Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của viên hoàn cứng TD0015 trên thực nghiệm

Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh thường gặp hiện nay, là một trong số những

nguyên nhân chính gây giảm và mất khả năng vận động ở người cao tuổi. Theo Liên

Hiệp Quốc, năm 2050, những người trên 60 tuổi sẽ chiếm hơn 20% dân số thế giới,

trong đó ước tính có 15% số người mắc THK và một phần ba số này có thể bị tàn tật.

Từ đó dự tính được vào năm 2050 thế giới sẽ có khoảng 130 triệu người bị THK và

40 triệu người bị tàn tật [1]. Ở Việt Nam hiện nay, THK chiếm tỷ lệ cao trong các

bệnh cơ xương khớp, đặc biệt là THK gối [2]. Bệnh có chi phí điều trị tốn kém, hiệu

quả chưa đạt được như mong muốn trong khi có nhiều tai biến nặng nề, tạo gánh nặng

cho người bệnh và xã hội. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm giáo dục bệnh

nhân về cách phòng bệnh, chống các tư thế xấu, giảm các yếu tố nguy cơ kết hợp điều

trị nội và ngoại khoa [2],[3]. Các biện pháp không dùng thuốc như vật lý trị liệu:

chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tắm suối khoáng, thường đơn giản, ít biến chứng

song hiệu quả chưa cao. Các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid có hiệu quả

nhanh nhưng gây nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu

hóa, tổn thương gan, thận Tiêm corticoid tại khớp gối có tác dụng cải thiện triệu

chứng, nếu dùng kéo dài có thể gây tổn thương thoái hóa sụn khớp hoặc gây biến

chứng tại chỗ như phản ứng viêm khớp do tinh thể thuốc, nhiễm khuẩn khớp [3],[4].

Tiêm acid hyaluronic vào khớp có tác dụng tái tạo chức năng bôi trơn và chống xóc

cho khớp tuy nhiên hiệu quả không ổn định lâu dài, không có chức năng bảo vệ, tái

tạo sụn khớp [5],[6]. Điều trị ngoại khoa chỉ được chỉ định trong những trường hợp

có biến đổi giải phẫu khớp hoặc ở giai đoạn muộn của bệnh và thường gây tốn kém

nhiều cho bệnh nhân.

THK là bệnh mạn tính, thời gian điều trị thường kéo dài, việc điều trị bằng các

thuốc có nguồn gốc y học cổ truyền đang là một xu hướng mới hiện nay không những

ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới. Việt Nam có nguồn dược liệu

phong phú, đây là một ưu thế để phát triển các thuốc y học cổ truyền, hỗ trợ điều trị

các bệnh mạn tính hiện nay.

pdf 170 trang dienloan 8080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của viên hoàn cứng TD0015 trên thực nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của viên hoàn cứng TD0015 trên thực nghiệm

Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của viên hoàn cứng TD0015 trên thực nghiệm
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh thường gặp hiện nay, là một trong số những 
nguyên nhân chính gây giảm và mất khả năng vận động ở người cao tuổi. Theo Liên 
Hiệp Quốc, năm 2050, những người trên 60 tuổi sẽ chiếm hơn 20% dân số thế giới, 
trong đó ước tính có 15% số người mắc THK và một phần ba số này có thể bị tàn tật. 
Từ đó dự tính được vào năm 2050 thế giới sẽ có khoảng 130 triệu người bị THK và 
40 triệu người bị tàn tật [1]. Ở Việt Nam hiện nay, THK chiếm tỷ lệ cao trong các 
bệnh cơ xương khớp, đặc biệt là THK gối [2]. Bệnh có chi phí điều trị tốn kém, hiệu 
quả chưa đạt được như mong muốn trong khi có nhiều tai biến nặng nề, tạo gánh nặng 
cho người bệnh và xã hội. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm giáo dục bệnh 
nhân về cách phòng bệnh, chống các tư thế xấu, giảm các yếu tố nguy cơ kết hợp điều 
trị nội và ngoại khoa [2],[3]. Các biện pháp không dùng thuốc như vật lý trị liệu: 
chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tắm suối khoáng, thường đơn giản, ít biến chứng 
song hiệu quả chưa cao. Các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid có hiệu quả 
nhanh nhưng gây nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu 
hóa, tổn thương gan, thận Tiêm corticoid tại khớp gối có tác dụng cải thiện triệu 
chứng, nếu dùng kéo dài có thể gây tổn thương thoái hóa sụn khớp hoặc gây biến 
chứng tại chỗ như phản ứng viêm khớp do tinh thể thuốc, nhiễm khuẩn khớp [3],[4]. 
Tiêm acid hyaluronic vào khớp có tác dụng tái tạo chức năng bôi trơn và chống xóc 
cho khớp tuy nhiên hiệu quả không ổn định lâu dài, không có chức năng bảo vệ, tái 
tạo sụn khớp [5],[6]. Điều trị ngoại khoa chỉ được chỉ định trong những trường hợp 
có biến đổi giải phẫu khớp hoặc ở giai đoạn muộn của bệnh và thường gây tốn kém 
nhiều cho bệnh nhân. 
THK là bệnh mạn tính, thời gian điều trị thường kéo dài, việc điều trị bằng các 
thuốc có nguồn gốc y học cổ truyền đang là một xu hướng mới hiện nay không những 
ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới. Việt Nam có nguồn dược liệu 
phong phú, đây là một ưu thế để phát triển các thuốc y học cổ truyền, hỗ trợ điều trị 
các bệnh mạn tính hiện nay. 
2 
Theo Y học cổ truyền, THK là do can thận hư kết hợp với phong hàn thấp gây 
ra, phương pháp chữa là bổ can thận, khu phong, trừ thấp, tán hàn [7]. Viên hoàn 
cứng TD0015 gồm các vị thuốc: Hoàng bá, Sinh địa, Tri mẫu, Bạch thược, Quy bản, 
Phục linh, Đỗ trọng, Đương quy, Đảng sâm, Phòng phong, Tang ký sinh, Tần giao, 
Ngưu tất, Trần bì, Xuyên khung, Cam thảo, Độc hoạt, Quế chi, Tế tân, Hoa đào, cao 
xương, phối hợp với nhau nhằm đạt được tác dụng chính là bổ thận, khu phong, trừ 
thấp, tán hàn. Thuốc do công ty Cổ phần Sao Thái dương sản xuất và đã được dùng 
trên lâm sàng dưới dạng thực phẩm chức năng trong điều trị các triệu chứng của thoái 
hóa khớp. Để khẳng định hiệu quả điều trị cũng như cung cấp bằng chứng khoa học 
về tính an toàn của sản phẩm, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu độc tính và tác 
dụng điều trị thoái hóa khớp gối của viên hoàn cứng TD0015 trên thực nghiệm” 
với ba mục tiêu sau đây: 
1. Xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên hoàn cứng 
TD0015 trên thực nghiệm 
2. Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau của viên hoàn cứng TD0015 trên 
thực nghiệm. 
3. Đánh giá tác dụng điều trị của viên hoàn cứng TD0015 trên chuột cống bị 
gây thoái hóa khớp gối. 
3 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Đại cương về thoái hóa khớp gối 
1.1.1. Khái niệm về thoái hóa khớp 
Trước kia, thoái hoá khớp (còn gọi là hư khớp) được coi là bệnh lý của sụn 
khớp, song ngày nay, bệnh được định nghĩa là tổn thương của toàn bộ khớp, bao gồm 
tổn thương sụn là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ 
cạnh khớp và màng hoạt dịch. Tổn thương diễn biến chậm tại sụn kèm theo các biến 
đổi hình thái, biểu hiện bởi hiện tượng hẹp khe khớp, tân tạo xương (gai xương) và 
xơ xương dưới sụn [2]. 
Thuật ngữ “osteoarthritis” – thoái hóa khớp ra đời năm 1890 bởi AE Garrod. Sự 
ra đời của tia X vào cuối thế kỷ 19, với sự đóng góp của Kellgren, Moore và Lawrence 
đã nâng tầm hiểu biết về diễn biến của bệnh cũng như phân biệt được thoái hóa khớp 
nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát sau một chấn thương khớp [8]. 
