Luận án Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng hẹp khúc nối bể thận - Niệu quản

Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản với danh pháp quốc tế Ureteopelvic Junction Obstruction là một trong những bệnh lý thường gặp trong niệu khoa do nguyên nhân nội tại hoặc do bên ngoài [1], [2], [3]. Phần lớn bệnh lý này là bẩm sinh. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 1/1000 trẻ mới sinh, còn ở Việt Nam theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh lý này là dị tật phổ biến nhất của thận - tiết niệu, chiếm tỉ lệ 21% [4], [5].

Tùy vào mức độ tổn thương mà biểu hiện lâm sàng sẽ sớm hoặc muộn và ở các mức độ khác nhau. Do đó nhiều bệnh nhân đến khám khi đã lớn tuổi [6], [7]. Bệnh có ảnh hưởng dần nên chức năng thận. Do vậy, nếu trì hoãn trong chẩn đoán hoặc không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến chức năng thận bị suy giảm một cách nhanh chóng, làm tiên lượng điều trị xấu hơn [3], [8], [9].

Điều trị ngoại khoa hẹp khúc nối bể thận niệu quản có ba phương pháp điều trị chính: phẫu thuật tạo hình mở, phẫu thuật nội soi ổ bụng và phẫu thuật nội soi trong lòng đường tiết niệu. Cả ba phương pháp điều trị đều có tỷ lệ thành công tương đối cao [5], [7], [10], [11], [12], [13], [14]. Một phân tích gộp đánh giá hiệu quả của từng phương pháp trên cho thấy: Phẫu thuật nội soi ổ bụng có tỷ lệ thành công cao và ít biến chứng hơn phẫu thuật mở [7].

Phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng tạo hình bể thận niệu quản được mô tả lần đầu tiên vào năm 1993 bởi Schuessler và cộng sự [15]. Năm 1996 Janetschek G và cộng sự báo cáo tạo hình bể thận - niệu quản qua đường nội soi sau phúc mạc [16]. Tác giả Tan H.L và cộng sự là người đầu tiên thực hiện kỹ thuật mổ nội soi tạo hình bể thận - niệu quản ở trẻ em bằng đường qua phúc mạc vào năm 1996 [17]. Các báo cáo sau này đã chứng minh phẫu thuật nội soi sau phúc mạc là một lựa chọn tốt thay thế phương pháp mổ mở truyền thống [18], [19], [20].

Việc lựa chọn quy trình điều trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chức năng thận, mức độ của ứ nước thận, nguyên nhân gây hẹp, các bệnh lý đi kèm [3], [21]. Và mục tiêu chính của điều trị là cải thiện mức độ lưu thông, duy trì hoặc cải thiện chức năng thận và giảm triệu chứng [3]. Do vậy, việc theo dõi đánh giá hình thái, chức năng thận sau mổ là vô cùng quan trọng.

Với sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong thời gian gần đây nhất là chụp cắt lớp vi tính 64 dãy đã đem lại giá trị lớn giúp không chỉ đánh giá hình thái mà còn chức năng thận. Bên cạnh đó nó còn cung cấp chi tiết hình ảnh giải phẫu của hệ tiết niệu, bệnh lý sỏi đi kèm, xác định có hay không mạch máu bất thường và vị trí cụ thể của bất thường đó từ đó giúp lập kế hoạch điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân [22], [23], [24].

Việc sử dụng chụp cắt lớp vi tính 64 dãy cũng như phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý này đã được áp dụng ở Việt Nam vài năm gần đây. Kỹ thuật mổ nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản đã được thực hiện tại khoa Tiết niệu bệnh viện Hữu nghị Việt- Đức từ năm 2007 và thu được thành công ban đầu đáng khích lệ. Đánh giá được hiệu quả của các phương pháp này là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu trong nước về phẫu thuật điều trị bệnh lý này, tuy nhiên nghiên cứu đánh giá với loại tổn thương nào sẽ chỉ định các phương pháp tạo hình phù hợp thì chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến. Đây là vấn đề mà đề tài nghiên cứu của chúng tôi thực hiện sẽ đặt ra mục tiêu để góp phần giải quyết.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng hẹp khúc nối bể thận- niệu quản ” với 2 mục tiêu:

1. Giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận - niệu quản tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận niệu quản qua đường nội soi sau phúc mạc tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

 

doc 148 trang dienloan 8600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng hẹp khúc nối bể thận - Niệu quản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng hẹp khúc nối bể thận - Niệu quản

Luận án Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng hẹp khúc nối bể thận - Niệu quản
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN ĐỨC MINH
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 64 DÃY VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN- NIỆU QUẢN 
Chuyên ngành	: Ngoại khoa
Mã số 	: 9720104
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Nguyễn Khải Ca
PGS.TS. Hoàng Long
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của nhiều nhà khoa học. Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Đức Minh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
BC
Bạch cầu
BN
Bệnh nhân 
BT
Bể thận
KNBT-NQ
Khúc nối bể thận - Niệu quản
CLVT
