Luận án Nghiên cứu điều chế cao từ cỏ sữa lá lớn (euphorbia hirta l.) và ứng dụng chế biến thực phẩm dinh dưỡng kiểm soát glucose máu
Đái tháo đường (ĐTĐ) là vấn đề sức khỏe cộng đồng của toàn cầu, bệnh
gây nhiều biến chứng ở mắt, não, tim, thận, mạch máu, thần kinh. Trên Thế giới,
ước tính trong năm 2015 có 5,0 triệu ca tử vong do đái tháo đường [156]. Năm
2017, có khoảng 425 triệu người bị bệnh đái tháo đường, tương đương cứ 11
người có 1 người bị ĐTĐ, đến năm 2045 dự đoán con số này sẽ là 629 triệu
người [106]. Trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ ở Việt Nam tăng nhanh. Năm
2017, Bộ Y tế thống kê Việt Nam có 3,5 triệu người trưởng thành mắc đái tháo
đường, tương đương 6% dân số và dự kiến đến năm 2040 sẽ có 6,1 triệu người
trưởng thành có thể mắc đái tháo đường [19].
Mục tiêu chính trong dự phòng và điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường
và tiền đái tháo đường là kiểm soát, duy trì nồng độ glucose máu ở mức bình
thường, trong đó có việc hạn chế tăng glucose máu sau ăn và kiểm soát chỉ số
glucose máu về lâu dài sẽ góp phần giảm các rối loạn chuyển hóa đường, chuyển
hóa lipid máu, đồng thời giảm các biến chứng do tăng glucose máu gây ra.
Trong những thập kỷ gần đây, các nghiên cứu về cây cỏ thực vật có khả
năng hỗ trợ trong phòng và điều trị bệnh đái tháo đường và biến chứng đái
tháo đường đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế
giới. Đã có hơn 1.200 loại thực vật được xác định là có khả năng giảm
glucose máu [104, 105, 150] và có một số dược liệu đã được nghiên cứu sản
xuất thành các sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ bệnh đái tháo đường như dây
thìa canh, mướp đắng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu điều chế cao từ cỏ sữa lá lớn (euphorbia hirta l.) và ứng dụng chế biến thực phẩm dinh dưỡng kiểm soát glucose máu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA NGUYỄN MẠNH THẮNG NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO TỪ CỎ SỮA LÁ LỚN (EUPHORBIA HIRTA L.) VÀ ỨNG DỤNG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG Hà Nội – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA NGUYỄN MẠNH THẮNG NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO TỪ CỎ SỮA LÁ LỚN (EUPHORBIA HIRTA L.) VÀ ỨNG DỤNG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU Chuyên ngành: Dinh dưỡng Mã số: 9720401 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG Hướng dẫn khoa học 1. GS.TS. Nguyễn Công Khẩn 2. PGS.TS. Trương Tuyết Mai Hà Nội – 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Công Khẩn và PGS.TS Trương Tuyết Mai. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Mạnh Thắng ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy, cô, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm và các khoa, phòng thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành công trình này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn Công Khẩn và PGS.TS. Trương Tuyết Mai, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, các kỹ thuật viên của Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia; Trường Đại học Dược Hà Nội; Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Viện Dược liệu; Viện nghiên cứu Rau quả; Công ty TNHH Bia rượu nước giải khát AROMA đã nhiệt tình giúp đỡ và cộng tác để hoàn thành luận án. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các lãnh đạo và đồng nghiệp của tôi tại Bộ Công Thương, những người thân trong gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, chia sẻ và luôn ủng hộ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Mạnh Thắng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ ix ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................... 