Trước đây tổn thương thoái hóa khớp đặc trưng là sự mất sụn, sau này các nhà 
khoa học đã làm rõ thoái hóa khớp là tổn thương của cả cấu trúc khớp bao gồm: xương 
dưới sụn, tế bào sụn, dây chằng, gân và bao khớp (Hình 1.1). Viêm màng hoạt dịch 
được coi là một yếu tố then chốt trong cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp, biểu hiện 
các triệu chứng lâm sàng của viêm, tổn thương mô bệnh học trong mô màng hoạt dịch 
và tổn thương sụn tiếp giáp với màng hoạt dịch. Tổn thương xương dưới sụn cũng đóng 
một vai trò quan trọng trong thoái hóa khớp, biểu hiện bằng sự tái cấu trúc xương xảy 
ra chủ yếu trong giai đoạn đầu của thoái hóa khớp. Điều này có khả năng làm cho phần 
xương dưới sụn giảm khả năng hấp thu và phân tán lực tác động, kết hợp sự gia tăng 
khối lượng xương làm tăng thêm lực truyền qua khớp, dẫn đến tăng tổn thương cấu 
trúc khớp [8]. 
1.1.2. Giải phẫu khớp gối và tổn thương thoái hóa tại khớp gối 
Chuyển động của cơ thể thực hiện được nhờ các khớp gồm khớp động hay khớp 
hoạt dịch, khớp sụn hay khớp bán động, và khớp bất động. Khớp hoạt dịch là một 
4 
đơn vị mô liên kết chức năng cho phép hai xương chi đối diện di chuyển tự do trong 
mối liên kết với nhau. Kết cấu xương – sụn – dịch khớp – sụn - xương có thể được 
coi là liên tục, với cấu trúc chịu tải được thiết lập khác nhau tùy thuộc vào vị trí và 
chức năng, dẫn đến hình thành cấu trúc khớp chuyên biệt [9]. 
Có năm loại cấu trúc cơ bản ở vùng gối: 
- Dây chằng, là các cấu trúc đàn hồi thụ động, chịu tải khi kéo căng. 
- Các đơn vị cơ gân, là các cấu trúc đàn hồi chủ động, chịu tải khi chưa bị kéo căng. 
- Sụn và xương dưới sụn, có vai trò chịu lực nén của khớp. 
- Sụn chêm, gồm có sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, hình bán nguyệt, nằm 
giữa mặt khớp lồi cầu đùi ở trên và mâm chày phía dưới. 
- Bao hoạt dịch 
Các cấu trúc này đều bị tổn thương trong thoái hóa khớp gối. 
Hình 1.1. Tổn thương cấu trúc khớp gối [8] 
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp gối 
Qua nhiều năm nghiên cứu về bệnh học thoái hóa khớp, các yếu tố nguy cơ 
góp phần gây ra bệnh dần được xác định một cách hệ thống. 
5 
Hình 1.2. Yếu tố nguy cơ trong THK gối [10] 
1.1.3.1. Tuổi 
Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp liên quan đến tuổi, đặc biệt rõ rệt ở các khớp thường 
gặp như đầu gối, háng và bàn tay. Mối liên quan giữa tuổi và nguy cơ thoái hóa khớp 
thông qua sự gia tăng theo tuổi của các yếu tố nguy cơ toàn thân và cơ - sinh học [11]. 
1.1.3.2. Giới tính 
Giới tính nữ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp ở hai bàn tay và đầu gối, hoặc 
thoái hóa nhiều khớp cùng lúc. Sau 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn đáng kể so 
với nam giới [12],[13]. 
1.1.3.3. Chủng tộc 
Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp và tỷ lệ khớp bị thoái hóa khác nhau giữa các chủng 
tộc và sắc tộc [14]. Nhìn chung, thoái hóa khớp phổ biến hơn ở châu Âu và Mỹ so 
với các nơi khác trên thế giới. Thoái hóa khớp gối thường gặp ở phụ nữ Mỹ gốc Phi 
hơn phụ nữ da trắng. Thoái hóa khớp háng phổ biến hơn ở người da trắng châu Âu so 
với người da đen Jamaica, người da đen châu Phi hoặc người Trung Quốc. Một nghiên 
cứu về thoái hóa khớp ở Bắc Kinh cho thấy thoái hóa khớp háng và bàn tay ít gặp 
hơn ở người Trung Quốc so với người da trắng, mặc dù tỷ lệ thoái hóa khớp gối có 
triệu chứng và chẩn đoán bằng hình ảnh cao hơn ở phụ nữ Trung Quốc so với phụ nữ 
da trắng [15],[16]. 
1.1.3.4. Mãn kinh 
Thoái hóa khớp tăng lên theo tuổi có liên quan mật thiết với thời kỳ mãn kinh, 
hormon sinh dục đóng vai trò quan trọng trong thoái hóa khớp, đặc biệt là tình trạng 
6 
thiếu hụt oestrogen [11]. Oestrogen ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào sụn ở 
nhiều mức độ thông qua tương tác với các yếu tố tăng trưởng tế bào, các phân tử bám 
dính và các cytokin. Nhiều nghiên cứu cho thấy liệu pháp oestrogen có ích trong điều 
trị thoái hóa khớp, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra nồng độ oestrogen thấp hoặc cao 
hơn bình thường sẽ tác động xấu lên các tế bào sụn và khởi phát quá trình phá hủy 
sụn [11]. Sụn là một mô nhạy cảm với hormon, sự tác động của oestrogen lên sụn 
phụ thuộc liều. Khi nồng độ oestrogen thấp hoặc cao hơn bình thường sẽ làm sụn bị 
phá hủy, nồng độ cao oestrogen có thể liên quan tới sự tăng oestrogen receptor từ đó 
tăng khả năng gắn receptor của hormon này, dẫn tới sự phá hủy các mô sụn [17]. 