Cắt lớp vi tính
ĐMCD
Động mạch cực dưới
HC
Hồng cầu
HKNBT-NQ
Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản
NKTN
Nhiễm khuẩn tiết niệu
NQ 
Niệu quản
NSSPM
Nội soi sau phúc mạc
SA
Siêu âm
UIV
Urographie intra veineuse
Niệu đồ tĩnh mạch
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1. 	Phân độ ứ nước thận trên siêu âm theo Hiệp hội siêu âm thai nhi	11
3.1. 	Đặc điểm về nhóm tuổi và tỉ lệ giới	55
3.2. 	Nguyên nhân vào viện	56
3.3. 	Triệu chứng lâm sàng	56
3.4. 	Đặc điểm chức năng thận	57
3.5. 	Đặc điểm xét nghiệm nước tiểu	57
3.6. 	Đặc điểm siêu âm trước phẫu thuật	58
3.7. 	Độ ứ nước thận trên cắt lớp vi tính 64 dãy trước phẫu thuật	59
3.8. 	Động mạch bất thường trên cắt lớp vi tính 64 dãy trước phẫu thuật	59
3.9. 	Đặc điểm cắt lớp vi tính 64 dãy trước phẫu thuật	60
3.10. 	So sánh giá trị của đường kính bể thận giữa CLVT và đánh giá trong phẫu thuật	61
3.11. 	So sánh vị trí niệu quản xuất phát từ bể thận của cắt lớp vi tính và đánh giá trong mổ	62
3.12. 	So sánh bất thường động mạch thận của chụp cắt lớp vi tính và đánh giá trong mổ	63
3.13. 	Đánh giá sử dụng test Lasix trong phẫu thuật	65
3.14. 	Tỷ lệ bệnh nhân có động mạch cực dưới và sỏi kết hợp trong phẫu thuật	65
3.15. 	So sánh về một số đặc điểm phẫu thuật	66
3.16. 	So sánh về đánh giá trong phẫu thuật	67
3.17. 	So sánh về tai biến trong phẫu thuật	67
3.18. 	Đánh giá trong thời gian hậu phẫu	68
3.19. 	Biến chứng sau mổ	69
3.20. 	Thời gian nằm viện	69
3.21. 	Đánh giá kết quả điều trị sau 3 tháng	75
3.22. 	Theo dõi kết quả điều trị sau 12 tháng	76
3.23. 	Các yếu trong phẫu thuật liên quan đến kết quả phẫu thuật	79
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1. 	Đường cong ROC so sánh đường kính bể thận	61
3.2. 	Đường cong ROC so sánh xuất phát của niệu quản	62
3.3. 	Đường cong ROC so sánh bất thường động mạch thận	63
3.4. 	Phương pháp phẫu thuật	64
3.5. 	Các thuốc giảm đau sử dụng trong hậu phẫu	68
3.6. 	Đường kính trước bể thận trên cắt lớp vi tính trước và sau phẫu thuật	70
3.7. 	Độ dày nhu mô thận trên cắt lớp vi tính trước và sau phẫu thuật	71
3.8. 	Tỉ lệ ứ nước mức độ 3 và 4 trên cắt lớp vi tính trước và sau phẫu thuật	73
3.9. 	Tỉ lệ lưu thông thuốc cản quang xuống niệu quản kém trên cắt lớp vi tính trước và sau phẫu thuật	75
3.10. 	Đường kính trước bể thận trên siêu âm trước và sau phẫu thuật	77
3.11. 	Tỉ lệ giãn thận độ 3 và 4 trên siêu âm trước và sau phẫu thuật	78
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. 	Cấu trúc của niệu quản.	5
1.2. 	Các động mạch nuôi dưỡng niệu quản.	6
1.3. 	Mạch máu bất thường cực dưới đi qua khúc nối bể thận - niệu quản	9
1.4. 	Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản phải, tái tạo theo mặt phẳng axial	18
1.5. 	Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản trái tái tạo theo mặt phẳng coronal	19
1.6. 	Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản phải và động mạch phụ thận phải bắt ngang kỹ thuật dựng hình tái tạo đa bình diện.	19
1.7. 	Động mạch cực dưới thận phải gây hẹp khúc nối bể thận - niệu quản với kỹ thuật dựng hình trong không gian 3 chiều.	19
1.8. 	Tạo hình khúc nối kiểu vạt xoay xoắn của Culp-De Weerd.	21
1.9. 	Tạo hình của Anderson - Hynes.	22
1.10. 	Cắt xẻ khúc nối nội soi qua da.	23
1.11. 	Cắt xẻ khúc nối qua nội soi niệu quản ngược dòng.	24
1.12. 	Cắt xẻ khúc nối bằng bóng Acucise	25
1.13. 	Nong khúc nối bằng bong bóng	25
1.14. 	Bóc tách, bơm hơi tạo khoang sau phúc mạc	27
1.15. 	Vị trí các trocar trong phẫu thuật nội soi sau phúc mạc	28
1.16. 	Vị trí các trocar trong phẫu thuật nội soi trong phúc mạc	28
2.1. 	Dàn máy nội soi và dụng cụ mổ nội soi	41
2.2. 	Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản do nguyên nhân nội tại	43
2.3. 	Động mạch cực dưới chèn ép khúc nối bể thận - niệu quản	44
2.4. 	Khúc nối bể thận - niệu quản giãn to sau khi làm nghiệm pháp lasix	46
2.5. 	Khúc nối bể thận - niệu quản không thay đổi sau khi làm nghiệm pháp lasix	46
2.6. 	Khâu miệng nối trước rồi khâu bể thận	47
3.1. 	Khúc nối bể thận - niệu quản hẹp do tĩnh mạch sinh dục bắt chéo	65
3.2. 	Hình ảnh cắt lớp vi tính độ dày nhu mô thận	72
3.3. 	Thận giảm độ ứ nước sau mổ tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản	74
3.4. 	Hình ảnh cắt lớp vi tính: Đường kính trước sau khúc nối bể thận - niệu quản trên cắt lớp vi tính	80
3.5. 	Hình ảnh cắt lớp vi tính: Động mạch cực dưới bắt chéo khúc nối bể thận niệu quản	81
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản với danh pháp quốc tế Ureteopelvic Junction Obstruction là một trong những bệnh lý thường gặp trong niệu khoa do nguyên nhân nội tại hoặc do bên ngoài [1], [2], [3]. Phần lớn bệnh lý này là bẩm sinh. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 1/1000 trẻ mới sinh, còn ở Việt Nam theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh lý này là dị tật phổ biến nhất của thận - tiết niệu, chiếm tỉ lệ 21% [4], [5].
