Luận án Nghiên cứu hội chứng Chổi Rồng trên cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) và biện pháp quản lý tổng hợp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) là một trong những loại cây ăn trái

chủ lực của Việt Nam với diện tích 88.227,5 ha, đứng hàng thứ ba, sau cây

xoài và cây chuối (Cục Trồng trọt, 2011). Nhãn đang có thị trường tiêu thụ tại

Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay sản xuất nhãn

đang gặp trở ngại lớn là dịch bệnh CR xuất hiện và gây hại rất nghiêm trọng

tại các vùng sản xuất nhãn trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Nam với diện

tích 39.181 ha, trong đó diện tích nhiễm bệnh 24.452 ha, chiếm 62,4% diện

tích trồng nhãn (Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, 2012).

Bệnh CR xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 1955 và một số nước như Thái

Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Brazil (So và Zee, 1972; Menzel và ctv., 1989),

CR được xem là một trong những dịch hại quan trọng nhất trên nhãn (Chen và

ctv., 1992; Coates và ctv., 2003). Tại Việt Nam, bệnh CR được ghi nhận tại

miền Bắc vào năm 1999 (Đặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh Trung, 1999) và tại

miền Nam vào năm 2001 (Mai Văn Trị, 2004). Triệu chứng bệnh CR được ghi

nhận trên chồi non, lá và hoa (Chen và Xu, 2001; Menzel và ctv., 1989). So và

Zee (1972), Kuang (1997) và Zhang và Zhang (1999) đã mô tả triệu chứng

bệnh CR là ngọn và phát hoa co cụm lại, lá non và phát hoa trên chồi nhiễm

CR sinh trưởng kém, biến dạng, hoa phát triển bất thường và không thể hình

thành trái hoặc phát triển rất ít trái. Bệnh này lây lan rất nhanh làm cho diện

tích nhiễm bệnh ngày càng tăng, gây hại rất nghiêm trọng và gây thất thu năng

suất nhãn từ 10-80%, tùy theo mức độ gây hại, thậm chí có những vườn bị

nhiễm bệnh 100%, không cho thu hoạch, gây thiệt hại rất lớn đến thu nhập và

đời sống của phần đông nhà vườn tại các vùng trồng nhãn tập trung như Vĩnh

Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ và

Hậu Giang. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thuốc BVTV hóa học ảnh hưởng đến

môi trường, sức khỏe của người sản xuất và để lại dư lượng trong sản phẩm

nhãn. Do sản xuất nhãn bị thiệt hại nghiêm trọng nên Bộ Nông nghiệp và

PTNT đã đưa CR vào danh mục dịch bệnh nguy hiểm được hưởng chính sách

hỗ trợ của Nhà nước (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010), đã có 7 tỉnh ĐBSCL

đã công bố dịch CR.