1.1.3.5. Di truyền 
Sự biến đổi về di truyền cũng ảnh hưởng đến thoái hóa khớp bàn tay, khớp háng 
và khớp gối ở cả hai giới [13]. Nhiều nghiên cứu cho thấy không chỉ có gen mà cả 
các yếu tố môi trường có vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển của bệnh thoái 
hóa khớp [11]. Những gen được tập trung nghiên cứu gồm có: gen mã hóa collagen 
type II (collagen chính trong sụn khớp), protein cấu trúc của chất nền sụn ngoại bào, 
gen mã hóa receptor của vitamin D và oestrogen, mã hóa các yếu tố tăng trưởng 
xương và sụn [13] . 
1.1.3.6. Béo phì 
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ được nhắc đến nhiều nhất với thoái 
hóa khớp gối. Béo phì làm tăng tốc độ tiến triển của thoái hóa khớp gối. Cơ chế chính 
dẫn đến thoái hóa khớp gối của béo phì có thể do trọng lượng quá tải nén lên khớp 
gối, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động chịu lực thường xuyên ở khớp gối, dẫn đến 
phá hủy sụn, tổn thương dây chằng và các cấu trúc hỗ trợ khác. Các yếu tố chuyển 
hóa như adipocytokin, glucose, lipid và tình trạng viêm mạn tính cũng góp mặt trong 
sinh bệnh học của thoái hóa khớp [13]. 
1.1.3.7. Vitamin D và thoái hóa khớp 
Mối liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin D và thoái hóa khớp được nhắc đến rất 
nhiều trong các nghiên cứu và thảo luận, tuy nhiên cho tới nay, mức độ rõ ràng của 
liên quan này chưa thể khẳng định, do phương pháp luận khác nhau, hạn chế về thiết 
7 
kế nghiên cứu và giải thích, dữ liệu tổng hợp được đã đưa ra các kết luận mâu thuẫn 
nhau [18]. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều nghiên cứu xác lập mối liên quan 
giữa thiếu hụt vitamin D và thoái hóa khớp. Giả thuyết về mối liên hệ này được trình 
bày trong Hình 1.3. 
Hình 1.3. Giả thuyết về liên quan giữa thoái hóa khớp và thiếu vitamin D [18] 
1.1.3.8. Yếu tố cơ học, bệnh nghề nghiệp và chấn thương 
Các chấn thương đầu gối cấp tính, bao gồm rách dây chằng chêm và dây chằng 
chéo, gãy xương, trật khớp làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp thứ phát, hoặc làm 
bệnh nặng thêm. Ngoài ra, nguy cơ thoái hóa khớp cũng tăng lên khi chơi thể thao 
trong thời gian dài, tải trọng liên tục và quá tải do các hoạt động thể chất tạo áp lực 
lên khớp có thể dẫn đến thoái hóa [13]. 
8 
1.1.3.9. Bệnh lý 
Nguy cơ mắc thoái hóa khớp tăng lên do các bất thường bẩm sinh dẫn đến sự chịu 
lực bất thường trong khớp. Liên kết cơ học tại gối là yếu tố quan trọng quyết định sự 
tải của khớp gối trong quá trình vận động. Việc phân loại các kiểu hình lâm sàng và 
cấu trúc khác nhau của thoái hóa khớp giúp xác định thêm các đích điều trị, tùy thuộc 
vào vị trí thay đổi cấu trúc nhiều nhất, ví dụ sụn, xương hay mô hoạt dịch. Một vấn đề 
quan trọng khác trong việc đánh giá thoái hóa khớp là sự hiện diện của bệnh đồng 
mắc (bệnh lý phối hợp). Ước tính thấy bệnh nhân thoái hóa khớp có trung bình 8,7 
bệnh mạn tính đi kèm. Ba bệnh kèm theo phổ biến nhất là béo phì, tăng huyết áp và 
tăng cholesterol máu. Sau đó đến các bệnh đái tháo đường, trào ngược dạ dày thực 
quản, trầm cảm [19]. 
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh 
Thoái hóa khớp là bệnh liên quan đến toàn bộ cấu trúc khớp, thể hiện bởi sự 
mất dần sụn khớp ở khớp hoạt dịch kết hợp với xơ cứng xương dưới sụn, xuất hiện 
gai xương ở rìa khớp và phản ứng viêm màng hoạt dịch không đặc hiệu, mức độ nhẹ, 
mạn tính [20],[21]. Giả thuyết về sự phát triển của thoái hóa khớp được thể hiện trong 
Hình 1.4. 
Thoái hóa khớp thường được coi là một tình trạng thoái hóa, nhưng không phát 
sinh chỉ vì sự hao mòn dần dần. Thay vào đó, nó nên được xem xét như một sự tái 
cấu trúc bất thường của các mô khớp, sụn khớp và xương, được thúc đẩy bởi nhiều 
chất trung gian hóa học gây viêm [22]. Sự phát triển của thoái hóa khớp liên quan 
đến một trong hai cơ chế cơ bản kết nối với các hậu quả của sự tải “bất thường” trên 
sụn “bình thường” hoặc sự tải “bình thường” trên sụn “bất thường”. 
Lão hóa là yếu tố đóng góp chính cho sụn khớp “bất thường”, nhưng yếu tố di 
truyền ảnh hưởng đến cấu trúc và thành phần của chất nền, gây gián đoạn sự biệt hóa 
sụn và chức năng của sụn, có thể góp phần vào cơ chế bệnh sinh [23]. Sự tải “bình 
thường” trên sụn “bất thường”, hoặc bất ổn cấu trúc do một chấn thương khớp lặp đi 
lặp lại, là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi [24]. 
9 
Hình 1.4. Giả thuyết về sự khởi phát và bền vững của THK [21] 
1.1.4.1. Thoái hóa sụn 
