Luận án Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế

Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt lạc có chứa 40 - 60% lipid, 26 - 34% protein, 6 - 25% gluxit, 8 loại axit amin không thay thế và các loại vitamin hòa tan làm nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Khả năng cố định đạm của các vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh trong nốt sần của cây lạc là đặc tính tuyệt vời làm lạc trở thành cây có khả năng bảo vệ, duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất rất hiệu quả. Gieo trồng lạc cải thiện được độ pH, hàm lượng mùn và độ phì nhiêu của đất, góp phần duy trì và tăng năng suất, sản lượng các cây trồng khác, tăng hệ số sử dụng đất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Đồng thời cũng là cây tạo ra tính đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lạc là cây trồng quan trọng trong hệ thống xen canh, luân canh với các cây trồng khác, đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất đối với các loại đất nghèo dinh dưỡng.

 Ở Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng, lạc chủ yếu được canh tác trên các loại đất nghèo dinh dưỡng. Diện tích trồng lạc ở Thừa Thiên Huế thường tập trung trên một số loại đất chính như đất cát ven biển, đất xám bạc màu và đất phù sa. Gần đây, cây lạc được gieo trồng ở đất vàng nhạt trên đá cát thuộc các huyện Nam Đông, A Lưới và một số xã thuộc huyện Hương Trà nhưng với diện tích rất ít. Trong 5 nhóm đất đồng bằng của tỉnh Thừa Thừa Thiên thì đất cát ven biển, chiếm tỷ trọng lớn nhất, với diện tích là 19.604 ha và tiếp theo là đất xám bạc màu, với diện tích là 800 ha. Hai loại đất này chiếm tỷ lệ khoảng 80% so với tổng diện tích trồng lạc của toàn tỉnh (Sở NN và PTNT Thừa Thiên Huế, 2013). Lạc được canh tác trên đất nghèo dinh dưỡng, đầu tư phân chuồng ngày càng hạn chế, điều kiện thời tiết không ưu đãi nên năng suất lạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế là thấp hơn so với các tỉnh khác (< 20,4="" tạ/ha).="" tuy="" nhiên,="" năng="" suất="" trên="" còn="" thấp="" so="" với="" tiềm="" năng="" năng="" suất="" của="" cây="" lạc="" và="" các="" vùng="" khác="" trong="" cả="" nước="" như="" trà="" vinh="" (51,1="" tạ/ha),="" đồng="" tháp="" (35,0="" tạ/ha)="" long="" an="" (31,5="" tạ/ha)="" (niên="" giám="" thống="" kê="" ngành="" nông="" nghiệp,="" 2014).="" trong="" khi="" lạc="" được="" xem="" là="" cây="" công="" nghiệp="" ngắn="" ngày="" chủ="" lực="" trong="" cơ="" cấu="" cây="" trồng="" của="" tỉnh.="" vì="" vậy,="" cần="" được="" quan="" tâm="" nghiên="" cứu="" các="" biện="" pháp="" kỹ="" thuật,="" nhằm="" nâng="" cao="" năng="" suất="" và="" hướng="" tới="" sản="" xuất="" lạc="" bền="" vững="" và="" thân="" thiện="" với="" môi="">

 

doc 131 trang dienloan 7920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế

Luận án Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt lạc có chứa 40 - 60% lipid, 26 - 34% protein, 6 - 25% gluxit, 8 loại axit amin không thay thế và các loại vitamin hòa tan làm nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Khả năng cố định đạm của các vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh trong nốt sần của cây lạc là đặc tính tuyệt vời làm lạc trở thành cây có khả năng bảo vệ, duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất rất hiệu quả. Gieo trồng lạc cải thiện được độ pH, hàm lượng mùn và độ phì nhiêu của đất, góp phần duy trì và tăng năng suất, sản lượng các cây trồng khác, tăng hệ số sử dụng đất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Đồng thời cũng là cây tạo ra tính đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lạc là cây trồng quan trọng trong hệ thống xen canh, luân canh với các cây trồng khác, đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất đối với các loại đất nghèo dinh dưỡng.