pdf 203 trang dienloan 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hội chứng Chổi Rồng trên cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) và biện pháp quản lý tổng hợp tại Đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hội chứng Chổi Rồng trên cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) và biện pháp quản lý tổng hợp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Luận án Nghiên cứu hội chứng Chổi Rồng trên cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) và biện pháp quản lý tổng hợp tại Đồng bằng sông Cửu Long
i 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
---------- 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của NCS Trần Thị Mỹ Hạnh 
với sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Huỳnh và TS. Nguyễn Văn Hòa. 
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công 
bố trong bất kỳ công trình nào khác. 
 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Tác giả luận án 
 PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUỲNH TRẦN THỊ MỸ HẠNH 
 TS. NGUYỄN VĂN HÒA
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành luận án, trước hết cho phép tôi được bày tỏ lòng kính 
trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Huỳnh và TS. 
Nguyễn Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn, động viên trong lúc gặp khó khăn và 
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện công trình nghiên 
cứu này. 
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm, đặc biệt là quý Thầy, Cô 
và các anh chị trong Bộ môn Bảo vệ Thực vật-Khoa Nông nghiệp và Sinh học 
Ứng dụng và các Thầy Cô của Trường Đại học Cần Thơ, những người đã dạy 
và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Cây ăn quả miền Nam và 
các anh chị em đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành 
luận án này. 
Tôi xin thành thật cảm ơn Thầy GS.TS. Vũ Triệu Mân-Hội Nghiên cứu 
bệnh hại thực vật Việt Nam, TS. Bùi Thị Ngọc Lan-Viện Cây ăn quả miền 
Nam, BS. Nguyễn Thanh Thủy-Viện Vệ sinh Dịch tể Trung Ương, TS. Phạm 
Đức Toàn-Viện Công nghệ Sinh học-Trường Đại học Nông Lâm, KS. Trần 
Văn Bé Năm-Viện Công nghệ Sinh học-Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình 
giúp đỡ và hỗ trợ thực hiện một số nội dung nghiên cứu có liên quan đến đề 
tài. 
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị, em bộ môn Bảo vệ Thực vật, bộ 
môn Công nghệ Sinh học-Viện Cây ăn quả miền Nam, em Nguyễn Châu Quốc 
Khánh, bạn bè và các bạn cùng khóa nghiên cứu sinh đã giúp đỡ và động viên 
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. 
Cuối cùng, xin dâng lên ba, mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng con, ba mẹ 
chồng đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho con và xin được chia sẻ niềm vui này 
đến chồng và con thương yêu đã luôn ủng hộ trong suốt thời gian thực hiện 
luận án này. 
 Cần Thơ, ngày tháng năm 
 Nghiên cứu sinh 
 TRẦN THỊ MỸ HẠNH 
iii 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu là kiểm tra sự hiện diện của vi 
sinh vật trong mẫu nhãn bệnh Chổi Rồng (CR), xác định vai trò của nhện lông 
nhung Eriophyes dimocarpi đối với bệnh CR trên nhãn, xác định đặc điểm 
hình thái, sinh học, sinh thái của nhện lông nhung E. dimocarpi, xây dựng 
hoàn thiện quy trình và thực hiện mô hình quản lý hiệu quả nhện lông nhung 
(NLN) và bệnh CR trên nhãn. Đối tượng nghiên cứu bệnh CR và NLN E. 
dimocarpi trên cây nhãn tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre từ 
01/2011 đến 11/2015. Nội dung luận án bao gồm: (1) Điều tra hiện trạng bệnh 
Chổi Rồng trên nhãn Tiêu da bò tại Tiền Giang và Vĩnh Long. (2) Nghiên cứu 
tác nhân gây bệnh Chổi Rồng và phương thức truyền bệnh trên nhãn. (3) 
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của nhện lông nhung trên 
nhãn tại các tỉnh ĐBSCL. (4) Nghiên cứu mức độ mẫn cảm đối với bệnh Chổi 
Rồng của các giống nhãn và (5) Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp nhện 
lông nhung và bệnh Chổi Rồng trên nhãn. Kết quả cho thấy: (1) bệnh CR xuất 
hiện phổ biến nhất theo cơi đọt non của cây nhãn và vào mùa nắng, giống 
nhãn Tiêu da bò (TDB) được trồng rất phổ biến, chiếm 92% và thiệt hại về 
năng suất do bệnh CR gây ra tại các huyện điều tra là từ 11,5 đến 66,0%. (2) 
Chẩn đoán tác nhân gây bệnh CR bằng phương pháp PCR, nested-PCR, RT-
PCR trên mẫu nhãn nhiễm bệnh và kết quả giải trình tự cho thấy chưa phát 