5 1.1. Xu thế mô hình bệnh tật và thực trạng bệnh mạn tính không lây ................ 5 1.1.1. Thực trạng về bệnh mạn tính không lây ....................................................... 5 1.1.2. Bệnh đái tháo đường ..................................................................................... 8 1.1.3. Dịch tễ học đái tháo đường ......................................................................... 10 1.1.4. Các giải pháp can thiệp hỗ trợ phòng, điều trị đái tháo đường và rối loạn glucose máu .......................................................................................................... 15 1.2. Polyphenol ......................................................................................................... 19 1.2.1. Đặc điểm ..................................................................................................... 19 1.2.2. Phân loại ..................................................................................................... 19 1.2.3. Flavonoid .................................................................................................... 21 1.3. Cỏ sữa lá lớn ..................................................................................................... 31 1.3.1. Đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây cỏ sữa lá lớn ............... 31 1.3.2. Các nghiên cứu đánh giá tính an toàn của cây cỏ sữa lá lớn ...................... 35 1.3.3. Hiệu quả kiểm soát glucose máu của cây cỏ sữa lá lớn .............................. 36 1.3.4. Một số chế phẩm từ cây cỏ sữa lá lớn ứng dụng trong kiểm soát glucose máu 39 1.4. Quá trình tách chiết và điều chế cao chiết xuất từ thực vật ......................... 41 1.4.1. Khái niệm cơ bản về quá trình chiết .......................................................... 41 1.4.2. Điều chế cao chiết xuất từ thực vật ............................................................. 46 iv 1.5. Công nghệ sản xuất đồ uống từ thảo dược ứng dụng hỗ trợ phòng và kiểm soát glucose máu. ..................................................................................................... 48 1.5.1. Công nghệ sản xuất đồ uống pha chế ......................................................... 48 1.5.2. Một số sản phẩm đồ uống trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường .................................................................................................................... 50 CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 53 2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 53 2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................................. 53 2.1.2. Hóa chất, dụng cụ ....................................................................................... 54 2.1.3. Động vật thí nghiệm ................................................................................... 55 2.1.4. Thiết bị ........................................................................................................ 56 2.1.5. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 57 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 57 2.2.1. Khảo sát đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây cỏ sữa lá lớn ..... 57 2.2.2. Điều chế cao cỏ sữa lá lớn, đánh giá tính an toàn và hiệu quả của chế phẩm trong kiểm soát glucose máu ................................................................................ 64 2.2.3. Ứng dụng cao cỏ sữa lá lớn thử nghiệm sản xuất đồ uống dinh dưỡng dùng trong kiểm soát glucose máu ................................................................................ 73 2.3. Đạo đức nghiên cứu.......................................................................................... 78 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 79 3.1. Đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây cỏ sữa lá lớn ................ 