Trong điều kiện bình thường, cân bằng nội môi sinh lý của sụn khớp được điều 
khiển bởi tế bào sụn, tạo ra cấu trúc nền chứa collagen (chủ yếu là collagen typ II), 
và proteoglycan [21]. Mặc dù có sự tham gia của nhiều mô khớp, thoái hóa khớp từ 
lâu đã được đặc trưng chủ yếu bởi sự phá vỡ quá trình sửa chữa sụn bị hư hỏng như 
là kết quả của sự thay đổi sinh hóa và cơ sinh học trong khớp. Những thay đổi cấu 
trúc sụn trong thoái hóa khớp được thể hiện trong Hình 1.5. 
10 
Hình 1.5. Tổn thương sụn trong thoái hóa khớp [20] 
Trong thoái hóa khớp, các tế bào sụn không tổng hợp được chất nền có tính đàn 
hồi và bền vững, do đó không thể duy trì sự cân bằng giữa tổng hợp và giáng hóa của 
chất nền ngoại bào [21]. Các chất trung gian gây viêm như interleukin (IL) -1 và 
stress cơ học tác động lên tế bào sụn, làm cho tế bào sụn tạo ra ít collagen chức năng 
hơn (collagen typ I), các proteoglycan nhỏ hơn và ít chiếm không gian hơn, nhiều 
enzym phân hủy và nhiều chất trung gian gây viêm, bao gồm nitric oxid và IL-1 bổ 
trợ. Điều này gây ra một vòng luẩn quẩn, trong đó sự giáng hóa vượt quá sự tổng hợp 
của chất nền ngoại bào dẫn đến mất sụn khớp. 
1.1.4.2. Vai trò của sự thay đổi xương dưới sụn 
Vai trò của xương dưới sụn hiện được cho là có tầm quan trọng đặc biệt trong 
sinh bệnh học của thoái hóa khớp. Xương dưới sụn thực hiện nhiệm vụ hấp thụ các 
sốc cơ học, hỗ trợ trong các khớp bình thường và cung cấp chất dinh dưỡng cho sụn. 
Xương dưới sụn nằm ngay bên dưới sụn calci hóa, là một tấm xương đặc có đặc điểm 
sinh lý và cơ học tương tự như xương đặc ở các vị trí khác nhưng không cứng bằng 
xương đặc ở vị trí thân xương dài. Thuật ngữ “xương dưới sụn" đề cập đến cả hai 
phần xương đặc và xương xốp [20]. 
Giai đoạn đầu của thoái hóa khớp có sự tăng tái cấu trúc xương và mất xương 
dưới sụn, giai đoạn muộn lại có sự chậm tái cấu trúc và xơ cứng dưới sụn. Tất cả 
những biến đổi này đều có vai trò quan trọng trong bệnh học thoái hóa khớp. Dữ liệu 
từ các nghiên cứu trên động vật khác nhau chứng minh sự biến đổi vi cấu  ... ......... 114 
4.2.2. Tác dụng giảm đau trên máy rê kim ..................................................... 117 
4.2.3. Tác dụng giảm đau trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic.112 
4.3. Tác dụng chống viêm của viên hoàn cứng TD0015 .................................... 114 
4.3.1. Tác dụng chống viêm cấp ..................................................................... 114 
4.3.2. Tác dụng chống viêm mạn ................................................................... 117 
4.4. Đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của TD0015 trên chuột 
cống.......... ........................................................................................................ 119 
4.4.1. Về mô hình gây thoái hóa khớp gối trên chuột cống bằng MIA .......... 119 
4.4.2. Tác dụng của viên hoàn cứng TD0015 trên chuột gây thoái hóa khớp gối 
bằng MIA ........................................................................................................ 129 
4.5. Những hạn chế của đề tài luận án ................................................................ 135 
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 137 
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 139 
CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
CÁC PHỤ LỤC 
DANH MỤC HÌNH ẢNH 
Hình 1.1. Tổn thương cấu trúc khớp gối .................................................................... 4 
Hình 1.2. Yếu tố nguy cơ trong THK gối .................................................................. 5 
Hình 1.3. Giả thuyết về liên quan giữa thoái hóa khớp và thiếu vitamin D .............. 7 
Hình 1.4. Giả thuyết về sự khởi phát và bền vững của THK ..................................... 9 
Hình 1.5. Tổn thương sụn trong thoái hóa khớp ...................................................... 10 
Hình 1.6. Sự biến đổi xương dưới sụn trong thoái hóa khớp ................................... 12 
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................................... 44 
Hình 3.1. Hình thái vi thể gan chuột lô chứng sau 90 ngày (HE x 400) ................... 67 
Hình 3.2. Hình thái vi thể gan chuột sau 90 ngày uống viên hoàn cứng TD0015 liều 
1,2g/kg/ngày (HE x 400) ........................................................................................... 68 
Hình 3.3. Hình thái vi thể gan chuột sau 90 ngày uống viên hoàn cứng TD0015 liều 