	Ở Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng, lạc chủ yếu được canh tác trên các loại đất nghèo dinh dưỡng. Diện tích trồng lạc ở Thừa Thiên Huế thường tập trung trên một số loại đất chính như đất cát ven biển, đất xám bạc màu và đất phù sa. Gần đây, cây lạc được gieo trồng ở đất vàng nhạt trên đá cát thuộc các huyện Nam Đông, A Lưới và một số xã thuộc huyện Hương Trà nhưng với diện tích rất ít. Trong 5 nhóm đất đồng bằng của tỉnh Thừa Thừa Thiên thì đất cát ven biển, chiếm tỷ trọng lớn nhất, với diện tích là 19.604 ha và tiếp theo là đất xám bạc màu, với diện tích là 800 ha. Hai loại đất này chiếm tỷ lệ khoảng 80% so với tổng diện tích trồng lạc của toàn tỉnh (Sở NN và PTNT Thừa Thiên Huế, 2013). Lạc được canh tác trên đất nghèo dinh dưỡng, đầu tư phân chuồng ngày càng hạn chế, điều kiện thời tiết không ưu đãi nên năng suất lạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế là thấp hơn so với các tỉnh khác (< 20,4 tạ/ha). Tuy nhiên, năng suất trên còn thấp so với tiềm năng năng suất của cây lạc và các vùng khác trong cả nước như Trà Vinh (51,1 tạ/ha), Đồng Tháp (35,0 tạ/ha) Long An (31,5 tạ/ha) (Niên giám thống kê ngành nông nghiệp, 2014). Trong khi lạc được xem là cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Vì vậy, cần được quan tâm nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất và hướng tới sản xuất lạc bền vững và thân thiện với môi trường.
Để tăng năng suất và sản lượng cây trồng thì các yếu tố như giống, phân bón, kỹ thuật canh tác,... đóng vai trò quan trọng, trong đó phân bón được xem là nhân tố chính. Tuy nhiên, việc lạm dụng sử dụng phân hóa học lâu dài sẽ dẫn đến đầu tư chi phí cao, nông dân thu được lợi nhuận thấp, đồng thời gây phát thải khí N2O càng nhiều. Mặt khác, sự dư thừa phân hóa học gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người [153]. Vấn đề tăng vụ trong sản xuất làm cho nhiều diện tích đất canh tác bị ô nhiễm, độ phì nhiêu và sức sản xuất của đất sẽ giảm, gây hiện tượng suy thoái dinh dưỡng. Ở các nước công nghiệp phát triển đã bón quá nhiều phân hóa học khiến môi trường bị suy thoái, chất lượng sản phẩm giảm sút [89].
Nghiên cứu tìm ra những biện pháp canh tác hiệu quả mà vẫn giữ được năng suất cao, đồng thời cải thiện độ phì nhiêu của đất và an toàn cho môi trường là rất cần thiết. Bên cạnh việc tìm ra những giống cây trồng mới có năng suất cao, thì người ta khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ, biện pháp này có thể tận dụng được tất cả những phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp để làm phân hữu cơ như rơm rạ, phân chuồng, tàn dư thực vật Sử dụng phân hữu cơ giúp giảm lượng phân hóa học, cải thiện tốt độ phì nhiêu đất. Phân hữu cơ không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì của đất [65].
Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của cây trồng, tăng cường khả năng giữ ẩm, khả năng cố định nitơ, phân giải phốt phát khó tan, hòa tan kali của đất qua đó giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn và góp phần làm tăng năng suất, chất lượng nông sản cũng như hạn chế phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Nhưng cho đến nay chưa có chế phẩm sinh học chuyên dụng cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế được nghiên cứu phát triển.
Vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế phân bón hóa học, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Điều này thật sự rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Ở Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung, việc ứng dụng phân hữu cơ và các sản phẩm sinh học chưa được rộng rãi, thậm chí còn rất hạn chế trong bối cảnh biến đổi khí hậu hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững và an toàn. 
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế” được thực hiện nhằm chọn được công thức phân bón có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, cây trồng và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lạc tại Thừa Thiên Huế.
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục đích của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của phân hữu cơ với các chế phẩm sinh học đến cây lạc, làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao năng suất lạc và phát triển sản xuất lạc bền vững theo hướng sinh học. 
Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiệu quả sử dụng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học về hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas đến sinh trưởng, phát triển, năng suất lạc và hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu.
- Là nguồn tài liệu tham khảo, thông tin mới làm cơ sở cho việc sử dụng chế phẩm sinh học cho cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu.
Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần ứng dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học có ích trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được sẽ là những tiến bộ khoa học mới làm cơ sở sản xuất lạc bền vững theo hướng sinh học ở Thừa Thiên Huế và các địa phương khác.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc trong chậu trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại nhà lưới Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế để xác định các công thức có tiềm năng cho sinh trưởng và năng suất, nhằm có cơ sở tiếp tục nghiên cứu trong điều kiện đồng ruộng. Thời gian tiến hành thí nghiệm trong nhà lưới từ tháng 01 - 04 năm 2013.
- Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc trong điều kiện đồng ruộng. Các thí nghiệm đồng ruộng được bắt đầu tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 10/2015 (bao gồm 4 vụ liên tục: Đông Xuân 2013-2014, Hè Thu 2014; Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu 2015). Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học đến sinh trưởng phát triển, các chỉ tiêu sinh lý, khả năng phòng trừ sâu bệnh, năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc.
- Mô hình ứng dụng phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas được tiến hành từ tháng 12/2015 đến tháng 6/2016.
- Thí nghiệm đồng ruộng và mô hình được thực hiện trên hai loại đất: đất cát ven biển tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và đất xám bạc màu tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được công thức bón phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas tốt nhất cho cây lạc trên 2 loại đất trồng lạc phổ biến tại Thừa Thiên Huế. Đất cát ven biển, công thức VI (02 tấn phân hữu cơ + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 50:50) và đất xám bạc màu, công thức V (02 tấn phân hữu cơ + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Trichoderma và Pseudomonas với tỷ lệ 30:70).	
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm sinh học đến việc cải tạo sinh tính và tính chất hóa học trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Vai trò của cây lạc
- Trong nền kinh tế quốc dân
Lạc là cây trồng cho giá trị sản lượng trên 1 ha chỉ xếp sau cây lúa (so sánh với bốn cây trồng vụ Xuân là lúa, ngô, lạc và đậu tương) nhưng hiệu quả thu được trên 1 ha thì lạc là cây đạt cao nhất. Như vậy, lạc là cây trồng có khả năng để làm giàu, vừa phù hợp với những nơi nghèo có vốn đầu tư thấp.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, lạc là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với khối lượng xuất khẩu lớn và có giá trị kinh tế cao. Châu Á và Châu Mỹ là hai châu lục có khối lượng xuất khẩu lạc lớn nhất (chiếm 78,56% khối lượng lạc xuất khẩu trên thế giới). Việt Nam là nước đứng thứ bảy trong số các nước xuất khẩu lạc chính sau Mỹ, Trung Quốc, Argentina, Sudan, Hongkong, Ấn Độ, Zambia [74].
Những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 70 - 80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước như Đức, Pháp, Ý... cho nên lạc là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng [78]. Mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu lạc nhân là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do có giá trị xuất khẩu cao và nhu cầu thị trường thế giới lớn. Hiện nay trên thị trường thế giới mỗi năm có khoảng 1,2 triệu tấn lạc nhân được giao dịch nên lạc nhân vẫn được xếp vào một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của đất nước.
- Trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến
Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công nghiệp thực phẩm, trong chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do khả năng cố định đạm (N) của nó. Rễ lạc có thể tạo ra các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành, đó là vi khuẩn Rhizobium vigna. Rhizobium vigna có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ đậu. Nhưng với lạc thì tạo được nốt sần lớn và khả năng cố định đạm cao hơn cả. Theo ước tính, cây họ đậu có thể đưa lại 80 triệu tấn đạm mỗi năm từ nguồn nitơ không khí [1].
Qua kết quả phân tích thân lá lạc cho thấy hàm lượng khoáng chất không thua kém gì phân chuồng. Tính theo chất khô thì tỷ lệ lân và kali trong thân lá lạc bằng 2 lần phân chuồng. Nên thân lá lạc còn là loại phân xanh có giá trị cả về chất lượng và khối lượng, và theo ước tính thì 01 ha thân lá lạc đủ bón cho 2 - 3 ha lúa và năng suất tăng rõ rệt [26].
Bên cạnh đó, lạc còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Thân lá có tỷ lệ đường >24%, protein >10% làm thức ăn xanh cho gia súc. Vỏ lạc có 3,7% protein; 1,4% lipid; 32,3% gluxit nên có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gia súc [60]. Trong công nghiệp, hạt lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu. Trên thế giới có khoảng 80% số lạc sản xuất ra được dùng ở dạng dầu ăn, khoảng 20% được chế biến bằng các sản phẩm khác như: bánh kẹo, mứt, bơ...
