai (2017), Kỷ yếu hoạt động khoa học công nghệ.  Ngày truy cập: 14/11/2017.
Tổng cục Lâm nghiệp (2017). Nguồn giống Sơn tra được công nhận.  Ngày truy cập: 15/11/2017.
Tổng cục Thống kê Việt Nam (2017). Số liệu thống kê hiện trạng rừng phân theo địa phương. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717. Ngày truy cập: 11/11/2017.
Viện Sinh thái rừng và Môi trường (2017). chuyển hóa rừng giống Táo mèo.  Ngày truy cập: 14/11/2017.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2017). Nghịch lý cây bản địa.  Ngày truy cập: 11/11/2017.

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_dac_diem_sinh_hoc_va_mot_so_bien_phap_ky.docx
  • docx8.Bao cao giai trinh Phan bien kin V.D.Toàn (1).docx
  • doc8.Bia LA Vu Duc Toan (cap Vien).doc
  • doc8.Phụ biểu 04(in nop cap Vien).doc
  • doc8.Phu luc LA dua len mang EN (Luan an cay Son tra).doc
  • doc8.Phu luc LA dua len mang VN (Luan an cay Son tra).doc
  • docx8.Tóm Tắt (NCS Vu Duc Toan_English_final).docx
  • docx8.Tóm Tắt (NCS Vu Duc Toan-cap Vien).docx
  • doc8.Trich yeu luan an TV.doc