hiện có sự hiện diện chắc chắn của phytoplasma, vi khuẩn hay vi rút. Tuy 
nhiên, quan sát lát cắt siêu mỏng của mẫu nhãn bệnh lại cho thấy có hiện diện 
rải rác của một dạng giống như bó sợi của nhóm vi rút hình sợi, với chiều dài 
từ 385-1860 nm và đường kính từ 393-472 nm. Nhện lông nhung được khẳng 
định là môi giới truyền bệnh CR trên nhãn và bệnh này không lưu truyền qua 
mắt ghép hay qua hạt. (3) Nhện lông nhung gây hại trên nhãn tại Tiền Giang 
và Vĩnh Long là loài E. dimocarpi (Acari: Eriophyidae), vòng đời của NLN E. 
dimocarpi là 13,70±2,16 ngày. (4) Trong 14 giống nhãn được thử nghiệm tính 
chống chịu bệnh CR, kết quả cho thấy giống nhãn TDB có tính “nhiễm nặng”, 
giống nhãn Edor, Vũng Tàu và Thạch kiệt có tính “nhiễm”, các giống nhãn 
Xuồng cơm trắng, Cùi, Lồng Hưng Yên, nhãn lai NL1-19 có tính “nhiễm 
trung bình”, giống nhãn Giồng, Sài Gòn và nhãn lai NL1-23 được đánh giá là 
có tính “kháng trung bình”, trong khi giống nhãn Xuồng cơm vàng, Long và 
Super chưa thể hiện triệu chứng bệnh ở điều kiện ngoài vườn sau 11 tháng bố 
trí thí nghiệm. (5) Kết quả của các thử nghiệm trong đề tài đã được chọn lọc 
để đưa vào viết quy trình và lập mô hình về quản lý tổng hợp bệnh CR trên 
nhãn. Kết quả của 3 mô hình thực hiện tại Tiền Giang cho thấy mật số NLN và 
tỷ lệ nhiễm bệnh CR ở lô mô hình thấp hơn so với lô đối chứng ở các thời 
iv 
điểm theo dõi, nên năng suất của lô mô hình đạt lần lượt là 11.956 kg/ha (mô 
hình 1), 14.296 kg/ha (mô hình 2) và 10.120 kg/ha (mô hình 3) cao hơn so với 
lô đối chứng đạt tương ứng là 3.302 kg/ha (mô hình 1), 5.498 kg/ha (mô hình 
2) và không cho năng suất ở mô hình 3. Do đó lợi nhuận đạt được của lô mô 
hình là 208,01 triệu đồng/ha ở mô hình 1, 248,91 triệu đồng/ha ở mô hình 2 và 
166,33 triệu đồng/ha ở mô hình 3 cao hơn so với lô đối chứng đạt lần lượt là 
44,54 triệu đồng/ha ở mô hình 1, 98,08 triệu đồng/ha ở mô hình 2 và lỗ 18,50 
triệu đồng/ha ở mô hình 3. 
Từ khóa: Bệnh Chổi Rồng, cây nhãn, nhện lông nhung E. dimocarpi. 
v 
SUMMARY 
The research was conducted with the aim of check the presence of 
microorganisms in Longan Witches‟ broom (LWB) samples, determine roles 
of mite Eriophyes dimocarpi to LWB, find out the morphology, biological and 
ecological characteristics of mite Eriophyes dimocarpi, complete the 
procedure and implement the model integrated management of E. dimocarpi 
and LWB on longan. The research was applied on longan trees in Tien Giang, 
Vinh Long and Ben Tre from 01/2011 to 11/2015. The dissertation includes: 
(1) Investigate the current state of LWB on longan in Tien Giang and Vinh Long. 
(2) Study the pathogen of LWB and spreading method on longan. (3) Study the 
morphology, biological and ecological characteristics of mite E. dimocarpi on 
longan in Mekong Delta. (4) Study the sensitivity of the longan varieties to LWB 
and (5) Study the integrated management method of E. dimocarpi and LWB on 
longan. The results showed that: (1) Longan Witches‟ broom appear the most 
according to the buds of longan trees and in sunny season. Tieu da bo variety 
was planted so commonly, holding 92%, and the damage of productivity 
caused by LWB in the investigated districts was from 11.5 to 66.0%. (2) The 
pathogens of LWB were diagnosed by PCR, nested-PCR, and RT-PCR 
methods on the longan infected samples and the results of sequence 
explanation showed that the definite presence of phytoplasma, bacteria or 
viruses was not discovered. The observations of super-thin slices of infected 
samples showed that there were scattered presence of a form similar with the 
fiber bundle of fiber virus group, length from 385 to 1860 nm and width from 
393 to 472 nm. Mite E. dimocarpi affirms that this was vector of LWB on 
longan, the disease does not spread via grafted knots and seed. (3) The mite 
which was vector of LWB was Eriophyes dimocarpi (Acari: Eriophyidae). 
Life cycle of mite E. dimocarpi was 13,70±2,16 days. Host plants of this mite 
were longan Dimocarpus longan, rambutan Nephelium lappaceum and casava 
Manihot esculenta. (4) The resistance against LWB of 14 longan varieties 
showed that Tieu da bo variety was assessed as “severely infected”, the next 
was Edor, Vung Tau and Thach Kiet which were assessed as “infected”, the 
followings were Xuong com trang, Cui, Long Hung Yen which were assessed 