3,6g/kg/ngày (HE x 400) ........................................................................................... 68 
Hình 3.4. Hình thái vi thể thận chuột lô chứng sau 90 ngày (HE x 400) .................. 69 
Hình 3.5. Hình thái vi thể thận chuột sau 90 ngày uống viên hoàn cứng TD0015 liều 
1,2g/kg/ngày .............................................................................................................. 69 
Hình 3.6. Hình thái vi thể gan chuột sau 90 ngày uống viên hoàn cứng TD0015 liều 
3,6g/kg/ngày (HE x 400) ........................................................................................... 70 
Hình 3.7. Lô chứng sinh học (Chuột số 1) ................................................................ 77 
Hình 3.8. Lô chứng sinh học (Chuột số 2) ................................................................ 77 
Hình 3.9. Lô uống methylprednisolon (Chuột số 5) ................................................. 77 
Hình 3.10.Lô uống methylprednisolon (Chuột số 6) ................................................... 77 
Hình 3.11. Lô uống viên hoàn cứng TD0015 liều 2,4g/kg (Chuột số 10) ................ 78 
Hình 3.12. Lô uống viên hoàn cứng TD0015 liều 2,4g/kg (Chuột số 11) ................ 78 
Hình 3.13. Lô uống viên hoàn cứng TD0015 liều 7,2g/kg (Chuột số 8) .................. 78 
Hình 3.14. Lô uống viên hoàn cứng TD0015 liều 7,2g/kg (Chuột số 9) .................. 78 
Hình 3.15. Mô bệnh học khớp gối chuột lô chứng sau 2 tuần (Chuột số 1) ............. 90 
Hình 3.16. Mô bệnh học khớp gối chuột lô chứng sau 2 tuần (Chuột số 2) ............. 90 
Hình 3.17. Mô bệnh học khớp gối chuột lô mô hình sau 2 tuần (Chuột số 17) ........ 91 
Hình 3.18. Mô bệnh học khớp gối chuột lô mô hình sau 2 tuần (Chuột số 22) ........ 91 
Hình 3.19. Hình ảnh khớp gối lô mô hình sau 6 tuần tiêm MIA .............................. 93 
Hình 3.20. Hình ảnh khớp gối lô chứng sau 6 tuần (Chuột số 1) ............................. 94 
Hình 3.21. Hình ảnh khớp gối lô mô hình sau 6 tuần (Chuột số 13) ........................ 94 
Hình 3.22. Hình ảnh khớp gối lô mô hình sau 6 tuần (Chuột số 11) ........................ 95 
Hình 3.23. Hình ảnh khớp gối lô uống diclofenac sau 6 tuần (Chuột số 24)............ 95 
Hình 3.24. Hình ảnh khớp gối lô uống diclofenac sau 6 tuần (Chuột số 29)............ 96 
Hình 3.25. Hình ảnh khớp gối lô uống viên hoàn cứng TD0015 liều 1,2g/kg sau 6 
tuần (Chuột số 47) ..................................................................................................... 96 
Hình 3.26. Hình ảnh khớp gối lô uống viên hoàn cứng TD0015 liều 1,2g/kg sau 6 
tuần (Chuột số 48) ..................................................................................................... 97 
Hình 3.27. Hình ảnh khớp gối lô uống viên hoàn cứng TD0015 liều 3,6g/kg sau 6 
tuần (Chuột số 40) ..................................................................................................... 97 
Hình 3.28. Hình ảnh khớp gối lô uống viên hoàn cứng TD0015 liều 3,6g/kg sau 6 
tuần (Chuột số 35) ....................................................................................................... 98 
Hình 4.1. Vai trò của cytokin trong thoái hóa khớp................................................ 127 
Hình 4.2. Các giai đoạn thoái hóa khớp trên vi thể................................................. 128 
Hình 4.3. Mối liên quan giữa cytokin và tổn thương sụn khớp .............................. 133 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1. Biến đổi phân tử trong tế bào sụn khớp liên quan đến quá trình lão hóa .13 
Bảng 1.2. Gen tiêu biểu trong liệu pháp gen điều trị THK ...................................... 26 
Bảng 1.3. Một số dược liệu/phối hợp dược liệu có tác dụng điều trị thoái hóa khớp
 ................................................................................................................................... 28 
Bảng 1.4. Một số nghiên cứu về tác dụng chống viêm, giảm đau, chống thoái hóa 
khớp của các dược liệu trong TD0015..31 
Bảng 1.5. Một sô phương pháp gây THK phù hợp loài động vật ............................ 34 
Bảng 1.6. Ưu và nhược điểm của một số động vật trong mô hình THK ................. 35 
Bảng 2.1. Thành phần của viên hoàn cứng TD0015 ................................................. 39 
Bảng 2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 41 