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc
Theo kết quả nghiên cứu, để đạt 1 tấn quả (kèm với thân lá), cây lạc lấy đi từ đất 64 kg N, 16 kg P2O5, 27 kg K2O, 26,3 kg Cao, 16,7 kg MgO và 7,1 kg S [14]. Hầu hết các loại đất trồng lạc ở nước ta có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, nông dân ít chú trọng đến việc bổ sung phân bón nên năng suất lạc đạt rất thấp. Năng suất lạc còn chênh lệch quá lớn giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực tế [15]. Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây trồng.
* Đạm (N)
Nitơ có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Nhu cầu đạm của lạc cao hơn nhiều so với các loại cây ngũ cốc vì hàm lượng protein trong hạt chiếm 26 - 34% cao hơn 1,5 lần so với hạt ngũ cốc.
Cây lạc có thể lấy nitơ từ nhiều nguồn: Nguồn nitơ từ khí trời thông qua vi khuẩn cố định đạm, nguồn nitơ có sẵn trong đất, nguồn nitơ từ phân hữu cơ và vô cơ. Nguồn đạm cố định được có thể đáp ứng được 50 - 70% nhu cầu đạm của cây lạc. Cây lạc là cây đậu đỗ có khả năng cố định nitơ phân tử do cộng sinh với vi khuẩn nốt sần để tổng hợp đạm cung cấp cho cây. Tuy nhiên, vì nốt sần của cây lạc được hình thành khi cây bắt đầu phân cành đến bắt đầu ra hoa, nên ở giai đoạn đầu sinh trưởng khi cây 3 - 4 lá cần bón bổ sung một lượng đạm hoặc bón một lượng phân hữu cơ, nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn cộng sinh ở giai đoạn sau [15], [35]. Lượng đạm bón cho cây có tương quan chặt chẽ đến chiều cao cây, chiều dài cành. Bón đạm quá ngưỡng sẽ gây nên hiện tượng mất cân đối giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, thân lá phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình tạo quả và hạt, dẫn đến năng suất thấp.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy trên nền phân chuống 8 -10 tấn/ha thì lượng đạm bón thích hợp là 30kg N/ha. Tăng liều lượng N lên 40kg N/ha sẽ làm giảm năng suất thực thu do sinh khối cây lạc phát triển mạnh [20]. Trần Thị Thu Hà (2004) [31] đã xác định, bón 30 kg N/ha cho năng suất lạc cao nhất và cao hơn từ 8,4 - 11,4% so với lượng bón 40 kg N/ha và 50 kg N/ha trên đất phù sa nghèo dinh dưỡng ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, trên đất cát ven biển Thừa Thiên Huế, Lê Thanh Bồn (1997) [9] đã xác định bón 40 kg N/ha làm tăng năng suất 10,18% so với đối chứng. Lượng N thích hợp cho cây lạc L23 tại Hà Tĩnh là 40 kg N/ha [56] và 30 kg N/ha đối với giống lạc LDH01 trên đất xám bạc màu ở Bình Định [11].
* Lân
Lân là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với lạc. Lân có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy sự hình thành nốt sần, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy sự ra hoa đậu quả sớm. Cây lạc có nhu cầu lân nhiều nhất ở thời kỳ từ ra hoa đến sau hình thành quả. Ở thời kỳ cây con hàm lượng lân trong cây không cao nhưng lân rất cần thiết để vi khuẩn nốt sần phát triển [82].
Theo nghiên cứu của Bùi Huy Hiền (1995) [35], trên đất cát biển không chua (pH 5,8 - 6,0) hiệu lực các loại phân lân (phân lân nung chảy và phân lân chậm tan) cao, chỉ thấp hơn supe lân trên nền 8 tấn phân chuồng + 30 kg N + 30 kg K2O/ha. Bón supe lân giúp năng suất lạc tăng 115% so với đối chứng và tăng 112% khi bón phân lân nung chảy.
Lượng lân thích hợp bón cho cây lạc trên đất cát biển ở Thừa Thiên Huế là 60 - 90 kg P2O5/ha [8]; trên đất xám bạc màu ở Bình Định là 90 kg P2O5/ha [11] và ở Hà Tĩnh là 120 kg P2O5/ha [56].