Tùy vào mức độ tổn thương mà biểu hiện lâm sàng sẽ sớm hoặc muộn và ở các mức độ khác nhau. Do đó nhiều bệnh nhân đến khám khi đã lớn tuổi [6], [7]. Bệnh có ảnh hưởng dần nên chức năng thận. Do vậy, nếu trì hoãn trong chẩn đoán hoặc không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến chức năng thận bị suy giảm một cách nhanh chóng, làm tiên lượng điều trị xấu hơn [3], [8], [9].
Điều trị ngoại khoa hẹp khúc nối bể thận niệu quản có ba phương pháp điều trị chính: phẫu thuật tạo hình mở, phẫu thuật nội soi ổ bụng và phẫu thuật nội soi trong lòng đường tiết niệu. Cả ba phương pháp điều trị đều có tỷ lệ thành công tương đối cao [5], [7], [10], [11], [12], [13], [14]. Một phân tích gộp đánh giá hiệu quả của từng phương pháp trên cho thấy: Phẫu thuật nội soi ổ bụng có tỷ lệ thành công cao và ít biến chứng hơn phẫu thuật mở [7].
Phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng tạo hình bể thận niệu quản được mô tả lần đầu tiên vào năm 1993 bởi Schuessler và cộng sự [15]. Năm 1996 Janetschek G và cộng sự báo cáo tạo hình bể thận - niệu quản qua đường nội soi sau phúc mạc [16]. Tác giả Tan H.L và cộng sự là người đầu tiên thực hiện kỹ thuật mổ nội soi tạo hình bể thận - niệu quản ở trẻ em bằng đường qua phúc mạc vào năm 1996 [17]. Các báo cáo sau này đã chứng minh phẫu thuật nội soi sau phúc mạc là một lựa chọn tốt thay thế phương pháp mổ mở truyền thống [18], [19], [20].
Việc lựa chọn quy trình điều trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chức năng thận, mức độ của ứ nước thận, nguyên nhân gây hẹp, các bệnh lý đi kèm[3], [21]. Và mục tiêu chính của điều trị là cải thiện mức độ lưu thông, duy trì hoặc cải thiện chức năng thận và giảm triệu chứng [3]. Do vậy, việc theo dõi đánh giá hình thái, chức năng thận sau mổ là vô cùng quan trọng.
Với sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong thời gian gần đây nhất là chụp cắt lớp vi tính 64 dãy đã đem lại giá trị lớn giúp không chỉ đánh giá hình thái mà còn chức năng thận. Bên cạnh đó nó còn cung cấp chi tiết hình ảnh giải phẫu của hệ tiết niệu, bệnh lý sỏi đi kèm, xác định có hay không mạch máu bất thường và vị trí cụ thể của bất thường đó từ đó giúp lập kế hoạch điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân [22], [23], [24].
Việc sử dụng chụp cắt lớp vi tính 64 dãy cũng như phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý này đã được áp dụng ở Việt Nam vài năm gần đây. Kỹ thuật mổ nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản đã được thực hiện tại khoa Tiết niệu bệnh viện Hữu nghị Việt- Đức từ năm 2007 và thu được thành công ban đầu đáng khích lệ. Đánh giá được hiệu quả của các phương pháp này là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu trong nước về phẫu thuật điều trị bệnh lý này, tuy nhiên nghiên cứu đánh giá với loại tổn thương nào sẽ chỉ định các phương pháp tạo hình phù hợp thì chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến. Đây là vấn đề mà đề tài nghiên cứu của chúng tôi thực hiện sẽ đặt ra mục tiêu để góp phần giải quyết.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng hẹp khúc nối bể thận- niệu quản ” với 2 mục tiêu:
1.	Giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận - niệu quản tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
2. 	Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận niệu quản qua đường nội soi sau phúc mạc tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH LÝ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN
Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản (HKNBT-NQ) với danh pháp quốc tế Ureteopelvic Junction Obstruction là nguyên nhân gây cản trở lưu thông nước tiểu từ bể thận (BT) xuống niệu quản (NQ), gây nên hiện tượng ứ nước thận, nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) mạn tính, lâu ngày dẫn đến sỏi tiết niệu và suy giảm dần chức năng thận. Phần lớn các trường hợp HKNBT-NQ là dị tật bẩm sinh, tuy nhiên bệnh lý này có thể không biểu hiện lâm sàng cho đến khi trưởng thành. Nguyên nhân do đè ép từ bên ngoài hoặc chít hẹp từ bên trong. Trước đây, triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh là sờ thấy khối u bụng. Ngày nay, nhờ sử dụng rộng rãi siêu âm chẩn đoán trước sinh, người ta có thể chẩn đoán sớm bệnh lý này khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ, từ đó có kế hoạch theo dõi và điều trị ngay sau sinh, giảm đáng kể tỷ lệ phải cắt thận do suy giảm chức năng. Ở người lớn và trẻ em khác, các triệu chứng gồm đau bụng vùng hạ sườn, nôn, đái máu, hội chứng NKTN trên. Bên cạnh đó, các thiết bị công nghệ hiện đại như siêu âm, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính đa dãy cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc phát hiện HKNBT-NQ đã cung cấp nhiều thông tin không chỉ về hình thái, chức năng của thận bị ảnh hưởng mà còn cung cấp chi tiết giải phẫu các mô xung quanh. Điều trị HKNBT-NQ gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. Việc lựa chọn điều trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chức năng thận, mức độ của ứ nước thận, nguyên nhân gây hẹp, các bệnh lý đi kèmMục tiêu chính của điều trị là giảm triệu chứng và duy trì hoặc cải thiện chức năng thận. Tuy nhiên, việc đánh giá thành công sau điều trị HKNBT-NQ còn gặp nhiều khó khăn [24], [25].