as “averagely infected”, the varieties Giong, Sai Gon and hybrid NL1-23 were 
assessed as “average resistant”, the varieties of Xuong com vang, Long and 
Super have not presented the symptom of Witches‟ broom in the condition of 
orchard after 11 months of experiment. (5) The results of above experiments 
have been selected in order to write the procedure and set up the models of 
integrated management of LWD on longan. The results of 3 models 
implemented in Tien Giang showed that density of E. dimocarpi and the rate 
vi 
of LWB infection were lower than the ones of control plot at the monitoring 
time, so the productivities of treatment plots were respectively 11,956 kg/ha 
(model 1), 14,296 kg/ha (model 2) and 10,120 kg/ha (model 3), higher than 
the control plots correlatively 3,302 kg/ha (model 1), 5,498 kg/ha (model 2) 
and no productivity in model 3. Therefore, the obtained profits of treatment 
plots were 208.01 million dong/ha in model 1, 248.91 million dong/ha in 
model 2 and 166.33 million dong/ha in model 3, higher than the control plots, 
respectively 44.54 dong/ha in model 1, 98.08 dong/ha in model 2 and loss 
18.50 dong/ha in model 3. 
Key words: Longan Witches’ broom, longan tree, Long Nhung mite E. 
dimocarpi. 
vii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ...................................... Error! Bookmark not defined. 
LỜI CẢM ƠN ............................................ Error! Bookmark not defined. 
TÓM TẮT ............................................................................................... iii 
SUMMARY ............................................................................................. v 
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................. x 
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................. xv 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ xviii 
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ........................................................................ 1 
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 
1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu ................................................................................. 2 
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................... 2 
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 2 
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 2 
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3 
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3 
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 
1.4.3. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 3 
Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 4 
2.1. Giới thiệu về cây nhãn................................................................................................ 4 
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố ............................................................................................ 4 
2.1.2. Một số giống nhãn ở nước ta .................................................................................. 4 
2.2. Nghiên cứu về bệnh Chổi Rồng trên nhãn ................................................................. 6 
2.2.1. Ký chủ và phân bố .................................................................................................. 6 
2.2.2. Tình hình bệnh Chổi Rồng trên nhãn ...................................................................... 7 
2.2.3. Triệu chứng bệnh Chổi Rồng trên nhãn .................................................................. 9 
2.2.4. Phương pháp xác định tác nhân gây bệnh trên cây trồng và các nghiên cứu về tác 
nhân gây bệnh Chổi Rồng trên nhãn ...............................................................................10 
2.2.4.1. Phương pháp xác định tác nhân gây bệnh trên cây trồng .................................10 
2.2.4.2. Các nghiên cứu về tác nhân gây bệnh Chổi Rồng trên nhãn .............................13 
2.2.5. Môi giới truyền bệnh Chổi Rồng trên nhãn ..........................................................14 
2.3. Nghiên cứu về nhện thuộc họ Eriophyidae trên một số cây trồng và nhện lông 
nhung Eriophyes dimocarpi trên nhãn ............................................................................ 15 
2.3.1. Nghiên cứu về nhện thuộc họ Eriophyidae trên một số cây trồng ........................15 