79 3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật .................................................................... 79 3.1.2. Xác định thành phần hóa học ...................................................................... 87 3.2. Điều chế cao cỏ sữa lá lớn, đánh giá tính an toàn và hiệu quả của chế phẩm trong kiểm soát glucose máu .................................................................................. 93 3.2.1. Điều chế cao cỏ sữa lá lớn .......................................................................... 93 3.2.2. Đánh giá tính an toàn của cao cỏ sữa lá lớn ............................................. 101 3.2.3. Đánh giá hiệu quả của cao cỏ sữa lá lớn trong kiểm soát glucose máu ... 106 v 3.3. Ứng dụng cao cỏ sữa lá lớn để thử nghiệm sản xuất đồ uống dinh dưỡng dùng trong kiểm soát glucose máu ...................................................................... 110 3.3.1. Nghiên cứu lựa chọn công thức sản phẩm ................................................ 111 3.3.2. Nghiên cứu bao bì sản phẩm và điều kiện thanh trùng sản phẩm ............ 112 3.3.3. Xây dựng quy trình sản xuất đồ uống dinh dưỡng cỏ sữa lá lớn .............. 115 3.3.4. Đánh giá chất lượng, an toàn thực phẩm .................................................. 116 3.3.5. Đánh giá khả năng chấp nhận tại cộng đồng ............................................ 118 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 120 4.1. Đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây cỏ sữa lá lớn .............. 120 4.1.1. Đặc điểm thực vật ..................................................................................... 120 4.1.2. Thành phần hóa học .................................................................................. 122 4.2. Điều chế cao cỏ sữa lá lớn, đánh giá tính an toàn và hiệu quả của chế phẩm trong kiểm soát glucose máu ................................................................................ 125 4.2.1. Điều chế cao cỏ sữa lá lớn ........................................................................ 125 4.2.2. Đánh giá tính an toàn của cao cỏ sữa lá lớn ............................................. 131 4.2.3. Đánh giá tính hiệu quả của cao cỏ sữa lá lớn trong kiểm soát glucose máu133 4.3. Ứng dụng cao cỏ sữa lá lớn để thử nghiệm sản xuất thực phẩm dinh dưỡng trong kiểm soát glucose máu ................................................................................ 139 4.4. Những ưu điểm và tính mới của nghiên cứu ............................................... 143 4.5. Những hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 144 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 145 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 147 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 149 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACE Association of Clinical Endocrinologist Hiệp hội các nhà lâm sàng nội tiết ADA: American diabetes association Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ CDA Canadian diabetes association Hiệp hội đái tháo đường Canada CSLL: Cỏ sữa lá lớn DALY: Disability adjusted life year Số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật ĐH Đường huyết ĐTĐ: Đái tháo đường IC50 Inhibitory concentration 50% Nồng độ ức chế 50% IDF: International Deabetes Federation Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế HbA1c: Hemoglobin A1c Hemoglobin dạng A1c HDL-C: High-density lipoprotein cholesterol Cholesterol có đậm độ lipoprotein cao OGTT: Oral glucose tolerance testing Nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống LDL-C: Low-density lipoprotein cholesterol Cholesterol có đậm độ lipoprotein thấp LD50 Lethal Dose 50% Liều lượng gây chết 50% RLGM SKLM: Rối loại glucose máu Sắc ký lớp mỏng T2DM Đái tháo đường type 2 WHO: World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường và tiền đái tháo đường dựa vào glucose máu theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2019 ............. 