1.1.1. Phôi thai, giải phẫu khúc nối bể thận- niệu quản
1.1.1.1. Phôi thai học hình thành khúc nối bể thận-niệu quản
Vào cuối tuần thứ 4 của phôi nụ NQ phát triển tiến vào mầm thận cùng với quá trình phát triển của thận, đoạn gần phát triển kéo dài trở thành NQ lúc đầu đổ vào ổ nhớp (sau này đổ thẳng vào bàng quang), còn đoạn xa tiến vào hậu thận, phình rộng ra thành BT, rồi phân nhánh liên tiếp như cành cây thành các đài thận lớn, nhỏ, các ống góp vào tháng thứ 5. Sự phát triển của NQ xảy ra trong một pha liên tục tạo thành một ống và khi tiếp xúc với mầm thận sẽ thay đổi thành hình phễu, hình đài tiếp nối với ống góp chứa những giọt thanh lọc đầu tiên của thận. Nếu xuất hiện sự phát triển bất thường của nụ NQ ở giai đoạn này có thể phát sinh ra một số dị dạng bẩm sinh [26].
1.1.1.2. Giải phẫu học đài bể thận và niệu quản
Đài thận, BT và NQ là một khối đồng nhất về giải phẫu học cũng như sinh lý học. Thường mỗi thận có từ 7-14 đài thận nhỏ nhận nước tiểu từ các gai thận, hợp lại thành hai hay ba đài thận lớn. Các đài thận lớn hợp lại thành BT, rốn phễu nối tiếp với NQ, thường khoảng 1cm ở bờ dưới rốn thận. BT có thể nằm chìm trong thận (BT trong xoang) hoặc lộ ra ngoài thận (BT ngoài xoang). NQ là ống dẫn nước tiểu từ BT xuống bàng quang, dài khoảng 25-30 cm và chia làm hai đoạn: NQ bụng và NQ đoạn chậu, mỗi đoạn dài khoảng 12-15 cm. Đường kính ngoài khoảng 4-5mm, đường kính trong 2-3mm, có ba chỗ hẹp sinh lý ở khúc nối BT - NQ, ở chỗ NQ bắt chéo động mạch chậu và ở đoạn trong thành bàng quang.
Khúc nối bể thận niệu quản (KNBT-NQ) dài 2mm, là van sinh lý giữa BT và NQ có vai trò chống hiện tượng trào ngược từ NQ vào BT. 
* Cấu trúc của bể thận-niệu quản
Thành BT - NQ dầy khoảng 1mm được cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp niêm mạc (tunica mucosa): Là lớp tế bào biểu mô chuyển tiếp và mô liên kết (lamina propria), liên tục với niêm mạc đài thận ở trên và niêm mạc bàng quang ở dưới.
+ Lớp cơ (tunica muscularis) gồm 3 lớp: Lớp trong cơ dọc, lớp giữa cơ vòng, lớp ngoài thô sơ và chỉ gồm vài bó cơ dọc.
+ Lớp bao ngoài (tunica adventitia) hay lớp thanh mạc, bao phủ NQ và đám rối mạch máu nuôi dưỡng NQ.
Hình 1.1. Cấu trúc của niệu quản.
(MLK: mô liên kết, BMCT: biểu mô chuyển tiếp)
* Nguồn: theo Spitzer S. (2007) [27]
* Mạch máu và thần kinh:
a. Động mạch: BT - NQ từ trên xuống dưới được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu:
+ Nhánh của động mạch thận cung cấp máu cho BT và phần trên NQ. Khi tới gần rốn thận, mỗi động mạch thận chia làm nhiều nhánh đi vào xoang thận, một nhánh đi ở phía sau trên của BT, các nhánh còn lại đi ở phía trước BT. Các nhánh động mạch khi vào xoang thận sẽ cung cấp máu cho từng vùng mô thận riêng biệt, gọi là phân thùy thận, và không có thông nối với nhau giữa các nhánh này. Thông thường nhánh đầu tiên của động mạch thận là nhánh phân thùy sau, chia nhánh trước khi động mạch thận đi vào rốn thận và đi vào thận ở mặt sau BT. Nếu nhánh này đi qua mặt trước của NQ thì sẽ chèn ép KNBT-NQ gây ra tình trạng HKNBT-NQ.
Các nhánh của động mạch thận ở phía trước cung cấp máu cho một khu rộng hơn các nhánh ở phía sau. Giữa 2 khu có một vùng vô mạch gọi là đường Brodel, đường này là một đường cong cách bờ ngoài thận về phía sau khoảng 1cm.