2.3.1.1. Phân bố của nhện Eriophyidae ..........................................................................15 
2.3.1.2. Đặc điểm phân loại và hình thái của nhện Eriophyidae ....................................15 
viii 
2.3.1.3. Đặc điểm sinh học và cách gây hại của nhện Eriophyidae ...............................15 
2.3.2. Nghiên cứu về nhện lông nhung E. dimocarpi trên cây nhãn ............................... 20 
2.3.2.1. Vị trí phân loại ...................................................................................................20 
2.3.2.2. Ký chủ, đặc điểm sinh học và sinh thái ..............................................................20 
2.3.2.3. Cách gây hại ......................................................................................................21 
2.4. Biện pháp quản lý Chổi Rồng trên nhãn .................................................................. 21 
2.4.1. Sử dụng vật liệu trồng an toàn và tính kháng của giống .......................................21 
2.4.2. Biện pháp canh tác ................................................................................................22 
2.4.3. Biện pháp sinh học, dịch trích thảo mộc và sử dụng kháng sinh ..........................23 
2.4.4. Biện pháp hóa học .................................................................................................24 
2.4.5. Quản lý tổng hợp bệnh Chổi Rồng........................................................................25 
2.5. Giới thiệu một số loại nấm gây bệnh côn trùng và dịch trích thảo mộc ................... 25 
2.5.1. Giới thiệu một số loại nấm gây bệnh côn trùng gây hại cây trồng ........................ 25 
2.5.1.1. Điều kiện, phương thức xâm nhiễm và phát triển của nấm ký sinh côn trùng ...26 
2.5.1.2. Đặc tính của một số loài nấm ký sinh côn trùng phổ biến .................................27 
2.5.2. Sơ lược về một số dịch trích thảo mộc ............................................ ... rmazi, S., 
Weissenbach, J., Li, T., Camacho, P. & Sghir, A., 2009. Towards the 
definition of a core of microorganisms involved in anaerobic digestion of 
sludge. International Society for Microbial Ecology Journal, 3 (6): 700-714. 
Roges, S.O. & Bendich, A.I.J., 1988. Extraction of DNA from plant tissues. 
Plant molecular Biology manual. Kluwer academic publishers, 
Dordrecht, printed in Belgium: 1-10. 
Rossouw, D.J. & Smith, A.J., 1963. The relation of Calacarus citrifolii Keifer 
to concentric ring blotch of citrus. South African Citrus Journal, 354: 7-9. 
Sabanadzovic, S., Abou, N.G., Henn, A. & Lawrence, A., 2008. 
Characterization of a petinia strain of turnip vein-clearing virus. Journal 
of Plant Pathology, 90 (3): 505-509. 
Sagaram, U.S., DeAngelis, K.M., Trivedi, P., Andersen, G.L., Lu, S.E. & 
Wang, N., 2009. Bacterial diversity analysis of Huanglongbing 
pathogen-infected citrus, using PhyloChip arrays and 16S rRNA gene 
clone library sequencing. Applied and Environmental Microbiology, 75 
(6): 1566-1574. 
Sato, M.E., Da Silva, M.Z., Raga, A., Cangani, K.G., Veronez, B. & Nicastro, 
R.L., 2011. Spiromesifen toxicity to the spider mite Tetranychus urticae 
and selectivity to the predator Neoseiulus californicus, Phytoparasitica, 
39 (5): 437-445. 
Sauer, P., Gallo, J., Kesselova, M., Kolar, M. & Koukalova, D., 2005. 
Universal primers for detection of common bacterial pathogens causing 
prosthetic joint infection. Biomed. Pap. Med. Fac. Univ. Palacky 
Olomouc Czech Republic, 149 (2): 285-288. 
Sdoodee, R., Schneider, B., Padovan, A.C. & Gibb, K.S., 1999. Detection and 
genetic relatedness of Phytoplasma associated with plant disease in 
Thailand. Journal of Biochemistry, Molecular Biology and Biophysics, 3: 
133-140. 
Searle, C.M.S.L., 1978. Citrus bud mite, Aceria sheldoni (Ewing). Trong: 
Bedford, E.C.G. (ed.) Citrus pests in the Republic of South Africa. 
Science Bulletin, Department of Agricultural Technical Services, 
Republic of South Africa, 391: 26-32. 
Seki, M., 1979. Ecological studies of the pink citrus rust mite, Aculops 
pelekassi (Keifer), with special reference to the life cycle, forecasting of 
occurrence and chemical control of A. pelekassi. Special Bulletin of the 
Saga Prefectural Fruit Tree Experiment Station, 2: 1-66. 
Shi, W.B. & Feng, M.G., 2004. Lethal effect of Beauveria bassiana, 