* Kali
Kali không trực tiếp đóng vai trò là thành phần cấu tạo của cây, nhưng tham gia vào các hoạt động của các enzym và là chất điều chỉnh xúc tác, làm tăng cường mô cơ giới, tăng tính chống đổ c ...  Trichoderma and Sclerotium rolfsii, Phytopathology 75, pp.458-462
95
Bell L.C and Edwar ds D.G. (1989), The role of aluminum in acid soil infertility, Soil management under humid conditions in Asia and Pacific, IBSRAM proceedings, No5
96
Benhamou, N. and Chet, I. (1993), Hyphal interactions between Trichoderma harzianum and Rhizoctonia solani: ultrastructure and gold cytochemistry of the mycoparasitic process, Phytopathology 83, pp.1062-1071
97
Cherif, M. and Benharnou, N. (1990), Cytochemical aspects of chitin breakdown during the parasitic action of a Trichoderma sp. on Fusarium oxysporum f. sp. radicis-lycopersici, Plytopathology 80, pp.1406-1414
98
Carsolio, C., Gutierrez, A., Jimenez, B., Van Montagu, M. and Herrera- Estrella, A. (1994), Characterization of ech42, a Trichoderma harzianum endochitinase gene expressed during mycoparasitism, Proceedings of the National Academy of Sciences 91, pp.10903-10907
99
Cattenlla A.J., Hartel P.G. and Fuhrmann J.J. (1999), Screening for plant growth- promoting rhizobacteria to promote early soybean growth. Soil. Sci. Soc. Am., 63: 1670-1680
100
Chang, Y.C., Baker, R., Kleifeld, O. and Chet, I. (1986), Increased growth of plants in the presence of the biological control agent Trichoderma harzianum, Plant Disease 70, pp.145-148
101
Chet, I. and Baker, R. (1981), Isolation and biocontrol potential of Trichoderma hamatum from soil naturally suppressive of Rhizoctonia solani, Phytopathology 71, pp.286-290
102
Chet, I., Harman, G.E. and Baker, R. (1981), Trichoderma hamatum: Its hyphal interactions with Rhizoctonia solani and Pythium spp., Microbial Ecology 7, pp.29-38
103
Chet, I., Benhamou, N. and Haran, S. (1998), Mycoparasitism and lytic enzymes, In: Harman, G.E. and Kubicek, C.P. (ed), Trichoderma and Gliocladium: Enzymes, Biological control and commercial application, Taylor and Francis, London, UK, pp.153-172
104
De la Cruz, J., Rey, M., Lora, J.M., Hidalgo-Gallego, A., Dorninguez, F., Pintor-Toro, J.A., Llobell, A. and Benitez, T. (1993), Carbon source control on β-glucanases, chitobiase and chitinase from Trichoderma harzianum, Archives of Microbiology 159, pp.316-322
105
Diby P, Saju KA, Jisa PJ, Sarma YR, Kumar A and Anandaraj M (2005), Mycolytic enzymes produced by Pseudomonas fluorescens and Trichoderma spp.against Phytophthora capsici, the foot rot pathogen of black pepper (Piper nigrum L.), Ann Microbiol., 55, pp.129 - 133
106
Dieko W. (2005), Tea somaclones with high yield and quality potential, International symposium on innovation in tea science and sustainable development in tea industry, pp.317
107
Dix, N.J. and Webster, J. (1995), Fungal ecology, 1st edn, Chapman and Hall, London, UK, 549 pp
108
Dutta, P. and Das, B.C. (1999), Control of Rhizoctonia solani in soybean (Glycine max) by farmyard manure culture of Trichoderma harzianum. Indian Journal of Agricultural Sciences, p.596-598
109
Elad, Y., Chet, I. and Baker, R. (1987), Increased growth response of plants induced by rhizobacteria antagonistic to soilborne pathogenic fungi, Plant Soil 98, pp.325-330
110
Elad, Y., Chet, I. and Henis, Y. (1982), Degradation of plant pathogenic fungi by Trichoderma harzianum, Canadian Journal of Microbiology 28, pp.719-725
111
Elad, Y., Chet, I., Boyle, P. and Henis, Y. (1983b), Parasitism of Trichoderma spp.on Rhizoctonia solani and Sclerotium rolfsii-scanning electron icroscopy and fluorescence microscopy, Phytopathology 73, pp.85-88
112
Gams, W. and Bissett, J. (1998), Morphology and identification of Trichoderma, In: Kubicek, C.P. and Harman, G.E. (ed), Trichoderma and Gliocladium: Basic biology, taxonomy and genetics, Taylor and Francis, London, UK, pp.3-31