Nhánh của động mạch tinh hoàn hay động mạch buồng trứng nuôi dưỡng phần trên đoạn NQ bụng. Nhánh của động mạch chậu chung nuôi dưỡng phần dưới đoạn NQ bụng. Nhánh động mạch bàng quang dưới hoặc đôi khi nhánh của động mạch trực tràng giữa nuôi dưỡng NQ đoạn chậu.
b. Tĩnh mạch: Máu trở về từ BTNQ đổ vào các tĩnh mạch tương ứng đi kèm động mạch
c. Bạch mạch: Đổ vào các hạch bạch huyết quanh cuống thận, thắt lưng và dọc động mạch chậu trong.
d. Thần kinh: Các thần kinh đến BT - NQ từ đám rối thận và đám rối hạ vị, gồm các sợi vận động chi phối vận động cho cơ trơn thành NQ và các sợi cảm giác mang cảm giác đau khi có sự căng đột ngột thành bể thận NQ.
Hình 1.2. Các động mạch nuôi dưỡng niệu quản.
Ghi chú: 1: Động mạch thận; 2: Động mạch sinh dục; 3: Động mạch chủ bụng; 4: Động mạch chậu gốc; 5: Động mạch chậu trong
* Nguồn: the ... úc nối bể thận- niệu quản. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(2): 92-98.
Ngô Đại Hải (2014). Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối niệu quản - bể thận kiểu cắt rời. Luận án tiến sỹ y học. Đại học Y dược TP HCM.
Nguyễn Thị Mai Thủy. (2015). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận-niệu quản ở trẻ dưới 5 tuổi. Luận án tiến sỹ y học. Học viện Quân Y.
Nguyễn Đức Duy, Trần Văn Nguyên, Tạ Quốc Trị và cộng sự (2015). Đánh giá kết quả tạo hình khúc nối bể thận- niệu quản qua nội soi hông lưng theo kiểu cắt rời. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19(4): 151-155.
Trương Thanh Tùng, Trần Văn Hinh (2017). Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản tại bệnh viện đa khoa Thanh Hóa. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 5: 167-172. 
Adamou H., Magagi I. A., Halidou M. (2019). Surgical management of pyelo-ureteral junction syndrome in a resource-limited setting: case of Zinder National Hospital, Niger. BMC Surgery, 19: 150.
Das S., Amar A. D. (1984). Ureteropelvic Junction Obstruction with Associated Renal Anomalies. The Journal of Urology. 131(5): 872-874. doi:10.1016/s0022-5347(17)50689-8. 
Đỗ Trường Thành, Nguyễn Huy Hoàng, Đỗ Ngọc Sơn (2018), “Vai trò của test lợi tiểu Lasix trong phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản tại bệnh viện Việt Đức nhân 11 trường hợp”, Tạp chí phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam, 2: 5-11.
Bachmann A., Ruszat R., Forster T., et al. (2006). Retroperitoneoscopic Pyeloplasty for Ureteropelvic Junction Obstruction (UPJO): Solving the Technical Difficulties. European Urology, 49(2): 264-272.
Algadiem A. E., Aleisa A. A., Alsubaie H. I., et al. (2016). Blood Loss Estimation Using Gauze Visual Analogue, Trauma Mon, 21(2): e34131.
Erlich T., Abu-Ghanem Y., Ramon J., et al. (2016). Postoperative Urinary Leakage Following Partial Nephrectomy for Renal Mass: Risk Factors and a Proposed Algorithm for the Diagnosis and Management. Scandinavian Journal of Surgery, 106(2): 139- 144.  doi:10.1177/1457496916659225 
VanDervoort K., Lasky S., Sethna C., et al. (2009). Hydronephrosis in Infants and Children: Natural History and Risk Factors for Persistence in Children Followed by a Medical Service. Clinical Medicine: Pediatrics, 1: 63-70.
Nguyễn Việt Hoa (2010). Nghiên cứu chẩn đoán sớm và điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ em bằng phẫu thuật Anderson- Hynes Luận văn tiến sỹ y học. Đại học Y khoa Hà Nội.
Singh O., Gupta S. S., Arvind N. K. (2011). Laparoscopic pyeloplasty: an analysis of first 100 cases and important lessons learned. Int Urol Nephrol, 43(1): 85-90.
 Esmaeili M., Esmaeili M., Ghane F., et al. (2016). Comparison Between Diuretic Urography (IVP) and Diuretic Renography for Diagnosis of Ureteropelvic Junction Obstruction in Children. Iran J Pediatr, 26(1): e4293.
Shah S. V., Shah S. M., Gohil V. B. (2019). Congenital UPJ Obstruction. Clin Surg, 4: 2418.
Huseynov M., Emre S., Ozcan B., et al. (2019). Does prematurity indicate poor prognosis in the treatment of infant ureteropelvic junction obstruction? Annals of Medical Research, 26(4): 542-5.
Dikranian A. H., Petitti D. B., Shapiro C. E., et al. (2005). Intravenous urography in evaluation of asymptomatic microscopic hematuria. J Endourol, 19(5): 595-7. doi:10.1089/end.2005.19.595
El-Ghar M., Refaie H., Sharaf., et al (2014). Diagnosing urinary tract abnormalities: intravenous urography or CT urography? Dove Press Journal. 4(7): 55-63.
Conlin M. J. (2002). Results of selective management of ureteropelvic junction obstruction. J Endourol, 16(4): 233-6. 
Tan B. J., Smith A. D. (2004). Ureteropelvic junction obstruction repair: when, how, what? Curr Opin Urol, 14(2): 55-9. 