Metarhizium anisopliae and Paecilomyces fumosoroseus on the eggs of 
Tetranychus urticae (Acari: Tetranychidae) with a description of a mite 
egg bioassay system. Biology Control, 30: 165-173. 
Singh, R.S., 2001. Introduction to principles of plant pathology. Oxford & 
IBH publishing co. Pvt. Ltd.: 358 trang. 
180 
Slykhuis, J.T., 1955. Aceria tulipae Keifer (Acarina: Eriophyidae) in relation 
to the spread of wheat streak mosaic. Phytopathology, 45: 116-128. 
Smart, C., Schneider, B., Blomquist, C., Guerra, L. & Harrison, N., 1996. 
Phytoplasma specific PCR primers based on sequences of the 16S-23S 
rRNA spacer region. Applied and Environmental Microbiology, 62: 
2988-2993. 
Smith, L.M. & Stafford, E.M., 1948. The bud mite and the erineum mite of 
grapes. Hilgardia, 18: 317-334. 
So, V. & Zee, S.Y., 1972. A new virus of longan (Euphoria longana Lam.) in 
Hong Kong. PANS, 18: 283-285. 
Soliman, Z.R. & Abou-Awad, B.A., 1978. A new species of the genus 
Phyllocoptruta in the ARE. Acarologia, 20 (1): 109-111. 
Stephan, D., Moeller, I., Skoracka, A., Ehrig, F. & Maiss, E., 2008. Eriophyid 
mite transmission and host range of a Brome streak mosaic virus isolate 
derived from a full-length cDNA clone. Archives of Virology, 153: 181-185. 
Sternlicht, M., 1970. Contribution to the biology of the citrus bud mite Aceria 
sheldoni (Ewing) (Acarina: Eriphyidae). Annals of Applied Biology, 65: 
221-230. 
Storms, J.J.H., 1971. Some physiological effects of spider mite infestations on 
bean plants. Netherlands Journal of Plant Pathology, 77: 154-167. 
Swaine, G., Ironside, D.A. & Corcoran, R.J., 1991. Insect pest of fruit and 
vegetables. Queensland Department of Primary Industries, Brisbane, 
Autralia: 121. 
Swirski, E. & Amitai, S., 1958. Contribution to the biology of the citrus rust 
mite (Phyllocoptruta oleivora Ashm.) A. Development, adult longevity 
and life cycle. Katavim, 8: 189-207. 
Tamura, K., Dudley, J., Nei, M. & Kumar, S., 2007. MEGA4: Molecular 
Evolutionary Genetics Analysis (MEGA) software version 4.0. 
Molecular Biology Evolutionary, 24: 1596-1599. 
TCN 522-2002, 2002. Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng 
trừ NLN hại nhãn, vải của các thuốc trừ nhện, số: 42/2002/QĐ-BNN 
ngày 4/6/2002. 
Thái Hà & Đặng Mai, 2011. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn. Nhà xuất bản 
Hồng Đức, Hà Nội: 119 trang. 
Thuy, T.D.N., Samanta, P., Juan, F.M., Hoat, X.T. & Assunta, B., 2012. 
Detection and identification of Phytoplasmas associated with longan 
witches‟ broom in Vietnam. Phytopathogenic Mollicutes, 2 (1): 23-27. 
Tiwari, R., Tiwari, S. & Upadhyaya, P.P., 2013. An uncultured bacterium 
associated with infection in Capsicum annuum in India. Greener Journal 
of Agricultural Sciences, 2 (12): 836-842. 
Tono, T., Fujita, S. & Yamaguchi, S., 1978. Effect of infestation by citrus rust 
mite, Aculops pelekassi Keifer, on the development of Satsuma mandarin 
fruit and availability for juice processing from damaged fruit. Bulletin of 
the Faculty of Agriculture of Yamaguchi University, 44: 57-66. 
181 
Trần Nhân Dũng, 2011. Sổ tay thực hành sinh học phân tử. Nhà xuất bản Đại 
học Cần Thơ: 169 trang. 
Trần Thế Tục, 1999. Cây nhãn kỹ thuật trồng và chăm sóc. Nhà xuất bản 
Nông nghiệp Hà Nội: 73 trang. 
Trần Thế Tục, 2006. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn. Nhà xuất bản 
Nông nghiệp, Hà Nội: 65 trang. 
Trần Thị Thanh Bình, Trần Thị Như Hoa & Vũ Triệu Mân, 2011. Điều tra 
bệnh vi rút hại ngô và nghiên cứu bệnh khảm lá ngô (Sugarcane mosaic 
virus-SCMV) tại Chương Mỹ và Đan Phượng (Hà Nội). Hội thảo quốc 
gia bệnh hại thực vật Việt Nam, 10: 53-64. 
Trần Văn Mão, 2002. Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích. Tập II: Sử dụng 
vi sinh vật có ích. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 
Trần Văn Mão, 2004. Sử dụng vi sinh vật có ích tập II. Nhà xuất bản Nông 
Nghiệp: 65-81. 
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, 2012. Công tác phòng chống dịch bệnh 
CR hại nhãn tại các tỉnh phía Nam. Hội thảo Giải pháp phòng chống 
bệnh CR trên cây nhãn. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia-Bộ Nông 
nghiệp và PTNT: 11-16. 
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, 2015. Bệnh CR hại nhãn và biện pháp 
phòng trừ. Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: Một số giải pháp phòng 