9 Bảng 1.2. Quốc gia có số người mắc bệnh đái tháo đường cao nhất năm 2017 và ước tính năm 2045................................................................................. 11 Bảng 1.3. Một số thực vật giàu flavonoid ............................................................ 23 Bảng 1.4. Thành phần hóa học của cỏ sữa lá lớn Euphobia hirta L. .................... 34 Bảng 2.1. Sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ quercitrin chuẩn ................... 62 Bảng 2.2. Lựa chọn công thức phối trộn ....................................................................... 74 Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm hợp chất trong phần trên mặt đất cỏ sữa lá lớn.......................................................................................................... 88 Bảng 3.2. Kết quả định tính phân đoạn dịch chiết n-hexan ................................... 89 Bảng 3.3. Kết quả định tính phân đoạn dịch chiết chloroform ............................. 90 Bảng 3.4. Kết quả định tính phân đoạn dịch chiết ethyl acetat ............................. 91 Bảng 3.5. Kết quả định lượng flavonoid toàn phần trong cỏ sữa lá lớn ................ 92 Bảng 3.6. Kết quả điều chế cao cỏ sữa lá lớn ở quy mô 1 kg nguyên liệu/mẻ ...... 99 Bảng 3.7. Số liệu thử độc tính cấp của cao chiết nước cỏ sữa. ............................... 102 Bảng 3.8. Trọng lượng chuột thí nghiệm ở các thời điểm theo dõi. ...................... 102 Bảng 3.9. Các chỉ số huyết học của các lô chuột thí nghiệm .................................. 103 Bảng 3.10. Các chỉ số sinh hóa của các lô chuột thí nghiệm .................................... 104 Bảng 3.11. Tỷ lệ khối lượng các cơ quan so với khối lượng cơ thể chuột thí nghiệm ............................................................................................................ 105 Bảng 3.12. Hoạt tính ức chế enzyme α-amylase của mẫu cao cỏ sữa lá lớn ở các độ pha loãng khác nhau ..................................................................................... 106 Bảng 3.13. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của mẫu cao cỏ sữa lá lớn ở các độ pha loãng khác nhau ....................................................................... 108 Bảng 3.14. Sự thay đổi nồng độ glucose máu và HbA1c sau 8 tuần điều trị cao chiết cỏ sữa lá lớn................................................................................ 110 viii Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu hóa lý của các công thức phối chế đồ uống dinh dưỡng cao cỏ sữa lá lớn .................................................................................. 111 Bảng 3.16. Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan của các công thức phối chế đồ uống dinh dưỡng cỏ sữa lá lớn ............................................................ 112 Bảng 3.17. Chất lượng sản phẩm sau 6 tháng bảo quản với các bao bì khác nhau ..... 