Kawamoto S., Horton K. M., Fishman E. K. (2004). Computed tomography urography with 16-channel multidetector computed tomography: a pictorial review. J Comput Assist Tomogr, 28(5): 581-7. 
El-Nahas A. R., Abou-El-Ghar M., Shoma A. M., et al. (2004). Role of multiphasic helical computed tomography in planning surgical treatment for pelvi-ureteric junction obstruction. BJU Int, 94(4): 582-7. 
Krishnan V., Chawla A., Sharbidre K. G., et al. (2018). Current Techniques and Clinical Applications of Computed Tomography Urography. Current Problems in Diagnostic Radiology, 47(4): 245-256. 
Martin X., Rouviere O. (2001). Radiologic evaluations affecting surgical technique in ureteropelvic junction obstruction. Curr Opin Urol, 11(2): 193-6.
El-Ghar M., Shokeir A. A., El-Diasty T. A., et al. (2004). Contrast enhanced spiral computerized tomography in patients with chronic obstructive uropathy and normal serum creatinine: a single session for anatomical and functional assessment. J Urol, 172(3): 985-8. 
Calder A. D., Hiorns M. P., Abhyankar A., et al. (2007). Contrast-enhanced magnetic resonance angiography for the detection of crossing renal vessels in children with symptomatic ureteropelvic junction obstruction: comparison with operative findings. Pediatr Radiol, 37(4): 356-61.
Bolat MS., Acikgoz A., Akdeniz E., et al. (2016). Transperitoneal laparoscopic treatment of ureteropelvic obstruction:our initial experience: Laparoscopic Pyeloplasty. Medical Science and Discovery; 3(5): 230-5.
Janetschek G., Peschel R., Bartsch G. (2000). Laparoscopic Fenger Plasty. Journal of Endourology, 14(10): 889-893. doi:10.1089/end.2000.14.889 
Casale P., Grady R. W., Joyner B. D., et al. (2004). Comparison of dismembered and nondismembered laparoscopic pyeloplasty in the pediatric patient. J Endourol, 18(9): 875-8. 
Meng M. V., Stoller M. L. (2003). Hellstrom technique revisited: laparoscopic management of ureteropelvic junction obstruction. Urology, 62(3): 404-8; discussion 408-9.
Meng Q., Wang C., Gao Z., et al. (2017). Transperitoneal laparoscopic dismembered pyeloplasty for ureteropelvic junction obstruction in children. Transl Androl Urol, 6 (Suppl 3):
Kumar A., Tandon S., Kumar G., et al. (2016). Transperitoneal Laparoscopic Management of Pelvi-Ureteral Junction Obstruction with Associated Congenital Anomalies and Secondary Calculi: Our Technique and Experience. Videourology,  30(6):
Chiancone F., Fedelini M., Pucci L., et al. (2017). Laparoscopic management of recurrent ureteropelvic junction obstruction following pyeloplasty: a single surgical team experience with 38 cases. Int Braz J Urol, 43: 512-7.
Martina G. R., Verze P., Giummelli P., et al. (2011). A single institute's experience in retroperitoneal laparoscopic dismembered pyeloplasty: results with consecutive patients. J Endourol, 25(6): 999-1003. doi:10.1089/end.2010.0683.
Ahlawat R., Gautam G., Khera R., et al. (2009). Laparoscopic pyeloplasty using the postanastomotic dismemberment method: technique and results. J Endourol, 23(1): 89-96. 
Burgu B., Suer E., Aydogdu O., et al. (2010). Pelvic reduction during pyeloplasty for antenatal hydronephrosis: does it affect outcome in ultrasound and nuclear scan postoperatively? Urology, 76(1): 169-74.
Morsi H. A., Mursi K., Abdelaziz A. Y., et al. (2013). Renal pelvis reduction during dismembered pyeloplasty: is it necessary? J Pediatr Urol, 9(3): 303-6.
Reismann M., Gratz K., Metzelder M., et al. (2008). Excision of the Dilated Pelvis is not Necessary in Laparoscopic Dismembered Pyeloplasty. European Journal of Pediatric Surgery, 18(1): 19-21. doi:10.1055/s-2007-989298.
Calvert R. C., Morsy M. M., Zelhof B., et al. (2008). Comparison of laparoscopic and open pyeloplasty in 100 patients with pelvi-ureteric junction obstruction. Surg Endosc, 22(2): 411-4. 
Caione P., Lais A., Nappo S. G. (2010). One-port retroperitoneoscopic assisted pyeloplasty versus open dismembered pyeloplasty in young children: preliminary experience. J Urol, 184(5) : 2109-15. 
Sukumar S., Nair B., Sanjeevan K. V., et al. (2008). Laparoscopic assisted dismembered pyeloplasty in children: intermediate results. Pediatr Surg Int, 24(4): 403-6.
Wu J. T., Gao Z. L, Shi L., et al. (2009). Small incision combined with laparoscopy for ureteropelvic junction obstruction: comparison with retroperitoneal laparoscopic pyeloplasty. Chin Med J (Engl), 122(22): 2728-32. 
Rassweiler J. J., Subotic S., Feist-Schwenk M., et al. (2007). Minimally invasive treatment of ureteropelvic junction obstruction: long-term experience with an algorithm for laser endopyelotomy and laparoscopic retroperitoneal pyeloplasty. J Urol, 177(3): 1000-5.