trị sâu bệnh hại chính trên cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia-Bộ Nông nghiệp và PTNT: 35-40. 
Ungasit, P., Lamphany, D.N. & Apichartiphongchai, R., 1999. Longan-An 
important economic fruit tree for industry development. Faculty of 
Agriculture, Chiang Mai University: 137. 
Vacante, V., 1986. Influence of white mineral oil treatments on the population 
dynamics of some mites in a lemon orchard in Eastern Sicily. Trong: 
Cavalloro, R., Di Martino, E. (eds) Integrated Pest Control in Citrus 
Groves, Proceedings of the Experts’ Meeting, Acireale, Italy, 26-29 
March 1985, Balkema, Rotterdam, Netherlands: 423-431. 
Van Brussel, E.W., 1975. Interrelations between citrus rust mite, Hirsutella 
thompsonii and greasy spot on citrus in Surinam. Bulletin Agricultural 
Experimental Station of Surinam, 98: 1-66. 
Van der Merwe, G.G. & Coates, T.J., 1965. Biological study of the grey mite 
Calacarus citrifolii Keifer. South African Journal Agricultural Science, 
8: 817-823. 
Van Regenmortel, M.H.V., Fauquet, C.M., Bishop, D.H.L., Carstens, E., 
Estes, M., Lemon, S., Maniloff., J., Mayo, M.A., McGeoch, D., Pringle, 
C.R. & Wickner, R.B., 2000. Virus Taxonomy. Seventh report of the 
International committee on taxonomy of viruses. New York, San Diego: 
Academic Press. 
Villanueva, R.T. & Childers, C.C., 2007. Development of Iphiseiodes 
quadripilis (Banks) (Acari: Phytoseiidae) on pollen or mite diets and 
predation on Aculops pelekassi (Keifer) (Acari: Eriophyidae) in the 
Laboratory. Environmental Entomology, 36 (1): 9-14. 
182 
Vincenzo, L., Veronica, M.T. & Lattanzio, A.C., 2006. Role of phenolics in 
the resistance mechanisms of plants against fungal pathogens and insect. 
Journal of Agricultural Food Chemitry, 67: 23-67. 
Visitpanich, J., Sittigul, C. & Sardsud, V., 1996. Longan leaf curl symptoms in 
Chiang Mai and Lam Phun. Journal of Agriculture, 12 (3): 203-218. 
Visitpanich, J., Sittigul, C., Sardsud, V., Chanbang, Y., Chansri, P. & 
Aksorntong, P., 1999. Determination of the causal agents of decline, 
witches‟broom and sudden death symptoms of longan and their control. 
Thailand Research Fund Project Final Report. Dep. of Plant Pathology, 
Chiang Mai Uni., Thailand. 
Viswanathan, R., Balamuralikrishnan, M. & Poongothai, M., 2005. Detection 
of Phytoplasmas Causing Grassy Shoot Disease in Sugarcane by PCR 
Technique. Sugar Tech, 7: 71-73. 
Vũ Công Hậu, 1998. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông 
nghiệp: 486 trang. 
Vũ Khắc Nhượng, 2005. Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả ở 
Việt Nam. Tập 1: Cây có múi và nhãn vải. Nhà xuất bản Lao động và Xã 
hội: 65-70. 
Vũ Triệu Mân, 2010. Bệnh virus thực vật ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông 
nghiệp: 252 trang. 
Waite, G. K., 1999. New evidence further incriminates honey bees as vectors 
of litchi erinose mite Aceria litchii (Acari: Eriophyiidae). Experimental 
and Applied Acarology, 23 (2): 145-147. 
Waite, G.K. & Gerson, U., 1994. The predator guild associated with Aceria 
litchii (Acari: Eriophyidae) in Australia and China. Entomophaga, 39 (3-
4): 275-280. 
Waite, G.K. & Hwang, J.S., 2002. Pests of litchi and longan. Peña, J.E., Sharp, 
J.L. and Wysoki, M. (eds). Tropical Fruit Pests and Pollinators: Biology, 
Economic Importance, Natural Enemies and Control. Wallingford, UK: 
CABI Publishing: 331-359. 
Waite, G.K., 1999. New evidence further incriminates honey bees as vectors 
of litchi erinose mite Aceria litchii (Acari: Eriophyidae). Experimental 
and Applied Acarology, 23 (2): 145-147. 
Wallis, F.M., 1973. Ultrastructural histopathology of cabbage leaves infected 
with Xanthomonas campestris. Physiol. Plant Pathol., 3: 371-378. 
Walter, D.E. & Krantz, G.W., 2009. Collecting, rearing and preparing 
specimens. Trong: A manual of acarology (Eds: G.W. Krantz và D.E. 
Walter). Third edi., Texas Tech Uni. Press, Lubbock, Texas: 83-96. 
Walton, V.M., Dreves, A.J., Gent, D.H., James, D.G., Martin, R.R., 
Chambers, U. & Skinkis, P.A., 2007. Relationship between rust mites 
Calepitrimerus vitis (Nalepa), bud mites Colomerus vitis (Pagenstecher) 
(Acari: Eriophyidae) and short shoot syndrome in Oregon vineyards. 
International Journal Acarology, 33 (4): 307-318. 
Wei, B. & Ming, G., 2004. Lethal effect of Beauveria bassiana, Metarhizium 