113 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của điều kiện thanh trùng đến chất lượng đồ uống dinh dưỡng cỏ sữa lá lớn .................................... ... ẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM Số:01/2019/VDD I. Thông tin về tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm Tên tổ chức: Viện Dinh dưỡng Quốc gia Địa chỉ: 48B - Tăng Bạt Hổ - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: 02439.717.090 Fax: 02439.717.885 E-mail: ninvietnam@viendinhduong.vn Mã số doanh nghiệp: Số Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: Ngày cấp/Nơi cấp: ......... (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định) II. Thông tin về sản phẩm 1. Tên sản phẩm: Sản phẩm dinh dưỡng nước giải khát cỏ sữa thuộc nhóm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 2. Thành phần: Trong 100ml sản phẩm chứa các nguyên liệu: Cao chiết cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta L.) : 2,5 g (tương đương 12,5 g cỏ sữa lá lớn khô) Mật ong (honey): 2,5 g Đường cỏ ngọt (stevia): 0,03 g Gừng (ginger): 1g Phụ liệu: Nước vừa đủ 100ml 3. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm (đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe): STT Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp thử Mức chất lượng 1 Flavonoid toàn phần (mg/L) NIN.G.01. M14 (UV-VIS) ≥ 550 2 Quercitin NIN.G.01. M147 (HPLC) 4. Chỉ tiêu chất lượng STT Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp thử Mức chất lượng/ Mức tối đa 1 Màu sắc TCVN 7041 : 2009 Đặc trưng cho từng loại sản phẩm 2 Mùi, Vị TCVN 7041 : 2009 Đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có mùi, vị lạ 3 Trạng thái TCVN 7041 : 2009 Dạng lỏng, đồng nhất, không có cặn 4 Độ axit (theo acid citric) AOAC 950.15 5 Hàm lượng cacbon dioxit (CO2) TCVN 5563 : 2009 6 Hàm lượng đường tổng số TCVN 7044 : 2009 5. Chỉ tiêu an toàn STT Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp thử Mức chất lượng/ Mức tối đa I Kim loại nặng 1 Pb (mg/L) TCVN 8126:2009 0,05 2 Sn (mg/L) TCVN 7769:2007 150 II Độc tố vi nấm Patulin (µg/L) TCVN 8161:2009 50 III Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 1 Piperonyl butoxid, mg/l EN 12393:2013 0,05 2 2-Phenylphenol, mg/l EN 12393:2013 0,5 3 Propargit, mg/l EN 12393:2013 0,3 STT Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp thử Mức chất lượng/ Mức tối đa 4 Diphenylamin, mg/l EN 12393:2013 0,5 5 Carbaryl, mg/l BS EN 15662:2017 mod 3 6 Malathion, mg/l BS EN 15662:2017 mod 0,01 IV Vi Sinh 1 Tổng số vi sinh vật hiếu khí, CFU/ml TCVN 4884:2005 (ISO 4833:2003) 100 2 Coliforms, CFU/ml TCVN 6848:2007 (ISO 4832:2006) 10 3 E. coli, CFU/ml TCVN 7924-2:2008 (ISO 16649-2:2001) Không được có 4 Streptococci faecal, CFU/ml TCVN 6189-2:2009 ISO 7899-2:2000 Không được có 5 Pseudomonas aeruginosa, CFU/ml TCVN 8881:2011 (ISO 16266:2006) Không được có 6 Staphylococcus aureus, CFU/ml TCVN 4830-1:2005 (ISO 6888-1:1999, With Amd.1:2003); 2:2005 (ISO 6888-2:1999, With Amd. 1:2003); TCVN 4830-3:2005 (ISO 6888-2: 2003) Không được có 7 Clostridium perfringens, CFU/ml TCVN 4991:2005 (ISO 7937:2004) Không được có 8 Tổng số nấm men và nấm mốc, CFU/ml TCVN 8275-1:2009 (ISO 21527-1:2008) 10 9 Salmonella spp (CFU/25 ml) TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017) Không được có 6. Thời hạn sử dụng sản phẩm: 6 tháng 7. Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: Đóng gói trong lon nhôm, 200ml 8. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất thử nghiệm sản phẩm: Viện nghiên cứu Rau quả. 9. Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội III. Mẫu nhãn sản phẩm (đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến) IV. Yêu cầu về an toàn thực phẩm Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu an toàn thực phẩm theo: - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn QCVN 6-2:2010/BYT; - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7041 : 2009 về dồ uống không cồn. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố và chỉ đưa sản phẩm vào sản xuất, kinh doanh khi đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm./. Hà Nội, ngày. tháng. Năm 2019 ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký tên, đóng dấu) 4. Cách tiến hành định tính các hơp chất trong cỏ sữa lá lớn bằng phương pháp hóa học *Tiến hành chiết xuất dịch chiết cồn để định tính flavonoid, courmarin Cân 10 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 100 ml. Thêm 50 ml ethanol 90%, đun sôi cách thuỷ sôi trong 10 phút, lọc nóng. Dịch lọc thu được đem cô cách thủy cho bay hết dung môi. Cắn thu được hòa trong 20 ml nước cất đun sôi, lọc nóng. Dịch lọc thu được đem cô cách thủy cho bay hơi hết nước, cắn còn lại được hòa tan trong 15 ml ethanol 90%. Dịch thu được đem định tính flavonoid, courmarin. 1. Định tính flavonoid - Phản ứng Cyanidin (phản ứng Shinoda): Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết cồn, thêm một ít bột magnesi kim loại (~10 mg). Nhỏ từng giọt HCl đặc (3-5 giọt). Để yên 1-2 phút. Hiện tượng: Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ. Phản ứng dương tính (+). - Phản ứng với kiềm: + Phản ứng với NH3: Nhỏ 1-2 giọt dịch chiết cồn lên một mảnh giấy lọc. Hơ khô rồi để lên miệng lọ amoniac đặc đã được mở nút.. Hiện tượng: Màu vàng của vết dịch chiết tăng lên. Phản ứng dương tính (+). + Phản ứng với dung dịch NaOH: Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết cồn. Thêm vài giọt dung dịch NaOH 10%. Sau đó thêm 1 ml nước cất. Hiện tượng: Sau khi thêm NaOH dung dịch xuất hiện kết tủa vàng, thêm 1 ml nước cất thì kết tủa tan, màu vàng của dung dịch đậm lên. Phản ứng dương tính (+). - Phản ứng với dd FeCl3 5%: Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết cồn. Thêm vào 2-3 giọt dd FeCl3 5%. Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện tủa màu xanh đen. Phản ứng dương tính (+). Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu có flavonoid. 2. Định tính coumarin - Phản ứng mở, đóng vòng lacton Cho vào 2 ống nghiệm nhỏ, mỗi ống 1 ml dịch chiết cồn. Ống 1: Thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10% Ống 2: Để nguyên Đun cách thuỷ cả 2 ống đến sôi, để nguội, quan sát hiện tượng. Hiện tượng: Ống 1: Xuất hiện tủa đục màu vàng Ống 2: Trong (phản ứng dương tính). Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát thấy: Ống 1: Dung dịch trong suốt có màu vàng đậm lên. Ống 2: Trong (phản ứng âm tính). Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc. Ống 1 vẫn trong suốt. (phản ứng âm tính). - Quan sát hiện tượng huỳnh quang Nhỏ lên một khoanh giấy thấm 2 vết dịch chiết cồn (mỗi vết 2-3 giọt dịch chiết). Nhỏ 2-3 giọt dung dịch NaOH 5% lên 2 vết dịch chiết. Sấy nhẹ. Che một vết dịch chiết trên giấy thấm bằng một miếng kim loại, rồi chiếu tia tử ngoại trong vài phút. Bỏ miếng kim loại ra, quan sát hiện tượng. Hiện tượng: Vết dịch chiết không bị che có huỳnh quang không sáng hơn vết dịch chiết bị che. Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu không có coumarin. 3. Định tính saponin - Quan sát hiện tượng tạo bọt Cho 5 g bột dược liệu vào bình định mức 250 ml, thêm 50 ml ethanol 70%. Đun cách thủy đến sôi trong 30 phút. Lọc nóng. Dịch lọc thu được đem cô cách thủy đến cắn. Hòa tan lượng cắn thu được trong 5 ml nước nóng. Lọc vào một ống nghiệm 1,6 cm x 16 cm và để nguội, thêm nước cho đủ 10 ml, dung ngón tay cái bịt miệng ông nghiệm và lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 5 phút. Để yên ống nghiệm. Quan sát thấy cột bọt bền trong 15 phút. Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu có saponin. 