Nguyễn Khắc Lợi, Trần Quán Anh (2001). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản ở người lớn tại bệnh viện Việt Đức, Tạp chí Y học Việt Nam, 4, 5, 6: 172-176.
Bùi Chín, Nguyễn Minh Tuấn, Phạm Trần Cảnh Nguyên, Trần Anh Dũng (2011). Điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản bằng phẫu thuật nội soi xuyên phúc mạc tại bệnh viện Đà Nẵng, Tạp chí Y học Thực Hành, 769 + 770: 293-299.
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
STT: ..SỐ HỒ SƠ: 
A.THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.Họ tên: 
2.Tuổi: 	3. Giới: 1.Nam [	]	2.Nữ	[	]
4.Địa chỉ: ...........................................................................................................
5.Nghề nghiệp: 1.Nhân viên hành chính [ ] 	 2.CN, BĐ, CA [ ] 
	3.Tự do [ ] 4. HSSV [	]	 5.Khác	[	]
6.Điện thoại: .. /..
7.Ngày vào viện: ..../...../ 8.Ngày ra viện: ..../../........
9.Chẩn đoán vào viện: ..
10.Chẩn đoán ra viện:	..
11.Tiền sử bản thân: ..
12.Tiền sử gia đình: ...
13.Lý do vào viện: 1.Đau TL	[	]	 2.Đái máu/đục	[	] 3.Phát hiện tình cờ [	]
B.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 
Ghi chú: 1: Có; 2: Không; 3: Có DH cơ năng nhưng đã giảm so với trước.
Chỉ số
Trước mổ
../.../
Tái khám sau mổ
Lần 1
../.../..
Lần 2
../.../..
Lần 3
../.../
a.Cơ năng
1.Đái buốt, rắt
2.Đái đục
3.Đái máu
4.Đau thắt lưng
5.Khác
6.Không T.chứng
b.Chỉ số nhân trắc/ Thực thể
1.HATĐ/HATT
2.Thận to
3.Không T. chứng
4.Khác
C.CẬN LÂM SÀNG
Chỉ số
Trước mổ
../.../
Tái khám sau mổ
Lần 1
../.../
Lần 2
../.../
Lần 3
../.../
a.Sinh hóa
1.Ure (mmol/l)
2.Cre (µmol/l)
3.GOT (U/L)
4.GPT(U/L)
b.Xét nghiệm nước tiểu
1.HC
2.BC
3.Protein
c.Siêu âm
1.ĐK trước sau bể thận
3.Độ dày nhu mô thận
4.Độ giãn thận (1,2,3,4)
e.CT 64 dãy
1.Thận bên đối diện
(tốt=0/ xấu=1)
2.Mức độ ứ nước thận
(1,2,3,4)
3.Độ dày nhu mô thận
(ghi số thực)
4.Độ giãn của đài thận(0,1,2,3)
5.Đường kính bể thận
6.Vị trí NQ xuất phát từ BT
(cao=1/ BT=0)
7.Góc BT-NQ
(nhọn=1/ tù=2)
8.Động mạch bất thường
(có=1/ không=0)
9.Lưu thông xuống NQ
(BT=0/ kém=1)
10.Sỏi thận NQ kèm theo
(có=1/ không=0)
f.Xạ hình thận
1.Chức năng thận bệnh
(ghi số thực)
2.Chức năng thận lành
3.Lưu thông của NQ
D.PHẪU THUẬT:
1-Chẩn đoán trước mổ: ...
2-Chẩn đoán sau mổ: ...
3-Ngày, giờ mổ: ../../..
Phương pháp mổ:
	1. Gỡ dính, cắt TC xơ () 	2.Cắt mạch bất thường () 
	3.Cắt rời tạo hình ()	4.Chuyển vị niệu quản ()
Thời gian phẫu thuật:	phút
6. Số trocar:	cái
7.Đánh giá tình trạng trong phẫu thuật
a-Toàn trạng: 1.Ổn định [ ] 2.Không ổn định	[ ] b-Nhu mô thận: 1.Dầy [ ] 2.Mỏng	[ ] c-Niệu quản: 1.Xuất phát cao [ ] 2.Bình thường	[ ] d-Góc bể thận niệu quản: 1.Nhọn [ ]	2.Tù [ ] e-Đường kính bể thận:	mm
f-Test lasix:1.Âm tính [ ] 2.Dương tính [ ] 3.Không làm [ ] g-Mạch máu bất thường: 1.Có [ ] 2.Không [ ]
nếu có: 1.Động mạch thận [ ] 2.Khác: ..
3.ĐK mạch BT:	mm
Sỏi kết hợp: 1.Có [	]	 2.Không	[	] nếu có:	1.Đài thận (	)	 
 2.Bể thận	(	) 3.Niệu quản	(	)
Lượng máu mất:	ml
k-Tai biến: 1.Chảy máu (	)	2.Rách PM () 3.Khác: ..
E.HẬU PHẪU
Toàn trạng:1.Bình thường	[	]	2.Bất thường	[	]
Nếu có: 1.Sốt	(	)	2.Thiếu máu (	)	3.Khác: ..
Thời gian có nhu động ruột:	giờ
Thời gian rút dẫn lưu hố thận:	giờ
Thời gian dùng thuốc giảm đau:	giờ
 Nếu có: 1.Paracetamol ()	2.Morphin (	) 3.Khác:...
Các biến chứng gần:
Rò nước tiểu () 2.Nhiễm trùng đường tiết niệu () 
3.Nhiễm trùng vết mổ (	) 4.Đái máu () 5.Đái đục () 
6.Biến chứng khác: ...........................................................................