anisopliae, and Paecilomyces fumosoroseus on the eggs of Tetranychus 
183 
cinnabarinus (Acari: Tetranychidae) with a description of a mite egg 
bioassay system. Biology Control: 165-173. 
Weisburg, W.G., Barns, S.M., Pelletier, D.A. & Lane, D.J., 1991. 16S 
ribosomal DNA amplification for phylogenetic study. Journal of 
Bacteriology, 173 (2): 697-703. 
Wong, K.C., 2000. Longan production in Asia. FAO/Regional Office for Asia 
and the Pacific. RAP pulication. 
Yang, L. & Deng, G.R., 2001. Research on several pest of longan, litchi. 
Guangxi plant protection, 14 (1): 26-28. 
Ye, X., Chen, J. & Chong, K., 1990. Partial purification of a filamentous virus 
from longan (Dimocarpus longana Lour.) Witches‟ Broom disease trees. 
Chinese Journal of Virology, 6: 284-286. 
Zhang, Q. & Zhang, Q., 1999. Investigation of the occurrence of longan 
witch‟s broom diseaes and its control. South China Fruits, 28 (1): 24. 
Zhang, Z., Schwartz, S., Wagner, L. & Miller, W., 2000. A greedy algorithm 
for aligning DNA sequences. Journal Comput Biology, 7 (1-2): 203-14. 
Zheng, L., Wayper, P.J., Gibbs, A.J., Fourment, M., Rodoni, B.C. & Gibbs, 
M.J., 2008. Accumulating variation at conserved sites in potyvirus 
genomes is driven by species discovery and affects degenerate primer 
design. PLoS One, 3 (2): 1586. 
Zhu, W.S., Huang, H.Y., Huang, T.L., Lei, H.D. & Jiang, Y.H., 1994. The 
Handbook of Diseases and Pests of Fruits in Southern China. Beijing, 
China: Agricultural Press: 258. 
Zreik, L, Bové, J.M. & Garnier, M., 1998. Phylogenetic characterization of the 
bacterium-like organism associated with marginal chlorosis of 
strawberry and proposition of a Candidatus taxon for the organism, 
'Candidatus phlomobacter fragariae'. International Journal Systematic 
Bacteriology, 1: 257-261. 
184 
CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN 
1. Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Dương Tuyến, Lương Thị Duyên, Nguyễn 
An Đệ, Nguyễn Văn Hòa, 2012. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phổ ký chủ 
của NLN Eriophyes sp. (Acari: Eriophyidae) trên cây nhãn. Tạp chí Nông 
nghiệp và phát triển nông thôn. "Chuyên đề phát triển Nông nghiệp bền vững" 
tháng 11/2012: 189-192 
2. Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Văn Hòa, 2012. 
Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sinh học NLN (Eriophyes sp.) trên cây nhãn. 
Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. "Chuyên đề phát triển Nông 
nghiệp bền vững" tháng 11/2012: 193-198 
3. Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Dương Tuyến, Lương Thị Duyên, Nguyễn 
An Đệ, Nguyễn Văn Hòa, 2012. Nghiên cứu vai trò, đặc điểm sinh học của 
NLN (Eriophyes sp.) đối với bệnh CR trên nhãn. Tạp chí Khoa học và công 
nghệ nông nghiệp Việt Nam 6 (36): 59-64 
4. Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Dương Tuyến, Lương Thị Duyên, Nguyễn 
Thành Hiếu, Nguyễn Văn Hòa, 2012. Nghiên cứu biện pháp quản lý NLN 
(Eriophyes sp.) bệnh CR trên nhãn tại các tỉnh phía Nam. Tạp chí Khoa học và 
công nghệ nông nghiệp Việt Nam 6 (36): 65-69 
5. Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Dương Tuyến, Nguyễn Văn Hòa, 2012. 
Nghiên cứu các giải pháp quản lý bệnh CR trên nhãn. Hội thảo quốc gia-Bệnh 
hại thực vật Việt Nam-Lần thứ 11, 20-23/4/2012. Nhà xuất bản Nông nghiệp: 
309-316 
6. Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn 
Huỳnh, 2014. Sự phân bố, phổ ký chủ và thiên địch của NLN E. dimocarpi 
Kuang (Acari: Eriophyidae) trên nhãn tại tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Nông 
nghiệp và PTNT 20: 29-34 
7. Trần Thị Mỹ Hạnh, 2014. Nghiên cứu ứng dụng biện pháp quản lý tổng 
hợp NLN-tác nhân truyền bệnh CR trên nhãn tại các tỉnh phía Nam. Tuyển tập 
kết quả nghiên cứu các đề tài thuộc dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp. 
Nhà xuất bản Nông nghiệp: 313-321. 
8. Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thành Hiếu, Đào Thị Bé Bảy, Nguyễn Văn 
Hòa, Trịnh Xuân Hoạt, 2016. Kết quả đánh giá mức độ mẫn cảm với chổi rồng 
của các giống nhãn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Nông 
nghiệp Việt Nam 14 (6): 843-851. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_hoi_chung_choi_rong_tren_cay_nhan_dimocar.pdf
  • docThongtinluanan-En.doc
  • docThongtinluanan-Vi.doc
  • pdfTomtatluanan-En.pdf
  • pdfTomtatluanan-Vi.pdf