Bảng 2.3. Bảng điểm tổn thương khớp trên giải phẫu bệnh ..................................... 55 
Bảng 3.1. Mối tương quan giữa liều dùng viên hoàn cứng TD0015 và tỷ lệ chuột chết
 ................................................................................................................................... 57 
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của viên hoàn cứng TD0015 lên thể trọng chuột .................. 58 
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của viên hoàn cứng TD0015 lên số lượng hồng cầu và hàm 
lượng huyết sắc tố ở chuột cống trắng ...................................................................... 59 
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của viên hoàn cứng TD0015 lên hematocrit và thể tích trung 
bình hồng cầu ở chuột cống trắng ............................................................................. 60 
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của viên hoàn cứng TD0015 lên số lượng bạch cầu và số lượng 
tiểu cầu ở chuột cống trắng ....................................................................................... 61 
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của viên hoàn cứng TD0015 lên công thức bạch cầu ở chuột 
cống trắng .................................................................................................................. 62 
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của viên hoàn cứng TD0015 lên nồng độ albumin và bilirubin 
toàn phần trong máu chuột cống trắng ...................................................................... 63 
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của viên hoàn cứng TD0015 lên nồng độ cholesterol toàn phần 
trong máu chuột cống trắng....................................................................................... 64 
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của viên hoàn cúng TD0015 lên hoạt độ AST, ALT trong máu 
chuột cống trắng ........................................................................................................ 65 
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của viên hoàn cứng TD0015 lên nồng độ creatinin 
trong máu chuột cống trắng....................................................................................... 66 
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của viên hoàn cứng TD0015 lên thời gian phản ứng với nhiệt 
độ của chuột nhắt trắng ............................................................................................. 70 
Bảng 3.12. Tác dụng giảm đau của viên hoàn cứng TD0015 trên chuột nhắt trắng 
bằng máy đo ngưỡng đau .......................................................................................... 71 
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của viên hoàn cứng TD0015 lên số cơn quặn đau của chuột 
nhắt trắng ................................................................................................................... 72 
Bảng 3.14. Tác dụng chống viêm cấp của TD0015 trên mô hình gây phù chân chuột.... 73 
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của viên hoàn cứng TD0015 đến thể tích dịch rỉ viêm, số 
lượng bạch cầu, protein trong dịch rỉ viêm của chuột ............................................... 74 
Bảng 3.16. Tác dụng của viên hoàn cứng TD0015 lên trọng lượng u hạt ................ 75 
Bảng 3.17. Kết quả giải phẫu bệnh u hạt trong viêm mạn ........................................ 76 
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thuốc thử lên thời gian phản ứng với đau ..................... 81 
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thuốc thử lên lực gây đau .............................................. 82 
Bảng 3.20. Độ cao đạt được khi chuột nhảy khỏi mâm nóng ................................... 85 
Bảng 3.21. Số lần nhảy đà của chuột ........................................................................ 86 
Bảng 3.22. Tổn thương mô bệnh học khớp gối sau 2 tuần tiêm MIA ...................... 89 
Bảng 3.23. Tổn thương mô bệnh học khớp gối sau 6 tuần ....................................... 92 
Bảng 4.1. Giá trị LD50 của một số dược liệu, hoạt chất, nhóm hoạt chất ............. 101 
Bảng 4.2. Một số nghiên cứu về độc tính liều lặp lại ............................................. 110 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 3.1. Độ tăng đường kính khớp gối theo thời gian........................................ 79 