113
Ganesan P and Gnanamanickam S S. (1987), Biological control of Sclerotium rolfsii sacc. in peanut by inoculation with Pseudomonas fluorescens. Soil Biology and Biochemistry. Volume 19, Issue 1, Pages 35-38
114
Geremia, R.A., Goldman, G.H., Jacobs, D., Ardilles, W., Vila, S.B., Van Montagu, M. and Herrera-Estrella, A. (1993), Molecular characterization of the proteinase-encoding gene, prb1, related to mycoparasitism by Trichoderma harzianum, Molecular Microbiology 8, pp.603-613
115
Ghisalberti, E.L., Narbey, M.J., Dewan, M.M. and Sivasithamparam, K. (1990), Variability among strains of Trichoderma harzianum in their ability to reduce take-all and to produce pyrones, Plant Soil 121, pp.287-291
116
Glickmann E., Gardar L., Jacquet S., Hussanin S., Elasri M., Petit A., Dessaux Y. (1998), Auxin production is a common feature of pathovars of Pseudomonas syringe. Research note, 11(2): 156-162
117
Giller, K.E., E. Witter, and S.P. McGrath (1998), Toxicity of heavy metals to microorganisms and microbial processes in agricultural soils, A review. Soil Biol. Biochem, 30, pp.1389-1414
118
Ha, T.T., Ficke A, Asiimwe T, Höfte M, Raaijmakers JM. (2007), Role of the cyclic lipopeptide massetolide A in biological control of Phytophthora infestans and in colonization of tomato plants by Pseudomonas fluorescens. New Phytologist 175, 2007
119
Ha, T.T., Kruijt, M., Raaijmakers, J.M. (2008), Diversity and activity of biosurfactant-producing Pseudomonas in the rhizosphere of black pepper in Vietnam. Journal of Applied Microbiology 104 (3), p.839 - 851
120
Haran, S., Schickler, H. and Chet, I. (1996a), Molecular mechanisms of lytic enzymes involved in the biocontrol activity of Trichoderma harzianum, Microbiology 142, pp.2321-2331
121
Hartmann, A., M. Rothballer and M. Schmid. (2008), Lorenz Hiltner, a pioneer in rhizosphere microbial ecology and soil bacteriology research. Plant Soil. 312:7-14
122
Hartmann, G.E., Howell, C.R., Viterbo, A., Chet, I. and Lorito, M. (2004), Trichoderma species-opportunistic, avirulent plant symbionts, Nature Reviews Microbiology 2, pp.43-56
123
Herman and Singh G, (1992), The role of integrated plant nutrition systems in sustainable and environmentally sound agriculturl development in India. Report of the expert consultation of the ASIA network on bio-organic fertilizers
124
Howell, C.R. (1998), The role of antibiosis in biocontrol, In: Kubicek, C.P. and Harman, G.E. (ed), Trichoderma and Gliocladium: Enzymes, biological control and commercial applications, Taylor and Francis, London, UK, pp.173-184
125
Howell, C.R., Stipanovic, R.D. and Lumsden, R.D. (1993), Antibiotic production by strains of Gliocladium virens and its relation to the biocontrol of cotton seedling diseases, Biocontrol Science and Technology 3, pp.435-441
126
Ibrahim, S.A. and Eleiwa, M.E. (2008). Response of groundnut (Arachis hypogaea L.) plants to foliar feeding with some organic manure extracts under different levels of NPK fertilizers. World J. Agric. Sci., 4, p.140- 148
127
Kamalakannan A, Mohan L, Harish S, Radjacommare R, Amutha G, Chitra K, Karuppiah R, Mareeswari P, Rajinimala N and Angayarkanni T. (2004), Biocontrol agents induce disease resistance in Phyllanthus niruri Linn against damping-off disease caused by Rhizoctonia solani, Egyptian Journal of Biological Pest Control 27.2, pp.536-545
128
Kay, S.J. and Stewart, A. (1994), Evaluation of fungal antagonists for control of onion white-rot in soil box trials, Plant Pathology 43, pp.371-377
129
Kishore GK , Greeher WJ. (1995), Managemet of stem rot of stem rot of peanuts (Arachis hypogaea) caused by Sclerotium rolfsii with fungicides. Crop Protection 14: 135-141
130