Xử trí biến chứng: 1.Điều trị nội khoa [	]	2. Ngoại khoa [ ] 
7-Loại kháng sinh và thời gian sử dụng kháng sinh
Cefa III	liều:..../ ngày, thời gian	ngày
Amikacin	liều:..../ ngày, thời gian	ngày
New quinolon	liều:./ ngày, thời gian	ngày
Khác::..	liều:..../ ngày, thời gian	ngày
8-Thời gian nằm viện	ngày
F-Giải phẫu bệnh khúc nối:...........................................................................
Bác sỹ điều trị
DANH SÁCH BỆNH NHÂN
STT
Số lưu trữ
Họ và tên
Năm sinh
Ngày nhập viện
N39-12360
Hoàng Văn A.
1980
7/5/2012
N39-13341
Nguyễn Thị H.
1989
15/5/2012
N39-14277
Đỗ Thúy U.
1979
22/5/2012
N39-14648
Phạm Hải Y.
1987
25/5/2012
N39-18024
Võ Thị Ly N.
1983
21/6/2012
N39-20203
Nguyễn Văn H.
1991
9/7/2012
N39-23926
Lò Văn Th.
1981
6/8/2012
N39-24087
Phạm Hữu H.
1983
10/8/2012
N39-7280
Đoàn Văn Ph.
1989
15/3/2013
N39-8044
Trần Quang M.
1997
21/3/2013
N39-8783
Nguyễn Văn G.
1981
27/3/2013
N39-11053
Đoàn Thế M.
1962
15/4/2013
N39-13098
Lê Đình Tr.
1990
3/5/2013
N39-14963
Tạ Văn H.
1988
17/5/2013
N39-24429
Nguyễn Hồng Q.
1996
28/7/2013
N39-5969
Nguyễn Anh H.
1991
1/1/2014
N39-8988
Vũ Thị Th.
1989
7/1/2014
N39-722
Đặng Hồng Ch.
1961
7/1/2014
N39-1666
Nguyễn Thị Ch.
1978
11/1/2014
N39-5713
Nguyễn Văn H.
1997
28/2/2014
N39-8988
Nguyễn Viết V.
1990
28/3/2014
N39-12659
Võ Tuấn Ph.
1974
27/4/2014
N39-16418
Nguyễn Thành V.
1979
28/5/2014
N39-15829
Nguyễn Mạnh T.
1991
23/5/2014
N39-15572
Trần Thị Nh.
1994
22/5/2014
N39-17437
Phạm Ngọc B.
1998
5/6/2014
N39-21267
Phan Văn H.
1990
3/7/2004
N39-21463
Nguyễn Thị Thái H.
1995
4/7/2014
N39-21450
Nguyễn Văn Ch.
1990
4/7/2014
N39-21996
Hà Diệu L.
1992
8/7/2014
N39-22772
Đỗ Thị Lan A.
1989
14/7/2014
N39-23808
Hà Thị Kh
1980
21/7/2014
N39-23263
Nguyễn Thị Ch.
1946
23/7/2014
N39-24452
Hoàng Văn T.
1996
25/7/2014
N39-25776
Nông Đức Th.
1984
4/8/2014
N39-25075
Tạ Thị H.
1973
14/8/2014
N39-24915
Bùi Quang Tr.
1984
12/10/2014
N39-35929
Lê Thị A.
1986
15/10/2014
N39-37129
Bùi Duy A.
1995
28/10/2014
N39-1016
Vũ Trường L.
1998
10/1/2015
N39-
Thái Thị Bích L.
1972
10/1/2015
N39-2791
Lê Thành Tr.
1998
25/1/2015
N39-9513
Triệu Văn Q.
1984
27/3/2015
N39-19364
Nguyễn Long Th.
1965
7/6/2015
N39-14574
Hồ Sỹ H.
1984
5/5/2015
N39-14787
Dương Minh Đ.
1996
6/5/2015
N39-16529
Nguyễn Sỹ H.
1973
18/5/2015
N39-32185
Lương Thị T.
1980
27/8/2015
N39-40229
Nguyễn Thị D.
1990
19/10/2015
N39-47794
Nguyễn Đình Th.
1989
7/12/2015
N39-12262
Hoàng Thu Th.
1997
1/4/2016
N39-22584
Hoàng Thị Thái H.
1988
2/6/2016
N39-23508
Nguyễn Đức L.
1998
8/6/2016
N39-30303
Trần Duy L.
1994
17/7/2016
N39-30691
Nguyễn Thị Thanh Tr.
2000
19/7/2016
N39-35355
Bùi Nhật Kh.
2000
14/8/2016
N39-37948
Phạm Việt H.
1993
28/8/2016
N39-2264
Trần Thu H.
1991
30/8/2016
N39-41784
Phùng Đức B.
1992
21/9/2016
N39-49466
Đỗ Thị Th.
1950
8/11/2016
N39-39695
Lục Thanh D.
1974
22/8/2017
N39-41021
Nguyễn Thị Vân A.
1980
30/8/2017
Xác nhận của Bệnh viện

File đính kèm:

  • docnghien_cuu_gia_tri_chan_doan_cua_chup_cat_lop_vi_tinh_64_day.doc
  • doc2. TOM TAT LUAN AN (TIENG VIET).doc
  • doc3. TOM TAT LUAN AN (TIENG ANH).doc
  • docx4. THONG TIN KET LUAN MOI (TIENG VIET).docx
  • docx5. THONG TIN KET LUAN MOI (TIENG ANH).docx