Biểu đồ 3.2. Lực gây đau tại khớp gối theo thời gian ............................................... 80 
Biểu đồ 3.3. Thời gian chuột nhảy thành công khỏi mâm nóng ............................... 84 
Biểu đồ 3.4. Nồng độ cytokin ở các lô nghiên cứu ................................................... 87 
LỜI CẢM ƠN 
Luận án này được thực hiện trong thời gian ba năm với sự nỗ lực của bản thân 
tôi và sự động viên, giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bè bạn. Với lòng kính trọng và 
biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới: 
PGS.TS. Nguyễn Trần Thị Giáng Hương, Nguyên Trưởng phòng Quản lý 
Đào tạo Đại học, Nguyên Phó Trưởng Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội, người đã 
dìu dắt tôi đi suốt chặng đường dài từ khi chập chững làm quen với nghiên cứu khoa 
học, người đã ở bên tôi trong vai trò người thầy, đồng thời là người mẹ thứ hai, cho 
tôi những lời khuyên, lời dạy bổ ích, những bài học đáng quý trong cuộc đời. Sự nhiệt 
tình, quan tâm, động viên của cô sẽ là động lực, là hành trang giúp tôi bước tiếp trên 
con đường hiện tại và tương lai. 
PGS.TS Nguyễn Trọng Thông, Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý, Nguyên Phụ 
trách Trung tâm Dược lý lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, và PGS.TS Vũ Thị Ngọc 
Thanh, Nguyên Phó Trưởng Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội, là những người 
thầy đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện và hết sức quan tâm đến công việc, 
cuộc sống của tôi ngay từ những ngày đầu về bộ môn. 
PGS.TS Phạm Thị Vân Anh, Trưởng Bộ môn Dược lý, Giám đốc Trung tâm 
Dược lý lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, và TS Trần Thanh Tùng, Phó Trưởng Bộ 
môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội, vừa là thầy cô, vừa như người chị, người anh đã rất 
tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. 
Xin cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên, các anh chị em cán bộ 
giảng dạy, y công và các anh chị em học viên Sau Đại học của Bộ môn Dược lý, Đại 
học Y Hà Nội, đã luôn hỗ trợ, tin tưởng, ủng hộ, và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời 
gian thực hiện nghiên cứu, viết luận án và trong cuộc sống, công tác hàng ngày. 
Xin cảm ơn ThS Trần Quỳnh Trang, đồng nghiệp và cũng là người em gái đã 
luôn cổ vũ, động viên, tạo niềm tin và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên 
cứu, hoàn thiện luận án. 
Xin cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị em cán bộ giảng dạy và kỹ thuật viên 
của Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y Hà Nội; Bộ môn Sinh lý bệnh – Miễn 
dịch, Đại học Y Hà Nội; Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư, đã tạo 
điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. 
Xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau 
Đại học, Đại học Y Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học 
tập và thực hiện luận án. 
Con xin cảm ơn và bày tỏ lòng kính yêu vô bờ tới ba mẹ, ơn sinh thành, ơn nuôi 
dưỡng, sự vị tha, sự che chở, đã nâng đỡ con trong cuộc đời này. Trong thời gian thực 
hiện luận án, đã có nhiều biến cố xảy ra nhưng động lực từ tình yêu của ba mẹ đã 
giúp con vượt qua mọi khó khăn, để có được ngày hôm nay. 
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn 
động viên, cổ vũ, khuyến khích, và tiếp thêm nghị lực để tôi vững bước trên con 
đường học vấn của mình. 
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2020 
Tác giả 
Nguyễn Thị Thanh Hà 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi là Nguyễn Thị Thanh Hà, nghiên cứu sinh khóa 35, Trường Đại học Y Hà 
Nội, chuyên ngành Dược lý và Độc chất, xin cam đoan: 
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. 
Nguyễn Trần Thị Giáng Hương 
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại 
Việt Nam 
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách 
quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu 
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. 
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2020 
Người viết cam đoan 
Nguyễn Thị Thanh Hà 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_doc_tinh_va_tac_dung_dieu_tri_thoai_hoa_k.pdf
  • docxThông tin kết luận mới của LATS tiếng Anh.docx
  • docxThông tin kết luận mới của LATS tiếng Việt.docx
  • pdfTóm tắt luận án tiếng Anh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng Việt.pdf
  • docxTrích yếu LATS.docx