4. Định tính glycosid tim Cân 10 g bột dược liệu vào bình nón dung tích 200 ml. Thêm 100 ml ethanol 25 % rồi ngâm trong 24 giờ. Gạn lấy dịch chiết vào cốc có mỏ có dung tích 100 ml. Thêm vào dịch chiết 3 ml chì acetat 30%, khuấy đều. Lọc qua giấy lọc gấp nếp vào một cốc có mỏ dung tích 100 ml. Nhỏ vài giọt dịch lọc đầu tiên vào một ống nghiệm, thêm một giọt chì acetat. Nếu xuất hiện tủa thì ngừng lọc, thêm khoảng 1 ml chì acetat 30% vào dịch chiết, khuấy đều, lọc lại, và tiếp tục thử đến khi dịch lọc không còn tủa với chì acetat. Chuyển toàn bộ dịch lọc vào bình gạn dung tích 125 ml. Lắc kỹ 2 lần với hỗn hợp chloroform: ethanol (4:1), mỗi lần với 8 ml. Gạn dịch chiết chloroform vào cốc có mỏ, loại nước bằng natri sulfat khan. Chia đều dịch chiết vào 4 ống nghiệm nhỏ đã được sấy khô và đem bốc hơi trên nồi cách thủy đến khô. Cắn thu được đem tiến hành các phản ứng sau: - Phản ứng Liebermann- Burchard: Cho vào ống nghiệm chứa cắn 1 ml anhydrid acetic, lắc đều cho tan hết cắn. Nghiêng ống nghiệm 45º. Cho từ từ theo thành ống 0,5 ml H2SO4 đặc, tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Quan sát hiện tượng. Hiện tượng: Ở giữa hai lớp chất lỏng thấy xuất hiện vòng màu tím đỏ. Phản ứng dương tính (+). - Phản ứng Legal: Hòa tan cắn trong ống nghiệm bằng 0,5 ml ethanol 90%. Nhỏ 1 giọt thuốc thử natri nitroprussinat 0,5% và 2 giọt dung dịch NaOH 10% . Lắc đều. Hiện tượng: Ống nghiệm không thấy xuất hiện màu đỏ cam. Phản ứng âm tính (-). - Phản ứng Baljet: Hoà tan cắn trong ống nghiệm bằng 0,5 ml ethanol 90%. Lắc đều cho tan hết cắn. Nhỏ từng giọt thuốc thử Baljet (gồm 1 phần dung dịch acid picric 1% và 9 phần dung dịch NaOH 10%) . Hiện tượng: Ống nghiệm không thấy xuất hiện màu đỏ cam. Phản ứng âm tính (-). - Phản ứng Keller- Kiliani: Hòa tan cắn trong ống nghiệm bằng 0,5 ml ethanol 90o. Lắc đều cho tan hết cắn. Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 5% trong acid acetic, lắc đều. Nghiêng ống nghiệm 45o cho từ từ theo thành ống 0,5 ml H2SO4 đặc, tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Hiện tượng: Ở giữa hai lớp chất lỏng thấy xuất hiện vòng màu tím đỏ. Phản ứng dương tính (+). Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu không có glycosid tim. 5. Định tính alcaloid Cân 15 g bột dược liệu cho vào bình cầu dung tích 250 ml. Kiềm hóa bằng NH4OH 25%. Thêm 50 ml chloroform. Đun hồi lưu trong 2 giờ, lọc nóng vào cốc có mỏ 100 ml, để nguội. Chuyển toàn bộ dịch trên vào bình gạn dung tích 100 ml. Lắc kỹ 3 lần với dung dịch acid sulfuric 2%, mỗi lần 5 ml. Gộp các dịch chiết nước thu được cho vào 3 ống nghiệm: - Ống 1: 1 ml dịch chiết + 2 giọt thuốc thử Mayer. Hiện tượng: Ống nghiệm xuất hiện tủa trắng. Phản ứng dương tính (+). - Ống 2: 1 ml dịch chiết + 2 giọt thuốc thử Bouchardat. Hiện tượng: Ống nghiệm xuất hiện tủa nâu. Phản ứng dương tính (+). - Ống 3: 1 ml dịch chiết + 2 giọt thuốc thử Dragendorff. Hiện tượng: Ống nghiệm xuất hiện tủa vàng. Phản ứng dương tính (+). Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu có alcaloid. 6. Định tính anthranoid Phản ứng Borntraeger: Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 100ml. Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 1N. Đun trực tiếp trên nguồn nhiệt đến sôi khoảng 15 phút . Lọc dịch chiết còn nóng qua giấy lọc vào bình gạn dung tích 50 ml. Để nguội dịch lọc. Thêm 5 ml chloroform, lắc nhẹ, gạn bỏ lớp nước, giữ lớp chloroform để làm phản ứng. Lấy 1 ml dịch chiết chloroform, cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ. Hiện tượng: Lớp nước không chuyển sang màu đỏ sim. Phản ứng âm tính (-). Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu không có anthranoid. *Tiến hành chiết xuất dịch chiết nước để làm các phản ứng định tính tanin, acid hữu cơ, acid amin, polysaccharid, đường khử Cân 5 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 100 ml. Thêm 50 ml nước cất, đun sôi cách thuỷ 20 phút, lọc nóng. Dùng dịch lọc làm các phản ứng. 7. Định tính tanin a. Định tính chung Cho vào 3 ống nghiệm nhỏ, mỗi ống 1 ml dịch chiết nước, làm các phản ứng sau: - Phản ứng với dung dịch gelatin 1%: thêm 2-3 giọt dung dịch gelatin 1% mới pha vào ống nghiệm chứa dịch chiết nước. Hiện tượng: Xuất hiện tủa bông trắng. Phản ứng dương tính (+). - Phản ứng với dung dịch FeCl3 5%: Cho vào ống nghiệm chứa dịch chiết nước 2- 3 giọt dd FeCl3 5%. Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu xanh đen. Phản ứng dương tính (+). - Phản ứng với dung dịch chì acetat: cho vào ống nghiệm chứa dịch chiết nước 2- 3 giọt dung dịch chì acetat 10%. Hiện tượng: Xuất hiện tủa bông trắng. Phản ứng dương tính (+). b. Định tính phân biệt 2 loại tanin: phản ứng Stiasny Lấy 20 ml dịch chiết nước cho vào cốc có mỏ dung tích 50 ml. Cho 5ml thuốc thử Stiasny (formol và HCl đặc tỷ lệ 2:1), đun nóng, khuấy đều. Thấy xuất hiện tủa màu đỏ gạch. Lọc qua giấy lọc gấp nếp vào một cốc có mỏ dung tích 50 ml. nhỏ vài giọt dịch lọc đầu tiên vào ống nghiệm, thêm một giọt thuốc thử Stiasny. Nếu xuất hiện tủa thì ngừng lọc, tiếp 1 ml thuốc thử Stiasny vào dịch chiết, khuấy đều, lọc lại và tiếp tục thử đến khi dịch lọc không còn tủa với thuốc thử Stiasny. Thêm vào dịch lọc thu được natri acetat đến dư. Lấy 2 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm nhỏ. Nhỏ 2- 3 giọt dung dịch FeCl3 5% (TT) vào ống nghiệm. Xuất hiện tủa màu xanh đen. Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu có cả hai loại tanin: tanin pyrogallic và tanin pyrocatechic. 8. Định tính đường khử Cho vào ống nghiệm nhỏ 2 ml dịch chiết nước. Thêm vào 0,5 ml thuốc thử Fehling A và 0,5 ml Fehling B, đun cách thuỷ 10 phút. Quan sát hiện tượng. Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa đỏ gạch. Phản ứng dương tính (+). Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu có chứa đường khử. 9. Định tính polysaccharid Lấy 2 ống nghiệm lớn, cho vào mỗi ống: Ống 1: 3 ml dịch chiết nước và 5 giọt thuốc thử Lugol. Ống 2: 3 ml nước cất và 5 giọt thuốc thử Lugol. Ống 3: 3 ml dịch chiết nước. Hiện tượng: Ống 1 có màu xanh đậm hơn ống 2 và ống 3. Phản ứng dương tính (+). Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu có polysaccharid. 10. Định tính acid hữu cơ Cho vào ống nghiệm lớn 3 ml dịch chiết nước. Thêm 1 ít bột Na2CO3 vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng. Hiện tượng: Không xuất hiện bọt khí bay lên. Phản ứng âm tính (-). Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu không có acid hữu cơ. * Tiến hành chiết xuất dịch chiết ether dầu hỏa để làm các phản ứng định tính sterol, chất béo, caroten như sau: Cân 5 g bột dược liệu cho vào bình nón 100 ml. Đổ ngập ether dầu hỏa, chiết hồi lưu trong 1 giờ. Lọc thu lấy dịch lọc để làm các phản ứng. 11. Định tính chất béo Nhỏ 2 giọt dịch chiết ether dầu hỏa lên giấy lọc, hơ nóng cho bay hơi hết dung môi. Quan sát. Hiện tượng: Không có vết mờ trên giấy lọc. Phản ứng âm tính (-). Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu không có chất béo. 12. Định tính sterol Cho vào ống nghiệm nhỏ 2 ml dịch chiết ether dầu hỏa, cô cách thuỷ bốc hơi dung môi đến khô. Thêm vào ống nghiệm 1ml anhydrid acetic, lắc kỹ. Để nghiêng ống nghiệm 45º, nhỏ từ từ 3 giọt acid sulfuric đặc theo thành ống nghiệm. Quan sát hiện tượng. Hiện tượng: Tại mặt phân cách giữa hai lớp chất lỏng xuất hiện vòng tròn màu tím đỏ. Phản ứng dương tính (+). Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu có sterol. 13. Định tính caroten Cho vào chén sứ nhỏ 2 ml dịch chiết ether dầu hỏa, cô cách thuỷ bốc hơi dung môi đến cắn. Thêm 2 giọt H2SO4 đặc vào cắn. Quan sát hiện tượng. Hiện tượng: không thấy xuất hiện màu xanh lá. Phản ứng âm tính (-) Kết luận: Mẫu cỏ sữa lá lớn nghiên cứu không có chứa caroten.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dieu_che_cao_tu_co_sua_la_lon_euphorbia_h.pdf
- Tóm tắt LA (English).pdf
- Tóm tắt LA (Vietnamese).pdf