Kleifeld, O. and Chet, I. (1992), Trichoderma harzianum - interaction with plants and effects on growth response, Plant Soil 144, pp.267-272
131
Klein, D. and Eveleigh, D.E. (1998), Ecology of Trichoderma, In: Kubicek, C.P. and Harman, G.E. (ed), Trichoderma and Gliocladium: Basic biology, taxonomy and genetics, Taylor and Francis, London, UK, pp.57-74
132
Kredies L., Antal Z., Manczinger L., Szekres A., Kevei F., Nagy E., (2003), Influence of environmental parameter on Trichoderma strains with biocontrol potential, Food Technol. Biotechnol. 41(1), pp.37-42
133
Kumar, A., A. Prakash and B.N. Johri (2011), Bacillus as PGPR in Crop Ecosystem. In: D.K. Maheshwari (ed.), Bacteria in Agrobiology: Crop Ecosystems. Springer-Verlag, Berlin, Heidelberg. pp.37-59
134
Lieckfeldt, E., Kuhls, K. and Muthumeenakshi, S. (1998), Molecular taxonomy of Trichoderma and Gliocladium and their teleomorphs, In: Kubicek, C.P. and Harman, G.E. (ed), Trichoderma and Gliocladium: Basic biology, taxonomy and genetics, Taylor and Francis, London, UK, pp.35-56
135
Lorito, M., Farkas, V., Rebuffat, S., Bodo, B. and Kubicek, C.P. (1996), Cell wall synthesis is a major target of mycoparasitic antagonism by Trichoderma harzianum, Journal of Bacteriology 178, pp.6382-6385
136
Misra R.V., Roy R.N and Hiraoka H., (2003), On-farm composting methods, Fao, Roma
137
Muchtar and Soelaeman (2010), Effects of green manure and clay on the soil characterisrics, growth and yield of peanut at the coastal sandy soil, Journal Trop Soils, 15(2), pp.139-146
138
Ousley, M.A., Lynch, J.M. and Whipps, J.M. (1994), Potential of Trichoderma spp.as consistent plant growth stimulators, Biology and Fertility of Soils 17, pp.85-90
139
Papavizas, G.C. (1985), Trichoderma and Gliocladium: Biology, ecology, and potential for biocontrol, Annual Review of Phytopathology 23, pp.23-54
140
Peberdy, J.F. (1990), Fungal cell walls: A review, In: Kuhn, P.J., Trinci, A.P.J., Jung, M.J., Goosey, M.W. and Copping, L.G. (ed), Biochemistry of Cell Walls and Membranes in Fungi, Springer-Verlag, Heidelberg, Germany, pp.5-24
141
Prasad, K., Aggarwal, A., Yadav, K., and Tanwar, A. (2012). Impact of different levels of superphosphate using arbuscular mycorrhizal fungi and Pseudomonas fluorescens on Chrysanthemum indicum L. J,Soil Sci, Plant Nutr., 12: pp.451-462
142
Raaijmakers JM, Souza JT, Tran Thi Thu Ha, Boer M de, Geerds CF, Gunter G, Ficke A. (2004), Biosurfactants and biological control of zoosporic fungi. In: Book of Abstracts International Congress Rhizosphere 2004, Munich, Germany, pp.12-17
143
Rifai, M.A. (1989), A revision of the genus Trichoderma, Mycological Papers 116, pp.1-56
144
Rini CR and Sulochana KK. (2006), Management of seedling rot of chilli (Capsicum annuum L.) using Trichoderma spp.and fluorescent pseudomonads (Pseudomonas fluorescens). J. Trop. Agric., 44, pp.79-82
145
Rini CR and Sulochana KK. (2007), Usefulness of Trichoderma and Pseudomonas against Rhizoctonia solani and Fusarium oxysporum infecting tomato. Journal of Tropical Agriculture 45 (1-2), pp.21-28
146
Ron EZ and Rosenberg E (2001), Natural roles of biosurfactants. Environmental Microbiology
147
Schirmbock, M., Lorito, M., Wang, Y.L., Hayes, C.K., Arisanatac, I., Scala, F., Harman, G.E. and Kubicek, C.P. (1994), Parallel formation and synergism of hydrolytic enzymes and peptaibol antibiotics, molecular mechanisms involved in the antagonistic action of Trichoderma harzianum against phytopathogenic fungi, Applied Environmental Microbiology 60, pp.4364-4370
148
Sheela J and Packiaraj D. (2000), Management of collar rot of groundnut by Pseudomonas fluorescens. IAN.20, pp.50-51
149
Shiyam J.O. (2010), Growth and yield response of groundnut (Arachis hypogaea L.) to plant densities and phosphorus on an ultisol in Southeastern Nigeria, Libyan Agriculture Research Center Journal International, 1(4): pp.211-214
150
Souza de JT, De Boer M, De Waard P, Van Beek TA, Raaijmakers JM. (2003), Biochemical, genetic and zoosporicidal properties of cyclic lipopeptide surfactants produced by Pseudomonas fluorescens. Applied and Environmental Microbiology
151
Souza de JT. (2002), Distribution, diversity and activity of antibiotic-producing Pseudomonas spp, PhD thesis, Wageningen Univesity
152
Steyaert, J.M., Ridgway, H.J., Elad, Y. and Stewart, A. (2003), Genetic basis of mycoparasitism: a mechanism of biological control by species of Trichoderma, New Zealand Journal of Crop and Horticultural Science 31, pp.281-291
153
Stoltzuful J.R., P.P. Malarvithi, J.K. Ladha and F.J. de Bruijin., (1997), Isolation of endophytic bacteria from rice and assessment of their potential for supplying rice with biologically fixed nitrogen. Plant and Soil 194, pp.25-36
154
Suzuki S., He Y. and Oyaizu H. (2003), Indole-3- acetic acid production in Pseudomonas fluorescens HP72 and its association with supperession of creeping bentgrass brown patch. Current Microbiology, 47(2), pp.138-143
155
Thrane C, Nielsen MN, Sorencen J, Olsson S. (2000), Pseudomonas fluorescens DR54 reduces sclerotium formation, biomass development and disease incidence of Rhizoctonia solani causing damping-off in sugar beet. Microbial ecology 42, pp.438-445
156
Varshney, S., Chau be, H.S., Mishra, D.S., Sriwastava, P., (1999), Evaluation of biocontrol agents against soiborne plat pathogens. In: Nationnal Symposium on “Challenges & Prospects of Plant Pathology in the Coming Millennium”, held at Lucknow, Dec.9-11,1999
157
Verma, M., Brar, S.K., Tyagi, R.D., Surampalli, R.Y. and Valero, J.R. (2007), Antagonistic fungi, Trichoderma spp.: Panoply of biologicalcontrol, Biochemial Engineering Journal 37, pp.1-20
158
Vidhyasekaran P. (1998), Physiology of disease resistance in plants, CRC Press, Boca Raton, FL vol II p. 127
159
Weller DM. (1988), Biocontrol of soilborne plant pathogens in the rhizosphere with bacteria. Annual Review of Phytopathology. 26:379-407, Whipps JM. (2001), Microbial interactions and biocontrol in the rhizosphere. Journal of Experimental Botany. 52: 487-511
160
Wilcox, W.F., Harman, G.E. and Di Pietro, A. (1992), Effect of gliotoxin on growth, sporulation, and zoospores motility of seven Phytophthora spp.in vitro, Phytopathology 82, pp.1121
161
Windham, M.T., Elad, Y. and Baker, R. (1986), A mechanism for increased plant growth induced by Trichoderma spp., Phytopathology 76, pp.518-521
162
Witkowska D, Maj A (2002), Production of lytic enzymes by Trichoderma spp.and their effects on the growth of phytopathogenic fungi, Folia Mirobiol, 47(3), pp.279-282
163
Wolfgang F., (1984), Soil organic matter as a source of nutrients, Organic matter and rice. International Rice Research Institute. pp.73-92
164
Xie H., Pasternat T.J. and Glick B.R. (1996), Isolation and characterization of mutants of the PGPR Pseudomonas putida GR 12-2 that overproduce IAA. Curent Microbiology, 32(2), pp.67-71
165
Yadav A and Aggarwal A, (2015), The associative effect of arbuscular mycorrhizae with Trichoderma viride and Pseudomonas fluorescens in promoting growth, nutrient uptake and yield of Arachis hypogaea L. New York Science Journal 8:1
166
Yadav, R.N.P (2013a), Preparation and characterization of stable adducts of pentafluorophenylantimony(III) chloride, (Rf) nSbCl3-n. Nep.J. of Integrated Sciences. 3(1), pp.5-12
167
Yadav, R.N.P (2013b), Synthesis, characterization and reactions of cationic complexes of arylantimony(III) chloride, RrnSbCl3-n with perchlorate and tetrafluoroborate anions. Int.J. Appl. Sci. Biotechnol. 1(2), pp.42-48

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_hieu_qua_su_dung_phan_huu_co_voi_che_pham.doc